Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

Toàn văn CÔNG ƯỚC UNESCO VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Lời dẫn. Mấy hôm nay, báo chí dậy sóng vì chuyện "Di sản văn hóa phi vật thể". Google.tienlang đã có bài "Nóng chuyện “Di sản văn hóa phi vật thể”- HÓA RA BẤY NAY BỘ VĂN HÓA ĐÁNH LỪA NGƯỜI DÂN?"
Hầu hết các tờ báo lớn như Văn hóa- cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an Nhân dân, Lao động, Đại đoàn kết, Cổng thông tin Hội Nhà báo... đều đăng tin về vụ này với những tít rất sốc, ví dụ “UNESCO không vinh danh, công nhận di sản văn hóaphi vật thể của nhân loại?!”, “Báo chí nhầm lẫn khi truyền thông về di sản vănhóa phi vật thể”, “Việt Nam không có Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại”- phải chăng là nhầm lẫn?” v.v...
Từ lý do trên, Google.tienlang xin đăng nguyên văn Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, cả bản tiếng Việt dịch từ bản gốc trên trang web của UNESCO lẫn bản tiếng Anh ở phía dưới để mọi người dễ kiểm chứng. 
Lưu ý- Vì Văn bản hơi dài nên chúng tôi xin tô màu đỏ Phần IV, Điều 16 của Công ước để nhấn mạnh câu trả lời cho điểm nút tranh cãi là ông Tây Frank Proschan bỗng dưng đưa ra khẳng định “Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thì chẳng hề có khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” và cũng chẳng có “Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia!”
******

CÔNG ƯỚC UNESCO VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc, dưới đây gọi tắt là UNESCO, họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 2003,

Căn cứ vào các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người, đặc biệt là Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền năm 1948, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa năm 1966, và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966,

Xét đến tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể như là động lực chính của đa dạng văn hóa và là một đảm bảo cho sự phát triển bền vững, như đã được nhấn mạnh tại Khuyến nghị của UNESCO về Bảo vệ Văn hóa Truyền thống và Dân gian năm 1989, trong Tuyên bố Toàn cầu của UNESCO về Đa dạng Văn hóa năm 2001, và trong Tuyên bố Istanbul được Hội nghị bàn tròn các Bộ trưởng Văn hóa lần thứ 3 thông qua năm 2002,

Xét đến mối tương quan chặt chẽ giữa di sản văn hóa phi vật thể với di sản văn hóa vật thể và di sản thiên nhiên,

Ghi nhận rằng các quá trình toàn cầu hoá và chuyển đổi cơ cấu xã hội, cùng với những điều kiện khác đã tạo ra nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng, đồng thời cũng làm nẩy sinh, tương tự như hiện tượng của sự không khoan dung gây ra, những mối đe doạ về sự suy thoái, biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là do thiếu những nguồn lực dành cho việc bảo vệ loại hình di sản này,

Ý thức về nguyện vọng và mối quan tâm chung của nhân loại về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể,

Ghi nhận rằng các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra, bảo vệ, duy trì và tái sinh di sản văn hóa phi vật thể, từ đó làm giàu thêm sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người,

Nhận thấy ảnh hưởng sâu rộng của các hoạt động của UNESCO trong việc tạo ra các văn kiện quy chuẩn cho việc bảo vệ di sản văn hóa, đặc biệt là Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 1972,

Nhận thấy rằng hiện chưa có một văn kiện ràng buộc đa phương nào cho công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, - 3 -

Xét đến các hiệp định, khuyến nghị và quyết định quốc tế hiện hành liên quan đến di sản văn hóa và thiên nhiên cần phải được bổ sung và làm phong phú một cách có hiệu quả bằng các điều khoản mới liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể,

Xét đến sự cần thiết phải nâng cao nhận thức, nhất là đối với thế hệ trẻ, về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và việc bảo vệ chúng,

Xét đến việc cộng đồng quốc tế cần phải tham gia đóng góp, cùng với các Quốc gia thành viên của Công ước nhằm bảo vệ loại hình di sản này trên tinh thần hợp tác và tương trợ lẫn nhau,

Căn cứ các chương trình của UNESCO liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là Tuyên bố các Kiệt tác Di sản Truyền khẩu và Phi vật thể của nhân loại,

Xét đến vai trò tối quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể là yếu tố đưa nhân loại xích lại gần nhau hơn và đảm bảo sự giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa mọi người,

Thông qua Công ước này vào ngày 17 tháng 10, năm 2003.

I. Các điều khoản chung

Điều 1 – Mục đích của Công ước

Mục đích của Công ước này là:

(a) bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể;

(b) đảm bảo sự tôn trọng đối với di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân có liên quan;

(c) nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, để từ đó đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lĩnh vực này;

(d) tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế.

Điều 2 – Các định nghĩa

Đối với các mục đích của Công ước này,

1. “Di sản văn hóa phi vật thể" được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. Vì những mục đích của Công ước này, chỉ xét đến những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện Quốc tế hiện hành về quyền con người, cũng như những yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân, và về phát triển bền vững.

2. "Di sản văn hóa phi vật thể" như định nghĩa ở Mục 1., ngoài các lĩnh vực khác, được thể hiện ở những hình thức sau:

(a) các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể;

(b) nghệ thuật trình diễn;

(c) tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội;

(d) tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ;

(e) nghề thủ công truyền thống.

3. "Bảo vệ" là các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hoá, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức cũng như việc phục hồi các phương diện khác nhau của loại hình di sản này.

4. "Các Quốc gia thành viên" được hiểu là các quốc gia chịu sự ràng buộc của Công ước này và đối với các quốc gia đó, khi Công ước này có hiệu lực.

5. Công ước này áp dụng đối với các vùng lãnh thổ được đề cập ở Điều 33, với một số chi tiết điều chỉnh cho phù hợp, là Quốc gia thành viên của Công ước dựa trên các điều kiện được nêu trong Điều khoản đó. Trong phạm vi đó, khái niệm "Các Quốc gia thành viên" cũng bao hàm các vùng lãnh thổ nói trên.

Điều 3 – Quan hệ với các văn kiện quốc tế khác

Không có nội dung nào trong Công ước này được hiểu là:

(a) làm thay đổi tình trạng hay làm giảm bớt mức độ bảo vệ được đưa ra trong Công ước năm 1972 về bảo vệ các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, mà ở đó di sản văn hóa phi vật thể có liên quan trực tiếp; hoặc

(b) làm ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên theo những văn kiện quốc tế liên quan đến lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ hay việc sử dụng các nguồn tài nguyên về sinh vật học hay sinh thái học mà các quốc gia này có tham gia.

II. Các cơ quan của Công ước

Điều 4 – Đại hội đồng của các Quốc gia thành viên

1. Đại hội đồng của các Quốc gia thành viên được thành lập, dưới đây được gọi là "Đại hội đồng". Đại hội đồng là cơ quan tối cao của Công ước.

2. Đại hội đồng họp phiên thường kỳ hai năm một lần. Đại hội đồng có thể họp các phiên đặc biệt nếu có quyết định họp hoặc theo đề nghị của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể hoặc theo đề nghị của tối thiểu một phần ba số Quốc gia thành viên.

3. Đại hội đồng sẽ thông qua các Quy định về Thủ tục riêng.

Điều 5 – Ủy ban Liên Chính phủ về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể

1. Ủy ban Liên Chính phủ về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể, dưới đây được gọi tắt là "Ủy ban", theo đó được thành lập trong phạm vi của UNESCO. Ủy ban bao gồm các đại diện của 18 Quốc gia thành viên, do các Quốc gia thành viên bầu chọn tại cuộc họp của Đại hội đồng khi Công ước này có hiệu lực như ở Điều 34.

2. Số lượng Thành viên của Ủy ban sẽ là 24 nếu số Quốc gia thành viên của Công ước lên đến 50.

Điều 6 – Bầu cử và nhiệm kỳ của các Thành viên thuộc Ủy ban

1. Việc bầu cử các Thành viên của Ủy ban phải tuân theo nguyên tắc đại diện cân bằng về khu vực địa lý và luân phiên.

2. Các Quốc gia thành viên thuộc Ủy ban được bầu cho nhiệm kỳ 4 năm tại Hội nghị các Quốc gia thành viên của Công ước tại Đại hội đồng.

3. Tuy nhiên, một nửa số thành viên của Ủy ban được bầu lần đầu tiên có nhiệm kỳ hai năm. Các Thành viên này được bầu chọn bằng hình thức rút thăm tại cuộc bầu cử đầu tiên.

4. Hai năm một lần, Đại hội đồng sẽ thay đổi một nửa số Quốc gia thành viên của Ủy ban.

5. Thành viên của Ủy ban được bầu chọn sao cho vừa đủ vào các chỗ trống. 6. Một Quốc gia thành viên của Ủy ban không được bầu chọn hai lần liên tiếp.

7. Các Quốc gia thành viên của Ủy ban sẽ lựa chọn các đại diện của mình là những người có đủ năng lực về nhiều lĩnh vực khác nhau của di sản văn hóa phi vật thể.

Điều 7 – Chức năng của Ủy ban

Không kể các đặc quyền mà Công ước dành cho Ủy ban, các chức năng của Ủy ban là:

(a) thúc đẩy mục tiêu của Công ước, theo đó khuyến khích và giám sát quá trình thực hiện các mục tiêu đó;

(b) đưa ra các hướng dẫn thực hành tốt nhất và khuyến nghị các biện pháp nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể;

(c) soạn thảo và đệ trình lên Đại hội đồng để thông qua dự thảo kế hoạch nhằm sử dụng các nguồn tài chính của Quỹ, theo Điều 25;

(d) tìm kiếm các cách thức nhằm tăng cường các nguồn lực, và áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện mục đích này, theo Điều 25;

(e) soạn thảo và đệ trình lên Đại hội đồng để thông qua các định hướng hoạt động nhằm thực hiện Công ước này;

(f) theo Điều 29, nghiên cứu các báo cáo của các Quốc gia thành viên và tóm tắt nội dung báo cáo cho Đại hội đồng;

(g) xem xét yêu cầu của các Quốc gia thành viên để theo đó ra quyết định, dựa vào các tiêu chí lựa chọn do Ủy ban đặt ra và được Đại hội đồng thông qua nhằm:

(i) đưa vào danh sách và các đề xuất tại Điều 16, 17 và 18;

(ii) cung cấp nguồn hỗ trợ quốc tế theo Điều 22.

Điều 8 – Phương pháp làm việc của Ủy ban

1. Ủy ban phải có trách nhiệm trả lời các câu hỏi của Đại hội đồng. Ủy ban phải báo cáo lên Đại hội đồng các hoạt động cũng như quyết định của mình.

2. Ủy ban phải thông qua Quy định về Thủ tục riêng với sự nhất trí của hai phần ba tổng số thành viên.

3. Ủy ban phải thành lập, trên cơ sở tạm thời, các cơ quan tư vấn đặc biệt nếu thấy cần thiết nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

4. Ủy ban có thể mời các cơ quan nhà nước hay tư nhân hoặc các cá nhân được công nhận có năng lực trong các lĩnh vực khác nhau về di sản văn hóa phi vật thể tham gia các cuộc họp của mình để tham vấn họ về các vấn đề chuyên môn.

Điều 9 – Ủy nhiệm các tổ chức tư vấn

1. Ủy ban phải đề xuất lên Đại hội đồng việc ủy nhiệm các tổ chức phi chính phủ có uy tín trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể làm công tác tư vấn cho Ủy ban.

2. Ủy ban phải đề xuất lên Đại hội đồng các tiêu chí và thể thức của việc ủy nhiệm này.

Điều 10 – Ban Thư ký

1. Ủy ban sẽ được Ban Thư ký UNESCO trợ giúp.

2. Ban Thư ký sẽ phải chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội đồng và Ủy ban cũng như chuẩn bị dự thảo chương trình nghị sự của các cuộc họp và phải đảm bảo việc triển khai các nghị quyết của Đại hội đồng và Ủy ban.

III. Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể ở cấp quốc gia

Điều 11 – Vai trò của các Quốc gia thành viên

Mỗi Quốc gia thành viên phải:

(a) sử dụng các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể hiện có trên lãnh thổ mình;

(b) Cùng với các biện pháp bảo vệ đã đề cập tại Điều 2, Mục 3., cần nhận diện và xác định rõ các loại hình khác nhau của di sản văn hóa phi vật thể hiện có trên lãnh thổ mình, có sự tham gia của các cộng đồng, nhóm người và các tổ chức phi chính phủ có liên quan.

Điều 12 – Các danh mục thống kê

1. Để đảm bảo cho việc nhận diện nhằm mục đích bảo vệ, mỗi Quốc gia thành viên, dựa trên những điều kiện thực tế riêng, phải lập ra một hoặc nhiều danh mục thống kê về di sản văn hóa phi vật thể hiện có trên lãnh thổ mình. Những danh mục thống kê này sẽ được thường xuyên cập nhật.

2. Khi mỗi Quốc gia thành viên nộp báo cáo định kỳ cho Ủy ban, theo Điều 29, báo cáo này phải cung cấp các thông tin có liên quan tới các danh mục thống kê nói trên.

Điều 13 – Các biện pháp bảo vệ khác

Nhằm bảo vệ, phát triển và phát huy di sản văn hóa phi vật thể hiện có trên lãnh thổ mình, mỗi Quốc gia thành viên phải nỗ lực nhằm:

(a) thông qua một chính sách chung nhằm mục đích phát huy vai trò của di sản văn hóa phi vật thể trong xã hội, và sát nhập việc bảo vệ loại hình di sản này vào các chương trình quy hoạch;

(b) chỉ định hoặc thành lập một hoặc nhiều cơ quan đủ năng lực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể hiện có trên lãnh thổ mình;

(c) tăng cường nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật cũng như phương pháp luận về nghiên cứu nhằm bảo vệ có hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là những di sản đang có nguy cơ thất truyền;

(d) thông qua các biện pháp phù hợp về pháp lý, kỹ thuật, hành chính và tài chính nhằm:

(i) tăng cường việc thành lập hoặc củng cố các cơ quan đào tạo về quản lý di sản văn hóa phi vật thể và theo đó là công tác truyền dạy những di sản này thông qua các diễn đàn và không gian dành cho việc trình diễn hay thể hiện chúng;

(ii) đảm bảo sự tiếp cận với di sản văn hóa phi vật thể trên cơ sở tôn trọng các tập tục, quản lý việc tiếp cận với các phương diện cụ thể của loại hình di sản này;

(iii) thành lập các cơ quan lưu trữ tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể và tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận chúng.

Điều 14 – Giáo dục, nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực

Mỗi Quốc gia thành viên phải nỗ lực bằng mọi biện pháp thích hợp nhằm:

(a) đảm bảo sự công nhận, tôn trọng và đề cao di sản văn hóa phi vật thể trong xã hội, đặc biệt thông qua:

(i) các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức và thông tin hướng đến quảng đại công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ;

(ii) các chương trình giáo dục và đào tạo cụ thể cho cộng đồng và các nhóm người có liên quan;

(iii) các hoạt động xây dựng năng lực nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là công tác quản lý và nghiên cứu khoa học; và

(iv) các biện pháp truyền thụ kiến thức phi chính thức;

(b) làm cho công chúng được biết về những nguy cơ đe dọa loại hình di sản này cũng như các hoạt động được triển khai để thực hiện Công ước này;

(c) thúc đẩy giáo dục việc bảo vệ các không gian tự nhiên và những địa điểm gắn với ký ức cần thiết cho việc thể hiện di sản văn hóa phi vật thể.

Điều 15 – Sự tham gia của các cộng đồng, nhóm người và cá nhân

Trong khuôn khổ các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, mỗi Quốc gia thành viên cần phải nỗ lực để đảm bảo khả năng tham gia tối đa của các cộng đồng, nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân đã sáng tạo, duy trì và chuyển giao loại hình di sản này và cần phải tích cực lôi kéo họ tham gia vào công tác quản lý.

IV. Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể ở cấp quốc tế

Điều 16 – Danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể Đại điện của Nhân loại

1. Nhằm đảm bảo tầm nhìn rõ ràng hơn về di sản văn hóa phi vật thể và nhận thức về tầm quan trọng của chúng, đồng thời khuyến khích đối thoại trên cơ sở tôn trọng đa dạng văn hóa, căn cứ những đề nghị của các Quốc gia thành viên, Ủy ban phải thiết lập, cập nhật và công bố Danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của Nhân loại.

2. Ủy ban cần phải soạn thảo và đệ trình lên Đại hội đồng để thông qua các tiêu chí đối với việc thiết lập, cập nhật và công bố Danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện này.

Điều 17 – Danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp

1. Với quan điểm thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp, Ủy ban cần phải thiết lập, cập nhật và công bố Danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp và sẽ đưa những di sản loại này vào Danh sách theo yêu cầu của các Quốc gia thành viên.

2. Ủy ban sẽ soạn thảo và đệ trình lên Đại hội đồng để thông qua các tiêu chí đối với việc thiết lập, cập nhật và công bố Danh sách này.

3. Trong những trường hợp cực kỳ khẩn cấp – Đại hội đồng sẽ thông qua các tiêu chí khách quan này trên cơ sở đề xuất của Ủy ban – với sự cố vấn của Quốc gia thành viên có liên quan, Ủy ban có thể đưa một loại hình di sản liên quan vào Danh sách đã nêu ở Mục 1. của Điều này.

Điều 18 – Các chương trình, dự án và các hoạt động nhằm bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể

1. Trên cơ sở đề xuất của các Quốc gia thành viên, theo các tiêu chí đã được Ủy ban quy định rõ và được Đại hội đồng thông qua, theo định kỳ, Ủy ban cần phải lựa chọn và thúc đẩy các chương trình, dự án và các hoạt động cấp quốc gia, tiểu vùng và khu vực về bảo vệ di sản theo đúng các nguyên tắc và mục tiêu của Công ước, có lưu ý đến các nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển.

2. Để đạt được mục đích đó, Ủy ban sẽ tiếp nhận, thẩm định và phê chuẩn các yêu cầu về hỗ trợ quốc tế từ các Quốc gia thành viên dành cho việc chuẩn bị các đề xuất như trên.

3. Ủy ban sẽ luôn theo sát việc triển khai các dự án, chương trình và hoạt động trên bằng việc phổ biến những kinh nghiệm thực hành tốt nhất thông qua việc sử dụng các biện pháp do Ủy ban quyết định.

V. Hợp tác và hỗ trợ quốc tế

Điều 19 – Hợp tác

1. Theo mục đích của Công ước này, ngoài những yếu tố khác, hợp tác quốc tế bao gồm việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm, các sáng kiến chung và thành lập một cơ chế hỗ trợ cho các Quốc gia thành viên trong nỗ lực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

2. Không gây ảnh hưởng đến những quy định của luật pháp quốc gia, luật tục và những tập quán khác, các Quốc gia thành viên nhận thức rằng việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thuộc về mối quan tâm chung của nhân loại và với mục đích đó cần tiến hành hợp tác ở cấp độ song phương, tiểu vùng, khu vực và toàn cầu.

Điều 20 – Những mục đích của hỗ trợ quốc tế

Hợp tác quốc tế có thể được dành cho những mục đích sau:

(a) bảo vệ di sản được ghi trong Danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp;

(b) chuẩn bị các danh mục thống kê trên tinh thần của Điều 11 và 12;

(c) cung cấp hỗ trợ cho các chương trình, dự án và hoạt động được triển khai ở cấp quốc gia, tiểu vùng và khu vực nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể;

(d) bất cứ mục đích nào khác mà Ủy ban xét thấy là cần thiết.

Điều 21 – Các hình thức hỗ trợ quốc tế

Sự hỗ trợ của Ủy ban đối với mỗi Quốc gia thành viên sẽ được quản lý theo hướng dẫn hoạt động được quy định tại Điều 7, theo thỏa thuận quy định tại Điều 24 và có thể theo những hình thức sau:

(a) nghiên cứu về nhiều phương diện khác nhau của công tác bảo vệ;

(b) cung cấp chuyên gia và người thực hành;

(c) đào tạo toàn bộ đội ngũ nhân viên cần thiết;

(d) xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và các biện pháp khác;

(e) thiết lập và vận hành các cơ sở hạ tầng;

(f) cung cấp trang thiết bị và cách thức vận hành;

(g) các hình thức hỗ trợ tài chính hoặc kỹ thuật khác, nếu phù hợp, gồm cả các khoản cho vay lãi suất thấp và viện trợ.

Điều 22 – Điều kiện quản lý hỗ trợ quốc tế

1. Ủy ban sẽ xây dựng thủ tục thẩm định những đề nghị hỗ trợ quốc tế và xác định rõ nội dung cần được nêu trong đề nghị đó, ví dụ như các biện pháp dự kiến và các hành động can thiệp cùng với dự toán kinh phí.

2. Trong trường hợp khẩn cấp, các đề nghị hỗ trợ phải được Ủy ban thẩm định như là đối tượng ưu tiên.

3. Để đạt được một quyết định, Ủy ban phải tiến hành nghiên cứu và tham khảo ý kiến cố vấn khi thấy cần thiết.

Điều 23 – Đề nghị hỗ trợ quốc tế

1. Mỗi Quốc gia thành viên có thể đệ trình lên Ủy ban đề nghị hỗ trợ quốc tế cho việc bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể hiện có trên lãnh thổ của mình.

2. Những đề nghị như vậy cũng có thể được đệ trình chung bởi hai hoặc nhiều Quốc gia thành viên.

3. Văn bản đề nghị phải bao gồm những thông tin được quy định trong Mục 1., Điều 22 kèm theo tư liệu cần thiết.

Điều 24 – Vai trò của các Quốc gia thành viên được hưởng lợi

1. Theo các điều khoản trong Công ước này, trợ cấp hỗ trợ quốc tế sẽ được quy định theo hình thức thỏa thuận giữa Quốc gia thành viên hưởng lợi và Ủy ban.

2. Theo nguyên tắc chung, trong phạm vi nguồn lực của mình, Quốc gia thành viên được hưởng lợi cũng sẽ phải chia sẻ chi phí của các biện pháp bảo vệ được quốc tế tài trợ.

3. Quốc gia thành viên hưởng lợi sẽ trình Ủy ban bản báo cáo về việc sử dụng các khoản hỗ trợ dành cho việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

VI. Quỹ Di sản văn hóa phi vật thể

Điều 25 – Bản chất và nguồn của Quỹ

1. Theo đây, “Quỹ bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể”, sau đây gọi tắt là “Quỹ”, được thành lập.

2. Quỹ này sẽ bao gồm các Quỹ ủy thác (Funds-in-trust) được thành lập theo Quy chế Tài chính của UNESCO.

3. Các nguồn của Quỹ sẽ bao gồm:

(a) đóng góp của các Quốc gia thành viên;

(b) các quỹ dành riêng cho mục đích này của Đại hội đồng UNESCO;

(c) đóng góp, quà tặng hay tài sản được hiến tặng của:

i. những quốc gia khác;

ii. các tổ chức và chương trình thuộc hệ thống Liên hiệp quốc, đặc biệt là Chư ơng trình Phát triển Liên hiệp quốc, cũng như các tổ chức quốc tế khác;

iii. các đoàn thể xã hội, tư nhân hoặc các cá nhân;

(d) mọi lợi tức có được nhờ các nguồn của Quỹ;

(e) các quỹ thu được từ quyên góp và các khoản thu từ những sự kiện được tổ chức nhằm gây Quỹ;

(f) bất kỳ nguồn nào khác phù hợp với các quy định của Quỹ do Ủy ban soạn thảo.

4. Việc sử dụng các nguồn quỹ của Ủy ban sẽ được quyết định trên cơ sở các nguyên tắc chỉ đạo do Đại hội đồng đề ra.

5. Ủy ban có thể chấp nhận các khoản đóng góp và những hình thức hỗ trợ khác cho những mục đích chung và riêng có liên quan đến những dự án cụ thể, với điều kiện những dự án này được Ủy ban chấp thuận.

6. Không một điều kiện nào về chính trị, kinh tế hoặc bất kỳ điều kiện nào khác không phù hợp với mục tiêu của Công ước này được phép gắn với những đóng góp cho Quỹ.

Điều 26 – Đóng góp của các Quốc gia thành viên cho Quỹ

1. Ngoài các đóng góp tự nguyện, tối thiểu là hai năm một lần, các Quốc gia thành viên của Công ước có trách nhiệm nộp vào Quỹ một khoản do Đại hội đồng quy định theo một tỷ lệ không thay đổi áp dụng cho tất cả các nước. Quyết định của Đại hội đồng phải được đa số các Quốc gia thành viên có mặt bỏ phiếu thuận, đây là vấn đề không đưa vào tuyên bố như đã nêu tại Mục 2. của Điều này. Trong mọi trường hợp, đóng góp của mỗi Quốc gia thành viên không vượt quá 1% đóng góp của quốc gia này cho ngân sách thường xuyên của UNESCO.

2. Tuy nhiên, tại thời điểm nộp văn kiện xác nhận, chấp thuận, phê chuẩn hoặc tham gia của mình, mỗi Quốc gia thành viên như quy định trong Điều 32 hay Điều 33 của Công ước này có thể tuyên bố việc quốc gia đó không bị ràng buộc bởi các điều khoản ở Mục 1. của Điều này.

3. Quốc gia thành viên đã đưa ra tuyên bố như ở Mục 2. của Điều này có thể rút lại tuyên bố nói trên bằng cách thông báo cho Tổng Giám đốc UNESCO. Tuy nhiên, việc rút lại tuyên bố này sẽ không có hiệu lực đối với phần đóng góp lệ phí của Quốc gia thành viên ấy cho tới thời điểm Đại hội đồng họp kỳ tiếp theo.

4. Nhằm khuyến khích Ủy ban thực hiện kế hoạch hoạt động một cách hiệu quả, việc đóng góp của các Quốc gia thành viên cho Công ước như đã nêu ở Mục 2. của Điều này cần phải được thực hiện đều đặn ít nhất là hai năm một lần và nên hạn chế thấp nhất việc nợ đóng góp nếu họ chịu sự ràng buộc của các điều khoản ở Mục 1. của Điều này.

5. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào của Công ước này đang trong tình trạng nợ các khoản đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện của năm đó và theo niên lịch thì sẽ không đủ tư cách là Thành viên của Ủy ban; điều khoản này không áp dụng cho lần bầu cử đầu tiên. Nhiệm kỳ của bất kỳ quốc gia nào đã là thành viên của Ủy ban sẽ kết thúc vào thời điểm bầu cử như quy định tại Điều 6 của Công ước này.

Điều 27– Đóng góp tình nguyện bổ sung cho Quỹ

Những Quốc gia thành viên mong muốn đóng góp tự nguyện theo Điều 26 cần thông báo cho Ủy ban sớm nhất có thể để Ủy Ban lập kế hoạch hoạt động một cách phù hợp.

Điều 28 – Các cuộc vận động gây quỹ quốc tế

Các Quốc gia thành viên, trong chừng mực có thể, sẽ ủng hộ các cuộc vận động gây quỹ quốc tế được tổ chức vì lợi ích của Quỹ, dưới sự bảo trợ của UNESCO.

VII – Báo cáo

Điều 29 – Báo cáo của các Quốc gia thành viên

Các Quốc gia thành viên sẽ trình lên Ủy ban, theo hình thức và thời gian do Ủy ban xác định, các báo cáo về các biện pháp pháp chế, quy định và các biện pháp khác để thực hiện Công ước.

Điều 30 – Báo cáo của Ủy ban

1. Trên cơ sở của các hoạt động và báo cáo của Quốc gia thành viên được quy định tại Điều 29, Ủy ban sẽ đệ trình báo cáo tới Đại hội đồng tại mỗi phiên họp.

2. Báo cáo sẽ được trình bày trước Đại hội đồng UNESCO.

VIII. Điều khoản chuyển tiếp

Điều 31 – Mối quan hệ với việc Công bố những Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại

1. Ủy ban sẽ đưa vào Danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của Nhân loại những di sản được công bố là "Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại" khi Công ước này có hiệu lực.

2. Sự kết hợp của hai mục trên trong Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của Nhân loại hoàn toàn không có ảnh hưởng đến các tiêu chí cho các đợt công nhận trong tương lai mà phải được quyết định theo Điều 16, Mục 2..

3. Sẽ không có thêm Công bố kiệt tác nào sau khi Công ước này có hiệu lực.

IV. Các điều khoản cuối cùng

Điều 32 – Phê chuẩn, chấp nhận hay thông qua

1. Tùy theo thủ tục do hiến pháp quy định, Công ước này sẽ được Quốc gia thành viên UNESCO phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua.

2. Các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua phải được gửi lên Tổng Giám đốc UNESCO.

Điều 33 – Tham gia Công ước

1. Công ước này sẽ mở khả năng tham gia cho tất cả các quốc gia không chỉ là thành viên của UNESCO, được Đại hội đồng của UNESCO mời tham gia.

2. Công ước này cũng sẽ để mở khả năng tham gia cho những vùng lãnh thổ đang hưởng chế độ tự trị do Liên hiệp quốc công nhận nhưng chưa được độc lập hoàn toàn theo nghị quyết số 1514 (XV) của Đại hội đồng, và có đủ năng lực về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Công ước này, bao gồm cả khả năng tham gia vào các hiệp ước liên quan đến các vấn đề này.

3. Văn kiện tham gia Công ước phải được gửi lên Tổng Giám đốc UNESCO.

Điều 34 – Hiệu lực

Công ước này sẽ có hiệu lực từ 3 tháng sau khi có được 30 nước nộp văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tham gia, nhưng chỉ đối với các quốc gia nộp văn kiện của nước mình trước hoặc đúng thời gian trên. Công ước sẽ có hiệu lực đối với bất kỳ Quốc gia thành viên nào khác sau ba tháng quốc gia đó nộp văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tham gia của nước mình.

Điều 35 – Hệ thống pháp lý liên bang hoặc không đồng nhất

Các điều khoản sau sẽ áp dụng cho các Quốc gia thành viên có hệ thống hiến pháp liên bang hoặc không đồng nhất:

(a) đối với các điều khoản của Công ước này, việc thực hiện dưới quyền lực pháp lý của liên bang hay trung ương, nghĩa vụ của chính phủ liên bang hoặc chính phủ trung ương sẽ được áp dụng giống như đối với các Quốc gia thành viên không phải là quốc gia liên bang;

(b) đối với các điều khoản của Công ước này, việc thực hiện dưới phạm vi quyền lực pháp lý của các bang riêng biệt, các quốc gia, các tỉnh hay các vùng không chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật pháp liên bang, chính phủ liên bang sẽ phải thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của các bang, các nước, các tỉnh hoặc các vùng này về những điều khoản nói trên cùng với các khuyến nghị của mình để họ thông qua.

Điều 36 – Tuyên bố bãi ước

1. Mỗi Quốc gia thành viên có quyền tuyên bố bãi ước đối với Công ước này.

2. Tuyên bố bãi ước phải được đưa ra bằng văn bản và nộp lên Tổng Giám đốc UNESCO.

3. Tuyên bố bãi ước sẽ có hiệu lực 12 tháng sau khi nhận được văn bản bãi ước. Tuyên bố bãi ước sẽ không ảnh hưởng gì đến nghĩa vụ về tài chính của quốc gia xin bãi ước cho đến ngày tuyên bố bãi ước có hiệu lực.

Điều 37 – Chức năng của người nhận văn bản

Tổng Giám đốc UNESCO, với tư cách là người nhận các văn bản gửi đến theo Công ước này, sẽ phải báo cho các Quốc gia thành viên của tổ chức này, các quốc gia không phải là thành viên của tổ chức này như được nêu ở Điều 33, cũng như Liên hiệp quốc, về các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tham gia như đã nêu ở Điều 32 và 33, kể cả các tuyên bố bãi ước như đã nêu ở Điều 36.

Điều 38 – Sửa đổi

1. Mỗi Quốc gia thành viên có thể đề xuất sửa đổi Công ước này bằng cách gửi văn bản lên Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc sẽ có trách nhiệm phổ biến thông tin này tới các Quốc gia thành viên. Nếu trong vòng 6 tháng kể từ ngày chuyển thông tin này mà có không quá một nửa các Quốc gia thành viên trả lời ủng hộ bằng văn bản thì Tổng Giám đốc sẽ đưa đề xuất này lên Đại hội đồng vào phiên họp tiếp theo để thảo luận và có thể thông qua.

2. Sửa đổi sẽ được thông qua nếu có 2/3 số Quốc gia thành viên có mặt bỏ phiếu thuận.

3. Một khi được thông qua, các sửa đổi trong Công ước được đệ trình để các Quốc gia thành viên phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tham gia.

4. Khi có hai phần ba các Quốc gia thành viên đã phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tham gia, phần sửa đổi sẽ có hiệu lực 3 tháng sau khi nộp văn kiện như đã nêu ở Mục 3. của Điều này. Do đó, đối với mỗi Quốc gia thành viên đã đồng ý phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tham gia vào một phần sửa đổi, phần sửa đổi đó sẽ có hiệu lực ba tháng sau khi Quốc gia thành viên đó nộp văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tham gia.

5. Quy định về Thủ tục như đã nêu ở Mục 3. và Mục 4. không áp dụng cho Điều 5 liên quan đến số lượng các Quốc gia thành viên của Ủy ban. Các sửa đổi này sẽ có hiệu lực ngay khi chúng được thông qua.

6. Một quốc gia trở thành thành viên của Công ước này sau khi sửa đổi có hiệu lực như đã nêu ở Mục 4. của Điều này, nếu không có mục đích nào khác, sẽ được coi là:

(a) Thành viên của Công ước đã được sửa đổi; và

(b) Thành viên của Công ước chưa sửa đổi trong mối quan hệ với bất kỳ Quốc gia thành viên nào không bị ràng buộc bởi các phần sửa đổi.

Điều 39 – Các văn bản có hiệu lực

Công ước này đã được soạn bằng tiếng Ả-rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha, cả sáu văn bản đều có giá trị pháp lý như nhau.

Điều 40 – Đăng ký

Để phù hợp với Điều 102 của Hiến chương Liên hiệp quốc, Công ước này sẽ được đăng ký với Ban Thư ký của Liên hiệp quốc theo đề nghị của Tổng Giám đốc UNESCO.

Công ước này được làm tại Paris, ngày 3 tháng 11 năm 2003 thành 2 bản gốc với chữ ký của Chủ tịch Đại hội đồng kỳ họp thứ 32 và Tổng Giám đốc UNESCO. Hai bản gốc sẽ được lưu tại Cục Lưu trữ của UNESCO. Các bản sao có chứng thực sẽ được chuyển tới các Quốc gia như đã nêu ở Điều 32 và 33, đồng thời cũng chuyển tới Liên hiệp quốc. /.
***********

Bản gốc tiếng Anh trên trang web của UNESCO tại link https://ich.unesco.org/en/convention

Text of the Convention for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage
The General Conference of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization hereinafter referred to as UNESCO, meeting in Paris, from 29 September to 17 October 2003, at its 32nd session,

Referring to existing international human rights instruments, in particular to the Universal Declaration on Human Rights of 1948, the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights of 1966, and the International Covenant on Civil and Political Rights of 1966,

Considering the importance of the intangible cultural heritage as a mainspring of cultural diversity and a guarantee of sustainable development, as underscored in the UNESCO Recommendation on the Safeguarding of Traditional Culture and Folklore of 1989, in the UNESCO Universal Declaration on Cultural Diversity of 2001, and in the Istanbul Declaration of 2002 adopted by the Third Round Table of Ministers of Culture,

Considering the deep-seated interdependence between the intangible cultural heritage and the tangible cultural and natural heritage,

Recognizing that the processes of globalization and social transformation, alongside the conditions they create for renewed dialogue among communities, also give rise, as does the phenomenon of intolerance, to grave threats of deterioration, disappearance and destruction of the intangible cultural heritage, in particular owing to a lack of resources for safeguarding such heritage,

Being aware of the universal will and the common concern to safeguard the intangible cultural heritage of humanity,

Recognizing that communities, in particular indigenous communities, groups and, in some cases, individuals, play an important role in the production, safeguarding, maintenance and re-creation of the intangible cultural heritage, thus helping to enrich cultural diversity and human creativity,

Noting the far-reaching impact of the activities of UNESCO in establishing normative instruments for the protection of the cultural heritage, in particular the Convention for the Protection of the World Cultural and Natural Heritage of 1972,

Noting further that no binding multilateral instrument as yet exists for the safeguarding of the intangible cultural heritage,

Considering that existing international agreements, recommendations and resolutions concerning the cultural and natural heritage need to be effectively enriched and supplemented by means of new provisions relating to the intangible cultural heritage,

Considering the need to build greater awareness, especially among the younger generations, of the importance of the intangible cultural heritage and of its safeguarding,

Considering that the international community should contribute, together with the States Parties to this Convention, to the safeguarding of such heritage in a spirit of cooperation and mutual assistance,

Recalling UNESCO’s programmes relating to the intangible cultural heritage, in particular the Proclamation of Masterpieces of the Oral and Intangible Heritage of Humanity,

Considering the invaluable role of the intangible cultural heritage as a factor in bringing human beings closer together and ensuring exchange and understanding among them,

Adopts this Convention on this seventeenth day of October 2003.

I. General provisions
Article 1 – Purposes of the Convention
The purposes of this Convention are:
(a) to safeguard the intangible cultural heritage;
(b) to ensure respect for the intangible cultural heritage of the communities, groups and individuals concerned;
(c) to raise awareness at the local, national and international levels of the importance of the intangible cultural heritage, and of ensuring mutual appreciation thereof;
(d) to provide for international cooperation and assistance.

Article 2 – Definitions
For the purposes of this Convention,
1. The “intangible cultural heritage” means the practices, representations, expressions, knowledge, skills – as well as the instruments, objects, artefacts and cultural spaces associated therewith – that communities, groups and, in some cases, individuals recognize as part of their cultural heritage. This intangible cultural heritage, transmitted from generation to generation, is constantly recreated by communities and groups in response to their environment, their interaction with nature and their history, and provides them with a sense of identity and continuity, thus promoting respect for cultural diversity and human creativity. For the purposes of this Convention, consideration will be given solely to such intangible cultural heritage as is compatible with existing international human rights instruments, as well as with the requirements of mutual respect among communities, groups and individuals, and of sustainable development.

2. The “intangible cultural heritage”, as defined in paragraph 1 above, is manifested inter alia in the following domains:
(a) oral traditions and expressions, including language as a vehicle of the intangible cultural heritage;
(b) performing arts;
(c) social practices, rituals and festive events;
(d) knowledge and practices concerning nature and the universe;
(e) traditional craftsmanship.

3. “Safeguarding” means measures aimed at ensuring the viability of the intangible cultural heritage, including the identification, documentation, research, preservation, protection, promotion, enhancement, transmission, particularly through formal and non-formal education, as well as the revitalization of the various aspects of such heritage.

4. “States Parties” means States which are bound by this Convention and among which this Convention is in force.

5. This Convention applies mutatis mutandis to the territories referred to in Article 33 which become Parties to this Convention in accordance with the conditions set out in that Article. To that extent the expression “States Parties” also refers to such territories.

Article 3 – Relationship to other international instruments
Nothing in this Convention may be interpreted as:
(a) altering the status or diminishing the level of protection under the 1972 Convention concerning the Protection of the World Cultural and Natural Heritage of World Heritage properties with which an item of the intangible cultural heritage is directly associated; or
(b) affecting the rights and obligations of States Parties deriving from any international instrument relating to intellectual property rights or to the use of biological and ecological resources to which they are parties.

II. Organs of the Convention
Article 4 – General Assembly of States Parties
1. A General Assembly of the States Parties is hereby established, hereinafter referred to as “the General Assembly”. The General Assembly is the sovereign body of this Convention.

2. The General Assembly shall meet in ordinary session every two years. It may meet in extraordinary session if it so decides or at the request either of the Intergovernmental Committee for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage or of at least one-third of the States Parties.

3. The General Assembly shall adopt its own Rules of Procedure.

Article 5 – Intergovernmental Committee for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage
1. An Intergovernmental Committee for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage, hereinafter referred to as “the Committee”, is hereby established within UNESCO. It shall be composed of representatives of 18 States Parties, elected by the States Parties meeting in General Assembly, once this Convention enters into force in accordance with Article 34.

2. The number of States Members of the Committee shall be increased to 24 once the number of the States Parties to the Convention reaches 50.

Article 6 – Election and terms of office of States Members of the Committee
1. The election of States Members of the Committee shall obey the principles of equitable geographical representation and rotation.

2. States Members of the Committee shall be elected for a term of four years by States Parties to the Convention meeting in General Assembly.

3. However, the term of office of half of the States Members of the Committee elected at the first election is limited to two years. These States shall be chosen by lot at the first election.

4. Every two years, the General Assembly shall renew half of the States Members of the Committee.

5. It shall also elect as many States Members of the Committee as required to fill vacancies.

6. A State Member of the Committee may not be elected for two consecutive terms.

7. States Members of the Committee shall choose as their representatives persons who are qualified in the various fields of the intangible cultural heritage.

Article 7 – Functions of the Committee
Without prejudice to other prerogatives granted to it by this Convention, the functions of the Committee shall be to:
(a) promote the objectives of the Convention, and to encourage and monitor the implementation thereof;
(b) provide guidance on best practices and make recommendations on measures for the safeguarding of the intangible cultural heritage;
(c) prepare and submit to the General Assembly for approval a draft plan for the use of the resources of the Fund, in accordance with Article 25;
(d) seek means of increasing its resources, and to take the necessary measures to this end, in accordance with Article 25;
(e) prepare and submit to the General Assembly for approval operational directives for the implementation of this Convention;
(f) examine, in accordance with Article 29, the reports submitted by States Parties, and to summarize them for the General Assembly;
(g) examine requests submitted by States Parties, and to decide thereon, in accordance with objective selection criteria to be established by the Committee and approved by the General Assembly for:
(i) inscription on the lists and proposals mentioned under Articles 16, 17 and 18;
(ii) the granting of international assistance in accordance with Article 22.

Article 8 – Working methods of the Committee
1. The Committee shall be answerable to the General Assembly. It shall report to it on all its activities and decisions.

2. The Committee shall adopt its own Rules of Procedure by a two-thirds majority of its Members.

3. The Committee may establish, on a temporary basis, whatever ad hoc consultative bodies it deems necessary to carry out its task.

4. The Committee may invite to its meetings any public or private bodies, as well as private persons, with recognized competence in the various fields of the intangible cultural heritage, in order to consult them on specific matters.

Article 9 – Accreditation of advisory organizations
1. The Committee shall propose to the General Assembly the accreditation of non-governmental organizations with recognized competence in the field of the intangible cultural heritage to act in an advisory capacity to the Committee.

2. The Committee shall also propose to the General Assembly the criteria for and modalities of such accreditation.

Article 10 – The Secretariat
1. The Committee shall be assisted by the UNESCO Secretariat.

2. The Secretariat shall prepare the documentation of the General Assembly and of the Committee, as well as the draft agenda of their meetings, and shall ensure the implementation of their decisions.

III. Safeguarding of the intangible cultural heritage at the national level
Article 11 – Role of States Parties
Each State Party shall:
(a) take the necessary measures to ensure the safeguarding of the intangible cultural heritage present in its territory;
(b) among the safeguarding measures referred to in Article 2, paragraph 3, identify and define the various elements of the intangible cultural heritage present in its territory, with the participation of communities, groups and relevant non-governmental organizations.

Article 12 – Inventories
1. To ensure identification with a view to safeguarding, each State Party shall draw up, in a manner geared to its own situation, one or more inventories of the intangible cultural heritage present in its territory. These inventories shall be regularly updated.

2. When each State Party periodically submits its report to the Committee, in accordance with Article 29, it shall provide relevant information on such inventories.

Article 13 – Other measures for safeguarding
To ensure the safeguarding, development and promotion of the intangible cultural heritage present in its territory, each State Party shall endeavour to:
(a) adopt a general policy aimed at promoting the function of the intangible cultural heritage in society, and at integrating the safeguarding of such heritage into planning programmes;
(b) designate or establish one or more competent bodies for the safeguarding of the intangible cultural heritage present in its territory;
(c) foster scientific, technical and artistic studies, as well as research methodologies, with a view to effective safeguarding of the intangible cultural heritage, in particular the intangible cultural heritage in danger;
(d) adopt appropriate legal, technical, administrative and financial measures aimed at:
(i) fostering the creation or strengthening of institutions for training in the management of the intangible cultural heritage and the transmission of such heritage through forums and spaces intended for the performance or expression thereof;
(ii) ensuring access to the intangible cultural heritage while respecting customary practices governing access to specific aspects of such heritage;
(iii) establishing documentation institutions for the intangible cultural heritage and facilitating access to them.

Article 14 – Education, awareness-raising and capacity-building
Each State Party shall endeavour, by all appropriate means, to:
(a) ensure recognition of, respect for, and enhancement of the intangible cultural heritage in society, in particular through:
(i) educational, awareness-raising and information programmes, aimed at the general public, in particular young people;
(ii) specific educational and training programmes within the communities and groups concerned;
(iii) capacity-building activities for the safeguarding of the intangible cultural heritage, in particular management and scientific research; and
(iv)non-formal means of transmitting knowledge;
(b) keep the public informed of the dangers threatening such heritage, and of the activities carried out in pursuance of this Convention;
(c) promote education for the protection of natural spaces and places of memory whose existence is necessary for expressing the intangible cultural heritage.

Article 15 – Participation of communities, groups and individuals
Within the framework of its safeguarding activities of the intangible cultural heritage, each State Party shall endeavour to ensure the widest possible participation of communities, groups and, where appropriate, individuals that create, maintain and transmit such heritage, and to involve them actively in its management.

IV. Safeguarding of the intangible cultural heritage at the international level
Article 16 – Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity
1. In order to ensure better visibility of the intangible cultural heritage and awareness of its significance, and to encourage dialogue which respects cultural diversity, the Committee, upon the proposal of the States Parties concerned, shall establish, keep up to date and publish a Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity.

2. The Committee shall draw up and submit to the General Assembly for approval the criteria for the establishment, updating and publication of this Representative List.

Article 17 – List of Intangible Cultural Heritage in Need of Urgent Safeguarding
1. With a view to taking appropriate safeguarding measures, the Committee shall establish, keep up to date and publish a List of Intangible Cultural Heritage in Need of Urgent Safeguarding, and shall inscribe such heritage on the List at the request of the State Party concerned.

2. The Committee shall draw up and submit to the General Assembly for approval the criteria for the establishment, updating and publication of this List.

3. In cases of extreme urgency – the objective criteria of which shall be approved by the General Assembly upon the proposal of the Committee – the Committee may inscribe an item of the heritage concerned on the List mentioned in paragraph 1, in consultation with the State Party concerned.

Article 18 – Programmes, projects and activities for the safeguarding of the intangible cultural heritage
1. On the basis of proposals submitted by States Parties, and in accordance with criteria to be defined by the Committee and approved by the General Assembly, the Committee shall periodically select and promote national, subregional and regional programmes, projects and activities for the safeguarding of the heritage which it considers best reflect the principles and objectives of this Convention, taking into account the special needs of developing countries.

2. To this end, it shall receive, examine and approve requests for international assistance from States Parties for the preparation of such proposals.

3. The Committee shall accompany the implementation of such projects, programmes and activities by disseminating best practices using means to be determined by it.

V. International cooperation and assistance
Article 19 – Cooperation
1. For the purposes of this Convention, international cooperation includes, inter alia, the exchange of information and experience, joint initiatives, and the establishment of a mechanism of assistance to States Parties in their efforts to safeguard the intangible cultural heritage.

2. Without prejudice to the provisions of their national legislation and customary law and practices, the States Parties recognize that the safeguarding of intangible cultural heritage is of general interest to humanity, and to that end undertake to cooperate at the bilateral, subregional, regional and international levels.

Article 20 – Purposes of international assistance
International assistance may be granted for the following purposes:
(a) the safeguarding of the heritage inscribed on the List of Intangible Cultural Heritage in Need of Urgent Safeguarding;
(b) the preparation of inventories in the sense of Articles 11 and 12;
(c) support for programmes, projects and activities carried out at the national, subregional and regional levels aimed at the safeguarding of the intangible cultural heritage;
(d) any other purpose the Committee may deem necessary.

Article 21 – Forms of international assistance
The assistance granted by the Committee to a State Party shall be governed by the operational directives foreseen in Article 7 and by the agreement referred to in Article 24, and may take the following forms:
(a) studies concerning various aspects of safeguarding;
(b) the provision of experts and practitioners;
(c) the training of all necessary staff;
(d) the elaboration of standard-setting and other measures;
(e) the creation and operation of infrastructures;
(f) the supply of equipment and know-how;
(g) other forms of financial and technical assistance, including, where appropriate, the granting of low-interest loans and donations.

Article 22 – Conditions governing international assistance
1. The Committee shall establish the procedure for examining requests for international assistance, and shall specify what information shall be included in the requests, such as the measures envisaged and the interventions required, together with an assessment of their cost.

2. In emergencies, requests for assistance shall be examined by the Committee as a matter of priority.

3. In order to reach a decision, the Committee shall undertake such studies and consultations as it deems necessary.

Article 23 – Requests for international assistance
1. Each State Party may submit to the Committee a request for international assistance for the safeguarding of the intangible cultural heritage present in its territory.

2. Such a request may also be jointly submitted by two or more States Parties.

3. The request shall include the information stipulated in Article 22, paragraph 1, together with the necessary documentation.

Article 24 – Role of beneficiary States Parties
1. In conformity with the provisions of this Convention, the international assistance granted shall be regulated by means of an agreement between the beneficiary State Party and the Committee.

2. As a general rule, the beneficiary State Party shall, within the limits of its resources, share the cost of the safeguarding measures for which international assistance is provided.

3. The beneficiary State Party shall submit to the Committee a report on the use made of the assistance provided for the safeguarding of the intangible cultural heritage.

VI. Intangible Cultural Heritage Fund
Article 25 – Nature and resources of the Fund
1. A “Fund for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage”, hereinafter referred to as “the Fund”, is hereby established.

2. The Fund shall consist of funds-in-trust established in accordance with the Financial Regulations of UNESCO.

3. The resources of the Fund shall consist of:
(a) contributions made by States Parties;
(b) funds appropriated for this purpose by the General Conference of UNESCO;
(c) contributions, gifts or bequests which may be made by:
(i) other States;
(ii) organizations and programmes of the United Nations system, particularly the United Nations Development Programme, as well as other international organizations;
(iii) public or private bodies or individuals;
(d) any interest due on the resources of the Fund;
(e) funds raised through collections, and receipts from events organized for the benefit of the Fund;
(f) any other resources authorized by the Fund’s regulations, to be drawn up by the Committee.

4. The use of resources by the Committee shall be decided on the basis of guidelines laid down by the General Assembly.

5. The Committee may accept contributions and other forms of assistance for general and specific purposes relating to specific projects, provided that those projects have been approved by the Committee.

6. No political, economic or other conditions which are incompatible with the objectives of this Convention may be attached to contributions made to the Fund.

Article 26 – Contributions of States Parties to the Fund
1. Without prejudice to any supplementary voluntary contribution, the States Parties to this Convention undertake to pay into the Fund, at least every two years, a contribution, the amount of which, in the form of a uniform percentage applicable to all States, shall be determined by the General Assembly. This decision of the General Assembly shall be taken by a majority of the States Parties present and voting which have not made the declaration referred to in paragraph 2 of this Article. In no case shall the contribution of the State Party exceed 1% of its contribution to the regular budget of UNESCO.

2. However, each State referred to in Article 32 or in Article 33 of this Convention may declare, at the time of the deposit of its instruments of ratification, acceptance, approval or accession, that it shall not be bound by the provisions of paragraph 1 of this Article.

3. A State Party to this Convention which has made the declaration referred to in paragraph 2 of this Article shall endeavour to withdraw the said declaration by notifying the Director-General of UNESCO. However, the withdrawal of the declaration shall not take effect in regard to the contribution due by the State until the date on which the subsequent session of the General Assembly opens.

4. In order to enable the Committee to plan its operations effectively, the contributions of States Parties to this Convention which have made the declaration referred to in paragraph 2 of this Article shall be paid on a regular basis, at least every two years, and should be as close as possible to the contributions they would have owed if they had been bound by the provisions of paragraph 1 of this Article.

5. Any State Party to this Convention which is in arrears with the payment of its compulsory or voluntary contribution for the current year and the calendar year immediately preceding it shall not be eligible as a Member of the Committee; this provision shall not apply to the first election. The term of office of any such State which is already a Member of the Committee shall come to an end at the time of the elections provided for in Article 6 of this Convention.

Article 27 – Voluntary supplementary contributions to the Fund
States Parties wishing to provide voluntary contributions in addition to those foreseen under Article 26 shall inform the Committee, as soon as possible, so as to enable it to plan its operations accordingly.

Article 28 – International fund-raising campaigns
The States Parties shall, insofar as is possible, lend their support to international fund-raising campaigns organized for the benefit of the Fund under the auspices of UNESCO.

VII. Reports
Article 29 – Reports by the States Parties
The States Parties shall submit to the Committee, observing the forms and periodicity to be defined by the Committee, reports on the legislative, regulatory and other measures taken for the implementation of this Convention.

Article 30 – Reports by the Committee
1. On the basis of its activities and the reports by States Parties referred to in Article 29, the Committee shall submit a report to the General Assembly at each of its sessions.

2. The report shall be brought to the attention of the General Conference of UNESCO.

VIII. Transitional clause
Article 31 – Relationship to the Proclamation of Masterpieces of the Oral and Intangible Heritage of Humanity
1. The Committee shall incorporate in the Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity the items proclaimed “Masterpieces of the Oral and Intangible Heritage of Humanity” before the entry into force of this Convention.

2. The incorporation of these items in the Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity shall in no way prejudge the criteria for future inscriptions decided upon in accordance with Article 16, paragraph 2.

3. No further Proclamation will be made after the entry into force of this Convention.

IX. Final clauses
Article 32 – Ratification, acceptance or approval
1.This Convention shall be subject to ratification, acceptance or approval by States Members of UNESCO in accordance with their respective constitutional procedures.

2. The instruments of ratification, acceptance or approval shall be deposited with the Director-General of UNESCO.

Article 33 – Accession
1. This Convention shall be open to accession by all States not Members of UNESCO that are invited by the General Conference of UNESCO to accede to it.

2. This Convention shall also be open to accession by territories which enjoy full internal self-government recognized as such by the United Nations, but have not attained full independence in accordance with General Assembly resolution 1514 (XV), and which have competence over the matters governed by this Convention, including the competence to enter into treaties in respect of such matters.

3. The instrument of accession shall be deposited with the Director-General of UNESCO.

Article 34 – Entry into force
This Convention shall enter into force three months after the date of the deposit of the thirtieth instrument of ratification, acceptance, approval or accession, but only with respect to those States that have deposited their respective instruments of ratification, acceptance, approval, or accession on or before that date. It shall enter into force with respect to any other State Party three months after the deposit of its instrument of ratification, acceptance, approval or accession.

Article 35 – Federal or non-unitary constitutional systems
The following provisions shall apply to States Parties which have a federal or non-unitary constitutional system:
(a) with regard to the provisions of this Convention, the implementation of which comes under the legal jurisdiction of the federal or central legislative power, the obligations of the federal or central government shall be the same as for those States Parties which are not federal States;
(b) with regard to the provisions of this Convention, the implementation of which comes under the jurisdiction of individual constituent States, countries, provinces or cantons which are not obliged by the constitutional system of the federation to take legislative measures, the federal government shall inform the competent authorities of such States, countries, provinces or cantons of the said provisions, with its recommendation for their adoption.

Article 36 – Denunciation
1. Each State Party may denounce this Convention.

2. The denunciation shall be notified by an instrument in writing, deposited with the Director-General of UNESCO.

3. The denunciation shall take effect twelve months after the receipt of the instrument of denunciation. It shall in no way affect the financial obligations of the denouncing State Party until the date on which the withdrawal takes effect.

Article 37 – Depositary functions
The Director-General of UNESCO, as the Depositary of this Convention, shall inform the States Members of the Organization, the States not Members of the Organization referred to in Article 33, as well as the United Nations, of the deposit of all the instruments of ratification, acceptance, approval or accession provided for in Articles 32 and 33, and of the denunciations provided for in Article 36.

Article 38 – Amendments
1. A State Party may, by written communication addressed to the Director-General, propose amendments to this Convention. The Director-General shall circulate such communication to all States Parties. If, within six months from the date of the circulation of the communication, not less than one half of the States Parties reply favourably to the request, the Director-General shall present such proposal to the next session of the General Assembly for discussion and possible adoption.

2. Amendments shall be adopted by a two-thirds majority of States Parties present and voting.

3. Once adopted, amendments to this Convention shall be submitted for ratification, acceptance, approval or accession to the States Parties.

4. Amendments shall enter into force, but solely with respect to the States Parties that have ratified, accepted, approved or acceded to them, three months after the deposit of the instruments referred to in paragraph 3 of this Article by two-thirds of the States Parties. Thereafter, for each State Party that ratifies, accepts, approves or accedes to an amendment, the said amendment shall enter into force three months after the date of deposit by that State Party of its instrument of ratification, acceptance, approval or accession.

5. The procedure set out in paragraphs 3 and 4 shall not apply to amendments to Article 5 concerning the number of States Members of the Committee. These amendments shall enter into force at the time they are adopted.

6. A State which becomes a Party to this Convention after the entry into force of amendments in conformity with paragraph 4 of this Article shall, failing an expression of different intention, be considered:
(a) as a Party to this Convention as so amended; and
(b) as a Party to the unamended Convention in relation to any State Party not bound by the amendments.

Article 39 – Authoritative texts
This Convention has been drawn up in Arabic, Chinese, English, French, Russian and Spanish, the six texts being equally authoritative.

Article 40 – Registration
In conformity with Article 102 of the Charter of the United Nations, this Convention shall be registered with the Secretariat of the United Nations at the request of the Director-General of UNESCO.
DONE at Paris, this third day of November 2003,in two authentic copies bearing the signature of the President of the 32nd session of the General Conference and of the Director-General of UNESCO. These two copies shall be deposited in the archives of UNESCO. Certified true copies shall be delivered to all the States referred to in Articles 32 and 33, as well as to the United Nations.
Hoàng Minh Tâm giới thiệu
=========
Mời xem bài liên quan

11 nhận xét:

  1. Bệnh sính ngoại, bệnh "thờ bu Mỹ" đã ăn vào máu nhiều quan chức Bộ VHTTDL, nhiều nhà báo VN!

    Đang yên đang lành đi tổ chức hội thảo và mời ông tây mắt xanh mũi lõ đến chém gió tào lao tầm bậy. Thông thường người ta tổ chức hội thảo là để nhắm làm sáng tỏ vấn đề gì đó. Nhưng hội thảo vừa qua cho kết quả ngược lại. Đang làm đúng mấy chục năm qua, giờ các vị nhiễm bệnh "thờ bu mỹ", chỉ nghe qua ông người Mỹ nói vài câu là đầu óc đờ đẫn gật gù rồi đổ lỗi tầm bậy tầm bạ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bệnh sính ngoại này rất nguy hiểm, ông Tây này nói sai nhưng không thấy ai phản ứng cả

      Xóa
  2. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 10:47 23 tháng 12, 2019

    Thật kỳ cục!
    Chính những quan chức của Bộ Văn hóa TT-DL, cụ thể là cán bộ của Cục Di sản là người đầu tiên tiếp cận Công ước này. Họ là người có nghĩa vụ phải phổ biến cho công chúng VN nội dung công ước, có nghĩa vụ soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện công ước ở VN.
    Lẽ ra họ phải thuộc lòng các nội dung công ước chứ?
    Lẽ ra, khi thấy ông Tây nói ngược với nội dung công ước thì sao không có ai dám lên tiếng tranh luận?
    Ông Tây bảo Công ước không có khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” và cũng chẳng có “Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia!” thì tại sao mấy vị Việt Nam không dám mở công ước ra, đọc điều 16 cho ông Tây nghe?

    Lại đi đổ lỗi lung tung cho báo chí hiểu sai???

    Trả lờiXóa
  3. Nhắn tin tới Lê Hương Lan
    Ngày 18-12, bác gửi bài cho Hương Lan, cháu có nhận được không?
    Lúc này có gì trục trặc mà gửi mail có trường hợp không đến được người nhân nên bác lo không biết bài gửi cho Hương lan có trở ngại không.
    Trên máy của bác không báo lỗi, tức là bình thường.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, cháu nhận dc rồi, bác ạ.
      Cháu đang giao cho 1 thành viên đọc và đăng khi điều kiện cho phép.
      Cảm ơn bác!

      Xóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Khi tổ chức một sự kiện gì đều phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết và chuẩn bị thật chu đáo; không thể để xảy ra thiếu xót như trong bài viết này đã đăng

    Trả lờiXóa
  7. BỘ VĂN HÓA ĐÃ "NÓI LẠI CHO RÕ" VÀ ĐỒNG TÌNH VỚI GOOGLE.TIENLANG: ÔNG TS Frank Proschan NÓI BẬY!
    Cục Di sản văn hóa trả lời về việc vinh danh di sản văn hóa của UNESCO
    HOÀNG LÂN
    dientu@hanoimoi.com.vn
    Đánh giá tác giả:
    14:16 thứ sáu ngày 03/01/2020

    Hát Then được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
    (HNMO) - Trước băn khoăn của dư luận về thông tin Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) không vinh danh, công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, sáng 3-1-2020, Cục Di sản văn hóa chính thức có ý kiến về vấn đề này.


    Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã được UNESCO ghi danh tại Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
    Tại cuộc họp báo thường kỳ quý IV năm 2019 diễn ra sáng 3-1-2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức, Chánh Văn phòng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Thái Bình và Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành đã trả lời những băn khoăn liên quan đến việc vinh danh của UNESCO đối với những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

    Ngọn nguồn của những băn khoăn nói trên xuất phát từ ý kiến của Tiến sĩ Frank Proschan, cựu cán bộ chương trình cao cấp của UNESCO, cố vấn của UNESCO về Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể năm 2003 tại một cuộc hội thảo do UNESCO Hà Nội, Cục Di sản văn hóa và Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức vào ngày 18-12-2019 tại Hà Nội.

    Tiến sĩ Frank Proschan cho rằng, Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể năm 2003 bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới.

    Ý kiến của Tiến sĩ Frank Proschan sau đó đã gây nên nhiều băn khoăn trong dư luận, đặc biệt là vấn đề hiểu thế nào cho đúng thuật ngữ mà UNESCO đã vinh danh những di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam.

    Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành cho rằng, ý kiến phát biểu của Tiến sĩ Frank Proschan chỉ mang tính cá nhân, không đại diện cho một tổ chức. Hơn nữa, những ý kiến này được phát biểu tại một hội thảo, sau đó được chuyển ngữ, dịch lại bằng tiếng Việt nên có thể nội dung, ý tứ của lời phát biểu chưa được chuyển dịch một cách chính xác, thấu đáo.

    Ông Trần Đình Thành khẳng định, Việt Nam lập các hồ sơ di sản trình UNESCO không với mục đích chạy theo hình thức, mà quan trọng hơn là để ghi nhận những nỗ lực của cộng đồng trong việc thực hành, bảo vệ, phát huy di sản.

    “UNESCO đánh giá cao Việt Nam trong việc kêu gọi cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản. Những ghi nhận, vinh danh của UNESCO dành cho bất cứ di sản nào cũng mang mục đích tác động đến các địa phương, cơ quan quản lý nước sở tại có thêm nhiều hành động thiết thực để bảo vệ di sản. Thực tế, nhiều tỉnh, thành phố có di sản được UNESCO vinh danh đã có sự đầu tư cho công tác bảo tồn như xây dựng thêm nhà hát, tổ chức các lớp truyền dạy di sản cho thế hệ trẻ… Đó mới là tinh thần đáng quý từ những danh hiệu mà UNESCO vinh danh”, ông Trần Đình Thành cho biết.

    Chánh Văn phòng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Thái Bình cho biết thêm, đến nay, Việt Nam có 13 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO vinh danh. Những di sản này đều được vinh danh dựa trên những tiêu chí của UNESCO và có giá trị nhất định với cộng đồng.
    http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/954581/cuc-di-san-van-hoa-tra-loi-ve-viec-vinh-danh-di-san-van-hoa-cua-unesco

    Trả lờiXóa