Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Video clip: SÁNG CHẾ TRỰC THĂNG THÀNH CÔNG CỦA ÔNG BÙI HIỂN- "HAI LÚA" BÌNH DƯƠNG!



Lời dẫn của bạn Ngân Thương- đại diện Google.tienlang trên faceboook: Việc Thử nghiệm trực thăng, theo quy định hiện hành thì phải cần có Giấy phép của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ông Bùi Hiển không thể xin được giấy phép và ông đã Thử nghiệm "chui"! Và ông Hiển đã bị Cơ quan chức năng "lập biên bản" vi phạm! Theo chúng tôi, Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học -Công nghệ nên xem lại các quy định cứng nhắc v/v cấp phép thử nghiệm của mình cho các nhà sáng chế "Hai Lúa" kiểu này.
Vì những quy định cứng nhắc hiện hành nên nhiều nhà sáng chế "Hai Lúa" đã phải bỏ cuộc, làm thui chột ý chí sáng tạo.
 ************************** 
Mời xem video clip:
SÁNG CHẾ TRỰC THĂNG THÀNH CÔNG CỦA ÔNG BÙI HIỂN- "HAI LÚA" BÌNH DƯƠNG! 
 

Ông Bùi Hiển tên đầy đủ là Nguyễn Bùi Hiển hay còn được gọi với cái tên thân mật "kĩ sư Bùi Hiển", ông sinh năm 1954, ngụ tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ông là cha đẻ của chiếc máy bay trực thăng tự chế đầu tiên tại Việt Nam với thương hiệu "made in Vietnam" thành công được công bố ngày 13/9/2016.
Ông Hiển vốn là cựu chiến binh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, biên giới Tây Nam. Bản thân ông rất say mê ngiên cứu khoa học. Về sau ông tiếp tục theo học và trở thành kỹ sư cơ khí chuyên sửa chữa ô tô cho một xí nghiệp lâm nghiệp.

 Ông Bùi Hiển bên cạnh chiếc trực thăng của mình đang được hoàn thiện
Trong khoảng thời gian này ông theo dõi các hoạt động của những nhóm chuyên chơi máy bay mô hình. "Xem những chiếc máy bay đó tôi thích lắm. Tôi nghĩ, máy bay mô hình chế tạo được, bay được thì tại sao mình không chế tạo được chiếc máy bay thật?"
Sau đó ông đã bỏ 6 năm trời để chế tạo trực thăng theo niềm đam mê vốn có của mình. Từ đam mê ban đầu là chơi máy bay mô hình, năm 2010, ông bắt đầu nảy sinh ý tưởng thiết kế một chiếc máy bay mô hình dành riêng cho mình.
Ông bắt đầu vùi đầu vào sách vở tìm hiểu về cách chế tạo máy bay. Ông lật tung các trang mạng, tiếp xúc với các nhà khoa học và được bạn bè tận tình giúp đỡ. Cuối cùng ông quyết định chế tạo ra trực thăng một chỗ ngồi.
Theo ông, bước đầu nên chọn loại dễ nhất, rẻ nhất và nhanh nhất để làm. Trừ động cơ, tất cả khung sườn, cánh quạt đều do một tay ông làm ra. Trong suốt 5 năm, 2 chiếc máy bay ra đời khiến ông tốn hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn chưa toại nguyện. Điều này chưa phải là trở lực làm ông thất bại.
"Sau gần 3 năm "ăn đứng, ngủ ngồi" với công trình của mình, chiếc máy bay mang tên Bùi Hiển đầu tiên có chỗ người lái ngồi này cũng hoàn thiện.
Chiếc máy bay đầu tiên do ông thiết kế có sải cánh 7m, quay 500 vòng một phút, nặng khoảng 250kg. Tổng trọng tải khoảng 400kg. Máy có thể chở một phi công và mang theo thêm 50 kg hàng hóa, tiêu tốn 15 lít xăng cho mỗi giờ bay.
Không "ngủ quên trong chiến thắng" ông Hiển tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để có thể làm được chiếc máy bay theo ý mình muốn.
Tháng 9/2014, chiếc trực thăng thứ 2 "made in Bùi Hiển" được ra đời. Động cơ chiếc trực thăng này được nhập từ Mỹ. Trực thăng có chiều dài 7,4m, cao 2,4m, chạy bằng xăng A92. So với chiếc đầu thì độ an toàn cao hơn nhiều.
Cuối tháng 1/2016, chiếc trực thăng nặng 340kg, động cơ 171 mã lực, dùng xăng A92 tiêu hao 15 lít/giờ với tổng chi phí 300 triệu đồng được ông Hiển cho bay thử nghiệm. Máy bay lên được cao độ 1m và bay được vài chục phút. Dù chưa được như ý nhưng bước đầu cũng đã là thành công.
Được biết trước đó chiếc máy bay đầu tiên không thu được kết quả như mong đợi, chiếc thứ hai cũng gặp không ít khó khăn. Khi lắp động cơ cho máy bay ông Hiển dùng động cơ canô vì động cơ này đạt được các thông số cần thiết. Thế nhưng khi bắt đầu thử nghiệm mới hay động cơ canô không hề có bộ phận giải nhiệt. Sau khi khởi động được 5 phút, máy bay cất cánh nhưng cũng chỉ trong vài phút phải hạ cánh và tắt máy vì máy quá nóng.
Quyết định bỏ chiếc trực thăng 2 tầng cánh tiếp tục chế tạo loại trực thăng khác ông quay sang chế tạo theo mẫu trực thăng của Mỹ. Máy bay có chiều dài 7,4 m, cao 2,4 m, chiều dài cánh quạt chính là 6,6 m và chiều dài cánh quạt phía sau là 1,1 m.
Việc chế tạo chiếc trực thăng này phải đến cuối năm 2015 mới xong. Động cơ lần này được mua từ Campuchia là loại động cơ mà phía liên minh châu Âu (EU) lắp vào trực thăng nhưng Mỹ dùng cho loại xe đua công thức 1. Giá của động cơ này là 5.000USD.
Cuối cùng sau nhiều nỗ lực, ông Hiển giới thiệu tới mọi người chiếc máy bay "made in Vietnam" đầu tiên do ông tự thiết kế. Ông Hiển cho biết chiếc trực thăng này được ông thiết kế dựa trên những chiếc trực thăng ông thiết kế trước đó. Các chi tiết của chiếc trực thăng này cũng được ông nghiên cứu kỹ lưỡng để thay đổi thiết kế cho phù hợp, độ an toàn cao hơn. Ông còn bỏ chi phí thuê một công ty nước ngoài thiết kế cánh quạt trực thăng bằng nhôm cao cấp.
Sau khi đã lắp ráp và hoàn thiện ông Hiển phải tập bay trong 3 tháng để có thể điều khiển được chiếc trực thăng do mình tự chế tạo ra. Cùng ngay sau đó là đoạn clip chiếc trực thăng cất cánh và bay treo ổn định đã được ông công bố ngay sau đó.
6 năm theo đuổi đam mê tuy không dài nhưng cũng không phải là ngắn với một cựu chiến binh trên người còn đang mang thương tật, sự cố gắng của ông đã mở ra một tia hy vọng mới cho người nông dân nói riêng và nền nông nghiệp nước nhà nói chung khi chiếc máy bay này được ứng dụng vào thực tiễn.
Bùi Ngọc Trâm Anh

8 nhận xét:

  1. Chúng tôi không hiểu nhà nước VN khai thác và tôn trọng nhân tài như thế nào đây ????? Một người sáng chế ra được một sản phẩm dù nhỏ như máy rửa xe, máy gặt lúa đã được người dân làm ra , cho đến Việt kiều Pháp Phan Bội Trân chế ra tàu ngầm Mini , nay Bùi Hiển sáng chế ra trực thăng chính quyền lại làm khó dể , không cấp giấy phép . Thay vì đến tham gia , cử chuyên viên hổ trợ thì nhà nước lại cấm đoán một cách VÔ LÝ . Một hình thức trù dập nhân tài để đưa VN chìm trong lạc hậu và chỉ biết ngữa tay xin hay mua của các nước khác . Bài học trước đây có hai cha con đã làm ra được xe tăng thì nhà nước cũng cấm và phạt . Campuchia chớp thời cơ mời ông ta về nước và nay ông ta chế xe tăng cho họ , khỏi phải lệ thuộc , nhập cảng ở nước ngoài . Đối với các nước Tây phương , nhất là Mỹ thì những trường hợp này sẽ được khuyến khích , tài trợ và nâng đở phát huy tiếp . Còn VN ta ư ???? THAN ÔI .

    Tôi nghĩ CSVN nên mở rộng tầm mắt và thay đổi , bải bỏ những luật lệ bóp chết óc sáng kiến của người dân . Cứ nhìn thế , đố có nhân tài hải ngoại dám mang chất xám về đầu tư ở VN . Người CSVN nên THOÁT XÁC và mở rộng tầm nhìn ra Thế Giới . Chúng tôi nghĩ CSVN nên có tinh thần nâng đở khoa học và Độc Lập trong tư duy .

    Trả lờiXóa
  2. Phóng viên Tự dolúc 22:30 14 tháng 9, 2016

    Đại tá Võ Đức Thành, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương khích lệ tinh thần sáng tạo của ông Bùi Hiển nhưng lo ngại trước việc ông Hiển muốn tự lái máy bay.

    Sau lần bay thử tại khu đất gần nhà, ngày 14/9, ông Bùi Hiển (ở thị xã Thuận An, Bình Dương) cho biết ông đang làm các thủ tục để được Bộ Quốc phòng cấp phép bay thử trên bầu trời.

    Ông Hiển nói lần này ông đã tự lái trực thăng thử nghiệm thành công kỹ thuật “bay treo” và “bay vòng”. Do đó, ông mới tự tin dán dòng chữ “Giấc mơ” và dòng chữ “Bùi Hiển” vào chiếc trực thăng trị giá hơn 400 triệu đồng tự tay làm ra. Ông xem đây là một phiên bản trực thăng chưa hoàn hảo nhưng đầy hứa hẹn.

    Đại tá Võ Đức Thành cho biết:
    - Theo thông tin tôi nắm hiện anh Bùi Hiển chỉ bay là là trên mặt đất. Tôi không cho rằng đó là sự vi phạm gì đáng phải nói. Có một lần anh ấy cho trực thăng vận hành thử nhưng phần cánh bị văng ra, bay về phía nhà dân rất nguy hiểm.

    Nghe thông tin này địa phương có nhắc nhở anh Hiển mọi thử nghiệm cần chú trọng tính an toàn. Sự cố đó không gây ra hậu quả nghiêm trọng nên tôi thấy không cần làm ồn ào khiến anh Hiển phải buồn.

    Quan điểm của tôi đây là một hoạt động dân sự. Thế nhưng làm gì cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp lý. Nếu anh Hiển cho phương tiện của mình bay lên cao thì phải được cấp phép. Chúng tôi có theo dõi và thường xuyên nhắc nhở anh Hiển việc này.

    - Đại tá đánh giá như thế nào về chiếc trực thăng của ông Bùi Hiển?

    - Phát minh sáng chế có lợi luôn luôn cần được cổ vũ để khuyến mọi người có ước mơ, có hoài bảo. Sự đam mê của anh Bùi Hiển phải nói là hết sức đáng khích lệ. Nó thể tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu khoa học. Nó thể hiện trí tuệ, khát khao của người Việt Nam.

    Tuy nhiên, theo tôi cái mà anh Hiển làm ra ở thời điểm này chưa thể gọi là máy bay mà chỉ là một phương tiện bay do anh ấy sáng chế rồi mua cái này lắp ráp với cái kia.

    -Ông Hiển muốn xin phép Bộ Quốc phòng để được bay thử nghiệm lên không trung. Theo ông, Bộ Quốc phòng có chấp nhận không?

    - Việc anh Hiển xin phép, bày tỏ ý định là quyền của công dân. Có một lần bên Không quân đến nhà anh ấy tìm hiểu chiếc trực thăng. Họ bảo nghiên cứu, lắp đặt và thử nghiệm trong nhà xưởng của anh thì được, ra ngoài trời mà bay cao thì phải được cấp phép. Không ai gây khó khăn gì cả.

    Nếu anh Hiển tha thiết xin được phép bay lên cao ở ngoài trời thì sẽ được cơ quan chức năng xem xét. Riêng quan điểm cá nhân của tôi thì việc này khó thành. Lỡ phương tiện đang hoạt động mà trục trặc rơi xuống nhà dân hoặc bản thân anh ấy có sự cố gì thì sao?

    Trường hợp Bộ Quốc phòng chấp nhận cho anh ấy bay thử nghiệm thì tôi nghĩ khó mà thử nghiệm ở khu vực sân bay quân sự. Việc bay thử có thể xem xét cho diễn ra tại một môi trường, một khu vực an toàn nhằm khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sáng chế.

    - Ông Hiển muốn cơ quan chức năng phối hợp với mình để làm những chiếc trực thăng như vậy nhằm phục vụ hoạt động tưới tiêu. Đại tá đánh giá thế nào về ý định này?

    - Đó là mong muốn chính đáng! Tuy nhiên, nó là cả một vấn đề nan giải. Ngày trước tôi nhớ cũng có dự án dùng trực thăng, máy may vào việc xạ lúa nhưng dự án không thành. Hiện nay muốn trang bị trực thăng chữa cháy cũng đã là một vấn đề. Trực thăng có nhà xưởng, nhà máy kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ còn có khi bị rơi, huống gì…

    Về mặt cá nhân, tôi luôn muốn động viên anh Hiển. Qua anh để khích lệ tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ. Nhưng muốn ứng dụng sản phẩm công nghệ cao như máy bay trực thăng thì phải thì phải tuân thủ những quy chuẩn khắt khe. Phải có các ngành chức năng. các nhà khoa học thẩm định.

    Trả lờiXóa
  3. Hai Lúa Bùi Hiển mới là Anh Hùng đích thực!

    Trả lờiXóa
  4. Quả thật là không tầm thường chút nào, thấy máy bay bay mượt đó chứ. Mong bác chế được chiếc bay ổn định và an tòan để đưa vào thực tế. Hi vọng tương lai sẽ thấy máy bay Made in Vietnam cho một số việc đơn giản như đi thăm rừng, phun thuốc hoặc cứu nạn.

    Trả lờiXóa
  5. Nếu không có lần Thử nghiệm chui thành công này thì số phận của chiệc trực thăng của ông Bùi Hải cũng sẽ như số phận chiếc trực thăng của cha con ông Trần Quốc hải mà thôi!
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/11/vu-hai-lua-tran-quoc-hai-googletienlang.html

    Trả lờiXóa
  6. Nông dân Việt tự chế trực thăng bay thành công lên báo nước ngoài
    14/09/2016 10:23 GMT+7
    Ông Bùi Hiển, ngụ tại Bình Dương đã công bố clip ghi cảnh chiếc trực thăng do ông chế tạo khởi động bay lên.

    Tờ sputniknews tiếng Việt vừa dẫn nguồn báo chí Việt Nam đưa tin ngày 13/9, ông Bùi Hiển (sinh 1954, ngụ tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương) đã công bố clip ghi cảnh chiếc trực thăng do ông chế tạo khởi động bay lên.

    Đây là chiếc máy bay thứ hai do ông Bùi Hiển chế, được đặt tên là "Giấc mơ" có khả năng bay khá ổn định ở độ cao thử nghiệm khoảng 2 mét. Trên đuôi trực thăng, sáng chế gia người Việt ghi chữ "Bùi Hiển" để khẳng định thành quả phát triển của cá nhân ông.
    http://www.baomoi.com/nong-dan-viet-tu-che-truc-thang-bay-thanh-cong-len-bao-nuoc-ngoai/c/20323757.epi

    Trả lờiXóa
  7. Gọi là gì tôi chưa biết, nhưng có lẽ gọi là sáng chế thì hơi quá.

    Trả lờiXóa