Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

“SỰ THẬT TRƯA 30/4/1975”- TRUNG TƯỚNG PHẠM XUÂN THỆ ĐÃ NÓI DỐI 5 LẦN!

Chính ủy Bùi Tùng cùng đại úy Phạm Xuân Thệ dẫn giải ông Dương Văn Minh ra đài phát thanh (Hình cắt ra từ clip)

Mời xem Phim Tài liệu (Mở link dưới): 

SỰ THẬT TRƯA 30/04/1975

Nhà báo chiến trường, nghệ sĩ ưu tú Phạm Việt Tùng, nói về con đường 46 năm đi tới bộ phim “Sự thật trưa 30/4/75”.

Chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài 46 năm.

Bộ phim Tài liệu điều tra “Sự thật trưa 30/4/75” do Nhà báo, nghệ sĩ ưu tú Phạm Việt Tùng đạo diễn, vừa được trình chiếu vào dịp 30/4/2021 đã gây xôn xao dư luận.

PV: - Thưa đạo diễn Phạm Việt Tùng, ông nói ông đã phát hiện trung tướng Phạm Xuân Thệ nói dối 5 lần?

Nhà báo Phạm Việt Tùng: Đúng vậy.

Ông Phạm Xuân Thệ đã nhận mình là người soạn thảo tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Sài Gòn Dương Văn Minh đọc trên Đài Phát thanh Sài Gòn vào trưa 30/4/1975. Sự thật là người soạn thảo bản tuyên bố đầu hàng và kêu gọi tướng lĩnh và binh lính Việt Nam Cộng hòa buông vũ khí ngừng chiến là ông Bùi Văn Tùng, lúc đó là trung tá, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203. 

Để che giấu sự nói dối này, trung tướng Phạm Xuân Thệ đã tiếp tục 4 lần nói dối. Và chúng tôi đã phải đi lần tìm theo lịch sử, làm nhiều bộ phim tài liệu về sự kiện này cho đến khi tôi hoàn toàn chứng minh được ông Thệ nói dối.

Từ trước năm 2000, tôi đã được nghe những người lính tăng phàn nàn về việc đại úy Phạm Xuân Thệ, một Trung đoàn phó trung đoàn bộ binh 66 phối thuộc trong cuộc tiến quân vào Sài Gòn và có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 lại cứ nhận là mình thảo bản tuyên bố đầu hàng. Trong khi thủ trưởng của họ, khi đó là trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy của Lữ đoàn xe tăng 203, đơn vị tiên phong của Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, mới là người thực sự soạn thảo tuyên bố đầu hàng. Những người lính này đã được chứng minh là những người tiên phong có mặt, làm nhiệm vụ bảo vệ cho đầu não cán bộ của bên ta, những lời nói của họ khiến tôi lưu ý.

Ngày 20/11/2004, tôi đến gặp Đại tá Bùi Văn Tùng, lúc đó đã nghỉ hưu ở TP Hồ Chí Minh. Đại tá Bùi Văn Tùng có đưa tôi xem một bức thư của ông Nguyễn Tất Tài, tư Lệnh Lữ đoàn 203 gửi cho ông từ năm 1996, phàn nàn về việc trong một cuộc họp của Quân đoàn 2 nói chuyện lịch sử về ngày 30/4, trong đó ông Phạm Xuân Thệ đã nói cứ như ông ấy là người chỉ huy chiến dịch. Ông Bùi Văn Tùng đã giữ bức thư đó gần 10 năm, nhưng cũng không lên tiếng về những gì ông Thệ nói. Tôi đã giữ bức thư đó cho đến tận bây giờ. Bắt đầu từ năm 2005, tôi bắt tay vào đi tìm sự thật về việc ai là người soạn bản tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Sài gòn Dương Văn Minh.

Chính ủy Bùi Tùng dẫn giải Dương Văn Minh ra đài phát thanh (Hình cắt ra từ clip)

Khi tôi đến gặp ông Phạm Xuân Thệ, cùng với ông Trần Gia Thái, khi đó là giám đốc Đài PT&TH Hà Nội, tôi phát hiện ông Thệ đã nói dối. Ông Thệ không công nhận ông Bùi Văn Tùng có mặt ở Dinh Độc Lập tại thời điểm đó.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ đang nói dối các nhà báo

Ông Thệ bảo phải đến 30 phút sau ông mới biết ông Bùi Văn Tùng. Ông Thệ nói: Sau khi áp giải Tổng thống Minh cùng nội các Sài Gòn đến Đài Phát thanh, khoảng 20-30 phút sau ông Tùng mới có mặt tại Đài. Ông Tùng hỏi tôi “Anh là ai?”. Tôi nói “Tôi là đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó trung đoàn E66...”. Đó là điều thứ nhất ông Thệ nói dối.

Sau này Tổng cục Chính trị đã xác nhận ông Bùi Văn Tùng có mặt ở Dinh Độc Lập. Ở một nơi nghiêm túc như buổi tiếp nhận đầu hàng và chuyển giao quyền lực ở trung tâm chính trị đầu não của một chế độ như Dinh Độc Lập, việc làm của những nhân vật cao cấp hàng đầu luôn thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, được canh gác nghiêm ngặt, cẩn mật và có thứ tự trên dưới. Ông Bùi Văn Tùng có thể không biết hết được những người cấp dưới của ông là ai, nhưng không thể có chuyện những cấp dưới, cấp thấp hơn ông ở xung quanh đó, lại không biết ông Tùng là ai và có cấp bậc gì, đeo quân hàm gì, đang làm chức năng nhiệm vụ gì được.

Ông Thệ nói văn bản đầu hàng Tổng thống Dương Văn Minh đọc, phát đi trên sóng phát thanh là do ông soạn ra. Nhưng những lời ông Thệ nhắc lại trong bộ phim do TTXVN phỏng vấn ông Thệ so với bản ghi âm lời ông Dương Văn Minh trưa ngày 30/4/75 không giống nhau. Tình cờ tôi được ông Nguyễn Hữu Thái cho biết ông Nguyễn Nhã, một nhà nghiên cứu lịch sử- văn hóa, đã thu âm lại bản phát thanh đó trong lúc đi tản cư nghe được vào trưa 30/4/75. Đó cũng là bản thu âm duy nhất chúng ta có được đến giờ. Ông Nguyễn Nhã đã cho tôi mượn cái băng này và cho phép tôi được sao chép lại làm nhiều bản. Lúc đó tôi chưa thực sự tin ông Thệ “ăn gian”. Đêm hôm ấy, tôi nghe đi nghe lại, tôi thấy nội dung lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh không giống với lời ông Thệ đã nói lúc trước. Tôi phát hiện điều thứ 2 ông Thệ nói dối. Lúc đó, tôi kinh ngạc đến mức không ngủ được. Tôi tin tôi đã tìm ra sự thật thứ 2 bị vùi lấp.

Chúng tôi hiện vẫn còn giữ được ảnh chụp (tại bảo tàng Quân đoàn 2) bản viết tay Lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh, nét chữ của ông Bùi Văn Tùng, có cả những chỗ gạch xóa.

Bản viết tay Lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh với bút tích của Chính ủy Bùi Tùng hiện lưu ở Bảo tàng Quân đoàn 2

Câu chữ trong bản viết tay này rất khớp với lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh đọc đã phát đi trên sóng phát thanh. Trong khi đó ông Phạm Xuân Thệ lại không đưa ra được bản viết tay nào, và lời ông Thệ tự công bố nội dung ông viết cho Tổng thống Minh cũng không khớp gì với Tuyên bố đầu hàng Tướng Minh đã đọc. Bộ Chính sử Nam Bộ kháng chiến do Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm Trưởng ban soạn thảo, thiếu tướng Trịnh Vương Hồng-Viện trưởng viện Lịch sử quân đội đã ký, người chắp bút là ông Hoạt... cũng đã công nhận bản viết tay này là chữ của ông Bùi Văn Tùng, do ông Bùi Văn Tùng soạn thảo. Thế nhưng ông Phạm Xuân Thệ vẫn nhận công trạng này về mình. Đó là ông Thệ nói dối điều thứ 3.

Ông Thệ bảo “Chúng tôi bàn với nhau phân công ông Bùi Tùng”. Nói như thế là ông Thệ không hiểu gì mà lộ ra sơ hở mình nói dối. Vì lúc đó ông Bùi Văn Tùng là Chính ủy Lữ đoàn, người chỉ đứng sau Lữ Đoàn trưởng, người phụ trách về Chính trị cao nhất của phía bên ta ở Dinh Độc Lập lúc đó. Chỉ có ông Tùng mới đủ tư cách là người đối thoại và thực hiện những nhiệm vụ chính trị như thảo văn kiện đầu hàng, rồi tiếp nhận đầu hàng. Mà Lữ đoàn thì là cấp trên của Trung đoàn. Ông Thệ chỉ là Trung đoàn phó một trung đoàn bộ binh phối thuộc, sao đủ tư cách mà đòi phân công cho ông Tùng đi làm việc? Đó là chưa nói đến năng lực, trình độ của một Chính ủy như ông Tùng.

Kỷ luật quân đội là kỷ luật thép, cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng cấp trên. Ông Bùi Văn Tùng là một trung tá. Khi đó, chúng ta xét duyệt phong cấp tá rất khó khăn. Phải là cấp Nhà nước ra quyết định chứ không phải quân đội tự phong hàm cho cán bộ của mình. Một đại úy lại có thể phân công một trung tá đi làm việc, chuyện lạ đời chỉ có ông Thệ nghĩ ra!

Trong một bài báo lưu chiểu quốc tế, ông Thệ nói “Chữ tôi xấu nên tôi đọc cho ông Dương Văn Minh chép”. Ông Dương Văn Minh lúc này là đại tướng, mang tư cách là Tổng thống của chính quyền Sài Gòn. Dù đã đầu hàng nhưng ông cũng không thể đi làm một việc vô lý là chép theo lời một đại úy phía đối phương. Ông Thệ cũng không đưa ra được bản viết tay mà ông cho là Dương Văn Minh đã “chép lại”. Kho tàng tư liệu lịch sử cũng không giữ được một văn kiện nào như thế cả. Đó là điều thứ tư ông Thệ nói dối.

Thực chất là ông Dương Văn Minh đã đọc đi đọc lại bản viết tay văn kiện đầu hàng do ông Bùi Văn Tùng soạn thảo đó, ông Minh còn đề nghị bỏ chữ Tổng thống, nhưng ông Tùng không đồng ý. Họ tranh luận, sau đó ông Minh đồng ý đọc theo bản ông Tùng viết.

Chúng tôi còn được cung cấp những tư liệu của một nhà báo người Đức là Boerries Gallasch, do bà Alice Kelley Gallasch, vợ ông, tìm đến thăm và tặng lại gia đình ông Tùng đúng dịp 30/4 năm 2010. Đây là mắt xích rất quan trọng trong quá trình phơi bày sự thật ra ánh sáng. Rất nhiều tư liệu và di sản của ông B.Gallasch về ngày 30/4/75 tại Việt Nam đã được bà Alice gửi tặng sau khi bà trở thành bạn của gia đình ông Bùi Văn Tùng.

Qua lời kể của bà Alice Kelley Gallasch, thì Boerries Gallasch là 1 trong 3 nhà báo (đều là người nước ngoài) hiếm hoi có mặt tại Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/75. Khi đó, ông Gallasch đã xin ông Bùi Văn Tùng cho đi nhờ xe jeep để đến Đài Phát Thanh để kịp ghi lại khoảnh khắc lịch sử tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Sài Gòn và chuyển giao chế độ.

Với ông B.Gallasch, trung tá Bùi Văn Tùng là ân nhân của ông, là ân nhân của cả tuần báo Tấm Gương và tin tức báo chí toàn thế giới vì ông Tùng đã giúp ông B. Gallasch thu thập tin tức và cung cấp kịp thời cho bạn đọc năm châu quan tâm đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Quyết định tình cờ và sáng suốt của Chính ủy Bùi Văn Tùng lúc đó đã giúp thời khắc lịch sử thiêng liêng của dân tộc được đóng dấu, được lắng đọng lại qua những thước phim và ghi chép của một nhà báo người Tây Đức. Bởi khi đến Đài Phát thanh thì Đài không hoạt động vì tất cả đã đi sơ tán. Lời thu âm của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa khi đó đã được thu lại bằng máy catset của nhà báo Tây Đức này rồi cả ông Minh và ông Tùng đều cẩn thận nghe đi nghe lại 3 lần, sau đó mới được phát sóng trên toàn bộ lãnh thổ miền Nam, yêu cầu toàn bộ tướng lĩnh và binh lính miền Nam ngừng chiến. Chiếc catset này cũng được bà Gallasch tặng lại cho gia đình ông Bùi Văn Tùng.

Trong số tư liệu của ông B.Gallasch còn có bức ảnh ông chụp chung với Chính ủy Bùi Văn Tùng rồi các bức ảnh có mặt ông Tùng cùng với ông Dương Văn Minh tại Dinh Độc lập cũng như tại Đài khi ông Minh đọc lời kêu gọi đầu hàng. Những sự thật ấy không ai có thể chối cãi được.

Bà Alice Kelley Gallasch đã trở thành người bạn thân thiết của gia đình Đại tá Chính ủy Bùi Văn Tùng

Sự thật là ông Phạm Xuân Thệ đã nhận vơ công trạng và ăn gian lịch sử khi tự nhận mình là người soạn thảo văn kiện đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh. Để bao che cho lời nói dối ấy, ông Thệ đã phải bao biện bằng rất nhiều lời nói dối khác mà càng nói càng hở. Ông Thệ là người sống và làm việc lâu năm trong quân ngũ, không hiểu sao những tri thức tối thiểu như đại úy không thể sai phái trung tá, trung đoàn phó thấp cấp hơn Chính ủy lữ đoàn, binh chủng bộ binh phối thuộc binh chủng tăng thiết giáp (trong một trận tiến công, xe tăng là đội tiên phong, rồi đến bộ binh và các binh chủng khác. Không thể có chuyện binh chủng xe tăng phối thuộc bộ binh)... Những tri thức này mà vị trung tướng quân đội, anh hùng lực lượng vũ trang lại có thể nhầm lẫn cũng là điều lạ kì. Có thể hiểu vì dễ “nhầm lẫn” tri thức tối thiểu đó nên ông Phạm Xuân Thệ mới dễ dàng “nhầm lẫn” sự thật lịch sử, mới để xảy ra câu chuyện thật giả lẫn lộn?

Khi đã chứng minh được ông Thệ nói dối, khi đã tập hợp được tư liệu khá đầy đủ, chúng tôi bắt tay vào làm phim. Một bộ phim chưa thể đột phá vào lớp lớp những thứ na ná sự thật đã bủa vây nhận thức con người trong một thời gian dài. Vậy nên tôi làm nhiều phim. Tôi hợp tác với Đài HTV TPHCM làm phim “Trưa 30/4/1975”. Bộ phim gây ồn ào cả nước.

Trong cuộc họp ngày 12/6/2007, bên nghiên cứu Lịch sử Quân đội nói họ sẽ ghi nhận và trở về báo cáo cấp trên. Nhưng sau đó không có gì thay đổi.

Đạo diễn Phạm Việt Tùng tại buổi làm việc với Viện Lịch sử quân sự  ngày 12/6/2007

Tôi lại làm bộ phim “Chuyện kể về anh bộ đội cụ Hồ”... Và sau khi tư liệu tập hợp đủ đầy, sau mấy chục năm, suy nghĩ thật chín mùi, tôi cùng các đồng nghiệp quyết định làm bộ phim “Sự thật trưa 30/4/75” này. Bộ phim lần này được sự giúp đỡ của rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp của tôi.

PV: Vậy thì mục tiêu theo đuổi đến gần nửa thế kỷ về sự thật lịch sử của ông là gì, thưa ông?

Nhà báo, nghệ sĩ ưu tú Phạm Việt Tùng: Tôi đã nói trước những nhà nghiên cứu lịch sử quân đội và nhiều học giả, “Kinh tế mất đi chúng ta có thể làm lại. Nhưng lịch sử thì chỉ có một thôi”.

Thành quả cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất to lớn, cần phải được ghi lại thật cụ thể và chi tiết, nhưng chúng ta chưa làm được một bộ sử xứng đáng. Vì lí do này hay lí do kia, vẫn còn khá nhiều sạn, còn sai sót. Lịch sử phải là sự thật, không thể là “sử giả”, là giả dối. Đó là di sản chúng ta truyền lại cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Không thể bắt họ vái thứ đồ rởm, ca ngợi nhầm được. Bác Hồ dạy, chúng ta không sợ sai lầm, phát hiện sai thì phải sửa. Một nhà nghiên cứu văn hóa nói “Khi làm cách mạng chúng ta không tránh khỏi có lúc sai lầm. Chúng ta đã nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta đã dũng cảm sửa sai. Có thế mới khắc phục được hậu quả của Cải Cách ruộng đất 1954, đưa tới xây dựng một hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa vững chắc làm tiền đề cho chiến thắng giải phóng miền nam 1975. Chúng ta dũng cảm làm công cuộc Đổi mới từ 1986, khắc phục những nhận thức còn sai lầm ấu trĩ, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, ổn định và phát triển theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ nghĩa, mới có đất nước ta độc lập và phát triển như ngày hôm nay.

Chúng ta biết sửa sai mới có thể khiến dân tin Đảng, đi theo Đảng, gắn bó với Đảng. Cả Hiến Pháp, cả những chính sách lớn của Đảng, của Nhà nước bị sai còn sửa được. Lịch sử có còn chỗ ghi chép lại chưa đúng, vì sao lại không thể sửa?”.

Lịch sử rất quan trọng, là tấm gương cho thế hệ sau soi chiếu. Gương giả thì thì họ soi thế nào? Hậu quả sẽ không thể lường hết được. Sách giáo khoa lịch sử chưa được sửa lại mấy chi tiết này. Tôi mong muốn sau bộ phim này, các nhà viết sử, các nhà giáo dục, những người làm chính sách, hãy rà soát lại thật kĩ những gì chúng ta đã làm, đã viết, để nhặt hết những hạt sạn trong bộ sử vĩ đại về những chiến công của dân tộc ta. Ông Thệ có thế nhầm lẫn nhưng chúng ta không thể để lịch sử nhầm lẫn theo ông Thệ. Ông Thệ có thể nói dối nhưng lịch sử dân tộc thì không thể gian dối theo.

Mong muốn thứ hai của chúng tôi khi làm bộ phim này là những người anh hùng thầm lặng như 4 chiến sĩ trên chiếc xe tăng 390 ngày đó và Chính ủy Bùi Văn Tùng cần được Tổ quốc ghi công, Nhà nước nên trao cho họ những danh hiệu xứng đáng. Đến những người như ông Phạm Xuân Thệ, Bùi Quang Thận đã được phong Anh hùng mà những người thực sự có công đầu, nay đã được chứng minh, mà lại thầm lặng không được ai biết đến thì thật đáng tiếc. Công lao của những người lính xe tăng và nhất là của chính ủy Bùi Văn Tùng là rất lớn trong việc kết thúc chiến tranh và tiết kiệm xương máu. Dù kịch bản đầu hàng trước đó chưa hề chuẩn bị sẵn, nhưng khi tình huống phát sinh, thời cơ đến, ông Bùi Văn Tùng đã kịp thời nghĩ ra và soạn thảo ngay một văn kiện đầu hàng tức thời, yêu cầu ông Dương Văn Minh phải theo mình đến Đài Phát Thanh kêu gọi binh lính ngừng chiến. Hành động ấy không khác gì ông đã bấm nút tắt cho cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm trên toàn cõi nước ta. Hành động ấy cũng góp phần tiết kiệm biết bao xương máu của những người lính giải phóng quân và cả của người lính Việt Nam Cộng hòa, đem lại hạnh phúc cho biết bao gia đình Việt Nam khi được đón những người con ra lính còn được trở về sau ngày thống nhất. Tôi được biết, chỉ riêng ngày 30/4/75 thôi, phía bên ta vẫn có hàng ngàn giải phóng quân ngã xuống, còn chưa kể biết bao người trở về với vết thương chiến tranh. Mất mát gì cũng tìm lại được. Chỉ có mất mát con người thì không gì bù đắp nổi. Chúng ta sẵn sàng hy sinh cho độc lập và thống nhất Tổ quốc. Nhưng nếu có thể tiết kiệm được, vì sao chúng ta không trân trọng?

Bởi vậy tôi nói hành động của Chính Ủy Bùi Văn Tùng lúc đó chính là chiến công có ý nghĩa to lớn và đầy sáng tạo, đầy nhân văn là sự thật. Đó là tư duy của người chỉ huy yêu nước, yêu dân, thương và hiểu lính, hiểu sâu sắc về cuộc chiến tranh. Bởi vậy, trong tâm thức những người lính của ông Tùng, cho đến hôm nay, sau gần nửa thế kỷ, ông không chỉ là một thủ trưởng tuyệt vời, ông chính là một vị anh hùng thật sự, một người lính yêu hòa bình. Nhân dân cũng đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận ông Tùng là Anh hùng chính bởi chiến công này. Mặc dù ông Tùng chưa bao giờ lên tiếng đòi lại sự thật, cũng chưa bao giờ ông nói mong muốn mình được phong anh hùng. Đức tính giản dị của anh bộ đội cụ Hồ vẫn khiến ông làm một người lính cống hiến trọn vẹn và an nhàn hưởng tuổi già bên con cháu.

Từ nhiều năm nay, do bị ảnh hưởng của bệnh tai biến, ông đã dần quên rất nhiều thứ, nhiều người. Nhưng đến nay, ở tuổi 92, hàng ngày mọi sinh hoạt phải nhờ người thân chăm lo, Chính ủy Bùi Văn Tùng vẫn cầm tờ báo Quân đội nhân dân để đọc như một thói quen. Thời gian của người anh hùng không còn nhiều. Có thể ông không cần. Nhưng trách nhiệm của chúng ta là phải bù đắp những gì còn thiếu sót, làm những việc chưa kịp làm. Cần phải phong Anh hùng cho Chính ủy Bùi Văn Tùng. Dư luận nhân dân và anh em cựu chiến binh xe tăng ngày ấy mong muốn điều đó. Những người lính trên chiếc xe tăng 390 ngày ấy giờ đã mất đi 1 người cũng tha thiết mong muốn điều đó.

Mong muốn thứ ba của tôi là ông Phạm Xuân Thệ nên xin lỗi lịch sử, xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân, xin lỗi những người đồng chí đồng đội của mình và xin lỗi ông Bùi Văn Tùng vì đã ăn gian và nhận vơ công trạng, làm thay đổi, sai lệch lịch sử.

 ***

Để ngày 30/4/75 ấy đi vào lịch sử mãi mãi là trang vàng chói lọi và hoàn bích, không một vết mờ. Để chúng ta không phải nuối tiếc vì những gì chưa kịp làm. Thời gian không mãi đợi chúng ta. Chiến tranh đã qua đi từ lâu rồi. Cần phải nhanh chóng hoàn thiện bộ lịch sử để chúng ta có thể khép lại những trang sử ấy và thênh thang bước sang những trang mới.

PV:- Xin cảm ơn ông!

Hải Nguyệt (thực hiện)

=======

50 nhận xét:

  1. Cựu Chiến binhlúc 00:01 3 tháng 5, 2021

    Tôi không đồng tình với ông lạc hồng20:18 2 tháng 5, 2021, Hùng Cường20:33 2 tháng 5, 2021, Thắng Cà Mau21:40 2 tháng 5, 2021... ở bài trước.

    Việc nào ra việc đó chứ!

    Ông Dương Trung Quốc, Nguyễn Nhã, Nguyễn Huy Viện, Vũ Minh Giang, Lê Văn Cương, Nguyễn Mạnh Hà... lật sử thì chúng ta đã có rất nhiều bài chỉ rõ rồi.

    Nhưng ông Phạm Việt Tùng là khác!
    Tôi đồng tình với các bạn chủ nhà về loạt bài này.
    Lịch sử chỉ có SỰ THẬT thôi.
    Đừng vì lợi ích cá nhân mà xuyên tạc bịa đặt công trạng thành tích của mình, cướp công người khác như ông Bùi Quang Thận, Phạm Xuân Thệ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Cựu Chiến binh 00:01 3 tháng 5, 2021 nói rất chính xác

      Xóa
    2. Lịch sử là sự thật cần ghi lại chính xác mọi sự việc diễn ra chứ ko phục vụ chính trị hoặc phe phái nào.

      Xóa
  2. Đây là việc hệ trọng và tế nhị liên quan đến uy tín quân đội và nhiều tập thể, vì vậy nên hết sức thận trọng. Bằng chứng là đến nay không có đài truyền hình nào đăng phim này. Tra từ khóa về bộ phim này cũng thấy kết quả rất hạn chế.

    Không đồng tình với cách dùng từ ngữ của các nhà làm phim. Ngay cả ông Dương Văn Minh cũng đã muốn bỏ chữ "Tổng thống" ra khỏi văn bản và sau đó bất đắc dĩ phải dùng để dùng "cương vị" đó dễ bề kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền giải tán đầu hàng.
    Chính "tổng thống" cũng không nghĩ mình là tổng thống và muốn bỏ không xử dụng từ "tổng thống" nhưng ngày nay tại sao nhiều người cứ nhai đi nhai lại "tổng thống"? Chính ông Big Minh cũng chỉ muốn người ta nhìn nhận mình cùng lắm là 1 tướng, 1 người lính thôi và sau này là 1 công dân độc lập thôi. Cứ "Tổng thống" là ý muốn nói ngụy quyền SG là 1 nước như nước Mỹ với Trump và Biden hay Putin ở Nga à?
    Cái từ "tổng thống" là thuật ngữ bất đắc dĩ trong bản văn đầu hàng để kêu gọi lính ngụy đầu hàng. Bây giờ xong hết rồi thì hãy trả lại sự thật lịch sử: Bỏ đi tất những cách gọi không chính danh, không xác đáng này, như chính đương sự muốn. Ngay cả đương sự cũng chỉ muốn làm 1 công dân mà cứ cưỡng bức nâng lên ông ta làm "Tổng Thống" là ý gì?

    Cần xem coi quan điểm lập trường hiện tại của ông Tùng và ông Thệ là như thế nào mà BBC và nguyên 1 đám "rận xỉ chấy thức" và trí ngủ nửa mùa nhào vô "bênh bên này chống bên kia" 1 cách 1 chiều như vậy. Vai trò của ông thần đồng Trần Đăng Khoa chuyên chửi Tố Hữu và "Tàu Cộng" nữa.

    PTL này mặc dù không có phần nào quá sai với lịch sử, ngoài những cách dùng từ hơi gây bực mình như "tổng thống", "VNCH", nhưng bộ phim có vẻ đề cao những con người đã từng có nhiều tai tiếng về việc tuyên truyền sai lịch sử như Nguyễn Nhã, và ông Võ Văn Kiệt là người mà cũng không nói những câu quá sai với lịch sử tuy nhiên có những câu nói sau này bị người ta lợi dụng để xuyên tạc lịch sử và thay đổi thể chế, dưới danh nghĩa "đổi mới, cải cách chính trị" qua phê phán quan điểm "Đổi mới không đổi màu" của Đảng trong bài viết đăng lên những báo chí thời kỳ nghỉ hưu.
    Qua việc phê phán quan điểm của Đảng "Đổi mới nhưng không đổi màu" thì ông Kiệt đã ủng hộ việc đổi màu khi về già!

    Dù sao cũng đánh giá nỗ lực của đoàn làm phim và ông Phạm Việt Tùng nhưng xin hãy rút kinh nghiệm trong những cái tôi trình bày ở đây để cho sản phẩm thuyết phục và có giá trị hơn. Chứ hiện giờ phim mặc dù tác dụng rất lớn nhưng quá nhiều sạn và gắn liền với những con người nhạy cảm với những từ ngữ nhạy cảm nên có lẽ vì vậy chưa được chiếu trên TV.

    Trả lờiXóa
  3. Việc này nên giải quyết êm đẹp chứ trây trét cả ra hết thế này cũng không hay, kẻ thù cười nhạo, kền-kền lạm dụng.

    Nhóm hội lật sử hay lợi dụng những vụ như thế này để khuếch trương lên, đục khoét những lỗ hổng nhỏ tưởng như vô hại, như "Bỏ chữ ngụy", "Nhìn nhận lại công lao nhà Nguyễn, nhà Mạc" , mục đích là làm cho giới trẻ nghi ngại lịch sử, nghi ngờ quá khứ, cảm thấy giả ảo, không thật, xạo xạo sai sai. Từ cái không tin này dẫn tới sự không tin kia. Mưa dầm thấm lâu, tích tiểu thành đại, lòng tin xói mòn, niềm tin lung lay, lu mờ.

    Những việc như thế này cần làm rõ để chấm dứt cãi nhau, kết thúc việc trây trét làm trò cười, tuy nhiên cũng cần cẩn thận để giải quyết ổn thỏa trong ngoài, có lý có tình.

    Tuy nhiên cũng không nên khuếch đại vụ này quá lớn ra khỏi tầm vóc của nó, ai biên soạn hay ai không biên soạn gì thì thật ra chính quyền SG đã đầu hàng vào 9 giờ sáng hôm ấy rồi nhưng không ai quan tâm và không có ai tiếp nhận. Đầu hàng 2 lần, lần tranh cãi này là lần thứ 2 vào 11:30 trưa. Cả 2 lần đầu hàng đều có phát trên Đài Phát Thanh SG.

    Chiến tranh kết thúc khi mấy ông Mỹ, lính thủy đánh bộ Mỹ lên trực thăng và tàu chiến tháo chạy. Còn mấy vụ đầu hàng này chỉ là thứ yếu và chỉ có tác dụng kêu gọi số còn lại đầu hàng. Chứ thật ra ngay cả trước khi kêu gọi đầu hàng thì bọn nó đã tụt hết quần chạy thục mạng và đào ngũ khắp nơi rồi. Vì vậy Khmer Đỏ nó mới nhào vô được ở những nơi bỏ hoang. Nhiều chỗ thằng tướng nào hay ai ngăn lại không cho nó đào ngũ bọn nó bắn nhau luôn rồi bỏ trốn.

    Vì vậy vụ này chỉ nên được coi là 1 sự kiện thứ yếu chưa được ghi chép chính xác thì ở đâu chưa ghi chính xác thì giờ hãy ghi lại cho chính xác. Không cần làm rùm beng lên như là 1 câu chuyện phát hiện chấn động lịch sử trái đất địa cầu này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không phải "sự kiện thứ yếu" đâu đây là sự kiện chấn động địa cầu được USAID tài trợ nhằm mục đích phủ nhận sạch trơn coi những người lính cụ Hồ là những kẻ chỉ biết cái bả hư vinh.

      Xóa
    2. Dù là chuyện nhỏ hay lớn thì sự thật phải được trở về nguyên trạng của nó

      Xóa
  4. Nguyễn Đức Kiênlúc 03:38 3 tháng 5, 2021

    Tôi đồng tình với ý kiến bác Cựu Chiến binh.
    Còn bác Cảm nghĩ00:41 3 tháng 5, 2021, bác Футбол01:07 3 tháng 5, 2021 thì tôi thấy phát biểu gượng ép.

    Tất cả chúng ta đều công nhận chính quyền Sài Gòn là do Mỹ đẻ ra. VNCH là ngụy, là tay sai đế quốc. Sự thật lịch sử như vậy.

    Nhưng tại "Giờ khắc số 0" trưa 30/4/1975 đó thì ông Dương Văn Minh có Tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh với danh xưng là Tổng thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi quân lực VNCH hạ vũ khí và Lời tuyên bố này do ông Bùi Tùng soạn thảo- Đó cũng là một SỰ THẬT LỊCH SỬ.
    Cuốn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến do ông Trần Bạch Đằng làm chủ biên cũng ghi nhận như thế.

    Vậy thì sao ông Phạm Xuân Thệ cứ cố cướp công người khác, cố bẻ cong sự thật lịch sử?
    Tại sao Viện Lịch sử quân sự lại bao che cho Lý Thông?

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 09:27 3 tháng 5, 2021

    Tìm hiểu sự thật về chiếc xe tăng nào xô đổ cánh cửa Dinh Độc Lập, tiến vào sân dinh trước tiên và sự thật những gì diễn ra trong Dinh, trong Đài phát thanh Sài Gòn, chống những hành vi của bất cứ ai, bất cứ cơ quan tổ chức nào cố ý bẻ cong sự thật lịch sử chính là TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH CỦA GOOGLE.TIENLANG- Trung tâm chống lật sử của Cộng đồng (Xem bài Thông báo: THAY ĐỔI TIÊU CHÍ TRANG WEB GOOGLE.TIENLANG VÀ MỞ CHUYÊN MỤC MỚI)
    https://googletienlang2014.blogspot.com/p/thong-bao-thay-oi-tieu-chi-trang-web.html

    Không thể nói đây là chuyện nhỏ, chuyện nội bộ.
    Càng không thể nói đây là chuyện "chọc ngoáy" ông Trung tướng Phạm Xuân Thệ.

    Tôi tin rằng sau khi có phim tài liệu "SỰ THẬT TRƯA 30/4/1975 " này, Trung ương Đảng, Chính phủ sẽ chỉ đạo Viện Lịch sử quân sự tổ chức Hội thảo lại, thu hồi cuốn sách mà Viện đã phát hành để biên soạn lại.

    Trả lờiXóa
  6. Chính ủy Bùi Văn Tùng và chuyện công bằng với lịch sử
    LĐO | 10/05/2020 | 09:00
    Các cựu chiến binh (CCB) Lữ đoàn Xe tăng 203 Anh hùng, những người đã lái xe tăng húc tung cánh cổng Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975, ghi một dấu son đặc biệt chói lọi trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên thống nhất đất nước, đã đồng loạt ký tên vào bức tâm thư gửi lãnh đạo các cấp cao nhất và các ban, ngành Trung ương. Bức tâm thư, bản thỉnh nguyện ấy nói gì?



    1. Đó là tiếng nói thống thiết đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (LLVTND) cho thủ trưởng của họ: Đại tá về hưu Bùi Văn Tùng - nguyên Chính ủy Lữ đoàn, người có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự kiện ngày toàn thắng tại Dinh Độc Lập. Những lời thỉnh nguyện thống thiết ấy không phải chỉ vì một cá nhân bị lãng quên, mà còn là tâm nguyện của những người đã góp phần làm nên lịch sử đòi hỏi lịch sử được đối xử công bằng.

    Cái tên Bùi Văn Tùng từng vang lên trên rất nhiều phương tiện truyền thông trong và ngoài nước. Hình ảnh ông đã xuất hiện trên hầu hết hãng thông tấn quốc tế lớn, cho đến bây giờ vẫn sừng sững tồn tại trong mọi tư liệu lịch sử, lưu giữ trên Google. Chỉ cần gõ tên ông và ngày 30.4.1975 là ra hàng nghìn đáp số. Thế thì vì sao mà những người lính của ông, 45 năm sau lại phải viết trần tình, gửi tâm thư thỉnh nguyện như xin cho một việc bị hàm oan ẩn ức?

    Bởi vì trong ba người được đánh giá có hành động đặc biệt tại Dinh Độc Lập hôm ấy, hai người đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng cao quý: Trung úy, Đại đội trưởng Đại đội 4, Lữ đoàn 203 Xe tăng Bùi Quang Thận - người cắm lá cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11h30 và đại úy, Trung đoàn phó Trung đoàn Bộ binh số 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 Phạm Xuân Thệ - người đã bắt giữ Tổng thống và Nội các Chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Nhưng trung tá, Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203 Bùi Văn Tùng lại không được vinh danh tương xứng.

    Xem toàn bài:
    https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/chinh-uy-bui-van-tung-va-chuyen-cong-bang-voi-lich-su-803997.ldo

    Trả lờiXóa
  7. Ông Bùi Quang Thận cũng như ông Phạm Xuân Thệ, đều bảo thủ, "đâm lao theo lao", đến chết vẫn nhận xe 843 của mình là xe duy nhất húc cổng vào dinh...
    ===
    Đây là bài viết năm 2011 (năm sau, 2012 thì ông Bùi Quang Thận mất):
    "Với sự hỗ trợ của các phóng viên Đài PTTH Hà Nội, bà nhà báo Pháp đã tìm được 3 trong 4 chiến sĩ xe tăng 390 năm xưa, đầu tiên là ông Vũ Đăng Toàn- người chỉ huy xe 390, đã được phục viên với quân hàm Đại uý, lúc đó đang trông coi thuê tại 1 đầm cá ở quê là huyện Gia Lộc, Hải Dương. Đài PTTH Hà Nội đã làm 1 phim phóng sự rất cảm động về cuộc tìm lại các chiến sĩ xe tăng 390. Sau khi phim này được phát sóng, lịch sử đã được viết lại, sách giáo khoa phổ thông cũng được viết lại. Từ đó tới nay, chiếc xe 390 và kíp xe tăng do ông Toàn chỉ huy hầu như được mọi người công nhận là những người đầu tiên vào Dinh.
    Thế nhưng, ông Bùi Quang Thận cùng kíp chiến sỹ xe tăng 843 không công nhận sự kiện trên!"
    "Trả lời câu hỏi của mình về bức ảnh của bà nhà báo người Pháp, ông Thận vặn lại: “Tại sao các nhà báo ta lại chỉ biết tin vào 1 tấm ảnh của 1 nhà báo nước ngoài mà không tìm hiểu kỹ xem tấm hình này được chụp vào thời điểm nào? Trước hay sau khi tôi đã vào Dinh?” (Xin lỗi, tôi phải trình bày lời ông Thận tại đây cho có vẻ … lịch sự hơn 1 chút. Chứ kỳ thực, ông nói rất thô. Có lẽ ông bức xúc mà cũng có lẽ ông như đang cởi mở, “tâm tình” với lớp hậu sinh tại nhà riêng của ông!)"

    " Ông Thận cho xe húc vào cổng phụ của Dinh, cánh cổng hé ra một chút. Ông để 3 chiến sĩ ở lại trong xe để cảnh giới còn ông, rút lá cờ trên tháp pháo, một mình ông lách qua khe cổng chạy vào trong Dinh. Khi ông leo được lên trên nóc Dinh và treo cờ Giải phóng, ông vẫn không hề nhìn thấy bất cứ chiếc xe nào khác của đồng đội."
    30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT "ÂM MƯU" BẤT THÀNH

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/3041975-ieu-chua-sang-to-va-mot-am-muu.html

    Trả lờiXóa
  8. Phim tư liệu rất hay. Chưa thấy thằng cuốc da nào mà phải xin đầu hàng bao nhiêu lần mới yên như vậy. Sau khi ông Tùng tiếp nhận đầu hàng và tuyên bố giải phóng thành phố xong nguyên cả đám thở phào nhẹ nhõm ôi mừng quá đầu hàng thành công cmn rồi! Người ta cho mình đầu hàng xong rồi! Ôi mừng quá!
    Dự án phim rất có tâm, còn "tầm" thì ..... hơi tiếc vì có dính dấp tới những phần tử bất hảo như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Huy Viện, Nguyễn Nhã, toàn mấy thằng lật sử với cổ vũ biểu tình.

    Nhiều người ngày xưa học sinh sinh viên là biểu tình chống người Mỹ thật việc thật, ngày nay trở thành nhiều phần tử bất hảo này đi biểu tình thực chất là chống Việt nam, chống chế độ nhưng chúng gọi đó là chống Trung Quốc, đưa TQ lên làm con ngáo ọp để làm " kim bài ", " giấy phép phá hoại " mặc tình phá hoại Việt nam nhân danh "yêu nước" Việt nam.

    Trả lờiXóa
  9. Trước đây khi biết vụ này tôi cũng hơi nghi hoặc rồi. Theo suy lý bình thường thì việc biên soạn 1 bài đọc đầu hàng cho thằng "tổng thống" của địch là 1 việc lớn, hệ trọng, thì đương nhiên là phải đưa cho ông nào to nhất, chính trị nhất, thì là ông Tùng chính ủy lúc đó ở đó là to nhất chứ còn ông nào nữa. Theo nguyên lý ấy thì vụ này đáng lẽ ra nên làm ra ngô ra khoai từ lâu rồi không đợi đến giờ. Tranh cãi vả ỏm tỏi bao nhiêu năm làm trò hề.

    Trả lờiXóa
  10. Vụ này quá lớn mà sao có người nói nhỏ nhỉ?
    Lý thông cướp công Thạch sanh gần nửa thế kỷ rồi!
    Một chuyện diễn ra công khai trước mặt bao nhiêu con người mà sao Nhà nước để lâu vậy?

    Tội này trước hết là có tội của ông Bùi Quang Thận và ông Phạm Quang Thệ, ít nhất là tội giả mạo thành tích, giả mạo hồ sơ để được phong Anh hùng.
    Kế đó là tội của Viện Lịch sử quân sự. Làm sử mà lại đi lật sử!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Trường Sơnlúc 19:03 4 tháng 5, 2021

      Lật sử là bịa sử có tính chất lật ngược ý nghĩa lịch sử, lật nhào bản chất lịch sử để tiến tới lật đổ chế độ chính trị.

      Trường hợp này rõ ràng không phải là như vậy, dù ông A ông Z nào biên soạn văn bản đầu hàng cho ông tướng Dương Văn Minh này thì lịch sử không có gì thay đổi.

      Tất nhiên những người liêm chính đều sẽ ủng hộ việc làm rõ, làm sáng tỏ việc này, kỷ luật "Lý Thông" và đem về công đạo cho "Thạch Sanh". Tuy nhiên xin đừng lạm dụng từ ngữ để kết tội quá đáng.

      Nếu sai người viết bản văn bản đầu hàng là "lật sử" thì gọi là "tổng thống VNCH Dương Văn Minh" thì nên gọi là gì?

      Biến đổi câu chuyện "ta giải phóng cho ta" thành câu chuyện xâm lược và xáp nhập 1 quốc gia này đối với 1 quốc gia khác thì nên gọi là gì?

      Nếu nói về lật sử thì Nguyễn Mạnh Hà trong Viện LSQS đúng là lật sử, nhưng Nguyễn Nhã trong bộ phim tài liệu này cũng có lật sử.

      Nếu thật sự đây là xuất phát từ động cơ trong sáng "đem lại công chính cho Thạch Sanh" thì nên nói những gì cho có lý có tình.

      Xóa
    2. Vấn đề là sự thật phải được công nhận

      Xóa
  11. Nói lại điều này để không bàn đến nữa -Trần Đăng Khoa
    Thứ hai, 07 Tháng 5 2018 15:44
    Kinhtebien online : Hôm nay 7/5/2018, Hội nghị Trung ương 7 đang họp để bàn về công tác cán bộ. Câu chuyện sau đây chỉ rõ nhân cách của các cán bộ cao cấp. Việc người lợi dụng quyền lực và tự nhận những việc mình không làm đã chỉ rõ cái nôi văn hóa thấp kém nơi mình được sinh ra và làm người. Việc Viện lịch sử Quân sự không muốn nói sự thật cũng chỉ rõ sự tha hóa của một chính thể. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của ông Trần Đăng Khoa :

    Mọi việc đã quá rõ ràng. Người thảo văn bản đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh và văn bản chấp nhận đầu hàng của Quân Giải phóng là ông Bùi Tùng chứ không phải ông Phạm Xuân Thệ. Đấy là chứng nhận của một nhân chứng, một người trong cuộc, lại là một nhà báo nổi tiếng quốc tế. Vậy thì còn tranh cãi gì nữa. Chuyện này đã có thể khép lại được rồi.

    Vâng! Đúng thế. Chẳng nên nói mãi về một chuyện đáng buồn này. Ngày 30 tháng Tư đã qua cách đây đúng một tuần rồi. Ngày 30 tháng Tư năm 1975 còn xa hơn nữa, cách hôm nay đến 43 năm, gần một nửa thế kỷ. Vậy mà hôm nay tôi vẫn phải bàn đến nó. Bàn đến nó để hy vọng không phải nói lại câu chuyện này nữa. Đây là một mảng lịch sử. Và theo tôi, là tư liệu đáng tin cậy nhất về sự kiện lịch sử này.

    Bởi đây là tiếng nói của người trong cuộc, trong đó có một phóng viên nước ngoài, nhà báo Đức chuyên nghiệp Borries Gallasch, người đã cho quân giải phóng mượn chiếc máy ghi âm để ghi lời đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Ông là người chứng kiến toàn bộ sự việc. Ông cũng đã viết cả một cuốn sách về sự kiện này. Cuốn sách ấy cũng đã được dịch sang tiếng Việt. Vậy mà chúng ta vẫn cứ tranh luận, thậm chí cãi nhau, bất phân thắng bại về người thảo lời đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Cuộc tranh luận kéo dài suốt mấy chục năm qua. Tôi cũng đã viết về anh Bùi Quang Thận, người cắm cờ ở Dinh Độc Lập và anh Ngô Văn Nhỡ, đại uý xe tăng, người đã hy sinh trước của ngõ Sài Gòn đúng buổi trưa ngày 30-4-1975.

    Từ năm 1996, khi tôi về quân đoàn II lấy tư liệu viết loạt bài này thì ở Quân đoàn vừa diễn ra Hội thảo lịch sử về người thảo thư đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh. Lúc đó, anh Phạm Xuân Thệ đang là Trung tướng, Tư lệnh quân đoàn. Anh cũng nói với tôi và nhà thơ Vương Trọng, như anh đã nói trong nhiều cuốn phim về sự kiện lịch sử buổi trưa 30-4 -1975. Nhưng ngay từ dạo đó, chúng tôi cũng đã không tin, dù hồi đó không có tư liệu cụ thể như bây giờ. Không tin vì hai lý do: Một: Văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh rất chặt chẽ, kín kẽ, phải là văn của Chính uỷ, chứ khó có thể là văn của một anh Đại uý, chỉ huy quân sự, giỏi chiến đấu, chứ khó có sự kín kẽ như một nhà chính trị. Tất nhiên đấy chỉ là suy luận thôi, và điều đó cũng không mấy chắc chắn, vì không ít anh chỉ huy quân sự mà cũng rất kín kẽ, rất “chính trị”. Và điều thứ hai, điều này mới quan trọng hơn: Anh Thệ chỉ làm những điều như anh nói, khi không có anh Bùi Tùng. Khi anh Bùi Tùng đã có mặt thì anh Thệ không thể “trèo lên đầu” anh Bùi Tùng được, vì anh Tùng là cấp trên, là chỉ huy cao nhất, Trung tá, Chính uỷ Lữ đoàn, còn anh Thệ mới chỉ là Đại uý, Trung đoàn phó, chức vụ và cấp bậc cách xa anh Tùng lắm, nên anh Thệ không thể “chơi trội”. Trừ khi anh Tùng giao cho anh Thệ làm việc đó. Kỷ luật quân đội, đâu có đùa. Chỉ chênh nhau một cấp đã khác rồi, ở đây chênh đến mấy cấp, nên không có chuyện đó được.

    Sau này, dự Hội thảo, anh Thệ là Trung Tướng, Tư lệnh Quân khu, còn anh Bùi Tùng chỉ là ông Đại tá đã về hưu, lại là cấp dưới anh Thệ cũng rất xa, vì thế mới có sự nhập nhẹm, nên Viện lịch sử quân đội (LSQĐ) mới có kết luận theo kiểu vui vẻ cả, như chia xôi trong mâm cỗ: Anh Thệ thảo thư đầu hàng, anh Tùng thảo thư chấp nhận đầu hàng. Đó là sự trí trá. Cần trả lại sự thật cho lịch sử. Sự thật là anh Thận cắm cờ trên nóc dinh, anh Tùng thảo thư đầu hàng của Dương Văn Minh và thư chấp nhận đầu hàng của Quân Giải phóng. Anh Thệ có mặt trong dinh và dẫn Tổng thống Dương Văn Minh ra xe đi cùng Dương Văn Minh sang Đài phát thanh. Thế thôi. Và thế cũng vinh hạnh lắm rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đời một người lính trận, có được kỳ tích như thế, lại lên được đến Trung tướng là quá vinh quang rồi, đừng nhận những giá trị không phải của minh. Điều đó rất không hay. Nếu người ta không biết, thì nhận nhằng, dù là “tạo nghiệp”, cũng chẳng hay ho gì, nhưng mọi người đều biết cả, người ta còn đưa ra những bằng cớ rất rõ ràng, mà vẫn cãi lấy được thì không thể chịu nổi. Mà thôi, kẻ tranh công theo kiểu Lý Thông thì thời nào cũng có, chẳng bàn làm gì, nhưng Viện Lịch sử quân sự thì phải khách quan. Chính vì thiếu sự khách quan mới có chuyện lùm xùm. Anh Nguyễn Khắc Nguyệt, một người lính trận, có mặt tại Dinh Độc Lập đã phải lên tiếng trong Facebook của mình: “Sự kiện 30.4.1975, lịch sử không bao giờ chấp nhận sự ngoắt ngoéo, mù mờ. Mặc dù cuộc Hội thảo đã đưa ra kết luận song cái kết luận này lại gây ra phản ứng dữ dội từ một số nhân chứng và sự không đồng tình, không “tâm phục, khẩu phục” trong dư luận chung. Cuộc bút chiến, tranh luận vẫn tiếp tục.

      Ngay sau khi báo chí đưa tin nội dung kết luận của Viện LSQS, từ TP.HCM, đại tá Bùi Tùng đã lập tức phản ứng. Ông cho rằng “kết luận” đó không khách quan, nghiêng về phía Trung tướng tư lệnh Quân khu I Phạm Xuân Thệ và yêu cầu phải tiếp tục làm sáng tỏ sự thật lịch sử”. Và nhà báo Đức, ông Borries Gallasch đã phải lên tiếng. Ta hãy nghe tiếng nói của ông. Cứ như lời ông thì “Ông Thệ vào Dinh trước ông Bùi Tùng. Nhưng khi đó trong Dinh rất hỗn loạn. Chẳng ai bảo được ai. Trật tự chỉ được thiết lập khi ông Bùi Tùng xuất hiện sau đó ít phút”. Và rồi sau đó: “Ông Dương Văn Minh, ông Vũ Văn Mẫu và ông Bùi Tùng đã rời khỏi phòng, theo sau là những người đã có mặt tại đây để sang đài phát thanh. Chúng tôi bước xuống cầu thang ra bãi cỏ, đến ngang chỗ vòi phun nước, tổng thống Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu leo lên một chiếc xe jeep được bảo vệ bởi hai chiến sĩ giải phóng.

      Xóa
    2. Đại úy Phạm Xuân Thệ đi xe này. Chính ủy Bùi Tùng và một người lính khác lên chiếc xe thứ hai. Tôi đang đứng ngay cạnh chiếc xe jeep nói chuyện với ông Bùi Tùng bằng tiếng Pháp, cố gắng xin ông ta để được lên xe. Ông gật đầu đồng ý. Luật sư Đỉnh với bộ râu dài cũng leo lên chiếc xe jeep này và chúng tôi lái đi. Chỉ có hai chiếc xe này của chúng tôi chạy giữa thành phố lúc ấy - một thành phố đã từng sôi sục mà nay sự sợ hãi bỗng nhiên được làm dịu đi - qua tòa đại sứ Mỹ trống hoác, đến đài phát thanh nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chúng tôi đi vào phòng thu nhỏ trên lầu một. Những kỹ thuật viên của chính đài này đã tháo chân dung của Nguyễn Văn Thiệu từ trên tường xuống và ném qua cửa sổ ra sân. Chúng tôi ngồi bất động một lát. Ông Mẫu quạt mặt mình bằng một quyển sách. Tổng thống Dương Văn Minh và chính ủy xe tăng Bùi Tùng ngồi trên hai chiếc ghế và tôi ngồi giữa họ tại một chiếc bàn nhỏ. Ông Tùng thảo văn kiện đầu hàng trên một mảnh giấy màu xanh. Ông viết khá vất vả. Có lúc ngồi bất động trong khi thảo ra được một vài từ rồi đến từ nữa, rồi lại thay thế bằng những từ khác. Sau 30 năm chiến đấu cho một mục đích, thật là khó để biết phải viết như thế nào. Nhưng rồi cũng viết xong.

      Cuối cùng mọi người đã sẵn sàng, nhưng không ai trong số người này biết sử dụng máy ghi âm. Chính ủy Tùng hướng dẫn rất rõ ràng những việc phải làm: ông Minh cần phải đọc lại bản tuyên bố vào máy ghi âm của tôi, việc này được lặp đi lặp lại đến ba lần. Lần đầu tiên ông Minh chần chừ vì được yêu cầu phải đọc là: “Tôi, Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn”, nhưng ông ấy chỉ muốn nói: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh...”. Họ tranh luận qua lại và cuối cùng đi đến thỏa thuận: không nhượng bộ ông Minh. Ông Minh phải nói: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống của chính quyền Sài Gòn”. Nhưng ông Minh không đọc được bản viết tay của chính ủy Tùng và nói sai nhiều lần. Tất cả mọi thứ lại phải được đọc lại từ đầu. Chật vật mãi cuối cùng cũng đã xong…”

      Như vậy, mọi việc đã quá rõ ràng. Người thảo văn bản đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh và văn bản chấp nhận đầu hàng của Quân Giải phóng là ông Bùi Tùng chứ không phải ông Phạm Xuân Thệ. Đấy là chứng nhận của một nhân chứng, một người trong cuộc, lại là một nhà báo nổi tiếng quốc tế. Vậy thì còn tranh cãi gì nữa. Chuyện này đã có thể khép lại được rồi. Hy vọng đây là bài viết cuối cùng nói về một sự thật hiển nhiên, không có gì còn phải bàn cãi nữa. Tuy nhiên, chưa thấy Viện Lịch sử Quân sự có động thái gì phản ứng lại trước sự thật lịch sử này! Tôi rất mong Viện Lịch sử Quân sự cần phải kết luận lại. Vì đó là khoa học. Nếu nhập nhẹm, người ta sẽ không còn tin vào những trang sử khác cũng rất vinh quang của quân đội. Điều đó mới thật sự nguy hại.
      Trần Đăng Khoa
      (FB Trần Đăng Khoa)
      http://kinhtebien.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1048:noi-li-iu-nay--khong-ban-n-na-trn-ng-khoa-&catid=85:vn-hoa-ha-ni&Itemid=70

      Xóa
    3. Không thể tranh công được, sự thật phải được tôn trọng

      Xóa
  12. SỰ KIỆN LỊCH SỬ 30/4/1975 VÀ CÂU CHUYỆN BUỒN "THẠCH SANH - LÝ THÔNG"?
    [hãy trả lại sự thật cho Đại tá Bùi Tùng]
    ——
    Xin được nói trước là chúng tôi chẳng yêu ghét, hoặc thiên vị gì Đại tá Bùi Văn Tùng (Bùi Tùng) hay Trung tướng Phạm Xuân Thệ.

    Nhưng cứ mỗi dịp kỷ niệm 30/4, sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, lại thấy không thể quên được câu hỏi còn lơ lửng trên đầu: Ai đã thảo thư đầu hàng cho Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh? Bởi đó là lịch sử. Mà đã là lịch sử thì cần phải khoa học, khách quan, trung thực và không được phép sai lệch!

    Bỗng nhớ cái "tút" của bác Trần Đăng Khoa nói về chuyện "Thạch Sanh và Lý Thông" thú vị, nên TTNL xin dẫn lại, hầu chuyện các bác, cùng bàn luận cho sáng tỏ... (Ảnh tư liệu và 2 nhân vật do TTNL sưu tầm).

    "Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã lùi xa gần một nửa thế kỷ...

    Nhưng mà hôm nay tôi vẫn phải bàn đến nó, để hy vọng không phải nói lại câu chuyện này nữa.

    Đây là một mảng lịch sử. Và theo tôi, là tư liệu đáng tin cậy nhất về sự kiện lịch sử này. Bởi đây là tiếng nói của người trong cuộc, trong đó có một phóng viên nước ngoài, nhà báo Đức chuyên nghiệp Borries Gallasch, người đã cho quân giải phóng mượn chiếc máy ghi âm để ghi lời đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Ông là người chứng kiến toàn bộ sự việc. Ông cũng đã viết cả một cuốn sách về sự kiện này. Cuốn sách ấy cũng đã được dịch sang tiếng Việt...

    Tại sao chúng ta vẫn cứ tranh luận, thậm chí cãi nhau, bất phân thắng bại về người thảo lời đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh? Và cuộc tranh luận đã kéo dài suốt mấy chục năm qua.

    Tôi cũng đã viết về anh Bùi Quang Thận, người cắm cờ ở Dinh Độc Lập và anh Ngô Văn Nhỡ, đại uý xe tăng, người đã hy sinh trước của ngõ Sài Gòn đúng buổi trưa ngày 30/4/1975.

    Từ năm 1996, khi tôi về Quân đoàn 2 lấy tư liệu viết loạt bài này thì ở Quân đoàn vừa diễn ra Hội thảo lịch sử về người thảo thư đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh. Lúc đó, anh Phạm Xuân Thệ đang là Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn. Anh cũng nói với tôi và Nhà thơ Vương Trọng, như anh đã nói trong nhiều cuốn phim về sự kiện lịch sử buổi trưa 30/4/1975.

    Nhưng ngay từ dạo đó, chúng tôi cũng đã không tin, dù hồi đó không có tư liệu cụ thể như bây giờ. Không tin vì hai lý do:

    - Một là: Văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh rất chặt chẽ, kín kẽ, phải là văn của Chính uỷ, chứ khó có thể là văn của một anh Đại uý, chỉ huy quân sự, giỏi chiến đấu. Tất nhiên đấy chỉ là suy luận thôi, và điều đó cũng không mấy chắc chắn, vì không ít anh chỉ huy quân sự mà cũng rất kín kẽ, rất “chính trị”.

    - Hai là: Anh Thệ chỉ làm những điều như anh nói, khi không có anh Bùi Tùng. Khi anh Bùi Tùng đã có mặt thì anh Thệ không thể “trèo lên đầu” anh Bùi Tùng được, vì anh Tùng là cấp trên, là chỉ huy cao nhất, Trung tá, Chính uỷ Lữ đoàn, còn anh Thệ mới chỉ là Đại uý, Trung đoàn phó, chức vụ và cấp bậc cách xa anh Tùng lắm, nên anh Thệ không thể “chơi trội”. Trừ khi anh Tùng giao cho anh Thệ làm việc đó. Kỷ luật quân đội, đâu có đùa. Chỉ chênh nhau một cấp đã khác rồi, ở đây chênh đến mấy cấp, nên không có chuyện đó được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau này, dự Hội thảo, anh Thệ là Trung Tướng, Tư lệnh Quân khu, còn anh Bùi Tùng chỉ là ông Đại tá đã về hưu, lại là cấp dưới anh Thệ cũng rất xa, vì thế mới có sự nhập nhẹm, nên Viện lịch sử quân đội (LSQĐ) mới có kết luận theo kiểu vui vẻ cả, như chia xôi trong mâm cỗ: Anh Thệ thảo thư đầu hàng, anh Tùng thảo thư chấp nhận đầu hàng. Đó là sự trí trá. Cần trả lại sự thật cho lịch sử.

      Sự thật là anh Thận cắm cờ trên nóc dinh, anh Tùng thảo thư đầu hàng của Dương Văn Minh và thư chấp nhận đầu hàng của Quân Giải phóng. Anh Thệ có mặt trong dinh và dẫn Tổng thống Dương Văn Minh ra xe đi cùng Dương Văn Minh sang Đài phát thanh. Thế thôi. Và thế cũng vinh hạnh lắm rồi. Đời một người lính trận, có được kỳ tích như thế, lại lên được đến Trung tướng là quá vinh quang rồi, đừng nhận những giá trị không phải của minh. Điều đó rất không hay. Nếu người ta không biết, thì nhận nhằng, dù là “tạo nghiệp” cũng chẳng hay ho gì, nhưng mọi người đều biết cả, người ta còn đưa ra những bằng cớ rất rõ ràng, mà vẫn cãi lấy được thì không thể chịu nổi.

      Mà thôi, kẻ tranh công theo kiểu Lý Thông thì thời nào cũng có, chẳng bàn làm gì, nhưng Viện Lịch sử quân sự thì phải khách quan. Chính vì thiếu sự khách quan mới có chuyện lùm xùm.

      Anh Nguyễn Khắc Nguyệt, một người lính trận, có mặt tại Dinh Độc Lập đã phải lên tiếng trong Facebook của mình: “Sự kiện 30/4/1975, lịch sử không bao giờ chấp nhận sự ngoắt ngoéo, mù mờ. Mặc dù cuộc Hội thảo đã đưa ra kết luận song cái kết luận này lại gây ra phản ứng dữ dội từ một số nhân chứng và sự không đồng tình, không “tâm phục, khẩu phục” trong dư luận chung.

      Cuộc bút chiến, tranh luận vẫn tiếp tục. Ngay sau khi báo chí đưa tin nội dung kết luận của Viện LSQS, từ TP.HCM, đại tá Bùi Tùng đã lập tức phản ứng. Ông cho rằng “kết luận” đó không khách quan, nghiêng về phía Trung tướng tư lệnh Quân khu I Phạm Xuân Thệ và yêu cầu phải tiếp tục làm sáng tỏ sự thật lịch sử”.
      ———
      Và nhà báo Đức, ông Borries Gallasch đã phải lên tiếng: “Ông Thệ vào Dinh trước ông Bùi Tùng. Nhưng khi đó trong Dinh rất hỗn loạn. Chẳng ai bảo được ai. Trật tự chỉ được thiết lập khi ông Bùi Tùng xuất hiện sau đó ít phút”.

      Xóa
    2. Rồi sau đó: “Ông Dương Văn Minh, ông Vũ Văn Mẫu và ông Bùi Tùng đã rời khỏi phòng, theo sau là những người đã có mặt tại đây để sang đài phát thanh.
      Chúng tôi bước xuống cầu thang ra bãi cỏ, đến ngang chỗ vòi phun nước, Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu leo lên một chiếc xe jeep được bảo vệ bởi hai chiến sĩ giải phóng. Đại úy Phạm Xuân Thệ đi xe này. Chính ủy Bùi Tùng và một người lính khác lên chiếc xe thứ hai.
      Tôi đang đứng ngay cạnh chiếc xe jeep nói chuyện với ông Bùi Tùng bằng tiếng Pháp, cố gắng xin ông ta để được lên xe. Ông gật đầu đồng ý. Luật sư Đỉnh với bộ râu dài cũng leo lên chiếc xe jeep này và chúng tôi lái đi. Chỉ có hai chiếc xe này của chúng tôi chạy giữa thành phố lúc ấy - một thành phố đã từng sôi sục mà nay sự sợ hãi bỗng nhiên được làm dịu đi - qua Tòa đại sứ Mỹ trống hoác, đến Đài phát thanh nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm...
      Chúng tôi đi vào phòng thu nhỏ trên lầu một. Những kỹ thuật viên của chính đài này đã tháo chân dung của Nguyễn Văn Thiệu từ trên tường xuống và ném qua cửa sổ ra sân. Chúng tôi ngồi bất động một lát. Ông Mẫu quạt mặt mình bằng một quyển sách. Tổng thống Dương Văn Minh và Chính ủy xe tăng Bùi Tùng ngồi trên hai chiếc ghế và tôi ngồi giữa họ tại một chiếc bàn nhỏ.
      Ông Tùng thảo văn kiện đầu hàng trên một mảnh giấy màu xanh. Ông viết khá vất vả. Có lúc ngồi bất động trong khi thảo ra được một vài từ rồi đến từ nữa, rồi lại thay thế bằng những từ khác. Sau 30 năm chiến đấu cho một mục đích, thật là khó để biết phải viết như thế nào. Nhưng rồi cũng viết xong.
      Cuối cùng, mọi người đã sẵn sàng, nhưng không ai trong số người này biết sử dụng máy ghi âm. Chính ủy Tùng hướng dẫn rất rõ ràng những việc phải làm: Ông Minh cần phải đọc lại bản tuyên bố vào máy ghi âm của tôi, việc này được lặp đi lặp lại đến ba lần. Lần đầu tiên ông Minh chần chừ vì được yêu cầu phải đọc là: “Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”, nhưng ông ấy chỉ muốn nói: “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh...”.
      Họ tranh luận qua lại và cuối cùng đi đến thỏa thuận: Không nhượng bộ ông Minh! Yêu cầu ông phải nói đầy đủ: “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống của Chính quyền Sài Gòn...”. Nhưng ông Minh không đọc được bản viết tay của Chính ủy Tùng và nói sai nhiều lần. Tất cả mọi thứ lại phải được đọc lại từ đầu. Chật vật mãi cuối cùng cũng đã xong…”
      ——-
      Như vậy, mọi việc đã quá rõ ràng: Người thảo văn bản đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh và văn bản chấp nhận đầu hàng của Quân Giải phóng là ông Bùi Tùng chứ không phải ông Phạm Xuân Thệ. Đấy là chứng nhận khách quan của một nhân chứng, một người trong cuộc, lại là một nhà báo nổi tiếng quốc tế!

      Rất mong Viện Lịch sử Quân sự hãy xem xét và kết luận lại.
      Vì đó là khoa học. Nếu nhập nhẹm, người ta sẽ không còn tin vào những trang sử khác cũng rất vinh quang của quân đội ta... Điều đó mới thật sự là nguy hại".

      Xóa
    3. Các sự kiện đã được xâu chuỗi; Viện Lịch sử Quân sự cần phải làm rõ và điều chỉnh

      Xóa
  13. Nguyễn Trường Sơnlúc 19:07 4 tháng 5, 2021

    Lật sử là bịa sử có tính chất lật ngược ý nghĩa lịch sử, lật nhào bản chất lịch sử để tiến tới lật đổ chế độ chính trị.

    Trường hợp này rõ ràng không phải là như vậy, dù ông A ông Z nào biên soạn văn bản đầu hàng cho ông tướng Dương Văn Minh này thì lịch sử không có gì thay đổi.

    Tất nhiên những người liêm chính đều sẽ ủng hộ việc làm rõ, làm sáng tỏ việc này, kỷ luật "Lý Thông" và đem về công đạo cho "Thạch Sanh". Tuy nhiên xin đừng lạm dụng từ ngữ để kết tội quá đáng.

    Nếu sai người viết bản văn bản đầu hàng là "lật sử" thì gọi là "tổng thống VNCH Dương Văn Minh" thì nên gọi là gì?

    Biến đổi câu chuyện "ta giải phóng cho ta" thành câu chuyện xâm lược và xáp nhập 1 quốc gia này đối với 1 quốc gia khác thì nên gọi là gì?

    Nếu nói về lật sử thì Nguyễn Mạnh Hà trong Viện LSQS đúng là lật sử, nhưng Nguyễn Nhã trong bộ phim tài liệu này cũng có lật sử.

    Nếu thật sự đây là xuất phát từ động cơ trong sáng "đem lại công chính cho Thạch Sanh" thì nên nói những gì cho có lý có tình.

    Trả lờiXóa
  14. "Ông Bùi Văn Tùng có thể không biết hết được những người cấp dưới của ông là ai, nhưng không thể có chuyện những cấp dưới, cấp thấp hơn ông ở xung quanh đó, lại không biết ông Tùng là ai và có cấp bậc gì, đeo quân hàm gì, đang làm chức năng nhiệm vụ gì được." ông đạo diễn này có biết hoặc cố tình không biết lúc đó làm gì có quân hàm, quân hiệu gì mà đeo, mà biết, có thể những người lính lữ 203 xe tăng biết ông Tùng nhưng những người lính trung đoàn 66 bộ binh làm sao biết ông Tùng là ai, nói dóc thì phải có lô gíc chứ.

    Trả lờiXóa
  15. bài của Đạo sĩ chăn gà viết: " Trong buổi trưa lịch sử tại Đài phát thanh Sài Gòn ấy, có ba tuyên bố được đưa ra, bao gồm:

    1. Tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Dương Văn Minh, tổng thống ngụy
    2. Lời kêu gọi người dân, công viên chức trở lại sinh hoạt bình thường của Vũ Văn Mẫu, thủ tướng ngụy.
    3. Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Đại diện Quân Giải phóng miền nam Việt Nam.
    Trong ba văn bản trên thì đã xác định rằng văn bản số 2 do ông Mẫu tự viết tự đọc, văn bản số 3 do ông Tùng tự viết tự đọc. Mâu thuẫn chỉ nằm ở văn bản số 1: ai đã viết lời đầu hàng cho ông Minh?
    Theo lời kể của ông Thệ thì đây là “tác phẩm” chung của ông Thệ, các đồng đội đi cùng và ông Tùng (đến sau). Các bản kết luận điều tra sau này (từ 1985) đều khẳng định nội dung tương tự. Tuy nhiên ông Tùng thì khẳng định ông ấy là “tác giả” duy nhất.
    Vậy thì, bản thảo đó nằm ở đâu?
    Theo ông Thệ thì “Bản thảo đó tôi đút vào túi áo. Khi xong việc ở đài phát thanh, quay về đơn vị để tắm rửa, giặt giũ, thay quân phục, tôi quên lấy bản thảo này ra nên đã mất luôn”.
    Còn ông Tùng thì bảo: “Do không ý thức được giá trị của nó, nên tôi đã vò bản thảo và đút vào túi quần. Sau đó, tôi đã trao lại cho cán bộ chính trị quân đoàn theo yêu cầu của họ”.
    Thế nhưng, thực tế thì không có một văn bản gốc nào cả! Hiện tại có ít nhất hai bản thảo chép lời tuyên bố đầu hàng của ông Minh trưng bày tại Bảo tàng quân đoàn 2 và Bảo tàng quân đội. Cả hai bản này đều là chữ ông Tùng nhưng đều là bản sao chép lại. Theo ông Bùi Văn Quyệt, nguyên phó phòng tổ chức quan đoàn 2, thì các bản này là của ông Tùng chép lại theo yêu cầu của lãnh đạo quân đoàn, do không có bản gốc.
    Những năm gần đây, ông Tùng cũng thường đưa ra một bản photo (ép plastic), không rõ là ông photo từ bản nào ra nhưng hỏi bản gốc thì không có. Lưu ý rằng, nếu thực sự có một bản gốc thì đó có thể sẽ là một bảo vật quốc gia (như đối với xe tăng 390 và 438). Và nếu ông Tùng đưa ra được bản gốc đó thì mọi sự tranh cãi sẽ chấm dứt và ông thậm chí lại được vinh dự hơn rất nhiều khi bản viết tay của mình lại trở thành bảo vật muôn đời.
    Ngay cả bản thảo lời chấp nhận đầu hàng của Dương Văn Minh, do chính ông Tùng viết và đọc, thì ông Hà Huy Đỉnh, trong lần đối chất với ông Tùng tại cuộc hội thảo do Viện lịch sử quân sự tổ chức (2005) cũng khẳng định: “Sau khi cầm tờ giấy đọc vào máy ghi âm, ông Tùng đã vo tròn và vứt nó vào góc tường. Với ý thức lịch sử, tôi vội nhặt nó lên và cho vào túi áo. Nhưng ông Tùng đã phát hiện ra và lấy lại tờ giấy và xé nát trước mặt chúng tôi”. Thật là khó hiểu!

    Tóm lại, theo lời của ông Thệ, trước sau như một, thì tờ giấy đã bị mất còn theo lời ông Tùng thì lại có nhiều ngoắt nghoéo nhưng điều quan trọng nhất là bản gốc đâu thì ông lại không đưa ra được.

    Trả lờiXóa
  16. Xin có 1 nhận xét ngắn : ông đạo diễn đưa ra 2 lập luận yếu , chủ quan cảm tính , 1/ dựa trên những ý kiến của những người lính tăng cấp dưới, thuộc đơn vị ông Tùng và 2/ cấp dưới bắt buộc phải biết cấp trên quân hàm cao hơn . Đó là sự gượng ép . Ông Thệ trung đoàn phó 1 đơn vị khác hoàn toàn không phải cấp dưới của ông Tùng . Đây là 2 đơn vị cùng đánh vào và có mặt tại dinh ĐL .Về quân hàm 2 ông sau này ta mới biết .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỗi người có suy nghĩ khác nhau, nhưng sự thật phải trở về nguyên trạng

      Xóa
  17. Tiếp : mấu chốt của v/đ là ông Tùng có chứng kiến hay tiếp nhận sự đầu hàng của nội các ngụy , như lời ông nói không ? Xin dán lại bài viết của đạo sỹ chăn gà ..

    Trả lờiXóa
  18. Tiếp : xin chú ý mục 3/ cuả bài trong link này . https://www.daosichanga.com/2020/05/su-that-ve-nguoi-soan-tuyen-bo-dau-hang-Duong-Van-Minh.html?m=0#axzz6u8C0JVyN

    Trả lờiXóa
  19. KẾT LUẬN VỤ LÝ THÔNG TRONG NGÀY 30/4/1975

    Mấy ngày nay, ở Google.tienlang đã làm sáng tỏ vụ Lý Thông trong ngày 30/4/1975.

    Năm 1995, nhờ có bức ảnh bà nhà báo Pháp, chúng ta mới biết Lịch sử 20 năm đã bị bóp méo: Xe tăng 390 của kíp xe 4 người do Trung úy Vũ Đăng Toàn chính trị viên Đại đội tăng chỉ huy mới là xe húc đổ cổng dinh, tiến vào Dinh sớm nhất chứ không phải xe 843 của ông Đại đội trưởng Bùi Quang Thận. (Suốt 20 năm, từ 1975 đến 1995) ông Thận nhận vơ xe 843 là xe húc đổ cổng Dinh ĐL, ông Thận cắm cờ. Trong 20 năm lịch sử sai lệch đó, Bùi Quang Thận đã được đi học sĩ quan ở Liên Xô, trở về lên đến hàm Đại tá. Còn Vũ Đăng Toàn và cả kíp xe 390 thì xuất ngũ, về quê đi đánh dậm, cắt tóc dạo...

    Sự thật lịch sử đã sáng tỏ:
    Nhờ có ông Vũ Đăng Toàn cầm AK khống chế nội các Dương Văn Minh (gom tất cả nội các DVM từ hành lang, từ các phòng khác nhau về phòng khánh tiết. Tất cả phải ngồi trật tự để chờ cấp cao lãnh đạo giải phóng vào làm việc) thì ông Thận mới yên tâm lên cắm cờ.

    Công đầu BẮT nội các Dương văn Minh là trung úy Vũ Đăng Toàn.

    Ngay sau khi Vũ Đăng Toàn khống chế (gom tất cả nội các DVM từ hành lang, từ các phòng khác nhau về phòng khánh tiết) thì Phạm Quang Thệ mới xuất hiện, tay cầm khẩu súng K59 quát tháo, yêu cầu bắt trói tù binh Dương Văn Minh cùng nội các, làm cả phòng khánh tiết bức xúc, lộn xộn.
    Ông Tô Văn Cang (Đại tá tình báo của ta trong vỏ bọc "lực lượng thứ ba" bên canh Dương Văn Minh cự cãi với Phạm Xuân Thệ, yêu cầu Thệ thực hiện đúng chính sách Mặt trận giải phóng với Hàng binh Dương Văn Minh (chứ không phải Tù binh) vì lúc 9:30 ông Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng trên Đài phát thanh.
    Ngay lúc đó, ông Chỉ huy Đoàn xe tăng (Bùi Tùng) xuất hiện. Ông Tô Văn Cang đề nghị ông Chỉ huy Đoàn xe tăng (Bùi Tùng) kiềm chế sự hung hăng của ông sĩ quan trẻ cầm K59.
    Trật tự ngay lập tức được vãn hồi. Ông Bùi Tùng yêu cầu Dương Văn Minh sang Đài phát thanh chính thức tuyên bố đầu hàng.
    Và mọi chuyện diễn ra ở Đài phát thanh như mọi người đã biết.

    Thế thì
    1. BẮT nội các Dương Văn Minh=> là trung úy Vũ Đăng Toàn chứ không phải như Phạm Xuân Thệ nhận vơ!

    2. Dẫn giải Dương văn Minh sang Đài phát thanh=> Bùi Tùng chỉ huy, có sự tham gia của Phạm Xuân Thệ cùng chiến sĩ trung đoàn 66.

    3. Thảo Lời tuyên bố cho Dương Văn Minh=> Bùi Tùng. Phạm Xuân Thệ cùng chiến sĩ TĐ 66 đảm bảo trật tự ở Đài.

    Khi chúng ta biết rõ SỰ THẬT LỊCH SỬ như trên rồi mới xem xét đánh giá đến CÔNG của Phạm Xuân Thệ.

    Và với những sự gian dối, cướp công người khác của Bùi Quang Thận, của Phạm Xuân Thệ suốt mấy chục năm qua thì Thệ có còn xứng danh BỘ đội Cụ Hồ hay không?

    Trả lờiXóa
  20. Viện Lịch sử quân sự nên cầu thị- Sai thì phải sửa!

    Trả lờiXóa
  21. Theo dõi bộ phim, rất dễ nhận thấy chủ đích của ê kíp làm phim là nhằm “đánh” Trung tướng Phạm Xuân Thệ, điều đó thể hiện ở một số chi tiết sau:
    Một là: Lời lẽ dành cho Trung tướng Phạm Xuân Thệ rất hỗn láo, không thể hiện sự “trung tính” của một phim tài liệu.
    Những dòng ghi chú khi nhắc đến Trung tướng Phạm Xuân Thệ thì chỉ ghi là “Phạm Xuân Thệ…”; trong khi các nhân vật khác được viết rất trịnh trọng, ví dụ “Đại tá Bùi Văn Tùng”; “Trung úy Vũ Đăng Toàn”, “ông Nguyễn Hữu Thái”, “Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh…”. Tất cả nhằm dẫn dắt tâm lý người xem để tạo cho họ sự căm phẫn người mà họ đang chĩa mũi dùi vào - đó là Trung tướng Phạm Xuân Thệ!
    Hai là: Có sự không công bằng trong việc đánh giá phần trả lời của các nhân vật trong phim. Trong khi người khác trả lời có sai sót rất nghiêm trọng thì họ bỏ qua, chỉ chăm chăm vào “soi” đoạn trả lời của Trung tướng Phạm Xuân Thệ mà thôi! (Điều này cho thấy rất rõ dã tâm cũng như sự non kém của ê kíp làm phim.)
    Nội dung trả lời phỏng vấn của Trung tướng Phạm Xuân Thệ không trùng khớp với bản tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh thì họ cho đó là “CHỨNG CỨ MẤU CHỐT VỀ MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ ĐÃ BỊ NGƯỜI CÓ CHỨC QUYỀN TRÁO ĐỔI” để chứng minh rằng Trung tướng Phạm Xuân Thệ không viết lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. (Thực tế, nếu không “học thuộc” trước để trả lời phỏng vấn thì chả ai có thể trả lời trơn tru và chính xác 100% nội dung ấy cả!)
    Trong khi ông Vũ Đăng Toàn có một chi tiết tôi cho là sai sót hết sức nghiêm trọng, đó là ở đoạn 10’05” ông Toàn có kể: “ông Thệ Đến gần ông Dương Văn Minh và nói: Báo cáo Tổng thống, tôi là Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn Phó Trung đoàn 66…”
    Trời đất ạ! Ông Toàn sỉ nhục Trung tướng Phạm Xuân Thệ vừa thôi! Làm gì có ông Trung đoàn phó nào nhận thức kém đến nỗi phải chạy đến “báo cáo” kẻ đang bị mình bắt làm tù binh? (Chắc ông được bọn nó cho ít tiền để nói láo, nhưng do trình độ chính trị của ông chỉ đến thế thôi nên mới lòi cái đuôi nói láo ra đấy thôi).
    Tương tự, ở đoạn 24’20” thì ông Phan Xuân Biên (được ghi chú là “Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam”) cho rằng không có chuyện Trung tướng Phạm Xuân Thệ viết lời tuyên bố đầu hàng rồi do chữ xấu nên bắt ông Dương Văn Minh chép lại! Ông Biên nói: “Ông Minh ông ấy làm sao ông ấy tổng thống ông ấy chép lại được?”
    Ơ, thế ông là “Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam” mà lại không hiểu một điều đến trẻ con nó cũng biết, đó là lúc này ông Dương Văn Minh đã bị bắt làm tù binh, và ông ấy buộc phải ra Đài phát thanh để ra lời tuyên bố đầu hàng. Trước đó ông ấy là Tổng thống của ngụy quyền Sài Gòn, nhưng thời điểm này ông ấy chỉ là một tên tù binh mà thôi!
    Chỉ cần hai chi tiết như trên thôi đã cho thấy phần nào âm mưu và sự thật của những người làm phim này rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kết lại là sự thật như thế nào, chứ không phải ý nọ, ý kia

      Xóa
  22. Từ trước đến giờ tôi khá thích xem các tin tức và bài viết của trang Google TienLang bởi nó phản ánh khá chân thực và sinh động các vấn đề thời sự.
    Tuy nhiên hôm nay tôi đọc bài viết này thì thực sự thất vọng vì sự hồ đồ, ấu trĩ và non nớt của người viết, chỉ nghe những gì bộ phim dẫn dắt mà sa vào âm mưu hèn hạ của cả một ê kíp.

    Trả lờiXóa
  23. Xin trao đổi với bạn Lê Huy Tuấn.

    Bạn chớ đánh giá "Theo dõi bộ phim, rất dễ nhận thấy chủ đích của ê kíp làm phim là nhằm “đánh” Trung tướng Phạm Xuân Thệ".
    Vấn đề là phim phóng sự tài liệu điều tra thì thường tác giả đứng ở vị trí "trung tính".
    Ông Đạo diễn Phạm Việt Tùng đã "điều tra", đã thu thập tài liệu một cách "trung tính" suốt gần nửa thế kỷ rồi ạ!
    Sau khi "điều tra", đã thập tài liệu một cách "trung tính" suốt gần nửa thế kỷ, khi bắt tay vào dựng phim này thì ông đã có kết luận của riêng mình, rằng ông Phạm Xuân Thệ "NÓI DỐI"! Nói dối không phải 1 lần mà những 5 lần!

    Toàn bộ bộ phim là ông đạo diễn trình ra các chứng cứ để chứng minh cho kết luận của tác giả, rằng ông Thệ "nói dối" 5 lần!
    Thế thôi!

    Bạn viết: "Nội dung trả lời phỏng vấn của Trung tướng Phạm Xuân Thệ không trùng khớp với bản tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh thì họ cho đó là “CHỨNG CỨ MẤU CHỐT VỀ MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ ĐÃ BỊ NGƯỜI CÓ CHỨC QUYỀN TRÁO ĐỔI” để chứng minh rằng Trung tướng Phạm Xuân Thệ không viết lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. (Thực tế, nếu không “học thuộc” trước để trả lời phỏng vấn thì chả ai có thể trả lời trơn tru và chính xác 100% nội dung ấy cả!)"

    Sự thật không phải như vậy!
    Ông Đạo diễn Phạm Việt Tùng trình ra chứng cứ này không phải là "chứng cứ mấu chốt". Trong khoa học điều tra nói chung, kể cả điều tra hình sự, nhà điều tra không bao giờ kết luận khi chỉ có 1 chứng cứ duy nhất. Nhà điều tra phải cố gắng trình ra càng nhiều chứng cứ càng tốt. Và quan trọng nhất, các chứng cứ phải logic, phải phù hợp với nhau.
    Cái chứng cứ phát ngôn của ông Thệ không đúng với lời đọc của Dương Văn Minh, theo đạo diễn Phạm Việt Tùng, cũng chỉ là một trong hàng loạt chứng cứ khác để chứng minh ông Thệ nói dối thôi.
    Và bạn đừng nghĩ rằng ông Thệ chẳng qua là "không học thuộc" thôi.
    Nếu không học thuộc 1 lần thì có thể bỏ qua. Nhưng ông Phạm Xuân Thệ cũng kể cho Viện Lịch sử quân sự rằng bản thảo của ông ấy cho Dương Văn Minh đọc, có câu: "Tôi Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống Chính quyền Sài Gòn, xin đầu hàng vô điều kiện trước sức mạnh của quân giải phóng..." Cái câu trên khác hoàn toàn với Lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh đã đọc.
    Bạn Lê Huy Tuấn ạ, tôi đã đọc cuốn sách "Tiến vào Dinh Độc Lập" của Viện Lịch sử quân sự, tại đó có chép nguyên văn lời kể của ông Phạm Xuân Thệ: "Tôi Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống Chính quyền Sài Gòn, xin đầu hàng vô điều kiện trước sức mạnh của quân giải phóng..."
    Đó! Đó mới là chuyện đáng bàn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn viết tiếp: "Trong khi ông Vũ Đăng Toàn có một chi tiết tôi cho là sai sót hết sức nghiêm trọng, đó là ở đoạn 10’05” ông Toàn có kể: “ông Thệ Đến gần ông Dương Văn Minh và nói: Báo cáo Tổng thống, tôi là Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn Phó Trung đoàn 66…” "

      Ở đây, cũng đã có nhiều người bình luận về điểm này. Tôi cũng đồng tình với nhận xét của mọi người rằng lời kể của ông Vũ Đăng Toàn không phù hợp với tính cách "võ biền", "hung hăng" của ông Thệ.
      Như vậy, có thể nhận định lời kể này của ông Toàn không đúng thực tế. Có thể ông Toàn đã nói quá lên cho bõ ghét (với ông Thệ).
      Nhưng nhận định đây có phải là "sai sót hết sức nghiêm trọng" hay không thì ta phải nhìn toàn diện về tính cách con người ông Vũ Đăng Toàn. Nếu xét toàn diện thì ông Toàn là con người chân chất, thật thà, chỉ có 1 lần ông nói hơi quá lên mà thôi.

      Tiếp theo, bạn viết: "lúc này ông Dương Văn Minh đã bị bắt làm tù binh, và ông ấy buộc phải ra Đài phát thanh để ra lời tuyên bố đầu hàng. Trước đó ông ấy là Tổng thống của ngụy quyền Sài Gòn, nhưng thời điểm này ông ấy chỉ là một tên tù binh mà thôi!"

      Tôi thấy bạn đã sai, cái sai tương tự như ông Phạm Xuân Thệ đã sai. Bạn hãy biết rằng thời điểm đó, giữa "Hàng binh" với "Tù binh", Chính sách của Mặt trận Dân tộc giải phóng đối xử khác nhau một trời một vực.
      Với tính cách "võ biền, "hung hăng" của ông Phạm Xuân Thệ, ông luôn quát tháo, coi Dương Văn Minh là "Tù binh".
      Ngay lúc đó, Ông Tô Văn Cang (Đại tá tình báo của ta trong vỏ bọc "lực lượng thứ ba" bên cạnh Dương Văn Minh cự cãi với ông Phạm Xuân Thệ, yêu cầu ông Thệ thực hiện đúng chính sách Mặt trận giải phóng với Hàng binh Dương Văn Minh (chứ không phải Tù binh) vì lúc 9:30 ông Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng trên Đài phát thanh.
      Báo cáo của ông Tô Văn Cang với nội dung trên, ông Sáu Trí còn giữ và được nêu trong cuốn Lịch sử Nam bộ kháng chiến do ông Trần Bạch Đằng làm chủ biên.

      Trong bộ phim của ông Đạo diễn Bùi Tùng cũng có nêu những chi tiết trên.

      Và chúng ta, mọi người đồng tình với đạo diễn rằng Chứng minh SỰ CÓ MẶT CỦA ÔNG BÙI TÙNG TẠI DINH ĐỌC LẬP là điều quan trọng nhất. Điều này sẽ bác bỏ lời nói dối của ông Phạm Xuân Thệ, rằng ông ta chỉ biết ông Bùi Tùng sau khi ông ta đã đến Đài phát thanh 30 phút!

      Xóa
    2. Nói thêm, trên kia bạn Lê Huy Tuấn viết:
      "Lê Huy Tuấn21:01 26 tháng 5, 2021
      Từ trước đến giờ tôi khá thích xem các tin tức và bài viết của trang Google TienLang bởi nó phản ánh khá chân thực và sinh động các vấn đề thời sự.
      Tuy nhiên hôm nay tôi đọc bài viết này thì thực sự thất vọng vì sự hồ đồ, ấu trĩ và non nớt của người viết, chỉ nghe những gì bộ phim dẫn dắt mà sa vào âm mưu hèn hạ của cả một ê kíp. "

      Bạn Tuấn à, nhận xét về bộ phim của ông Đạo diễn Phạm Việt Tùng, tôi và bạn- những khán giả của bộ phim, chớ suy diễn rằng có một "âm mưu hèn hạ của cả một ê kíp".

      Tôi cũng đã đọc những phản ứng của các ccb trung đoàn 66 hoặc phản ứng của ông Đông La, ông Trịnh Lê Hoài Nam... Các ông này mải miết kết tội bộ phim có "âm mưu hèn hạ của cả một ê kíp".
      "Ê kíp" này , theo họ, có cụ Võ Văn Kiệt, có ông Dương Trung Quốc, có ông Trần Đăng Khoa, có VTC, có Nguyễn Hữu Thái...

      Ông Đông La còn bới móc tội của cụ Võ Văn Kiệt. Bới móc tội của ông Nguyễn Phước Tương (GS Tương Lai), tội của Trần Đăng Khoa....
      Ông Trịnh Lê Hoài Nam cũng tương tự, chỉ khác chút là ko nói đến cụ Kiệt.

      Nhưng tất cả những bài trên đây là LẠC ĐỀ!
      - Cụ Võ Văn Kiệt, theo tôi, cũng có sai khi phát ngôn câu "Triệu người vui- Triệu người buồn" nhưng ở bộ phim này, cụ Kiệt chỉ gợi ý cho ông Đạo diễn Phạm Việt Tùng nên tìm hiểu thêm các chứng cứ mới, nhân chứng thứ ba. Thế thôi! Tôi thấy gợi ý của cụ Kiệt ở đây không có gì sai. Thế thì đi bới móc tội gì đó của cụ Võ Văn Kiệt, của ông GS Tương Lai thì có liên quan gì đến chuyện ĐÚNG/HAY SAI của bộ phim? Ông Tương Lai thì tôi cũng đồng tình rằng ông ta là rận, là trở cờ rồi. Nhưng ông ta có liên quan gì đến bộ phim của đạo diễn Phạm Việt Tùng?
      - Ông Dương Trung Quốc cũng chỉ có lời khuyên tương tự cụ Võ Văn Kiệt. Ông DTQ thì cũng đúng là rận bọ như cả loạt bài của GGTL đã chứng minh. Nhưng trong bộ phim của Đạo diễn PVT này, không có phát biểu gì của Dương Trung Quốc nữa. Vậy thì tấn công DTQ cũng không thể có tác dụng gì đến sự ĐÚNG/SAI của bộ phim.
      - Ông Trần Đăng Khoa cũng vậy. Trong bộ phim của ông Phạm Việt Tùng chẳng có từ nào nói đến Trần Đăng Khoa. Thế thì chửi Trần Đăng Khoa chính là chuyện "bỏ bóng đá người", thậm chí là "đá người" ngoài, chứ không phải người bên đối phương!
      Tất cả những chứng cứ để chứng minh ông Phạm Xuân Thệ NÓI DỐI 5 LẦN đều là do ông Phạm Việt Tùng trình ra trong bộ phim. Muốn bào chữa cho ông Phạm Xuân Thệ thì xin quý vị hãy tìm những luận cứ thuyết phục để bác bỏ những chứng cứ mà ông đạo diễn Phạm Việt Tùng đã trình ra trong bộ phim.

      Mọi chuyện về cụ Kiệt, về ông Tương Lai, Dương Trung Quốc, Trần Đăng Khoa ... là LẠC ĐỀ. Giả sử đây là phiên tòa thì những phát biểu trên của các vị thầy cãi sẽ bị chủ tọa phiên tòa ngắt lời, nếu tiếp tục LẠC ĐỀ thì sẽ bị chủ tọa đuổi ra khỏi phiên tòa.

      Xóa
    3. Cốt lõi là các chứng cứ, nhưng thấy ộng Thệ có vẻ đuối lý đấy

      Xóa
  24. Chính sách của Mặt trận Dân tộc giải phóng mn Việt Nam về đối xử với tù, hàng binh khẳng định như Công ước Genève.
    Công ước Genève về đối xử nhân đạo đối với tù binh, hàng binh chiến tranh định nghĩa: Tù binh chiến tranh là những quân nhân bị bắt khi tham gia chiến đấu trong một cuộc chiến giữa các bên. Hàng binh chiến tranh là quân nhân đầu hàng trong một cuộc chiến giữa các bên.

    Phạm Xuân Thệ võ biền hung hăng nên không phân biệt Hàng binh với Tù binh là điều dễ hiểu.

    Trả lờiXóa
  25. Nhóm ê kíp Phạm Xuân Thệ tranh công quá trơ trẽn khi không có bằng chứng gì ngoài dựa vào một tấm hình.

    Trả lờiXóa
  26. Sự thật là ông Phạm Xuân Thệ đã nhận vơ công trạng và ăn gian lịch sử khi tự nhận mình là người soạn thảo văn kiện đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh. Để bao che cho lời nói dối ấy, ông Thệ đã phải bao biện bằng rất nhiều lời nói dối khác mà càng nói càng hở. Ông Thệ là người sống và làm việc lâu năm trong quân ngũ, không hiểu sao những tri thức tối thiểu như đại úy không thể sai phái trung tá, trung đoàn phó thấp cấp hơn Chính ủy lữ đoàn, binh chủng bộ binh phối thuộc binh chủng tăng thiết giáp (trong một trận tiến công, xe tăng là đội tiên phong, rồi đến bộ binh và các binh chủng khác. Không thể có chuyện binh chủng xe tăng phối thuộc bộ binh)... Những tri thức này mà vị trung tướng quân đội, anh hùng lực lượng vũ trang lại có thể nhầm lẫn cũng là điều lạ kì. Có thể hiểu vì dễ “nhầm lẫn” tri thức tối thiểu đó nên ông Phạm Xuân Thệ mới dễ dàng “nhầm lẫn” sự thật lịch sử, mới để xảy ra câu chuyện thật giả lẫn lộn?

    Khi đã chứng minh được ông Thệ nói dối, khi đã tập hợp được tư liệu khá đầy đủ, chúng tôi bắt tay vào làm phim. Một bộ phim chưa thể đột phá vào lớp lớp những thứ na ná sự thật đã bủa vây nhận thức con người trong một thời gian dài. Vậy nên tôi làm nhiều phim. Tôi hợp tác với Đài HTV TPHCM làm phim “Trưa 30/4/1975”. Bộ phim gây ồn ào cả nước.

    Trong cuộc họp ngày 12/6/2007, bên nghiên cứu Lịch sử Quân đội nói họ sẽ ghi nhận và trở về báo cáo cấp trên. Nhưng sau đó không có gì thay đổi.

    Trả lờiXóa