Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - GIỜ KHẮC SỐ 0- Borries Gallasch

 

Bìa cuốn sách của nhà báo Đức Borries Gallasch

Bìa sách bằng tiếng Đức xuất bản tháng 9/1975

Lời dẫn: Borries Gallasch là nhà báo phương Tây duy nhất có mặt ở trong Dinh Độc Lập thời khắc 11:30 sáng 30/4/1975 (nhà báo phương Tây thứ hai cũng có mặt tại đây nhưng khi đó ở sân Dinh là bà nhà báo Pháp Francoise de Mulder- tác giả bức ảnh nổi tiếng xe 390 đang húc tung cánh cổng Dinh.)
Cuốn sách của Nhà báo nguyên bản tiếng Ðức có tên gọi là Ho-Tschi-Minh-Stadt, NXB Rowohlt Rororo Reinbeck xuất bản ở Hamburg tháng 9.1975, chỉ 4 tháng sau ngày 30/4/1975. Ở Việt Nam, mãi đến năm 2007, qua báo chí, cuốn sách này mới được biết đến, chính thức có giấy phép xuất bản và phát hành bằng tiếng Việt năm 2010.

Như ta đã biết, 30 năm sau ngày Giải phóng, ngày 19.10.2005, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm khoa học trao đổi thông tin một số vấn đề xung quanh sự kiện đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975 tại TPHCM, đưa ra kết luận một số chi tiết khác với những điều suốt 30 năm không ai thắc mắc gì. Nếu cuốn sách của nhà báo Tây Đức đến Việt Nam sớm hơn, chắc đã không có cuộc hội thảo tháng 10.2005 tại TPHCM. Còn bây giờ, cuốn sách đến “chậm” nên Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đánh bài “Im lặng đáng sợ”…

Nhân dịp công chúng đang sôi nổi bàn luận về Bộ phim SỰ THẬT TRƯA 30/04/1975 của Đạo diễn Phạm Việt Tùng, Google.tienlang xin đăng lại bài báo của ông nhà báo Tây Đức từ gần nửa thế kỉ trước.

******

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - GIỜ KHẮC SỐ 0- Borries Gallasch

Xem thêm:
- Dinh Độc Lập,trưa 30-4-1975. HTV

- Nhân chứngthứ ba. VTV1

Nhà báo Boerries hỗ trợ ghi âm lời ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng - Ảnh: KỲ NHÂN

Sài Gòn 30-4-1975

... Giờ khắc số 0 kéo dài năm tiếng đồng hồ. Vào bảy giờ sáng, chiếc máy bay trực thăng cuối cùng của Mỹ đã rời khỏi Sài Gòn. Vào 12 giờ trưa, lá cờ Mặt trận Giải phóng phấp phới bay trên dinh Ðộc lập.

... Mặc dù sợ đến run cả hai đầu gối nhưng tôi vẫn đi bộ đến phía trước của Dinh Ðộc lập vào lúc 11 giờ sáng ngày chủ nhật hôm đấy. Tôi đã đứng một mình trước Dinh mà xung quanh yên lặng như một viện bảo tàng... ngổn ngang những mũ sắt, quân phục, súng ống thậm chí cả lựu đạn và một khẩu súng chống tăng, súng máy ngay tại bãi cỏ.

... Tôi hít một hơi thật sâu rồi bước tiếp lên những bậc tam cấp đi vào cửa chính qua tiền sảnh rồi đi lên lầu một.

Trong khoảnh khắc ấy, khi chúng tôi còn đang đứng ở giữa sảnh thì cửa thang máy bật mở, bước ra là tổng thống Minh 'lớn', thủ tướng Mẫu và một vài đổng lý đi lên từ dưới hầm trú ẩn. Ông Minh 'lớn' nói: 'Thật là tốt khi anh có mặt ở đây, anh sẽ chứng kiến sự chuyển đổi vận mệnh của đất nước tôi vào tay những người xứng đáng hơn tôi'.

Bỗng nhiên những tiếng nổ inh tai của súng, lựu đạn, súng máy vang lên. Tôi nằm rạp xuống sàn tìm kiếm sự che chắn đằng sau cột xi-măng. Phút cuối cùng của sự nổi dậy, một cuộc đánh chiếm Dinh?

Không có tấm kính nào bị vỡ, chúng tôi rời khỏi chỗ nấp. Minh 'lớn' vẫn còn đứng nguyên chỗ cũ, to lớn như một bức tượng bên cạnh ông thủ tướng thấp bé. Rồi trước mắt chúng tôi xuất hiện cảnh tượng không thể tin được: Ba chiếc xe tăng treo những lá cờ rất lớn của Mặt trận Giải phóng tiến qua cổng sắt hướng về phía bồn hoa trước Dinh. Súng bắn loạn xạ lên không trung, những phát súng của niềm vui, dàn giao hưởng của chiến thắng, giai điệu của vinh quang. Chiếc tăng đầu tiên húc đổ cánh cổng lăn xích thẳng trên bãi cỏ nhằm hướng dinh lao tới. Hai chiếc tăng còn lại vòng sang hai bên trái và phải rồi tất cả đều dừng lại trước mặt tiền của Dinh. Khoảng hai mươi đến ba mươi phát súng khác được bắn lên.

Và rồi người chỉ huy của chiếc tăng dẫn đầu với khẩu súng bên tay trái và một lá cờ bên tay phải xông lên cầu thang suýt xô ngã tôi. Hai chiến sĩ giải phóng khác chiếm lấy vị trí bên phải và bên trái của cầu thang.

Người chỉ huy xe tăng đứng ngay trước mặt tôi. Anh ta hét vào tôi, hét đi hét lại điều gì đó mà tôi không hiểu. La hét giải thích cho tôi là mở cửa ra ban công. Tôi mở cánh cửa kính ra vào. Anh ta lướt qua tôi, kéo cờ lên và vẫy đi vẫy lại.

Ở phía dưới nhiều chiếc xe tăng tiếp tục tiến vào, và tất cả đều bắn lên không trung.

Một vài nhà báo chạy vào qua bãi cỏ.

Khoảng ba chục binh sĩ của chế độ cũ, trong đó có một số có thể là lính của Thiệu mà cách đây vài giờ đã không xé bỏ quân phục và đã tháo chạy. Nay họ đứng giơ tay đầu hàng và xếp thành ba hàng trên bãi cỏ.

Tôi chạy vào Dinh vừa đúng lúc. Là một người châu Âu duy nhất, là một nhà báo duy nhất, tôi chứng kiến Ðại tướng Minh 'lớn', Tổng thống của Việt Nam cộng hòa đã bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy của Doan-Don-Son (Ðoàn Ðông Sơn-NV) của quân đội giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga. Thệ rất phấn khích la lớn: 'Ông Minh, chúng tôi muốn ông đi ngay ra đài phát thanh với chúng tôi để tránh đổ máu, để ông ra lệnh cho quân đội ông đầu hàng'.

... Sự hoang mang chấm dứt khi người chỉ huy của Quân Giải phóng được giao nhiệm vụ của việc bàn giao chính quyền, Chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện. Sau một vài phút, Minh, Mẫu và Tùng rời khỏi phòng, theo sau là những người đã có mặt tại đây. Chúng tôi bước xuống cầu thang ra bãi cỏ, đến ngang chỗ vòi phun nước. Minh và Mẫu leo lên chiếc xe Jeep được bảo vệ bởi hai chiến sĩ giải phóng. Chính ủy Tùng và một người lính khác lên chiếc xe thứ hai. Tôi đang đứng ngay cạnh chiếc xe Jeep nói chuyện với ông Chính ủy bằng tiếng Pháp, cố gắng xin ông ta để được lên xe. Ông gật đầu đồng ý. Ông luật sư Ðỉnh cũng leo lên chiếc xe Jeep này và chúng tôi lái đi. Chỉ có hai chiếc xe này của chúng tôi chạy giữa thành phố lúc ấy - một thành phố đã từng sôi sục mà nay sự sợ hãi bỗng nhiên được làm dịu đi - đi qua tòa Ðại sứ Mỹ trống hoác đến một khu phụ của đài phát thanh nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Chúng tôi đi vào phòng thu nhỏ trên lầu một. Những kỹ thuật viên đã kéo chân dung của Thiệu từ trên tường xuống và ném qua cửa sổ ra sân. Chúng tôi ngồi bất động một lát. Mẫu quạt khuôn mặt ông bằng một quyển sách. Minh và Tùng ngồi trên hai chiếc ghế bành và tôi ngồi giữa họ tại một chiếc bàn nhỏ, trong lúc đó Tùng thảo văn kiện đầu hàng trên một mảnh giấy mầu xanh.

Ông Mẫu trông có vẻ hài lòng. Ông tỏ ra như thể chiến thắng này là chiến thắng của ông. Người thành lập và phát ngôn cho lực lượng thứ ba, mà mới tuần trước đã giải thích cho tôi tại sao nhóm trung lập của ông ấy sẽ là một nhân tố cần thiết cho bất cứ một tương lai chính trị nào ở Nam VN, nay tuyên bố rằng: “Không còn lực lượng thứ nhất nữa nên chúng ta không còn cần đến lực lượng thứ ba, hòa giải dân tộc diễn ra sớm hơn dự định. Bây giờ dù muốn hay không chúng ta cùng làm việc cho nhân dân ta”. “Không phân biệt chính kiến?”. “Đúng, chúng ta có khác nhau về quan điểm nhưng những điểm khác nhau đó chỉ hướng chúng ta đi đến một mục đích chung”.

Chính ủy Tùng đã rất khó viết. Ông ngồi bất động trong khi thảo ra được một vài từ rồi đến từ nữa, rồi lại thay thế bằng những từ khác. Sau 30 năm chiến đấu cho một mục đích, thật là khó để biết phải viết như thế nào.

Trong lúc đấy mọi người dường như đang thư giãn và giảm phấn khích hơn so với một giờ trước. Đại úy Phạm Xuân Thệ, người đã bắt ông Minh trong dinh, vẫn còn lăm lăm khẩu súng trong tay. Ông ta nhắc đi nhắc lại với ông Minh về việc đầu hàng trên đài.

Đại tướng Dương Văn Minh im lặng. Dưới chiếc mũ cối, những người lính bộ đội nhìn ông Minh với vẻ tò mò. Họ vây quanh ông ta trong lúc phía bên ngoài vẫn còn nghe những tiếng nổ. Những người lính giải phóng đã thể hiện sự vui mừng không kìm nén được. Cuối cùng ông Minh đã lên tiếng, hỏi một người lính: “Em trai của tôi hiện nay ra sao? Khi nào tôi có thể gặp chú ấy?”. Đó là số mệnh của những người dân VN: người em của tổng thống là một tướng lĩnh trong quân đội miền Bắc VN và trong 20 năm anh em ruột thịt ở hai bên chiến tuyến.

Đại úy Thệ im lặng. Tất cả mọi người bỗng nhiên im lặng. Rồi một vài người lính giải phóng nói chuyện với tôi bằng tiếng… Nga. Họ trông thấy phù hiệu “Báo chí Đức” trên áo sơmi của tôi và tưởng tôi là nhà báo Đông Đức. Họ đã nói chuyện với tôi về Các Mác. Bạn tôi là Hà Huy Đỉnh đã giải thích cho họ rằng tôi là nhà báo Tây Đức. Mặt họ sầm xuống, tỏ ra nghi ngờ và e dè hơn.

Cuối cùng mọi người đã sẵn sàng, nhưng không ai trong số người này biết sử dụng máy ghi âm. Chính ủy Tùng hướng dẫn rất rõ ràng cho tôi những việc tôi phải làm: ông Minh cần phải đọc lại bản tuyên bố vào máy ghi âm của tôi, việc này được lặp đi lặp lại ba lần. Lần đầu tiên ông Minh chần chừ vì được yêu cầu phải đọc là: “Tôi, Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn”, nhưng ông ấy chỉ muốn nói: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh...”. Họ tranh luận qua lại và cuối cùng đi đến thỏa thuận: không nhượng bộ ông Minh. Ông Minh phải nói: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống của chính quyền Sài Gòn”. Nhưng ông Minh không đọc được bản viết tay của chính ủy Tùng và nói sai nhiều lần. Tất cả mọi thứ lại phải được đọc lại từ đầu. Cuối cùng đã xong. Ông Minh kết thúc âm giọng chính xác: “...miền Nam Việt Nam”.

Tôi cũng ghi âm lời phát biểu của ông Mẫu và ông chính ủy Tùng rồi chúng tôi đi vào phòng thu thanh. Tôi ngồi ngay trước micro và bật băng của ba bài phát biểu. Ông Minh ngồi bên tay trái tôi. Chính ủy Tùng, ông Mẫu đứng đằng sau chúng tôi. Kỹ thuật viên ngồi phía bên kia của kính ngăn yêu cầu bật máy lại, lần này để máy lại gần micro hơn và không quá to. Lúc này mọi sự đều tốt đẹp. Chính ủy Bùi Văn Tùng đã nói những gì với tôi mà tôi không hiểu. Hà Huy Đỉnh dịch lại. Tôi đã được ông cảm ơn về sự giúp đỡ của tôi và cho phép tôi chở ông về lại dinh Độc Lập trên chiếc xe jeep. Chúng tôi rời khỏi tòa nhà. Tôi ngồi sau tay lái và ông chính ủy ngồi ghế bên.

Tôi không thể nổ máy chiếc xe. Lúc ấy ông chính ủy trở nên sốt ruột và chúng tôi đã đi sang một chiếc xe khác, nơi tôi lại ngồi băng ghế sau. Chúng tôi lại đi qua những con đường của VN. Lúc ấy khoảng 2g chiều, những người lính của Mặt trận Giải phóng đã đứng gác tại tất cả các ngã tư và trên những con đường đã rất đông người. Chúng tôi đã đi mà không có bảo vệ. Sài Gòn đã chắc chắn ở trong tay của chính quyền cách mạng, không gặp sự kháng cự nào.

Tại dinh Độc Lập, tôi nhảy ra khỏi xe. Trên khuôn mặt bình thản của chính ủy Bùi Văn Tùng giấu một nụ cười. Rồi ông nói với tôi bằng một câu tiếng Đức mà ông biết: “Danke” (cảm ơn).

Borries Gallasch

Biên tập viên báo Spiegen – CHLB Đức

Nguồn: Thành phố Hồ Chí Minh Giờ khắc số 0. Borries Gallasch Chủ biên. Nhà xuất bản Thời đại. Dương Đình Bá dịch từ nguyên bản tiếng Ðức, Nhà xuất bản Rowhlt-Rororo Hămbuốc, 9-1975; theo sự ủy quyền của bà Alice Gallasch Kelley - người đại diện bản quyền của nhà báo Borries Gallasch.

Mời xem thêm: Video clip Borries Gallasch trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Thụy Điển bằng tiếng An trước dinh Độc Lập ngay sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng (Clip cắt ra từ Phim Tài liệu của Đài Truyền Hình Tp Hồ Chí Minh Dinh Độc Lập,trưa 30-4-1975. HTV)


Minh Tâm Giới thiệu

=====

76 nhận xét:

  1. Tôi xem lại phim của HTV năm 2006, có thể thấy phim của ông Việt Tùng thực hiện năm 2020 vừa mới trình chiếu trên youtube lấy từ của bộ phim HTV năm 2006 rất nhiều, chỉ là lời bình và giọng đọc khác mà thôi. Các phỏng vấn là lấy lại từ đó.

    Phim của HTV năm 2006 như là 1 phản ứng lại nói lên sự "bất phục" đối với kết luận của Viện LSQSVN mấy tháng trước đó. Cả Dương Trung Quốc và ông Võ Văn Kiệt khi phỏng vấn cũng hàm ý nói lên sự "không phục" đó. Ông Võ văn Kiệt cho rằng cuộc hội thảo chỉ là cho "anh em mình" (ý nói lính ông Thệ, lính ông Tùng) vào cãi nhau, nhưng trên thực tế hội thảo còn có ông Hà Huy Đỉnh nữa, là nhân chứng thứ ba.

    Trong phim trích dẫn cuốn sách TPHCM giờ khắc số 0 của ông người Đức ghi ông Tùng là người viết lời đầu hàng, ông Kỳ Nhân khi được phỏng vấn cũng nói là ông Tùng khi được hỏi.

    Phỏng vấn ông Tùng thì ông nhận là người nói câu có tính chất quát tháo là các ông không còn gì để bàn giao, phải đầu hàng! Ông cũng nhận mình viết và chỉ vài phút đã thảo xong.

    Nhưng ông Đức và ông Kỳ Nhân người Pháp gốc Việt phóng viên Associate Press, tôi thật không biết họ có phân biệt hoặc nhớ được ai là ai không nữa. Ông Kỳ Nhân trả lời có vẻ không tự tin lắm trước câu hỏi đột xuất, theo cách nói của ông "ở đó đâu còn ai nữa" thì có lẽ ông nói là ông Tùng do ông Tùng là chính ủy cao nhất ở đó.

    Phim tài liệu của HTV đã bị buộc phải ngưng chiếu sau 1 cuộc hội thảo khác và HTV không còn trình chiếu nó nữa. Cụ thể tại sao bị ngưng chiếu:

    Năm 2007, đoàn cán bộ Tổng cục chính trị đã đến làm việc với Thành ủy Tp.HCM về bộ phim này. Cuộc họp bao gồm Nhà sử học, PGS, Tiến sĩ Phan Xuân Biên, Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, nhà báo Huỳnh Văn Nam, Giám đốc Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh, Thiếu tướng, PGS, TS. Trịnh Vương Hồng, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Quân sự; Đại tá, TS. Trần Ngọc Long, Tổng biên tập Tạp chí Lịch sử Quân sự và đại diện cục Chính trị Quân khu 7.

    Cuối cùng nhà báo Huỳnh Văn Nam, Giám đốc Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh đã phát biểu: Tôi rất tiếc là HTV đã đưa ra chiếu bộ phim này hơi vội vã. Nếu trước khi đưa công chiếu, chúng tôi tham khảo ý kiến các đồng chí thì tránh được sự sai lệch này.

    Như vậy có thể thấy là bộ phim của Đạo diễn Phạm Việt Tùng mà đang ồn ào hiện nay không có gì mới, chỉ là một phiên bản làm lại và phát triển thêm một ít, như nói thêm về 2 cuốn sách Lịch Sử Nam Bộ Kháng Chiến, phỏng vấn thêm Nguyễn Nhã, không có gì khác đột phá, không có gì mới hơn so với phim HTV bị ngưng chiếu từ năm 2007.

    Theo tôi thì lời của những nhân chứng thứ 3 này chưa đủ độ sức nặng thuyết phục để thay đổi kết luận của Viện LSQSVN năm 2006 vì họ đã ra kết luận như vậy trong lúc có những đương sự trong đó và sau những tranh luận ngay trong đó, bao gồm cả ông Tùng và lính của ông trong đó.

    Quan trọng hơn nữa là trong bức ảnh mọi người chuẩn bị ghi âm cho ông Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng thì không có ông Tùng trong đó mà chỉ có ông Thệ cầm tờ giấy. Hình ảnh và lời kể khớp nhau.

    Người ta nói theo định kiến là phải nghe theo bên thứ 3, vì bên thứ 3 khách quan, không quyền lợi gì trong đây, nhưng bên thứ 3 có biết ai là ai không, có nhớ ai là ai không, có phân biệt được đâu là bản đầu hàng, đâu là bản chấp nhận đầu hàng không thì họ không nói, họ lướt qua, cho qua, bỏ qua khỏi mọi suy tính, không thèm nghĩ tới.

    Họ cũng bỏ qua luôn quá trình không cần thẩm định gì đến các lời kể khác, các lời viết khác của bên thứ 3 khách quan này xem họ có nói đúng ở các lời khác hay không, từ đó có thể đánh giá chất lượng nhân chứng xem họ có đáng tin trong vấn đề này hay không.

    Cả 2 bộ phim, bộ phim của HTV (bị ngừng chiếu vĩnh viễn) và của ông Phạm Việt Tùng (không được cấp phép phát hành) cho thấy sự cẩu thả, chủ quan, một chiều, nó tìm đủ mọi cách chứng minh một điều mà họ đã định sẵn trong đầu từ trước, tức là chứng minh một chiều, nói trắng ra là phim tuyên truyền quan điểm đó của họ, chứ không phải là một bộ phim khoa học tìm hiểu vấn đề, một phóng sự điều tra khách quan.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự thật sẽ mãi là sự thật và không thể phủ nhận được

      Xóa
  2. Tôi thấy phim HTV thua kém hơn phim ông việt Tùng rất nhiều, phim ông VT công phu và có tâm hơn.
    Cả 2 bộ phim đều không phải là phóng sự điều tra mà là 2 bộ phim tìm cách chứng tỏ rằng ông Tùng mới là người viết và đập ông Thệ.
    Muốn biết phim tư liệu phóng sự điều tra là phải như nào thì mọi người vào Youtube xem các phim tài liệu tìm hiểu xem ai mới là người sáng tạo ra Bitcoin.
    2 phim tài liệu này còn kém chất lượng hơn cả phim tài liệu Youtube của các Youtuber không chuyên làm.

    Phim HTV còn có 1 vài điểm có chút vấn đề mà tôi thấy trong lúc họ dịch lời của ông Đức lúc ông nói tiếng anh. Đoạn đầu ông ta nói gì đó về chính quyền Saigon, họ bỏ không dịch, đoạn sau có gì đó nói về xe Jeep Mỹ nhưng họ bỏ chữ "Mỹ" đi chỉ dịch lại "xe Jeep" là ý gì? Đã dịch thì phải dịch trung thành nguyên văn chứ.
    Đoạn dịch bị cắt xén này cũng có trong phim của ông Việt Tùng chứng tỏ có sự xào lại.

    Phim ông Việt Tùng thì đúng lịch sử và chính trị chuẩn mực hơn. Phim HTV năm 2006 thì gọi chính quyền SG là "miền Nam Việt Nam" luôn, bị cấm chiếu là phải.

    Trả lờiXóa
  3. Cựu Chiến binhlúc 19:01 6 tháng 5, 2021

    Ý kiến đầu tiên của ông Quang Hùng18:25 6 tháng 5, 2021 phía trên, rất tiếc lại là ý kiến lạc đề.
    Ở bài này đang nói đến cuốn sách của ông nhà báo Tây Đức chứ không nói đến phim của ông Phạm Việt Tùng. (Về Phim của ông Tùng đã có mấy bài trước rồi, sao ông ko vào đó tranh luận?)

    Trong ý kiến dài ở trên, chỉ có 1 đoạn ngắn là đúng chủ đề, là đoạn: "Người ta nói theo định kiến là phải nghe theo bên thứ 3, vì bên thứ 3 khách quan, không quyền lợi gì trong đây, nhưng bên thứ 3 có biết ai là ai không, có nhớ ai là ai không, có phân biệt được đâu là bản đầu hàng, đâu là bản chấp nhận đầu hàng không thì họ không nói, họ lướt qua, cho qua, bỏ qua khỏi mọi suy tính, không thèm nghĩ tới. "

    Đánh giá này là buồn cười.
    Nên nhớ, ông Tây Đức này đã làm việc ở Sài Gòn từ lâu.
    Đặc điểm của 2 ông cán bộ giải phóng (Thệ+ Tùng) rất khác nhau, đối lập nhau nên hầu như ai cũng nhớ cả 2 người chứ chả ai nhầm lẫn cả.
    - Thệ thì thấp, hung hăng, tay cầm khẩu K54 lăm lăm, hô hét.
    - Ô Tùng thì cao lớn, đường hoàng, uy nghiêm (nên có người ban đầu nghĩ rằng ông sĩ quan này phải cỡ ông Võ Văn Kiệt).

    Khi xuất hiện ông Tùng thì trật tự được vãn hồi. Ông nhà báo Đức viết: " Sự hoang mang chấm dứt khi người chỉ huy của Quân Giải phóng được giao nhiệm vụ của việc bàn giao chính quyền, Chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện."

    Hơn nữa, ông ông Tây Đức này đã nói chuyện bằng tiếng Pháp với ông Bùi Tùng thì không thể có chuyện ông ấy nhầm lẫn ông nọ ông chai.

    Tiếp theo, ông viết: "Năm 2007, đoàn cán bộ Tổng cục chính trị đã đến làm việc với Thành ủy Tp.HCM về bộ phim này. Cuộc họp bao gồm Nhà sử học, PGS, Tiến sĩ Phan Xuân Biên, Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, nhà báo Huỳnh Văn Nam, Giám đốc Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh, Thiếu tướng, PGS, TS. Trịnh Vương Hồng, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Quân sự; Đại tá, TS. Trần Ngọc Long, Tổng biên tập Tạp chí Lịch sử Quân sự và đại diện cục Chính trị Quân khu 7.

    Cuối cùng nhà báo Huỳnh Văn Nam, Giám đốc Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh đã phát biểu: Tôi rất tiếc là HTV đã đưa ra chiếu bộ phim này hơi vội vã. Nếu trước khi đưa công chiếu, chúng tôi tham khảo ý kiến các đồng chí thì tránh được sự sai lệch này.", ông có dẫn ra được nguồn cho thông tin trên không?
    Căn cứ vào đâu ông cho là "bộ phim của HTV (bị ngừng chiếu vĩnh viễn)"?

    Hay là lại nghe ông tâm thần Đông La?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bộ phim đó chẳng thấy trên các kênh chính thức Youtube hay website của HTV và không thấy chiếu lại 1 lần nào nữa vậy thì đúng rồi. Còn rất nhiều phim tài liệu được chiếu lại nhiều lần, phim này bị cấm hẳn.
      Tóm lại theo tôi là không thể đem tiền đề câu chuyện thiện - ác như chiến tranh kháng chiến vào trong câu chuyện đời thực tranh giành thành tích này được vì nó không thực tế.
      Không có Thạch Sanh Lý Thông nào ở đây đâu bạn đời thực không phải truyện cổ tích. Đừng đem ra câu view nữa như vậy không khác gì lều báo lá cải đâu.

      Xóa
    2. Cựu Chiến binh19:01 6 tháng 5, 2021: ông biết đọc hiểu không khi nói: "ông Tây Đức này đã nói chuyện bằng tiếng Pháp với ông Bùi Tùng thì không thể có chuyện ông ấy nhầm lẫn ông nọ ông chai."
      nhưng dưới đây cũng ông tây Đức nói: Chính ủy Bùi Văn Tùng đã nói những gì với tôi mà tôi không hiểu. Hà Huy Đỉnh dịch lại. vậy ông đông La tâm thần hay là ông điên.

      Xóa
    3. Rốt cuộc là như thế nào đây?

      Xóa
  4. Chất lượng nhân chứng khách quan của Gallasch.

    Ông này không biết tiếng Việt phải thông qua lời người khác dịch lại. Vậy ai là người dịch cho ông ta rằng ông Tùng viết lời tuyên bố đầu hàng mà không phải là lời chấp nhận đầu hàng?

    Lúc đó nhiều người đều viết và thông tin cái này cái kia, ông Vũ Văn Mẫu cũng viết cái gì đó. Ông Thệ tất nhiên cũng viết như thấy trong hình. Ông này không biết tiếng Việt thì sao dám chắc chắn ông nào viết cái gì?

    Mâu thuẫn của Gallasch với các nhân chứng khác:

    - Kể về việc rời dinh Độc Lập ra Đài phát thanh, Gallasch viết: “chính ủy Tùng và một chiến sĩ nữa trèo lên chiếc xe Jeep thứ hai. Tôi đứng ngay cạnh đó, vừa bám chặt lấy ông ta, vừa năn nỉ bằng tiếng Pháp xin được đi theo và ông ta gật đầu. Đỉnh và tôi nhảy lên phía sau của xe Jeep; xe lăn bánh, chỉ có hai xe Jeep của chúng tôi chạy giữa một thành phố đang sôi sùng sục, nhưng dường như mọi lo sợ cũng bỗng nhiên biến mất”.

    Còn lúc rời Đài phát thanh về Dinh thì Gallasch viết: “Thì ra, để thưởng công, tôi được phép lái chiếc xe Jeep đưa chính ủy Tùng trở lại dinh tổng thống. Chúng tôi đi ra đường, tôi ngồi vào tay lái, chính ủy Tùng ngồi bên cạnh. Nhưng tôi không gặp may, tôi không nổ được máy, không biết nổ máy một xe Jeep như thế nào? Người lái xe của chính ủy vốn đã không thích thú gì để tôi làm thay chức năng của anh ta, dứt khoát từ chối chỉ dẫn cho tôi cách nổ máy. Trong khi đó, chính ủy Tùng cũng hết kiên nhẫn chờ thêm. Chúng tôi trèo lên một xe khác”.

    Thực tế là ông Bùi Tùng không hề có xe Jeep nào cả, có thể ông đã đến dinh trên một chiếc xe tăng. Ngày hôm đó ông Tùng đi nhờ xe của ông Hà Huy Đỉnh (nhân chứng thứ 3 khách quan của các vị). Chính trong cuộc hội thảo của Viện lịch sử quân sự năm 2005, ông Đỉnh cũng đã đối chất với ông Tùng về vấn đề này.

    Suốt 46 năm qua người ta cũng chả thể tìm được những chiến sĩ lữ đoàn 203 nào đi cùng với ông Tùng đến Đài phát thanh.

    Còn theo lời ông Gallasch thì chả lẽ ông chính ủy to như thế, chả lẽ lại không “điều khiển” được anh lính lái xe? Vậy thì làm sao yêu cầu ông trung đoàn phó đơn vị khác giao tù binh quan trọng bậc nhất cho mình như lời ông Trần Đăng Khoa?

    Trong khi đó những người có mặt trên xe ông Thệ đều được làm rõ đến cả vị trí ngồi: ở hàng ghế đầu có ông Thệ ngồi bìa phải, ông Dương Văn Minh ngồi giữa, ông Đào Ngọc Vân lái xe. Hàng ghế sau có ông Phùng Bá Đam (trợ lý cán bộ trung đoàn), ông Vũ Văn Mẫu, ông Nguyễn Khắc Nhu (trợ lý tác chiến E66); hai bên thành xe là ông Bàng Nguyên Thất (chiến sĩ thông tin) và ông Nguyễn Huy Hoàng (chiến sĩ thông tin).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về sự kiện xe tăng húc cổng dinh Gallasch viết: “Ba chiếc xe tăng với những lá cờ to quá khổ của Mặt trận Giải phóng đang lăn bánh tới cổng sắt hướng về khu vườn của dinh, súng bắn loạn xạ, trút đạn lên không trung. Những phát súng thể hiện niềm hân hoan, dàn giao hưởng của chiến thắng, phút giây của vinh quang! Chiếc xe tăng đầu tiên đã húc đổ cánh cổng, lăn bánh thẳng trên bãi cỏ nhằm chính hướng dinh lao tới, hai chiếc xe tăng còn lại vòng sang bên trái và bên phải, rồi cả ba xe tăng cùng dừng lại trước mặt tiền của dinh. Khoảng 20-30 xe tăng khác tiến vào theo. Tôi chạy ra ban công, chụp ảnh lia lịa. Thật là một khung cảnh ngoạn mục. Và rồi chỉ huy của chiếc xe tăng dẫn đầu, tay trái cầm súng, tay phải cầm cờ xông lên cầu thang, suýt xô ngã cả tôi”.

      Thực tế là chỉ có 2 xe tăng 843 và 390 dẫn đầu, đúng hơn là 843 dẫn đầu nhưng bị mắc kẹt ở cổng, 390 vượt lên húc đổ cổng chính, như bà phóng viên Pháp đã chụp được và viện LSQS VN và người ta đã chỉnh sửa lại đúng lịch sử. Vụ năm 1995 đã chỉnh sửa lại vì có vật chứng rõ ràng và hết sức thuyết phục. Còn vụ này đòi chỉnh sửa lại dựa trên những cái này sao?

      Theo Gallasch thì cả 3 xe tăng đều suôn sẻ lao đến đậu ngay trước mặt dinh. Người cầm cờ lên cắm dinh Độc Lập là đại úy Thận, đại đội trưởng, là ở xe tăng 438, mắc kẹt tại cổng phụ nên ông ấy phải xuống xe, chạy băng qua khuôn viên rộng giữa cổng và dinh, chứ không phải như mô tả của Gallasch là ở xe tăng đầu tiên húc cổng (tức là 390), đậu ngay trước mặt dinh. Đại đội 4 của ông Thận tấn công vào dinh có khoảng chục chiếc xe tăng thôi nhưng Gallasch lại chém lên thành 20-30 chiếc.

      Chuyện ngay trước mắt hàng trăm người, hàng chục phóng viên báo ảnh các loại mà Gallasch kể có chính xác đâu? Ấy vậy mà những ông như Trần Đăng Khoa đã vội vơ vào mà hít hà: "Không tin ông này thì tin ai?”.

      Xóa
  5. Ai mới phải sửa lại sách?lúc 20:10 6 tháng 5, 2021

    Bộ sách “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1954 - 1975", để biên soạn phần về sự kiện 30/4/1975, hội đồng biên soạn đã tổ chức tọa đàm với “những người thuộc lực lượng thứ ba” năm 2006, tức là cùng thời điểm HTV làm bộ phim tư liệu “Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975”. Clip buổi toạ đàm có ông Phạm Việt Tùng này có trong bộ phim của ông. Trong phim thấy có 1 toạ đàm mà ông V Tùng nói rất nhiều, là cuộc hội luận này.

    Kết quả thì đã rõ, sau đó ban soạn thảo sách này căn cứ hoàn toàn vào cuốn sách của Gallasch để đưa vào cuốn sử Nam Bộ.

    Điều đáng ngạc nhiên là trong phần nói về sự kiện tại Dinh Độc Lập, cuốn sử này viết:
    “Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh hướng dẫn các chỉ huy quân Giải phóng vào phòng họp, nơi Tổng thống Dương Văn Minh và Nội các Sài Gòn đang chờ “bàn giao”, gồm các trung tá Nguyễn Tân Tài, Bùi Văn Tùng, Lữ đoàn trưởng và Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2; Đại úy Phạm Xuân Thệ Trung đoàn phó Trung đoàn 66 và một số cán bộ chiến sĩ khác”.

    Theo thông tin này thì “đoàn cán bộ” của quân Giải phóng lúc đó là đi cùng nhau và bao gồm cả trung tá Nguyễn Tất Tài (không phải Tân Tài), lữ trưởng 203. Không rõ thông tin này ban soạn thảo dựa vào đâu nhưng theo lời kể của hầu hết các nhân chứng chủ chốt thì không có ông này thời điểm đó. Mà giả sử có một đoàn đầy đủ ban bệ như vậy cùng vào thì người chỉ huy cao nhất phải là ông lữ trưởng Nguyễn Tất Tài chứ không phải ông Bùi Văn Tùng. Và sự điều phối công việc (đưa Dương Văn Minh đi đài phát thanh) sẽ không thể như những gì đã xảy ra.

    Trả lờiXóa
  6. Nguyễn Đức Kiênlúc 20:14 6 tháng 5, 2021

    Cảm ơn Google.tienlang đã đăng bài này.
    Dù ai nói ngả nói nghiêng thì tôi vẫn tin ông nhà báo Tây Đức nyaf.
    Và tôi tâm đắc với Lời dẫn của các bạn chủ nhà:
    ===

    "Lời dẫn: Borries Gallasch là nhà báo phương Tây duy nhất có mặt ở trong Dinh Độc Lập thời khắc 11:30 sáng 30/4/1975 (nhà báo phương Tây thứ hai cũng có mặt tại đây nhưng khi đó ở sân Dinh là bà nhà báo Pháp Francoise de Mulder- tác giả bức ảnh nổi tiếng xe 390 đang húc tung cánh cổng Dinh.)
    Cuốn sách của Nhà báo nguyên bản tiếng Ðức có tên gọi là Ho-Tschi-Minh-Stadt, NXB Rowohlt Rororo Reinbeck xuất bản ở Hamburg tháng 9.1975, chỉ 4 tháng sau ngày 30/4/1975. Ở Việt Nam, mãi đến năm 2007, qua báo chí, cuốn sách này mới được biết đến, chính thức có giấy phép xuất bản và phát hành bằng tiếng Việt năm 2010.
    Như ta đã biết, 30 năm sau ngày Giải phóng, ngày 19.10.2005, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm khoa học trao đổi thông tin một số vấn đề xung quanh sự kiện đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975 tại TPHCM, đưa ra kết luận một số chi tiết khác với những điều suốt 30 năm không ai thắc mắc gì. Nếu cuốn sách của nhà báo Tây Đức đến Việt Nam sớm hơn, chắc đã không có cuộc hội thảo tháng 10.2005 tại TPHCM. Còn bây giờ, cuốn sách đến “chậm” nên Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đánh bài “Im lặng đáng sợ”…

    Nhân dịp công chúng đang sôi nổi bàn luận về Bộ phim SỰ THẬT TRƯA 30/04/1975 của Đạo diễn Phạm Việt Tùng, Google.tienlang xin đăng lại bài báo của ông nhà báo Tây Đức từ gần nửa thế kỉ trước."
    ====
    Cái quan trọng là Viện Lịch sử QS cho đến hôm nay vẫn chưa có (hay là chưa dám) phản hồi về sách của ông Tây này.
    Vì vậy, các ông chọn giải pháp tắc tị là Im lặng?

    Vậy thì bắt buộc Ban Bí thư phải lên tiếng!
    Ủy ban Kiểm tra TW phải vào cuộc như vụ Hồ Xuân Mãn thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó chỉ là 1 cuốn sách trên thị trường thôi bạn nghĩ sao mà bảo phản hồi? Bạn biết mỗi năm bao nhiêu sách không? Ông này có gì đặc biệt không?

      Nếu có nhiều sách và tác giả cùng nói giống như ông này và đủ độ đủ tầm quan trọng nào đó thì chắc chắn họ sẽ phải tổ chức họp báo và hoặc ra thông cáo gì đó về nó. Hoặc là có vật chứng gì đó quá rõ ràng thì họ sẽ phải thay đổi sửa lại như vụ xe tăng. Còn cái này chỉ là lời kể theo trí nhớ của 1 người, và trí nhớ ông này cũng không phải là chính xác lắm đâu.

      Xóa
    2. Vụ xe tăng là khi phóng to hình ảnh của bà phóng viên Pháp thì ta có thể xác định rõ ràng xe tăng TQ húc đổ cổng dinh còn xe tăng LX thì ở phía sau, số gì đó ko nhớ.

      Còn vụ này là kí ức của 1 người, lời kể trong sách cũng khác với nhiều nhân chứng khác, nhân chứng thứ 3 nữa như ông Đỉnh.

      Cuốn sách này không phải là mới. Nếu BBT vào cuộc về sách này thì đã làm từ lâu rồi. BBT đã thẩm định bài viết trên báo QĐND rồi.

      Yếu tố mới duy nhất là bộ phim của ông Tùng, nhưng trong phim thì lại không có gì mới so với phim HTV cũ năm 2006.

      Xóa
    3. Nguyễn Đức Kiên20:14 6 tháng 5, 2021: "Đồng hồ Tây có bao giờ sai nhẩy"

      Xóa
    4. Chỉ có xem cả hai phim mới phân biệt được điểm khác biệt của 2 phim

      Xóa
  7. Càng ngày càng thấy các cụ bênh ông Thệ càng cãi cùn.
    Cuốn sách của ông Tây, chả bênh, chả chống ông Thệ hay ông Tùng. Sách đã viết từ năm 1975.
    Nay ông Tây này đã qua đời nên không ai sửa được sách cả!
    Trước đây có ông nói bản dịch của báo Tuổi trẻ không chính xác. Thì đây, bản dịch của Nhà xuất bản Thời đại, dịch giả là ông Dương Đình Bá.

    Thế thì Viện Lịch sử QS tắc tị là đúng rồi!

    Tất nhiên, vụ này bắt buộc Ban Bí thư phải lên tiếng!
    Ủy ban Kiểm tra TW phải vào cuộc như vụ Hồ Xuân Mãn thôi!

    Ta cứ bình tĩnh chờ xem!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn bị khùng hả, xài tùm lum nick viết đi viết lại giọng điệu y hệt nhau.

      Xóa
    2. Chả biết ai cùn, cứ để mọi người nhìn nhận rõ ràng.

      Xóa
  8. Tôi nghĩ nếu muốn thuyết phục thì cần những phóng sự điều tra thật sự đúng nghĩa của nó, những sản phẩm khoa học đích thực, đúng nghĩa một phóng sự điều tra, phim tài liệu cũng được hay loạt bài phóng sự báo chí cũng được, chứ không phải những tác phẩm nhằm mục đích duy nhất chứng minh ông Tùng hay ông Thệ là chủ nhân 'bản quyền' bài tuyên bố đầu hàng.

    Đấy là những rác phẩm kiểu rừng rú bộ lạc, khi mà trây trét ra thì thấy cả 2 ông đều có những phát ngôn sai sự thật nhưng trên 'phim tài liệu' 1 chiều kia thì chỉ có ông Thệ '5 lần nói dối'. Một tác phẩm bình thường đã cũ và có nhiều sai sót thì cứ bị bới lên và tung hô thành kinh Koran, chỉ có nó là khách quan, chỉ có nó là đúng. Tôi thật tình không hiểu nổi đây là làm khoa học kiểu gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy đám này nó cứ chụp cho người khác cái mũ phe ông Thệ, bênh ông Thệ. Trong khi vấn đề mấy cái cáo buộc và lý luận của nó quá tào lao. Nếu hợp lí và đủ thuyết phục thì tất nhiên mọi người sẽ theo nó đập ông Thệ ngay. Nhưng vấn đề là nó quá tào lao và coi thường nhận thức, kiến thức của người khác. Thật sự ông Thệ là người mồm mép không phải là người mà người ta nhìn vào là thích. Nhưng lí lẽ thì phải khách quan và hợp lí thuyết phục.

      Xóa
    2. Tôi thấy bạn Trường Sơn 21:08 6 tháng 5, 2021 nói có lý đó

      Xóa
  9. Một phóng sự điều tra đúng nghĩa thật sự để tìm ra sự thật gì đó, tìm ra ai là chủ nhân của gì đó thì phải có:

    - Nhân chứng: Phỏng vấn và đưa lên công khai đầy đủ tất cả các bên chứ không phải chỉ có chăm chăm vào bên thứ 3

    - Ai nói sai việc gì và nói đúng vấn đề gì, quá trình thẩm định, kết quả thẩm định đúng sai ra sao, phải đưa lên minh bạch đầy đủ, không phải là 1 người thì khuếch trương, 1 người thì ém nhẹm

    - Vật chứng: Thẩm định, thảo luận, phân tích đầy đủ, không phải là cắt hình đi để xóa bỏ ông Thệ hoặc bàn tay cầm bản thảo của ông Thệ ra khỏi hình

    - Các loại giả thuyết, các loại khả năng, độ hợp lý, lôgíc khách quan của nó, phân tích, thảo luận

    Mấu chốt của 1 phóng sự điều tra đáng tin để tìm hiểu ra 1 sự thật gì đó chưa được rõ ràng là sự đầy đủ và minh bạch. Còn không thì như luật sư tự biên tự diễn tự cãi tự xử, đạo diền tự biên tự diễn làm 'phim tài liệu' tự xem với nhau.

    Trả lờiXóa
  10. Nực cười!
    Mấy ông bênh ông Thệ lại còn dám đi dạy ông nhà báo Đức cách viết phóng sự à?
    Ông gì trên kia còn hoạnh họe lời dịch trong video clip ông nhà báo Đức trả lời truyền hình Thụy Điển rằng thì là nó nói "xe jeep Mỹ" thì lại dịch ra là "xe jeep"!
    Trời ơi, "xe jeep" với "xe jeep Mỹ" thì khác nhau cái gì nhỉ?
    Đúng là các cụ này hâm hâm, kiểu như ông Tâm thần Đông La!

    Tôi đề nghị chủ nhà xóa những ý kiến hâm hâm này đi để khỏi loãng chủ đề!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đuối lý thì xóa nhanh thôi

      Xóa
    2. nhân chứng thứ 3 mà Phạm Việt Tùng nói khách quan đây: "Tôi chạy vào Dinh vừa đúng lúc. Là một người châu Âu duy nhất, là một nhà báo duy nhất, tôi chứng kiến Ðại tướng Minh 'lớn', Tổng thống của Việt Nam cộng hòa đã bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy của Doan-Don-Son (Ðoàn Ðông Sơn-NV) của quân đội giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga. Thệ rất phấn khích la lớn: 'Ông Minh, chúng tôi muốn ông đi ngay ra đài phát thanh với chúng tôi để tránh đổ máu, để ông ra lệnh cho quân đội ông đầu hàng'."
      Và đây nguyên lời văn bản của ông Tùng: " Lúc này người chỉ huy có cấp hàm và chức vụ cao nhất của quân đội ta tại dinh độc lập là đồng chí trung tá Nguyễn Tất Tài lữ đoàn trưởng và trung tá Bùi Văn Tùng chính ủy lữ đoàn (chế độ hai thủ trưởng). Nên mọi việc tại dinh phải trật tự nhất nhất theo kỷ luật quân đội, kỷ luật chiến trường, các cấp dưới thuộc quyền và phối thuộc đều phải chấp hành theo mệnh lệnh của chúng tôi, mặt khác để quân ngụy thấy rõ kỷ luật của quân đội cách mạng. Đồng chí Phạm Duy Đô quyền đại đội trưởng đặc công theo các xe tăng dẫn đầu vào trước, thấy chúng tôi vào ra báo cáo “Chính phủ ngụy và cả Dương Văn Minh đều ở trong dinh, mời các thủ trưởng vào giải quyết. Thấy chúng tôi vào Dương Văn Minh nói ngay “chúng tôi chờ các ông vào để bàn giao”. Tôi bực mình nói ngay: “Các ông chẳng còn gì để mà giao, chỉ có một việc là đầu hàng không điều kiện”

      như vậy ông nào cướp công đây nếu chúng ta tin vào nhân chứng thứ 3

      Xóa
    3. Những ý kiến không phạm quy định của trang này thì xóa sao được

      Xóa
  11. Nguyễn thị Xuân Diệulúc 00:26 7 tháng 5, 2021

    Ông Thệ trông rất gian có vẻ xôi thịt giống ông Nguyễn Thanh Sơn. Trong phim tài liệu thấy người trong Viện LSQS có vẻ gian, kg tự tin.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông đến ông điều tra lật lại kết luận của người ta mà nói gì. Dù gian hay nói láo gì cũng được, chỉ cần chứng minh được ông Thệ nói láo cụ thể vụ viết lời đầu hàng là ok.

      Xóa
    2. Ông Thệ đúng là bộ dạng cười tươi toe toét đầu môi chót lưỡi trông như tiểu nhân đắc chí, không giống 1 người chính trực. Ông Tùng trông chính trực hơn nhưng lúc phỏng vấn thì vẫn bộc lộ toát ra cái gì đó kém tự nhiên, tự tin, nhưng không giả ảo, giả tạo như Thệ.

      Tất nhiên những cái này chỉ nói cho vui và có thể thúc đẩy hành động nào đấy thôi chứ không làm chứng được gì.

      Xóa
    3. các anh Cao Sơn, chị Xuân Diệu xét văn phong rất gian nhé, đúng là đĩ bút láo nháo quen nhé. cẩn thận cái tay đấy

      Xóa
    4. Nhìn mặt thì không thể khẳng định được, nhưng cái gì đúng thì phải đúng thôi

      Xóa
  12. Nguyễn thị Xuân Diệulúc 00:29 7 tháng 5, 2021

    Đây là phim tài liệu có tâm. Đề nghị xóa các ý kiến hùa theo ông Thệ, ông này là nịnh thần gian thần giống Hòa Thân, Nguyễn Thanh Sơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Càng bí thì càng bịt mồm bịt mõm bịt miệng, ở đây mọi người đều thấy rõ cả mà, công khai cả mà, tốt nhất nên đóng blog luôn

      Xóa
    2. nhân chứng thứ 3 mà Phạm Việt Tùng nói khách quan đây: "Tôi chạy vào Dinh vừa đúng lúc. Là một người châu Âu duy nhất, là một nhà báo duy nhất, tôi chứng kiến Ðại tướng Minh 'lớn', Tổng thống của Việt Nam cộng hòa đã bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy của Doan-Don-Son (Ðoàn Ðông Sơn-NV) của quân đội giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga. Thệ rất phấn khích la lớn: 'Ông Minh, chúng tôi muốn ông đi ngay ra đài phát thanh với chúng tôi để tránh đổ máu, để ông ra lệnh cho quân đội ông đầu hàng'."
      Và đây nguyên lời văn bản của ông Tùng: " Lúc này người chỉ huy có cấp hàm và chức vụ cao nhất của quân đội ta tại dinh độc lập là đồng chí trung tá Nguyễn Tất Tài lữ đoàn trưởng và trung tá Bùi Văn Tùng chính ủy lữ đoàn (chế độ hai thủ trưởng). Nên mọi việc tại dinh phải trật tự nhất nhất theo kỷ luật quân đội, kỷ luật chiến trường, các cấp dưới thuộc quyền và phối thuộc đều phải chấp hành theo mệnh lệnh của chúng tôi, mặt khác để quân ngụy thấy rõ kỷ luật của quân đội cách mạng. Đồng chí Phạm Duy Đô quyền đại đội trưởng đặc công theo các xe tăng dẫn đầu vào trước, thấy chúng tôi vào ra báo cáo “Chính phủ ngụy và cả Dương Văn Minh đều ở trong dinh, mời các thủ trưởng vào giải quyết. Thấy chúng tôi vào Dương Văn Minh nói ngay “chúng tôi chờ các ông vào để bàn giao”. Tôi bực mình nói ngay: “Các ông chẳng còn gì để mà giao, chỉ có một việc là đầu hàng không điều kiện”

      như vậy ông nào cướp công đây nếu chúng ta tin vào nhân chứng thứ 3

      Xóa
    3. Nếu là cảm quan thì chắc mọi người đều khẳng định ông Tùng mới là người chỉ huy và thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh

      Xóa
  13. BBT TW không rỗi hơi mà nhập cuộc vì 1 bộ phim Youtube online không kênh truyền hình chính thống nào dám chiếu.

    Đánh đồng vụ xe tăng LX, TQ với vụ ông Tùng ông Thệ cũng là sai.
    Nếu bây giờ lật ngược vấn đề lại bà phóng viên người Pháp không có ảnh chụp mà chỉ kể lại là "Tôi thấy rõ ràng xe 890 húc đổ cổng trước" thì sự việc đã khác hẳn.
    Nếu ông phóng viên người Đức này cũng có ảnh chụp như bà Pháp kia thì mới có thể nói là 2 trường hợp cùng cân lượng như nhau, cùng có sức thuyết phục như nhau. Ảnh chụp ông Tùng viết bài hoặc bản gốc chẳng hạn.

    Trả lờiXóa
  14. Ai đưa ra danh sách các chứng minh cụ thể chưa nhỉ.

    Hiện đang không có các chứng minh để phủ nhận ông Thệ viết đầu hàng, chỉ có các lý lẽ, nhưng lý lẽ không thuyết phục lắm, như họ bảo ông Minh là tổng thống (tù binh) 1 cao 1 thấp thì không thể có chuyện chép lại ông Thệ. Ông Thệ nói sai XYX thì không đáng tin và không thể tin được chuyện ông ta kể và theo đó nếu sai A thì phải sai luôn B. Ông Thệ đọc lại cho tờ báo qua phỏng vấn ĐT không giống hết với lời cụ Minh đọc vv..

    Còn chứng minh ông Tùng viết thì có ông Kỳ Nhân và ông Gallasch, nhưng là chứng yếu. Ông Kỳ Nhân trả lời phỏng vấn khi được hỏi câu đó khá đường đột thì ông ta ngớ ra 1 hồi rồi nói là "Thì là ông Tùng, chỉ có ông đó thôi chứ còn ai ở đó nữa đâu".

    Ở đó có rất nhiều người không phải chỉ có ông Tùng, như vậy ý của ông Kỳ Nhân thật ra là "Ở đó chỉ có mình ông Tùng là cao nhất thôi chứ ai khác nữa đâu mà viết 1 văn bản quan trọng cỡ đó". Có nghĩa là lại rơi vào mô típ cũ trước năm 1985 khi có bài báo trên QĐND, trước 1985 người ta cũng theo cách nghĩ này, ông Tùng là chính ủy cao nhất thì tất nhiên ông ta viết lời đầu hàng rồi chứ còn ai nữa. Ông Kỳ Nhân chỉ lặp lại cái đã bị lật lại và thay đổi vào năm 1985.

    Còn Gallasch thì có vẻ đáng tin nhưng các phần khác trong sách lại không khớp lắm nên cũng không chắc lắm. Người ta khách quan nhưng người ta có biết nhiều không có nhớ gì không hay ù ù cạc cạc, phần rời dinh Độc Lập ra Đài phát thanh là sai (vụ xe ông Tùng đi Jeep, thực tế là đi quá giang ông Đỉnh), phần nói về xe tăng đánh chiếm Dinh (mười mấy xe nói thành 30 xe). Nói theo kiểu phim lợi dụng câu view thì là ông Tây Đức "2 lần nói dối" (?).

    Họ cứ nhắm vào bên thứ ba, bên thứ ba, lặp đi lặp lại "bên thứ 3", chỉ có tin bên thứ 3 thôi. Nhưng ông Nguyễn Hữu Thái cũng là bên thứ 3 nhưng rõ ràng là không hề khách quan, ông ta giấu nhẹm đi chuyện có ông Thệ hiện diện, còn cắt đi cả ảnh ông Thệ. Và ông Hà Huy Đỉnh nguyên là nhà báo ở Sài Gòn Miền Nam trước giải phóng, thì đúng là bên thứ 3. Nhưng ông ta lại nói là ông Thệ viết lời đầu hàng trong cuộc họp Ba Mặt Một Lời ở Viện lịch sử quân sự.

    Trả lờiXóa
  15. Các Mốc Thời Gianlúc 02:51 7 tháng 5, 2021

    Thời Gian Biểu của câu chuyện tranh chấp về chuyện ai đã viết tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống ngụy, thường được người ta gọi là câu chuyện "ông Tùng, ông Thệ".

    1975 – 1985: quân sử Quân Đoàn 2 và tất cả đều nhất trí cho rằng ông Tùng là người viết tuyên bố đầu hàng.

    1985: Đại tá Đào Văn Sử sau khi nói chuyện với ông Thệ, đã viết 1 bài gửi lên báo QĐND, cho rằng ông Thệ mới là người viết chứ không phải ông Tùng, nói là để "trả lại sự thật lịch sử". Báo QĐND cho họp thẩm định vì bài viết quá nhạy cảm. Sau khi thẩm định, ông Mân, tổng biên tập báo QĐND nói với ông Sử "Mình thấy cậu viết lôgíc, nhưng nếu trên thẩm tra lại mà thấy sai thì cậu phải chịu kỷ luật". Ông Sử ok! Bài viết được đăng lên.

    Sau khi bài đăng lên, lãnh đạo Quân đoàn 2 đã đến Tòa soạn báo QĐND gặp Tổng biên tập phản đối vì bài viết trái ngược với tư liệu Quân đoàn. Báo QĐND thì một mực cho rằng mình đã điều tra cẩn thận và đây là đúng sự thật lịch sử thì phải sửa lại cho đúng. Sự việc căng thẳng, bế tắc và cả 2 phía Quân Đoàn và báo QĐND đều kiến nghị lên trên nhờ giải quyết.

    2 tháng sau đó, Ban Bí thư Trung ương đã cho điều tra về vụ việc này và sau đó đưa ra kết luận rằng bài viết trên Báo QĐND đã đúng. Chính nhờ đó, trung tá Phạm Xuân Thệ được bổ sung vào đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam dự Festival Thanh niên thế giới tại Mátxcơva 1985.

    Tuy nhiên sau đó trong suốt 20 năm, các bài báo về ngày giải phóng miền Nam đã bắt đầu có sự khác nhau rất lớn, bài nào phỏng vấn ai thì viết theo lời người đó, nếu bài báo phỏng vấn ông Tùng thì sẽ ghi là ông Tùng làm tất cả mọi việc, và pv ông Thệ thì ông Thệ làm tất cả mọi việc.

    2005: do sự mâu thuẫn kéo dài lâu đến như vậy, nên cuối năm 2005, tổ công tác của Viện Lịch sử Quân sự VN đã tập hợp được 24 bài báo/phóng sự về để nghiên cứu làm rõ.

    2006: đầu năm 2006, Viện tổ chức tọa đàm để làm rõ vấn đề, có ông Tùng, ông Thệ và đầy đủ các phía với các luồng quan điểm và các nhân chứng thứ ba.

    Kết luận của Viện: https://tienphong.vn/trung-ta-bui-tung-khong-phai-la-nguoi-bat-giu-duong-van-minh-post35516.tpo

    Cuối năm 2006, Bộ phim tư liệu “Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975” của HTV9 làm năm là bộ phim đầu tiên dựa vào cuốn sách của Gallasch để khẳng định ông Tùng viết bản tuyên bố.

    2007: tháng 6/2007, đoàn cán bộ Tổng cục chính trị đã đến làm việc với Thành ủy Tp.HCM về chủ đề này. Buổi làm việc có: Nhà sử học, PGS, Tiến sĩ Phan Xuân Biên, nhà báo Huỳnh Văn Nam, Giám đốc Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh, Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng, Đại tá Trần Ngọc Long, Tổng biên tập Tạp chí Lịch sử Quân sự và đại diện cục Chính trị Quân khu 7.

    Sau đó chúng ta không còn thấy bộ phim tài liệu này ở các kênh chính thức của HTV nữa và không bao giờ được chiếu lại nữa. Các bản lưu hành trên Youtube hiện nay là bản sao chép lại mà các thành viên tự ý đưa lên.

    Như vậy, vụ việc này đã tốn không ít thời gian của rất nhiều lãnh đạo, tổ chức, cơ quan khác nhau, với nhiều cuộc họp, làm việc. Từ thấp đến cao: Báo QĐND (1985), HTV (2006), Viện LSQSVN (do Bộ Quốc Phòng chỉ đạo 2005-2006), Tổng cục chính trị (2007), Ban Bí thư TƯ (1985).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác, vấn đề là nếu có cái mới thì cũng lật lại được chứ không phải là không nhưng chả có gì mới cả. Cuốn Giờ Khắc Số 0 của Gallasch thì cũ rích có gì mới đâu, phim HTV cũng đã xoáy vào nó 2006 rồi, 15 năm trước rồi có gì mới đâu. Phim ông Tùng thì cũng không có đưa ra được gì mới, bằng chứng mới, người chứng mới, lời chứng mới, có ai phản cung nói khác xưa hay không vv..

      Xóa
    2. Lần 1985 báo QĐND lật lại từ ông Tùng "to nhất thì phải viết chứ còn ai nữa" sang ông Thệ được là nhờ lời kể chi tiết mới và tỷ mỉ của ông Thệ và có độ thống nhất cao với các nhân chứng khác trong cuộc. Sau đó Ban Bí thư điều tra và ok.

      Lần 1995 vụ 2 chiếc xe tăng là nhờ vật chứng mới, hình ảnh mới, ảnh chụp đó không thể chối cãi.

      Phải có gì đó mới, yếu tố mới, con người mới, bằng chứng mới.

      Xóa
    3. Chắc chắn chân lý vẫn thuộc về sự thật

      Xóa
  16. Sách xuất bản ngay từ tháng 9/1975, tái bản nhiều lần, cả thế giới đều biết. Nhưng ở Việt Nam, mãi năm 2007, công chúng mới biết qua lời dịch các trích đoạn của báo chí.
    Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 35 năm Sài Gòn giải phóng, vợ ông nhà báo Borries Gallasch là bà Alice Gallasch Kelley (cũng là một nhà báo quốc tịch Mỹ) mang cuốn sách này sang Việt Nam và cùng năm 2010, sách được xuất bản bằng tiếng Việt Nam.

    Như ta đã biết, 30 năm sau ngày Giải phóng, ngày 19.10.2005, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm khoa học trao đổi thông tin một số vấn đề xung quanh sự kiện đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975 tại TPHCM, đưa ra kết luận một số chi tiết khác với những điều suốt 30 năm không ai thắc mắc gì.

    Tôi đồng ý với nhận xét trong Lời dẫn của chủ nhà:
    "Nếu cuốn sách của nhà báo Tây Đức đến Việt Nam sớm hơn, chắc đã không có cuộc hội thảo tháng 10.2005 tại TPHCM. Còn bây giờ, cuốn sách đến “chậm” nên Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đánh bài “Im lặng đáng sợ”…"

    Thực sự thì cho đến bây giờ (tháng 5/2021) Viện Lịch sử quân sự chưa có phản hồi gì về cuốn sách này.
    Tất cả những ý kiến nhận xét, đánh giá, chê bai cuốn sách đều là những ý kiến tào lao, trẻ trâu trên mạng của nhóm những người bạn bè của ông Phạm Xuân Thệ.

    Vậy nên, người nghiêm túc thì rất chờ đợi sự lên tiếng chính thức của Viện Lịch sử quân sự. Không thể "Im lặng đáng sợ" mãi được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. viết về chiến tranh có bao nhiêu cuốn sách, khen có, chê có, ko lẽ sách của tây lông chê Việt Nam thì ta cứ phải phản hồi à. viết sách là nghề của họ, họ kiếm tiền là việc của họ, tư cách gì mà họ đòi hỏi làm người phán xử cho chúng ta nhỉ, lạ đời mấy cái lý lẽ bám vào cuốn sách của ông tây lông tây đức này!!!

      Xóa
    2. Chiến công thì ai cũng muốn nhận, nhưng phải tôn trọng sự thật

      Xóa
  17. Đến tối ngày 6/5, Bộ Y tế cho biết Việt Nam vừa ghi nhận thêm 60 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 56 ca là trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, 4 ca là người bệnh nhập cảnh được cách ly ngay.

    Việt Nam phát hiện thêm 60 ca Covid-19, trong đó có 56 người lây nhiễm cộng đồng
    60 ca bệnh mới được đánh số từ 3031 đến 3090. Trong đó, 4 ca nhập cảnh gồm một người ở Thái Nguyên và một người ở Hà Tĩnh, 2 người còn lại ở Khánh Hòa.

    Riêng 56 ca bệnh cộng đồng, có 11 ca ở Vĩnh Phúc, 5 ca ở Thái Bình, 12 ca ở Bắc Ninh, 4 ca ở Hà Nội, 1 ca ở các tỉnh Hải Dương, Lạng Sơn và Quảng Ngãi; 2 ca ở Hưng Yên, 16 ca ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, và 3 ca ở Đà Nẵng. Vậy là, tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay được ghi nhận là 120 ca.

    Trả lờiXóa
  18. Ước gì được xem những phỏng vấn con cháu ông Thệ để xem họ được dạy như nào trong nhà, có nhất thống nhất quán với những gì ông nói ở ngoài hay không. Các chiến sỹ tăng 290 dẩu không chấp báo chí viết bậy, sẵn sẵn nhường ngôi vị "húc trước" cho tăng 283 nhưng họ đều tự hào dạy con cháu là họ mới là lực lượng lái xe tăng húc đổ trước.

    Ước gì được xem phỏng vấn ông Tùng trả lời câu: Trong bức ảnh ông Dương văn Minh chuẩn bị đọc tuyên bố đầu hàng thì lúc ấy ông đang ở đâu? Đây là câu hỏi đáng lẽ phải thấy ở tất cả mọi nơi ở ngay trên đầu phim, đầu sách, nhưng kỳ lạ thay không thấy đâu cả. Có lẽ các phim tài liệu và bài báo cũng đã cắt đi vì không hợp gu, hợp với ý định của họ.

    Ước gì thế giới này thật sự khách quan muốn tìm hiểu ra 1 vấn đề mà không phải cứ " Bênh và Chống " và theo về 1 phía và hầu như luôn phải xuất phát từ 1 động cơ chính trị nào đó.

    Trả lờiXóa
  19. nhân chứng thứ 3 mà Phạm Việt Tùng nói khách quan đây: "Tôi chạy vào Dinh vừa đúng lúc. Là một người châu Âu duy nhất, là một nhà báo duy nhất, tôi chứng kiến Ðại tướng Minh 'lớn', Tổng thống của Việt Nam cộng hòa đã bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy của Doan-Don-Son (Ðoàn Ðông Sơn-NV) của quân đội giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga. Thệ rất phấn khích la lớn: 'Ông Minh, chúng tôi muốn ông đi ngay ra đài phát thanh với chúng tôi để tránh đổ máu, để ông ra lệnh cho quân đội ông đầu hàng'."
    Và đây nguyên lời văn bản của ông Tùng: " Lúc này người chỉ huy có cấp hàm và chức vụ cao nhất của quân đội ta tại dinh độc lập là đồng chí trung tá Nguyễn Tất Tài lữ đoàn trưởng và trung tá Bùi Văn Tùng chính ủy lữ đoàn (chế độ hai thủ trưởng). Nên mọi việc tại dinh phải trật tự nhất nhất theo kỷ luật quân đội, kỷ luật chiến trường, các cấp dưới thuộc quyền và phối thuộc đều phải chấp hành theo mệnh lệnh của chúng tôi, mặt khác để quân ngụy thấy rõ kỷ luật của quân đội cách mạng. Đồng chí Phạm Duy Đô quyền đại đội trưởng đặc công theo các xe tăng dẫn đầu vào trước, thấy chúng tôi vào ra báo cáo “Chính phủ ngụy và cả Dương Văn Minh đều ở trong dinh, mời các thủ trưởng vào giải quyết. Thấy chúng tôi vào Dương Văn Minh nói ngay “chúng tôi chờ các ông vào để bàn giao”. Tôi bực mình nói ngay: “Các ông chẳng còn gì để mà giao, chỉ có một việc là đầu hàng không điều kiện”

    như vậy ông nào cướp công đây nếu chúng ta tin vào nhân chứng thứ 3

    Trả lờiXóa
  20. Ông Nặc danh07:42 7 tháng 5, 2021 ơi, hai đoạn mà ông trích trên kia chả có gì mâu thuẫn với nhau cả.
    Đúng là có ông Thệ đến trước ông Tùng.

    Tôi thấy ý kiến ông Lê Nguyễn Linh đã sắp đặt thứ tự mọi chuyện ở Dinh hôm đó như thế này là rõ ràng, chính xác
    ====
    Lê Nguyễn Linh16:03 5 tháng 5, 2021
    Tôi nhất trí với nhận xét của ông Nguyễn Đức Kiên12:38 5 tháng 5, 2021.

    - Ông Phạm Xuân Thệ nói láo rằng:
    - Không có mặt ông Bùi Tùng ở Dinh Độc Lập, chỉ có ông ta(Thệ) là người có quân hàm cao nhất ở đó và chỉ có ông ta cùng nhóm lính bộ binh TĐ 66 "BẮT" Đương Văn Minh.
    - Chỉ có ông ta (Thệ) cùng nhóm lính bộ binh TĐ 66 DẪN GIẢI Dương Văn Minh sang Đài Phát thanh.
    - Chỉ có ông ta (Thệ) cùng nhóm lính bộ binh TĐ 66 soạn thảo lời đầu hàng cho Dương Văn Minh. Thẻo được 30 phút thì ông Tùng mới xuất hiện và ông Thệ cho phép ông Tùng cùng góp ý hoàn thiện bản thảo Lời đầu hàng cho DVM.
    - Ông Thệ cùng anh em nhất trí "phân công" ông Tùng soạn và đọc chấp nhận đầu hàng.

    Viện Lịch sử QS cũng đã kết luận như lời nói láo của ô Phạm Xuân Thệ.

    Phim của ông Phạm Việt Tùng đã đưa ra những bằng chứng bác bỏ tất cả lời nói láo kia của ông Thệ.

    Với những bằng chứng không thể phản bác, ông Phạm Việt Tùng đã cho thấy SỰ THẬT ở Dinh ĐL diễn ra lớp lang như sau:
    ===
    1. Có 2 ông sỹ quan giải phóng đầu tiên có mặt ở Dinh ĐL là trung úy Bùi Quang Thận và trung úy Vũ Đăng Toàn. Ông Thận lên cắm cờ, còn ông Toàn thì cầm AK gom nội các Sài Gòn vào ngồi yên chờ cấp cao Giải phóng đến làm việc.

    2- Sau đó xuất hiện ông Phạm Xuân Thệ với khẩu K54 lăm lăm, phấn khích, quát tháo, đòi xích tay xích chân Nội các DVM. Trong phòng Khánh tiết nhốn nháo, căng thẳng.

    3- Đúng lúc đó xuất hiện ông sỹ quan cao lớn (Bùi Tùng)- như nhà báo Tây Đức đã viết: "Sự hoang mang chấm dứt khi người chỉ huy của Quân Giải phóng được giao nhiệm vụ của việc bàn giao chính quyền, Chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện. Sau một vài phút, Minh, Mẫu và Tùng rời khỏi phòng, theo sau là những người đã có mặt tại đây. Chúng tôi bước xuống cầu thang ra bãi cỏ, đến ngang chỗ vòi phun nước. Minh và Mẫu leo lên chiếc xe Jeep được bảo vệ bởi hai chiến sĩ giải phóng. Chính ủy Tùng và một người lính khác lên chiếc xe thứ hai..."

    4- Câu chuyện ông Thệ phấn khích còn được xác nhận của những sỹ quan Tình báo của ta- những người cũng có mặt tại Dinh lúc đó là hai Đại tá tình báo Tô Văn Cang, Đại tá tình báo Sáu Trí. Ông Tô Văn Cang còn tranh cãi với ông Thệ, rằng các đồng chí phải đối xử với ông DVN như Hàng binh chứ không phải Tù binh, ông DVM đã phát đi lời đầu hàng sáng nay rồi...
    Ông Tô Văn Cang còn đề nghị ông Bùi Tùng chỉ đạo ông Thệ bớt hung hăng...
    ===
    Như vậy, SỰ THẬT THÌ:
    1. VIỆC BẮT DƯƠNG VĂN MINH VÀ NỘI CÁC CỦA ÔNG MINH LÀ VŨ ĐĂNG TOÀN CHỨ KHÔNG PHẢI PHẠM XUÂN THỆ
    Sự có mặt của ông Phạm Xuân Thệ chả có giá trị gì mà lại còn gây rối, làm không khí căng thẳng.

    2. Việc dẫn giải sang Đài PT ông Thệ có tham gia nhưng vẫn là ông Tùng chỉ huy.

    3. Việc Soạn thảo Lời đầu hàng cho DVM chỉ có ông Tùng thực hiện.

    Từ đó suy ra, ông Phạm Xuân Thệ chả có vai trò gì đáng kể.
    Tất cả lời kể của ông chỉ là nói láo!
    Khai man, Lý Thông cướp công Thạch Sanh!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/mot-tai-lieu-toan-canh-lan-au-tien-cong.html?showComment=1620205425160#c8386789493630426179

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. viết về chiến tranh có bao nhiêu cuốn sách, khen có, chê có, ko lẽ sách của tây lông chê Việt Nam thì ta cứ phải phản hồi à. viết sách là nghề của họ, họ kiếm tiền là việc của họ, tư cách gì mà họ đòi hỏi làm người phán xử cho chúng ta nhỉ, lạ đời mấy cái lý lẽ bám vào cuốn sách của ông tây lông tây đức này!!!

      Xóa
    2. Lê Đức08:02 7 tháng 5, 2021:
      "Câu chuyện ông Thệ phấn khích còn được xác nhận của những sỹ quan Tình báo của ta- những người cũng có mặt tại Dinh lúc đó là hai Đại tá tình báo Tô Văn Cang, Đại tá tình báo Sáu Trí. Ông Tô Văn Cang còn tranh cãi với ông Thệ, rằng các đồng chí phải đối xử với ông DVN như Hàng binh chứ không phải Tù binh, ông DVM đã phát đi lời đầu hàng sáng nay rồi...
      Ông Tô Văn Cang còn đề nghị ông Bùi Tùng chỉ đạo ông Thệ bớt hung hăng...".
      * Lê Đức ông có đi học không "hung hăng, phấn khích" là sao. ông Thệ là người lính đang chiến đấu không phải nhà từ thiện, lớn tiếng quát quân địch thì có vấn đề gì.
      * nội các Dương văn Minh bị bắt thì là tù binh chứ hàng binh cái gì ông ta có ra hàng không.
      * 2 ông Sáu Trí, Tô Văn Cang là người của cách mạng nhưng họ hoạt động bí mật nhưng trong chiến trận ai biết họ là ai, họ dám to còi sao nói phét thì cũng phải có căn chớ
      ===

      Xóa
  21. Nhắc nhở bạn Nặc danh08:14 7 tháng 5, 2021!
    Những ý kiến trao đổi thiếu suy nghĩ trên của bạn không hề có tác dụng làm rõ vấn đề đang thảo luận mà chỉ gây rối.
    Để khỏi biến Google.tienlang thành "chiến trường cãi lộn của trẻ trâu", tôi yêu cầu các quản trị viên trong ca trực của mình hãy xóa ngay những ý kiến tương tự như của Nặc danh08:14 7 tháng 5, 2021.

    Trả lờiXóa
  22. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  23. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  24. BẺ CONG LỊCH SỬ Ở TRANG CHÓI LỌI NHẤT CỦA DÂN TỘC- TỘI ÁC KHÔNG THỂ THA
    Hãy xem trong thực tiễn cũng có những việc động trời, điều tra đi điều tra lại mới đi đến kết luận cuối cùng lạ vụ ông Hồ Xuân Mãn- Bí thư Thừa Thiên Huế đã khai man, giả mạo hồ sơ để được phong Anh hùng.
    Tại phiên họp ngày 17-12-2013, sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban Kiểm tra trung ương về kết quả giải quyết tố cáo ông Hồ Xuân Mãn, Ban Bí thư quyết định những vấn đề như sau: “Đồng ý với đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương, đề nghị các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với đồng chí Hồ Xuân Mãn theo đúng quy định của Luật thi đua - khen thưởng."
    Và rồi Ngày 22/10/2014, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Tờ trình của Chính phủ gửi Chủ tịch nước về việc hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân với ông Hồ Xuân Mãn.
    Ngày 24/10/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký quyết định hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng đối với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

    Trả lờiXóa
  25. Nhờ Google.tienlang tổng hợp thông tin, ta mới biết Lịch sử tại trang chói lọi nhất của dân tộc đã bị một nhóm người bẻ cong suốt gần nửa thế kỷ qua:
    Có hai vấn đề tại đây:
    1- Thứ nhất: Chiếc xe tăng nào xô đổ cổng Dinh Độc Lập và ai là người tiến vào Dinh sớm nhất?
    a/ Chiếc xe 843 do Đại đội trưởng Đại đội 4 Bùi Quang Thận chỉ huy và anh là người vào Dinh sớm nhất;
    b/ Chiếc xe 390 d Chính trị viên Đại đội 4 Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã xô đổ cổng Dinh Độc lập và các anh là người vào Dinh sớm nhất?

    2- Thứ hai, Ai là người thảo văn kiện đầu hàng vô điều kiện cho TT VNCH đọc trên sóng phát thanh đài Sài Gòn?
    a/ Trung tá, Chính uỷ Lữ đoàn Tăng 203 Bùi Tùng;
    b/ Đại uý, Trung đoàn phó bộ binh 66 Phạm Xuân Thệ?
    ====

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VỀ CHI TIẾT THỨ NHẤT, có 2 giai đoạn:
      Giai đoạn 1: Từ 30/4/1975 đến năm 1995. Giai đoạn này tất cả các cơ quan báo chí, tài liệu lịch sử, sách học phổ thông… đều ghi: Đó là xe tăng 843 và Bùi Quang Thận. Sau ngày 30/4/1975, ông Thận được đi học sĩ quan tại Liên Xô, sau về đơn vị cũ, lên tới chức Lữ trưởng Lữ 203, sau sang làm Chủ nhiệm Tăng thiết giáp Quân đoàn 2. Năm 2000, với quân hàm Đại tá, ông Thận được nghỉ hưu tại quê là xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, Thái Bình.
      Giai đoạn 2: Từ 1995 đến nay. Xuất phát từ sự tình cờ, 1 nhân viên ngoại giao VN tại Pari đến chơi nhà riêng của 1 nữ nhà báo Pháp là Francoise de Mulder- người đã nhiều năm hoạt động ở miền Nam. Tại đây, vị nhân viên này nhìn thấy 1 tấm ảnh phóng to treo trên tường là 1 chiếc xe tăng với số hiệu ghi rất rõ trên tháp pháo là 390 đang xô đổ cổng Dinh và hùng dũng lao vào sân Dinh. Cũng trong tấm ảnh này có thể nhìn thấy chiếc xe 843 còn ở phía ngoài cổng Dinh. Bà nhà báo người Pháp cho biết, bà là người chụp tấm ảnh này và chiếc xe 390 cùng với kíp chiến sĩ 4 người trong chiếc xe đó mới là những người đầu tiên tiến vào Dinh.
      Cũng trong năm 1995, bà nhà báo người Pháp sang Việt Nam. Với sự hỗ trợ của các phóng viên Đài PTTH Hà Nội, bà nhà báo Pháp đã tìm được 3 trong 4 chiến sĩ xe tăng 390 năm xưa, đầu tiên là ông Vũ Đăng Toàn- người chỉ huy xe 390, đã được phục viên với quân hàm Đại uý, lúc đó đang trông coi thuê tại 1 đầm cá ở quê là huyện Gia Lộc, Hải Dương. Đài PTTH Hà Nội đã làm 1 phim phóng sự rất cảm động về cuộc tìm lại các chiến sĩ xe tăng 390. Sau khi phim này được phát sóng, lịch sử đã được viết lại, sách giáo khoa phổ thông cũng được viết lại. Từ đó tới nay, chiếc xe 390 và kíp xe tăng do ông Toàn chỉ huy hầu như được mọi người công nhận là những người đầu tiên vào Dinh.

      Xóa
    2. Thế nhưng, ông Bùi Quang Thận cùng kíp chiến sỹ xe tăng 843 không công nhận sự kiện trên!
      Theo ông Thận kể trong bài 30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT "ÂM MƯU" BẤT THÀNH thì "người cầm lá cờ chạy theo xe 390 không phải là ông Thận và khi bà Francoise de Mulder chụp tấm hình này thì ông Thận đã cắm cờ trên nóc Dinh rồi; khi ông Thận đến Dinh, vào Dinh, cắm cờ thì ông không thấy bất cứ chiếc xe tăng nào khác của đồng đội."

      Thế nhưng, ông Vũ Đăng Toàn kể với chủ blog này điều ngược lại: Xe tăng 390 cũng bị lạc đồng đội nên họ cũng phải mày mò tìm đến Dinh bằng 1 hướng đi khác. Khi gần đến cổng Dinh, ông thấy chiếc xe 843 không hiểu sao đang đi bỗng dừng lại trước cổng phụ Dinh Độc Lập. Khi xe 390 đến cổng chính, ông Toàn lệnh cho lái xe Tập rú ga, tông đổ cổng Dinh và dừng lại trong sân Dinh. Ông Toàn lệnh cho anh em ở lại trong xe cảnh giới rồi rút cờ trên tháp pháo định nhảy xuống chạy vào cắm cờ thì Thiếu uý- Đại đội phó- pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng giật giật tay áo ông Toàn rồi chỉ tay lại phía sau. Ông Toàn ngoảnh lại thấy ông Thận rời xe 843 chạy vào theo lối cổng chính đã sập cánh, tay ông Thận cầm lá cờ. Ngay lập tức, ông Toàn bỏ lại lá cờ rồi xách khẩu AK nhảy xuống, cùng ông Thận tiến vào Dinh. Tại phòng khánh tiết, ông Toàn cầm súng khống chế toàn bộ nội các Dương Văn Minh để ông Thận lên cắm cờ.

      Ý kiến của ông Bùi Quang Thận và ý kiến ông Vũ Đăng Toàn như trên đã được ghi nhận vào năm 2011, năm sau (2012) ông Thận mất. Vì vậy có thể nói đó là phát biểu cuối cùng, cuối đời của ông Thận.

      Cũng thời điểm 2011, Bà vợ ông Toàn kể: "Nhân ngày 30/4, nhiều lần lữ đoàn tăng 203 hoặc Ban Quản lý khu Di tích Dinh Độc Lập có mời vợ chồng ông cùng vợ chồng các chiến sỹ xe 390 đến giao lưu ở Dinh. Tại đây, ông Toàn có gặp ông Thận. Hai ông có chào nhau, bắt tay nhau nhưng chưa bao giờ hai ông thực sự vui vẻ hàn huyên, bù khú như 2 người lính từng vào sinh ra tử với nhau!"
      Xem bài:
      1. Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015
      30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT "ÂM MƯU" BẤT THÀNH

      https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/3041975-ieu-chua-sang-to-va-mot-am-muu.html

      Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015
      Kết: XE TĂNG 390 LÀ XE VÀO DINH ĐỘC LẬP TRƯA 30.4.1975 SỚM NHẤT

      https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/ket-xe-tang-390-la-xe-vao-dinh-oc-lap.html

      Xóa
    3. Đáng trách là sau khi có bức ảnh của bà nhà báo Pháp và Phim tài liệu của Đài PTTH Hà Nội+ Hải Dương+ Hưng Yên (Đạo diễn Phạm Việt Tùng), sách giáo khoa đã âm thầm viết lại chứ Viện Lịch sử quân sự cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác không đưa ra kết luận gì. Chẳng ai bị kỷ luật, dù là mức nhẹ nhất. Không có cơ quan nào điều tra, kết luận xem: Tại sao xe 843 dừng lại ở cổng phụ? Có đúng là chết máy?
      Tại sao lại có phim dàn dựng lại như bộ phim của HTV đã chỉ ra ở đầu phim (cảnh có người mặc áo trắng xi nhan, rồi hình ông Thận cầm cờ chạy lên? Và vì ai nên suốt 20 năm trang sử này bị bẻ cong?

      Từ năm 1995 đến khi mất (năm 2012), ông Bùi Quang Thận vẫn trả lời báo chí, truyền hình rằng chính ông ta cùng chiếc xe 843 mới là chiếc xe xô đổ cổng dinh và vào dinh sớm nhất.

      Báo chí thì vẫn còn những tờ báo viết như lời ông Thận.

      Xóa
    4. Lê Trọng bạn hồi nhỏ nghịch dao nên đổ máu hơn nhiều nhưng đó là nghịch dại còn họ những người lính vào sinh ra tử, họ đổ máu vì tổ quốc của mình,họ chỉ mong hòa bình còn sống để trở về, họ lúc đó chả suy nghĩ gì đâu ai cũng được, không như số đông tồi bại hiện nay đang gầm gừ gào thét "Thạch Sanh, Lý Thông" bênh người này đạp người khác đâu. ông Tùng, ông Thệ, ông Thận hay bất kỳ người lính cụ Hồ nào nhận được công lao cũng tốt, bởi họ đều phải đổ cả xương máu của cả tuổi thanh xuân bỏ lại sau lưng cha mẹ, anh em, vợ chồng để xông vào mưa bom bão đạn, bởi chiến thắng là của chung dân tộc không phải riêng ai cả, họ ra chiến trường là chiến đấu vì Tổ Quốc, vì sự tồn vong của dân tộc, họ biết rằng có thể họ sẽ không bao giờ trở về nữa, hôm nay trên mạng chúng ta chém gió chửi bới họ nhưng đặt chúng ta ở vị trí họ chúng ta sẽ suy nghĩ ứng xử ra sao hay chửi lại:" một đám mất dạy vô ơn" nhân vô thập toàn dù không phải ai cũng đúng cả đâu hoặc sai hết cả đâu.

      Xóa
    5. Cựu Chiến binhlúc 21:32 7 tháng 5, 2021

      Trên đây chỉ là suy nghĩ cá nhân của bác lạc hồng20:09 7 tháng 5, 2021 thôi, bác ạ.
      SỰ THẬT CHỈ CÓ MỘT MÀ THÔI.
      Nếu 2 người đều nói việc đó là tôi làm thì chắc chắn sẽ có một người nói láo.
      Vậy ai là người nói láo?
      Nói láo để nhận vơ công lao cho mình, tranh công người khác thì có xứng là anh BỘ ĐỘI CỤ HỒ KHÔNG? Và người đó có phải là Thạch Sanh không?

      Mọi người mấy hôm nay cũng như ông Đạo diễn Phạm Việt Tùng đang đưa ra bằng chứng để tìm ra người nói láo chứ đâu phải là "chém gió chửi bới" ai như bác nghĩ đâu?

      Xóa
    6. Bạn Lê Trọng 11:33 7 tháng 5, 2021 nói có lý đó

      Xóa
  26. Bộ phim tài liệu năm 2006 nó dịch bậy từ xe Jeep Mỹ (US Jeep) sang xe Jeep là dịch không chính xác, tuy nhiên đáng nói là nó bỏ đi chữ Mỹ đơn giản là vì nó úy kỵ, kiêng kỵ sợ phạm húy thế thôi. Chứng tỏ những người làm bộ phim đó là dân phò Mỹ, mà phò Mỹ thì luôn đi liền với ngụy sử, xuyên tạc lịch sử, không đáng tin.

    Khúc dịch đó phim PVT cũng lấy lại từ phim 2006 đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khổ lắm, ý kiến trẻ trâu!
      "xe Jeep Mỹ (US Jeep)" với "xe Jeep" thì có ảnh hưởng gì đến nội dung phim?
      Ai chả bết "xe Jeep" là xe của Mỹ rồi?

      Xóa
  27. ngày đấy hừng hực khí thế tiến về giải phóng sài gòn, ông Thệ, ông Tùng cũng như bao chiến sĩ khác xương máu còn ko tiếc thì nghĩ gì tham cái quyền lợi tranh công đổ lỗi mà các thế lực thù địch bây giờ bịa chuyện để gán ghép, hòng làm giảm uy tín của người chiến sĩ cách mạng, gây chia rẽ, phá rối trật tự an ninh. có thể đâu đó có ý kiến này kia, thậm chí của người trong cuộc, nhưng thời gian mà, mấy ai chắc gì đã nhớ rõ chuyện cách đây khá lâu rồi. và chiến công, là chiến công chung, chiến thắng của toàn dân tộc. tính toán gì ở đây. có tính toán, khơi chuyện, chỉ là âm mưu xấu xa, thủ đoạn đê hèn được phủ bằng những trang web tỏ vẻ công minh, chính trực, bởi những kẻ phản động, thù địch. vì cái xấu, chúng có thể chửi bới tiền nhân, moi móc...hòng định hướng dư luận, xã hội theo ý của chúng. cần cảnh giác và đấu tranh để đập tan những âm mưu, thủ đoạn ngông cuồng của chúng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng ta nói lại chuyện này để tìm ra sự thật chứ không hề có ý gì khác đâu bạn

      Xóa
  28. Có anh chị nào biết cuốn sách Thành phố Hồ Chí Minh - Thời khắc số 0 bán ở đâu không. E lùng sục khắp nơi mà không có

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIỜ KHẮC SỐ 0 - Những Phóng Sự Về Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm (TB)
      Responsive image
      Khi chúng tôi vừa nhìn thấy chiếc xe tăng đầu tiên của Mặt trận Giải phóng chạy trên đường phố Sài Gòn, chúng tôi không thể tin vào mắt mình. Tại một đại lộ phía sau tòa đại sứ Mỹ, cách chúng tôi 150m, nó chạy qua trên con đường vắng tanh người. Một lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng khổng lồ phấp phới bay trên cột ăng-ten điện dài. Chúng tôi dừng chiếc xe jeep, lùi lại. Chiếc xe tăng lại biến mất trong tầm nhìn của chúng tôi, lặng lẽ như khi nó xuất hiện lúc nãy. Bạn đồng nghiệp của tôi cho rằng, đó có thể là chiếc xe của quân đội Sài Gòn mà treo lá cờ MTDTGP trên cần ăng-ten để đánh lạc hướng địch. Lời giải thích nghe phi lý. Và khi chiếc xe tăng MTDTGP kế tiếp xuất hiện trên đường phố thì mọi nghi ngờ đã tan biến. Đó là giờ khắc số 0." - Jens Nauntofte
      Mục lục
      - Lời giới thiệu
      - Lời đầu sách
      - Tháng 5 năm 1954 - Những giờ phút cuối cùng của thành lũy rừng sâu. Sự kết thúc trận Điện Biên Phủ - Con đường tù binh (Báo Frankfurter Zeitung, ngày 10/5/1954)
      - Việt Nam - một cuộc chiến tranh giành cho các nhà báo? (Lời tựa của Borries Gallasch)
      - Tháng 7/1954 Đông Dương - Kết thúc của một thời kỳ (Báo Der Spiegel ngày 28/7/1954)
      - Bắt đầu lại từ đầu (Jens Nauntofte) ..........

      Nơi bán: SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
      Office:Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội
      Thời gian liên hệ: Thứ Hai - thứ Sáu, 8:00 - 18:00 và thứ Bảy, 8:00 - 12:00 (trừ các ngày nghỉ và ngày lễ).

      © 2007-2012, XBOOK.COM.VN, Inc
      © Gmail: info@xbook.com.vn© Hỗ trợ khách hàng: Hotline:0904 845 066 (7h-22h, cả T7, CN) ✅

      Xóa
    2. E gọi theo số hotline mà không được. E ở Bình Dương muốn mua sách này mà chịu luôn á.

      Xóa