Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

BẢN KIẾN NGHỊ CỦA 12 NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA- LỊCH SỬ PHẢN ĐỐI ĐÀ NẴNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, VINH DANH GIÁO SĨ ĐẮC LỘ, TỨC ALEXANDRE DE RHODES

Đây- "công lao" của Giáo sĩ Đắc Lộ-
Chú thích trong hình (Tiếng Pháp)- "Tonkin - Les dieux s'en vont": Representing Christianity abolishes indigenous religions
“Xứ Bắc Kỳ- Các vị thần đang bị phế bỏ”- KITO GIÁO PHẾ BỎ CÁC TÔN GIÁO BẢN ĐỊA
******
Kính gửi: Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng
Đồng kính gửi: Sở Văn hoá và Thể thao Đà Nẵng

Được biết Thành phố Đà Nẵng đang lấy ý kiến về đặt và đổi tên đường, trong đó điểm đáng chú ý là thành phố dự kiến lấy tên 2 linh mục là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina đặt tên cho 2 tuyến đường ở thành phố Đà Nẵng trong số 137 tuyến đường vào dịp này; chúng tôi, một số nhà nghiên cứu xin đề đạt đến các cấp lãnh đạo và quản lý thành phố một số ý kiến:

Thưa các đồng chí!
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp muốn người dân thuộc địa biết ơn mẫu quốc đã có công “khai hóa”, nên tôn vinh Alexandre de Rhodes là người sáng tác chữ quốc ngữ. Sau ngày bại trận ở Điện Biên Phủ (7-5-1954), thực dân Pháp cuốn gói về nước, nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có cả những linh mục, đã chứng minh Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tác chữ quốc ngữ. Chúng tôi xin trích dẫn ý kiến của một số nhà nghiên cứu:

1.“Giáo-sĩ Đắc-Lộ (tức Alexandre de Rhodes) thật ra không phải là ông tổ và cũng không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ. Trước ông, đã có nhiều người đã cố gắng tìm cách phiên âm tiếng nói của dân Việt bằng vần La-tinh và chính ông cũng đã bao lần trong những tác phẩm của ông nói đến nhiều sách vở được viết ra trước ông bằng tiếng Việt (...). Và đồng thời với giáo sĩ Đắc-Lộ, chắc chắn cũng có nhiều giáo sĩ khác quan tâm đến vấn đề phiên âm: Đó là lẽ dĩ nhiên vì công cuộc phiên âm là một lợi khí rất lớn cho việc truyền giáo. Vậy thì không còn ai có thể bào chữa thuyết cho rằng giáo sĩ Đắc-Lộ là ông tổ và ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ” (Giáo sư, Tiến sĩ Trương Bửu Lâm, trong Việt Nam khảo cổ Tập san, số 2-1961, tr. 11).

2. “Đắc-Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải người đầu tiên sáng tác chữ quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636 Đắc-Lộ cũng không phải là người ghi chữ quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời đó. Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ, Đắc-Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên” (Linh mục Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn, 1972, tr. 78).

3. “Đắc Lộ đã tiếp thu, thừa kế, sắp đặt lại cho hoàn chỉnh tất cả các thành tựu của các nhà truyền giáo tiền phong hay đồng thời, dựa trên những trợ giúp quý giá, không thể thiếu được của các tín đồ người Việt tiếp xúc gần gũi với ông, chia sẻ chí hướng của ông (...). Thực sự công trình sáng tạo chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh là một công trình tổng hợp có tính chất tập thể quốc tế, trong đó Đắc Lộ là người đã có một vị trí cốt yếu khi sử dụng rộng rãi thứ chữ mới này trong các tác phẩm in trình bày những kiến thức sâu rộng. Các bậc thức giả như Dương Quảng Hàm, Đào Duy Anh, Nguyễn Khắc Xuyên, Thanh Lãng, Đỗ Quang Chính, Võ Long Tê đều khẳng định chữ quốc ngữ là một công cuộc chung của nhiều người” (Đỗ Hữu Nghiêm, Đắc Lộ trong lịch sử hình thành chữ quốc ngữ, báo Công giáo và dân tộc, số 798,17/3/1991, tr. 14). 

4. “Giáo sĩ Đắc Lộ không những không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ mà cũng không phải là một trong các ông tổ của chữ quốc ngữ,… Sở dĩ Đắc Lộ về sau này được lịch sử nhắc nhở đến nhiều, có lẽ không phải vì ông đã có công kiện toàn chữ quốc ngữ cho bằng ông đã để lại hai quyển sách (tức Từ điển Việt - Bồ - La và Phép giảng tám ngày) được coi như tài liệu duy nhất về chữ quốc ngữ” (Linh mục Thanh Lãng, trích trong “Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb. Tp. HCM, 1988, tập II, tr. 136-137).

5. Và chính A. de Rhodes cũng đã viết: “Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh (tức Đàng Trong và Đàng Ngoài), thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ Đào Nha, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt - Bồ), ông sau bằng tiếng Bồ - Đào (tức là từ điển Bồ - Việt), nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn,...” (Từ điển Annam - Lusitan - Latinh, tức Từ điển Việt - Bồ - La, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991, phần phiên dịch, tr. 3).

6. “Vậy rõ ràng A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ. Chẳng những thế, ông ta cũng không phải là người châu Âu đầu tiên soạn từ điển về tiếng Việt vì trước ông ta đã có hai giáo sĩ Bồ Đào Nha là G. de Amaral và A. Barbosa. Ông ta chỉ thừa hưởng công trình của hai cố đạo kia rồi thêm tiếng La Tinh vào theo lệnh của Tòa thánh La Mã mà thôi,… Lời lẽ của chính đương sự rõ như ban ngày: A. de Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi” (An Chi,“Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt”, báo An ninh thế giới, 28-9-2010).
....
Thưa các đồng chí,
Lại nữa, Rhodes viết cuốn Phép giảng tám ngày bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công giáo). Nhưng bên cạnh đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam (Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo). Thật vậy, Khổng Tử được hầu hết người Á Đông xưng tụng là nhà hiền triết, là Vạn thế sư biểu, và nhiều học lý của Nho giáo vẫn còn giá trị đến ngày nay. Còn Phật Thích Ca được Liên hiệp quốc đánh giá là một vĩ nhân văn hóa của nhân loại. Thế nhưng, trong sách Phép giảng tám ngày, A. de Rhodes gọi Phật Thích Ca “là thằng hay dối người ta” và phê phán Khổng Tử “chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, mà độc dữ”. Ông phê bình Nho, Lão, Phật: “Bởi Tam giáo này, như bởi nguồn độc, nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thế có chém cây nào độc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca là thằng hay dối người ta, ngã xuống” (Aleaxandre de Rhodes, Phép giảng tám ngày, Tủ sách Ðại Kết, Tp. Hồ Chí Minh, 1993, trang 113, 115, 116).

Đặc biệt, Alexandre de Rhodes là người có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông. Trong cuốn Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo), xuất bản tại Paris năm 1653, ở đoạn cuối chương 19, phần thứ 3, Alexandre de Rhodes viết: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ”. Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc ngữ?” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 31-1-1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch câu đó như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”.

Chính vì thấy những ý định không tốt của A. de Rhodes (chống đối truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc, chia rẽ tinh thần đoàn kết giữa đồng bào lương và giáo, âm mưu dẫn quân viễn chinh Pháp tới xâm lược nước ta…) nên cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong lẫn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều đã trục xuất A. de Rhodes, không cho ông ta cư trú và hoạt động ở Việt Nam. Vì những lẽ trên, ở miền Bắc sau 1954 và ở miền Nam sau 1975, các đường phố, trường học,… mang tên A. de Rhodes (do thực dân Pháp hay chính quyền Việt Nam Cộng hoà đặt) đều bị xóa. Gần đây, một số người lặp lại luận điệu sai trái của thực dân trước đây để đòi phục hồi tên của A. de Rhodes, nhằm những ý đồ chính trị hay tôn giáo của họ.

Chúng tôi khẳng định: “A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ,..”. Trái lại đối với dân tộc Việt Nam, Rhodes là kẻ có tội thì làm sao vinh danh, đặt tên đường được. Quan điểm của các sử gia Việt Nam là quá rõ: “Sau hàng thế kỷ trường kỳ mai phục bằng hội Truyền Giáo đối ngoại, tới đây tư bản Pháp đã nắm được thời cơ can thiệp thẳng vào Việt Nam. Đó là cái mà các sử gia triều đình phong kiến thực dân gọi là “công nghiệp” của Pi-nhô đờ Bê-hen (Pigneau de Béhaine), người được Lu-i XVI phong tước công và cử làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền bên cạnh Nguyễn Ánh và được Nguyễn Ánh tôn lên làm “cha cả” với chức thái phó tước quận công. Nhưng vai trò Bá Đa Lộc vốn chỉ là kẻ trực tiếp khiến cho tư bản Pháp nắm được Nguyễn Ánh, còn yếu tố quyết định đầu tiên là cả một quá trình hoạt động không biết mệt mỏi của hội Truyền Giáo đối ngoại nằm trong tay thế lực tư bản Pháp, vốn do Rốt sáng lập” (Hoàng Văn Lân, Đặng Huy Vận, Mưu đồ chính trị của A-lếch-xăng-đờ-rốt và vấn đề chữ quốc ngữ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 63, tháng 6, 1964, tr. 14-28).

Chúng tôi xin kiến nghị với Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng:

Không lấy tên hai giáo sĩ Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina để đặt cho đường phố, trường học,…ở Đà Nẵng. Nếu đặt rồi thì thay bằng tên của những người Thiên Chúa giáo (Công giáo) yêu nước như linh mục Nguyễn Bá Kính (thời chống Pháp), Hồ Huệ Bá (thời chống Mỹ),…
Trân trọng!

ĐỒNG KIẾN NGHỊ
1. PGS. TS. Lê Cung, Trường Đại học Sư phạm Huế.
2. Nhà Nghiên cứu lịch sử và văn hoá Nguyễn Đắc Xuân.
3. PGS. TS. Trần Thuận, nguyên Phó Trưởng khoa, khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
4. PGS. TS. Phạm Quốc Sử, Trưởng khoa lịch sử, Trường Đại học Thủ đô, Hà Nội.
5. PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Khoa học Huế.
6. PGS. TS. Trương Công Huỳnh Kỳ, nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế.
7. TS. Phan Văn Hoàng, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
8. Nhà Nghiên cứu Văn học dân gian: Trần Hoàng, Nhà giáo Ưu tú, nguyên Phó Trưởng khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Huế.
9. Ths. Hà Văn Lưỡng, nguyên Trưởng Khoa Văn, Trưởng Đại học Khoa học Huế.
10. Nhạc sĩ Chúc Linh.Huế.
11. PGS. TS. Nguyễn Tất Thắng, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế.
12. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Giảng viên chính, khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Khoa học Huế.

49 nhận xét:

  1. Nguyễn Đức Kiênlúc 23:20 27 tháng 11, 2019

    Báo Lao động- một trong số cơ quan báo chí xưa nay thích tụng ca ông giáo sĩ phản động Đắc Lộ vừa có bài phản biện yếu ớt khi trích lời ông GĐ sở VH- TT- Du lịch Đà Nẵng như sau.
    ---
    "Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội đồng đặt tên đường Đà Nẵng thì những nhận định của PSG.TS Lê Cung và nhóm kiến nghị là "áp đặt, gán ghép, chưa thuyết phục. Lấy ví dụ Linh mục Alexandre de Rhodes có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ thứ 17, trong khi thực dân Pháp xâm lược nước ta tận đầu thế kỷ 19, tức hơn 250 năm sau. Bây giờ gán ghép hai sự kiện đó lại với nhau là khiêm cưỡng".
    ---

    Xin thưa quý báo Lao động và ông GĐ Sở,
    Không ai nói Đắc Lộ trực tiếp dẫn quân Pháp vào xâm lược VN. Nhưng rõ ràng, "công đầu" mở lối cho Thực dân Pháp vào VN chính là của Đắc Lộ cùng với cái Hội Truyền Giáo đối ngoại do Đắc Lộ thành lập.
    ---
    "Quan điểm của các sử gia Việt Nam là quá rõ: “Sau hàng thế kỷ trường kỳ mai phục bằng hội Truyền Giáo đối ngoại, tới đây tư bản Pháp đã nắm được thời cơ can thiệp thẳng vào Việt Nam. Đó là cái mà các sử gia triều đình phong kiến thực dân gọi là “công nghiệp” của Pi-nhô đờ Bê-hen (Pigneau de Béhaine), người được Lu-i XVI phong tước công và cử làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền bên cạnh Nguyễn Ánh và được Nguyễn Ánh tôn lên làm “cha cả” với chức thái phó tước quận công. Nhưng vai trò Bá Đa Lộc vốn chỉ là kẻ trực tiếp khiến cho tư bản Pháp nắm được Nguyễn Ánh, còn yếu tố quyết định đầu tiên là cả một quá trình hoạt động không biết mệt mỏi của hội Truyền Giáo đối ngoại nằm trong tay thế lực tư bản Pháp, vốn do Rốt sáng lập” (Hoàng Văn Lân, Đặng Huy Vận, Mưu đồ chính trị của A-lếch-xăng-đờ-rốt và vấn đề chữ quốc ngữ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 63, tháng 6, 1964, tr. 14-28)."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng lẽ hết người có công lao để đặt tên đường hay sao mà lại lấy tên phản động Đắc Lộ làm tên đường

      Xóa
  2. Cũng báo Lao động dẫn lời ông GĐ sở Đà Nẵng
    "Đối với việc đặt tên 2 vị linh mục có công với tiếng Việt, tôi cho rằng những bậc tiền nhân, sĩ phu yêu nước của dân tộc ta, những nhân vật yêu cách mạng từ thế kỷ trước như các phong trào Duy Tân hay Hội truyền bá chữ quốc ngữ của ông Nguyễn Văn Tố, sau này là chủ tịch Quốc hội), đã nỗ lực truyền bá. đều xác định việc truyền bá chữ quốc ngữ là yêu nước. Vậy nên chúng ta phải xem xét và nhận thức đầy đủ về vấn đề này" - ông Hùng nói."

    Thưa báo Lao động và ông Giám đốc, nói như trên chứng tổ các vị không hiểu gì về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội Truyền bá chữ quốc ngữ do cụ làm Hội trưởng.
    Các vị cần biết, Hội truyền bá chữ quốc ngữ bản chất là một tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các đảng viên Cộng sản như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp ...mời cụ Nguyễn Văn Tố- một người yêu nước, có cảm tình với Cộng sản- đứng tên Hội trưởng.
    Đảng Cộng sản thành lập vì mục tiêu đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho VN thì một tổ chức của Đảng là Hội truyền bá chữ quốc ngữ liệu có thể đi vinh danh tên Đắc Lộ hay không?
    Còn truyền bá chữ quốc ngữ là yêu nước- Đúng rồi!
    Dân ta thời đó đến 90% là mù chữ. Chữ Nôm thì chính quyền thực dân lúc đó đã bỏ đi rồi. Chỉ còn chữ quốc ngữ. Những người Cộng sản Việt Nam đã quyết định "truyền bá chữ quốc ngữ". Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi” (An Chi,“Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt”, báo An ninh thế giới, 28-9-2010).

    Riêng về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ quốc ngữ, xin Xem bài
    CỤ NGUYỄN VĂN TỐ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DỰNG NHÀ BIA ALEXANDRE DE RHODES
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2019/10/cu-nguyen-van-to-khong-phai-la-nguoi.html

    Trả lờiXóa
  3. Charlie Nguyễn đã đưa ra hình ảnh
    "một tên cướp mang theo con dao để phục vụ cho mưu đồ của nó.Sau đó nó bị chủ nhà đuổi khỏi nhà và đã để lại con dao,với con dao này được chủ nhà sử dụng vào việc hữu ích của mình...Như vậy có phải tri ân,cảm ơn tên cướp đó không ???
    Tên Alexandre de Rhodes chính là tên cướp và chữ La Tinh (sau này là chữ quốc ngữ) chính là con dao của tên cướp Alexandre de Rhodes để lại sau khi thực hiện hành vi xấu xa bất chính của hăn."
    Nhừng kẻ muốn tôn vinh Rhodes chính là giặc hoặc tay sai cho giặc ,hoặc ngu dốt,thiếu hiểu biết về lịch sử.Bọn này thật ghê tởm,đáng bị phỉ nhổ.
    Và đây là kẻ đề xuất chính về đặt tên đường Alexandre de Rhodes ở Đà Nẵng.

    Ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Đà Nẵng cho biết, hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes có công rất lớn trong quá trình tạo ra chữ quốc ngữ. "Chữ Quốc ngữ ra đời giúp văn hoá Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn", ông Hùng nói và cho biết hai giáo sĩ được các nhà sử học, nghiên cứu văn hoá giới thiệu cho Sở

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không thể lấy tên Đắc Lộ làm tên đường ở Đà Nẵng được

      Xóa
  4. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 05:48 28 tháng 11, 2019

    Cảm ơn 12 Nhà nghiên cứu Văn hóa- Lịch sử, đứng đầu là PGS. TS. Lê Cung, Trường Đại học Sư phạm Huế!

    Bản Kiến nghị này đã tập hợp đầy đủ và ngắn gọn, súc tích các luận cứ khoa học của rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đi trước về "công lao" của tên giáo sĩ phản động Đắc Lộ.

    Tôi đã đọc bài phản biện trên báo lao động mới đây nhưng khi đọc lại toàn bộ Bản Kiến nghị này, tôi đồng tình với ông Nguyễn Đức Kiên trên kia, rằng "phản biện của báo Lao động là yếu ớt!"

    Trả lờiXóa
  5. Hiện tại báo Thanh Niên online có đăng một bài tựa là "Xuất hiện thỉnh nguyện thư đề nghị Đà Nẵng đặt tên đường 2 giáo sĩ phương Tây" Đường link: https://thanhnien.vn/van-hoa/xuat-hien-thinh-nguyen-thu-de-nghi-da-nang-dat-ten-duong-2-giao-si-phuong-tay-1152824.html.
    Điều đáng nói là nếu bạn đọc vào comment với cái nhìn khách quan về công hay tội của Rhodes thì những bính luận đó sẽ không được đăng.
    Bây giờ tôi bắt đầu tin: bọn báo TN. TT đang "ẩn mình" chờ thời....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, bác TVH.
      Nhưng tôi tin các bạn trẻ chủ trang Google.tienlang- những người trẻ tuổi hiện nay, thông thạo nhiều ngoại ngữ, lại có kiến thức pháp luật vững vàng.
      Sự kiên trì của Google.tienlang chắc chắn cuối cùng sẽ chiến thắng!

      Xóa
  6. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 09:29 28 tháng 11, 2019

    Chị Bùi Ngọc Trâm Anh- thành viên Ban Biên tập Google.tienlang khiêm tốn khi viết trong lời dẫn rằng "trình tiếng Anh có hạn" nhưng đọc bài này tôi thấy bài dịch thật tuyệt vời!
    Nóng trên báo Mỹ: CUỐI CÙNG, BOB KERREY ĐÃ BUỘC PHẢI RA ĐI LẶNG LẼ
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2017/05/nong-cuoi-cung-bob-kerrey-buoc-phai-ra.html

    Cũng chị Bùi Ngọc Trâm Anh cũng là người dịch Hoa ngữ tuyệt vời trong bài
    Phát hiện chấn động- THÌ RA Đ/C HOÀNG CHI PHONG LÀ ĐẶC VỤ VIỆT NAM TẠI HONG KONG!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/11/phat-hien-chan-ong-thi-ra-c-hoang-chi.html

    Bài Phát hiện chấn động- THÌ RA Đ/C HOÀNG CHI PHONG LÀ ĐẶC VỤ VIỆT NAM TẠI HONG KONG! nay đã có hàng chục ngàn lượt chia sẻ nhưng nhiều nơi không dẫn link nguồn từ Google.tienlang mà lại ghi "Bé Bùi Ngọc Trâm Anh" hay "Theo fb Bùi Ngọc Trâm Anh"!
    Sự thật thì Google.tienlang nói chung hiện nay đã "TẠM XA FACEBOOK", làm gì có "Face Bùi Ngọc Trâm Anh"?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, bạn Nguyễn Thị Vân Anh!
      Nhưng tôi tin các bạn trẻ chủ trang Google.tienlang- những người trẻ tuổi hiện nay, thông thạo nhiều ngoại ngữ, lại có kiến thức pháp luật vững vàng.
      Sự kiên trì của Google.tienlang chắc chắn cuối cùng sẽ chiến thắng!

      Xóa
  7. Đồng Thị Kim Thanhlúc 09:57 28 tháng 11, 2019

    Bác TVH09:16 28 tháng 11, 2019 cho biết bài trên báo Thanh niên.
    Bài ấy nói cái Thỉnh nguyện thư là của mấy ông rận, đứng đầu là Nguyễn Đăng Hưng.
    Bài nguyên văn như sau.
    ---
    Xuất hiện thỉnh nguyện thư đề nghị Đà Nẵng đặt tên đường 2 giáo sĩ phương Tây
    Hoàng Sơn

    hoangsonbc@gmail.com
    06:24 - 28/11/2019 12 THANH NIÊN

    Chiều 27.11, lãnh đạo Sở VH-TT TP.Đà Nẵng xác nhận đã nắm được thông tin một nhóm trí thức gồm giáo sư, nhà văn, nhà báo, nhà điêu khắc... đồng ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi lãnh đạo chính quyền TP.Đà Nẵng về việc nên đặt tên đường 2 vị giáo sĩ phương Tây.
    Giáo sĩ Alexandre de Rhodes /// Ảnh: Tư liệu
    Giáo sĩ Alexandre de Rhodes
    Ảnh: Tư liệu
    Theo thông tin PV Thanh Niên có được, thỉnh nguyện thư này được thảo tại TP.HCM vào ngày 27.11, có 9 cá nhân ký tên, trong đó có GS Nguyễn Đăng Hưng, Viện trưởng Viện Vinh danh chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt - Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), người từng đến TP.Isfahan (Iran) để đặt bia tôn vinh giáo sĩ Alexandre de Rhodes nhân kỷ niệm 538 năm ngày mất giáo sĩ vào năm 2018. Nội dung thỉnh nguyện thư nêu: “TP.Đà Nẵng nên đặt tên đường hai vị giáo sĩ Alexandre de Rhodes và Francisco de Pina đã có công lớn trong việc định hình chữ Quốc ngữ, khắp nước đã và đang dùng ngôn ngữ này để phát triển văn hóa Việt Nam”.

    Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hà Vỹ, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.Đà Nẵng, cho biết tuy chưa nhận được bản chính thức thỉnh nguyện thư, nhưng qua các kênh thông tin, ông đã nhận được bản chụp lá thư. Ông Vỹ cho biết, do có nhiều ý kiến trái chiều, chưa đồng thuận cao nên việc đặt tên đường 2 vị giáo sĩ phương Tây đã được tạm gác. Hiện Sở VH-TT đã có báo cáo về việc tạm gác gửi UBND TP.
    Như Thanh Niên đã thông tin, sau khi Sở VH-TT đưa ra lấy ý kiến về việc đặt tên đường 2 vị giáo sĩ phương Tây, đã có nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, một nhóm trí thức Huế gồm 12 người, do PGS-TS Lê Cung (Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Huế) đứng đầu, đã gửi một bản kiến nghị đến lãnh đạo Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường 2 giáo sĩ này.
    https://thanhnien.vn/van-hoa/xuat-hien-thinh-nguyen-thu-de-nghi-da-nang-dat-ten-duong-2-giao-si-phuong-tay-1152824.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở đâu lòi ra cái gọi là "Viện Vinh danh chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt - Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng)". Ai đặt ra cái viện này, và trường Đại Học Duy Tân do ai thành lập?
      Cách đây rất nhiều năm, một nhóm lật sử và phản động họp bàn việc đặt một ngày trong năm là Ngày Vinh Danh Quốc ngữ, nhưng bất thành.
      Do đó, cái chức Viên Trưởng Viên Vinh Danh Quốc Ngữ chỉ là hư danh!

      Xóa
    2. Đã là lịch sử thì phải tôn trọng sự thật và tôn trọng những người có công; chứ không thể vinh danh quân phản động được

      Xóa
  8. Xin ông Giám đốc sở 4 T Đà Nẵng hãy đọc!
    GS.TS Trần Chung Ngọc – một nhà khoa học uyên bác sống ở nước ngoài, nhận định bằng những hình tượng sinh động: Sự phát triển Quốc ngữ cho tới ngày nay là do cha ông chúng ta biết dùng đòn “gậy ông đập lưng ông”. Dùng Quốc ngữ để mở mang dân trí người Việt, vô hiệu hóa âm mưu dùng Quốc ngữ làm vũ khí văn hóa để nô dịch hóa đầu óc dân ta, để phổ biến tinh thần của các cuộc cách mạng xã hội tiến bộ với tư tưởng “Tự Do – Bình Đẳng – Tình Huynh Đệ” thường được dịch thoát là “Bác ái” (Liberté – Égalité – Fraternité), đưa đến sự cáo chung của các thế lực ngoại bang xâm lược, có được một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hòa bình ngày nay… Chúng ta đang dùng chính vũ khí của địch để đánh địch. Noi gương người xưa như Lý Thường Kiệt dùng chữ Hán viết “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư” xác nhận chủ quyền của Tổ quốc ta; Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán viết “Hịch tướng sĩ” động viên toàn dân chống quân Nguyên; Nguyễn Trãi dùng chữ Hán viết “Bình Ngô đại cáo” thể hiện khí phách người Đại Việt. Đòn “gậy ông đập lưng ông” cũng như “cướp súng giặc giết giặc” là một chiến thuật truyền thống trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

    Hãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà ta với một con dao bén phá phách nhà ta, giết hại người thân của ta. Khi bị chủ nhà chống trả và rượt đuổi, tên cướp vứt bỏ lại con dao. Hành động đúng nhất là chúng ta hãy sử dụng con dao tang vật đó vào những việc hữu ích và phòng vệ nhà ta. Có ai dựng tượng, lập bàn thờ, ghi ơn tên cướp đã “cho ta” con dao ấy? Chữ Quốc ngữ với người Việt Nam ta cũng vậy! Điều chủ yếu là cần làm cho hậu thế hiểu rõ bản chất sự hình thành và phát triển Quốc ngữ.

    Chúng ta nên biết ơn ông cha ta đã linh hoạt sáng tạo vận dụng vũ khí văn hóa đó hay biết ơn kẻ tạo ra nó với những ý đồ hủy diệt chúng ta?

    Nguyễn Văn Thịnh
    Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 547

    Hoàng Ngân Thương - Giới thiệu
    Trích từ bài
    Gửi về Đà Nẵng nhân chuyện vinh danh Alexandre de Rhodes- ĐỪNG NHÂN DANH VĂN HÓA LỪA THIÊN HẠ
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2019/10/gui-ve-nang-nhan-chuyen-vinh-danh.html

    Trả lờiXóa
  9. Để biết thêm về việc SG giữ tên đường A. Rhodes tại Trung tâm SG, xin bạn đọc nghe nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng kể:

    "Hồi ông Võ Văn Kiệt còn đương chức, ông có chuyến thăm chính thức nước Pháp. Ngoài các chương trình làm việc với phía Pháp, ông có đến thăm Đại sứ quán Việt Nam ở Paris. Tại đây, ông được thông báo là Đại sứ quán có sắp xếp một cuộc gặp mặt giữa ông với ông Hoàng Xuân Hãn – một học giả người Việt sinh sống ở Pháp đã mấy chục năm – tại trụ sở Đại sứ quán.

    Ông Kiệt hỏi những người tổ chức cuộc gặp: “Hoàng Xuân Hãn là ai?”. Sau khi được giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của học giả Hoàng Xuân Hãn: Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Chính phủ Trần Trọng Kim, người đã tổ chức biên tập và chuyển ngữ gần như toàn bộ sách giáo khoa từ thời Pháp thuộc sang Việt ngữ.

    Sau 1954, chính phủ VNCH tiếp tục bổ sung và sử dụng bộ sách này. Ông Hoàng Xuân Hãn là tác giả nhiều công trình nghiên cứu lịch sử có giá trị. Ông Kiệt nói: “Vậy thì tôi sẽ đến thăm học giả Hoàng Xuân Hãn tại tư gia của ông ấy, chứ không phải là chúng ta mời ông ấy đến đây gặp tôi”.

    Khi hội kiến tại tư thất ông Hãn, vị Học giả này đã trình bày với vị Lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam nhiều nội dung, về xây dựng đất nước, học thuật và thời cuộc. Sau cùng, học giả Hoàng Xuân Hãn đề nghị Việt Nam, nên đặt lại tên đường Alexandre de Rhodes, để ghi nhận công lao của vị giáo sĩ người Pháp này, trong việc phát triển và hoàn thiện chữ Quốc ngữ. Ông Võ Văn Kiệt hứa sẽ thực hiện. Và ông đã thực hiện”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. PGS.TS Triết học Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Khoa học Huế, người đứng thứ 5 trong danh sách 12 người ký tên vào bản kiến nghị gửi chính quyền thành phố Đà Nẵng về việc dừng đặt tên đường 2 "ông tổ" chữ Quốc ngữ khẳng định: "Tôi không tham gia vào bản kiến nghị, tôi đã từ chối ngay từ đầu khi được mời vì lý do sử học không thuộc chuyên môn của tôi".

      Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, ngày 19.10.2019, ông điện thoại cho PGS.TS Lê Cung (Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Huế, người đứng thứ 1 trong danh sách) để trao đổi về đề tài cho một cuộc hội thảo khoa học sắp tới. Và PGS.TS Lê Cung nói là có một việc cần PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng tham gia.

      Sau đó, PGS.TS Lê Cung gửi thư điện tử cho PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết nội dung vụ việc và mời tham gia ký tên vào bản kiến nghị. Đến ngày 20.10.2019, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đã gửi thư điện tử cho PGS.TS Lê Cung từ chối tham gia với lý do như đã nói. "Tôi không phản đối chuyện kiến nghị của thầy Lê Cung và các vị còn lại. Tôi chỉ từ chối tham gia vì sử học không phải chuyên môn của tôi, nếu có ai hỏi thì tôi không đủ lý lẽ để trả lời người ta" - ông Dũng nói.

      PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết ông đã điện thoại cho PGS.TS Lê Cung để yêu cầu thầy ấy cải chính, rút tên tôi ra khỏi danh sách. Ông cũng đã điện thoại cho Chủ tịch HĐND và Trưởng Ban Văn hóa HĐND thành phố Đà Nẵng để đính chính là tôi không tham gia vào bản kiến nghị.

      Xóa
    2. ĐỪNG VU CÁO CHỮ QUỐC NGỮ

      Chế độ Việt Nam Cộng Hoà có cách đặt tên đường rất hay. Song song với đường Alexandre de Rhodes là đường Hàn Thuyên. Một người có công phát triển và truyền bá chữ Quốc ngữ, một người có công với chữ Nôm. Cả hai nhân vật đều có phần giúp người Việt thoát khỏi việc dùng Hán tự.

      Cả hai con đường chạy trước dinh Tổng thống, cho thấy nhà cầm quyền đương thời đặt họ trước mặt uy quyền là để nhắc nhớ về quyền uy nào cũng cần chữ nghĩa. Vật đổi sao dời sau 1975, nhiều con đường bị đổi tên nhưng hai con đường ấy vẫn nguyên vẹn. Cho thấy, chính quyền hiện tại cũng nghĩ đến công ơn của họ với sự phát triển của văn hoá Việt Nam.

      Thế mà, hôm nay ở Đà Nẵng khi muốn đặt tên đường bằng tên hai vị cha Thừa sai là Alexandre de Rhodes và Francisco de Pina lại vấp phải sự phản đối từ những tiếng nói... không phải ở Đà Nẵng. Lấy một lý do hết sức cổ hủ đó là những vị này dù đã phát triển và truyền bá chữ Quốc ngữ cũng chỉ nhắm mục đích làm công cụ cho cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

      Hãy đọc xem một đúc kết của tác giả Yuval Noah Harari trong tác phẩm best seller “Sapien Lược sử loài người” nói gì về chế độ đế quốc với thuộc địa. Học giả này đúc kết:

      “Hầu hết mọi đế quốc đã được hình thành bằng máu, và duy trì quyền lực của họ bằng chiến tranh. Thế nhưng hầu hết những nền văn hoá ngày nay đều dựa trên những di sản của đế quốc. Nếu đế quốc theo định nghĩa là xấu, điều đó nói gì về chúng ta?

      Có những trường phái tư tưởng và phong trào chính trị tìm cách xoá bỏ văn hoá con người của chủ nghĩa đế quốc, để lại đằng sau những gì họ tuyên bố là một nền văn minh đích thực, tinh khiết, không bị ô uế bởi tội lỗi. Những tư tưởng này, nếu đánh giá khoan dung nhất thì quá ngây thơ, còn nếu đánh giá nghiêm khắc nhất thì đóng vai trò làm đẹp giả tạo cho chủ nghĩa dân tộc thô thiển, đầy định kiến”.

      Hãy lần ngược lại dòng lịch sử của thế kỷ 16, khi những người Âu châu đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, khi ấy là một xứ sở man di với hệ tư tưởng Khổng - Nho. Họ đến với xứ sở này trước 200 năm khi phát đại bác đầu tiên của liên quân Pháp - Bồ Đào Nha bắn vào thành Điện Hải (Đà Nẵng). Họ đến với niềm tin sáng danh đức Chúa trên một vùng đất còn đầy những hủ tục man rợ. Chữ Quốc ngữ ra đời vào lúc ấy với mong muốn truyền dạy lời của Chúa cho những người đang muốn giết chính họ. Đổ cho họ làm chữ Quốc ngữ là để làm phương tiện xâm lược thật quá hủ lậu và bội bạc.

      Tại sao là xứ Đàng Trong? Nơi hai vị cha Thừa sai chọn làm nơi dừng chân. Giải thích theo một góc nhìn dân cư bản địa đó là bởi những kẻ đi mở cõi ở Đàng Trong thời bấy giờ dường như sẵn sàng chấp nhận những điều mới mẻ hơn là những tay Nho sĩ khư khư lời dạy Khổng - Mạnh ở những vùng đất cố cựu. Thực tế ngày nay, và cụ thể trong vụ việc này, có vẻ minh chứng cho điều ấy khi chẳng thấy một tiếng nói nào ở Đà Nẵng phản đối việc đặt tên hai vị giáo sĩ này cho các con đường. Các tiếng nói phản đối lại đến từ Huế hay Hà Nội nơi nhiều kẻ “trí thức rởm” và thầy tu tự cho mình cái quyền dấy lên thứ tinh thần dân tộc hẹp hòi, thô thiển.

      Họ, những vị phản đối, sẽ tiếp tục gửi kiến nghị đòi gỡ tên của các bác sĩ Pasteur và Yersin ở các con đường chứ? Bởi, theo tinh thần của họ thì những vị này còn đóng góp đắc lực cho công cuộc thực dân hoá trên toàn cõi Đông Dương hơn là các giáo sĩ kia.

      Dường như chúng ta chưa thật sự thoát khỏi những kẻ bám theo thứ tinh thần hẹp hòi của Khổng Tử khi cố dạy thứ trật tự phản động “Quân - Sư - Phụ”.

      Chúng ta có đang trở về thời kỳ tả đạo, truy bức Thiên chúa giáo và bế quan toả cảng khi mà với chiếc điện thoại trên tay người ta có thể khóc cười với cuộc cách mạng kiêu bạc ở Hongkong? Nếu không, tại sao lại còn những kẻ lại mạo danh tinh thần dân tộc để cố bài bác những giá trị đã trở nên hiển nhiên?

      Và, thật đáng châm biếm, những kẻ vô ơn kia lại đang dùng chính chữ Quốc ngữ để vấy bẩn công lao của những người sáng tạo ra con chữ ấy. Hay phải tiếp tục cúi lạy xì xụp những hoành phi Hán tự mà hầu hết chẳng ai đọc được, và đắc ý khi ngâm nga vài câu Đường thi họ mới cho đó là chữ nghĩa?

      Trung Bảo

      Xóa
    3. Rân trủ anh nào cũng ngu, chỉ có ngu mới đi mần rân trủ.lúc 13:46 28 tháng 11, 2019

      Anh rận Mạnh Huỳnh chịu khó lải nhải ở Google.tienlang này nhỉ?
      1. Về chuyện ông Võ Văn Kiệt vi phạm pháp luật, theo ý cá nhân chỉ đạo việc đặt trộm biển tên đường Alexandre de Rhodes trong đêm tại TP Hồ Chí Minh, tôi đề nghị các bạn chủ trang có bài lên tiếng để Thành phố Hồ Chí Minh sửa sai.

      2. Chuyện ông PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, ông rận Mạnh Huỳnh lấy thông tin ở đâu?
      Mà dù điều này có thật chăng nữa thì vẫn còn 11 vị. Và quan trọng nhất là các luận cứ trong Bản kiến nghị này là đúng, không thể phản bác.

      Cậu rận Mạnh Huỳnh có phản bác nổi không?
      Google.tienlang cho "tự do ngôn luận" đó!

      Xóa
    4. Rân trủ anh nào cũng ngu, chỉ có ngu mới đi mần rân trủ.lúc 13:58 28 tháng 11, 2019

      Khi nhấn đăng ý kiến trên tôi mới thấy anh rận mạnh huỳnh có đăng thêm ý kiến anh rận Trung Bảo.
      Đọc ý kiến Trung Bảo ta thấy rõ anh rận này tôn thờ thực dân Pháp. Ý anh này không khác ý anh rận San vẩu, rằng VN đuổi Pháp đuổi Mỹ là sai lầm, là đuổi đi hai nền văn minh...

      Xóa
    5. Có ý kiến ông rận mạnh huỳnh ở đây cũng tốt!
      Mọi người sẽ tìm hiểu và thấy rằng
      CHỈ NHỮNG ÔNG BÀ RẬN VÀ CÁC TRANG WEB PHẢN ĐỘNG CỜ VÀNG LÀ CỐ BÊNH VỰC TÊN GIÁN ĐIỆP ALEXANDRE DE RHODES

      Xóa
    6. Hehe, có 1 con rận to đùng nè. Con rận này không biết phải đảng viên không nhỉ. Rồi thế nào cũng bị úp sọt là tự diễn biến… bla…bla…..
      “Ông Huỳnh Văn Hùng cho rằng, với tư cách giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng, ông ý kiến với lãnh đạo thành phố là tạm dừng vì nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên với tư cách cá nhân, ông Huỳnh Văn Hùng cho rằng những nhận định của nhóm PSG.TS Lê Cung trong bản kiến nghị là "áp đặt, gán ghép, chưa thuyết phục. Lấy ví dụ Linh mục Alexandre de Rhodes có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ thứ 17, trong khi thực dân Pháp xâm lược nước ta tận đầu thế kỷ 19, tức hơn 250 năm sau. Bây giờ gán ghép hai sự kiện đó lại với nhau là khiêm cưỡng".
      (Báo Lao Động)

      Xóa
  10. Về Tấm hình trên cùng ở bài này, trên một diễn đàn của người Pháp tại link
    https://www.reddit.com/r/VietNam/comments/9konht/tonkin_les_dieux_sen_vont_representing/
    có một người Pháp đã bình luận như sau
    ---
    "Les Talibans n'ont pas innové en détruisant le Bouddha de Bamiyan en 2001. Plusieurs décennies auparavant, une carte postale exceptionnelle montre un prêtre catholique qui trône sur un amas de statues bouddhistes cassées. La scène se passe au Vietnam et, en signe de victoire, une icone chrétienne, appelée Vierge Marie par les catholiques, a été installée sur l'autel."

    Dịch- "Khi Taliban nắm quyền năm 2001, thậm chí họ cũng không phá hủy tượng Phật Bamiyan. Vậy mà khi Kito giáo thắng thế ở Việt Nam, họ đã cố gắng để tiêu diệt các nền văn hóa và tín ngưỡng bản địa. Tấm bưu thiếp đặc biệt cho thấy các linh mục Công giáo ngồi trên một đống tượng Phật bị vỡ. Khung cảnh diễn ra ở Việt Nam và, như một dấu hiệu của chiến thắng, một biểu tượng Kitô giáo, được gọi là Virgin Mary của người Công giáo, đã được đặt trên bàn thờ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện đặt tên đường lấy tên Đắc Lộ này đã từng xảy ra tại TP Hồ Chí Minh rồi và đã bị lên án mạnh mẽ; giờ đây Đà Nẵng lại tiếp tục làm lại như vậy là không thể chấp nhận được

      Xóa
  11. Khi Alexandre de Rhodes bị vạch mặt là tên gián điệp mạt hạng không phải là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ để áp dụng với mục đích tốt cho người Việt thì bọn rận chủ lại ghép thêm tên ông Francisco de Pina để dựa hơi nhằm thêm phần tô điểm "công trạng" của Rhodes.
    Thật là bẩn bựa.Ngoài ra,chúng còn ngu dốt lấy Hoàng Xuân Hãn là người trong nội casc

    Trả lờiXóa
  12. Tôi có đọc tin Giám đốc Sở VHTT Đà Nẵng gửi thư cho PGS TS Lê Cung, cảm ơn và thông báo dùng việc đặt tên đường cho Alexandre de Rhodes. Do không chú tâm nên không nhớ trang nào đăng. Mới vào mạng tìm thì có bài ở News Zing.vn "Đà Nẵng dừng đặt tên đường Alexandre de Rhodes", và bài "Đà Nẵng không đặt tên đường Alexandre de Rhodes" của VTC.
    Như vậy chinh quyền Đà Nẵng đã lắng nghe tiếp thu ý kiến góp ý của các nhà nghiên cứu, hoan nghênh thái độ cầu thị này của Đà Nẵng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác thép nói rất đúng; Đà Nẵng cần tiếp thu ý kiến này

      Xóa
  13. Chúc mừng chiến thắng 6-1 của U22 VN trước U22 Lào!

    Trả lờiXóa
  14. Công nhận!
    Có ý kiến ông rận mạnh huỳnh ở đây cũng tốt!
    Mọi người sẽ tìm hiểu và thấy rằng
    CHỈ NHỮNG ÔNG BÀ RẬN VÀ CÁC TRANG WEB PHẢN ĐỘNG CỜ VÀNG LÀ CỐ BÊNH VỰC TÊN GIÁN ĐIỆP ALEXANDRE DE RHODES

    Nhất trí!
    1. Về chuyện ông Võ Văn Kiệt vi phạm pháp luật, theo ý cá nhân chỉ đạo việc đặt trộm biển tên đường Alexandre de Rhodes trong đêm tại TP Hồ Chí Minh, tôi đề nghị các bạn chủ trang có bài lên tiếng để Thành phố Hồ Chí Minh sửa sai.

    Trả lờiXóa
  15. Các bạn tin đi, nó lo lót được đặt tên đường rồi sẽ tiếp là đòi tạc tượng...kế là đòi lập ngày vinh danh quốc ngữ...và tiến tới đưa vào chương trình giáo dục...
    Âm mưu này nó đã ấp ủ từ lâu, vụ đòi đưa tượng A.de Rhodes ra đặt vào lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội bị hụt hẫng trước kia ...nó ấm ức mãi.

    Trả lờiXóa
  16. Các cố tiên ktra lại nhé. Tôi không rõ đúng sai. Xin đưa link lên đây để các cô tham khảo (bác Tre)

    https://www.sggp.org.vn/pgsts-nguyen-tien-dung-khong-tham-gia-kien-nghi-phan-doi-dat-ten-duong-o-da-nang-631490.html

    Trả lờiXóa
  17. Cảm ơn bác Tre Làng đã còm.
    Theo em nghĩ, chắc chắn ở đây có sự sơ suất của PGS. TS. Lê Cung, Trường Đại học Sư phạm Huế.
    Theo tìm hiểu của em, Bản kiến nghị có sự bàn bạc, trao đổi chung ban đầu của 4 vị đứng đầu Danh sách là-
    1. PGS. TS. Lê Cung, Trường Đại học Sư phạm Huế.
    2. Nhà Nghiên cứu lịch sử và văn hoá Nguyễn Đắc Xuân.
    3. PGS. TS. Trần Thuận, nguyên Phó Trưởng khoa, khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
    4. PGS. TS. Phạm Quốc Sử, Trưởng khoa lịch sử, Trường Đại học Thủ đô, Hà Nội.

    Sau đó, Bản kiến nghị được gửi đến lấy ý kiến thêm một số vị nữa.
    Ông PGS. TS. Lê Cung, Trường Đại học Sư phạm Huế có sơ suất là ông Nguyễn Tiến Dũng- nguyên Trưởng Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Khoa học Huế đã từ chối ký tên vì lý do Sử học không thuộc chuyên môn của ông ấy. Thế nhưng khi gửi Bản kiến nghị đi, tên ông Dũng vẫn giữ nguyên.

    Nếu có thêm người đứng tên thì Bản kiến nghị sẽ tăng thêm sức nặng. Nhưng dù có bớt đi 1 hai cái tên thì cũng không sao. Công chúng trong và ngoài nước xưa nay, ai ai chẳng biết cái tên lừng danh Nhà Nghiên cứu lịch sử và văn hoá Nguyễn Đắc Xuân. Dù chỉ có 1 cái tên ông Nguyễn Đắc Xuân cũng đã đủ rồi!

    Như ý kiến bạn đọc trên kia đã nói, Và quan trọng nhất là các luận cứ trong Bản kiến nghị này là đúng, không thể phản bác.
    -----

    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng không tham gia kiến nghị phản đối đặt tên đường ở Đà Nẵng
    SGGPO Thứ Năm, 28/11/2019 15:35
    PGS.TS Triết học Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Khoa học Huế khẳng định với phóng viên Báo SGGP vào trưa 28-11: Tôi không tham gia vào bản kiến nghị.

    Theo danh sách 12 nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử do PGS.TS Lê Cung, Trường ĐH Sư phạm Huế (ĐH Huế), đại diện đã đồng đơn kiến nghị lên lãnh đạo TP Đà Nẵng về việc không nên lấy tên giáo sĩ Francisco De Pina (Bồ Đào Nha) và giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Pháp) để đặt tên đặt cho đường phố, trường học... PGS.TS Triết học Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Khoa học Huế, là người đứng thứ 5 trong danh sách này.

    Tuy nhiên, khi trao đổi với phóng viên Báo SGGP vào trưa 28-11, PGS.TS Triết học Nguyễn Tiến Dũng khẳng định ngay: "Tôi không tham gia vào bản kiến nghị. Tôi đã từ chối ngay từ đầu khi được thầy Cung (tức PGS.TS Lê Cung) mời vì lý do Sử học không thuộc chuyên môn của tôi".

    Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, vào tối 19-10, ông điện thoại cho PGS.TS Lê Cung (Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Huế, người đứng thứ 1 trong danh sách) để trao đổi về việc mời PGS.TS Lê Cung tham gia nghiệm thu đề tài cấp bộ của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng. Việc trao đổi kết thúc, PGS.TS Lê Cung nói là có một việc vì khoa học cần PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng tham gia. Sau đó, PGS.TS Lê Cung đã gửi thư điện tử cho PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng về nội dung đơn kiến nghị, đã có 4 người có tên cùng kiến nghị. Sau khi đọc qua nội dung đơn kiến nghị, đến đầu giờ chiều ngày 20-10, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng gửi thư điện tử cho PGS.TS Lê Cung từ chối tham gia với nội dung: “Chú không tham gia vì đây không phải là chuyên môn của chú”.

    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng giải thích rằng: “Tôi từ chối tham gia vì sử học không phải chuyên môn của tôi, nếu có ai hỏi thì tôi không đủ lý lẽ để trả lời", PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói thêm: “Bất ngờ vào ngày hôm qua, nhiều người gặp tôi hỏi, ông tham gia vào kiến nghị gửi Đà Nẵng à? Tôi bảo không, tôi tham gia đâu. Và cái này tôi đã nói với mọi người cả nửa tháng trước rồi mà!”.

    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, đã điện thoại cho PGS.TS Lê Cung để yêu cầu cải chính, rút tên mình ra khỏi danh sách. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng đã điện thoại cho Chủ tịch HĐND và Trưởng Ban Văn hóa HĐND TP Đà Nẵng để đính chính là ông không tham gia vào bản kiến nghị.

    VĂN THẮNG
    https://www.sggp.org.vn/pgsts-nguyen-tien-dung-khong-tham-gia-kien-nghi-phan-doi-dat-ten-duong-o-da-nang-631490.html

    Trả lờiXóa
  18. Bác Tre Làng ạ, em cũng vừa gửi ý kiến trên của em đến báo Sài Gòn Giải phóng.
    Nhưng ở báo đó có quy định khác với ở Google.tienlang.

    Ở Google.tienlang bọn em thì tất cả các ý kiến bạn đọc đều được hiển thị ngay lập tức.
    Còn ở Báo SGGP thì phải chờ Ban Biên tập kiểm tra, phê duyệt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng ủng hộ ý kiến của các cô.

      Xóa
    2. Bọn em cũng rất ủng hộ bác Tre Làng cùng Loa Phường, Mõ làng, nhanquyenvn... trong vụ Đồng Tâm, KHÔNG THỂ ĐỂ CHO ĐÁM "THẢO KHẤU VÙNG VEN" LỘNG HÀNH, COI THƯỜNG PHÉP NƯỚC!

      Ông Nguyễn Quyết Thắng (nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm) cho rằng, đến nay, ngoài nhóm “Đồng thuận” do ông Lê Đình Kình đứng đầu, toàn bộ người dân Đồng Tâm đều đồng tình với Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 của Thanh tra thành phố cũng như Thông báo số 611/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ. Ông Nguyễn Quyết Thắng bày tỏ: “Đại đa số người dân Đồng Tâm là tốt. Chỉ có một nhóm nhỏ cố tình làm mất an ninh trật tự”.

      Cần lên án mạnh mẽ Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng.
      Kiến nghị Quốc hội bãi miễn tư cách đại biểu của 2 vị này.
      Sự việc đã quá rõ ràng.

      Xóa
  19. Bọn cháu cảm ơn bác Người Đất Thép.
    Việc "Đà Nẵng dừng đặt tên đường Alexandre de Rhodes" thì tất cả các báo đều đăng. Nhưng cũng không cần khen "Đà Nẵng đã lắng nghe tiếp thu ý kiến góp ý của các nhà nghiên cứu"

    Vì đây là quy định bắt buộc, bác ạ.

    Điểm 5 Điều 10 QUY CHẾ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ) có quy định rõ

    "5. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.

    Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Alexandre de Rhode thì Đức chỗ nào?

      Xóa
    2. Cũng may là Đà Nẵng đã dừng việc đặt tên đường cho 2 vị này rồi

      Xóa
  20. Tôi không có chuyên môn về Sử học nhưng qua hiểu biết thông thường và biết phải trái,đúng sai nên tốicũng thấy được Alexandre de Rhodes chẳng có công trạng gì đ/v Việt Nam mà hắn còn là tên tội đồ của đất nước chúng ta.
    Tôi ủng hộ bản kiến nghị của (12-1) nhà nghiên cứu...và rất cảm ơn những người trí thức sáng suốt có lòng yêu nước và đầy lòng tự trọng ,kể cả những người đồng quan điểm trong "diễn đàn" này.

    Trả lờiXóa
  21. @ Lê Hương Lan
    Có một việc muốn tâm sự với Hương Lan, nhưng không cùng đề tài bài đang đăng và cũng không tiện đưa lên đây, nên bác sẽ gửi thư riêng cho cháu nội trong ngày hôm nay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác Thép kính yêu!
      Cháu đã đọc tâm sự của bác qua hộp thư!
      Cháu cảm ơn bác về lời khuyên chân thành!
      Cháu cũng sẽ phổ biên thư này đến tập thể các thành viên Ban Biên tập để cháu cùng mn rút kinh nghiệm!

      Xóa
  22. Từ lâu tôi đã kiến nghị các chị chủ trang và bác Người Đất Thép viết bài về tấm biển tên Alexandre de Rhodes ở tp Hồ Chí Minh nhưng bác Thép bận, không viết được.

    Vậy nên tôi đã mạo muội viết bài này và gửi cho các chị chủ trang từ hôm qua.
    Tôi biết, tôi không quen việc viết lách nên viết không hay.
    Nếu vì lý do đó mà các chị chủ trang không cho đăng thì cũng nên cho tôi biết ý kiến!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn Trang- Saigon11:55 29 tháng 11, 2019!
      Sáng nay mình đã đọc bài của bạn gửi.
      Bạn cũng biết rồi đó, Ban Biên tập Google.tienlang hiện giờ rất "neo" người.
      Sau khi bạn Hoàng Ngân Thương chuyển công tác thì Google.tienlang Không còn ai chuyên trách.
      Tất cả các thành viên Ban Biên tập bây giờ chỉ còn biết tranh thủ về với Google.tienlang khi đã xong công việc ở cơ quan của mình.

      Bài của bạn gửi, nhận xét chung của chị em BBT là TUYỆT VỜI!
      Chắc chắn sẽ đăng sớm!

      Này, thay mặt Ban Biên tập Google.tienlang, mình chính thức mời bạn Trang tham gia Ban Biên tập.
      Mình biết, bạn hoàn toàn đủ những điều kiện mà bọn mình đề ra từ khi thành lập Google.tienlang. Là bạn gái nè, đã tốt nghiệp Đại học Luật TP Hồ Chí Minh nè, ham tìm hiểu lịch sử nè.... Những comments của bạn Trang ở Google.tienlang nhiều năm qua cho thấy bạn cũng có kiến thức khá rộng, cũng biết nhiều ngoại ngữ, lập luận chặt chẽ, tư tưởng vững vàng!

      Nếu được Trang tham gia BBT Google.tienlang thì chắc chắn Google.tienlang sẽ mạnh thêm. Và nếu được bạn đồng ý chuyển hẳn về công tác chuyên trách, làm đại diện cho Google.tienlang trên face để thay cho Hoàng Ngân Thương thì càng tốt!
      Tất nhiên, khi đó, bạn sẽ được hưởng lương thỏa đáng, không kém so với lương của nhiều nhà báo ở nhiều cơ quan báo chí đâu!

      Có gì ta bàn bạc thêm qua điện thoại hoặc khi gặp nhau nhé!

      Xóa
    2. Nếu bạn Trang tham gia được thì tốt biết mấy, mình nghĩ bạn chỉ làm việc ngoài giờ thôi

      Xóa
  23. Lại cái trò thỉnh nguyện thư! Cái cớ nhớ ơn chỉ là che đậy mưu đồ chia rẽ lương giáo, phá vỡ khối đại đoàn két dân tộc, tạo làn sóng diễn biến hòa bình, gieo rắc hoài nghi trong nhân dân đối với Đảng, Nhà Nước ta.
    Sự việc giáo sĩ gián điệp A De Rhodes là tên tội đồ của dân tộc đã quá rõ ràng! Công lao truyền bá quốc ngữ là của Đảng ta thông qua Hội Truyền Bá Quốc Ngữ với hàng vạn thanh niên đi khắp cả nước chống mù chữ. "Lấy vũ khí giặc để chống giặc, dùng gậy ông đập lưng ông!"
    Biết bao danh nhân anh hùng dân tộc còn chưa đật tên, lại kiên trì theo đuổi việc vinh danh tên ngoại tặc. Nếu phải nhớ ơn người nước ngoài có công lao to lớn đối với nước ta thì đó là luật sư người Anh Lô-dơ-bai(Loseby ) đã cứu thoát Bác Hồ khỏi sự truy sát của giặc, ta mới có được giang san độc lập thống nhất hòa bình ngày hôm nay.

    Trả lờiXóa
  24. Tôi đồng tình với ông Quân Huy!
    Công lao truyền bá quốc ngữ là của Đảng ta thông qua Hội Truyền Bá Quốc Ngữ với hàng vạn thanh niên đi khắp cả nước chống mù chữ. "Lấy vũ khí giặc để chống giặc, dùng gậy ông đập lưng ông!"
    Biết bao danh nhân anh hùng dân tộc còn chưa đật tên, lại kiên trì theo đuổi việc vinh danh tên ngoại tặc. Nếu phải nhớ ơn người nước ngoài có công lao to lớn đối với nước ta thì đó là luật sư người Anh Lô-dơ-bai(Loseby ) đã cứu thoát Bác Hồ khỏi sự truy sát của giặc, ta mới có được giang san độc lập thống nhất hòa bình ngày hôm nay.

    Trả lờiXóa
  25. Tôi ủng hộ phát biểu của bạn Minh Lê
    ---
    Minh Lê13:29 28 tháng 11, 2019
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2019/11/ban-kien-nghi-cua-12-nha-nghien-cuu-van.html?showComment=1574922577995#c6619677461666221015
    Về Tấm hình trên cùng ở bài này, trên một diễn đàn của người Pháp tại link
    https://www.reddit.com/r/VietNam/comments/9konht/tonkin_les_dieux_sen_vont_representing/
    có một người Pháp đã bình luận như sau
    ---
    "Les Talibans n'ont pas innové en détruisant le Bouddha de Bamiyan en 2001. Plusieurs décennies auparavant, une carte postale exceptionnelle montre un prêtre catholique qui trône sur un amas de statues bouddhistes cassées. La scène se passe au Vietnam et, en signe de victoire, une icone chrétienne, appelée Vierge Marie par les catholiques, a été installée sur l'autel."

    Dịch- "Khi Taliban nắm quyền năm 2001, thậm chí họ cũng không phá hủy tượng Phật Bamiyan. Vậy mà khi Kito giáo thắng thế ở Việt Nam, họ đã cố gắng để tiêu diệt các nền văn hóa và tín ngưỡng bản địa. Tấm bưu thiếp đặc biệt cho thấy các linh mục Công giáo ngồi trên một đống tượng Phật bị vỡ. Khung cảnh diễn ra ở Việt Nam và, như một dấu hiệu của chiến thắng, một biểu tượng Kitô giáo, được gọi là Virgin Mary của người Công giáo, đã được đặt trên bàn thờ.
    ----
    Tôi đề nghị các bạn chủ trang đăng ý kiến này thành 1 bài độc lập để cộng đồng thấy rõ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thấy ý kiến của bạn Lê Thiệu rất hay, chủ trang nên nghiên cứu

      Xóa
  26. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa