Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

BÀN VỀ 1 BÀI BÁO MẠO DANH "BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG"

Ảnh 1: Cá chim trắng anh Móm bạn tôi vẫn câu ở sông Hồng
Lời dẫn: Tự nhận rằng mình "hoàn toàn vô học", tuy nhiên, ông "Pín Nghé", "Pín Trọc" tức Nguyễn Quang, thực sự là cây bút lừng danh với tầm hiểu biết sâu rộng trên rất nhiều lĩnh vực. Với lối viết dí dỏm, bù bựa nhưng lập luận chặt chẽ, ngắn gọn, khúc chiết, cây bút này luôn chiếm được sự đồng cảm của cư dân mạng, khiến mỗi bài viết của ông thường là có trên ngàn lượt like- điều không mấy người có được.
Dưới đây, Google.tienlang xin chép về 1 bài mới nhất của ông Pín. Tôn trọng "bản quyền", chúng tôi xin chép nguyên văn, không sửa chữa các lỗi chính tả.
*****************************************************

Bàn về 1 bài báo mạo danh bảo vệ môi trường.
bài báo đó đây, tăng viu cho anh pháp luật ( anh nào chụp màn hình cho tôi ko nó xóa rồi cãi) http://plo.vn/xa-hoi/phong-sinh-ca-chim-trang-hau-qua-khon-luong-681070.html
Thật tiếc cho anh viết báo, tôi cũng là chuyên gia về môi trường, bài báo đề cập đến 1 anh thượng tọa phóng sinh cá, và chê anh sư này đổ 10 tấn cá chim trắng nguy hiểm cho môi trường, vì chim trắng là loại ngoại lai xâm hại...

Hỡi ôi, lời người sao quá điêu ngoa.
Rẽ tý, việc phóng sinh là hoạt động thường niên thiện nguyện của nhà chùa, tu nhân tích đức hướng thiện, quá tốt, tôi khen.

Anh viết bài đánh tráo rằng đổ 10 tấn cá chim trắng xuống sông Hồng, đây là cái bố láo đầu tiên của anh lừa người lương thiện, anh Sư không đổ 10 tấn cá chim trắng, ảnh chở 10 tấn cả nước, trên 8 cái xe, gồm nhiều loại, nặng nhất là ốc, cá trắm, cá rô phi, lươn và chạch vv, NOT only chim trắng, tổng số ko nhiều hơn 3 tạ, anh viết nhận ra anh bố láo chưa /?
Cá chim trắng ko hề lạ với sông Hồng, anh Móm bạn tôi trong 10 năm câu, tuần nào cũng lôi lên vài con, chúng ko lớn đc vì ko có ăn, và do dân ven sông đi giật điện chúng ngày vài bận, chúng sống đc đã là 1 nỗ lực phi thường, thử gí điện các anh ngày 2 lần xem, hộc mật ra ngay đừng nói lớn đc ( ảnh cá chim trắng anh bạn tôi câu đc ở sông hồng )
và cái mất dạy nữa anh đánh tráo, là anh trích thông tư 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, thông tư nói loại chim trắng là loài cấm, hỡi ôi, lòng người sao quá điêu ngoa.
Tôi dẫn ảnh chụp thông tư để anh thấy, trong thông tư quy định cá chim trắng toàn thân bị cấm là loài Piaractus brachypomus

Nhưng con chim trắng đc thả là loại Colossoma brachypomum như trong bài viết nói. 
Loài Colossoma brachypomum được phép nuôi bình thường, thế mới xúi cho anh viết bài.
Đánh tráo tên cá, thổi phồng số lượng, cưỡng tình đoạt lý, tôi gọi đích danh anh viết : Phung my trung là con kền gậm gường hahaha và tự xếp mình vào loại điếm bút hạ đẳng.
Nhà môi trường học đéo gì cái loại anh haha.

ảnh 1 : cá chim trắng anh Móm bạn tôi vẫn câu ở sông hồng
ảnh 2: chụp màn hình thông tư đéo gì cấm loại cá Piaractus brachypomus, chứ không phải con chim trắng phóng sinh Colossoma brachypomum.
ảnh 3, 4, 5 : các loại trê ốc cá đc thượng tọa thả cùng chim trắng
Google.tienlang bổ sung thêm một ảnh số 6
Nguyen Quang dcm báo nha, chúng mày sửa 3 lần và ra 1 bài thanh minh khác nha, chúng mày giữ nguyên bài cũ rồi xin lỗi thì ai làm gì chúng mày kakaka. 10 tấn cá chim giờ sửa rồi, nhưng tao nói 10 tấn đó có cả nước nhé, cá phóng sinh chở cả nước, chỉ 3 tạ cá thôi nhé hahaha sủa lần nữa đi

17 nhận xét:

  1. Phóng viên Tự dolúc 23:51 9 tháng 2, 2017

    Phóng sinh cá chim trắng không gây hại cho môi trường sinh thái
    ANTD.VN - Cá chim trắng dù là động vật ngoại lai nhưng đã được phép nhập khẩu thông thường và nuôi ở Việt Nam từ 16 năm nay, do vậy việc phóng sinh cá chim trắng không có gì đáng lo ngại, không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.
    Liên quan đến thông tin mới đây, nhiều người từ các tỉnh đã đổ về bến sông trước cửa đình làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội tham dự lễ phóng sinh cá , trong đó có một số ít cá chim trắng xuống sông Hồng, có ý kiến lo lắng loài cá này sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái vì thuộc họ cá hổ của Nam Mỹ.

    Theo lãnh đạo xã Bát Tràng, Gia Lâm, nghi lễ phóng sinh cá ở đình làng Bát Tràng được tổ chức thường niên, và lượng cá phóng sinh tương đối lớn, khoảng 5 tấn/lần. Lễ phóng sinh được tổ chức vào mùng 9 tháng Giêng hàng năm, tức 5/2 vừa qua.

    Trong số cá phóng sinh có nhiều loại như cá trê, cá chép và có thể có một số ít cá chim trắng do người dân mang đến để phóng sinh.

    ảnh 1

    Việc phóng sinh cá chịm trắng nước ngọt không có gì đáng lo ngại

    Trước ý kiến lo ngại việc phóng sinh cá chim trắng có thể gây hại tới môi trường sinh thái, lãnh đạo Trung tâm Giống thủy sản Hà Nội khẳng định, cá chim trắng ở Việt Nam hoàn toàn không giống loài cá hổ Nam Mỹ.

    Ông Nguyễn Khắc Lâm - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Giống thủy sản Hà Nội cho biết, cá chim trắng vốn là loài thủy sản ngoại lai được đưa về Việt Nam hàng chục năm nay. Tuy nhiên, cá chim trắng không hề dữ như loài cá hổ Nam Mỹ.

    Ông Nguyễn Khắc Lâm cũng cho biết thêm, qua nhiều năm nghiên cứu về giống thủy sản nhận thấy, cá chim trắng sinh sản rất khó trong điều kiện khí hậu Việt Nam, thường bị chết hàng loạt vào mùa Đông do không chịu được thời tiết lạnh. Mặc dù vẫn có một số hộ dân nuôi cá chim trắng nhưng sự phát triển trong ao nuôi rất ít, kém hơn nhiều so với loài cá rô phi. Đặc biệt, loài cá này về cơ bản không gây hại cho môi trường sinh thái.

    Liên quan đến thông tin trên, ông Hoàng Tiến Minh – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội cũng cho biết, cá chim trắng không phải là loài cá dữ như cá hổ Nam Mỹ và cũng được đưa về Việt Nam từ rất lâu, đã được nuôi thương mại.

    Chuyên gia thủy sản Mai Đình Yên cũng cho rằng, chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh, cá chim trắng gây hại cho môi trường sinh thái.

    Vào năm 2003, cuộc tranh luận xung quanh con cá chim trắng có gây hại hay không cũng khá rầm rộ. Thời điểm đó, Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN&PTNT) đã có báo cáo Chính phủ khẳng định, cá chim trắng không gây hại và dù cùng họ với cá hổ Nam Mỹ nhưng khác loài.

    Thực tế, từ năm 2001, Bộ Thủy sản đã đưa cá chim trắng nước ngọt vào danh mục giống thủy sản nước ngọt, được phép nhập khẩu thông thường. Qua 16 năm, đã chứng minh, cá chim trắng nước ngọt ở Việt Nam không hề gây hại cho môi trường sinh thái như một số ý kiến lo ngại. Hiện nay, loài cá này đã được nuôi thương mại ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và cá chim trắng nước ngọt cũng đã được bán nhiều trên thị trường.
    ANTĐ
    http://anninhthudo.vn/doi-song/phong-sinh-ca-chim-trang-khong-gay-hai-cho-moi-truong-sinh-thai/717573.antd

    Trả lờiXóa
  2. Hình như ốc biêu vàng,kiến ba khoang trước đây khi được phổ biến vào VN,cơ quan quản lý nhà nước vật vật nuôi nhập khẩu cũng nói là chúng vô hại ,thậm chí còn có lợi cho hệ sinh thái ...nay đã rõ ốc biêu vàng là loại động vật nguy hiểm cho cây trồng nhất là lúa và kiến ba khoang còn rất nguy hiểm với chính con người...mà chưa kịp có loài nào kiểm soát sự sinh tồn của chúng .Chim trắng khi chưa thống trị được hệ sinh thái Vn theo tập tính bầy đàn vì chúng còn ít trong tự nhiên,được con người nuôi để kinh doanh nên cũng giống như những con hổ trong cũi ,khi được nuôi dưỡng no đủ có thể chúng chưa hung hãn chưa đói khát nên tập tính hung hãn tấn công bầy đàn chưa kịp thể hiện ;cứ nhìn vào hàm răng vổ sắc nhọn của chúng,chưa thể kết luận chúng vô hại !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Để tìm hiểu chính xác về loài cá chim trắng thì ta nên đến tận nguồn gốc của chúng để nghiên cứu, hiện tại Mỹ là nước có nhiều cá chim trắng nhất, cho nên mua vé máy bay đi Mĩ thông qua trang web http://evaair.biz.vn là cách tốt nhất, giúp bạn tìm hiểu về loài cá này

    Trả lờiXóa
  5. Ba cái trò thả cá phóng sinh này thật sự phản cảm vô cùng. chim cá đang tự do, người dân bắt lấy, đem bán để người ta mua phóng sinh. Khi được giải thoát thì chẳng mấy con còn khỏe mạnh, nhiều con chết ngay từ trong lồng. Tôi ở gần chỗ chùa Diệu Pháp bên Bình Lợi, thấy trước cửa chùa lúc nào cũng mua mua bán bán chim, cá, rùa. Thấy tội nghiệp cho chúng vô cùng. Người ta thấy tội nghiệp thì người ta mua rồi vào chùa để thả, tôi thì thấy càng làm cớ cho những người kinh doanh động vật hoang dã tiếp tục trò này. Đúng ra phải dẹp cái trò mua bán để phóng sinh, vì nó là cái vòng luẩn quẩn, tạo nghiệp (làm mất tự do của loài vật, thậm chí giết chết chúng dù chẳng cố ý), còn ích lợi thì vào túi người kinh doanh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất chính xác , những người lợi dụng đạo phật để kiếm lời trên sinh mạng của những con vật thật bất nhân , còn những kẻ vì không hiểu mà làm thì thật ngu xuẩn

      Xóa
  6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Thưa ông rận xĩ văn lâm:
    Cá chim trắng dù là động vật ngoại lai nhưng đã được phép nhập khẩu thông thường và nuôi ở Việt Nam từ 16 năm nay và nó đã được chứng minh là loài không gây hại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe đâu tại tiểu bang Queensland, Ôstrâylia có loại cóc gọi là cane toad giúp bảo vệ cây mía chống các loại sâu. Đề nghị nhà nước du nhập về để tăng năng suất mía.

      Xóa
  8. Sáng nay, ngày 11.2.2017, nhà tranh đấu Bùi Hằng đã ra khỏi nhà tù nhỏ ở Việt Nam tại Gia lai Đak LaK trong sự chào đón nông nhiệt của đông đảo những nhà đấu tranh khác. Bùi Hăng tuyến bố “ Tôi đã tốt nghiệp khóa đào tạo tranh đấu tại nhà tù của cộng sản”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xăng vẫn cao giá nên Nhà đấu tranh Bòi Hằng chưa đủ xèng mua xăng tự thiêu!

      Xóa
    2. Bùi Hằng - nhà đấu tranh cho việc đội bô lên đầu, hahahaha.

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  9. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  10. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa