Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

CHỐNG THAM NHŨNG LÀ NHIỆM VỤ CẤP THIẾT- NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG KHÔNG NÉ TRÁNH

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với nhân dân xã nông thôn mới Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết (Bình Thuận), tháng 3-2015. Ảnh: NGUYỄN KHANG (TTXVN)
Lời dẫn: Bài viết dưới đây của bác Trương Tấn Sang gửi đăng tại nhiều cơ quan báo chí từ ngày 01/9 với tit nguyên gốc là "Gánh nặng trách nhiệm trước lịch sử và tương lai". Về đến anh báo Tuổi trẻ, anh này tự ý sửa tít thành  "Trước tương lai, sao thểyên lòng?" làm nao núng giới trẻ. Nội dung bài viết của bác Trương Tấn Sang dưới đây, theo chúng tôi là rất chân thành, rất hay và rất đúng. Cuộc chiến Chống tham nhũng là vấn đề cực kỳ cấp thiết vì sự tồn vong của Đảng cũng như của chế độ ta. Bác Nguyễn Phú Trọng đã gióng trống trận. Cuộc chiến đã thực sự bắt đầu!
********************************
 Gánh nặng trách nhiệm trước lịch sử và tương lai
TRƯƠNG TẤN SANG
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước
Đã từ lâu, với thế hệ chúng ta, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh thiêng liêng của đất nước. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Tổ quốc thiêng liêng được vun đắp bởi xương máu và mồ hôi nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc thế kỷ vừa qua thôi, máu của hàng triệu người ngã xuống vẫn còn ấm nóng trên lá quốc kỳ. Biết ơn các bậc tiền nhân, biết ơn đồng chí, đồng bào, thì ngày hôm nay đối với những người chèo lái con thuyền Tổ quốc, không có cách nào khác là phải nhận lấy gánh nặng trách nhiệm trên đôi vai của mình.
Ngô Quyền, với chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng đã chấm dứt giai đoạn 1.000 năm Bắc thuộc và mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Theo đánh giá của sử gia Ngô Thì Sỹ (1726-1780) thì: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lững ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" (Việt Sử Tiêu Án).
Từ Ngô Quyền cho đến giai đoạn sau này, các vương triều đều xây dựng được những đỉnh cao rực rỡ về mọi lĩnh vực, nhưng rồi lại đi đến diệt vong do tranh quyền, đoạt lợi trong nội bộ, do nạn bè phái, vơ vét của cải, ức hiếp dân lành và có những kẻ làm “tay sai” cho ngoại bang.

“Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo” (Lê Thánh Tông 1442-1497). Tư tưởng pháp trị của Bộ luật Hồng Đức manh nha từ hơn 500 năm trước, tiếc thay, đã sớm bị chìm khuất trong bóng tối nặng nề của chế độ phong kiến tập quyền, của một quốc gia bị xâm lược... Dâu bể đa đoan, một cá nhân, dẫu có là một vị “vua tốt”, có khi cũng chỉ biên soạn được những bản anh hùng ca dang dở.
Không ai thay đổi được lịch sử, hậu thế chỉ có thể nhìn vào tấm gương lịch sử để nhận thức lại chính mình.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, buổi bình minh của kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chỉ trong 15 năm, một chính Đảng với khoảng 5.000 đảng viên đã giành lấy chính quyền từ tay ngoại xâm, đòi lại danh dự và phẩm giá dân tộc. Thành công đó là gì, nếu không phải là đường lối đúng đắn và sự ủng hộ của nhân dân... Cũng chính sức mạnh đó đã tiếp tục giúp dân tộc Việt Nam vượt qua 30 năm trời đằng đẵng hy sinh, kháng chiến gian khổ, thu được giang sơn về một mối. Lòng dân bền chặt, phơi phới hướng về một tương lai tươi sáng...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của chúng ta đã rất sâu sắc cảnh tỉnh: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".*

Ngày hôm nay, từ góc nhìn mạnh, yếu, suy vong của các triều đại trong lịch sử thì những hiểm họa, những tiêu cực đang phát sinh trong nội tại đất nước khiến cho những đảng viên cộng sản trung kiên, các bà mẹ đã cống hiến những người con cho Tổ quốc, những gia đình đã chịu nhiều hy sinh mất mát, không thể yên lòng.
Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng đã chỉ ra bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và sự nghiệp Cách mạng nước ta. Trong đó, chệch hướng và tham nhũng là hai nguy cơ cực kỳ nguy hiểm và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Đến Đại hội IX thì những nguy cơ đó đã thành sự thật, thậm chí hiển hiện: “tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng". Qua các kỳ Đại hội tiếp theo, tình trạng này không những không suy giảm, chẳng những ít tìm ra được ai trong “bộ phận không nhỏ”, mà tham nhũng, suy thoái còn diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi hơn, trắng trợn hơn.
Đảng Cộng sản có quyền tự tin và tự hào khi được nhân dân tin tưởng trao cho mình quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng cũng vì lẽ đó chúng ta càng cần phải luôn nghiêm khắc với mình. Năm 2015, Việt Nam đứng ở vị trí 112 trong số 168 quốc gia về chỉ số cảm nhận mức độ tham nhũng theo khảo sát của tổ chức Minh bạch Quốc tế; còn người dân thì có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực, theo Báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội năm 2012. Trong khi đó nợ công đang ở mức trên 58% GDP (số liệu Kiểm toán Nhà nước công bố tháng 8-2016), tức là mỗi người dân đang phải chịu khoản nợ 1.000 USD. Năng suất lao động thấp, làm không đủ để trả nợ, đất nước đang phải đi vay nợ để trả nợ. Chưa bao giờ trong lịch sử hơn 70 năm Nhà nước ta, Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” lại xuất hiện những biểu hiện tiêu cực như hiện nay: “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau của gia đình”; xuất hiện sự cấu kết quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách, dàn dựng để tạo ra các cú “áp-phe” lớn mang lại lợi ích “khủng” cho một số cá nhân và phe nhóm..., gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách Nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế.
Các vụ án tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng được đem ra xét xử hay chưa xét xử, thấy thấp thoáng "bóng dáng" của những cán bộ nắm giữ vị trí quản lý, thậm chí cả cán bộ quản lý ở cấp cao.
Với đội ngũ hùng hậu hơn 4,5 triệu đảng viên hiện nay, đặc biệt là trong Ban lãnh đạo, ai là những người đủ dũng cảm để gột sạch những vết nhem nhuốc làm vấy bẩn đội ngũ của chúng ta. Trong cuộc đấu tranh trước đây, để bảo vệ Đảng, bảo vệ lợi ích nhân dân, chúng ta dám chấp nhận hy sinh mạng sống của mình, thì hôm nay, cũng phải dám vượt qua cám dỗ, thậm chí phải có dũng khí thấy cái đúng phải lên tiếng ủng hộ, thấy cái sai phải kiên quyết bài trừ.
Ngoài những điều đã sáng rõ và sự thống nhất cao về những nhiệm vụ trọng tâm mà toàn Đảng, toàn dân sẽ tập trung thực hiện, Đại hội Đảng lần thứ XII đã chứng tỏ còn là một Đại hội ghi dấu ấn đặc biệt quan trọng trong tập trung thống nhất về quyền lực của lãnh đạo cấp cao của toàn Đảng - tạo thêm những điều kiện cần và đủ để Ban lãnh đạo mới có thể chỉ đạo làm đến cùng và rốt ráo những việc nguy cấp, nổi cộm mà ở những giai đoạn trước không làm nổi. Cũng vì thế mà từ Đại hội Đảng lần này đang dấy lên sự hy vọng trong toàn Đảng, toàn dân về sự trở lại của niềm tin của Dân với Đảng, với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
5 năm một nhiệm kỳ chỉ là cái chớp mắt của lịch sử, nhưng cũng chính vào lúc này, Đảng phải chứng minh cho nhân dân thấy được rằng, bằng việc làm đúng đắn hôm nay, những đảng viên chân chính sẽ giữ cho con thuyền Cách mạng không bị chệch hướng trong tương lai.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn chỉ ra những tiêu cực trong lựa chọn cán bộ, đó là: thứ nhất hậu duệ, thứ nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư mới đến trí tuệ. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng, những hành động mạnh mẽ gần đây của các cơ quan chức năng là những dấu hiệu tốt, thể hiện quyết tâm làm trong sạch bộ máy, chỉnh đốn Đảng và được nhân dân đồng tình, hưởng ứng.
Không có cách nào khác, trước sự tồn vong của Đảng, của đất nước, với sự ủng hộ của hơn 90 triệu nhân dân, trách nhiệm với lịch sử và tương lai đang đè nặng lên vai những người được tin tưởng nắm giữ vai trò chèo lái; phải lấy lại niềm tin trước sự rộng lượng của nhân dân bằng cách hành động, bằng tính tiên phong đã được chứng minh trong thực tiễn đấu tranh. Ai đó cảm thấy không đảm đương được công việc hãy tự nguyện trao lại mái chèo, hoặc Đảng buộc họ phải ra đi.
Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, có tài, có liêm sỉ và có khát vọng cống hiến, đó là những phẩm chất mà nhân dân trông đợi vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Mùa Thu 2016
-------
* Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, Nxb CTQG, H.2002, tr.557-558
======================
Mời xem bài liên quan:
3. Mệnh lệnh từ Tổng Bí thư: KIỂM TRA DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA ÔNG VŨ HUY HOÀNG
4. Cuộc chiến giữa trí tuệ và ‘hậu duệ’

32 nhận xét:

  1. Bình minh im lặng, hoàng hôn lắm lời!
    Chỉ trông chờ các đương chức hành động, đả thật nhiều hổ cho dân nhờ. Đừng nói nửa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu thứ nhất không đúng với tác giả bài viết.

      Xóa
    2. rất anh hùng khi không còn nơi dụng võ.

      Xóa
    3. rất anh hùng khi không còn nơi dụng võ.

      Xóa
  2. Các bạn chủ trang rất đúng!
    Chúng ta cứ công khai rằng cuộc chiến chống tham nhũng không dễ dàng nhưng đó là cuộc chiến cấp thiết, buộc phải làm vì sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.
    Chả sợ "vạch áo cho rận xem lưng"!
    Rận bọ thì liểu gì nó cũng ngoạc mồm ra chửi vì nó muốn đất nước này rối ren, chế độ này sụp đổ. Vậy nên những ý kiến của rận chấy ta ko thèm chấp.
    Việc ta cần làm thì cứ làm thôi!

    Trả lờiXóa
  3. Ngược dzòng

    Nguyên chủ tich nước Trương Tấn Sang vừa viết một bài tên là "Gánh nặng trách nhiệm trước lịch sử và tương lai"
    "...Trong đó, chệch hướng và tham nhũng là hai nguy cơ cực kỳ nguy hiểm và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Đến Đại hội IX thì những nguy cơ đó đã thành sự thật, thậm chí hiển hiện: “tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng". (ngưng trích)
    Bài viết theo nhiều người oánh giá là chưn thành , sâu sắc chất chứa tâm tư lòng dạ với đất nước , Đảng.
    Cơ mà ...
    Annam lúc nầu chả có các nhơn xỉ thích lội ngươc dòng :
    - nát bét rồi , lắm lời làm giề
    - mị dân đó , đừng tin nha
    - aha anh 4 nói thế hóa ra hồi anh làm chủ tịt anh để tham nhũng nộng hành phỏng ?
    - lúc còn chức còn quyền sao đéo nói , đéo chống tham nhũng , về hưu thì "làm người tử tế" à? Khôn vãi chưởng

    "ngược dòng" thì anh em nhơn xỉ xứ ta vô đối , hehhe , đến như chụy Ngân tiên thệ thề thốt trung thành với Tổ Quốc cũng có anh "ngược dòng" răng " ơ hay , hóa ra trước giờ quốc hội đéo trung thành với Tổ Quốc à ? Nay mới thề".Bác Tư Sang về hiu nhẽ hẻm được tâm tư về tương lai nước nhà nữa sao hử anh em nhơn xỉ ?
    Anh em "ngược dòng" cũng hay lắm , anh em chỉ "ngược dòng" những điều các anh đéo muốn nghe thoai , Anh Bùi Quang Vinh , nguyên Thượng thư bộ KH- Đầu tư nã pháo chửi kinh tế- đầu tư nước ta đều như đóng gạch , anh em toàn khen cả , có thấy anh em nào "ngược dòng" dè bỉu anh Vinh đâu. Hehhehe , anh Vinh mần thượng thư bộ KH-ĐT là bộ chiệu trách nhiệm cao nhất cho lãng phí đầu tư công, hiệu suất thấp , quản lý vốn đầu tư công yếu kém , tiêu cực .. Anh Vinh , đầu lĩnh của Bộ KH-ĐT lên páo chửi hoành tá tràng cứ như thằng cha căng chú kiết nào đó làm bộ trưởng đéo phải ảnh , hehhehe. Thế mà anh em nhơn xỉ khen anh mặt dày ấy nức cmn nở
    Thái độ của anh em nhơn xỉ mồm noe với tâm tư của nguyên chủ tịch nước và anh Thượng thư Vinh Bùi chứng tỏ anh em vựn dụng tiêu chửn kép dất mượt mà linh hoạt. Trên hết , anh em chỉ muốn chửi Nhà nước , chánh phủ, Đảng cầm quyền và muốn đất nước này cắm đầu xuống cứt chứ chả tốt lành giề , hehhehe.
    Bao Bất Đồng

    Trả lờiXóa
  4. Bọn làm báo Tuổi trẻ và Thanh niên là chúa xỏ xiên. Chỉ cần đổi một số chi tiết nhỏ trong bài viết của Bác Sang, chúng đã tạo ra phản ứng ngược trong dư luận. Bọn này ngày càng nguy hiểm. Chúng đang cố tình tạo "cách mạng màu" mới tại Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  5. Chống tham nhũng là vấn đề vô cùng khó khăn, như chính Tổng bí thư gần đây nói rằng vì lợi ích bây giờ nó chằng chịt với nhau, mà trong đám lợi ích ấy lại có bóng dáng cán bộ cấp cao như đề cập của ông Trương Tấn Sang.

    Nhưng khó không phải là không làm được. Tôi nghĩ một khi đã thẳng thắn nói ra được như vậy thì nếu quyết tâm cũng sẽ làm tốt. Trung Quốc “đả hổ diệt ruồi” được, tại sao chúng ta không làm được.

    Lúc này, tôi đề nghị ban lãnh đạo phải đoàn kết, quyết tâm, những người liêm chính phải đồng lòng chung sức. Trước mắt, hãy làm triệt để, làm đến cùng các vụ việc được Tổng bí thư chỉ đạo như vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ MobiFone mua AVG, công bố rõ để nhân dân biết thì sẽ tạo niềm tin, tạo đà cho những việc khác.

    Làm đến cùng hai vụ Trịnh Xuân Thanh và vụ MobiFone mua AVG là sẽ lòi ra nhiều quan chức bự dính chàm, không loại trừ cả đ.c X!

    Trả lờiXóa
  6. Trong chiều sâu lịch sử của dân tộc,các vị Vua đầu triều thường hiểu thấu đáo và biết dựa vào dân nên sự nghiệp thành công,đất nước yên bình hạnh phúc .

    Tuy nhiên đã thành quy luật, ít đời sau thậm chí chỉ vài ba đời do THÓI TẬP QUYỀN ,vua chúa tự ban cho mình quyền thay trời hành đạo,xem dân như trâu ngựa thả sức đè đầu cưỡi cổ ,thâu tóm ráo trọi nhân quyền ,cái gì chuyện gì dù to dù nhỏ cũng bắt dân răm rắp theo ý mình mà chẳng thèm hỏi ý dân hoặc giả có hỏi thì lèo lái chiếu lệ ,làm khác nói khác bị nghiêm cấm ,thậm chí bị coi là chống đối ,là giặc ...Vì vậy từ chỗ chung tay dựng nghiệp nước đến chỗ đối đầu với dân chỉ là cái nháy mắt của lịch sử ,nghiệp chướng thất bại từ đó mà sinh ra.

    Ngày nay,Nhà nước VN là của dân do dân và vì dân vì vậy nếu trong cái Nhà nước ấy ,người dân không được trực tiếp thành lập các tổ chức của mình để cùng chung tay với đảng cầm quyền xây dựng một Nhà nước pháp quyền minh bạch ,kiểm soát quyền lực của Nhà nước thì nguy cơ lớn nhất đảng CSVN cầm quyền phải đối đầu không phải là chệch hướng hay tham nhũng như bác Trương Tấn Sang vừa kể ra trên đây mà nó chính là LỖI TẬP QUYỀN là NGUY CƠ TÁI PHONG KIẾN HÓA NHÀ NƯỚC ,cái lỗi đã làm cho cả trăm ,cả ngàn triều đại phong kiến trên thế giới này sụp đổ .

    Một thể chế càng ráo riết tập quyền bao nhiêu ,thể chế ấy ngày càng tới gần bờ vực thẳm phá sản bấy nhiêu !

    Tập quyền,hay tập trung mọi quyền lực vào tay vua,dù là vua tập thể thì đó vẫn đích thị là bóng ma chế độ phong kiến thối nát ,tự nó đã là sự chệch hướng xã hội văn minh ,sẽ đẻ ra tham nhũng và dẫn đến thất bại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác văn lâm nói dân "thành lập các tổ chức của mình" là tổ chức nào vậy? Hiện vẫn có các hội, đoàn thể đại diện cho dân rồi cơ mà?(Hội nông dân, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, các hội nghề nghiệp.. Hay bác đang nói đến các đảng đối lập, các tổ chức tự phát như Dân chủ, Cộng hòa ở Mĩ. Áo đỏ, Áo vàng ở Thái, Cờ vàng Cali, Hội yêu Bia ở các nước khác...?

      Xóa
    2. Nhân dân thành lập các tổ chức của mình là các tổ chức không chỉ đại diện về mặt xã hội như thanh niên phụ nữ phụ lão như hiện nay mà phải là các tổ chức đại diện quyền lợi hợp pháp chính đáng về kinh tế chính trị xã hội của mình như tổ chức của những người lao động làm công ăn lương;tổ chức của các nhà đầu tư tài chính;tổ chức của các doanh nghiệp ;tổ chức của giới tri thức ...Các tổ chức này đều cần có đại diện ,tiếng nói của tổ chức mình trong cơ quan quyền lực Nhà nước là Quốc hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức mình,thúc đẩy phát triển lợi ích kinh tế chuyên ngành trong cấu thành chung của nền kinh tế quốc gia.

      Được như thế,Nhà nước VN mới thực sự là Nhà nước của dân ,do dân vì dân chứ hiện đến trên 90 % thành viên Quốc hội là đảng viên Đảng CSVN thì khái niệm Nhà nước của dân là rất mơ hồ ,thậm chí là ngụy biện chứ không thực tế.

      Xóa
    3. Ý của nhà dzận chủ vãi lờ quanh đi quẩn lại vẫn là phải theo bu Mẽo đa đảng mới là hình mẫu lý tưởng!

      Xóa
    4. Bác Trần tranh luận mãi với văn lâm mà chưa ẽo quan điểm của văn lâm về đa nguyên sao?

      Chưa bao giờ và ở đâu văn lâm nói phải theo kinh nghiệm đa nguyên kiểu Mỹ ,văn lâm chỉ cho rằng cần học Mỹ khoa học và công nghệ ,còn về mặt xã hội VN không thể học theo Mỹ ,cũng không thể theo Sing vì họ là nước quá khác biệt về tầm so với VN ta.

      văn lâm từng nói rõ ,Đảng CSVN muốn thành công với một VN dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh thì phải cầu thị cắp cặp sang mà học các nước Bắc Âu ,ở đấy các đảng cánh tả cầm quyền người ta cầm quyền theo theo phương cách đấu tranh nghị trường của quốc tế CS II,không đấu đá chuyên chính vô sản (tiêu diệt anh nọ thủ tiêu anh kia khác quan điểm ),không đấu tranh cấp giai tầng gì cả nhằm giữ và củng cố vị trí đảng cầm quyền mà họ dùng phương pháp đấu tranh nghị trường ,rất văn minh và hiệu quả .

      Chính trường cũng cần minh bạch như thi đấu thể thao ấy thì mới chọn được anh tài cho dân cho nước chớ vào sân mà thủ vũ khí chuyên chính vô sản,hạ cẳng chân thượng cảnh tay với đối thủ thì còn gì là tư cách ,nói gì đến uy tín để cầm quyền ???????

      Xóa
    5. Vị thế Bắc Âu chẳng có gì quan trọng để mà phải cần tạo "cách mạng màu" nên nó mới thoải mái "dân chủ", cũng là 1 quốc gia hậu Xô Viết như Nam Tư hay Ukcraina cũng đâu có đấu đá chuyên chính vô sản mà nó cũng bị banh chành đó là sao văn lâm?
      Chính trường minh bạch thì tốt nhất văn lâm nên kêu gọi các "tổ chức đối lập" công khai tài chính để ĐCS thấy có thể tin được mà mở rộng chính trường cho, chứ nói thật đứng trước vận mệnh quốc gia với "đối lập này nọ", thà độc tài như Sing còn hơn.

      Xóa
  7. * Trước hết , dù muốn hay không, cần ngắn gọn khẳng định và thống nhất ở nhận thức sau :
    Tham nhũng là 1 trong những căn bệnh của nhân loại, và cội nguồn của nó là thuộc tính tự nhiên của con người , nói cách khác là một phần thuộc về bản chất đời sống con người. . Tham nhũng không phải là bản chất ,hay gì đó ,của bất cứ loại chế độ chính trị nào, nó tồn tại trong mọi xã hội. Nếu nhìn nhận một cách tỉnh táo, khách quan chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại của tham nhũng,..v..v.. như những mặt khuyết tật, các căn bệnh của xã hội loài người.
    - Là một phần thuộc về bản chất đời sống xã hội con người, chính vì vậy, dù có căm thù hay nguyền rủa tham nhũng đến mức nào, chúng ta cũng không thể xóa sạch được tham nhũng, đơn giản vì chúng ta không thể loại bỏ xã hội con người. Đó là thực tế.
    Xã hội con người đã và vẫn đang cố gắng đấu tranh chống tham nhũng và cố gắng giảm thiểu nó.
    Xã hội VN hiện nay cũng không nằm ngoài sự vận hành này.

    * Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, những bài viết, những ý kiến,..xung quanh v/đ tham nhũng và chống tham nhũng,.. Ở đây chỉ xin nói qua về những con người Chống tham nhũng.
    - Đây là bài viết rất hay của ông Trương Tấn Sang. Và trên hết đó là những ý kiến xây dựng, có tình có lý, có trước có sau,...
    Chúng ta sửa chữa, khắc phục, chuyển đổi,... trên cái nền đúng có sẵn, đã được xác định từ các thế hệ trước.
    - Ở chiều ngược lại là 1 nhóm thiểu số rất nhỏ bọn cờ vàng CCCĐ và "dân chủ" đểu trong nước. Đối với bọn chống đối cực đoan này thì không có lý luận hay đúng sai gì.. có nghĩa với chúng cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Trọng Thắng có nhầm lẫn không giữa lòng tham của con người và tham nhũng của quan chức,công chức ?

      Lòng tham của con người mới có tính nhân loại,còn tham nhũng chỉ xảy ra với những người có quyền có chức nên cách thức phòng chống về căn bản là rất khác biệt nhau đó bác ạ.

      Để hạn chế lòng tham của con người chỉ cần pháp luật chặt chẽ là đủ nhưng để hạn chế tham nhũng nhất quyết phải có cơ chế kiểm soát được quyền lực ,khác nhau lắm bác Thắng nhé!

      Xóa
    2. Khái niệm tham nhũng tưởng là dễ, nhưng thực tế không hề đơn giản, vì sự biến tướng về quy mô, hình thức và phần nào cả về bản chất của nó. Nói một cách vắn tắt, tham nhũng là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội hoặc của người khác.
      ( Định nghĩa theo nghĩa rộng : tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi ). Có 2 loại : tham nhũng vật chất và tham nhũng tinh thần.
      * Như vậy tham nhũng không phải là độc quyền của chỉ tầng lớp công chức hay quan chức nhà nước, nó có ở bất cứ ở tổ chức, cơ quan nào và có thể ở bất cứ cá nhân nào với địa vị nào...
      Vài thí dụ :
      - FIFA là 1 tổ chức xã hội nghề nghiệp cùng với các tổ chức ngoại vi của nó, thường xuyên xảy ra tệ nạn tham nhũng, hối lộ.
      - Hay nhà "dân chủ " dỏm @văn lâm, thí dụ vậy, vẫn có thể tham nhũng" tiền bạc,công sức của đồng bọn, về cho cá nhân mình, bằng vật chất (tiền bạc) hay tinh thần (công sức của đồng bọn nhưng được PR cho hình ảnh cá nhân @ văn lâm )
      * Lòng tham của con người là một hiện tượng tự nhiên, nó cũng giống như sự tồn tại của chính con người và do đó lòng tham là cội nguồn của tham nhũng. Khi 1 con người nào đó, chế ngự được lòng tham nhất thời thì hành vi tham nhũng của người đó vào thời điểm đó sẽ không xảy ra.
      * @ văn lâm được nhiều người ở đây gọi là "rận chủ", tôi thì căn cứ vào các còm của tay này ở đây gọi là nhà "dân chủ" dỏm. - Nói lào xào 1 tý rồi cuối cùng @văn lâm cũng hô khẩu hiệu mà thực chất là luận điệu cũ xì , mà xuất phát điểm từ gốc có liên quan đến quyền lợi và sự tuyên truyền của Mỹ và phương tây với 1 nước không "theo Mỹ", thí dụ VN.
      Đối với @văn lâm thì Mỹ và các nước gọi là "dân chủ" có cái gọi là "cơ chế tam quyền phân lập" , và do vậy có thể "kiểm soát quyền lực" ???
      Và cuối cùng... cũng do có "cơ chế" đó nên ở Mỹ và các nước "dân chủ" kiểu Mỹ vẫn đầy rẫy , vẫn không thể kiểm soát hay hạn chế được tham nhũng...
      - Đến nỗi , Lobby (vận động hành lang) về bản chất là 1 hành động tham nhũng, ở Mỹ đã "được" nâng lên "tầm cao" mới và được luật hóa. Nói cách khác ở Mỹ trên 1 khía cạnh nào đó tham nhũng đã được hợp pháp hóa.

      *Tóm lại : chủ ý cuối cùng của @văn lâm là nhai lại kẽo kẹt các luận điệu nào là đa đảng, tam quyền phân lập, dân chủ nhân quyền,.. nhưng khi có 1 bạn đọc nào đó hỏi ngược lại về các nước, các "hình mẫu" mà tay này tôn thờ, thì như thường lệ @văn lâm không thể lý giải nổi, và chuyển sang nói cà lăm hoặc hô khẩu hiệu sáo rỗng, lạc đề...
      Anh bạn @văn lâm là vậy, tuần chay nào cũng có nước mắt, chịu đấm để ăn ..xôi oản.

      Xóa
    3. Văn lâm lại nhầm nhé, lòng tham mới sinh ra thèm thêm lợi ích, kéo sau đó là các phương cách để đạt được nó, tham nhũng sẽ không bao giờ có nếu không hối lộ, mà bên đạt được lợi ích sau cùng không phải là kẻ tham nhũng mà chính là kẻ hối lọ chứ không ai khác, mà hối lộ thì có thể là quan, cũng có thể dân thường.

      Xóa
    4. Có thật thế không rằng không có hối lộ thì không có tham nhũng ? Thế bác có thấy ai mang lễ đi cúng bái mấy con muỗi con bọ chét không hay người ta toàn phải thờ cúng mấy loài rồng rắn hổ báo cáo chồn thần điêu quỷ sứ chuyên đe dọa hãm hại mọi sinh linh và cả loài người ?

      Có nhũng nhiễu mới có hối lộ nhé,bác Nặc ngẫm cho kỹ đi ,không ai nghĩ ngược đời như bác cả.

      Xóa
    5. @bác Thắng

      Bác nhầm,là người thì phải biết tôn trọng sự thật ,như tiêu chí G.TL đã nếu đó .Với cơ chế hiện nay,chẳng có oản nào cho những ai nói đúng sự thật nhưng lại động chạm đến số không ít công chức viên chức tham nhũng cả .

      Bác Thắng nghĩ cứ phải là thế lực thù địch ,ăn tiền NGO nọ NGO kia nước ngoài mới "bới móc" cái núi tham nhũng của chúng ta chắc? Đả phá tham nhũng thì lãnh đạo cấp cao của VN ta ngày nay nói nhiều nhất đó,chỉ có điều vì không được nói khác Nghị Quyết nên chả bác cấp cao nào nói đến cái nguyên nhân chính dẫn dắt đến thực tiễn là VN đang rơi vào tình trạng tham nhũng(có nói thì cũng chỉ ở mức xa xôi như đó là do lỗi hệ thống) ,thiếu minh bạch nặng nề nhất ,đến độ an huy đến chế độ như bác lãnh đạo đã nhận định.

      Về hình mẫu ,tôi vẫn nói là tôi thần tượng lãnh đạo các nước Bắc Âu ,bởi xã hội Mỹ có mức độ tự do dân chủ quá cao mà VN chưa phù hợp thực tế ở VN và chưa thể với tới được.

      Các đảng cầm quyền cánh tả Bắc Âu họ đúng khi lựa chọn cho mình chính sách TRUNG LẬP,không theo ý thức hệ do QTCS III nêu ra với chủ trương chuyên chính vô sản,đấu tranh giai cấp để giành quyền lãnh đạo.Họ khuyến khích lợi ích cá nhân ,tự do kinh doanh của người dân như ở các nước tư bản ,nhưng tất cả đều phải phục tùng thể chế XÃ HỘI PHÚC LỢI,nhà tư bản phải chia sẻ lợi nhuận thông qua chính sách phúc lợi .Bởi vậy xã hội ở Bắc Âu rất dân chủ mà đâu thấy họ có tranh chấp đấu đá gì ,nhân dân vì thế được sống thanh bình hạnh phúc ,công chức viên chức rất trách nhiệm (không có chuyện mua quan bán chức ,có lỗi là từ chức ngay ...)nhân dân hạnh phúc , tham nhũng hầu như không có và nếu có thì pháp luật xử lý thẳng tay mà chả sợ động chạm đổ vỡ gì cả...Họ tuyên bố TRUNG LẬP không hù dọa đào mồ chôn ai nên cũng chẳng có lý do gì mà ai đó đụng chạm đến họ...vậy sao cứ phải thị trường định hướng XHCN ,sao không áp dụng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội phúc lợi(chính nó là hình ảnh thực tế của CNXH đó ),lại cứ đi định hướng vào cái chưa có thực tiễn nào chứng minh là không thất bại????

      Xóa
    6. Buồn cười cái suy nghĩ, không hối lộ thì lấy đâu ra tham nhũng? Ai mới là bên đang nghĩ ngược vậy văn lâm? Còn đem chuyện hối lộ ra đánh đồng với buồn thần bán thánh nữa chứ, ngạo ngược vậy mà cũng đem so với nhau được. Bât cập ở hệ thống thì càng cần nhiều tiếng nói để thay đổi chứ không phải hù nhau vào cùng diệt với hệ thống đó rồi đổ vấy cho nhũng nhiễu. Đã khi nào văn lâm truy tận gốc nhũng nhiễu chưa? Vì có những kẻ hối lộ giúp nó vận hành, né tránh cơ quan chuyên trách hay tạo tiếng nói lớn để xử lý đấy.

      Có hối lộ mới có nhũng nhiễu để vòi vĩnh, bọn tham nhũng khốn nạn 1 thì bọn hối lộ khốn nạn 1000, lợi ích sau cùng là bọn hối lộ ăn chứ không bao giờ là bọn tham nhũng, bọn tham nhũng chỉ là con milu cho bọn hối lộ, muốn triệt để xử lý tham nhũng phải xếp bọn hối lộ ngang hàng tội phản quốc, phá hoại quốc gia.

      Xóa
  8. Lâu lâu ko thấy ông Rận xhur thì phải ngu, chỉ có ngu mới mần được rận trủ vào đây tham luận nhẻ?
    nhưng theo định luật này thì anh dzận vãi lờ đích thị là ngu.
    Chấp làm gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh dzận vãi lờ ngu chỗ nào vậy bạn nặc danh 17:41?.tranh luận đi chứ nói khơi khơi vậy, ai nói chả được

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    3. Cựu Chiến binhlúc 22:20 4 tháng 9, 2016

      Nói như TBT Nguyễn Phú Trọng là người sống trong nhà ngói khó có thể hiểu người ở trong nhà tranh nói gì
      ---
      Tôi cũng chả chấp anh vl nói gì nhưng ý kiến này là anh suy diễn bậy bạ về ông Trọng.
      Tôi đề nghị các bạn chủ nhà xóa ý kiến này đi.

      Xóa
    4. Bác Cựu chiến Binh à,tôi không phải là người chuyên nghề tầm chương trích cú nên có thể không viết được nguyên bản lời của TBT(và cũng chẳng cần thiết miễn là viết không khác đại ý ) , nhưng chuyện bác Trọng nói về người trong nhà ngói với người trong nhà tranh có có tư duy cách nhìn sự vật sự việc khác nhau là có và ý này của TBT là rất nhân văn ,sâu sắc ,không hời hợt đâu.

      Xóa
    5. Anh dzận vãi lờ ngu chỗ nào vậy bạn nặc danh 17:41?.tranh luận đi chứ nói khơi khơi vậy, ai nói chả được

      Xóa
  9. Nhà báo Trương Duy Nhất gọi nhóm Google Tiên Lãng là lũ "bò đỏ". Chẳng sai !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng đi tù về= Trương Duy Nhất đâu có tư cách gì mà nhận với chả xét?

      Xóa
  10. Lòng tham của con người biểu hiện ở nhiều dạng , trong đó tham nhũng là một dạng . Vì vậy khi nói lòng tham của con người có tính nhân loai thì nói tham nhũng là một căn bệnh có tính nhân loại như @Lê Trọng Tháng nói trên cũng là đúng . Không những đúng mà còn gọi đúng nguồn gốc của căn bệnh để thấy được tính khách quan của nó cho dù nó không chỉ rất xấu xa mà có khi còn là tội ác .
    Thấy được tính khách quan của căn bệnh trầm kha này để tri bệnh cho hiệu quả , đồng thời cũng là để chống lại bọn người xấu lợi dụng chống tham nhũng để chống chế độ .
    Chảng hạn chúng lu lao rằng chỉ có CNXH mới có tham nhùng , trong khi tham nhũng có mặt khắp nơi , không phân biệt chế độ chính trị . Nhà nước nào , chế độ chính trị nào cũng có , chỉ khác là nhiều hay ít . Nhiều hay ít chủ yếu là do trình độ phát triển kinh tế và trình độ quản lý Xã Hội chứ không phải bởi chế độ chính trị .
    Hoặc chúng xuyên tac cho rằng do ĐCS bắt Đảng Viên phải nói và làm theo nghị quyết của Đảng nên không ai dám nói đúng nguyên nhân của tham nhũng mà theo chúng là do chưa có cơ chế giám sát quyền lực phù hợp , và cơ chế đó phải là thể chế Tam Quyền Phân Lập , tức là phải thay đổi thể chế chính trị , phải chuyển sang chế độ Tư Bản mới chống tham nhũng được . Trong khi đó tất cả các nước Tư Bản không có nước nào là không có tham nhũng . Gần nhất là INDONESIA nước có thể chế chính trị đa nguyên , có Tam quyền Phân Lập nhưng tham nhũng còn lớn hơn Việt Nam , nhiều nước khác còn tệ hại hơn nhiều .
    ĐCSVN đã xác định Tham Nhũng là nguy cơ , Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật Phòng Chống Tham Nhũng , có Ban phòng chống Tham Nhũng TW do Tổng Bí Thư Đảng đứng đầu , điều đó nói lên thái độ và quyết tâm của ĐCS và nhà nước Việt Nam trong cuộc chiến chống tham nhũng .
    Lợi dụng chống tham nhũng để chống chế độ , còn gì để nói điều tử tế .



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Quang chưa cập nhật tin mới về tham nhũng ở xứ tư bẩn rồi. Gần đây đây nhất là Ý, động đất một phát mới lòi ra là các anh thông đồng tập thể rút ruột công trình, làm mấy cái công trình theo quảng cáo là chịu được động đất cấp 7, 8 chi đó sụp bà chè trong vòng vài giây, cả một thị trấn bị xoá sổ. Theo anh rận xĩ vl chắc là tại chuyên chính vô sản nhỉ.

      Xóa
    2. Tham nhũng ở đâu cũng có nhưng không ở đâu làm công trình bằng cọc bê tông cốt tre,mua tàu biển giá cao tuổi lão 90 còn phải gọi là cụ về làm sắt vụn ,xây nhà máy nghìn tỉ xong thì đắp chiếu,xây tượng đài nghìn tỉ bị nát tươm vì nắng nóng,tham nhũng phá phách mất biến đến 4 tỉ USD tiền dân vẫn sống khỏe ,vống giá thiết bị y tế lên cả nghìn lần để ăn cắp ....Toàn những phi vụ mà những kẻ có máu tham nhũng nước ngoài ngu mấy nó cũng chẳng tự nhiên ngang ruồi như thế ...Và tham nhũng (ở VN)nhiều như cả bầy sâu ,chúng ăn của dân không từ thứ gì là kết luận của lãnh đạo cấp cao Nhà nước VN chứ không phải ý kiến giận sĩ hay phản động phá hoại gì đâu bạn Nặc 16:59 nhé!

      Xóa