Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

Đạo diễn, NSUT Phạm Việt Tùng: "CÓ NHỮNG SỰ THẬT 30/4/1975 CẦN LÀM SÁNG TỎ ĐỂ KHÔNG PHẢI XẤU HỔ TRƯỚC LỊCH SỬ

iọng nói sôi nổi, đầy nhiệt huyết, dáng đi nhanh nhẹn dù đã bước qua tuổi 80, NSƯT-đạo diễn Phạm Việt Tùng vẫn say mê làm phim tài liệu với mong muốn trả lại sự thật ngày 30/4/1975 trong chính sử. Khi đến thăm ông Bùi Văn Tùng, vị đạo diễn xúc động cầm tay người chính ủy, Trung tá lữ đoàn xe tăng 203 năm nào, nghèn nghẹn khi biết ông trải qua 5 lần đột quỵ phải ngồi trên xe lăn, giờ đây ngơ ngác hầu như không nhận ra bạn bè và đồng đội.

Trên tường, nụ cười rạng rỡ, tỏa sáng với gương mặt đầy khí chất của ông Bùi Văn Tùng từng được họa sĩ Lê Sa Long khắc họa, đã thuyết phục người xem hoàn toàn về phẩm chất của một người chỉ huy can trường.

Người chính ủy ấy chấp nhận im lặng, để lịch sử lên tiếng, với một sự khiêm nhường và hiểu biết, bởi theo ông, cuộc chiến đấu này có biết bao nhiêu chiến sĩ quên mình ngã xuống cho đất nước. Những con người tranh công, đổ lỗi chỉ là thiểu số trong quân ngũ, không nên vạch áo cho người xem lưng. Mọi cuộc tranh cãi đều phí sức và là nỗi xấu hổ đối với những con người có lương tri.

Tuy nhiên, đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng vẫn kiên trì theo đuổi việc trả lại đúng tên cho ông Bùi Văn Tùng, người từng ngẫm nghĩ viết ra từng câu, từng chữ để buộc Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện.

Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 2.

Ngay ngày đầu giải phóng, ông Bùi Văn Tùng từng được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ôm hôn và vinh danh vì vai trò to lớn của ông góp phần kết thúc sớm cuộc chiến tranh tránh đổ máu. Thế nhưng 10 năm sau, có người tự nhận chính mình đã soạn thảo bản thảo nói trên cho ông Dương Văn Minh, bỏ qua hoàn toàn vai trò của ông Bùi Văn Tùng, thậm chí phủ nhận việc ông Tùng có mặt tại Dinh Độc Lập vào đúng thời điểm lịch sử bàn giao cho phía quân giải phóng.

Thế nên, 25 năm qua, đạo diễn Phạm Việt Tùng theo đuổi các nhân vật chính, phỏng vấn các nhân chứng quan trọng của chính quyền hai bên theo lời gợi ý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Tháng 7/2020, theo gợi ý của nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà sử học Dương Trung Quốc và nhiều đồng nghiệp, ông tập hợp các tư liệu có sẵn để dựng phim "Chuyện thật 30/4/1975".

Ngày 8/4, vị đạo diễn hăm hở chiếu phim cho chiến hữu và bạn bè, đồng nghiệp tại TP.HCM, như một công bố thiết thực cho việc đã đến lúc trao cho ông Bùi Văn Tùng phần thưởng xứng đáng- danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang. Sau đó, bộ phim tài liệu của ông được chiếu trên YouTube, thu hút hàng triệu lượt xem. Nói về mục đích làm phim, vị đạo diễn chia sẻ: "Tôi chỉ bảo vệ lịch sử cho dân tộc chứ không muốn chỉ trích một cá nhân nào".

Cách đây 51 năm, đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng từng quay được những thước phim tư liệu vô giá. Bộ phim "Hà Nội – Điện Biên Phủ" của ông có cảnh máy bay B52 bốc cháy trên bầu trời Hà Nội, hay phim"Người lính xe tăng 390 ngày ấy" đấu tranh cho 4 người lính trên chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc lập (thay vì là xe tăng 843 như ban đầu ngộ nhận). 

Gần đây nhất, bộ phim "Chuyện thật 30/4/1975" vừa ra mắt (4/2021) khẳng định Trung tá Bùi Văn Tùng mới chính là người thảo bản tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh... tiếp tục gây chấn động trên cộng đồng mạng.

Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 3.

Nhiều người viết sử vì một lý do nào đấy không muốn nhắc lại vụ tranh cãi ai là người soạn thảo văn bản đầu hàng cho ông Dương Văn Minh đọc vào trưa 30/4/1975, vì sao ông lại luôn muốn xới lên? Phải chăng, từng vào sinh ra tử, quay những thước phim chiến tranh, dẫu khó bao nhiêu cũng không khó bằng việc thức tỉnh lòng người?

- Sự thực, người làm phim cũng như người viết báo trong biển mênh mang sự kiện phải biết chọn cái gì phù hợp với thời điểm. Đúng thời điểm rất quan trọng! Nhân dịp này, tôi muốn nói lại đề tài 30/4, là bởi tuy 46 năm qua đã trôi qua nhưng nhiều người biết lịch sử cận đại của đất nước lại lúc nói kiểu này, lúc nói kiểu khác. 

Tôi sợ rằng nếu không xác định chính xác thì thế hệ chúng tôi - những nhân chứng sẽ già và chết đi, thế hệ trẻ sẽ không biết gì nữa. Dân tộc mình vốn anh hùng và cuộc sống bây giờ khác ngày xưa nhiều lắm. Nếu không nói, các cháu lại không hiểu hết những góc khuất lịch sử. Mà mang thế giới quan ngày hôm nay để soi rọi vấn đề hôm qua lại càng không đúng.

Current Time3:24
/
Duration7:42
Auto

Vì thế, tôi muốn nhắc nhở mọi người về những sự thật lịch sử không được phép lãng quên. Nhưng mỗi ngày 30/4, có đồng chí nọ lại chạy đi khắp nơi thanh minh và nhận vơ là người cắm cờ hay soạn văn bản đầu hàng thì tôi không đồng ý. Tôi chỉ muốn người đã trót nhận vơ đó xin lỗi ông Bùi Văn Tùng. Vì đến với đạo Phật nên tôi không chủ trương hạ bệ một ai. Riêng trong quá trình tiếp xúc và làm phim, ông Bùi Văn Tùng chỉ nói một kiểu. Ông không bao giờ nói sai.

Nếu tôi không đeo đuổi thì còn ai hiểu vấn đề này như chúng tôi? Tiếng nói của ông Dương Văn Minh thời đó không ai ghi âm lại được, chỉ duy nhất Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã kịp thu vào băng cassette, tôi thuyết phục ông cho tôi làm bằng chứng so sánh với bản chép tay của cả ông Bùi Văn Tùng và ông Phạm Xuân Thệ. Kết quả là ông Thệ đã nhận vơ, còn ông Tùng thì có nói lại với cấp trên nhưng không hiểu sao không ai chịu nghe nữa.

Xin ông cho biết, thời điểm 30/4/1975 ông ở đâu?

- Tôi cùng đoàn quân đang tiến về cầu Sài Gòn thì bị vật cản là đồ đạc, ba lô, súng ống…quân đội cũ bỏ lại nên không thể tới Dinh Độc Lập kịp cuộc chuyển giao đó. Nhưng ngay sau thời khắc lịch sử ấy, tôi được quay những thước phim vô giá về Sài Gòn ngày đầu giải phóng.

Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 5.
Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 6.

Vì sao việc tranh cãi ai soạn bản thảo lại quan trọng đến thế, thưa ông?

- Trong chiến tranh, nếu chúng ta không thảo văn bản đầu hàng thật chuẩn thì sẽ mắc mưu địch. Ông Bùi Văn Tùng từng nói với tôi, lúc đó nếu không ghi ra giấy, để ông Dương Văn Minh nói theo ý mình thì quân ta sẽ dễ bị thất thố và ông phải chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị. Nên ông nghĩ nát óc, làm sao hành văn ngắn gọn nhưng phải bao hàm được tính chất của quân đội – chỉ có Tổng thống mới có quyền hạ lệnh chính quyền giải thể hoàn toàn và quân đội hạ vũ khí. Thế mà trong bản thảo của ông Phạm Xuân Thệ lại ghi là chính quyền hạ vũ khí!

Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 7.

Lúc đó tại Dinh còn có dân Cục tình báo cục 2 của ta ở đó nữa. Các anh ấy biết hết nhưng không thay đổi được những gì đã ghi không đúng trong chính sử. 

Chính vì vậy, tôi đến gặp cụ Võ Văn Kiệt nhiều lần, cụ mách nước: "Việc này phải tìm người bên ngoài khách quan, chứ đừng tìm những người trong cuộc. Người ngoài chẳng có quyền lợi gì, đặc biệt là các ông trong chính quyền cũ như Nguyễn Hữu Hạnh và Triệu Quốc Mạnh… Hãy tìm những người đó. Và có bằng chứng trong tay rồi hẵng tuyên bố".

Được lời như cởi tấm lòng, tôi nghĩ ra phân cảnh ông Nguyễn Hữu Hạnh đi thăm ông Bùi Văn Tùng, hai phía thăm lại nhau thì mới có giá trị về mặt tư tưởng. Trong phim có đoạn ông Nguyễn Hữu Hạnh nói rất rõ ông Bùi Văn Tùng là người soạn thảo văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh.

Sau đó, tôi từng tìm đến Thượng tướng Hoàng Minh Thảo (nay đã mất), ông nói, theo luật quân đội thì ai thuộc cấp cao hơn - người đó là thủ trưởng. Không có chuyện ông đại úy phụ trách ông trung tá của một lữ đoàn được! 

Hơn nữa, ông Bùi Văn Tùng hơn ông Thệ 19 tuổi thì càng không có chuyện được ông Thệ chỉ dẫn, phân công ông thảo lời chấp nhận đầu hàng cho Dương Văn Minh. Còn nếu như nói họ viết xong rồi, đưa cho ông Tùng đọc, thì người cấp cao nhất sửa lại – văn bản vẫn là của người đó. Song ở đây lại khác - sự thật thì chữ viết tay bản thảo là của ông Bùi Văn Tùng!

Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 8.

Trong quá trình đào xới lại sự thật, ông có gặp khó khăn nào không?

- Tôi tham gia làm phim này từ năm 1996. Hồi đó, tôi làm phim về chiến sĩ xe tăng. Quá trình làm phim khiến tôi suy nghĩ, tư duy đề tài phải tạo móc xích với nhau. Nhiều người đã làm về đề tài này, phần lớn đều do tôi cung cấp tư liệu cho họ. Cũng có nhiều người ủng hộ, nhưng cũng có những người chỉ… cười, thậm chí né tránh tôi. Có nhiều đài hợp tác làm phim nhưng cũng có không ít nơi từ chối. Đặc biệt, Viện Lịch sử quân sự cũng có không ít hội thảo, nhưng nội dung sai lệch với sự thật.

Trong những lần phỏng vấn nhân vật liên quan, từ ông Bùi Quang Thận đến ông Phạm Xuân Thệ, tôi phát hiện ra họ nói không giống nhau, mỗi lần mỗi khác, chứng tỏ họ nói dối. 

Ông Thận lúc thì bảo là lái xe lách vào và vượt lên chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, vào trước ông Bùi Văn Tùng; lúc thì bảo vào sau ông Vũ Văn Toàn lái tăng 390. Còn ông Thệ lúc đầu tranh công treo cờ trên nóc Dinh Độc Lập với ông Thận không được, sau lại nhận là người soạn văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh.

Khi chiếu phim, nhiều người thích thú, cũng nhiều người phản ứng. Nhưng tôi chỉ mong những nhân vật liên quan phản hồi với tôi là đủ. Đến nay chưa thấy ai lên tiếng cả, dù trong các hội thảo, họ cũng từng nêu ngược lại vấn đề.

Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 9.

Làm 2 bộ phim để trả lời các câu hỏi: Ai là người đầu tiên cắm cờ giải phóng lên nóc Dinh Độc Lập, ai là người viết bản thảo cho Dương Văn Minh đọc và tuyên bố đầu hàng, xe tăng nào đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập? Ông muốn đưa ra thông điệp gì?

Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 10.

- Xem phim "Sự thật 30/4/1975" của tôi mới thấy, vì sao ông Bùi Quang Thận lại trả lời mỗi lúc một khác. Điều tôi muốn nói ở đây là sự thật xe tăng nào vào Dinh Độc Lập trước và vì sao có sự tranh công như vậy. Làm phim, tôi dựa vào cuốn Nam Bộ kháng chiến và nhiều nhân chứng khác nữa để củng cố bằng chứng và nói lên chính kiến của mình.

Nói ra một sự thực thì rất khó khăn, nhiều người trót nhận rồi không biết phải làm thế nào. Nhưng tôi chỉ muốn nhấn mạnh một ý mà Bác Hồ dạy chúng tôi. 

Từng phục vụ Bác Hồ lúc còn trẻ, tôi nhớ lời Bác dạy: Chúng ta chỉ sợ biết có khuyết điểm mà không sửa, còn làm là phải có khuyết điểm. Tôi chỉ muốn ông Phạm Xuân Thệ xin lỗi ông Bùi Văn Tùng. 

Và xem xong phim, muốn người xem suy ngẫm, vì con cháu của những người nói dối sẽ phải đối diện với ngàn năm bia miệng. Tôi muốn con cháu tôi biết được một sự thật không thể nói khác.

Ông nghĩ gì về vai trò của ông Dương Văn Minh trong thời khắc lịch sử ấy?

- Cũng may vẫn có những người tử tế như ông Dương Văn Minh! Máy quay của tôi có dịp kề cận sát gương mặt ông. Ông chậm rãi và điềm tĩnh nói: "Hôm nay tôi mừng vì 60 tuổi mới được làm một người dân độc lập của Việt Nam". Câu nói đó làm tôi xúc động. Sau này, tôi còn làm phim tài liệu chiếu trên VTV. Bản dựng chỉ 10 phút, dù phần quay trong ngày giải phóng kéo dài cả tiếng đồng hồ.Tiếc là do khâu bảo quản không tốt, nên nhà đài phá hủy toàn bộ phim lưu trữ.

Thời đó do đói kém, người ta ngâm phim trong nước để lấy bạc bán. Khi đó tôi đã chuyển sang quay phim truyện cho ngành công an, quay trở lại thì mới tá hỏa vì phim gửi kho đã mất hết! Lúc đó tôi như chết đứng. Giờ này tôi chỉ còn cuốn phim 10 phút đó, nhờ thế mới có chi tiết xe tăng nghiến lên cờ 3 que, cảnh người dân Sài Gòn vẫy chào đoàn quân giải phóng. Còn lại mất hết, kể cả phim tư liệu về chiến tranh biên giới phía Bắc.

Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 11.

Điều gì quyết định ông trở thành người quay phim xuất sắc trong chiến tranh- tinh thần không sợ chết hay ý thức cần làm một điều gì đó vượt ngoài tầm ảnh hưởng của một cá nhân?

- Thực ra, thời đó người ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ Bác Hồ, không sợ chết, vì đơn giản nghĩ, "chết thì được phong là liệt sĩ". Cho nên, đời tôi quay được một vài kết quả nhỏ bé, các đồng chí quản lý bảo, "ông này có kinh nghiệm tránh bom đạn". Nhưng thực tế tránh thế nào được bom đạn? Thế là tôi cứ bám trụ ở Quảng Bình, Vĩnh Linh, Hà Tĩnh..., nơi chiến trường vô cùng ác liệt. Những năm chiến tranh biên giới, tôi tiếp tục đi quay phim với tư cách cá nhân độc lập.

Tại sao tôi chọn công việc nguy hiểm như vậy? Ai chả muốn sống và ai không sợ chết. Nhưng giữa con đường xấu hổ, nhục nhã và con đường liêm chính ngẩng cao đầu, bên nào nên chọn?  Ngày xưa, những ông đi B xong quay ngược trở lại thường bị đeo vào cổ cái biển "Ai cũng như tôi thì mất nước". 

Gia đình tôi thuộc loại nền nếp, nên nếu mình không có sức chiến đấu thì cảm thấy xấu hổ, nhục nhã vì liên lụy đến mẹ và em mình. Nên chúng tôi quyết tâm vào cuộc chiến là phải thắng. Không còn cách nào khác, cho dù tôi có sợ chết, có sợ độ cao, quay cảnh B52 phải trèo lên cao và rất nguy hiểm. Nếu phải lựa chọn thì nhiệm vụ là quan trọng hơn tất cả!

Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 12.

Vậy theo ông, đâu là phẩm chất của nhà quay phim chiến tranh?

- Ăn thua chính ở chỗ giữ được phẩm chất của người lính, cho dù không phải không có những phút đấu tranh tư tưởng, bởi nếu không chiến thắng nỗi sợ chết thì không có những hình ảnh ngày hôm nay. Như lúc quay B52 cháy trên trời Hà Nội, chả biết bom có rơi trúng hay không, tôi phải canh ở cả hai phía, khi người phụ quay bảo đằng này thì tôi cứ bấm cho máy chạy, may là hình ảnh máy bay lọt vào khung hình.

Hồi chiến tranh biên giới phía Bắc, tôi lên mặt trận Cao Bằng. Lúc đó quân Trung Quốc rất đông, bao vây chúng tôi, tôi e có nguy cơ bị bắt làm tù binh cùng các tay quay phim đài phát thanh. May mà quân ta thổi được quả rocket, quân địch thần hồn nát thần tính bỏ chạy. 

Lúc đó, chúng tôi quay lui, nhưng càng chạy càng chậm vì đói lả, khát khô cổ họng. Những lúc đó, dường như không còn sợ hãi mà chỉ thấy mình thật may mắn sống sót.

Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 13.

Được biết, ông từng có dịp tiếp xúc với các cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc và bảo vệ quyền lợi của Anh hùng La Thị Tám, cũng như tranh đấu cho các chiến sĩ xe tăng 390 - những người anh hùng thực sự lúc họ bị tranh công, bị cả nước lãng quên và sống trong nghèo đói…

- Lúc đó, vai trò của tầng lớp thanh niên xung phong (TNXP) chưa được coi trọng. Tôi phải bỏ ra một thời gian đi đấu tranh cho cô La Thị Tám được công nhận là anh hùng. Là bởi, tôi thấy TNXP khổ nhất. Thời đó, tôi từng gặp và tiếp xúc với 10 cô gái Đồng Lộc, nhưng vì công việc, phải tiếp tục quay phim, khi quay trở ra ghi hình các côthì tất cả đã hy sinh. Nhìn thấy những hố bom sâu hoắm mà tôi vô cùng đau xót.

Tôi nghĩ, đất nước mình nên quan tâm những con người quên mình quả cảm như thế mà hiện nay vẫn rất khổ. Kết thúc chiến tranh, tôi rất thương các chiến sĩ lái xe tăng. Tôi về quê họ, đi đánh giậm với họ. Cuộc sống của họ hồi đó rất vất vả. Đến giờ, họ vẫn biết ơn tôi, coi tôi như người anh, vì đã đấu tranh đòi sự thật cho họ. Tuy nhiên, điều tôi trăn trở mãi, là những người đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập năm nào làm gì có lương hưu!

Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 14.

Có những sự thật phải trả giá vì người ta dám nói những điều họ thấy là đúng. Còn ông thì sao?

- Tôi yêu thương người dân và luôn đứng về những người yếu thế, cần bảo vệ, cần lấy lại công bằng cho họ. Dĩ nhiên đi đến đâu, cũng có người e ngại tôi. Và chuyện trả giá là có. 

Ví dụ, khi tôi làm phim xe tăng 390, hai vợ chồng lục đục suốt 6 tháng vì vợ tôi không đồng ý cho tôi làm những bộ phim rắc rối ấy. Bà nói, mình chẳng được gì mà còn làm con cái khổ. Thế nhưng, vốn dĩ là người từng phục vụ Bác Hồ, tôi học được ở Bác rất nhiều, dù có phải chết cũng không sợ, cũng phải nói thẳng ra sự thật.

Ngoài chuyện tôn trọng sự thật, theo tôi nghĩ, lý tưởng mà người làm báo theo đuổi còn là sự trung thực. Đừng để dân thù hằn, ai oán vì mình làm sai mà không dám nhận sai.

Các bộ phim đoạt giải của ông đều mang tính phản biện cao. Theo ông, tính phản biện quan trọng ra sao đối với loại hình phim tư liệu?

- Không phản biện làm sao giúp người viết sử? Tôi nói gì cũng phải lý giải. Làm phim này, tôi phải tự bỏ tiền túi của tôi. Kể ra cũng tốn kém lắm. Tôi tập hợp tất cả vào bộ phim để nói lên một sự thật có nhiều người ghét, nhưng cũng có nhiều người thương bởi chả có sự thật nào bị che giấu mãi được.

Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 15.

Xin ông nói thêm về nữ nhà báo Pháp từng chụp bức ảnh xe tăng 390 tiến vào Dinh Độc Lập và cơ duyên ông gặp được bà?

- Ngày đó, sau 20 năm giải phóng miền Nam, có 1 nhân viên Bộ Ngoại giao đến phòng tranh của bà Francoise de Mulder ở Pháp. Tại đây, ông nhìn thấy bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập, không giống hình của ta (vốn là hình do Trần Mai Hưởng dựng lại). Lúc đó, chưa có người Việt Nam nào quay lại được những hình ảnh đầu tiên ấy. Bà nói chỉ riêng bà có bức ảnh đó, "còn tất cả những gì các ngài có là đồ dỏm".

Khi được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm mời đến Việt Nam, bà xin tặng lại bức ảnh với điều kiện cho bà gặp 4 anh hùng xe tăng giữa đời thường. Lúc bà sang, nhiều sự thật từ từ phơi bày… Khi gặp được bà, chúng tôi tìm ra 4 người lính xe tăng năm nào và trả lại đúng giá trị lịch sử của chiếc xe tăng 390 đã tiến vào Dinh Độc Lập đầu tiên nhưng bị người khác tranh công.

Cuộc đời qua con mắt của một người đi qua hai cuộc chiến, để lại những thước phim vô giá…

- Cuộc đời bao giờ chả có đấu tranh, đấu tranh để trở thành một con người tốt, loại bỏ dần cái xấu. Tôi nuôi dạy con cái trở thành những con người tử tế và đó là hạnh phúc lớn nhất của một người cha.

Xin trân trọng cảm ơn đạo diễn Phạm Việt Tùng về cuộc trò chuyện thẳng thắn này.

Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng: “Có những sự thật 30/4/1975 cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”  - Ảnh 16.

 Mời xem các bài liên quan:

1. 30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT "ÂM MƯU" BẤT THÀNH

2. Kết: XE TĂNG 390 LÀ XE VÀO DINH ĐỘC LẬP TRƯA 30.4.1975 SỚM NHẤT

3. Đạo diễn, NSUT Phạm Việt Tùng: "CÓ NHỮNG SỰ THẬT 30/4/1975 CẦN LÀM SÁNG TỎ ĐỂ KHÔNG PHẢI XẤU HỔ TRƯỚC LỊCH SỬ

4. “SỰ THẬT TRƯA 30/4/1975”- TRUNG TƯỚNG PHẠM XUÂN THỆ ĐÃ NÓI DỐI 5 LẦN!

24 nhận xét:

  1. Khi đội quân giải phóng tiến vào dinh độc lập thì ông Tùng là lãnh đạo cao nhất; còn mấy chục năm sau thì ông Thệ làm tư lệnh quân khu nên chức to hơn ông Tùng, vì thế ông Thệ mới soạn thảo lại lời đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh (lúc này đang ở Mỹ) cũng nên!. Tranh mà làm gì , mọi người lúc đó vẫn còn sống sờ sở ra đó, nhận vơ có thấy xấu hổ không?. Đã làm nên tướng mà không hiểu Bác dạy là làm Tướng phải : Nhân, Trí, Dũng, Liêm ư?.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mọi việc đều không thể tranh công, đổ lỗi được

      Xóa
  2. Ông NSƯT Phạm Việt Tùng và nội dung chính của bài này cũng không có gì tiêu cực, nhưng nó lại là mô típ "Ai mới là người thiết kế ra quốc kỳ" ngày xưa của báo Tuổi Trẻ, liệt sỹ Nguyễn Hữu Tiến hay là ông Lê Quang Xô.

    Thay vì thống nhất với nhau, làm việc với ngành sử và các ngành liên quan để ghi chép lại cho đúng trong SGK hay các sách sử, thì các ông lợi dụng để câu view trên báo, để báo được nổi tiếng, kết quả là trây trét cả ra và nhìn vào ngày toàn thắng thì không thấy nói là công lao quân và dân ta thắng Mỹ anh hùng, toàn thấy tranh công, nói láo ăn tiền, toàn thấy thành trò cười.

    Người soạn bài báo này trên báo Dân Việt cũng dùng một số từ ngữ cho thấy quan niệm của ông này về lịch sử là đáng báo động: "Chính quyền VNCH", "Tổng thống Dương Văn Minh", như vậy nhà báo Dân Việt này công nhận chính quyền ngụy là một nước, một quốc gia?

    Thứ nữa là bài báo tự dưng đưa lạc đề vào cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung trong đề tài 30/4 Việt - Mỹ, không hiểu ý định gì? Ngoài ra còn lôi vào toàn những ông hơi nhạy cảm như ông Võ Văn Kiệt và những ông có máu me lật sử và bị mọi người lên án lâu nay như Nguyễn Nhã, Dương Trung Quốc, như là nói với mọi người đây là những người có công trong vụ "phanh phui" và "vạch trần sự thật" này?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện nào ra chuyện nấy, nhưng sự thật phải được tôn trọng

      Xóa
  3. "Đánh chiếm Sài Gòn"?lúc 18:16 2 tháng 5, 2021

    Sai thì sửa thì ghi lại cho đúng chứ không phải là tương lên cả nước, vạch áo cho người xem lưng, rồi người nước ngoài họ cười hóa ra Cộng Sản VN toàn bọn nói láo, dối trá? Ngay cả việc nhỏ thế này còn nói láo được thì hóa ra việc lớn hơn như ý nghĩa lịch sử chẳng hạn cũng chắc là láo nốt?

    Báo Dân Việt là tờ báo có vấn đề từ lâu và giờ đây nó đang bắt chước và muốn quay lại dẫm vào vết xe đổ của báo Tuổi Trẻ ngày xưa khi kết luận ông Lê Quang Sô mới là người vẽ ra cờ VN.

    Sau này sẽ còn gì nữa? Ai mới là người hợp nhất 3 đảng Đông Dương? Ai mới là người soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập? Hiến Pháp đầu tiên? Ai viết bài hát này bài hát kia, mấy bài hát nổi tiếng? Quốc Ca? Ngày nào mới là ngày Bác Hồ sinh, Bác Hồ qua đời, ngào này mới là ngày kỷ niệm XX?

    Trả lờiXóa
  4. Nếu đúng thật như bài này nói thì người soạn thảo là ông Bùi Văn Tùng, và ông Tùng soạn lời đầu hàng cho ông Dương Văn Minh nguyên văn nghe trên đài là: "Tôi đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi.....".

    Lúc đó ông ta nhận là "tổng thống" là để cho tiện kêu gọi binh lính Sài Gòn đầu hàng. Nhưng rõ ràng là kiên quyết không gọi là "Việt Nam cộng hòa", vì gọi là VNCH đã có 1 ý nghĩ khác hẳn, đó là sự cướp nước, sự đầu hàng của 1 quốc gia này đối với 1 quốc gia khác, sự thôn tính của 1 QG này đối với 1 QG khác.

    Nay họ lợi dụng ông Bùi Văn Tùng để nhân danh tìm lại công lao cho ông nhưng thực chất là bị thằng lều lợi dụng kiếm ăn. Họ gọi là VNCH sai với bản thảo kêu gọi của chính ông Tùng chứng tỏ họ cũng chẳng tôn trọng gì ông Tùng hay ông Thệ hay bất cứ ai trong ngày đó. Chỉ là sự lợi dụng câu khách cho tờ báo.

    Mỗi lần về quê nghe lại băng đài cũ phát thanh cũng chỉ nghe nói là Dương Văn Minh "tổng thống" (đọc giọng châm biếm) của ngụy quyền SG đã v.v. và v.v. chứ không có "VNCH" nào cả. Ngày nay nguyên 1 đám lều chồm lên ra vẻ ta đây "văn minh" VNCH này nọ càng cho thấy là họ chẳng tôn trọng gì lịch sử hay người soạn thảo bài đầu hàng mà họ chỉ đóng vai trò 1 con kềnh kềnh canh rình lợi dụng để kiếm ăn.

    Trả lờiXóa
  5. Những vụ có tính giành công, bốc phốt, cướp công, tranh giành công lao như này là chuyện lớn không phải trò đùa giống như chiến tranh không phải trò đùa. Nên thận trọng nhưng lều báo hình như thiếu sự thận trọng này.

    Cách dùng từ ngữ cũng đúng là rất bựa. Chính quyền là chính quyền Sài Gòn chứ chính quyền VNCH là chính quyền gì? Bây giờ gọi chính quyền Cộng hòa Liên bang Nga nghe lọt tai không? Gọi là chính quyền mà tên thì tên quốc gia. Hình như nguyên 1 đống nhà báo bị quỷ Wiki nhập? Coi Wiki với Google là chính sử là khuôn vàng thước ngọc? Thật sự tin câu "ai không biết sử thì tra Google" để đọc phản động, BBC hóa lịch sử?

    Trả lờiXóa
  6. Phạm việt Tùng tôi không biết ông nhận của USAID bao nhiêu để thọt lét chính quyền và quân đội nhân dân Việt nam cần phải nói rằng khi ông phóng vấn những người lính có thể không còn nhớ hoặc nhớ rất mơ hồ đa phần vì tuổi tác, vì sự việc đã xảy ra quá lâu, hơn nữa lúc đó họ cũng chưa nắm chắc sự việc trên, nhưng có 1 điều chính xác bản thảo trên do ông Tùng viết nhưng là sau này do cần tư liệu lịch sử còn nữa SGK và các tư liệu lịch sử đều viết là ông Tùng, thứ 2 ông Thệ chưa bao giờ công khai nhận công lao trên là của mình,cái nữa ông Thệ đúng là người cao cấp nhất lúc tiến vào phòng họp của Dương Văn Minh và áp giải ông ta ra đài phát thanh đó là sự thật không thể chối cãi vậy ông đi tìm sự thật gì phải chăng là để tô son cho Mỹ - ngụy, nếu tìm sự thật thì hãy tìm hiểu vì sao Mẽo và ngụy rải chất độc da cam để làm gì mà để lại di chứng cho tới hôm nay vẫn chưa khắc phục được, đó là sự thật sau 1975 Mẽo và TQ ủng hộ Khơ me đỏ đánh Việt nam và cấm vận VN 20 năm, đó là sự thật chiến tranh đã lùi xa 46 năm mà đám đu càng tụt quần vẫn mang não trạng thù hận trong khi những người thắng cuộc dù bị mất mát đau thương nhưng đã bỏ qua và tha thứ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỗi người có cảm nhận khác nhau, nhưng phải nói ông Phạm Việt Tùng rất có tâm nên đã dựng bộ phim đó

      Xóa
  7. Vụ này tôi cũng hóng hớt nhiều năm rồi chủ yếu vì tò mò thôi.

    Ông Việt Tùng này có thể là 1 nhân chứng chất lượng cao. Phóng sự điều tra người ta hay nói về "chất lượng nhân chứng" thì ông Việt Tùng này có chất lượng hơn 1 đồng hương và bạn của ông Bùi Văn Tùng (kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, cựu binh SG).

    Bùi Tín cũng tự xưng mình là như 2 ông này và nhiều sách Mỹ, sách tiếng Anh đã ghi người có công là Bùi Tín.

    Một điểm mà tôi cho rằng BÁO ĐỘNG ĐỎ là trong số những người chửi bới công kích ông Phạm Xuân Thệ thì có rất nhiều những người có dấu hiệu phản động, trở cờ như Nguyễn Huy Viện, Trần Đăng Khoa, Dương Trung Quốc, Nguyễn Nhã, Lê Văn Cương, Nguyễn Mạnh Hà, Vũ Minh Giang, nhất là Nguyễn Huy Viện, 1 kẻ sa đọa biến chất có những bài viết xuyên tạc và lợi dụng vấn đề hòa giải hòa hợp để xuyên tạc cuộc chiến, xuyên tạc lịch sử dân tộc, không chỉ là bóp méo lịch sử mà hoàn toàn xuyên tạc thành cuộc nội chiến giữa 2 miền Nam Bắc, dựng đứng lịch sử, bẻ cong ý nghĩa lịch sử, đăng những bài báo này lên những tờ báo có tiếng là đổ đốn và có dấu hiệu phản động như Vietnamnet, GiáoDụcVN. Chưa hết, trong trang FB cá nhân của Viện còn có những bài và bình luận vô cùng khốn nạn mà đọc phải kinh ngạc, tưởng như đây là 1 thằng khủng bố Việt Tân chứ không phải là 1 người đã từng ở trong chính quyền. Quan niệm, cách nghĩ, cách nói hoàn toàn là giống hệt của 1 thằng Việt Tân, 1 thằng Việt gian phản động nhất.

    Người ta nói khi chơi trong 1 nhóm FB phản động lâu ngày thì 1 con người theo thời gian cũng sẽ phản tiến hóa ngược thành con vật, là có thật với 1 số người. Nhân cách, phẩm chất phẩm giá xuống cấp thành con vật ở mức không thể tin nổi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở đây chúng ta đang đi tìm sự thật, chúng ta không nên đưa các sự việc khác vào đây

      Xóa
  8. Vụ này không liên quan đến vấn đề trọng đại của lịch sử, vì vậy nên xử lý riêng trong nội bộ, thay vì bôi tro trát trấu nhau như vầy.
    Lều Báo sao không bóc phốt mấy lão lật sử như Dương Trung Quốc, Nguyễn Huy Viện, Vũ Minh Giang vậy, trong khi bóc phốt ông Phạm Xuân Thệ và khai thác mấy vụ "nhận vơ" này thì có vẻ hí hửng nhiệt tình vậy? Sao mà hớn hở, hưởng ứng nồng nhiệt quá vậy?

    Nguyên 1 đám Lều Báo tận tình nhiệt thành cách mạng thi đua đổ dầu vào lửa là tại sao?

    Vụ này nên có 1 ủy ban làm rõ để xua tan dư luận, xua tan Lều Báo, đồng thời trợ giúp cho cả 2 ông, vì dù sao 2 ông cũng là những người có công với dân tộc và đất nước. 2 ông không phải loại phản động như Bùi Tín bất tín.

    Tuy nhiên cũng cần phê phán con gái của ông Tùng đã lên BBC tiếng Việt "khóc lóc" kể lể, làm cho người ta không khỏi nghĩ tới động thái "mách bu" thường thấy ở những người này người kia.

    Rồi 1 đám rận sĩ mà mọi người đã nói ở trên đó cùng với Lều Báo chúng đều nhiệt thành lao vào châm ngòi ly gián chia rẽ, chia để trị, kích động, chúng hí hửng dân túy "bênh vực người yếu thế" và chửi bới ông Thệ.

    Chúng lợi dụng ông Tùng và lợi dụng vụ này để bôi trét, bôi mặt đá nhau, phát huy thành 1 vụ "gà nhà bôi mặt đá nhau", "vạch áo cho người xem lưng". Nhưng vì những tên tuổi của chúng đã nát nhiều năm nay rồi nên càng thành "Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin" (ngạn ngữ Trung Hoa) hay "Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ chỉ cho anh biết, anh là người như thế nào" (ngạn ngữ Nga).

    Nhà thơ Abutalip của Liên Xô từng có câu nói kinh điển "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác", và Liên xô đã sụp đổ rồi đó sau thời gian dài lật sử từ thời Khrushchev.

    Thì sao Lều Báo không bóc phốt những thằng bắn đại bác vào lịch sử mà toàn là tập trung vào việc:

    - tiếp tay Lật sử, nối dáo cho giặc, tiếp lửa đốt sử, giúp phản động lưu vong chuyển lửa về quê nhà đốt sử

    - PR quảng bá "uy tín" cho mấy thằng lật sử, phản động, cho mấy kênh, mấy nhóm theo hướng phản động, hoặc phản động trá hình

    - Tập trung soi mói những chuyện vớ vẩn (đánh lạc hướng?) hoặc chuyện Tế Nhị đáng lẽ giải quyết riêng nội bộ, để bôi trét cả lên nhau, biến ngày 30/4 thành trò cười, hạ bệ uy tín của nhiều tập thể liên quan. Thì ra là nguyên 1 nhóm các ông quân đội năm đó là chả ai yêu nước muốn GP gì cả mà toàn là tham quyền tranh công giành giật cướp giựt công trạng đồng đội lẫn nhau?

    Những việc làm lặp đi lặp lại liên tục tạo diễn đàn cho phản động lên báo sủa bậy về lịch sử "vì hòa hợp hòa giải", đòi xóa bỏ CNXH "vì VN hùng cường", và rất nhiều tuyên truyền phản động trá hình khác, núp sau nhiều bình phong, chiêu bài khác nhau, đã cho thấy là có những ổ phản động nguy hiểm trong làng báo mà cần điều tra kỹ càng và nghiêm túc, cần điều tra khẩn bọn này.

    Trả về sự thật lịch sử thì sao không đam bọn lật sử đi, vì sao cứ bóc phốt với bốc phét chuyện không đâu, chuyện tế nhị, những chuyện chưa rõ ràng lắm? Dùng từ sai hết mà đòi trả lại sự thật cái gì ? Sự thật lịch sử là "nước VNCH", "chính quyền VNCH", "tổng thống VNCH" hả? Là "đánh chiếm Sài Gòn" hả?

    Dùng những từ này đã cho thấy là thằng tác giả viết bài này đã không hiểu gì về lịch sử rồi mà đòi trả lại cái gì, lấy tư cách gì mà trả lại sự thật gì. Đi học bổ túc lại lịch sử đi chứ chém với phán gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùnglúc 22:38 2 tháng 5, 2021

      Đúng, nếu là người trung kiên thì nghe "BBC" đã chạy dài rồi lấy đâu ra mà lên đó ỉ ôi.

      Xóa
    2. Bài này chỉ nêu ra vấn đề để cùng tranh luận đi đến khẳng định sự thật là đâu thôi

      Xóa
  9. Cựu Chiến binhlúc 00:00 3 tháng 5, 2021

    Tôi không đồng tình với ông lạc hồng20:18 2 tháng 5, 2021, Hùng Cường20:33 2 tháng 5, 2021, Thắng Cà Mau21:40 2 tháng 5, 2021...

    Việc nào ra việc đó chứ!

    Ông Dương Trung Quốc, Nguyễn Nhã, Nguyễn Huy Viện, Vũ Minh Giang, Lê Văn Cương, Nguyễn Mạnh Hà... lật sử thì chúng ta đã có rất nhiều bài chỉ rõ rồi.

    Nhưng ông Phạm Việt Tùng là khác!
    Tôi đồng tình với các bạn chủ nhà về loạt bài này.
    Lịch sử chỉ có SỰ THẬT thôi.
    Đừng vì lợi ích cá nhân mà xuyên tạc bịa đặt công trạng thành tích của mình, cướp công người khác như ông Bùi Quang Thận, Phạm Xuân Thệ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vậy ông hãy tìm những tư liệu, bài báo, đài phát thanh nào mà ông Thệ, ông Thận liên tiếng tranh công nhé công khai cho mọi biết nhé còn không đừng mở miệng nói bậy nhé nhớ là phải có bằng chứng nhé.

      Xóa
    2. cụ lạc hồng19:55 3 tháng 5, 2021 ơi!
      Cụ không xem phim hay sao mà còn hỏi: "vậy ông hãy tìm những tư liệu, bài báo, đài phát thanh nào mà ông Thệ, ông Thận liên tiếng tranh công nhé công khai cho mọi biết nhé"?
      Phim đây:
      https://www.youtube.com/watch?v=EbgrWDVcGMw&ab_channel=D%C6%B0%C6%A1ngTh%C3%A1iB%C3%ACnh

      Trong phim này, Đạo diễn Phạm Việt Tùng đã trưng ra những trích đoạn video mà ông Phạm Xuân Thệ, ông Bùi Quang Thận "nói dối", "nói láo" đó.

      Xóa
    3. Vậy sao trong cuộc hội 2005 khi bị ông Hà Huy Đỉnh một nhà báo chế độ cũ là nhân chứng có mặt ngày 30/4/1975 chất vấn ông Bùi Tùng lại không trả lời được nhỉ:"ông Bùi Tùng ông sang đài phát thanh bằng gì, ông Đỉnh nói ông sang đài bằng xe của tôi tôi cho ông quá giang, đưa ông sang đài sau ông Thệ"

      Xóa
    4. Có gì mà ông Tùng không trả lời được?
      Ông Hà Huy Đỉnh đã trả lời thay rồi còn gì?
      Đâu có phải ông Hà Huy Đỉnh chất vấn ông Tùng mà là có người phe ông Thệ chất vấn và ông Đỉnh trả lời thay: "Ông Tùng đi bằng xe của tôi!"
      Và khi ông Đỉnh trả lời rồi thì ông Tùng không nói thêm nữa!

      Ông Bùi Tùng kể trong bài "MỘT TÀI LIỆU TOÀN CẢNH LẦN ĐẦU TIÊN CÔNG BỐ VỀ SỰ KIỆN 30/4/1975 TẠI DINH ĐỘC LẬP VÀ TẠI ĐÀI PHÁT THANH SÀI GÒN! "
      https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/mot-tai-lieu-toan-canh-lan-au-tien-cong.html

      Khi nói đến chuyện xe cộ, ông Tùng kể trong báo cáo năm 1990: "Tôi định đi bằng hai xe thiết giáp, nhưng như các đồng chí đều biết, xe chiến đấu của chúng ta đồng thời cũng làm nhiệm vụ hậu cần xoong nồi lủng củng, chậu và ra đường lúc này không tiện. Có một cán bộ rất trẻ đề nghị (I): “Hay là ta đi bằng hai xe jeep”. Tôi đồng ý. Đồng chí cán bộ trẻ và một hai bộ đội ta cùng với Minh Mẫu lên xe đầu. Tôi cùng hai chiến sỹ lên xe sau. Thấy xe rộng một người thấp, đầu hình như búi tó, nói tiếng Việt rất sõi xin đi tôi cho lên xe, tôi tưởng là phóng viên người Nhật (sau này anh Thành Tín, tức Bùi Tín cho tôi biết đó là Hà Huy Đỉnh nhà báo ở Sài Gòn). Một người Âu nói tiếng Pháp hỏi tôi biết tiếng Pháp không. Tôi nói tôi biết. Người ấy tự xưng là người Tây Đức sẽ nói tốt cho quân cho quân giải phóng xin đi, tôi cho lên xe và bu theo một vài nhà báo phương tây nữa."
      ===
      Đồng chí cán bộ rất trẻ kia, sau này ông Tùng mới biết, đó là ông Thệ.

      Như vậy ta có thể hiểu: Ông Tùng đến Dinh Độc Lập không phải bằng xe con mà là bằng xe thiết giáp, đương nhiên, ông ấy không có xe con để đi sang Đài. Vì vậy, khi ông cán bộ trẻ (Thận) đề nghị sang Đài bằng 2 xe Jeep thì ông Tùng đồng ý, nhưng tại thời điểm đó, ông Tùng vẫn chưa biết 2 xe jeep đó là của ai cả, chỉ biết là ông cán bộ trẻ đã chuẩn bị 2 xe jeep.

      Xóa
    5. Sự thật phải trả lại nguyên trạng của nó

      Xóa
  10. để nặc nói cho mà nghe: ở Việt Nam có tục lệ Xây dựng điển hình. ở đây chuyện xe tăng hay chuyện ông Thệ (ừ thì cứ cho là này nọ đi, cho là theo ý của các anh chị đang muốn dìm chết ông Thệ ở đây) được hiểu thế này. trong chiến đấu, có các cá nhân và tập thể có nhiều thành tích, nghĩa là cái xe tăng A hay anh B cần được phát huy, nhân rộng, biểu dương...công cuộc giải phóng miền Nam, ko phải chỉ có vài giờ, vài phút ở cái dinh tổng thống ấy để mà gọi là làm lên lịch sử. mà là cả thời gian chuẩn bị, đánh thắng từ trận này tới trận khác, tiến từ vĩ tuyến 17 vào Nam, thắng từ Huế, Đà Nẵng...Sài Gòn lúc đó thật sự đã bị quân ta đè bẹp rồi, đâu đó có tiếng súng chỉ là điên cuồng và rất yếu. có thể nói là đã chiến thắng. ừ thì thắng rồi, bây giờ là cần tới lúc để các chiến công được trọn vẹn. ừ thì để trọn vẹn cho các tập thể, cá nhân điển hình. thì vào dinh thế nào, ai đi đầu, ai cắm cờ là được Bộ chỉ huy chiến dịch phân công, chứ không phải như lũ cướp mà thích đi đầu là đi đầu, thích cắm cờ là cắm cờ. Cho nên, ng ta có câu Lịch sử gọi tên. ở đây là xe tăng của anh Thuận, quân của anh Thệ, đặc biệt là anh Thệ sẽ là các cái tên mà lịch sử gọi. mà lịch sử gọi thì xin anh chị đừng có cãi nhé. anh nào, xe nào cũng có chiến công cả, nhưng anh Thệ xứng đánh anh hùng, anh Thuận xứng đáng anh hùng...ko chỉ vì cắm cờ, ko chỉ vì viết bản đầu hàng...cho nên các anh chị đừng ảo tưởng kiểu phong cho anh Tùng anh hùng đi, tốp lái xe tăng húc đổ anh hùng đi...là nghe trái tai lắm nhé. các anh các chị lôi chuyện cũ ra, moi móc này kia rồi dùng anh này đập nát anh kia là sai nhé, hạ bệ anh Thệ phủ nhận công lao, đòi lột lon, danh hiệu lại càng sai nữa nhé. các anh các chị tưởng các anh các chị giỏi phỏng, thủ dâm tinh thần ở cái trang này với nhau phỏng, cứ việc thôi, nhưng làm cái gì mà thiếu suy nghĩ như vu oan, đặt điều thì các anh chị cẩn thận nhé.

    Trả lờiXóa
  11. Vậy là các ccb trung đoàn 66 (và cả Thệ nữa) đã thú nhận đúng tao lý thông cướp công thạch sanh đấy.
    Dưng mờ tao làm theo "tục lệ xây dựng điển hình", theo chỉ đạo của cấp trên!

    Trả lờiXóa