Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

BÂY GIỜ EM MỚI BIẾT, "HÀ GIANG MẾN YÊU CỦA TÔI"!


BÂY GIỜ EM MỚI BIẾT...
Triệu Tài Vinh - Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.


Bây giờ em mới biết: Chị Đặng Thị Hà - Phó Giám đốc sở Nông nghiệp là vợ thứ nhất của anh 
Bây giờ em mới biết: Anh Triệu Tài Phong - Bí thư huyện ủy huyện Quang Bình hiện nay là em ruột của anh Triệu Tài Vinh.

Bây giờ em mới biết: Anh Triệu Tài An - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì hiện nay cũng là em ruột của anh Triệu Tài Vinh.

Bây giờ em mới biết: Anh Triệu Tài Tân - Phó Giám đốc viễn thông Hà Giang cũng là em ruột anh Triệu Tài Vinh.

Bây giờ em mới biết: Chị Triệu Thị Giang vừa được đề bạt lên Phó Giám đốc sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hà Giang là em ruột của anh Triệu Tài Vinh.

Bây giờ em mới biết: Anh Mạc Văn Cường - Phó GĐ Công an thành phố Hà Giang là em rể anh Triệu Tài Vinh.

Bây giờ em mới biết: Anh Triệu Là Pham - Phó ban Nội chính Tỉnh ủy là con ông bác anh Triệu Tài Vinh.

Bây giờ em mới biết: Chị Triệu Thị Tình - Quyền lãnh đạo Giám đốc sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch là con bà cô ruột anh Triệu Tài Vinh.
Hà Giang mến yêu ơi, Hà Giang mến yêu của tôi!
Dương Quỳnh Trang
Google.tienlang bổ sung: Trang Wikipedia cũng có viết về ông Triệu Tài Vinh như sau:

HÀ GIANG QUÊ TÔI- LÊ DUNG


Hoàng Ngân Thương

28 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Phóng viên Tự dolúc 16:02 17 tháng 9, 2016

    Bí thư Hà Giang nói về việc nhiều người thân làm lãnh đạo

    Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh đã có những trao đổi xung quanh thông tin nhiều người thân được bầu, bổ nhiệm lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh.


    Không cảm thấy vui...

    Vài ngày qua, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một số lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh có quan hệ họ hàng, thân thích với Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh.

    Trao đổi với PV báo điện tử Trí Thức Trẻ vào sáng 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cho biết, ông đã nắm được thông tin về vấn đề này và xác nhận, một số người được nêu đó đúng là có quan hệ họ hàng với ông.

    Ông Vinh khẳng định, quy trình bổ nhiệm đối với những người này đều tuân thủ đúng quy định của Đảng, Nhà nước và thực tế, cá nhân ông cũng "không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo".

    "Trước bàn thờ tổ tiên của mình, tôi luôn tâm niệm là phải làm những gì tốt nhất cho người dân và cho đến giờ, tôi vẫn đang cố gắng hết sức để làm điều đó.

    Nhưng đúng thực sự có những vấn đề, việc mà mình không tránh được. Đối với việc này cũng vậy, cá nhân tôi sẵn sàng đối diện và thấy có trách nhiệm phải trả lời rõ để mọi người hiểu.

    Tuy nhiên, ở đây, hình ảnh bên ngoài có thể giống nhau nhưng bản chất là khác nhau và nhiều người có thể chỉ nhìn thấy như thế còn không biết chất lượng làm việc của những người này ra sao và nguyên tắc cũng như quy trình công tác cán bộ ở Hà Giang chất lượng được duy trì như thế nào …", ông Vinh nói.

    Cũng theo ông Vinh, việc bổ nhiệm, bầu người thân của ông làm cán bộ lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh không phải bây giờ mà từ năm 2006 đã có ý kiến đề nghị nhưng ông đều đến tận nơi xin từ chối.

    Cụ thể, vào năm 2006, vợ ông là bà Phạm Thị Hà được ngành đề xuất bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang nhưng ông không đồng ý để vợ đảm nhiệm chức vụ đó.

    Đến năm 2009, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lúc bấy giờ đã đưa ra đề nghị, trình bổ nhiệm vợ ông làm Phó Giám đốc Sở này nhưng vợ chồng ông đến tận nhà Giám đốc Sở xin không nhận nhiệm vụ này.

    Bởi lúc đó, ông Vinh đang là Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Bí thư huyện ủy Hoàng Su Phì, gia đình rất bận nên khó hoàn thành nhiệm vụ đó được.

    Hiện bà Hà đang đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.

    Đến năm 2011, ông Mạc Văn Cường, em rể ông, công tác tại công an thành phố Hà Giang và lúc đó đã có ý kiến đề xuất làm Phó trưởng công an thành phố nhưng ông nói rõ là không được trình.

    Vì khi đó mới học hoàn thiện xong, mặc dù vẫn biết ông Mạc Văn Cường đã từng là cán bộ kinh qua hai địa phương là Yên Minh và Hoàng Su Phì, và bây giờ là địa phương thứ 3 nơi ông Cường đang công tác.

    "Thời điểm đó, tôi nói rõ với chú ấy là mình công tác tốt thì mình sẽ được làm lãnh đạo, còn giờ phải làm thật tốt công việc cho địa phương, nhân dân còn không thì không được đến gặp tôi", ông Vinh bày tỏ.

    Hiện ông Cường cũng đang đảm nhiệm chức vụ Phó trưởng Công an Thành phố Hà Giang.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 16:04 17 tháng 9, 2016

      Về trường hợp ông Triệu Tài Phong, em trai ông Vinh, hiện đang là Bí thư huyện ủy Quang Bình. Trước đó, năm 2007, ông Phong từ Phó Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh được luân chuyển về làm Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình (khi đó ông Vinh là chủ tịch huyện Hoàng Su Phì).

      Đến năm 2011 được bầu làm Chủ tịch UBND huyện. Sau khi Bí thư huyện ủy Quang Bình Nguyễn Văn Tuệ được điều động về làm Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh vào năm 2012 thì Ban tổ chức, huyện Quang Bình có đề nghị cơ cấu bầu ông Phong làm Bí thư nhưng ông Vinh không đồng ý.

      "Thời điểm đó, tôi phải trực tiếp về Hà Nội gặp đồng chí Lê Quang Minh, Tỉnh ủy viên, Chánh văn phòng Tỉnh ủy đang đi học Cao học ở Hà Nội và đề nghị, anh về làm Bí thư huyện ủy Quang Bình. (Mặc dù biết ông Lê Quang Minh đã từng giữ chức Bí thư huyện ủy huyện Xín Mần).

      Anh Minh trước đó đã làm Bí thư huyện rồi nên sau khi nghe tôi trao đổi, anh đã đồng ý lần thứ 2 đi về huyện. Đến năm 2014, trước thềm Đại hội Đảng bộ thì anh Minh rút về tỉnh thì lúc đó, Phong được bầu làm Bí thư huyện ủy.

      Rồi đến em trai tôi Triệu Sơn An, thì Hoàng Su Phì là quê tôi với dân số là người Dao rất đông, trong cơ cấu cán bộ phải có người Dao.

      Tổ chức đề nghị đưa em tôi về đó làm Phó Chủ tịch tôi không đồng ý và tôi đề xuất với huyện nên xem xét trường hợp cán bộ là người địa phương thì tốt, và ông Lý Chòi Nhàn là một lựa chọn của huyện khi đó (ông Lý Chòi Nhàn hiện là chánh văn phòng UBND huyện Hoàng Su Phì).

      Tuy nhiên khi làm quy trình thì đồng chí này lại chưa học chính trị, không đủ điều kiện để bổ nhiệm.

      Ở đây, tôi không bao giờ muốn như thế cả nhưng tình cảm của tôi đều phải thua nguyên tắc, tôn trọng nguyên tắc, phát huy vai trò cơ quan tham mưu trong tổ chức…", Bí thư Vinh nêu rõ.

      Ông Vinh cũng cung cấp thêm, đối với trường hợp của bà Triệu Thị Giang, em gái ông, không phải là bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

      "Tôi đã nói rõ là nếu bổ nhiệm cô Giang lên Trưởng phòng thì phải giải trình, bảo vệ đề án nếu mình được bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng trước tập thể Ban Thường vụ tỉnh ủy chứ đừng nói đến Phó Giám đốc.

      Còn ông Triệu Tài Tân cũng không phải là Phó Giám đốc Viễn thông Hà Giang mà chỉ là Phó phòng hành chính của đơn vị này thôi, nhiệm vụ của ông Tân là giúp lãnh đạo điều hành hành chính phục vụ công tác, là một công nhân thực thụ", ông Vinh nhấn mạnh.

      Nên nhìn nhận bản chất sự việc một cách khách quan

      Riêng ông Triệu Là Pham, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy và bà Triệu Thị Tình, quyền Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, ông Vinh khẳng định: "Hai người này đều trưởng thành từ cơ sở và không hề có quan hệ ruột thịt trong nhà.

      Họ là những người cùng quê, một vùng quê hiếu học và họ trưởng thành. Thông tin trên mạng xã hội đưa như vậy là không chính xác".

      Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang chia sẻ thêm, với tất cả những người thân, họ hàng của mình dù không muốn nhưng "tình cảm thua nguyên tắc" nên khi họ được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo như vậy, ông luôn nhắc nhở, quán triệt "phải làm việc hết sức nghiêm túc, không được làm việc sai trái, mang tiếng xấu cho gia đình và cho tôi".

      Đồng thời, ông Vinh cũng nêu rõ, việc mọi người chia sẻ, nêu các thông tin về gia đình ông lên mạng xã hội như vậy là quyền của họ, ông không can thiệp được nhưng ông mong, mọi người hiểu đúng, nhìn nhận bản chất sự việc một cách khách quan, rõ ràng chứ không chỉ nhìn những hình ảnh bên ngoài.

      Soha

      Xóa
  3. Hãy xem đ/c X thế nào? Các con của đ/c này ra sao rồi hãy chế trách đ/c Triệu Tài Vinh!

    Trả lờiXóa
  4. Nguồn gốc cả đống thông tin hổ lốn này là từ thằng Lê Dũng (Dũng Vova) mà ra. Còn thực tế thì chỉ có một vài vị là đang giữ chức vụ thật. Nhưng thông tin sai lệch có liên quan đến các vị sau:
    1- Ông Triệu Tài Tân cũng không phải là Phó Giám đốc Viễn thông Hà Giang mà chỉ là Phó phòng hành chính của đơn vị này. Nhiệm vụ của ông Tân là giúp lãnh đạo điều hành hành chính phục vụ công tác. Đây là chức vụ thấp nhất trong ngạch bậc hành chính cấp tỉnh.
    2- Bà Triệu Thị Giang không phải là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư mà chỉ là Phó trưởng phòng của Sở này, có quy hoạch bổ nhiệm Trưởng phòng.
    3- Vợ ông Vinh, bà Phạm Thị Hà (không phải Đặng Thị Hà) đang là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, không phải là Giám đốc.
    4- Ông Triệu Là Pham, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Gianh không có họ hàng với ông Triệu Tài Vinh.
    5- Bà Triệu Thị Tình, quyền Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cũng không có họ hàng với ông Triệu Tài Vình.
    6- Ông Triệu Sơn An (không phải Triệu Tài An) , Huyện Ủy viên, Phó chủ tịch phị trách nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì cùng không có dây mơ rễ má gì với ông Triệu Tài Vinh.
    Chỉ có hai trường hợp ông Triệu Tài Phong (em trai), Bí thư huyện ủy Quang Bình và ông Mạc Văn Cường, Phó trưởng Công an TP Hà Giang là có thông tin đúng.
    Thông tin kiểu này mà Hoàng Ngân Thương (Lê Hương Lan) không xác minh, không kiểm chứng, cứ đăng đại lên rồi lại có đứa nào đó dẫn thông tin bổ sung từ nguồn vớ vẩn trên wikipedia thì đúng là NỐI GIÁO CHO GIẶC

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi biết ai đúng đây? Nếu ông Nặc đúng thì trang GTL đang mang sự giả đến công chúng.

      Xóa
    2. Anh rận nặc 17:05 Ngày 17 tháng 09 năm 2016 và rận Jour Vold đúng là phán bậy bạ, định làm mất uy tín Google.tienlang đây mà.

      Chính ông Triệu Tài Vinh trên soha mà ông Phóng viên Tự do dẫn về trên kia đã thừa nhận sự thật (dù có đôi chỗ ông này phản bác.
      Đặc biệt, ông Triệu Tài Vinh nói rằng ông Triệu Sơn An là em ruột, thế mà anh rận nặc này cũng bịa đặt, xuyên tạc ra rằng:
      ----
      Triệu Sơn An (không phải Triệu Tài An) , Huyện Ủy viên, Phó chủ tịch phị trách nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì cùng không có dây mơ rễ má gì với ông Triệu Tài Vinh.

      Xóa
    3. Biết đọc tiếng Việt o vậy ong Trần?

      Xóa
    4. Nếu ông Jour Vold "biết đọc tiếng Việt" thì hẳn là ông có thể đọc bài trên báo soha mà ông Phóng viên Tự do đưa về trên kia chứ nhỉ?
      Ở đó, ông Triệu Tài Vinh đã thừa nhận hầu hết những điều cư dân mạng nói.
      Còn một vài trường hợp là con ông bác gì đó thì ông Triệu Tài Vinh không thừa nhận sự liên quan?

      Tất cả đều ĐÚNG QUY TRÌNH!

      Vâng, nếu tất cả đều ĐÚNG QUY TRÌNH thì cái Quy trình đó thật nguy hiểm. Nên chăng Trung ương Đảng và Chính phủ cần nghiên cứu để sửa đổi bổ sung cái quy trình này.

      Xóa
    5. Ông Nguyên đọc lại chứ sao lại là tôi?
      Theo còm của PVTD thì ông Triệu là Pham và bà
      Triệu thị Tình o có quan hệ ruột thịt. Ông Triệu tài Tân chỉ là phó phòng hành chính. Bà Triệu thị Giang chỉ là phó phòng.
      So với bài " Giờ em mới biết" mà GTL tha về trang với bài của PVTD thì trật nhau. Tuy nhiên tôi đã cẩn thận, o dám nói ai chính xác ai không, nên mới dùng chữ "NẾU". Ông Trần và cả ông hơi bộp chợp quá!

      Xóa
    6. Làm thông tin cần chính xác. Còn phản đối tình trạng gia đình trị này tôi đã còm là "Bó tay.com".
      Ăn nói cẩn thận thì được tặng mũ "Rận" ? Cám ơn ông Trần, ông giữ lại mà xài!

      Xóa
  5. Nặc danh17:05 Ngày 17 tháng 09 năm 2016 đúng là rận. Nó bảo vệ cho anh Vinh thực ra là nó giết anh Vinh, nó muốn làm kiểu KHEN CHO CHẾT đây mà!
    Cũng như mấy anh ở Công an Lâm Đồng và ở Bộ GTVT hiện nay đang bảo vệ cho "Người hùng Bảo Lộc" Phan Văn Bắc đây!

    Trả lờiXóa
  6. Trần Thị Thuậnlúc 21:02 17 tháng 9, 2016

    “8 người thân của tôi được bổ nhiệm đều đúng quy trình”
    17/09/2016 16:45 GMT+7

    TTO - Bí thư tỉnh uỷ Hà Giang Triệu Tài Vinh đã nói như vậy với Tuổi Trẻ sau khi có thông tin có đến 8 người thân của ông được bố trí các vị trí chủ chốt của nhiều cơ quan trong tỉnh Hà Giang.
    “8 người thân của tôi được bổ nhiệm đều đúng quy trình”

    Ông Triệu Tài Vinh (bìa phải) cùng với lãnh đạo Bộ Lao động thương binh và xã hội trong một cuộc khảo sát để mở rộng, tôn tạo nghĩa trang Vị Xuyên (ảnh chụp ngày 9-9) - Ảnh: ĐỨC BÌNH

    Theo đó, ngày 17-9, trên mạng xã hội đăng tải thông tin có ít nhất 8 người là vợ, anh em ruột thịt, em rể, anh em họ hàng của ông Triệu Tài Vinh đang giữ các vị trí chủ chốt của nhiều ban ngành, địa phương trong tỉnh gồm:

    - Bà Phạm Thị Hà - phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, là vợ ông Vinh

    - Ông Triệu Tài Phong - bí thư huyện ủy huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, là em trai ông Vinh

    - Ông Triệu Sơn An - phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, là em trai ông Vinh (không phải Triệu Tài An như thông tin trên mạng)

    - Ông Triệu Tài Tân - phó phòng Hành chính Viễn thông tỉnh Hà Giang, là em trai ông Vinh (không phải làm phó giám đốc Viễn thông Hà Giang như thông tin trên mạng)

    - Bà Triệu Thị Giang - phó phòng Kinh tế đối ngoại Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hà Giang, là em gái ông Vinh (không phải được đề bạt lên phó giám đốc sở như thông tin trên mạng)

    - Ông Mạc Văn Cường (chồng bà Giang, em rể ông Vinh) - phó trưởng Công an thành phố Hà Giang

    - Ông Triệu Là Pham (anh họ ông Vinh) - phó ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Giang

    - Bà Triệu Thị Tình (em họ ông Vinh) - phó giám đốc phụ trách Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hà Giang.

    Trước thông tin này, trao đổi với Tuổi Trẻ vào sáng cùng ngày, ông Vinh xác nhận cả 8 người trên đều là người thân của mình.

    Tuy nhiên ông Vinh cho rằng không nên “nhìn vào hiện tượng của sự việc” là các chức vụ những người này đang nắm giữ mà nên nhìn vào bản chất của sự việc như quy trình bổ nhiệm cán bộ, điều kiện, năng lực, hiệu quả làm việc của những người này.

    Ông Vinh cho biết, sự việc này đã được các cơ quan chức năng của trung ương vào cuộc kiểm tra và có kết luận. “Sau khi kiểm tra, đầu tháng 5 UBKT trung ương đã kết luận việc bổ nhiệm cán bộ của tỉnh là đúng quy trình” - ông Vinh nói.

    Ông Vinh cho rằng, nếu chỉ nhìn vào danh sách người nhà này thì sẽ là “chuyện không hay” nhưng đi vào từng trường hợp cụ thể thì “sẽ thấy việc bổ nhiệm không có khuất tất”.

    “Không những tôi không ưu ái người nhà mà nhiều lần khi Ban thường vụ tỉnh uỷ đưa người thân của tôi ra để bàn bố trí cán bộ tôi còn là người phản đối" - ông Vinh nói.

    "Năm 2006, vợ tôi được được ngành đề xuất bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang nhưng tôi là người phản đối. Đến năm 2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lúc bấy giờ đã đưa ra đề nghị, trình bổ nhiệm vợ tôi làm phó giám đốc sở nhưng tôi tiếp tục phản đối và hai vợ chồng xin không nhận chức vụ này vì lúc đó tôi đang là Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Bí thư huyện ủy Hoàng Su Phì, gia đình rất bận nên vợ tôi khó hoàn thành nhiệm vụ đó được” - ông Vinh cho biết.

    Ông Vinh cũng cho biết thêm trong những lần đầu em trai được đề xuất làm lãnh đạo huyện Quang Bình, em rể được đề xuất làm lãnh đạo Công an TP Hà Giang thì cũng chính ông Vinh là người phản đối.

    “Sau đó do yêu cầu của tình hình thực tế, điều kiện, năng lực của những người này đáp ứng được thì địa phương tiếp tục đề xuất. Tất cả những người này đều nằm trong quy hoạch cán bộ, khi đưa ra bàn để bố trí nhiệm vụ thì do Ban thường vụ Tỉnh uỷ quyết định, cá nhân tôi chỉ là một ý kiến. Họ đều đã đi cơ sở, làm nhiều chức vụ khách nhau, có người còn ra tỉnh làm lãnh đạo từ khi tôi vẫn đang công tác ở huyện” - ông Vinh nói.
    http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160917/8-nguoi-than-cua-toi-duoc-bo-nhiem-deu-dung-quy-trinh/1173165.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các bạn nên xem lại lịch sử các đời trước đây, đây là vùng phên dậu tổ quốc, tìm được một người trong đồng bào thiểu số có thể làm lãnh đạo rất khó. Có thời gian và ngay bây giờ cũng vậy, các học sinh đồng bào thiểu số thi đại học (tính các đại học HOT) chỉ 1 vài điểm cũng đậu và khi trở về được bổ nhiệm cán bộ rất nhanh. Quan trọng là soi xem họ có làm được không, họ có tầm bậy không chứ đừng moi móc như thế này. Ai cũng phải làm việc, ở miền xuôi còn nhiều chỗ làm chứ miền núi thì bao nhiêu chỗ, người ta đi làm công chức cũng phải thăng tiến chứ. Phải biết trân trọng cán bộ đồng bào phải không các bạn, đừng có ngậu sị lên, họ nghỉ hết làm vua Mèo thì rối hết đấy.

      Xóa
    2. Các bạn nên xem lại lịch sử các đời trước đây, đây là vùng phên dậu tổ quốc, tìm được một người trong đồng bào thiểu số có thể làm lãnh đạo rất khó. Có thời gian và ngay bây giờ cũng vậy, các học sinh đồng bào thiểu số thi đại học (tính các đại học HOT) chỉ 1 vài điểm cũng đậu và khi trở về được bổ nhiệm cán bộ rất nhanh. Quan trọng là soi xem họ có làm được không, họ có tầm bậy không chứ đừng moi móc như thế này. Ai cũng phải làm việc, ở miền xuôi còn nhiều chỗ làm chứ miền núi thì bao nhiêu chỗ, người ta đi làm công chức cũng phải thăng tiến chứ. Phải biết trân trọng cán bộ đồng bào phải không các bạn, đừng có ngậu sị lên, họ nghỉ hết làm vua Mèo thì rối hết đấy.

      Xóa
  7. Nếu đúng thông tin như bài báo trên đưa thì mấy vị lãnh đạo này cần lấy gương của Trần Thủ Độ ra dạy lại. Còn nếu chưa chính xác thì ở một số nơi việc cùng họ là bình thường.

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Bây giờ em mới hiểu: Làm quan chức thời nay thật khó! Đang là mục tiêu của thuyết âm mưu.

    Trả lờiXóa
  10. Theo bài mà chị Trần Thị Thuận chép về từ báo Tuổi trẻ trên kia thì ông Trịnh Tài Vinh đã thừa nhận những điều dư luận nói về ông là đúng.
    Vậy mà bên lão Mõ Làng vẫn khăng khăng bảo vệ cho được là sao nhỉ?
    Vụ này hoàn toàn khác vụ ông Bí thư Thanh Hóa vì cả 8 trường hợp ông Vinh đã thừa nhận.
    Còn vụ ông Bí thư Thanh Hóa tôi thấy chứng cứ chưa thuyết phục.
    Hãy chờ thêm nữa.

    Trả lờiXóa
  11. Phóng viên Tự dolúc 13:59 21 tháng 9, 2016

    'Ông Bí thư Tỉnh đã quyết không bổ nhiệm thì ai dám trái ý?'

    Bà Phạm Chi Lan - nguyên Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Ảnh: zing.vn)

    Theo bà Phạm Chi Lan, nếu ông Bí thư Tỉnh mà quyết không để cấp dưới bổ nhiệm người thân trong gia đình của mình làm lãnh đạo thì có ai dám trái ý?

    Những thông tin về Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang Triệu Tài Vinh và 8 người thân làm quan chức trong tỉnh này đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

    Đây không phải là trường hợp đầu tiên cũng như hi hữu ở Việt Nam về việc nhiều người trong một gia đình, trong một dòng họ cùng làm quan chức ở tỉnh, thậm chí cùng một huyện. Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Chi Lan - nguyên Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có những kiến giải lý thú về việc này.

    "Chọn người tài chứ không phải chọn người nhà"

    PV: Bà có suy nghĩ như thế nào về hiện tượng một gia đình có nhiều người cùng làm cán bộ trong tỉnh thậm chí là một huyện như báo chí đa nêu?

    Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ câu nói của người xưa thì chắc chắn ngày xưa đã xảy ra như vậy rồi nhưng bây giờ dường như nó đang trở lại rất mạnh mẽ. Bằng chứng là người ta nói đến rất nhiều và báo chí cũng đã đưa ra quá nhiều dẫn chứng. Nhiều đến mức, Thủ tướng cũng phải nói là "chọn người tài chứ không phải chọn người nhà".

    Khi Thủ tướng nói câu ấy thì tôi hiểu rằng tình trạng chọn người nhà đã có nhiều rồi nên ông phải nhắc nhở quan tâm chọn người tài.

    Còn về chuyện quy trình thì tất cả quy trình đều nằm trong tay những người có quyền quyết định hết mà. Bao giờ chả đúng quy trình. Đúng quy trình thì vẫn có những Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh... Chưa kể đúng quy trình còn có con ông nguyên Bộ trưởng.

    Đáng lẽ tình trạng diễn ra như vậy thì bản thân những người có quyền quyết định về mặt nhân sự dứt khoát phải rà soát lại toàn bộ quy trình đó, nhất là sau vụ Dương Chí Dũng. Nếu thấy những khâu không đúng thì phải bỏ đi và nhất là phải minh bạch hoá việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ.

    Xảy ra bao nhiêu chuyện mà rồi vẫn cứ nói ráo hoảnh với nhau là "đúng quy trình" thì nó thành một thứ mà nói như TS Nguyễn Đình Cung đó là sự trơ trẽn.

    Dùng cụm từ "đúng quy trình" để đổ lỗi cho một hệ thống. Đó là một sự đổ vấy cho cả một hệ thống.
    Ông Bí thư Tỉnh đã quyết không bổ nhiệm thì ai dám trái ý? - Ảnh 1.
    PV: Thưa bà, trước đây vua Lê Thánh Tông đã đưa ra Luật Hồi tỵ để tránh việc những người thân bổ nhiệm lẫn nhau trong bộ máy chính quyền, tránh xảy ra việc tham ô... Phải chăng chúng ta cần phải tham khảo biện pháp này?

    Bà Phạm Chi Lan: Việc phải học người xưa là đúng rồi. Các thời vua xưa đã có không ít việc làm rất hay mà lịch sử còn lưu truyền lại. Rõ ràng những quy định đó có sức sống lâu như thế nào thì mới được truyền tụng, lưu trong dân. Điều đó phải học đã đành rồi, nhưng thực tế ở luật pháp các nước xung quanh có biết bao nhiêu quy định hay mà mình hoàn toàn có thể học được.

    Suốt từ ngày cải cách đến giờ, không biết bao nhiêu sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để học hỏi xây dựng hệ thống, thể chế như thế nào, các vấn đề về bộ máy hành chính Nhà nước như thế nào... Tất cả đều có hết rồi.

    Ngay cả việc chống tham nhũng thì các bác bây giờ cũng luôn nói là phải làm thế nào để cho cơ chế không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng... Chúng ta làm chưa hiệu quả.

    Tôi nghĩ rằng, việc học hoàn toàn không khó, vấn đề là có chịu học hay không. Mà ở đây rõ ràng quyền bổ nhiệm cán bộ là quyền của một số ít, chứ không phải số nhiều người.

    Những người có chức năng cũng hay xem, "soi" lý lịch những cán bộ được bổ nhiệm nên không thể nói là không biết ông này là con của ông kia, là cháu của người khác.

    Nếu một hệ thống chỉ xem xét tài năng kiểu như kinh doanh thì còn có thể nói là không biết rõ lý lịch... chứ còn tuyển dụng, bổ nhiệm thì họ thừa biết lý lịch của từng người.

    Vậy mà vẫn có những việc như vậy thì tôi nghĩ đó là sự tự buông lỏng, tự tha cho nhau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 14:00 21 tháng 9, 2016

      Bổ nhiệm người thân thì bản thân cũng khó làm việc

      PV: Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, ông Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang cũng đã nói rằng, khi những người thân của ông được đề cập đến trong việc bổ nhiệm, ông đã gạt đi. Tuy nhiên, cho đến nay, một số người đó vẫn đang ngồi ở những vị trí như trước đó đã được xem xét. Bà có tin cấp dưới của ông Bí thư Tỉnh Hà Giang đã cố tình không làm đúng tinh thần của Bí thư?

      Bà Phạm Chi Lan: Tôi không tin thế. Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang thực sự không muốn những người thân của mình được bổ nhiệm thì đã dứt khoát không chấp nhận. Hoặc ông ấy sẽ yêu cầu người thân của mình đi về các tỉnh khác mà ứng cử hoặc làm việc. Trong việc này, nếu Bí thư Tỉnh đã kiên quyết thì có ai dám trái ý?

      PV: Nếu bà ở vào vị trí người đứng đầu một tỉnh như Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang thì bà ứng xử như thế nào trong trường hợp những người thân của mình được bổ nhiệm?

      Bà Phạm Chi Lan: Tôi dứt khoát không chấp nhận. Tôi có quyền từ chối chứ. Mà đây là lý do chính đáng: Như vậy tôi sẽ rất khó làm việc mà bản thân người được bổ nhiệm cũng khó làm việc. Cả cơ quan, cả đơn vị cũng khó làm việc. Uy tín của tỉnh uỷ sẽ mất đi chứ không chỉ có uy tín cá nhân tôi.

      PV: Vẫn giả sử bà là người đứng đầu một tỉnh nhưng nếu những người thân của bà là những người có tài thực sự, có thể đảm đương được công việc ở vị trí cao hơn thì sao, thưa bà?

      Bà Phạm Chi Lan: Có tài thực sự thì hoàn toàn có thể thi thố tài ở chỗ khác chứ không nhất thiết phải vào các vị trí lãnh đạo ngay trong bộ máy của tôi đứng đầu.

      Nếu có tài thì người ta đã có thể xông pha đi làm việc ở chỗ khác được. Đất nước rộng lớn chứ đâu chỉ có tỉnh Hà Giang hay chỉ có nơi tôi làm lãnh đạo mà cứ phải bám vào đó?

      Xin cám ơn bà!
      http://soha.vn/ong-bi-thu-tinh-da-quyet-khong-bo-nhiem-thi-ai-dam-trai-y-20160918061128882.htm

      Xóa
    2. Tôi ủng hộ quan điểm của bà Lan.

      Các cơ quan công quyền nhất thiết phải tổ chức thi tuyển đảm bảo thật sự công khai minh hạch khi tuyển dụng và đề bạt cá chức danh trong bộ máy của mình.

      .

      Còn tổ chức thi tuyển sao cho công khai, minh bạch thì theo tôi không quá khó.
      Thí du một vài nguyên tắc: thi tuyển công chức thì tổ chức thi vấn đáp quay camera và phát trực tiếp lên mạng; đề bạt thì cũng phải thi nhưng dứt khoát các ứng viên phải có đề án trong đó nêu rõ kế hoạch công tác và các biện pháp thực hiện trong nhiệm kỳ nếu được bổ nhiệm.

      Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể tìm được người tài mà không phải người nhà.
      Chỉ sợ các ông không muốn làm thôi.

      Xóa
  12. Giám đốc Pháp y Đà Nẵng: Bổ nhiệm người thân vì thương
    20/09/2016 14:12 GMT+7

    - Trước khi về hưu, ông Võ Đình Thạnh, GĐ Trung tâm Pháp y Đà Nẵng bị tố đã tuyển nhiều người thân.

    Gần đây VietNamNet nhận được phản ánh về sự bất thường trong công tác cán bộ ở Trung tâm Pháp y Đà Nẵng. Dù đơn vị này chỉ có 15 biên chế nhưng nhiều người thân của lãnh đạo vẫn được "quy hoạch".
    bổ nhiệm, bổ nhiệm người thân, Giám đốc Pháp y Đà Nẵng, bổ nhiệm đúng quy trình

    Trung tâm Pháp y Đà Nẵng, nơi bị tố có nhiều lùm xùm trong việc bổ nhiệm cán bộ.

    Cụ thể, em trai ông Thạnh là Võ Văn Bảy được ký hợp đồng dài hạn làm lái xe kiêm vật tư thiết bị dù chưa tốt nghiệp 12. Vợ ông Bảy là bà Trần Thị Thu Vân được bổ nhiệm làm Phó phòng tổ chức hành chính (chưa có Trưởng phòng).

    Điều đáng nói, thời điểm được bổ nhiệm (tháng 6/2014), bà Vân chỉ có trình độ trung cấp kế toán.

    Bà Trần Thị Ngọc Linh (văn thư, lưu trữ) là cháu dâu ông Võ Đình Thạnh, được đưa về từ Bệnh viện Đà Nẵng.

    Trước thông tin trên, ông Mai Xuân Ngọc, Giám đốc trung tâm Pháp y Đà Nẵng cho biết, ông Thạnh nghỉ hưu từ tháng 6/2015. Trung tâm hiện chỉ có 15 biên chế, hợp đồng dài hạn nhưng 1/4 trong số đó là người thân ông Thạnh. Tất cả đều được bổ nhiệm trước lúc ông Thạnh nghỉ hưu.
    bổ nhiệm, bổ nhiệm người thân, Giám đốc Pháp y Đà Nẵng, bổ nhiệm đúng quy trình

    Ông Mai Xuân Ngọc, GĐ Trung tâm Pháp y Đà Nẵng

    Ngoài ra, trong thời gian đương chức, trung tâm này còn bổ nhiệm một phó phòng tổ chức hành chính khác là bà Võ Thị Kim Nhung mà chỉ có bằng trung cấp y sỹ. Một trường hợp khác là Phan Thị Bích Trâm cũng được kéo về làm tạp vụ.

    Theo ông Mai Xuân Ngọc, bộ phận hành chính, tạp vụ vào biên chế đông như thế nhưng nhiều người làm chuyên môn lâu năm vẫn đang phải hợp đồng.

    “Trung tâm còn 2 bác sỹ, 3 giám định viên chưa được vào biên chế. Chúng tôi đã làm đề xuất gửi lên Sở Y tế và đang chờ xem xét”, ông Ngọc cho hay.

    Thương nên bổ nhiệm

    Ông Võ Đình Thạnh, nguyên GĐ Trung tâm pháp y Đà Nẵng thừa nhận đã đưa một số người thân vào đơn vị này làm việc. Ông lý giải việc này xuất phát từ tình cảm, không có chuyện chạy chọt.

    “Lúc đó, chú Bảy em ruột tôi vừa từ TP.HCM về, thất nghiệp và có khả năng lái xe, làm photoshop nên tôi thương đưa vào. Cháu dâu tôi là Trần Thị Ngọc Linh đang làm ở BVĐK Đà Nẵng, hai vợ chồng đều phải trực nên khó khăn. Tôi thương nên đưa về đây cho tiện việc gia đình”, ông Thạnh lý giải.
    bổ nhiệm, bổ nhiệm người thân, Giám đốc Pháp y Đà Nẵng, bổ nhiệm đúng quy trình

    Nguyên GĐ Trung tâm Võ Đình Thạnh

    Ông cũng thừa nhận đã bổ nhiệm bà Vân là vợ của em trai lên Phó phòng tổ chức hành chính, ở thời điểm bà này chỉ có bằng trung cấp.

    Theo ông Thạnh, kế hoạch về nhân sự đều gửi lên Sở Y tế và được duyệt.

    Bà Võ Thị Kim Nhung cho rằng, việc bổ nhiệm hàng loạt cán bộ là người thân lãnh đạo được thực hiện đúng quy trình.

    “Do đơn vị thiếu người nên việc bổ nhiệm dù chưa đủ bằng cấp theo quy trình thì không sai”, bà Nhung khẳng định.

    Trong khi đó, ông Mai Xuân Ngọc cho biết, sắp tới sẽ rà soát lại toàn bộ việc bổ nhiệm các nhân sự.

    “Bây giờ không thể để biên chế phình ra nên chúng tôi sẽ tăng cường đào tạo tại chỗ, hoàn thiện từ con người của mình, cho các cán bộ nhân viên đi học lên”, ông Ngọc nói.
    http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/328734/giam-doc-phap-y-da-nang-bo-nhiem-nguoi-than-vi-thuong.html

    Trả lờiXóa
  13. Nguyễn Đức Kiênlúc 18:14 6 tháng 7, 2019

    Quan chức nào đã được lên sóng Google.tienlang thì sớm hoặc muộn sẽ được theo Đinh La Thăng gia nhập Juventus!

    Trả lờiXóa
  14. Triệu Tài Vinh có ít nhất 8 người là vợ, anh em ruột thịt, em rể, anh em họ hàng của ông đang làm công chức nhiều ban ngành, địa phương trong tỉnh gồm:

    - Phạm Thị Hà - Phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, là vợ ông Vinh

    - Triệu Tài Phong - Bí thư Huyện ủy huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, là em trai ông Vinh

    - Triệu Sơn An - Phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, là em trai ông Vinh

    - Triệu Tài Tân - Phó phòng Hành chính Viễn thông tỉnh Hà Giang, là em trai ông Vinh

    - Triệu Thị Giang - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hà Giang, là em gái ông Vinh

    - Mạc Văn Cường (chồng bà Giang, em rể ông Vinh) - Phó trưởng Công an thành phố Hà Giang

    - Triệu Là Pham (anh họ ông Vinh) - Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Giang

    - Triệu Thị Tình (em họ ông Vinh) - Phó giám đốc phụ trách Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hà Giang.[5]

    Triệu Tài Vinh có 01 người con gái là Triệu Ngọc Mai nằm trong danh sách học sinh được điểm cao trong vụ việc nâng điểm kỳ thi THPT năm 2018.[6]

    Trả lờiXóa
  15. Sự kiện sai phạm thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang
    Ngày 17 tháng 7 năm 2018 báo điện tử Vietnamnet đăng video họp báo công bố sai phạm thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang, trong đó có tất cả 114 thí sinh được ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí, nâng điểm. 1 trong những thí sinh có điểm thi cao bất thường ở Hà Giang là con gái của bí thư tỉnh uỷ Hà Giang - Triệu Tài Vinh.[10] Cụ thể con gái ông được nâng điểm Toán từ 6 lên 9,4 và điểm tiếng Anh từ 8 lên 10 điểm. Ngoài ra hai người cháu của ông Vinh cũng được nâng điểm[11][12] Nói về bê bối nâng điểm thi cho 114 thí sinh trong đó có con gái và các cháu ông, ông Vinh cho biết, đã rất buồn và không hề biết gì về vụ việc trên. Nhiều người đã bị truy tố trách nhiệm hình sự nhưng ông Triệu Tài Vinh thì không bị gì mà còn được đưa về trung ương để làm Phó Ban kinh tế Trung ương. Vụ việc này làm người ta nhớ đến vụ án gian lận thi cử của con Lê Quý Đôn là Quý Kiệt nhưng còn ở mức độ nghiêm trọng hơn vì dù sao đi nữa Quý Kiệt cũng bị trừng phạt còn Lê Quý Đôn thì Trịnh Sâm lấy cớ Quý Đôn là bậc đại thần, bỏ đi không xét[13]. Hiện nay thì không những con Triệu Ngọc Mai không bị gì do phải "xử lý nhân văn"[14] mà Triệu Tài Vinh tài trí không bằng Lê Quý Đôn nhưng cũng là quan to đầu tỉnh, đại biểu Quốc hội và "dư luận đã phán xét xong rồi"[15] nên không thấy xử lý gì mà còn được thăng chức về trung ương[16].

    Trả lờiXóa