Bia thơ bờ Bắc sau khi sửa
Không có một giải thích chính thức nào của cơ quan
chức năng tỉnh Quảng Trị về lý do đục bỏ tên tác giả nhưng có câu chuyện truyền
khẩu rằng có ai đó coi bài thơ không phải là của tác giả Lê
Bá Dương mà là của... "nhân dân"! Bản thân Lê Bá Dương thì nghĩ đơn
giản rằng bài thơ là tiếng lòng của ông với đồng đội, miễn sao đồng đội và mọi
người hiểu được "tiếng lòng" của ông là ông đã mãn nguyện chứ ông
không đòi hỏi. Khi bàn về vấn đề này ở blog cũ, Google.tienlang đã nhấn mạnh:
"Nói đến cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì
không thể không nói đến Quảng Trị; Nói đến Quảng Trị thì không thể không nói tới
con sông Thạch Hãn, tới 81 ngày đên đỏ lửa Thành Cổ mùa hè 1972; Và cuối cùng,
nói đến sông Thạch Hãn, đến 81 ngày đêm Thành Cổ thì không thể không nói đến 4
câu thơ "tiếng lòng" nổi tiếng của Lê Bá Dương. Lê Bá Dương là tác giả
4 câu thơ nổi tiếng đó. Đây là điều hiển nhiên với mọi người dân Quảng Trị và mọi
người lính thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khắc bài thơ vào bia đá là để
truyền lại mãi mãi cho muôn đời sau. Do vậy rất cần sự thận trọng, chính xác chứ
không thể mập mờ và cẩu thả theo ý kiến một vài cá nhân nào đó..."
Quảng Trị nổi tiếng cả nước bởi mấy tiêu chí, là gió
lào, là con sông Bến Hải với cầu Hiền Lương... và 2 cái nghĩa trang cấp quốc
gia.
Nghĩa
trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn
Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9
Chắc chả ai tự hào vì tỉnh mình lại có 2 cái nghĩa trang to thế, nhưng lịch
sử đã chọn Quảng Trị để giao phó việc này, vậy thì phải nhận thôi. Lê Bá Dương
cũng để lại dấu ấn của mình ở Quảng Trị. Rời quê hương- xứ Nghệ, ông nhập ngũ,
vào chiến trường nóng bỏng Quảng Trị lúc tuổi 15. Rồi cũng trên mảnh đất Quảng
Trị này, ngay trong trận đánh vào thôn Tây Trì (Đông Hà) khi 15 tuổi “cộng” 49
ngày, Lê Bá Dương trở thành dũng sĩ diệt Mỹ! Những năm tiếp theo từ 1968 đến
1973, qua nhiều trận đánh nổi tiếng trên chiến trường Quảng Trị, anh đã được tặng
nhiều danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, dũng sỹ diệt cơ giới, dũng sỹ diệt máy bay… và
người chiến sỹ với hơn chục vết thương trên người!
Lê Bá Dương (người mang súng) thời đánh Mỹ
Hồi ấy, trên mặt trận B5 (đường 9, Quảng Trị) từng
đã dấy lên phong trào “Xung kích như Lê Bá Dươngg, chốt chặt như Lê Bá Dương”.
Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Tiền Phong đã có nhiều bài viết và in ảnh Lê
Bá Dương mặt trẻ măng, kẹp AK giữa chiến trường khói lửa mà mắt cứ trong văn vắt,
môi mím chặt mà cứ thấy phảng phất một nụ cười.
Hồi ấy, chiến trường Quảng Trị, mỗi ngày hao hụt
quân số hàng trăm, hồi ấy, máu và lửa, xác ta và xác địch lộn tùng phèo, đất đá
không đủ để che quân...
Cũng chính Lê Bá Dương là người đầu tiên khởi xướng
việc thả hoa trên sông Thạch Hãn vào mỗi dịp 27/7 hàng năm. Năm nào cũng thế,
ngày này, từ Nha Trang ông lại nhảy tàu ra Quảng Trị, bỏ tiền túi mua hết hoa ở
các chợ gần đấy, thả xuống sông Thạch Hãn viếng đồng đội.
Lê Bá Dương cùng đồng đội thả hoa trên dòng Thạch Hãn
Từ cái việc đầy ân
tình ban đầu của cá nhân ấy, giờ đây, tỉnh Quảng Trị đã chính thức lấy ngày
27/7 để toàn dân thả hoa xuống sông Thạch Hãn viếng các liệt sĩ. Con sông Thạch
Hãn thời chiến tranh là dòng sông máu nhưng bây giờ nó đã trở thành dòng sông
hoa để người dân cả nước tụ họp về đây mỗi dịp tháng Bẩy về để tri ân, tưởng nhớ
người thân nằm lại đâu đó trên khắp các chiến trường xưa để Tổ quốc ta yên bình
ngày nay!
Bến thả hoa tri ân liệt sĩ trên dòng Thạch Hãn
Cũng vì lý do đó, trong ý tưởng ban đầu của những
người thiết kế Khu tưởng niệm và Bến thả hoa ở hai bờ dòng Thạch Hãn là phải có
tấm bia đá với 4 câu thơ Tiếng lòng của CCB Lê Bá Dương!
Ấy thế mà, theo ý kiến của một vài người nào đó,
vào cuối năm 2010, khi khánh thành, Tên của tác giả Lê Bá Dương dưới bài thơ 4 câu Tiếng lòng nổi
tiếng “LỜI NGƯỜI BÊN SÔNG” ở Bia đá Bến Thả hoa bờ Bắc sông Thạch Hãn đã bị đục
bỏ rồi vài hôm sau, trám vào chỗ tên tác giả là một bông hoa!
Còn tấm bia đá ở Bến thả hoa bờ Nam không những
cũng không thèm ghi tên tác giả mà ngay nội dung bài thơ này cũng khắc sai:
Bia đá ở Bến thả hoa bờ Nam
Vậy là SỰ THẬT về bài thơ trên bia đá đã bị che phủ
bởi những người lật sử. Đây cũng chính là sự tiếp tay cho những kẻ muốn lật sử,
đổi trắng thay đen, che một đám sương mờ ảo lên SỰ THẬT LỊCH SỬ Cuộc kháng chiến
Chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc!
Riêng về bài thơ của Lê Bá Dương, có không ít kẻ độc miệng
còn nói thẳng, ông Lê Bá Dương là kẻ “đạo thơ”!
Ngày 18/10/2012, Đại tá Trần Đăng Thanh có bài giảng về
Biển Đông cho lãnh đạo các trường Đại học. Chả biết trình độ nhận thức của vị Đại
tá này đến đâu nhưng trong bài giảng này ông Thanh rất hài hước, làm trò cười
cho thiên hạ khi xuyên tạc bịa đặt đường lối chủ trương của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới hiện nay là “Bảo vệ
cái sổ hưu”!
Phút thứ 28.40 trong video clip, Đại tá Thanh cao hứng
xuyên tạc bịa đặt bốn câu thơ Tiếng lòng nổi tiếng LỜI NGƯỜI BÊN SÔNG của CCB
Thành cổ Quảng Trị Lê Bá Dương khi giới thiệu và đọc thơ:
“Một cựu chiến binh Lê Tỉnh Dương từ Nha Trang ra
thả hoa cho đồng đội của mình xúc động phải viết 4 câu thơ:
“Đò lên Thạch Hãn ơi sầu nhé
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm,
Góp tuổi hai mươi thành sóng biếc
Vỗ yên bờ, bờ bãi mãi ngàn năm”
Theo ý kiến của bè bạn, trong đó có cả chị Lê Hương
Lan- Nhóm trưởng Nhóm Google.tienlang, CCB Lê Bá Dương đã phải làm một việc “cực
chẳng đã” là lập hồ sơ đăng ký bản quyền bài thơ LỜI NGƯỜI BÊN SÔNG”.
Từ tháng 1/2014, Nhóm Google.tienlang đã có bài SỐ PHẬN "LONG ĐONG" BÀI THƠ CỦA LÊ BÁ DƯƠNG SẮP CÓ
HỒI KẾT... bởi khi đó Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch vừa cấp Giấy chứng nhận Đăng
ký Quyền tác giả bài thơ Lời người bên sông cho CCB Lê Bá Dương:
Cứ tưởng cái chữ “SẮP”
đó chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi. Hóa ra nó kéo dài tới tận hôm nay, tháng
9/2018, hơn 4 năm nữa!
Và hôm nay,
Google.tienlang vừa nhận được thông tin chính thức từ UBND tỉnh Quảng Trị, rằng
TÊN CỦA TÁC GIẢ BÀI THƠ TRONG BIA ĐÁ TRÊN BẾN THẢ HOA THẠCH HÃN ĐƯỢC TRẢ LẠI.
Vậy là CUỘC CHIẾN CHỐNG LẬT SỬ DÙ GIAN NAN NHƯNG SỰ THẬT LỊCH SỬ PHẢI CHIẾN
THẮNG!
Google.tienlang xin bổ sung
CCB Thành cổ Lê Bá Dương vừa có nhận xét về cuốn sách dị tật, độc hại Gạc Ma- Vòng tròn
bất tử.
"SÁCH GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ NHƯ NỒI CƠM THƠM NHIỄM THẠCH TÍN"
“Lê Bá Dương: Muốn giết ai đó, kẻ thủ ác phải kiếm
miếng mồi thơm, ngon... tẩm chút xíu thuốc độc vào để miếng mồi thơm ngon bị
nhiễm độc đó trở thành thuốc độc .
Cuốn GM- VTBT như nồi cơm được nấu bằng gạo thơm,
nhưng người nấu đã trộn thêm một hạt thạch tín thành nồi cơm độc, không chỉ đủ
chết một người, mà khi ai đó biết nó là nồi cơm độc mà vẫn đem đi quảng bá, mời
mọc, chia, bán cho mọi người cùng ăn thì sẽ thêm nhiều, rất nhiều người cùng
chết vì nhiễm độc."
Hoàng Ngân Thương
========
Xem trên fb
Mời
xem bài liên quan:
Sáng nay vào G TL có bài viết của Ngân Thương báo tin vui về bài thơ của anh Lê Bá Dương ở sông Thạch Hãn, tôi rất vui, cảm ơn Ngân Thương đã thông tin kịp thời với độc giả về việc "trả lại" tên tác giả bài thơ này.
Trả lờiXóaBài thơ "Lời Người Bên Sông" của anh Lê Bá Dương tôi đọc được trên báo Tuổi trẻ từ trước năm 2008. Bài thơ gây cho tôi xúc động lớn, tưởng nhớ đến các đồng chí của mình hy sinh ở dòng sông này. Tôi không chiến đấu ở Quảng Trị, nhưng Thành cổ Quảng Trị nơi có dòng sông Thạch Hãn tôi có kỷ niệm khó quên. Để nhớ về Quảng Trị và con sông này, tôi có viết một bài tựa đề "Ba lần đến với một dòng sông", kể lại chuyện tôi lần đầu đến Quảng Trị có ra tắm ở sông Thạch Hãn năm 1960, lần thứ ba năm 1984, đi công tác ghé Quảng Trị tìm người thân rồi ra ngồi ở bờ sông Thạch Hãn nhớ lại năm 1960, năm 1973 sau bao năm tù đày được trao trả tại dòng sông lịch sử này.
Khi người ta có tình cảm giống nhau thì tiếng lòng cũng trùng hợp nhau. Năm 2008, tôi viết xong quyển Hồi ký cuộc đời của mình, trang cuối cuốn sách dành những tình cảm, tưởng nhớ những người đồng chí, đồng đội đã hy sinh nơi chiến trường, trong ngục tù, có cả ở Thạch Hãn. Những dòng dòng cuối cuốn sách:
"Xin thắp nén hương lòng tưởng niệm các đồng chí. Xin ghi lại mấy câu thơ của nhà thơ Lê Bá Dương nói về sông Thạch Hãn, như tượng đài, là biểu tượng thiêng liêng cho sự bất tử của các anh, chị:
"Đò lên Thạch Hãn ơi...chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm".
Hồi ký của tôi chỉ dành cho người thân, không phổ biến ra ngoài.
Cuốn sách "gói" những điều tôi gửi cho con cháu, tất hiên nặng tình riêng tư nhưng không chỉ có vậy mà còn mang nặng tình với đồng chí đồng đội. Trích bốn câu thơ của anh Lê Bá Dương để kết cuốn sách là dụng ý nói ở trên.
Xúc động chan hòa với xúc động!
Riêng chung hòa lẫn!
Thạch Hãn, Củ Chi, Phú Quốc...sống mãi trong tiềm thức của con cháu tôi!
7giờ30 ngày 9 tháng 9 năm 2018
NGƯỜI ĐẤT THÉP
Chúc mừng Nhà thơ- chiến sĩ Lê Bá Dương!
Trả lờiXóaThời xưa tôi không rõ nhưng thời nay, có lẽ chỉ có duy nhất ông Lê Bá Dương có thơ được tạc vào bia đá!
Mà ông Lê Bá Dương luôn khẳng định rằng ông không phải "nhà thơ"!
VỀ BÀI THƠ “LỜI NGƯỜI BÊN SÔNG”
Trả lờiXóaPosted on 07.06.2013 by tqc15akt
Lê Bá Dương: Bài thơ tạc vào bia đá bên sông Thạch Hãn
Kể từ khi cái bến thả hoa bờ Nam dược xây dựng (Ngân Hàng Công Thương đầu tư xây dựng năm 2009)… ông Phong, chủ tịch thị xã QT lúc bây giờ yêu cầu tôi tự tay viết nguyên bản bài thơ, ký tên để làm cơ sở tạc vào bia …Nh…ưng rồi đến ngày khánh thành …người ta không tạc đúng nguyên bản chép tay đó, và không thèm để tên tác giả…mà không đưa ra bất cứ lý do gì, và bản thân ông Phong cũng ngỡ ngàng .
Chưa hết, ngày khánh thành bến thả hoa bờ nam (27/7/2009) Trong khi người ta xướng tên khen thưởng từ cái ông trông coi công trình bến thả hoa trở lên… thì người khởi xướng , duy trì tập quán thả hương hoa trên sông Thạch Hãn, và là tác gỉa bài thơ và cũng là hiện diện trong lễ khánh thành, nhưng không một lời nhắc tên, thậm chí khi ông chủ tịch HĐQT ngân hàng Công thương giáp mặt với LBD, và được ông giám đốc chi nhánh QT giới thiệu …vanh vách …nhưng cũng không một cái bắt tay cho phải phép với người lớn tuổi… Ngẫm thật vô duyên nên tác giả và 5 CCB trung đoàn lẳng lặng mang đất và nước từ 3 miền quê hương xuống đổ vào dòng Thạch Hãn rồi lẳng lặng gọi xe đi thẳng về Gio An sum vầy với anh chị em CCB và du kích địa phương…
Không riêng bây giờ, mà sau cái đận ấy…bắt đầu mỗi ngày vài ba cuộc điện thoại từ những người về thăm Thành cổ, đến bến thả hoa ngỡ ngàng hỏi lý do sao bài thơ …không có tên. Cũng trong những băn khoăn đó, PV Văn Hóa Thể thao cũng đã có cuộc trò chuyện với tác giả…xin dẫn lại bài phỏng vấn này đến những bạn bè, đồng đội tham khảo
FB: Lê Bá Dương
(TT&VH) – Nhà thơ, nghệ sĩ nhiếp ảnh, cựu chiến binh Lê Bá Dương trong hơn 20 năm qua, năm nào cũng về bên dòng Thạch Hãn thả hoa tưởng nhớ đồng đội. Từ hành động của Lê Bá Dương, tỉnh Quảng Trị đã phát động trở thành một nét văn hóa của địa phương: thả hoa trên dòng Thạch Hãn tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh. Lê Bá Dương cũng là tác giả của bài thơ tứ tuyệt bất hủ: Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm (Lời người bên sông).
XóaBờ Nam sông Thạch Hãn đã có một bến thả hoa để tưởng nhớ vong linh các liệt sĩ đã ngã xuống cho sự toàn vẹn lãnh thổ trong cuộc chiến tranh vừa qua. Bờ Bắc dòng sông này cũng chuẩn bị có một bến thả hoa tương tự. Cả hai bến thả hoa đều có bia đá khắc bài Lời người bên sông của Lê Bá Dương. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân VN, TT&VH có cuộc trò chuyện với nhà thơ Lê Bá Dương khi ông chuẩn bị về Quảng Trị tham gia lễ khởi công xây dựng bến thả hoa bờ Bắc Thạch Hãn.
Thơ của nhân dân?
* Thưa nhà thơ, bài tứ tuyệt bất hủ Lời người bên sông được chọn khắc trên bia đá ở hai bến thả hoa cùng một dòng Thạch Hãn. Hẳn đó là một niềm vui rất lớn đối với ông?
– Trước hết, xin được đính chính, tôi chưa phải là nhà thơ, nên đừng gọi tôi là nhà thơ. Bến thả hoa ở bờ Bắc Thạch Hãn do Ngân hàng Phát triển VN xây dựng với khoảng 10 tỷ đồng. Không phải là số tiền xây dựng nhiều hay ít mà tôi quý tấm lòng thành của những người làm việc này. Tất nhiên là tôi rất vui khi bài thơ của mình được tạc vào bia đá. Chỉ tiếc là hồi xây dựng bến thả hoa bờ Nam, bài thơ là thơ tứ tuyệt, nhưng lại được tạc lên bia đá theo bố cục so le của thơ… lục bát. Và câu thơ cuối cùng Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm đã “được” đổi thành Vỗ yên bờ, bãi mãi ngàn năm. Việc thay từ “mãi” bằng “bãi” này đã làm hỏng ý tứ bài thơ. Bởi nếu đọc và ngẫm kỹ câu thơ trước:Có tuổi hai mươi thành sóng nước, thì ở câu sau, dòng sông đã không còn là dòng sông hiện hữu nữa, nên cái bờ ở đây cũng không còn là cái bờ cụ thể, vì vậy việc đưa vào dùng tiếp từ “bờ bãi” đã làm khuôn hẹp ý tứ của bài thơ…
* Vâng, ông chưa vào Hội Nhà văn, nghĩa là ông không có cái thẻ hội viên, nhưng không có thẻ, không có nghĩa là không phải nhà thơ. Trở lại câu chuyện về bài thơ, tôi và nhiều người đã xem bài thơ tạc trên tấm bia đó, ngoài việc sai từ, bản tạc trên bia đá còn không ghi tên tác giả. Tại sao vậy?
– Về chuyện không ghi tên tác giả, tôi đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại cả nước gọi hỏi, bày tỏ sự băn khoăn, thậm chí bày tỏ sự bức xúc về tác quyền. Thực tế chuyện này tôi cũng đã có lần được một lãnh đạo địa phương “hỏi” rằng: Thơ anh đã thành thơ của nhân dân nên không đề tên tác giả có được không?
Cũng chẳng biết nói sao với câu hỏi như khẳng định này, tôi trả lời như thế này: Thứ nhất, thơ tôi được người dân nhớ, chứ không thể gọi là thơ của nhân dân được. Còn việc nên hay không nên đề tên tác giả, theo tôi các anh thử nghĩ xem, nếu đề tên tôi dưới bài thơ của tôi mà thêm một người yêu Quảng Trị thì nên để, còn nếu vì để tên tôi mà làm giảm bớt một hay nhiều người yêu Quảng Trị thì dĩ nhiên không nên để làm gì…
https://thethaovanhoa.vn/bong-da/le-ba-duong-bai-tho-tac-vao-bia-da-ben-song-thach-han-n2009122209356514.htm
Đám quan tham phản bội hoặc đang tự diễn biến tự chuyển hóa hoặc cả 2 đang quá lộng hành rồi. Nhiều cái không tài nào hiểu nổi chúng nó làm những cái trò quái đản gì, quái đản, quái dị dị hợm. Ngoài lý do phản bội hoặc tự chuyển hóa tự diễn biến ra thật sự không cách nào giải thích được động lực hay lý do của bọn này khi làm mấy cái trò này.
Trả lờiXóaSao mà im ắng quá. Bác Quế Sơn mau vào đây cho có khí thế sôi nổi tí.
Trả lờiXóaMột nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, một nửa sự thật không còn là sự thật. Đó là cách mà bọn "lật sử", kẻ "Tự diễn biến, tự chuyển hóa" đang áp dụng, tức là chúng biến những sự kiện lịch sử thành những sự việc "nửa thật nửa giả", "nửa đúng nửa sai", "nửa nạc nửa mỡ", gieo rắc sự nghi ngờ vào các sự kiện để xuyên tạc lịch sử nhằm chống Đảng và Nhà nước.
Trả lờiXóaBằng việc bỏ từ ngụy không gọi là nguỵ quyền, ngụy quân, thay vào gọi là "chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn", tức là biến VNCH từ không chính danh thành chính danh như VNDCCH để rồi phủ nhận cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, tạo ra sự tranh luận không hồi kết, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc chỉ có lợi cho kẻ thù.
Sự kiện Gạc Ma thì chúng thêm vào cái lệnh "không được nổ súng", để biến đường lối cuả Đảng và Nhà nước bảo vệ chủ quyền biển đảo thành "dâng" đảo cho giặc. Biến những những người anh hùng ở Gạc Ma thành những người anh hùng hèn nhát như liệt sỹ Trần văn Phương trước khi hy sinh lại kêu lên là "cứu tôi với", anh hùng NgUyễn Văn Lanh thì không dám cướp súng của giặc để đánh trả lại chúng khi khả năng có thể làm được, trái với lệnh "không được nổ súng trước".
Anh hùng Lê Văn Tám thì họ nói đó là chuyện hư cấu không có thật và là chuyện của người đã chết nói lại không thể kiểm chứng được.
Anh hùng Võ thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi thì nó bịa ra là cả hai đều bị thần kinh mà đến ông tổ 30 đời chúng nó sống dậy cũng không thể xác định được, và nhiều chuyện khác nữa từ thật trở thành nửa thật nửa giả, cuối cùng thật thành giả.
rất nhiều chuyện từ nhỏ đến lớn, tích tiểu thành đại làm không ít người nghi hoặc và từ đó hoang mang mất niềm tin
Trong khi đó truyền thông chính thống lại "im lặng", chỉ lên án chung chung, Đảng và Nhà nước chưa xử trường hợp nào cụ thể về "Tự diễn biến, tự chuyển hóa" trong khi nhiều nghị quyết nhận định đánh giá là có biểu hiện "Tự diễn biến, tự chuyển hóa", có bộ phận không nhỏ suy thoái về tư tưởng. Trường hợp như Lê Mã Lương cứ để kéo dài không xử lý sẽ dẫn đến làm cho kỷ luật cuả Đảng bị coi thường.
Hoàn15:59 10 tháng 9, 2018
XóaTrường hợp như Lê Mã Lương cứ để kéo dài không xử lý sẽ dẫn đến làm cho kỷ luật cuả Đảng bị coi thường.
-------------------------------------------
Chuyện đã rồi thì nên rút kinh nghiệm bạn ạ. Đừng làm to chuyện gây thêm xích mích, chia rẽ tình đồng đội, đồng chí thì chỉ làm suy yếu lực lượng quân đội và bị ngoại bang thù địch lợi dụng phá hoại thôi. Thân mến!
@ Nặc danh 15:25 10 tháng 9 năm 2018
Trả lờiXóaTại Stt: Nóng - Hôm nay Hội Nhà báo Việt Nam...(Thứ Tư ngày 5 tháng 9 năm 2018) có còm của Nặc danh 10:40 6 tháng 9 năm 2018, đặc biệt ở còm của Thiện Tâm, 11:06 6 tháng 9 năm 2018 góp ý cho XYZ rất thân tình, chắc XYZ tiếp thu nên không gửi còm lên G TL nữa.
Tôi nghĩ XYZ (tức Quế Sơn, KĐBS, huyền tâm m mượt...), không phải là cờ vàng, anh ấy có tham gia chống chế độ ngụy quyền, mẹ anh ấy bị Ngô Đình Diện giết chết...Nhưng không thoát ly vào chiến khu, không sống đời sống tập thể, thiếu điều kiện rèn luyện, tu dưỡng, lại có tính khí ngang bướng, đây là điều hạn chế của XYZ nên dễ bị những tác động tiêu cực bên ngoài vào tâm tư tình cảm của anh ấy.
Mặt khác, do cách nhìn nhận sự việc của XYZ thiên về chủ quan, phiến diện, thấy điều yếu kém mà không thấy hoặc không đánh giá đúng mức điều tốt nên sa vào tâm trạng bi quan, tiêu cực khi nhìn sự việc. Sở dĩ XYZ bị như vậy là thiếu phương pháp luận khoa học, bị chủ quan duy tâm chi phối quan điểm của anh ấy gây ra.
Tôi nghĩ XYZ cần thời gian suy ngẫm, bình tâm, tự coi lại mình cách nhìn nhận sự vật để điều chỉnh lại phương pháp quan sát, đánh giá xã hội, con người...sửa chữa, khắc phục nhược điểm, xây dựng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, XYZ trở lại chỗ đứng của mình trước đây vững vàng hơn.
Xin đề nghị bạn đọc bỏ qua cho XYZ về nội dung những còm thể hiện tư tưởng không đúng đã qua, tiếp sức, hỗ trợ để XYZ lấy lại những gì đã mất. Cũng mong XYZ hết sức cầu thị lắng nghe những góp ý chân tình, nhìn lại điều hay lẽ dở của mình để sửa đổi, khẳng định mình là một người con có hiếu với mẹ - người bị kẻ thù sát hại.
"Ngụy quyền" --> chính quyền VNCH, chính quyền Quốc Gia (theo quan điểm bác Thép)
Xóa"mẹ anh ấy bị Ngô Đình Diện giết chết"??? --> Xuyên tạc trắng trợn! "Mẹ anh ấy" gác cổng ấp chiến lược nhưng lại tiếp tay để cho Việt Cộng đột nhập vào ấp. Việt Cộng bị lính VNCH truy lùng, "mẹ anh ấy" dẫn đường cho Việt Cộng rút chạy khỏi ấp, bị đạn lạc nên đã hy sinh cho Cách mạng.
CHIẾN TRANH DU KÍCH DỄ DÀNG THẾ SAO?
XóaNhiều người (cả ba sọc và trung lập) cho rằng việc Việt Nam thắng Mỹ bằng Chiến Tranh Du Kích quá là điều bình thường luôn, vì người Mỹ mất gần 20 năm bị "chiến tranh du kích" khủng bố tinh thần nên họ mới rút.
Thế nên Việt Nam thắng Mỹ không phải kỳ tích mà là Bình thường.
Ấy dà...
Các bạn ạ, chiến tranh du kích rất hiệu quả trong việc đối đầu với cường địch. Sau một thời gian dài tiêu hao sinh lực kẻ thù, lực lượng du kích sẽ lớn mạnh và quét sạch kẻ địch bằng những trận đánh quy ước quyết định.
Nghe thì đơn giản đấy nhưng cái vấn đề ở đây là sự "LÂU DÀI" này nè.
Việt Cộng "chỉ" việc trốn trong dân, thấy địch thì bắn rồi lại trốn. Thế nên Mỹ và Đồng Minh éo biết thế nào mà lần. Thế thì Việt Cộng thắng là đúng rồi?
Không đơn giản vậy đâu. Để chiến tranh du kích hoạt động hiệu quả thì cần có một căn cứ hậu cần đủ vững chắc. Ở đây căn cứ hậu cần của Việt Cộng có 2 nơi chính: Đường Trường Sơn và vùng nông thôn Nam Việt Nam.
Rất nhiều cuộc đụng độ, quân giải phóng đánh xong lại rút ra khỏi biên giới Nam VN để vô đường Trường Sơn. Nhưng cái này chỉ đúng với lực lượng Chính Quy thôi. Còn đối với Du Kích thì khu vực chính họ trú ngụ chính là các làng xã nông thôn trong Nam VN.
Việc trú ngụ ở Đường Trường Sơn có đơn giản không? Đéo. Ăn bom suốt ngày đơn giản cc gì. Mỹ ở Khe Sanh mới bị pháo kích đã khóc lóc: "Địa ngục trần cmn gian". Còn Việt Cộng ăn nhiều bom hơn như thế nhiều.
Các khu nông thôn thì ít ăn bom hơn (vẫn ăn). Nhưng quan trọng là sẽ phải đối mặt với lính Mỹ và Đồng Minh đi càn. Suốt bao nhiêu năm trời, che giấu cho đám du kích, mạng sống bị ảnh hưởng, dân cũng sợ lắm chứ. Nếu dân mà "không chịu nổi" thì chỉ việc thông báo cho VNCH bắt chết mẹ mấy ông du kích cho xong, còn được tiền thưởng.
Nhưng dân đéo làm thế.
XóaCác anh em Ba sọc hay lấy dẫn chứng mấy video lính Mỹ hỏi người dân trong làng khi phát hiện vũ khí bị giấu. Dân khóc lóc ỉ ôi: "iem bị tụi Việt Cộng nó ép thui". Mấy anh em Ba sọc kết luận ngay: "ĐKM Cộng Sản toàn ép dân".
Các anh em phải hiểu là kể cả dân có ủng hộ Việt Cộng thật thì dân cũng không ngu đến nỗi nói với lính đi càn rằng: "ĐM lũ Đế quốc, ĐM lũ nguỵ quân bán nước! Bà nội tụi bây theo Quân Giải Phóng đấy!". Đkm nói vậy nó dùng lê nó xiên cho lòi ruột.
Ừ thì cứ cho là Việt Cộng có ép đi. Nhưng tại sao suốt 20 năm trời bị ép mà dân vẫn "nhẫn nhịn"? Sợ bị Việt Cộng trả thù? Ủa, quân VNCH không bảo vệ được à mà sợ? Mấy anh lính Quốc Gia làm ăn kiểu đéo gì mà để "công dân Cộng Hoà" đéo tin tưởng đến thế? Thế thì dân có bị ép thì họ theo Việt Cộng cũng phải thôi.
Cơ mà tôi cho rằng vụ "ép buộc" đó không diễn ra ở nhiều nơi đâu. Theo phim tài liệu Battlefield Vietnam, họ nói rằng trước dịp Tết 1968, Việt Cộng hành quân ầm ầm tiến sát các đô thị ở miền Nam. Dân thấy nhưng đéo báo cho VNCH kể cả những làng không thuộc kiểm soát của Việt Cộng cũng im lặng. Kết quả là Tổng Tiến Công nổ ra khắp miền Nam trong thời điểm VNCH cho 50% quân nghỉ Tết. Nghĩa là KHÔNG MỘT AI báo cho VNCH về các cuộc hành quân của Việt Cộng cả nên VNCH mới mất đề phòng như vậy.
Không biết dân có ủng hộ Việt Cộng không nhưng dân mất lòng tin vô VNCH là có thật.
Mấu chốt để Chiến Tranh Du Kích thành công chính là sự ủng hộ của dân chúng. Và dân chúng miền Nam đã liều mình ủng hộ Việt Cộng dù điều đó CHẮC CHẮN sẽ đặt họ vô nguy hiểm. Mỹ và đồng minh đã tiến hành rất nhiều chiến dịch bình định nhưng kết quả không đáng kể.
Cái KỲ TÍCH của Cộng Sản chính là đã kéo được dân chúng về phía mình. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân khắp Việt Nam mà Chiến Tranh du kích (hay còn gọi là chiến tranh nhân dân) của Việt Cộng đã thành công và phát triển thành chiến tranh Quy Ước.
Bạn nghĩ chiến tranh du kích dễ? Nố nô nồ.
Cộng Sản Indonesia đéo phải là nhỏ đâu nha. Cũng tiến hành Chiến Tranh Du Kích nha. Mà còn tiến hành kháng chiến thời gian rất dài nữa tới tận 1965. Nhưng Cộng Sản Indo không có được sự ủng hộ của đa số quần chúng nhân dân nên đã phải nhận trái đắng là bị đàn áp và sau cùng là bị cấm hoạt động, cờ búa liềm bị cấm ở Indo.
Việc chiến thắng bằng Chiến Tranh du kích không hề dễ dàng như ta vẫn nghĩ đâu.
"Đò lên Thạch Hãn ơi...chèo nhẹ
Trả lờiXóaĐáy sông còn đó bạn tôi nằm
Bài thơ này rất nhân bản ở điểm Lê Bá Dương đã dùng chữ "bạn tôi nằm" mà đáng lẽ ra phải là "bộ đội ta nằm" mới đúng lập trường tư tưởng. Lê Bá Dương dùng chữ "bạn" để bài thơ tránh sự phân biệt gây chia rẽ và hận thù giữa bộ đội Bắc Việt và línhh VNCH. Dưới đáy sông Thạch Hãn có cả các anh em miền Bắc và miền Nam nằm chung cả đấy, Lê Bá Dương quá hiểu điều đấy nên đã khéo léo dùng từ "bạn tôi" thay cho "bộ đội ta" thì đến Tố Hữu cũng không thể khéo hơn. Nhưng cái chết người với Lê Bá Dương cũng từ chữ "bạn" thiếu lập trường đấy đã khiến cho tác giả phải lận đận để được thừa nhận trong muộn màng.
ngụy là ngụy chứ bạn là bạn thế nào được. kiểu nhét chữ, nhét ý nhạt toẹt. nghĩ thêm còn gì hay hơn thế đi Nặc 13.54
XóaNặc danh13:54 11 tháng 9, 2018 Ai theo chân quân xâm lược Pháp ,Mĩ ,ai giết đồng đội của Lê Bá Dương ,bọn lính ngụy chứ còn bọn nào nữa mà đồi nhà thơ phải gọi chúng nó là ...Bạn.
XóaLũ tay sai quân xâm lược ,lũ bại trận muốn người ta quên đi cái đê tiện nhục nhã của chúng nó bằng việc xuyên tạc cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của quân dân ta là cuộc nội chiến để chúng được ngang hàng với người chiến thắng .Nhục thế hả mày ,chống Cộng mà van xin thiên hạ cho mình được đứng chung với người cộng sản .
Nếu đứa em theo kẻ cướp giết bố ,giết mẹ và các anh em trong gia đình thì đứ em đó có còn là đứa em nữa không?
Di tích lịch sử tại Quảng Trị
Trả lờiXóaCỤM DI TÍCH ĐÔI BỜ HIỀN LƯƠNG – BẾN HẢI
Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là chứng tích cho một thời kỳ gần 20 năm chia cắt Nam - Bắc và cuộc đấu tranh bền bỉ anh dũng của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước.
Khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, sông Bến Hải được chọn làm giới tuyến tạm thời trong hai năm để tập kết lực lượng hai bên và tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Do Mỹ - Diệm cố tình xé bỏ Hiệp định hòng chia cắt lâu dài nước Việt Nam nên sông Bến Hải và cầu Hiền Lương đã đi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại như là nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Cầu Hiền Lương
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải trên quốc lộ 1A (Km 735) nối liền thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh ở bờ Bắc và thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh ở bờ Nam. Tính đến nay đã có 8 lần cầu được bắc qua sông Bến Hải (từ cây cầu gỗ thô sơ bắc năm 1922 đến cây cầu hiện đại được thi công năm 1996), nhưng cây cầu để lại dấu ấn nhất trong lịch sử là cây cầu được Pháp xây dựng năm 1952. Mặc dù chỉ tồn tại đến năm 1967 nhưng nó là biểu tượng trực tiếp của nỗi đau chia cắt đất nước.
Tại đây, từ tháng 7/1954 - 10/1956 đã diễn ra nhiều cuộc tập kết lực lượng của ta và địch. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã kiên quyết đấu tranh đòi thực hiện quy chế Hiệp định và cũng là nơi diễn ra nhiều câu chuyện cảm động giữa hai miền Nam - Bắc.
Cột cờ Hiền Lương
Việc bảo vệ và duy trì cho lá cờ Tổ quốc tung bay trên bầu trời giới tuyến là cả một kỳ tích. Cùng với việc “chạy đua” với kẻ thù về chiều cao cột cờ và diện rộng của lá cờ, trong lúc chúng luôn luôn tìm mọi cách đánh sập cột cờ Hiền Lương. Để bảo vệ cột cờ Hiền Lương, các chiến sĩ đồn công an Hiền Lương đã chiến đấu hơn 300 trận lớn nhỏ, nhiều đồng chí đã ngã xuống để cho lá cờ mãi mãi tồn tại và tung bay trên bầu trời. Chỉ tính riêng từ ngày 19/05/1956 đến ngày 28/10/1967, chúng ta đã treo 267 lá cờ các cỡ. Trong năm 1967 có 11 lần thay cột cờ, 42 lần thay lá cờ vì bị bom và pháo của Mỹ - Ngụy phá hỏng.
Cột cờ Hiền Lương là chân lý cách mạng, là ý niệm thiêng liêng về tình cảm miền Bắc xã hội chủ nghĩa ngày đêm thương nhớ miền Nam.
Tượng đài khát vọng Thống nhất Non sông
XóaTượng đài khát vọng Thống nhất Non sông được xây dựng từ năm 2002 đến năm 2008, hoàn thành cùng với hệ thống Di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.
Toàn cảnh tượng đài quay ra miền Bắc với hình ảnh Bà mẹ miền Nam cùng với đàn con yêu dấu luôn hướng về miền Bắc ruột thịt, nơi thủ đô yêu dấu, nơi có Bác Hồ kính yêu với một khát vọng cháy bỏng Thống nhất Non sông, Nam Bắc sum họp một nhà. Những tàu lá dừa cách điệu, biểu tượng cho miền Nam ruột thịt, thành đồng của Tổ quốc.
Bảo tàng vĩ tuyến 17
Nằm trong hệ thống cụm di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Bảo tàng vĩ tuyến 17 nằm ở phía bờ Bắc. Hiện nay, bảo tàng lưu giữ hàng trăm hiện vật, hình ảnh giới thiệu một thời bi hùng của quân và dân Vĩnh linh - Quảng Trị và cả nước trong cuộc đấu tranh bền bỉ ròng rã suốt 20 năm đòi thống nhất Tổ quốc, Nam Bắc sum họp một nhà. Đặc biệt, hình ảnh Mẹ Diệm vá cờ Tổ quốc suốt ngày đêm trong những năm đánh phá ác liệt của Mỹ để giữ cho lá cờ Tổ quốc tung bay trên cột cờ Hiền Lương là hình ảnh tiêu biểu của bà mẹ Việt nam Anh hùng vẫn mãi trường tồn cùng dân tộc.
Đồn Công an Hiền Lương
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, dọc hai bên bờ sông giới tuyến quân sự tạm thời có 4 đồn Công an và Cảnh sát đóng ở các nơi: Hiền Lương và Cửa Tùng (bờ Bắc), Xuân Hòa và Cát Sơn (bờ Nam).
Đồn Công an Hiền Lương nằm cạnh cầu phía Bắc. Đồn gồm 3 khu nhà: A, B, C tạo thành hình chữ V. Nhà A được xây dựng từ năm 1955, là nơi đặt trụ sở chỉ huy của Công an bờ Bắc. Nhà B là nơi để ở và sinh hoạt của các chiến sĩ Công an giới tuyến. Đây cũng là nơi để tiếp các đoàn khách trong nước và quốc tế. Nhà C là nơi làm kho hậu cần. Đồn Công an Hiền Lương gồm 2 tiểu đội (16 người) thuộc lực lượng Công an vũ trang.
Đồn Công an Hiền Lương của ta trong suốt 12 năm (1954 - 1965) không chỉ là nơi tố cáo sự vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mỹ - Ngụy với tổ chức Quốc tế mà còn là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắt giữa ta và địch để bảo vệ quy chế khu phi quân sự.
Hệ thống dàn loa phóng thanh
Để vạch trần âm mưu xâm lược của chính quyền Mỹ - Ngụy và động viên, tiếp sức cho nhân dân miền Nam vững bước đấu tranh, chúng ta đã xây dựng một hệ thống dàn loa phóng thanh với quy mô lớn và hiện đại. Tổng công suất giàn loa trên bờ Bắc Hiền Lương là 180.000W, riêng khu vực cầu Hiền Lương 7.000W. Hệ thống loa này bao gồm các loại loa công suất từ 25W đến 500W. Cùng với những chương trình phát thanh phong phú, đa dạng, hệ thống loa này đã thực sự lấn át dàn loa bờ Nam của chính quyền Mỹ - Ngụy. “Cuộc chiến âm thanh” đôi bờ Hiền Lương đã góp phần giữ trọn niềm tin vào Đảng và Bác Hồ, vào một ngày thống nhất đất nước.
CỤM DI TÍCH THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
XóaThành cổ Quảng Trị nằm giữa trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2 km về phía Đông. Đứng soi mình xuống dòng sông Thạch Hãn hiền hòa, Thành cổ Quảng Trị uy nghi, trầm mặc, sáng ngời biểu tượng chủ nghĩa anh hùng cách mạng với khát vọng tự do, độc lập. Nơi đây, dưới lớp cỏ non Thành cổ, lòng đất đã thấm đẫm máu của hàng vạn chiến sĩ và đồng bào Quảng Trị trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước. Đến với Thành cổ, du khách sẽ đắm mình trong một không gian tĩnh lặng, thiêng liêng gợi nhớ đến cuộc giao tranh khốc liệt, bi hùng của quân và dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược trong 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 được cả thế giới biết đến, thấy được sự hồi sinh vươn mình của vùng đất một thời đầy mưa bom, bão đạn. Đến với Thành cổ là đến với miền tâm linh và hoài niệm về những gì thiêng liêng nhất.
Thành cổ Quảng Trị đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ( nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ - BVHTT ngày 12/12/1986. Năm 1994, Thành cổ Quảng Trị được xếp vào danh mục những di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.
TƯỢNG ĐÀI MAI QUỐC CA
Tượng đài nằm ở đầu cầu sông Thạch Hãn, cách Thành Cổ Quảng Trị 500m về phía Bắc, ghi nhận sự chiến đấu ngoan cường và hy sinh anh dũng của trung đội Mai Quốc Ca vào ngày 10/4/1972 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bảo vệ thị xã Quảng Trị.
Năm 1973, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho trung đội Mai Quốc Ca. Bộ Giao thông – Vận tải và tỉnh Quảng Trị đã xây dựng tượng đài tưởng niệm trung đội Mai Quốc Ca vào năm 1996.
Tượng đài năm trong cụm Di tích Thành Cổ nơi đồng bào và chiến sĩ cả nước đến tưởng niệm tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
NHÀ HÀNH LỄ VÀ BẾN THẢ HOA SÔNG THẠCH HÃN
Năm 1972, hai bờ sông Thạch Hãn trở thành cửa ngõ để quân ta tiếp lương tải đạn, tăng viện vào chiến trường. Nơi đây đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt của quân và dân ta suốt 81 ngày đêm để bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, hàng nghìn chiến sỹ nằm lại dưới dòng sông Thạch Hãn. Đã thành thường lệ vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng Quảng Trị 1/5 hàng năm, người dân Quảng Trị, cùng nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc về thăm Thành Cổ, mang theo những bó hoa tươi thắm thả xuống dòng sông Thạch Hãn để tưởng nhớ anh linh các Anh hùng Liệt sĩ. Xuất phát từ ý tưởng đó, UBND tỉnh Quảng Trị và Ngân hàng Công Thương Việt Nam quyết định đầu tư xây dựng công trình Nhà hành Lễ - Bến Thả hoa trên sông Thạch Hãn. Công trình có ý nghĩa nhân văn này hoàn thành cùng với tháp chuông Thành Cổ tạo nên điểm nhấn trong quần thể di tích lịch sử ở Thành Cổ Quảng Trị. Đây là nơi dành cho nhân dân cả nước đến thăm Thành Cổ dâng hương hoa tri ân những người đã ngã xuống trên mảnh đất này.
KHU CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM TẠI CAM LỘ
XóaThuộc địa phận thôn Tân Hòa, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ cách thành phố Đông Hà 12km về phía Tây, cách Quốc lộ 9 khoảng 200m về phía Bắc.
Khu trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được khởi công xây dựng ngày 6/5/1973 đến ngày 30/5/1973 thì hoàn thành. Toàn bộ nguyên vật liệu do nhân dân miền Bắc đóng góp.
Khu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam từ khi ra đời đã tập hợp các lực lượng dân chủ xung quanh chính phủ cách mạng để đấu tranh đòi dân chủ và độc lập dân tộc. Lần đầu tiên trong vùng giải phóng, chính phủ cách mạng lâm thời đã có trụ sở để làm việc, nơi đặt quan hệ ngoại giao với tất cả anh em bè bạn gần xa trên thế giới, đại diện cho nhân dân miền Nam nói lên tiếng nói của mình. Chính phủ cách mạng lâm thời với những chiến lược, sách lược nhạy bén, sáng suốt đã lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Khu chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1991.
HỆ THỐNG DI TÍCH ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
XóaTrên dãy Trường Sơn hùng vĩ của đất nước cong hình chữ S, con đường vinh dự mang tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam - đường Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại, còn mãi âm vang khúc trường ca của một thời: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai". Đặc biệt, đường mòn Hồ Chí Minh đi qua địa phận tỉnh Quảng Trị đã trở thành tâm điểm quan trọng nhất trong những năm tháng chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược. Hệ thống di tích đường mòn Hồ Chí Minh bao gồm:
Khe Hó
Là tên vùng rừng núi phía Tây huyện Vĩnh Linh, thuộc địa phận xã Vĩnh Hà, cách thị trấn Bến Quan khoảng 7 km. Đây là điểm xuất phát đầu tiên của đường mòn gùi thồ đơn sơ trên đường Trường Sơn, nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam vào thời điểm khó khăn nhất, mở đầu cho cuộc trường chinh “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của dân tộc Việt Nam.
Đường Khe Sanh - Sà Tầm - Tà Long
Đây là một nhánh của đường mòn Hồ Chí Minh, nằm trên địa bàn hai huyện Hướng Hóa và Đakrông. Tuyến này nối với Đường 9 tại Km65, giao với đường mòn Hồ Chí Minh tại Km72, cách khu danh thắng Đakrông 27km. Đây là con đường vận tải chiến lược khi đường Trường Sơn chuyển từ Tây sang Đông, góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Cầu treo Bến Tắt
Cầu bắc qua thượng nguồn sông Bến Hải, nằm trên trục đường 15, thuộc địa bàn xã Vĩnh Trường, huyện Vĩnh Linh, cách cổng chào nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn 40m về phía Tây Bắc.
Cầu treo Bến Tắt được xây dựng vào năm 1973 do Trung đoàn 99 Công binh tiến hành thi công trên trục đường 15, thay thế điểm vượt thượng nguồn sông Bến Hải bằng ngầm Bến Tắt. Đến tháng 11/1973 cầu treo Bến Tắt hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần đẩy mạnh tốc độ chi viện cho chiến trường miền Nam.
ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC – LÀNG HẦM TRONG LÒNG ĐẤT VĨNH LINH
Thuộc địa phận xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, cách thành phố Đông Hà 36km về phía Đông Bắc, địa đạo Vịnh Mốc là một công trình độc đáo nhất trong hàng chục công trình địa đạo lớn nhỏ ở huyện Vĩnh Linh, được xây dựng từ tháng 04/1966 đến tháng 12/1967 thì hoàn thành. Với hàng ngàn mét đường hầm và các tiểu đạo xuyên lòng đất cùng hàng ngàn mét giao thông hào chiến đấu, địa đạo Vịnh Mốc là hệ thống đường ngầm liên hoàn được kết nối với nhau bằng 13 cửa ra vào. Cấu trúc địa đạo được chia làm ba tầng, tầng sâu nhất cách mặt đất 23m. Các tầng nối nhau bởi đường trục chính dài 768m, cao từ 1,6m đến 1,8m, rộng từ 1,2m đến 1,5m. Hai bên trục chính cách nhau từ 3m đến 5m là một gia đình. Địa đạo có một hội trường lớn, sức chứa 50 đến 80 người, là nơi hội họp, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ; có trạm phẫu thuật, nhà hộ sinh, đài quan sát, giếng thông hơi, giếng nước…
Địa đạo Vịnh Mốc là hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được xây dựng và kiến tạo trong lòng đất vừa làm nơi ăn ở, sinh hoạt, phòng tránh bom đạn an toàn cho nhân dân, vừa là nơi đóng trụ sở chính của chính quyền địa phương, là kho hậu cần cất giữ lương thực, vũ khí chi viện cho đảo Cồn Cỏ và chiến trường miền Nam trong những năm chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Đến với Vịnh Mốc hôm nay, du khách như được sống lại một thời oanh liệt và hào hùng với những con người và lịch sử đã làm nên kỳ tích đó.
HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ MC. NAMARA Thuộc huyện Gio Linh, cách thành phố Đông Hà 14 km về phía Bắc, Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến Mc. Namara. Tại đây, địch xây dựng những hệ thống hầm nhà ván, hệ thống lô cốt di động bằng bê tông, có trận địa pháo mặt đất thường bắn phá bờ Bắc sông Bến Hải, có trận địa phòng không 37, trung tâm điều khiển bảo vệ hàng rào, chi đội thiết giáp tuần tra cùng nhiều đại đội hỗn hợp của Mỹ - Ngụy. Xung quanh căn cứ, ngoài các hàng rào kẽm gai ken dày bom mìn là hệ thống máy móc báo động chống xâm nhập.
XóaTuy là một căn cứ hiện đại nhưng hàng rào điện tử Mc. Namara đã dần dần bị vô hiệu hóa bởi những hoạt động của ta. Trước hết, đó là sự tấn công phá hủy từng đoạn để đưa lực lượng và vũ khí vào chiến trường. Trong những ngày đầu quân ta nổ súng trên chiến trường Quảng Trị năm 1972, du kích xã Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn đã vây chặt và bắn hàng trăm quả đạn DKB, A2 và bom phóng vào căn cứ trong suốt 3 ngày, buộc địch phải tháo chạy vào đêm 31/03/1972, kéo theo sự tan rã của căn cứ Quán Ngang.
Ngày nay, Dự án phục hồi hàng rào điện tử Mc.Namara đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, sau khi hoàn thành sẽ trở thành điểm tham quan đặc biệt hấp dẫn du khách, nhất là các nhà nghiên cứu về nghệ thuật quân sự.
NGHĨA TRANG LIỆT SĨ QUỐC GIA TRƯỜNG SƠN
Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/04/1977, tọa lạc trên 6 quả đồi như bông hoa 6 cánh tại địa bàn huyện Gio Linh; cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 38 km và cách thị trấn Gio Linh hơn 20 km về phía Tây Bắc.
Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ - nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm lặng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
NGHĨA TRANG LIỆT SĨ QUỐC GIA ĐƯỜNG 9
Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 được xây dựng vào ngày 02/09/1995 và khánh thành vào ngày 27/07/1997, trên một quả đồi thuộc địa bàn phường 4, thành phố Đông Hà, cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 6 km về phía Tây. Đây là nơi yên nghỉ của 10.045 liệt sĩ được quy tụ về bên nhau. Những liệt sĩ nằm tại nơi đây hầu hết hy sinh trên những chiến trường dọc theo Đường 9 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Trước khu lễ đài chính của nghĩa trang là một tháp chuông với đường nét kiến trúc rất đẹp, bên trong treo một quả chuông to nặng gần 1 tấn. Phía sau khu lễ đài là những khu mộ được quy hoạch khang trang thành từng ô, từng khu hoặc theo từng địa phương. Vào ngày lễ tết, đặc biệt vào ngày Thương binh Liệt sĩ 27/07 hàng năm, thân nhân các liệt sĩ, các cơ quan, đoàn thể, các bạn trẻ từ khắp mọi miền đất nước về đây để tri ân, tưởng nhớ đến những người đã khuất. Những nén hương nghi ngút với tấm lòng thành kính gửi đến người thân đã hy sinh vì Tổ quốc, hồi tưởng lại quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc Việt Nam.
SÂN BAYTÀ CƠN - ĐƯỜNG 9, KHE SANH
XóaTừ thị trấn Lao Bảo theo Quốc lộ 9 về phía Đông khoảng 20 km, du khách đến cụm di tích sân bay Tà Cơn - Đường 9, Khe Sanh. Sân bay Tà Cơn - Đường 9 là tên gọi để chỉ một cụm cứ điểm quân sự chiến lược của quân đội Mỹ trong những năm 1966-1968. Nằm trong tập đoàn cứ điểm Khe Sanh, sân bay Tà Cơn – Đường 9 là địa danh gắn với nhiều sự kiện liên quan đến chiến dịch giải phóng Khe Sanh năm 1968. Cùng một loạt căn cứ được xây dựng theo trục Đường số 9 từ Đông Hà lên Khe Sanh, cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn – Đường 9 được coi là một trong những khu trung tâm được xây dựng rất quy mô chạy dài 2km, rộng 1km, gồm nhiều tiểu cứ điểm với công sự kiên cố, dày đặc và một sân bay cỡ lớn làm nơi cất, hạ cánh cho các loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng như C130, C123, máy bay trực thăng chở quân đội và vũ trang chiến đấu. Với cách bố trí như vậy, sân bay Tà Cơn cùng các cao điểm kế cận đã hình thành nên một thế phòng ngự liên hoàn, cơ động được Mỹ - Ngụy coi là một vị trí “cứng” nhất trong cả hệ thống tập đoàn cứ điểm Khe Sanh.
Sân bay Tà Cơn – Khe Sanh đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 236/QĐ-BVHTT ngày 12/12/1986.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaBáo Quân đội Nhân dân số ra ngày 9-8-1972 viết: “Mỗi mét vuông đất tại Thành cổ Quảng Trị là một mét máu và sự hy sinh của các anh đã trở thành bất tử. Trong 81 ngày đêm, từ ngày 28-6 đến 16-9-1972, Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn. Trung bình mỗi chiến sĩ phải hứng lấy 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Mỗi ngày có 1 đại đội vượt dòng Thạch Hãn để tiếp viện quân số, nhưng đêm nay một đại đội tiến vào thì ngày mai chỉ còn lại vài người sống sót”.
Trả lờiXóaNgày 31/8/2018, công văn của Cục xuất bản và phát hành,bộ TTTT gửi Sở TTTT các tỉnh và TP, đại ý : sau khi nhận được công văn của NXBVH về việc " tạm dừng cuốn sách GM VTBT để rà soát nội dung, tiến hành sửa chữa những chi tiết sai sót và in lại bản mới".
Trả lờiXóaTuy nhiên, NXBVH phát hiện cuốn sách trên vẫn đang được phát hành trên thị trường. (kèm công văn của NXBVH)
Trích nguyên văn phần sau :
".. Để ngăn chặn việc phát tán cuốn sách có nội dung sai sót nêu trên ra thị trường, Cục Xuất bản In và Phát hành đề nghị Sở TTTT các tỉnh, TP phối hợp kiểm tra rà soát và thu hồi tại địa bàn (nếu có) cuốn sách GMVTBT... "
Hết trích.
Cục trưởng Chu Văn Hoà đã ký.
Fbker Nguyễn Trung Quân.
Xóahttps://m.facebook.com/photo.php?fbid=294368584627210&id=100021622131636&set=a.115955712468499&source=48
Trong thời gian cai trị Việt Nam, thực dân Pháp đã mua chuộc và sử dụng một số cộng sự người Việt, họ cũng cho xây dựng và thành lập một số đơn vị quân đội bản xứ, nhằm hỗ trợ quân chính quy người Pháp trong việc trấn áp nghĩa quân và các lực lượng nổi dậy ở Việt Nam, tiêu biểu là Quân đoàn bộ binh Bắc Kỳ, lính khố xanh, lính khố đỏ, lính khố vàng... Một số người Việt được toàn quyền Đông Dương tuyển dụng vào quân đội Lê dương Pháp. Tất cả các đội quân này đều do sĩ quan Pháp chỉ huy. Các lực lượng nghĩa quân và nhiều người dân bản xứ gọi các đội quân này là ngụy quân hoặc ngụy binh.
XóaNói chuyện cũ:
Trả lờiXóaBài thơ "Lời Người Bên Sông" của Lê Bá Dương chỉ có 4 câu, nhưng khi người ta chuyền cho nhau đã sai tới 2 câu.
Tôi đọc được bài thơ này trước năm 2008 trên báo Tuổi trẻ, như sau:
Đò xuôi Thạch Hãn, xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó, bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Câu 1: chữ "lên" thành chữ "xuôi", chữ "ơi" thành chữ "xin".
Câu 4: hai chữ "mãi mãi", như anh Lê Bá Dương ý hay hơn
"bãi mãi".
Đúng là "tam sao, thất bản"!
Bài của nhóm Google.tienlang lên báo chính thống!
Trả lờiXóaÔNG JAMES G. ZUMWALT XUYÊN TẠC BỊA ĐẶT VỀ CHUYỆN GẠC MA TRÊN BÁO MỸ
http://tuanbaovannghetphcm.vn/ong-james-g-zumwalt-xuyen-tac-bia-dat-ve-chuyen-gac-ma-tren-bao-my-so-515/