Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Vụ "Công an đánh phóng viên": BÁO CHÍ BẢO VỆ ĐỒNG NGHIỆP NHƯNG CẦN SỰ CÔNG TÂM

Những ngày qua, đã có nhiều tờ báo đăng tải rất nhiều bài viết về vụ việc “Công an hành hung phóng viên” trên cầu Nhật Tân. Thậm chí, trong chương trình thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cũng đưa tin và hình ảnh cùng góc nhìn trên làm bùng lên bức xúc của dư luận cả nước.
**************************
Cụ thể điểm qua hàng loạt bài báo sau:  Báo Tuổi trẻ có các bài “Sẽ xử lý nghiêm vụ phóng viên bị hành hung”; “Điểm nóng 360: Hà Nội sẽ xử theo luật vụ nhà báo bị tấn công”; thậm chí còn đăng bài “Lễ phép với nhân dân” của tác giả Phạm Vũ lôi cả “Sáu điều Bác Hồ dạy CAND” như “Đối với nhân dân phải: Kính trọng – Lễ phép” để lập luận. Hơn thế, Báo Tuổi trẻ còn đăng bài “Gương mặt và Quả đấm” của tác giả “Bút Bi” mỉa mai vụ việc này.
Nhà báo Quang Thế (áo trắng) bị đánh sau khi chửi cảnh sát trên cầu Nhật Tân
Báo Người Lao Động có các bài viết “Phóng viên Báo Tuổi Trẻ bị hành hung khi tác nghiệp”; “Công an hành hung phóng viên, cản trở phóng viên tác nghiệp”; “Cảnh sát hình sự hành hung phóng viên Báo Tuổi Trẻ”
Báo Lao Động có các bài “Đừng im lặng: Chúng tôi phản đối hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp” có nội dung cho rằng “Chúng tôi muốn nói lên sự thật. Không ai có quyền cản trở nhà báo”. Thậm chí còn đòi “lời xin lỗi có đủ không?”
Báo Thanh Niên có các bài viết “Công an huyện Đông Anh hành hung phóng viên khi tác nghiệp”; “Điều tra vụ công an hành hung phóng viên”. Báo Một Thế Giới có bài “Phóng viên báo Tuổi Trẻ bị đánh chảy máu miệng khi tác nghiệp”
Báo điện tử VnMedia có các bài “Hội Nhà báo yêu cầu xử nghiêm vụ hành hung phóng viên”; “Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo làm rõ kẻ hành hung phóng viên trên cầu Nhật Tân”.
Trang tin Zing có các bài “Cảnh sát hình sự ở Hà Nội hành hung phóng viên”; “Hội Nhà báo yêu cầu xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên”.
Trang báo điện tử Soha có các bài báo “Nhà báo bị hành hung trên cầu Nhật Tân: GĐ Công an HN nói gì?”; “Phóng viên tác nghiệp bị Công an cản trở, “tung chưởng” vào mặt” có nội dung cho rằng “trong quá trình tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, PV Quang Thế của báo Tuổi Trẻ đã bất ngờ bị 2 nam thanh niên từ trong hiện trường đi ra đấm, đá liên tiếp vào người”.
Báo Tiền Phong có các bài “Phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”; “Phóng viên bị công an hành hung: Công an Hà Nội vào cuộc”; “Clip tố công an Đông Anh cản trở phóng viên tác nghiệp”
Báo Người đưa tin có các bài “Phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp: Hội Nhà báo VN lên tiếng”; “Nhà báo bị hành hung trên cầu Nhật Tân: GĐ công an Hà Nội nói gì?”
Báo điện tử VietnamPlus (TTXVN) có các bài “Phóng viên Tuổi Trẻ bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”; “Yêu cầu xử nghiêm vụ hành hung phóng viên Tuổi trẻ”
Báo PetroTimes có các bài “Phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”; “Hội Nhà báo lên tiếng vụ phóng viên bị hành hung”.
Báo điện tử VOH có bài “Phải bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp đúng pháp luật”. Báo Đại đoàn kết có bài “Phóng viên báo Tuổi trẻ bị hành hung khi tác nghiệp”. Báo Công Lý có bài “Một phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”. Báo Đất Việt có bài “Công an hành hung phóng viên: Đến tận nơi xin lỗi”. Báo điện tử VTC có bài “Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo làm rõ những kẻ hành hung phóng viên trên cầu Nhật Tân”. Báo điện tử VOV có bài “Hà Nội: Công an huyện Đông Anh xin lỗi vì hành hung phóng viên”. 


 Chiếc taxi bị bỏ lại trên cầu. Ảnh: Otofun
Sau khi hàng loạt bài báo trên đăng tải, dư luận đã bức xúc cực độ đến nỗi, Luật sư Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, chiến sỹ công an đánh phóng viên khi đang tác nghiệp là vi phạm “Sáu điều Bác Hồ dạy CAND”, vi phạm quy định tại Điều 20 của Hiến pháp. Thậm chí trích luôn Điều 104 Bộ luật Hình sự về tội “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” và Điều 7, Nghị định số 159 ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về “Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí”. Đặc biệt, Hội Nhà báo Việt Nam còn ra văn bản gửi Công an thành phố Hà Nội, đề nghị Công an huyện Đông Anh nhanh chóng xác minh, làm rõ và có hình thức xử lý nghiêm đối với hành vi cản trở tác nghiệp, hành hung nhà báo.
Sau khi điểm qua hầu hết các bài báo, chưa nói đến tính đúng sai, nhưng có thể thấy, gần như tất cả đều đưa tin một chiều và chỉ mô tả những gì Nhà báo Trần Quang Thế nói. Tất cả chỉ dựa vào mấy clip của phóng viên tung lên mạng để bảo vệ danh dự và nhân phẩm của phóng viên, không có một bài báo nào đề cập đến những bức xúc của các chiến sĩ khi gặp phải những phóng viên lì lợm, phớt lờ kia. Rất ít bài báo nào hỗ trợ cảnh sát phân tích tìm ra hung thủ, giải tỏa nỗi oan ức của người lái taxi thiệt mạng nằm dưới chân cầu kia.
Chưa có bất kỳ bài báo nào đề cập đến nguyên nhân vì sao một số cảnh sát lại đánh Nhà báo Trần Quang Thế ? Chưa có bài báo nào đặt câu hỏi rất bình thường rằng, chẳng lẽ tự nhiên Nhà báo Quang Thế lại bị đánh? Thậm chí còn bỏ qua những chi tiết rất quan trọng mà tôi sẽ đề cập ở dưới !
Có những bài báo tự cho rằng là “chúng tôi đi tìm sự thật”, vậy liệu các bài báo đã đi đến cùng sự việc chưa?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ từng sự việc: Như tin đã đưa, lúc 8h30 ngày 23/9, nhiều người dân hoảng hốt khi thấy thi thể một người đàn ông áo sẫm màu ở chân cầu Nhật Tân. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát hình sự và các lực lượng khác đã đến để phong tỏa bảo vệ hiện trường, tiến hành xác minh điều tra.
Trên cầu có chiếc taxi (4 chỗ) có biểu hiện hư hỏng một số bộ phận, bên trong xe bị xáo trộn và thành xe có vết máu. Đại diện hãng taxi Vic xác nhận người đàn ông tử vong dưới cầu Nhật Tân là lái xe Mai Trọng Quỳnh (SN 1980), trú ở tổ 80 Khương Trung, Thanh Xuân Hà Nội.



Đơn trình báo của anh Trần Quang Thế về việc bị công an hành hung trên cầu Nhật Tân nhưng lại thiếu chi tiết “chửi công an”.
Vì sao phóng viên bị đánh?

Chuyện gì cũng có căn nguyên của nó: Hãy xem clip của Báo Thanh Niên (giây thứ 3), chúng ta nghe thấy rõ ràng, cảnh sát hình sự mặc thường phục nói lớn với phóng viên “mày chửi ai, hả” trước khi tung cú đá đít, sau đó phóng viên nói “em đã xin lỗi rồi mà”. Điều này có nghĩa, anh phóng viên này rất có thể đã chửi và xúc phạm cảnh sát, chứ không phải tự nhiên mà một số cảnh sát lại khùng khùng điên điên đánh phóng viên như hàng loạt bài báo đã đăng tải, đẩy bức xúc dư luận lên cực đỉnh mấy ngày qua.
Phóng viên Trần Quang Thế khi viết Đơn trình báo đã không trung thực, cố tình lờ đi hành động “chửi công an”! Một sự thật bất lợi cho phóng viên như vậy mà các bài báo đã bỏ qua, cố tình quên đi ! Chẳng lẽ “ngọn cờ” đi tìm sự thật của các nhà báo viết ra các bài báo trên là như thế này? “Phóng viên tác nghiệp đúng pháp luật” là như vậy sao?  Những câu hỏi này làm cho tôi nghi ngờ về sự công tâm mà các nhà báo đang rêu rao!
Hãy xem clip của Báo Thanh Niên (giây thứ 3: cảnh sát nói lớn “mày chửi ai, hả” trước khi tung cú đá đít, phóng viên nói “em đã xin lỗi rồi mà”).
Còn trong clip được cho là của Báo Pháp luật, chúng ta thấy rất rõ, sỹ quan cảnh sát mặc quân phục Nguyễn Danh Thắng (số hiệu 091-446) đã giải thích nhẹ nhàng với phóng viên, đây là vụ trọng án, anh em đang tập trung điều tra như phóng viên đã thấy, mong anh hợp tác (ý nói hãy thực hiện công an yêu cầu), và cảnh sát đã yêu cầu phóng viên ra khỏi hiện trường nhiều lần để còn thực hiện nhiệm vụ. Sau đó phóng viên (báo Pháp luật) đòi hỏi cả thẻ công an đâu, nói “anh này là ai”, yêu cầu cảnh sát phải kiểm tra cảnh sát thường phục này là ai! Phóng viên có quyền đứng giữa hiện trường đòi hỏi những điều này sao?

Hãy xem clip của PV Báo Pháp luật:

Những sai trái trong tác nghiệp của cảnh sát và phóng viên:
Trước hết về phía cảnh sát: Nhiều người cho rằng, cảnh sát không khoanh vùng, bảo vệ hiện trường như, dây chăng, cảnh báo cấm xâm nhập. Cảnh sát đã sử dụng lực lượng công an xã, trinh sát thường phục thiếu hợp lý để ngăn cản người vào hiện trường. Họ đã đánh phóng viên khi gặp tình huống kích động thể hiện qua lời nói (chửi cảnh sát như trong clip) và cử chỉ khi gặp phải đối tượng chây lì, bất chấp cảnh sát đã yêu cầu ra khỏi hiện trường nhiều lần.
Cái đập máy quay, cú đấm vào mặt, cái đá đít phóng viên (sau khi bị phóng viên chửi) đều không có trong giáo trình nghiệp vụ, sai pháp luật và rất phản cảm.
Thứ hai, về phía phóng viên: Đi lấy tin về trọng án mà lại không hiểu biết về tố tụng hình sự. Hiện trường vụ án là nơi bất khả xâm phạm khi chưa được phép của cơ quan điều tra. Đấy là nơi mà lực lượng kỹ thuật hình sự thu thập chứng cứ cho vụ án. Nếu hiện trường bị sai lệch cho dù chỉ là dấu chân, vết tì, vân tay cũng đủ làm mất manh mối, điều tra sẽ rất khó khăn, thậm chí còn lạc hướng, sai lệch chứng cứ, gây oan sai.
Đã có nhiều trường hợp do không có kiến thức khi chụp hình dẫn đến mất dấu vết, thậm chí dấu vết thu được lại là của “quân ta” (như vụ thảm sát Bình Phước, toàn bộ dấu vân tay trên cổng chính là của người dân hiếu kỳ và nhà báo). Chưa kể các đối tượng gây án trà trộn trở lại hiện trường để nghe ngóng, xóa dấu vết. Lẽ ra phóng viên phải biết và tôn trọng yêu cầu này của công an.
Xem lại một số clip được tung lên mạng, một người mặc thường phục dùng bụng, vai của mình để húc cản một người cầm máy ảnh cố xông vào hiện trường. Một công an xã không thể cản được một phóng viên cố xông vào hiện trường. Một cảnh sát yêu cầu phóng viên ra ngoài hiện trường trọng án vẫn không được chấp hành. Thấy thái độ của phóng viên báo Pháp luật, Tuổi trẻ thể hiện sự chây lì. Phóng viên báo Pháp Luật chưa trình thẻ Nhà báo mà cứ luồn lách bên này, bên kia, nói năng như “quan trên xuống hiện trường”. Cảnh sát đã cố giải thích và yêu cầu, nhưng rất tiếc, phóng viên đã quá coi thường tiếng nói của cảnh sát, bỏ ngoài tai mọi yêu cầu, thay vào đó là kiểu thách thức, đe dọa “tung lên mạng, lên báo”. Cách hành xử ấy của phóng viên có văn minh, hợp pháp, có gây bức xúc cho cảnh sát không ?.




Thi thể người đàn ông áo tím nằm dưới chân cầu. Ảnh: Otofun
Về phía các tác giả bài báo đã nêu ở trên: Họ đã đồng loạt đăng tải rất nhiều bài viết ủng hộ đồng nghiệp ra mặt, thiếu trung thực trong cung cấp thông tin, đã lờ đi (chỗ chửi cảnh sát), chỉ viết những thông tin, hình ảnh phản cảm nhất, có tính dẫn dắt dư luận (bị đá đít) để lên án công an, hoặc tệ hơn là làm xấu đi hình ảnh một lực lượng trong mắt nhân dân, như nhà báo Mai Thanh Hải (mà tôi từng yêu quý) đã bình luận trên facebook rằng “Cứ bảo sao dân người ta toàn gọi là “thằng” công an” và vô số các bình luận trên các báo và mạng xã hội!
Thậm chí, tôi còn cảm tưởng, họ còn quên đi nỗi đau thương, mất mát của người lái xe taxi đang nằm dưới chân cầu kia ! Rất ít bài báo đề cập, theo dõi liên tục đến những bất thường của vụ án mạng, hỗ trợ lực lượng điều tra tìm ra hung thủ!
Vì sao cảnh sát lại phải bảo vệ hiện trường bằng mọi giá như vậy ?
Đây là có thể là một vụ án mạng. Những sắp đặt ở hiện trường đều gợi mở một vụ tự tử, nhưng chi tiết trong xe bị xáo trộn, thành xe có vết máu và những bất thường khác trên cầu, khiến các chiến sĩ cảnh sát phải suy nghĩ đến khả năng, anh tài xế có thể bị sát hại và ném xác xuống chân cầu để dựng hiện trường giả một cách tinh vi.
Trong các vụ án, để tìm ra đúng hung thủ, nguyên tắc đầu tiên trong phá án, là phải bảo vệ hiện trường bằng mọi giá, cảnh sát hình sự được đào tạo rất kỹ càng, ngay cả việc chụp ảnh hiện trường và nạn nhân cũng phải huấn luyện chuyên sâu mới có thể không làm sai lệch, xáo trộn dấu vết. Cảnh sát phải tìm mọi cách có thể để phong toả, thậm chí, cô lập cả cây cầu để phục vụ điều tra.
Ở vụ án này, cảnh sát đã chọn phương án vẫn cho xe cộ qua lại. Có thể là để không ảnh hưởng quá lớn đến giao thông, nhưng quan trọng hơn, có thể là cảnh sát cố giữ các hoạt động trên cầu “một cách bình thường nhất” như: không căng dây cảnh báo, chỉ sử dụng con người để bảo vệ. Một mặt, cho cảnh sát mặc quân phục đứng tại chỗ, đồng thời bố chí cảnh sát mật phục xung quanh, giả là người dân thường, để dễ bề theo dõi những ai có biểu hiện lạ (giống vụ giết 6 người ở Bình Phước, một mặt cho cảnh sát mặc quân phục khám nghiệm hiện trường, một mặt bố chí cảnh sát mật phục theo dõi hung thủ Nguyễn Hải Dương trong đám tang). 



Khám nghiệm hiện trường vụ thảm sát ở Bình phước
Ngoài bảo vệ hiện trường về mặt vật lý, thì cảnh sát rất cần phong toả thông tin để tránh đánh động hung thủ hoặc đưa tin có ý đồ để đánh lạc hướng hung thủ. Khi cố chụp ảnh, cảnh sát có quyền nghi ngờ bất kỳ ai (kể cả phóng viên) thu thập thông tin để hỗ trợ hung thủ, hoặc phát tán lên mạng (vô tình hay cố ý) đánh động hung thủ, hoặc cung cấp cho hung thủ những thông tin quý giá về diễn biến cuộc điều tra. Hung thủ sẽ có thời gian để đối phó.

Vậy mà anh phóng viên với chiếc máy quay xông vào hiện trường như trốn không người nên đã bị ngăn chặn. Chỉ cần một cái quyệt tay, một bàn chân bước lên các dấu vết, một hành động hí hoáy nào đó thôi, anh phóng viên có thể sẽ là giảm xác suất phá án xuống con số không!
Đôi điều nhắn nhủ
Trong thời đại thông tin như ngày nay, giá như các chiến sĩ cảnh sát Đông Anh biết giữ bình tĩnh hơn nữa, chấp hành đúng các qui định của pháp luật và của ngành, vận dụng các biện pháp nghiệp vụ một cách khôn ngoan, chuyên nghiệp hơn nữa thì sẽ không đến nông nỗi này.
Đặc biệt, tuyệt đối lúc này không vì dư luận mà tiết lộ danh tính các chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ án (kể cả các chiến sĩ mặc thường phục đánh phóng viên), phải bảo vệ tuyệt đối tính mạng cá nhân và gia đình các chiến sĩ (tránh hung thủ và đồng bọn trả thù). Hãy để sau khi phá án xong, bắt được hung thủ thì công khai danh tính trên mặt báo để công luận rõ!
Công an có quyền (được pháp luật bảo hộ) bảo vệ hiện trường bằng mọi giá, các phóng viên đừng bước qua giới hạn đó.



Công an khám nghiệm hiện trường vụ giết người ở Bình Thuận
Trước một vụ án mạng, công an đang tìm cách bảo vệ nguyên vẹn hiện trường để lực lượng kỹ thuật hình sự vào cuộc. Giá như các phóng viên kia đừng coi mình “như quan trên xuống hiện trường”, biết tôn trọng những người đang thi hành công vụ một chút, thì chuyện như thế này đâu có xảy ra?.

Các phóng viên cũng nên hiểu, khi chưa có dây căng, rào chắn để bảo vệ hiện trường (cả trên cầu và dưới chân cầu) thì công an cực chẳng đã phải sử dụng con người để bảo vệ. Họ cũng cần được tôn trọng và đối xử văn minh như những phóng viên đang được các bài báo bảo vệ danh dự và nhân phẩm vậy.
Các nhà báo không nên chỉ chăm chăm bảo vệ danh dự, nhân phẩm của phóng viên “tác nghiệp đúng pháp luật” mà cần suy xét kỹ hơn nguyên nhân sự việc, danh dự của cảnh sát (khi bị chửi) trước khi viết bài. Cần có thêm những bài báo hỗ trợ cảnh sát tìm ra hung thủ, giải tỏa nỗi oan ức của người lái taxi thiệt mạng kia. Hãy công tâm hơn nữa, hãy đi đến cùng sự thật, đừng cắt xén và phản ánh thông tin một chiều như thế.
Cộng đồng mạng không cần phải lấy cách xử sự của phương Tây (còng tay, vùi mặt xuống đất và có thể ăn kẹo đồng) khi cảnh sát ra hiệu lệnh, mà chỉ cần nhìn vào các clip và văn hóa Việt Nam thôi cũng đủ hiểu phần nào sự việc.
Khi chưa suy xét ai đúng ai sai, việc Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đã trực tiếp đến làm việc với Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ, lên tiếng xin lỗi phóng viên, đó là cách hành xử văn minh. Với những gì đã xử sự, có lãnh đạo nào đại diện báo Tuổi Trẻ lên tiếng xin lỗi cảnh sát chưa?.
Nếu mọi người đều văn minh, tôn trọng nhau thì sẽ không có chuyện “đá nhau” cả ở hiện trường lẫn trên mạng, khi tất cả chúng ta đều đi tìm sự thật, xoa dịu nỗi đau, đem lại công bằng cho người thiệt mạng và vì bình yên của người dân.
Nam Phong

30 nhận xét:

  1. Trần Thị Thuậnlúc 09:35 27 tháng 9, 2016

    Bài này vô cùng có lý, có tình.
    Các nhà báo trẻ lưu ý.
    Các bạn trước hết cũng là những công dân nên cũng có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết phân tích chặt chẽ, đầy đủ, hợp tình hợp lý.
    - Hiện trường phải được bảo vệ chặt chẽ, chỉ những người có trách nhiệm mới được ra vào, ở đây là điều tra viên và kiểm sát viên.
    - Tuy nhiên lực lượng công an huyện Đông Anh bảo vệ hiện trường vụ việc này đã tỏ ra rất lúng túng, thiếu kinh nghiện , không chuyên nghiệp,..dẫn đến vài người thiếu kiềm chế trước sự khiêu khích, trước áp ;ực công việc, có hành động rất phản cảm,. Cái này dư luận không ủng hộ và cần phải lên án.
    Nếu họ bình tĩnh , sau khi nhắc nhở nhiều lần mà phóng viên Thế cố tình chây ỳ , không chấp hành, thì hoàn có thể lập ngay biên bản sự việc. Kiên quyết lập biên bản sự việc ngay và tội danh có thể là Cản trở người thi hành công vụ hay thậm chí là Gây rối trật tự công cộng. Làm đàng hoàng và sẽ có sức răn đe rất lớn.
    - Phóng viên được quyền tác nghiệp nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật quy định, không phải tự cho mình quyền muốn làm gì thì làm. Tôi không vơ đũa cả nắm , nhưng trong trường hợp này, tay phóng viên Thế báo Tuổi Trẻ và 1 tay phóng viên nữa nói giọng miền Trung của báo Pháp Luật nào đó, đã tỏ ra giống như những ông kẹ, ông trời con, coi thường những nhân viên thi hành công vụ, bảo vệ hiện trường.
    Ở mặt nào đó, đây chính là những con kền kền ăn xác thối mà dư luận vẫn hay đề cập.
    * Chúng ta cần nhìn sự việc theo nhiều chiều, cố không thể để cảm tính lấn át.

    Trả lờiXóa
  3. Phải biết kiềm chế cho dù như thế nào chứ không nên có hành động đánh người như vậy mà nhất là những người có ăn học, những người đang chung sống và cùng làm việc trong một môi trường xã hội chủ nghĩa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảnh sát cũng là con người.
      Nếu nói "có ăn học" thì tay phóng viên Thế của báo Tuổi trẻ chắc chắn cũng có ăn học.
      Vậy mà hắn cố tình khiêu khích. Cuối cùng hắn chửi.
      Một thằng oắt con, mặt bấm ra sữa mà dám chửi 1 cảnh sát đáng tuổi anh, tuổi chú thì chắc khó ai ở vào truopwngf hợp này có thể kiềm chế được!

      Xóa
    2. Sao ông trưởng công an huyện DA đến đại diện báo TT xin lỗi và nói rằng anh em còn trẻ mà

      Xóa
    3. Người xin lỗi không hẳn là người sai, nhưng chắc chắn là người văn minh.

      Xóa
    4. Cậy quyền đánh người là văn hoá gì? Một xã hội mà người được gia nhiệm vụ bảo vệ an ninh lại cậy quyền cậy thế hành hung người khác mà vẫn được tuyên giáo bợ đỡ thì làm sao mà yên dân được

      Xóa
  4. Vụ này tôi đã xem rất nhiều video clip do các nhà báo quay và không thấy được âm thanh đoạn "cảnh sát đánh phóng viên" mà chỉ thấy clip đã bị cố tình cắt cup, đến đoạn "cảnh sát đánh phóng viên" thì chỉ còn lại vài hình ảnh "chết" cho thấy cảnh sát đá đít phóng viên, hoàn toàn không có âm thanh.

    Như vậy, các báo đã cố tình làm mất bằng chứng việc Trịnh Quang Thế chửi cảnh sát.

    Rất may là hôm nay, trên Google.tienlang tôi mới được xem video clip của báo Thanh niên với đầy đủ âm thanh.

    Như vậy, không những Trịnh Quang Thế không trung thực mà cả tòa soạn nhiều cơ quan báo chí cũng không trung thực, bao che cho hành vi sai trái của Trịnh Quang Thế.

    Cảm ơn các bạn chủ trang luôn MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG.

    Trả lờiXóa
  5. NÓI THÊM: TAY P/V NÀY QUÊ DÂN QUYỀN TRIỆU SƠN - ĐẤT NGHỊCH

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn hữu tiến nguyễn nói tay phóng viên nào? Của báo Tuổi trẻ hay của báo Pháp luật?

      Mà quê huyện Triệu Sơn thì liên quan gì ở vụ này? Đất nghịch gì đâu?
      Tôi đã ở đó mãi, dù là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa như đa phần bà con ở đây trình độ văn hóa cao, hiền hòa và mến khách.

      Xóa
  6. Nét chữ- nét người!
    Chữ nghĩa của cái cậu Trịnh Quang Thế kia nom như gà bới thế kia thảo nào mà cậu ta NGỔ NGÁO, COI TRỜI BẰNG VUNG VÀ KHÔNG TRUNG THỰC.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Già rồi mà còn nhận xét hồ đồ, xem chữ mấy ông bác sỹ nhà ta cũng phán vậy sao

      Xóa
  7. Sao bây giò lū nhà báo kën kën ån xác thõi mât day Đông thê còn nhiëu tö báo có uy tín truöc dây giö bį lá cåi hoá mât röi .

    Trả lờiXóa
  8. Thật là đáng đời mấy tay nhà báo láu cá. Hán phi long,nguyễn ngọc quang và cái tay gì đó của vtc new trên tây nguyên cùng chung một nghiệp báo, phải mạnh tay cho bọn kền kền báo chí câm mõm,cho đất nước yên bình, trật tự, răm rắp tuân theo mệnh lệnh của công an. Nhân dân sẽ được ăn no ngủ kỹ. An hưởng thái bình

    Trả lờiXóa
  9. Cùng một ngày, trong khi người dân đang theo dõi xét xử tại Tòa án nhân dân TP.HCM vụ cảnh sát giao thông Phạm Sỹ Hoài Như kêu côn đồ đánh người vi phạm thì tại Hà Nội, các phóng viên đang đưa tin hiện trường một vụ việc trên cầu Nhật Tân đã bị công an hành hung, cản trở tác nghiệp.
    Cả hai sự việc đều không phải diễn ra lần đầu. Chỉ khác, lần này anh CSGT phải nhận một mức án 12 năm tù, và lần này, việc hành hung nhà báo được chứng minh bằng hình ảnh, clip thật rõ ràng, đầy đủ, thuyết phục.
    Dư luận dậy sóng, nhưng lại chẳng ai ngạc nhiên. Vì đã từ lâu rồi hình ảnh người công an lẽ ra phải rất đẹp nhưng bị hoen ố chỗ này, góc khác bởi những hành vi, thái độ không đúng mực diễn ra trước mắt mọi người ở nhiều nơi.
    Có khi người ta lại ngạc nhiên khi nghe nhắc đến những điều này: điều thứ tư trong Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân: “Đối với nhân dân phải: Kính trọng - Lễ phép”;
    Lời thề thứ ba của chiến sĩ công an: “Kính trọng, lễ phép với nhân dân. Sẵn sàng bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Suốt đời tận tụy phục vụ nhân dân. Vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân”
    Điều thứ năm trong 10 điều kỷ luật của công an: “Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân không điều kiện. Có thái độ niềm nở, lịch sự, đúng mực khi tiếp xúc với mọi người. Kính trọng người già, yêu mến trẻ em, tôn trọng phụ nữ, giúp đỡ người tàn tật. Không hách dịch, cửa quyền, thô bạo, gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân”.
    (Trích báo Tuổi Trẻ)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hội nhà báo Việt Nam đã có công văn gửi Công an TP Hà Nội, Công an huyện Đông Anh yêu cầu các đơn vị này nhanh chóng xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm việc nhà báo bị cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đông Anh hành hung, cản trở tác nghiệp.

      Ngày 24-9, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hồ Quang Lợi - phó chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam cho biết ngay sau khi nắm được thông tin về vụ việc nhà báo Trần Quang Thế (báo Tuổi Trẻ), bị hành hung khi đang tác nghiệp, dù chưa nhận được báo cáo chính thức từ các bên liên quan nhưng do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngay trong tối 23-9 ông Lợi cùng với ông Thuận Hữu, chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam đã thống nhất ra văn bản nêu quan điểm về vụ việc.

      Ông Lợi cho biết sáng nay 24-9, Hội nhà báo đã có văn bản gửi Công an TP Hà Nội, Công an huyện Đông Anh và báo Tuổi Trẻ nêu quan điểm về vụ việc.

      Hội nhà báo yêu cầu Công an TP Hà Nội và Công an huyện Đông Anh nhanh chóng xác minh, làm rõ và có hình thức xử lý nghiêm đối hành vi cản trở tác nghiệp, hành hung nhà báo.

      Cũng theo ông Lợi, gần đây liên tục xảy ra các vụ việc nhà báo bị cản trở khi đang tác nghiệp, hoạt động đúng quy định của pháp luật. Thậm chí có những vụ hành hung, thu giữ, đập phá, huỷ hoại phương tiện tác nghiệp của nhà báo.

      “Đây là những hành động không thể chấp nhận được cần phải xử lý nghiêm. Hội nhà báo Việt Nam đã lên tiếng mạnh mẽ, yêu cầu các cơ quan liên quan vào cuộc để điều tra xử lý, có những vụ có tính chất vi phạm hình sự đã đưa ra xử lý theo quy định của pháp luật”, ông Lợi nói.

      Xóa
  10. Thằng phóng viên này bị đá đít chẳng oan chút nào. Báo chí nhiều khi như lũ quạ thấy xác chết

    Trả lờiXóa
  11. Phóng viên Tự dolúc 17:58 27 tháng 9, 2016

    Rận xĩ Mạnh Huỳnh ơi!
    Hãy đọc bài này:
    Gần đây nhất, trong công văn gửi Công an Hà Nội về thông tin báo chí phản ánh công an hành hung phóng viên, Văn phòng Chủ tịch UBNDTP yêu cầu công an điều tra, xác minh, làm rõ vụ nêu trên, (để) xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (chưa rõ là ai vi phạm, là công an hay nhà báo) và báo cáo Thành ủy, ủy ban để thông tin báo chí đã bị các báo đua nhau giật tít theo kiểu "Chủ tịch yêu cầu xử lý nghiêm vụ công an đánh phóng viên" hay "Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ hành hung nhà báo"
    -----
    Bị Ngô Bảo Châu dọa kiện, VNExpress vội gỡ bài
    Loa Phường



    Sau khi Báo điện tử VNExpress đăng bài có tựa đề "GS Ngô Bảo Châu: Lựa chọn học tiếng Trung là "tiến bộ" cùng với việc cắt ý, làm méo mó thông điệp ủng hộ học đa ngoại ngữ của GS Ngô Bảo Châu được bày tỏ trên Facebook trước đó gây "dư luận" bức xúc, công kích (như trên Diễn đàn Webtretho) đã khiến ông này thể hiện thái độ phẫn nộ, yêu cầu gỡ bỏ và dọa sẽ kiện ra toà. Xin trích:


    "Tôi chưa bao giờ phát biểu cái câu mà vnexpress chọn làm tít ở dưới. Cố tình tách một câu nói ra khỏi ngữ cảnh đã là sai, bẻ câu nói của người khác để làm nó mang một nghĩa khác hẳn là cực sai. Mức độ lương thiện của hành vi này, đối với tôi, không khác gì ăn cắp vặt. Ngoài ra tôi chưa bao giờ cho phép vnexpress quote status của tôi trên fb, và họ cũng chưa bao giờ xin phép.
    Đề nghị vnexpress gỡ bài. Trong trường hợp ngược lại tôi sẽ không bao giờ cộng tác với báo này nữa. Ngoài ra tôi sẽ tìm hiểu những biện pháp mang tính pháp lý khác.
    Trước khi phải đi đến chỗ đó, rất mong các bạn tôi có liên quan đến vnexpress nói với họ rằng ngay cả việc câu view cũng cần được hạn chế bởi sự lương thiện"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 17:59 27 tháng 9, 2016

      Chưa đầy 10" sau khi GS Châu đăng đàn, VNExpress đã vội vàng gỡ bài, tuy nhiên hiện google cached vẫn có thể lấy được nguyên văn bài báo. Vị GS này cũng tuyên bố sẽ không cộng tác với VNExpress nữa!


      Quả thực trò giật tít, câu view "không lương thiện" của nhiều báo trong nước, nhất là báo điện tử ngày càng khiến độc giả bức xúc, phẫn nộ. Nó gần như bóp méo hoàn toàn chủ ý, logic và quan điểm của "nạn nhân" theo hướng gây sốc, câu view nhờ cái sự "sốc" đó. Gần đây nhất, trong công văn gửi Công an Hà Nội về thông tin báo chí phản ánh công an hành hung phóng viên, Văn phòng Chủ tịch UBNDTP yêu cầu công an điều tra, xác minh, làm rõ vụ nêu trên, (để) xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (chưa rõ là ai vi phạm, là công an hay nhà báo) và báo cáo Thành ủy, ủy ban để thông tin báo chí đã bị các báo đua nhau giật tít theo kiểu "Chủ tịch yêu cầu xử lý nghiêm vụ công an đánh phóng viên" hay "Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ hành hung nhà báo"
      Cái kiểu "định hướng" và "lái" thông tin kiểu như thể rõ ràng công an đã "hành hung nhà báo" là quá rõ ràng và chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm, còn tay nhà báo khiêu khích, chửi cán bộ công an, cản trở bảo vệ hiện trường là vô can vậy.
      Nhưng với GS Châu không phải quan chức, chính trị gia, dọa là báo chí "biết sợ" ngay, còn số lượng "nạn nhân" khổng lồ của báo chí thương mại, câu view này là quan chức, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ các ngành nghề "nhạy cảm" ...thì vô số nhưng vì tâm lý "cả nể", chưa có thói quen kiện cáo "người nhà mình" nên báo chí càng được thể lộng hành. Nếu làm quá cùng lắm bị yêu cầu gỡ bài, hoặc phạt ít tiền, chẳng xi nhê gì so với lợi ích thu được từ lượng view đem lại.
      Bởi vậy mà báo chí giờ trở thành mảng đất màu mỡ cho giới zận chủ "tổng hợp", phát tán như là "bằng chứng" công kích chính quyền, bôi nhọ lãnh đạo và hạ uy tín các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang - cách thức đem lại lượng view khủng cho họ trên mạng Internet, đi kèm đó là đăng quảng cáo kiếm tiền.
      Kiếm view, đưa tin bằng cách này rõ ràng báo chí đã tự làm mất uy tín của chính mình và gây rối loạn xã hội. Cứ tiến triển theo hướng này, không chỉ ông GS Ngô Bảo Châu hôm nay, mà tương lai ối kẻ ủng hộ "tự do báo chí" sẽ phát khiếp, và cả xã hội sẽ trở thành "nạn nhân" của thứ báo chí thương mại, biến tướng này

      Loa Phường

      Xóa
  12. Có câu:"không sợ cái ác,chỉ sợ thấy cái ác mà không lên tiếng" .Khi người biểu tình,dân oan,bloger bị đánh báo nhà nước ngậm miệng ăn theo nó,dung dưỡng nó và giờ trắng mắt ra.

    Trả lờiXóa
  13. Đề nghị khởi tố 02 phóng viên báo Tuổi trẻ và Pháp Luật Việt Nam
    Đề nghị cơ quan điều tra thành phố Hà Nội làm rõ động cơ gài bẫy các chiến sĩ cảnh sát hình sự, xử lý nghiêm hai phóng viên Trần Quang Thế báo Tuổi Trẻ và Phan Huy Trung báo Pháp Luật Việt Nam.
    Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và thiếu tướng Đoàn Duy Khương chỉ đạo điều tra làm rõ vụ cảnh sát hình sự huyện Đông Anh hành hung phóng viên Quang Thế báo Tuổi Trẻ TPHCM để trả lời trước công luận.

    Đề nghị cơ quan điều tra thành phố Hà Nội làm rõ động cơ gài bẫy các chiến sĩ cảnh sát hình sự, xử lý nghiêm hai phóng viên Trần Quang Thế báo Tuổi Trẻ và Phan Huy Trung báo Pháp Luật Việt Nam.

    untitled-1-copy

    Theo chúng tôi được biết, Phan Huy Trung là người dàn dựng cho phóng viên Trần Quang thế xâm phạm hiện trường, khiêu khích lực lượng công an đang làm nhiệm vụ và quay clip tung lên mạng xã hội, bôi xấu hình ảnh chiến sĩ công an nhân dân và đả phá chế độ.


    Trang chủ Khắc họa chân dung
    Đề nghị khởi tố 02 phóng viên báo Tuổi trẻ và Pháp Luật Việt Nam

    Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và thiếu tướng Đoàn Duy Khương chỉ đạo điều tra làm rõ vụ cảnh sát hình sự huyện Đông Anh hành hung phóng viên Quang Thế báo Tuổi Trẻ TPHCM để trả lời trước công luận.

    Đề nghị cơ quan điều tra thành phố Hà Nội làm rõ động cơ gài bẫy các chiến sĩ cảnh sát hình sự, xử lý nghiêm hai phóng viên Trần Quang Thế báo Tuổi Trẻ và Phan Huy Trung báo Pháp Luật Việt Nam.

    untitled-1-copy

    Theo chúng tôi được biết, Phan Huy Trung là người dàn dựng cho phóng viên Trần Quang thế xâm phạm hiện trường, khiêu khích lực lượng công an đang làm nhiệm vụ và quay clip tung lên mạng xã hội, bôi xấu hình ảnh chiến sĩ công an nhân dân và đả phá chế độ.

    Được biết, Phan Huy Trung là võ sư chủ một công ty vệ sĩ, chuyên ép các doanh nghiệp ký hợp đồng bảo vệ. Trong quá trình dạy võ cho phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam, Phan Huy Trung đã đút lót cho ông Đức Cường và được ký hợp đồng làm phóng viên báo mục đích mượn võ bọc đi ép doanh nghiệp. Đây cũng là nhân sự thuộc nhóm Diễn đàn nhà báo trẻ của Mai Phan Lợi.

    Là một người làm dịch vụ bảo vệ, Phan Huy Trung thừa biết nguyên tắc bảo vệ hiện trường nên cố tình khiêu khích để các chiến sĩ cảnh sát hình sự ra tay trấn áp nhằm mục đích xấu. Sau khi sự việc xảy ra, hiện nay nhóm phóng viên Huy Trung, Quang Thế dưới sự điều hành của Dương Đức Đà Trang đang chỉ đạo điều tra đời tư các chiến sĩ cảnh sát hình sự để tiếp tục đăng báo.

    Hành vi của phóng viên báo Tuổi Trẻ và báo Pháp Luật Việt Nam là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến xã hội nên đề nghị cơ quan điều tra công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị can để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

    Yêu cầu, Bộ TT&TT kiểm tra, xử lý với hình thức khiển trách Tổng biên tập báo Pháp Luật Việt Nam về vấn đề sử dụng nhân sự, thu hồi thẻ nhà báo ông Phan Huy Trung (nếu có), cảnh cáo Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ TP HCM và thu hồi thẻ nhà báo đối với ông Dương Đức Đà Trang (Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội) và ông Trần Quang Thế (nếu có).

    VNTB sẽ tiếp tục cập nhật vấn đề này

    Minh Nam
    http://vntb.org/de-nghi-khoi-to-02-phong-vien-bao-tuoi-tre-va-phap-luat-viet-nam.html

    Học viện An ninh nhân dân (C500)
    58 phút ·
    https://www.facebook.com/T31.C500/posts/1305363172830509

    Trả lờiXóa
  14. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chủ nhà! Xóa còm thằng này. Ngay và luôn.

      Xóa
    2. Nhắc nhở:
      Bạn nào đó mạo danh Ngân Thương xin hãy chấm dứt nha!

      Xóa
    3. Xóa làm gì vì bản chât của bọn thực dân, đế quốc tây lông xâm lược và bọn việt gian VNCH tay sai của chúng, bọn cơ hội chính trị, tham nhũng, phản bội lợi ích của nhân dân chúng câu kết với nhau, đội nốt khai hóa ''văn minh'', ''dân chủ'' ''tự do''còn được chứ cái danh Ngân Thương là cái xá chí mà chúng chặng bịa đặt tạo ra cần chi phải xóa khi nó thể hiện rõ cái bản chất cẩu nô thối tha của chúng tự khắc quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội sẽ đào thải....

      Xóa
    4. Cần chỉ phải xóa bởi vì bản chât của bọn thực dân, đế quốc tây lông xâm lược và bọn việt gian VNCH tay sai của chúng, bọn cơ hội chính trị, tham nhũng, phản bội lợi ích của Nhân Dân chúng câu kết với nhau, đội nốt khai hóa ''văn minh'', ''dân chủ'', ''tự do''còn được chứ cái danh Ngân Thương là cái xá chí mà chúng chẳng bịa đặt tạo ra để chống phá cuộc sống thanh bình, độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc ấm no của Nhân Dân Việt Nam; Bản chất cẩu nô thối tha của chúng đã hiện rõ tự khắc quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội sẽ đào thải....

      Xóa
    5. Tên mạo danh Ngân Thương đó là rác rưởi văn lâm chứ còn ai

      Xóa
  15. Ôi trời cái chuyện công an đánh phóng viên là chuyện thường ngày đó mà. Việc gì phải làm to chuyện như thế. Anh hán phi long ,anh nguyễn ngọc quang và cái anh gì của vtc new trên tây nguyên đó. Sao mấy người cứ quan trọng hóa vấn đề, để cho bọn kền kền nó xúm vào nó rỉa rói chả ra cái thể thống gì. Cứ hốt hết không nói nhiều. Bọn nhà báo là cái thá gì. Có phải là quyền lực thứ tư đâu mà vênh váo

    Trả lờiXóa
  16. Tienlang thân mến!
    Bạn cũng chưa có đủ tình tiết sự việc đâu. Nếu bạn đặt nhận định rằng: không phải tự nhiên chiến sỹ CS đánh phóng viên mà phải có lý do của nó, rồi đưa ra kết luận rằng đấy là do tay pv kia chửi cảnh sát...Dư luận cũng có quyền nói: không phải tự nhiên tay phóng viên kia chửi cảnh sát mà phải có lý do của nó.
    Lý do phóng viên chửi cảnh sát: họ đã xuất trình giấy tờ và đã được đồng ý cho quay phim, chụp ảnh. Tuy nhiên khi họ làm việc thì có một số người (sau này mới biết là CSHS mặc thường phục) đi theo và khiêu khích, gây sự. Tay phóng viên có buột mồm nói rằng: ông là cái éo gì, có quyền éo gì mà ngăn chúng tôi... Rồi xảy ra loạn đả như tỏng clip.
    Đúng ra, nêu không có đai hiện trường thì phải có người mặc sắc phục thông báo rõ ràng, rằng: đây là hiện trường, các anh phải lùi ra 100m,200m, thậm chí 1km...để chúng tôi làm việc, chứ đừng nói là không được quay phim, chụp ảnh.
    Tại sao khi phóng viên về đến trụ sở CA xã rồi mà nhóm người kia vẫn đi theo gây sự, khiêu khích...? Nghiệp vụ quá non kém!
    Ngoài ra, do cách làm việc của CA nên mấy tay phóng viên kia, họ không lý giải được là tại sao CA Đông Anh lại không muốn hình ảnh VIC taxi xuất hiện trên mặt báo. Cạnh tranh taxi ở khu vực sân bay Nội Bài là rất phức tạp...
    Nhắc lại rằng: vũ lực là để công cụ bảo vệ chuyên chính và chỉ được sử dụng khi xuất hiện mâu thuẫn ĐỊCH-TA. Hơn nữa ngay cả đối với địch thì cũng cần "kiên quyết và khôn khéo". Đừng vì tự ái cá nhân mà trấn áp người ta, ảnh hưởng đến toàn ngành, toàn lực lượng.
    Nhân dân ủng hộ ta nhiều thì thành công nhiều, ủng hộ ta ít thì thành công ít, ủng hộ hoàn toàn thì thành công hoàn toàn. Trong mọi lời nói, hành động của CAND phải biết rằng đang phải chịu áp lực, chịu sự giám sát của toàn xã hội, của người dân.
    Quang Thế vẫn giữ trong tay một đoạn clip nữa, nếu tung ra sẽ rất phản cảm và không có lợi cho sự nghiệp chung.
    Tienlang nên cân nhắc khi phân tích case này.
    Thân ái và quyết thắng!

    Trả lờiXóa
  17. Nặc danh10:31 Ngày 28 tháng 09 năm 2016 thân mến!
    Cậu chưa đủ tuổi để bình luận về chủ đề này đâu!
    -----
    ĐỀ NGHỊ KHỞI TỐ HAI PHÓNG VIÊN TRẦN QUANG THẾ VÀ HUY TRUNG

    Trần Quang Thế, phóng viên báo Tuổi trẻ, sinh 10/8/1990, CMND: 173521388, bố: Trần Quang Thuỷ, mẹ: Lê Thị Hoàn. Quê: xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, TH. Thế tốt nghiệp TTGDTX và dạy nghề Triệu Sơn.

    Còn Huy Trung phóng viên báo Pháp luật Việt nam có gốc cuê ở phường bên Thủy TP Vinh Nghệ an
    ------------------------------
    02 phóng viên Trần Quang Thế báo Tuổi trẻ và Phan Huy Trung báo Pháp Luật Việt nam
    Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và thiếu tướng Đoàn Duy Khương chỉ đạo điều tra làm rõ vụ cảnh sát hình sự huyện Đông Anh hành hung phóng viên Quang Thế báo Tuổi Trẻ TPHCM để trả lời trước công luận.
    Đề nghị cơ quan điều tra thành phố Hà Nội làm rõ động cơ gài bẫy các chiến sĩ cảnh sát hình sự, xử lý nghiêm hai phóng viên Trần Quang Thế báo Tuổi Trẻ và Phan Huy Trung báo Pháp Luật Việt Nam.
    Theo chúng tôi được biết, Phan Huy Trung là người dàn dựng cho phóng viên Trần Quang thế xâm phạm hiện trường, khiêu khích lực lượng công an đang làm nhiệm vụ và quay clip tung lên mạng xã hội, bôi xấu hình ảnh chiến sĩ công an nhân dân và đả phá chế độ.
    Được biết, Phan Huy Trung là võ sư chủ một công ty vệ sĩ, chuyên ép các doanh nghiệp ký hợp đồng bảo vệ. Trong quá trình dạy võ cho phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam, Phan Huy Trung đã đút lót cho ông Đức Cường và được ký hợp đồng làm phóng viên báo mục đích mượn võ bọc đi ép doanh nghiệp. Đây cũng là nhân sự thuộc nhóm Diễn đàn nhà báo trẻ của Mai Phan Lợi.
    Là một người làm dịch vụ bảo vệ, Phan Huy Trung thừa biết nguyên tắc bảo vệ hiện trường nên cố tình khiêu khích để các chiến sĩ cảnh sát hình sự ra tay trấn áp nhằm mục đích xấu. Sau khi sự việc xảy ra, hiện nay nhóm phóng viên Huy Trung, Quang Thế dưới sự điều hành của Dương Đức Đà Trang đang chỉ đạo điều tra đời tư các chiến sĩ cảnh sát hình sự để tiếp tục đăng báo.
    Hành vi của phóng viên báo Tuổi Trẻ và báo Pháp Luật Việt Nam là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến xã hội nên đề nghị cơ quan điều tra công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị can để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
    Yêu cầu, Bộ TT&TT kiểm tra, xử lý với hình thức khiển trách Tổng biên tập báo Pháp Luật Việt Nam về vấn đề sử dụng nhân sự, thu hồi thẻ nhà báo ông Phan Huy Trung (nếu có), cảnh cáo Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ TP HCM và thu hồi thẻ nhà báo đối với ông Dương Đức Đà Trang (Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội) và ông Trần Quang Thế (nếu có).
    Tuan Anh Nguyen

    Trả lờiXóa