Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

Chuẩn bị đón Ngày Lễ 30/4: “CÔ GÁI TƯỚI ĐẬU”- CA KHÚC SAU GIẢI PHÓNG SẼ SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

Lời dẫn: Hôm nay, Chủ nhật, 18/4/2021. Chỉ hơn chục ngày nữa, toàn dân Việt Nam vui mừng Kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30/4/1975, Giải phóng miền Nam, Thống nhất Tổ quốc. Nhân ngày vui này, Google.tienlang mời các bạn cùng nghệ sĩ Thanh Tuấn và Thanh Kim Huệ trở lại làng Mỹ Hạnh- quê hương của “Cô gái tưới đậu”, cô gái “Có đôi mắt nhung thâm thấp trung trung mà nhiều chiến công ngang tầm dũng sĩ” và cũng là cô gái “Đánh xong Mỹ cút ngụy nhào/Vàng mơ ruộng lúa, hoa màu vượt lên"…

********

Hoàn cảnh ra đời của “Cô gái tưới đậu”

Năm 1976, trên sóng phát thanh xuất hiện một bài vọng cổ dễ thương, với giọng ca trong trẻo hồn nhiên của cô đào Thanh Kim Huệ, và cho tới nay, Cô gái tưới đậu vẫn là bài ca được người mê vọng cổ yêu mến.

Thanh Kim Huệ kể: “Ban đầu Đài phát thanh TP.HCM mời tôi hát bài Dệt chặng đường xuân của tác giả Anh Động. Tôi thấy bài dài quá, nên đề nghị cho thêm một người nữa là anh Thanh Tuấn để có giọng đào giọng kép, nghe sinh động hơn. Bài Dệt chặng đường xuân được hoan nghênh nhiều lắm, thế là tác giả Trần Nam Dân đo ni đóng giày cho tôi và anh Tuấn bài Cô gái tưới đậu. Nói thiệt, dù là bài hát tuyên truyền sản xuất nhưng vì nó dễ thương, không có lời lẽ lên gân, nên dễ đi vào lòng người. Chú Ba Dân viết rất khéo, hai nhân vật quăng bắt, sinh động, ý tứ đúng với chất Nam bộ của mình, người hát cũng thích mà người nghe cũng thích. Mấy chục năm rồi nhưng bà con cứ yêu cầu tôi hát hoài”. Bạn bè cũng hay trêu Thanh Kim Huệ: “Tưới đậu gì mà tưới mấy chục năm, đậu hổng chịu lớn!”.

Hồi đó, người ta ca ngợi sản xuất, khuyến khích về nông thôn sản xuất, nên bài hát rất đúng “phong trào”. Nhưng lời lẽ trong bài tự nhiên, không có câu nào gọi là “tuyên truyền”, mà dường như người ta thấy nông dân được trân trọng, được yêu mến. Thì vậy, chàng trai từ thành thị xa xôi nghe tiếng đồn về cô gái sản xuất giỏi nên tìm về xem thử. Chừng gặp nhau, thì ra không chỉ giỏi làm ra hoa màu lúa đậu mà cô còn đẹp, còn… lanh nữa. Kiểu lanh lẹ thông minh cởi mở của người miền quê nhưng vẫn nguyên vẹn thiệt thà, chân chất. Vậy mới hay.

Qua vài lời đưa đẩy, thấy chàng trai đòi ở lại tưới đậu với mình, cô gái biết chàng trai có ý “ghẹo” rồi, nên cô cũng giả bộ “không hiểu” để ngó lơ luôn. Nhưng dư âm của bài hát là một sự hứa hẹn vui vẻ cho những mối tình đẹp mà người ta đặt vào những cô thôn nữ công dung ngôn hạnh. Thanh Kim Huệ khắc họa được hình ảnh của cô thôn nữ miền Nam, duyên dáng và đảm đang.

Đặc biệt, bài vọng cổ này đã làm nổi bật điệu Lý Tình Tang mà trước đó nó hơi bị chìm khuất. Trong kho tàng cổ nhạc VN có nhiều bài, nhiều điệu hát rất hay, nhưng vì một “duyên phận” nào đó mà nó bị ẩn chìm đi. Cho đến khi có một nghệ sĩ nào đó đẩy nó lên thì nó được nhiều người yêu thích. Điệu lý này cũng thế, nghe rất tung tăng, hồn nhiên, đúng với chất giọng của Thanh Kim Huệ, nên khi bà ca thì Lý Tình Tang bỗng sôi nổi trở lại.

“Nghe gió đồng bềnh bồng thênh thang. Trên đất giồng mình trồng khoai lang. Sáng nay nắng ấm trời êm, đồng xanh xanh sắc lá, mắt em hay sắc trời. Tang tình tang tính tình tang. Ở đâu anh đến một mình, chẳng quen mà không biết, sao nhìn sao nhìn người ta, tang tình tang tính tính tang...”

Thanh Tuấn & Thanh Kim Huệ

Lời bài hát

Cô gái tưới đậu

Thể loại: Cải lương

Làn điệu: Lý đất giồng, Vọng cổ

Soạn lời: Trần Nam Dân

Trình bày: Thanh Kim Huệ - Thanh Tuấn

 

(lý đất giồng)

- Nghe gió đồng bềnh bồng thênh thênh

Yên đất giồng là mầm đậu lên.

 

- Sáng nay nắng ấm trời êm

Đồng xanh xanh sắc lá, mắt em hay sắc trời

Tang tình tang tính tình tang…

 

- Tang tang tình là tình tình tang

Ở đâu anh đến một mình

Chẳng quen mà không biết, sao nhìn sao nhìn người ta?

Tang tình tang tính tính tang…

 

(1)

- Cô em ơi, anh đâu dám đi ngang về tắt mà không hỏi chủ

May nhờ bà con điềm chỉ nên anh nhìn kỹ coi phải em hông

Có đôi mắt nhung thâm thấp trung trung mà nhiều chiến công ngang tầm dũng sĩ

Giờ nhìn tận mặt em hiền như bông bưởi đang nở trong...

 

(vọng cổ)

vườn…

Chị Hạnh năm trước cũng tương tựa như em và giản dị bình thường.

- Này anh, anh ơi, anh ở sông Tiền hay sông Hậu?

- Dạ Sài Gòn.

- Xin lỗi, anh thứ mấy ạ?

- Dạ, thứ ba.

- Em thứ sáu. Chứ anh Ba khen chúng em thiệt hay nói cho vui vậy anh Ba?

- Cô Sáu à, bấy lâu “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình”, nay thấy mặt là mê liền hà...

- Anh nói thiệt hông?

- Thiệt.

- Anh mê ai, đàn bà hay con gái?

- Tôi mê...

- Mê ai?

- Tôi mê đất mê người, mê những nụ cười và mê điệu hò mái dài của..., của bà má Bảy ơ ơ…

 

(dặm)

- Xin lỗi anh Ba đừng giận nghen, con gái Mỹ Hạnh hay nói thiệt tình vậy đó anh Ba à.

- Tôi thì bụng làm sao miệng nói vậy à, mà cô từ bụi cải cứ sải qua bụi cà hoài à.

 

(2)

- Anh Ba ơi, con gái làng em thiệt thà như đếm, anh Ba gieo làm chi tiếng oán cho thêm buồn.

- Coi, cô Sáu.

- Gì?

- Nói chơi có chút xíu à, mà em giận em hờn. Anh nói vậy mà không phải vậy à nghen.

- Chớ làm sao hả anh Ba

- Anh muốn hỏi em sản xuất luân canh luân vụ, cấy lúa trồng đậu có tốt hay không?

- Vậy anh nghe em nói nghe…

Đánh xong Mỹ cút ngụy nhào

Vàng mơ ruộng lúa, hoa màu vượt lên

Mầm hạnh phúc mọc quê em

Thay trời đổi đất cho trọn niềm ước mơ…

 

(lý đất giồng)

- Men đất dày đường cày như son

Cô má hồng mà lòng keo sơn.

 

- Gió đưa gió đẩy mầm lên

Đừng khen em mắc cỡ, tánh em thì hay bắt đền.

Tang tình tang tính tình tang…

 

- Tang tang tình là tình tình tang

Gái như em đấy khó tìm

Khéo tay mà chăm bón thêu viền thêu viền trời xanh

Tang tình tang tính tính tang…

 

(5)

- Anh Ba ơi anh đừng khen em quá mà má em bả rầy, bả quở

Gặp anh đây giữa đường giữa ngõ, anh hỏi mà không nói thì sợ anh bảo con nhỏ hay làm lẽ

Còn ở đây nói với anh Ba cho hết tình hết nghĩa thì chắc em phải trở vô nấu bữa cơm...

 

(vọng cổ)

chiều…

Vậy anh ba vô nhà chơi nghen, tưới xong ruộng đậu em về…

- Cô nói vậy tôi e không tiện quá cô Sáu à.

- Chứ hổng lẽ em trở vô nhà tiếp chuyện với anh Ba cho hết buổi sáng này hay sao?

- Cô Sáu à, cây có gốc có cành mới sanh ra ngọn. Tôi muốn cô để tôi, tôi "ba cùng" với cô cho trọn cái nghĩa mới quen…

- Trời, anh Ba, anh nói cái gì mà mà em hổng hiểu hà. Thôi, để em đi tưới đậu kẻo trưa rồi…

 

(dặm)

- Cô Sáu à, thôi thì hỏi một câu cũng làm lâu cô đôi chút. Mà hỏi hết chuyện cô sản xuất một lúc cũng xong thôi…

Thiệt mà cô Sáu, chút xíu hà...

- Ý đâu có được, má em bả la chết.

 

(6)

Chuyện em em làm, ruộng em em hiểu…

Ở đây nói chuyện với anh Ba hoài chắc đậu cà dưa thuốc chết héo anh Ba ơi.

Bà con Mỹ Hạnh sẽ chê cười em bỏ hoa màu chết khô vì đứng nói chuyện với trai cả buổi.

Tuổi trẻ chúng em là phải làm cho quê hương này đổi mới

Làng xóm yên vui no ấm mãi muôn đời…

- Cảm ơn cô Sáu

Lời cô là ý núi sông

Xanh tươi sắc lá, thanh trong lòng người.

- Nhà nông thiệt lắm anh Ba ơi

Nghĩ sao nói vậy anh đừng cười chi em.

Đôi nét về Trần Nam Dân

Cố soạn giả Trần Nam Dân tên thật là Trần Nam Tiến, (sinh 1926) trong một gia đình ở Châu Bình, Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, mất 1987. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945, năm 1954 tập kết ra miền Bắc, công tác ở Nông trường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1969, ông công tác ở Đài phát thanh Giải Phóng, phụ trách biên tập các chương trình dân ca, cổ nhạc.

Soạn giả Trần Nam Dân là bậc thầy về soạn lời cho các bài cải lương, có nhiều đóng góp tích cực cho nền nghệ thuật truyền thống với cả ngàn bài cổ nhạc, ca cảnh được đông đảo công chúng mến mộ như: Đài hoa dâng Bác, Bông sen, Thành phố Hồ Chí Minh, Cây sáo trúc, Người mẹ đào hầm, Về Dầu Tiếng, Gió mùa thu, Cô gái tưới đậu, Dưới góc dừa quê hương, Bên góc chợ Bến Thành, Gởi anh chiều ba mươi Tết, Những người chị trên đảo dừa…

Làng Mỹ Hạnh của “Cô gái tưới đậu” ở đâu ta?

Cánh đồng đậu phộng ở Làng Mỹ Hạnh, Đức Hòa, Long An- quê hương của "Cô gái tưới đậu"

Nổi tiếng là “thủ phủ” của cây đậu phộng, mảnh đất Đức Hòa (Long An) gợi cảm hứng cho nhiều tác giả từ đặc sản này. Trên những cánh đồng đậu phộng, hình ảnh “cô gái tưới đậu” đi vào bài vọng cổ cùng tên của tác giả Trần Nam Dân vừa đẹp người, đẹp nết lại giỏi giang.

“Cô gái tưới đậu” từ lần xuất hiện đầu tiên trên sóng phát thanh cho đến hôm nay vẫn còn sức sống, trở thành một trong những bài vọng cổ vang bóng mà qua đó, người nghe hiểu thêm về cuộc sống của một vùng quê ở Long An.

Mở đầu bài vọng cổ là điệu lý: Nghe gió đồng bềnh bồng thênh thênh. Len đất giồng là mầm đậu lên. Ѕáng naу, nắng ấm trời êm. Đồng xanh, xanh sắc lá. Mắt em haу sắc trời. Tang tình tang tính tình tang... Tang, tang tình là tình tính tang. Ở đâu, anh đến một mình. Ϲhẳng quen mà không biết, sao nhìn sao nhìn người ta?...

Đó cũng là lời đối thoại của nhân vật nam và nữ, trong đó, anh chàng từ Sài Gòn lặn lội về vùng Mỹ Hạnh (nay là xã Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam) của huyện Đức Hòa tìm hiểu về nông thôn và sản xuất.

Bài ca vì thế trở thành lời cổ vũ sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới. Từng lời hát rất tự nhiên, không có câu nào tuyên truyền nhưng vẫn thấy được sự trân trọng, yêu mến đối với nông dân.

Từ thành thị xa xôi, chàng trai tìm gặp cô gái sản xuất giỏi và thêm yêu nét duyên dáng cùng tính cởi mở, vui tươi nhưng chân chất qua lời hát: Anh ba ơi! Ϲon gái làng em thiệt thà như đếm, anh ba gieo làm chi tiếng oán cho thêm buồn...

Hay những ca từ: Đánh xong Mỹ cút, ngụу nhào. Vàng mơ ruộng lúa, hoa màu vượt lên. Mầm hạnh phúc mọc quê em. Thaу trời, đổi đất cho trọn niềm ước mơ Tuổi trẻ chúng em là phải làm cho quê hương ngàу đổi mới. Làng xóm уên vui no ấm mãi muôn đời... cũng là lời khái quát đức tính của “Cô gái tưới đậu”, của người Long An ngoan cường trong chiến đấu và đảm đang trong thời bình, luôn yêu và ra sức xây dựng để quê hương ngày càng đổi mới.

Nguyễn Hoàng Thư Lê- Cộng tác viên âm nhạc của Google.tienlang

=====

Mời xem các bài liên quan:

1- ЯК ТЕБЕ НЕ ЛЮБИТИ, КИЄВЕ МІЙ! - SAO LẠI KHÔNG YÊU EM, KIEV CỦA TÔI! 

2- Cuối tuần đi thăm Alla Pugatrova- ca sĩ nổi tiếng 65 tuổi vừa sinh con 

3- "Đóa cẩm quỳ" bị đổ máu ở Odessa tối 3.8.14 

4- Cuối tuần giới thiệu bài hát hot: "PUTIN CỦA TÔI" 

5- Hương Tràm sexy hơn nhưng “nghệ thuật” hơn trong I'm still loving you

6. Cuối tuần: NHỮNG CA KHÚC TUYỆT VỜI HƠN KHI ĐƯỢC LÀM MỚI BỞI CÁC TÀI NĂNG NHÍ...

7. Clip hot: NỮ SINH TRƯỜNG MÚA NOVOSIBIRSK (NGA) LÀM CHAO ĐẢO CỘNG ĐỒNG YOUTUBE.- Hoàng Minh Tâm

8. Cuối tuần: MIỀN TÂY QUÊ TÔI- TÌNH NGƯỜI MIỀN TÂY

9. Cuối tuần- ÍT AI NGỜ CA SĨ QUỲNH TRANG LẠI LÀ SĨ QUAN QUÂN ĐỘI...

10. Cuối tuần: MASURI- NHƯ THẤY ÂM VANG GIAO HÒA ĐẤT TRỜI CUỒN CUỘN.

11. Khai bút đầu năm: THẾ GIỚI HÁT VỀ HỒ CHÍ MINH

12. Mồng 4 Tết Nghe NHẠC XUÂN TRỮ TÌNH CỦA CA SĨ GIÁNG TIÊN SẼ SUNG TÚC CẢ NĂM...

13. Clip cuối tuần: LA TIỂU BẠCH- TAY TRỐNG CỰ PHÁCH XỨ ĐÀI

14. Chuẩn bị đón Ngày Lễ 30/4: “CÔ GÁI TƯỚI ĐẬU”- CA KHÚC SAU GIẢI PHÓNG SẼ SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

12 nhận xét:

  1. Nguyễn Đức Kiênlúc 17:36 18 tháng 4, 2021

    Tuyệt vời!
    Bài Cô gái tưới đậu do ông Trần Nam Dân - người con Bến Tre- Nam bộ soạn lời, được 2 nghệ sĩ Nam bộ trình bày.

    "Nhân ngày vui này, Google.tienlang mời các bạn cùng nghệ sĩ Thanh Tuấn và Thanh Kim Huệ trở lại làng Mỹ Hạnh- quê hương của “Cô gái tưới đậu”, cô gái “Có đôi mắt nhung thâm thấp trung trung mà nhiều chiến công ngang tầm dũng sĩ” và cũng là cô gái “Đánh xong Mỹ cút ngụy nhào/Vàng mơ ruộng lúa, hoa màu vượt lên"…

    Đó, các cô gái Nam bộ ngoan cường trong chiến đấu và đảm đang trong thời bình, luôn yêu và ra sức xây dựng để quê hương ngày càng đổi mới.

    Đây mới là SỰ THẬT LỊCH SỬ!
    Không phải như mấy ông lật sử Phan Huy Lê, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Đức Cường, Trần Công Trục, Lê Văn Cương...- những kẻ luôn coi cuộc chiến trước 1975 là Nội chiến 2 miền Nam- Bắc; và Trước 1975 ở Nam vĩ tuyến 17 có một nhà nước độc lập là VNCH!

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Đức Kiênlúc 17:38 18 tháng 4, 2021

    Nhân dịp Kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2021) và kỷ niệm 135 năm ngày quốc tế lao động (1/5/1886 – 1/5/2021). Chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4

    Cách đây 46 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

    Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Đức Kiênlúc 17:39 18 tháng 4, 2021

      Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.

      Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

      Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.

      Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

      Xóa
    2. Dịp này mà hát lại bài hát này thì còn gì bằng

      Xóa
  3. Tác phẩm nên đọc:
    LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
    LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN
    CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945 - 1975)

    HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
    LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
    2
    LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LÃNH ĐẠO KHÁNG
    CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945 - 1975)
    NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
    Hà Nội - 2003
    HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO
    Cố vấn: MAI CHÍ THỌ - NGUYỄN VĂN CHÍ
    Chủ tịch: PHẠM VĂN HY
    Phó chủ tịch: PHAN VĂN TRANG – NGUYỄN THỚI BƯNG
    LÊ THÀNH BA – NGUYỄN VĂN LUÔNG - LÂM HIẾU TRUNG
    Ủy viên:
    PHAN TRUNG KIÊN - Tư lệnh Quân Khu 7
    LÊ HOÀNG QUÂN - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai
    TRẦN VĂN KHÁNH - Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu
    NGUYỄN MINH ĐỨC - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương
    3
    NGUYỄN HỮU LUẬT - Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước
    HỒ THANH TUYÊN - Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh
    LÊ THANH TÂM - Bí thư Tỉnh ủy Long An
    LÊ QUANG THUNG - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cao su Việt Nam
    - Nguyên Ủy viên Thường vụ Khu ủy miền Đông
    CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG
    HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
    BAN BIÊN SOẠN
    Chủ biên: LÂM HIẾU TRUNG
    Người viết: TS. HỒ SƠN ĐÀI (Mở đầu, Chương một, Chương ba)
    TS. LÊ HỮU PHƯỚC (Chương hai)
    (Chương bốn)
    TS. NGUYỄN ĐÌNH THỐNG (Chương năm)
    VÕ TAM ANH (Chương sáu)
    ThS. TRẦN QUANG TOẠI (Chương bảy)
    NGUYỄN KHOA TRUNG (Chương tám)
    LÂM HIẾU TRUNG (Kết luận)
    Thư ký: NGUYỄN QUANG HỮU - NGUYỄN THỊ HỒNG
    Hoàn chỉnh bản thảo: TS. HỒ SƠN ĐÀI - TS. NGUYỄN ĐÌNH THỐNG
    ThS. TRẦN QUANG TOẠI
    HUỲNH VIỆT THẮNG
    TS. TRẦN TOẢN
    4
    LỜI NHÀ XUẤT BẢN
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vùng
    đất miền Đông Nam bộ, bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An,
    Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, có một vị trí
    chiến lược trọng yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự, là nơi đụng đầu quyết
    liệt giữa ta và địch. Nơi đây là đại bản doanh của quân viễn chinh xâm lược và là thủ
    phủ của các chế độ ngụy quyền, đồng thời cũng là nơi có hệ thống căn cứ địa cách
    mạng của ta. Là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, ngay từ khi thực dân
    Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, nhân dân miền Đông Nam bộ, dưới sự lãnh
    đạo trực tiếp của Đảng bộ đã cùng nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến trường kỳ
    suốt chín năm, rồi tiếp nối 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai,
    dũng cảm vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hy sinh, lập nên nhiều chiến công
    vẻ vang góp phần to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, giải phóng quê hương, thống
    nhất đất nước.
    Truyền thống vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân miền Đông Nam bộ mãi là
    niềm tự hào, là tài sản vô giá, là nguồn động viên, là sức mạnh để các Đảng bộ và
    nhân dân miền Đông Nam bộ phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
    trong giai đoạn mới, cùng cả nước xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước
    mạnh, xã hội chủ nghĩa công bằng, dân chủ, văn minh. Nhằm ghi lại truyền thống đó
    và rút ra những bài học kinh nghiệm trong kháng chiến, để góp phần tuyên truyền,
    giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ tiếp theo, Hội đồng chỉ đạo biên soạn
    lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam bộ và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tổ chức biên
    soạn và xuất bản cuốn sách LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LÃNH
    ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945 -
    1975).
    Cuốn sách là một công trình tổng kết được biên soạn rất công phu nhằm ghi lại
    quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ miền Đông Nam bộ, sự lãnh đạo, chỉ
    đạo của Đảng bộ với phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân các tỉnh miền
    Đông Nam bộ giai đoạn 1945 – 1975, một giai đoạn cực kỳ quan trọng và vẻ vang của
    lịch sử cách mạng nước nhà. Do các sự kiện lịch sử diễn ra trong điều kiện chiến
    tranh, tư liệu thành văn thiếu thốn, nhiều nhân chứng lịch sử đã qua đời, nên cuốn
    sách khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
    của bạn đọc.
    5
    Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
    Tháng 4-2003
    NHÀ XUẤT BẢN
    CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

    Trả lờiXóa
  4. Tôn thờ nước Mỹ , tôn thờ nền dân chủ Mỹ ,nghiện …Mỹ thực sự là bi kịch của mấy anh cuồng Mỹ. Tôi đã rất cân nhắc khi dùng từ ” bi kịch”. Quá thần thánh hóa nền dân chủ Mỹ nên bọn họ không biết giải thích làm sao trước các tội ác mà chính phủ Mỹ gây ra . Bọn họ phải tìm cách chạy tội cho chính phủ Mỹ , họn họ trơ trẽn tìm cách phủ nhận các tội ác mà chính phủ Mỹ gây ra cho Tổ Quốc Việt Nam . Vì cuồng một Idol mà phải làm chuyện trái đạo như vậy thì quả là bi kịch. Chúng ta đã chứng kiên bao nhiêu con nghiện khi tới cơn vật vã đã đem cả lư hương chân đèn trên bàn thờ tổ tiên bán ve chai lấy tiền chích . Các bạn đừng cảm thấy ngạc nhiên tại sao giữa thời bùng nổ internet rồi mà vẫn có những người cứ la làng “ Mỹ không xâm lược Việt Nam” .” Dioxin không gây hại”.,”thảm sát Mỹ Lai là do Việt Cộng “. “ Việt Nam nghèo là do CS dốt làm kinh tế chứ không phải do Mỹ cấm vận…”. Những hành vi đó chẳng qua như mấy con nghiện vác bàn thờ tổ tiên đi bán mà thôi .
    Bi kịch của con nghiện và những anh cuồng Mỹ giống nhau đến lạ kỳ .
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/bi-kich-cua-con-nghien-my.html

    Trả lờiXóa
  5. Báo chí cách mạng vn sao không thấy báo nào phân tích như 2 bài này trên Google.tienlang nhỉ:

    1.Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015
    "THUẾ THUỘC ĐỊA" VÀ NỀN ĐỘC LẬP GIẢ HIỆU MÀ THỰC DÂN PHÁP DUY TRÌ Ở CHÂU PHI CHO ĐẾN NGÀY NAY

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/12/thue-thuoc-ia-va-nen-oc-lap-gia-hieu-ma.html

    2.
    Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020
    XEM “THẾ GIỚI VĂN MINH” VẪN ĐANG DUY TRÌ CHẾ ĐỘ NÔ LỆ ĐẾN TẬN HÔM NAY, TA CÀNG CẢM ƠN BÁC HỒ ĐÃ ĐÁNH ĐUỔI HAI ĐẾ QUỐC TO- PHÁP MỸ

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/07/xem-gioi-van-minh-van-ang-duy-tri-che-o.html

    Trả lờiXóa
  6. TRái với kêu gọi của ông Võ Văn Kiệt vv không tổ chức Lễ mừng chiến thắng 30/4, năm nay người dân VN vẫn hồ hởi chào đón ngày này,
    Nghỉ lễ 30/4, “sốt” vé máy bay, tàu xe tăng chuyến
    Các hãng hàng không đồng loạt tăng chuyến nhưng do nhu cầu đi lại tăng cao nên nhiều tuyến đã không còn vé.

    Đợt cao điểm 30/4, 1/5, các hãng bay đều tăng chuyến, mở thêm nhiều đường bay với tần suất khai thác tập trung vào các điểm du lịch như Hà Nội, TP.HCM đi Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng...

    Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) đã công bố tăng gần 500.000 chỗ, tương ứng gần 2.600 chuyến bay nội địa trong 6 ngày cao điểm (từ 28/4 - 3/5)
    Để phục vụ hành khách đi lại dịp nghỉ lễ, Vietnam Airlines đã khai trương 6 đường bay mới là Đà Nẵng - Vinh; Phú Quốc - Cần Thơ, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Huế, Thanh Hóa và khôi phục 2 đường bay Đà Nẵng - Thanh Hóa, Cần Thơ - Buôn Ma Thuột. Các đường bay mới này sẽ bắt đầu khai thác từ ngày 24/4/2021.

    Bamboo Airways từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 dự kiến tiếp tục tăng bình quân 12 - 15% tải cung ứng trên các đường bay trục, đường bay du lịch trong giai đoạn nghỉ lễ.

    Các hãng hàng không tăng chuyến, mở thêm chặng bay, nhưng do nhu cầu quá lớn, lượng vé bán ra nhanh nên giá vé cao. Nhiều chuyến bay đã không còn vé.

    Tính đến hết ngày 18/4, khách muốn bay Hà Nội - Phú Quốc, phải trả gần 8 triệu đồng cho 1 chiều đi ngày 29/4 và trở về vào 3/5 nếu bay Vietnam Airlines.
    Mức giá này đắt hơn 1,5 - 2 triệu đồng so với số tiền mà khách bỏ ra nếu mua từ nửa tháng trước.

    Trong khi đó, giá vé khứ hồi cùng chặng Hà Nội - Phú Quốc của Bamboo Airways cũng ở mức 7,3 triệu đồng, Vietjet cũng gần 7 triệu đồng.

    Với các điểm du lịch miền Trung giá vé cũng rất cao. Cụ thể, bay khứ hồi từ Hà Nội đi Quy Nhơn, nếu bay Vietnam Airlines giá sẽ từ 4,7 - 5,4 triệu đồng cho hạng phổ thông. Ngay cả khi chọn bay Vietjet và Bamboo Airways, mức giá cũng lên tới 4 triệu.

    Trong khi đó, nếu mua sớm trước 15 ngày hành khách có thể tiết kiệm cả triệu đồng/vé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tàu xe tăng chuyến

      Ngành Đường sắt cũng tăng hàng chục chuyến tàu trên các tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu. Đại diện Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, các tàu tăng cường chủ yếu chạy vào ngày 29/4, 2/5, 3/5 và chủ yếu từ Hà Nội đi Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới và ngược lại.

      Ngoài 3 đôi tàu Thống Nhất chạy hàng ngày, tuyến Hà Nội - Thanh Hóa lập thêm 2 chuyến tàu TH1 và TH2. Tuyến Hà Nội - Vinh, ngoài đôi tàu NA1/NA2 chạy thường xuyên, lập thêm 4 chuyến xuất phát Hà Nội, 4 chuyến xuất phát Vinh.

      Tuyến Hà Nội - Đồng Hới, Hà Nội - Đà Nẵng chạy thêm 2 chuyến xuất phát Hà Nội, 2 chuyến xuất phát Đồng Hới, Đà Nẵng.

      Tuyến Hà Nội - Lào Cai, đường sắt cũng lập 2 chuyến tàu SP3 chiều Hà Nội - Lào Cai vào ngày 29/4, 30/4…

      Tương tự ở phía Nam, đường sắt cũng tăng gần 30 chuyến tàu trên các tuyến giữa TP.HCM đi Phan Thiết, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và ngược lại trong các ngày từ 28/4 - 3/5.

      Trong đó các tuyến Sài Gòn - Phan Thiết, Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Quy Nhơn… đã hết vé. Tuy nhiên, vé các cung chặng khác vẫn còn.

      Theo giá vé tàu công bố của ngành Đường sắt, giường nằm tầng 1 khoang 4 điều hòa tàu SE3 chặng Hà Nội - Vinh khoảng 591.000 - 621.000 đồng/vé/lượt, giá vé thấp nhất là ghế phụ (ghế nhựa) 229.000 đồng/vé/lượt.

      Còn giá vé tàu SNT2 Sài Gòn - Nha Trang, loại chỗ giường nằm tầng 1 khoang 4 điều hòa VIP suốt chặng giá 970.000 - 1.000.000 đồng/vé/lượt, loại chỗ thấp nhất là ngồi mềm 580.000 - 600.000 đồng/vé/lượt.

      Trong khi đó, đến thời điểm này, các bến xe lớn ở Hà Nội như Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình, Gia Lâm... đã lên kế hoạch xe tăng cường nhằm đáp ứng lượng hành khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới.

      Đại diện Công ty CP Bến xe Hà Nội cho biết, đơn vị đã lên kế hoạch tăng cường 500 lượt xe cho các bến xe thành viên là Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm.

      Trong đó dự báo lượt khách ở bến xe Giáp Bát cao nhất trong các ngày cao điểm sẽ tăng 200 - 250% so với ngày thường. Khách tăng tập trung chủ yếu các tuyến ngắn: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá…

      Với bến xe Mỹ Đình, lượng khách trong các ngày cao điểm sẽ tăng lên hơn 200%, lượt xe dự kiến hơn 1.050 lượt xe/ngày tăng khoảng 130%.

      Đại diện bến xe Nước Ngầm cho biết, dự báo lượng khách trong đợt nghỉ lễ có thể tăng từ 20-30% so với ngày cao điểm cuối tuần, nhất là các tuyến đi Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

      Xóa
  7. Đồng Thị Kim Thanhlúc 21:52 19 tháng 4, 2021

    Lời dẫn quá dễ thương...
    "Chỉ hơn chục ngày nữa, toàn dân Việt Nam vui mừng Kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30/4/1975, Giải phóng miền Nam, Thống nhất Tổ quốc. Nhân ngày vui này, Google.tienlang mời các bạn cùng nghệ sĩ Thanh Tuấn và Thanh Kim Huệ trở lại làng Mỹ Hạnh- quê hương của “Cô gái tưới đậu”, cô gái “Có đôi mắt nhung thâm thấp trung trung mà nhiều chiến công ngang tầm dũng sĩ” và cũng là cô gái “Đánh xong Mỹ cút ngụy nhào/Vàng mơ ruộng lúa, hoa màu vượt lên"… "

    Trả lờiXóa
  8. Bài hát này rất hay; thời điểm này mà hát thì đúng bài rồi

    Trả lờiXóa