Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

Cố Nhà báo Nguyễn Đình Quân: PHÁN QUYẾT CỦA PCA VÀ HỆ LỤY VỚI VIỆT NAM

Bản đồ tranh chấp tại khu vực quần đảo Trường Sa (8 điểm đỏ góc dưới bên trái ảnh là khu vực thềm lục địa Việt Nam, có các Nhà giàn DK1 trên các bãi cạn Phúc Tần, Huyền Trân, Tư Chính..., hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam)
Lời dẫn: Mấy hôm nay, dư luận Việt Nam bất bình sôi sục khi thấy nhiều tờ báo Việt Nam chỉ vì “phò Mỹ” mà không đếm xỉa đến chủ quyền của Việt Nam, thậm chí báo chí chính thống Việt Nam dám xuyên tạc, bóp méo, ngược 180 độ Lời phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Xem các bình luận tại bài VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ Ở BIỂN ĐÔNG?
Bạn đọc của Google.tienlang phát hiện (ở Đây): "Chỉ ít giờ sau khi Google.tienlang đăng bài này, TẤT CẢ CÁC BÁO, KỂ CẢ BÁO TIN TỨC, VNEXPRESS.... ĐÃ ĐỀU PHẢI SỬA TÍT, BỎ ĐI TÍT "VIỆT NAM HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ VỀ BIỂN ĐÔNG".
Dù đã phải sửa tít, bỏ tít "VIỆT NAM HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ VỀ BIỂN ĐÔNG", Song Google.tienlang ngạc nhiên khi thấy nhiều bài báo với nội dung xuyên tạc quan điểm của Chính phủ Việt Nam vẫn còn hiển thị trên báo. Rất nhiều tờ báo đã đăng tải những bài viết của ông Vũ Thanh Ca (nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam ) khi ông này nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại ở rất nhiều tờ báo rằng “Tuyên bố của Mỹ phù hợp lập trường của Việt Nam”!? Google.tienlang phát hiện, ông Vũ Thanh Ca có quan điểm trở cờ, lật sử, rửa tội cho Mỹ ngụy từ năm 2015 qua bài Sự tiếp nối chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Tạp chí Lý luận Chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí minh, link bài
Và từ đó đến nay, khi nói về biển đảo, ông Vũ Thanh Ca luôn coi “bu Mỹ” là chuẩn mực, dù quan điểm của Mỹ xâm hại chủ quyền Việt Nam. Đó là các bài, ví dụ:
1. Báo Tuổi trẻ có bài Phán quyết của Tòa Trọng tài: Thuận lợi cho Việt Nam
15/07/2016 10:02 GMT+7
Link
2. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, bài Biển Đông: Tuyên bố của Mỹ phù hợp lập trường của Việt Nam
Thứ Tư, ngày 15/7/2020 - 01:45
Link bài
3. Báo Lao động, bài Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông có giá trị pháp lý rất cao
LĐO | 17/07/2020 | 13:10
Link bài
4. Báo Thanh niên, bài Từ tuyên bố lập trường của Mỹ đến đồng thuận quốc tế về Biển Đông
17:30 - 16/07/2020
Link
Ở tất cả những bài báo nói trên, ông Vũ Thanh Ca liên tục nhấn mạnh “Tuyên bố của Mỹ phù hợp lập trường của Việt Nam”. Dường như ông Vũ Thanh Ca đang cấp tập áp dụng chiêu truyền thông lừa đảo kiểu “Tăng Sâm”, rằng nói nhiều lần, liên tục thì điều dối trá sẽ thành “sự thật hiển nhiên”!
Nhà báo Nguyễn Đình Quân của báo Tiền Phong đã bất ngờ ra đi sáng 6/9/2017. Sinh thời, Nhà báo Nguyễn Đình Quân được đồng nghiệp và cộng đồng mạng đánh giá là “cuốn từ điển sống” về biển đảo của Tổ quốc (Xem bài TÂM NGUYỆN CUỐI CÙNG CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN ĐÌNH QUÂN GỬI ĐẾN NHỮNG NGƯỜI VIẾT SỬ ). Trước khi ra đi, Nhà báo Nguyễn Đình Quân đã kịp để lại cho đời một Kho tư liệu sống động tại blog của ông, đó là blog Thiềm Thừ. Nhân dịp này, Google.tienlang xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của Cố Nhà báo Nguyễn Đình Quân vào ngày 14 THÁNG 7/ 2016, chỉ hai ngày sau khi PCA đưa ra phán quyết.
 ********

PHÁN QUYẾT CỦA PCA VÀ HỆ LỤY VỚI VIỆT NAM
Lợi rõ ràng: Tòa Trọng tài (PCA) tuyên bố "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, đồng thời Trung Quốc "không có chủ quyền lịch sử" tại Biển Đông.
Chỉ có vậy!
Nhà báo Nguyễn Đình Quân trong một chuyến công tác ra Trường Sa
Phán quyết về những nội dung khác, dù bất lợi cho Trung Quốc nhưng không hẳn có lợi cho Việt Nam, có nội dung hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam. Một số nội dung phán quyết cũng không hoàn toàn có lợi cho Philippines.  
Đối với 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa, PCA tuyên rằng Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập và Gaven là các cấu trúc nổi trên mặt nước vào lúc thủy triều lên cao (đá), có lãnh hải 12 hải lý, còn Xu Bi, Tư Nghĩa, Vành Khăn là các cấu trúc chìm khi thủy triều lên (bãi, không có 12 hải lý lãnh hải, chỉ có 500m vùng an toàn. Việc PCA tuyên rằng 7 đảo nhân tạo này không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa không có nhiều ý nghĩa, vì đó là điều hiển nhiên, chiếu theo Công ước quốc tế về luật biển (Công ước). Tuy nhiên, phán quyết rằng một số trong các thực thể địa lý này là bãi lúc nổi lúc chìm sẽ phương hại đến đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam đối với chúng, ảnh hưởng cả đến một số thực thể Việt Nam đang đóng giữ như đá Tốc Tan, đá Núi Le, đá Tiên Nữ (sẽ phân tích sau). Tất cả các thực thể này nằm trong khoảng cách 200 hải lý, tính từ đường cơ sở của Philippines. 
Theo PCA, Trung Quốc đã: Can thiệp vào việc thăm dò dầu khí của Philippines tại Bãi Cỏ Rong; Chủ ý cấm các tàu Philippines đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại bãi Vành Khăn và bãi Cỏ Mây, bảo vệ cho và không ngăn ngừa ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá tại các nơi này; Xây dựng các công trình và đảo nhân tạo tại Vành Khăn mà không được sự đồng ý của Philippines. Do vậy PCA kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này. Kết luận này trái với tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
PCA kết luận rằng, tất cả các cấu trúc nổi tại Trường Sa (Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây…) đều là “đảo đá” về mặt pháp lý và không tạo ra EEZ hoặc thềm lục địa. Phán quyết này có phần không lợi cho Việt Nam, trong trường hợp Việt Nam đòi hỏi các đảo Việt Nam đang đóng giữ như Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn… phải có EEZ. Nhưng đồng thời, Trung Quốc (và Đài Loan Trung Quốc) cũng không thể dùng 200 hải lý EEZ quanh đảo Ba Bình mà họ cho là có chủ quyền để tạo nên vùng tranh chấp với EEZ và thềm lục địa tính từ đường cơ sở bờ biển Việt Nam nữa. Các vùng biển tranh chấp bị thu hẹp về phạm vi 12 hải lý quanh mỗi đảo đá tại Trường Sa. 
Có một phán quyết không hoàn toàn có lợi cho Philippines, đó là: “Tòa Trọng tài cũng kết luận rằng Công ước không quy định việc một nhóm các đảo như quần đảo Trường Sa sẽ có các vùng biển với tư cách là một thực thể thống nhất”. Tuy nhiều phán quyết của PCA gián tiếp đưa đến suy luận rằng phần lớn khu vực quần đảo Trường Sa nằm trong phạm vi EEZ của Philippines, có lợi cho Philippines, nhưng phán quyết nói trên của PCA khiến Philippines không thể quy gần như toàn bộ quần đảo Trường Sa thành một thể thống nhất mà họ gọi là Nhóm đảo Kalayaan, chỉ có thể đòi chủ quyền đối với từng thực thể địa lý ở đây.
Bản đồ tranh chấp tại khu vực quần đảo Trường Sa (8 điểm đỏ góc dưới bên trái ảnh là khu vực thềm lục địa Việt Nam, có các Nhà giàn DK1 trên các bãi cạn Phúc Tần, Huyền Trân, Tư Chính..., hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam)
Cùng với việc đánh giá các phán quyết của PCA, cần quan tâm đến các lập luận của PCA để dẫn đến các phán quyết ấy.
Khi xem xét hồ sơ lịch sử để xác định Trung Quốc có quyền lịch sử đối với tài nguyên ở Biển Đông trước khi Công ước có hiệu lực hay không, PCA  lưu ý rằng có chứng cứ cho thấy người đi biển và ngư dân của Trung Quốc, cũng như của các nước khác, trong lịch sử đã sử dụng các đảo ở Biển Đông. Tuy nhiên, Tòa quyết định là trước khi có Công ước, các vùng biển ở Biển Đông bên ngoài vùng lãnh hải về pháp lý đều là một phần của vùng biển quốc tế, tại đó tàu thuyền của bất kỳ quốc gia nào đều có thể qua lại và đánh cá một cách tự do. Vì vậy, Tòa đã kết luận rằng việc Trung Quốc qua lại và đánh cá trong lịch sử ở vùng biển của Biển Đông đã thể hiện các quyền tự do trên biển cả, thay vì một quyền lịch sử, và rằng không có chứng cứ nào cho thấy rằng trong lịch sử Trung Quốc đã một mình thực hiện việc kiểm soát các vùng biển ở Biển Đông hay ngăn cản các quốc gia khác khai thác những tài nguyên của mình. PCA có lập luận như vậy khi xem xét các hồ sơ của Việt Nam?
Theo Điều 121 của Công ước, các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và có thềm lục địa. PCA giải thích Điều 121 và kết luận rằng các quyền có vùng biển của một cấu trúc phụ thuộc vào: Năng lực khách quan của cấu trúc; Trong điều kiện tự nhiên, nó có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào tài nguyên bên ngoài, và cũng không thuần túy mang tính chất khai thác. PCA thấy rằng nhiều cấu trúc tại Trường Sa hiện đang được một hoặc nhiều quốc gia kiểm soát và họ đã xây dựng các cấu trúc và duy trì nhân lực tại chỗ. PCA kết luận rằng việc hiện diện của các nhân viên công quyền trên nhiều cấu trúc không chứng minh được khả năng của các cấu trúc này, trong điều kiện tự nhiên, để duy trì cộng đồng cư dân ổn định và cho rằng các bằng chứng lịch sử về việc định cư hoặc đời sống kinh tế có ý nghĩa hơn đối với năng lực khách quan của các cấu trúc. Qua đánh giá hồ sơ lịch sử, PCA thấy rằng các đảo Trường Sa trong lịch sử từng được các nhóm nhỏ ngư dân từ nhiều nước sử dụng, một số công ty khai thác phân chim và đánh cá của Nhật đã có hoạt động tại đây vào những năm 1920 và 1930. PCA kết luận rằng, việc sử dụng tạm thời các cấu trúc của ngư dân không dẫn đến việc cư ngụ của một cộng đồng ổn định và tất cả các hoạt động kinh tế trong lịch sử đều chỉ có tính chất khai thác. Theo đó, PCA kết luận rằng tất các cấu trúc nổi tại quần đảo Trường Sa đều là “đảo đá” về mặt pháp lý và không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lập luận này của PCA, trong hành trình đòi công nhận chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Xem xét quyền đánh cá truyền thống tại bãi Scarborough, PCA kết luận rằng ngư dân từ Philippines, cũng như Trung Quốc và các nước khác, đã đánh cá tại bãi Scarborough từ lâu và có quyền đánh cá truyền thống tại khu vực này. Do bãi cạn Scarborough nổi trên mặt nước lúc thủy triều lên, cấu trúc này có quyền có lãnh hải, vùng nước xung quanh cấu trúc này không tạo thành vùng đặc quyền kinh tế và quyền đánh cá truyền thống không bị mất đi do Công ước. Tòa xác định rằng Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines khi ngăn chặn tiếp cận bãi cạn Scarborough sau tháng 5 năm 2012. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài thấy rằng Tòa cũng sẽ có kết luận tương tự đối với quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Trung Quốc nếu Philippines có hành động ngăn cản việc đánh cá của công dân Trung Quốc tại bãi Scarborough. Với phán quyết trên của PCA, Trung Quốc có cớ lưu đội tàu tại Scarborough và nhiều bãi đá khác tại quần đảo Trường Sa, tiền đề để không chế, kiểm soát những bãi đá đó.
Bãi Scarborough nằm ngoài khu vực chồng lấn ở quần đảo Trường Sa
PCA đã khẳng định, “Toà không phán quyết các vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện”. Phán quyết ngày 12/7/2016 của PCA chưa giải quyết được những mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện, phản bác toàn bộ phán quyết của PCA cho thấy vũ khí pháp lý có tác dụng không nhiều trong việc bảo vệ chủ quyền của các quốc gia. Như facebooker Tâm Minh Nguyễn nói, giá trị cao nhất của một phán quyết của PCA chỉ là làm mất uy tín của một quốc gia đã vi phạm chính những điều ước quốc tế mà họ ký kết, tạo dư luận đồng thuận của quốc tế đối với quốc gia bị xâm phạm chủ quyền biển đảo.
Việt Nam có thể sử dụng kinh nghiệm của Philippines tại vụ kiện vừa qua trong đấu tranh đòi công nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Dùng con đường pháp lý để đòi chủ quyền biển, đảo là cần thiết, nhưng cần hết sức thận trọng. Cửa thắng không chắc chắn, nhưng có thắng cũng khó giành lại chủ quyền thực tế, nếu trong tay chỉ có những phán quyết như của PCA.
GHI CHÚ:
Tuyên bố ngày 12/51977 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa của VIệt Nam:
1. Lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra.
...
5. Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3, và 4 của Tuyên bố này.
Theo Tuyên bố này, các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
Xem 
Xem thêm 
Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam tiếp tục nêu quan điểm của Tuyên bố ngày 12/5/1977: 4. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể trong một văn kiện tiếp theo phù hợp với điểm 5 của bản Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 5. Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo Luật Biển Việt Nam, được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013, đã có sự điều chỉnh, không còn khẳng định mọi đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa đều có lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nhưng Luật Biển Việt Nam cũng không loại trừ việc một số đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa có thể có lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
Lê Hương Lan Giới thiệu
====
Google.tienlang xin bổ sung luôn vào đây thông tin dưới đây:
Chúng ta cần lưu ý, trong Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng liên quan đến Tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo về Lập trường của Hoa Kỳ đối với các yêu sách biển ở Biển Đông  đoạn “Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.”
Tức là Việt Nam hoan nghênh lập trường của tất cả các nước, chứ không riêng nước Mỹ, NHƯNG lập trường đó PHẢI PHÙ HỢP VỚI LUẬT PHÁP QUỐC TẾ và chia sẻ quan điểm “như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.” Đọc kỹ đoạn này thì thấy rằng Việt Nam KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ!
Vậy Tại sao Việt Nam KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ?
Có mấy lý do sau đây:
Lý do 1. Tuyên bố của Mỹ xâm hại chủ quyền Việt Nam ở Bãi Tư Chính.
Bãi Tư Chính
Nhiều thế hệ lính đảo Việt Nam chốt giữ ở Nhà giàn DK tự hào là những "cột mốc sống" khẳng định chủ quyền Việt Nam ở bãi Tư Chính 
Từ trước tới nay, Việt Nam luôn khẳng định Bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam bởi nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982. Và vì nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam nên các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển thuộc về Việt Nam. (Theo Điều 55, phần V Công ước Liên hiệp quốc về luật biển)
Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam
Thế nhưng nay, trong Tuyên bố của Mỹ thì, xin trích: "... Vì vậy Mỹ bác bỏ mọi yêu sách trên biển của Trung Quốc đối với vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (Vanguard Bank - ngoài khơi Việt Nam), cụm bãi cạn Luconia (Luconia Shoals - ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Brunei và Đảo Natuna Lớn (Natuna Besar - ngoài khơi Indonesia)”... Hết trích.
Đoạn trích trên có nghĩa là gì?
- Bãi Tư Chính nằm trong vùng EEZ đang thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của VN, qua tuyên bố của trên của Mỹ đột nhiên đã biến thành "vùng biển quốc tế", nơi "các quốc gia khác" cũng có quyền đánh bắt cá và khai thác khí đốt, tức là vùng bãi Tư Chính có "tranh chấp" ???!!!
Lý do 2. Tuyên bố của Mỹ khẳng định lại phán quyết của Tòa Trọng tài PCA vụ kiện giữa Philippin và Trung Quốc năm 2016 (Xem bài TOÀN VĂN THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 12.7.2016 CỦA PCA VỀ VỤ KIỆN TQ CỦA PHILIPPIN
Xin lưu ý, khi Tòa PCA ra phán quyết về vụ kiện này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng đã tuyên bố, rằng Việt Nam “Hoan nghênh việc Tòa Trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12-7”. Nhưng đồng thời, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết.
Linkhttp://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns160712171301 
Và từ đó đến tận hôm nay, phía VN chưa đưa ra tuyên bố về nội dung phán quyết PCA!
Vì sao vậy? Là bởi Phán quyết PCA xâm hại chủ quyền của Việt Nam! Nay Mỹ khẳng định phán quyết PCA là đúng thì tức là Mỹ cũng xâm hại chủ quyền Việt Nam.
Trở lại vụ kiện giữa Philippin và Trung Quốc năm 2016.
Theo Hồ sơ ở PCA thì Phía Philippin nộp yêu cầu khởi kiện trong đó đòi hỏi vùng biển bao trùm cả những điểm/đảo mà Việt Nam đang đóng quân. Phía Việt Nam cũng có nộp cho PCA những tài liệu khẳng định chủ quyền của VN. Xem hình
Vùng trong vạch màu xanh dương là vùng mà Phil đề cập trong hồ sơ kiện TQ; những chấm đỏ là vùng Việt Nam đang quản lý và có quân đồn trú - Nguồn ảnh từ PCA
Bản đồ chủ quyền biển đảo chồng lấn của các nước trên Biển Đông. (Hình: Business Insider).
+ Màu đỏ là đường chín đoạn của TQ
+ Màu tím là yêu sách của VN;
+ Màu Hồng là yêu sách của Phill;
+ Màu vàng là Brunei;
+ Màu xanh lá cây là Malaixia
Những điểm/đảo Việt Nam đang đóng quân trong vùng biển mà Philippin đòi chủ quyền
Như vậy, nay Tuyên bố của Mỹ cho rằng Phán quyết PCA “là quyết định cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý đối với các bên liên quan” thì khác nào tố cáo Việt Nam đang đóng quân “trái phép” ở vùng biển Philippin?
Lý do 3. Vì còn đang muốn tập hợp lực lượng để đấu với Trung Quốc nên Việt Nam tạm thời chưa nói đến vụ Philippin cướp đảo Song Tử Đông và một số đảo ở Trường Sa năm 1970 của Việt Nam (khi đó do lính VNCH trông giữ).
Philippines đã cướp các đảo ở Trường Sa của Việt Nam như thế nào?
Xin đọc bài báo theo lời kể của viên sĩ quan hải quân Philippin:

Secret mission in 1970 put PH troops in Spratlys
by Rodney Jaleco, ABS-CBN News North America Bureau
Posted at Jul 11 2011 11:57 PM | Updated as of Jul 13 2011 06:39 AM
WASHINGTON DC – Retired Philippine Navy Captain and now Viriginia resident Domingo Tucay Jr was a a young lieutenant and an intelligence officer in a secret mission ordered by then President Ferdinand Marcos to land Filipino troops in the Spratly Islands in 1970.
“It was so secret... the captain could only open this sealed envelope when he passed a certain point,” Tucay said in Filipino.
He shared pictures and mementoes with ABS-CBN News, showing how they occupied the 7 islands, now known as the Kalayaan Group of Islands.
The Kalayaan Group of Islands is the Philippines’ foothold on the disputed Spratly Islands.
“When we landed, we were unopposed. There was no human habitation, all we saw were turtles, birds and vegetation, but there were no trees,” Tucay said.
Đọc toàn bài theo link

Lược dịch:
Hé lộ bí mật việc chiếm đóng các đảo ở Trường Sa vào năm 1970 của quân đội Philippin
Đại úy hải quân đã về hưu của Philippines và giờ đây đang là công dân ở bang Virginia (Mỹ) tên là Domingo Tucay Jr cho biết: Năm 1970, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos đã ra lệnh cho quân đội thực hiện một nhiệm vụ bí mật đó là đổ bộ binh lính Philippines lên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Ở thời điểm đó ông Tucay là một Trung úy tình báo trẻ có nhiệm vụ tham gia vào phi vụ này. Tucay nói rằng : “Việc đó rất bí mật... thuyền trưởng chỉ được phép mở phong bì bọc kín có chứa lệnh khi đã đến đúng địa điểm”. Ông đã chia sẻ các bức ảnh và vật kỷ niệm với ABS-CBN News để cho thấy họ đã làm thế nào chiếm được 7 đảo ở quần đảo Trường Sa mà hiện nay họ gọi là nhóm đảo Kalayaan. Với những hòn đảo chiếm đóng được này, Philipines có chỗ đứng chân để tham gia vào tranh chấp lãnh thổ ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Tucay nói: “Khi chúng tôi đổ bộ lên các hòn đảo, chúng tôi không gặp phải kháng cự nào. Không có người nào cư trú ở đó, tất cả những gì chúng tôi thấy là rùa biển, chim và thực vậy nhưng không có cây lớn”.
Họ tuyên bố chủ quyền với những đảo này, đọc tuyên ngôn công khai và treo cờ Philippines lên các đảo. Nhiều tháng sau khi Philippines đóng quân lên các đảo này, các nước khác (trong đó có chính quyền VNCH) mới biết đến.
Tucay nói: “Chúng tôi nhận được tin tức từ chỉ huy đảo rằng binh sỹ quân đội khác đã chiếm đảo Pugad (tức đảo Song Tử Tây). Sau đó chúng tôi nhận ra họ là binh sỹ Nam Việt Nam (tức quân đội Việt Nam Cộng hòa). Chúng tôi báo cáo điều đó và nhận được chỉ thị từ sở chỉ huy là mặc kệ họ”.
Tucay trở lại Trường Sa năm 1978 khi đã lên cấp Đại úy, thuyền trưởng một tàu tuần tra hộ tống cho các tàu vận tải chở lính thủy đánh bộ hoặc các thành viên của lữ đoàn xây dựng hải quân, súng lớn, vật liệu xây dựng và những cây dừa. Ông Tucay nói việc này diễn ra ở thời điểm đỉnh cao của Hải quân Philippines, khi họ có những tàu và thủy thủ tốt nhất và được hải quân các nước láng giềng mô phỏng. Nhưng giờ đây, với việc dầu và khí đốt ngày càng được phát hiện nhiều ở Trường Sa, Philippines đang cố gắng để giành lại kỷ nguyên đã mất này”.
Nguồn:
=====

Các bài liên quan

26 nhận xét:

  1. "Chủ nghĩa" hay "tư tưởng", "trào lưu" Bài Trung và Phò Mỹ này và bộ phận phản động Bài Trung Phò Mỹ cực đoan này trong làng báo chí truyền thông "chó dại" và đám lật sử đã thật sự gây nguy hại đến an ninh quốc gia, an ninh quốc phòng, hòa bình và ổn định chính trị xã hội của đất nước, phò Mỹ bán rẻ lương tâm và ngòi bút cho Diễn Biến Hòa Bình và kích động náo loạn biểu tình bạo loạn lật đổ. Mỹ muốn xem phim náo nhiệt ở Biển Đông, càng náo nhiệt càng tốt, nên cho tiền bọn phản động trong truyền thông báo chí để chúng kích động chống TQ, kích động bài Trung phò Mỹ.

    Cần phải có cuộc điều tra sâu rộng thật khắc khe trong tất cả mọi lĩnh vực liên quan, trong và ngoài báo chí, tuyên giáo, truyền thông. Liên quan đến các sự kiện tham nhũng, sân sau, nhóm lợi ích, cửa quyền, quan tham, bao che, san bằng dẫm đạp lên ô dù là lòi hết mặt chuột ra thôi. Một làng báo chí truyền thông tiếng là "cách mạng" mà bị chính nhân dân mình và người cách mạng, các gia đình CM coi là thù địch, coi là kẻ thù của họ và căm ghét như thù giặc ngày xưa thì chứng tỏ là 1 làng báo chí truyền thông biến chất phản động giống như LX sụp đổ ngày xưa rồi.

    Vì sự tồn vong của chế độ, phải bắt ngay những đối tượng nguy hiểm trong chính trị và báo chí, trong công tác tư tưởng, công tác Đảng, sinh hoạt Đảng, kết nạp Đảng, nhất là trong giới truyền thông, tòa soạn cơ quan báo chí. Bắt ngay và tạm giam điều tra, nhất là những kẻ đầu tiên nào trong vụ nhét chữ vào mồm ngoại giao. Cần bắt giữ ngay bọn này giống như ngày xưa Cụ Hồ dẹp loạn đám Nhân Văn, Giai Phẩm. Bây giờ ta cũng cần diệt tiêu cực, chống nội xâm và dẹp loạn lều báo, với tinh thần chống dịch như chống giặc. Báo chí đã là 1 loại dịch tả nguy hiểm cho tư tưởng trong xã hội. Nó cũng chính là dịch, dịch tư tưởng, bệnh tinh thần, tâm lý.

    Đám báo chí bộ phận phản động Bài Trung Phò Mỹ này không giống như bọn tự diễn biến tự chuyển hóa thông thường mà giống như bọn đã làm việc có tổ chức lâu ngày cho Việt Tân, CIA, nhận đô la ngoại bang để phục vụ cho chính sách Quay Lại Châu Á chống TQ của Mỹ và Bài Trung Phò Mỹ, phản bội Đất Nước, bán nước hại dân, đó là bọn sâu dân mọt nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất đúng, không thể để bọn phản động xuyên tạc và chống phá đất nước được

      Xóa
  2. Nguyễn Đức Kiênlúc 22:13 18 tháng 7, 2020

    1. Cái mất dạy của Vũ Thanh Ca và các "chuyên gia" BÀI TRUNG PHÒ MỸ là hít hà cái Tuyên bố của Pompeo rồi tung hô đó là Chuẩn mực nhưng chúng không thấy cái Tuyên bố của Pompeo đã BÁC BỎ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở BÃI TƯ CHÍNH!
    Tuyên bố của Mỹ, xin trích: "... Vì vậy Mỹ bác bỏ mọi yêu sách trên biển của Trung Quốc đối với vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (Vanguard Bank - ngoài khơi Việt Nam), cụm bãi cạn Luconia (Luconia Shoals - ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Brunei và Đảo Natuna Lớn (Natuna Besar - ngoài khơi Indonesia)”... Hết trích.

    Mỹ đã bố láo khi xếp chung Bãi Tư Chính của VN với các vùng biển tranh chấp khác mà không thèm biết rằng Bãi Tư Chính của VN nằm ngoài Quần đảo Trường Sa, Bãi Tư Chính là nằm trên THỀM LỤC ĐỊA CỦA VN, NẰM TRONG VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ CỦA VN! Đây rõ ràng là khu vực thuộc chủ quyền VN không thể tranh cãi, bởi đây đã quy định rõ trong Công ước về Luật biển 1982.
    Nay Mỹ bác bỏ yêu sách của TQ, đồng thời nó biến Vùng biển ở khu vực bãi Tư Chính là vùng biển quốc tế. Phán quyết PCA năm 2016 cũng biến Vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough nằm trên thềm lục địa của Phil thành Vùng biển quốc tế, ai cũng có quyền qua lại, đánh bắt cá, làm gì tùy thích!

    2. Cái mất dạy thứ hai của Vũ Thanh Ca và các "chuyên gia" BÀI TRUNG PHÒ MỸ là chúng không hề nói tới những cái bất lợi của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu theo phán quyết PCA và Tuyên bố của Mỹ.
    Phil đòi vùng biển chủ quyền của nó bao trùm hầu hết quần đảo Trường Sa, trong đó có đa số các điểm/đảo mà bộ đội ta đang đồn trú.

    3. Theo Nhà báo Thiềm thừ chỉ ra thì quy định của Luật Biển VN, những đảo nổi như Trường Sa Lớn chẳng hạn đều có Vùng Nội thủy, Lãnh hải 12 hải lý và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Nhưng nếu theo phán quyết PCA và nay là Tuyên bố của Mỹ thì mất hết vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, chỉ còn lãnh hải 12 hải lý. Ngoài 12 hải lý là Vùng biển quốc tế, người nước ngoài vô tư qua lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Đức Kiênlúc 22:34 18 tháng 7, 2020

      Thằng Trung Quốc nó không nói ra nhưng trong bụng, chắc chăn TQ thầm cảm ơn ông bạn Mỹ vì đã đạo diễm cái phán quyết PCA năm 2016 và mới đây là bản Tuyên bố nọ chai.

      Đường Lưỡi bò rõ ràng chỉ là tuyên bố đơn phương, vô lý của TQ,chả ai nghe.
      Nhưng rõ ràng là thằng TQ đang là kẻ chẳng có vị gì ở biển Đông. Nó bắt đầu có mặt khi đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 với sự bật đèn xanh của Mỹ, rồi nó dùng vũ lực chiếm các bãi ngầm Gạc Ma cùng vài cái bãi ngầm khác và nó cải tạo, bồi lấp trong sự lên án của quốc tế.

      Nay, với phán quyết PCA do Mỹ đạo diễn và Tuyên bố mới đây, thằng TQ đã đường đường làm chủ Hoàng Sa và một vài điểm/đảo ở Trường Sa. Thằng Mỹ muốn mở rộng Vùng biển quốc tế, thu hẹp chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế của VN, như vậy từ nay thằng TQ nó có quyền cũng như thằng Mỹ, tự do thoải mái làm gì tùy thích xung quang Bãi Tư Chính, cũng như xung quanh các đảo nổi ví dụ như Trường Sa Lớn của VN....

      Mỹ và TQ đều có hải quân mạnh. Cả hai thằng đều được lợi khi mở rộng Vùng biển quốc tế, bác bỏ vùng đặc quyền kinh tế xưa nay của VN!

      Xóa
    2. Bạn nói rất đúng, không thể tin Mỹ được; Mỹ rất thâm độc

      Xóa
  3. Báo chí cách mạng màulúc 22:29 18 tháng 7, 2020

    Không có gì lạ khi bộ phận báo chí và DLV phản động bài Trung phò Mỹ bán nước và hùa theo với Chủ Mỹ bảo ta đang đóng quân trên đất của Philipin, chúng là loài sâu bọ rận rệp từ lâu, kể cả bộ phận DLV đang biến chất, tự diễn biến tự chuyển hóa, dân túy cơ hội chính trị, chống Tàu cho Mỹ, bài Trung phò Mỹ.

    Cần xác định rõ chúng nó chống Tàu là chống cho Mỹ, rất nhiều nội dung xuất bản và commment của chúng chửi Tàu chỉ để chửi Tàu, chứ không liên quan gì đến lợi ích của VN ta ở Biển Đông. Chúng khai thác tin giả tiêu cực về China, còn như những vụ vỡ đê ở nhà BU thì im re không nói gì cả. Đây là "yêu nước" à? Yêu nước nào? (!) Nếu bọn này không phải là "bài Trung phò Mỹ" thì nên gọi chúng là gì cho đúng đây? Chúng có thể là bọn hậu duệ của bọn Việt gian chó săn thời Pháp Thuộc ngày xưa, những gì chúng biểu hiện ra là giống hệt cách thể hiện của bọn chó săn Việt gian Pháp thuộc ngày xưa trong thời chiến tranh Pháp - Thanh, Cờ Đen khi 2 lực lượng này giúp Tôn Thất Thuyết, Hoàng Kế Viêm và vua Hàm Nghi kháng chiến chống thực dâm Pháp xâm lược. Chẳng có bọn nào thù Tàu, chửi Tàu, chống Tàu hung hăng hơn bọn chó săn Việt gian đó cả. Ngay cả những bài viết ngày nay của chúng về Biển Đông thì cũng cảm tưởng như chúng chỉ mượn cớ vin vào Biển Đông để thỏa mãn não trạng bài Trung phò Mỹ, chửi Tàu cho sướng miệng để kích động châm dầu vào lửa và gây căng thẳng thêm, nếu để ý thì chúng toàn đăng lại bài của lều báo ngày xưa, đăng đi đăng lại.

    Trên bài nói đúng chúng nó đang dùng thủ đoạn mà sự tích "Tăng Sâm Giết Người" đã cảnh cáo. Thời chiến tranh chống Pháp cụ Hồ cũng có bài viết hay về Tăng Sâm Giết Người và tuyên truyền của thực dân đế quốc. Sau này bài viết lưu lại trong Hồ Chí Minh toàn tập, tuyển tập.

    Một câu chuyện dựng đứng bịa đặt ra fake news mà chúng nó nhai đi nhai lại thì cũng sẽ có những kẻ ngu tin vào. Ngay cả bà mẹ hiểu con hơn ai hết mà còn lung lay niềm tin nữa là những kẻ ngu khác. Liên Xô sụp đổ cũng vì lung lay niềm tin. Những kẻ gây ra sự lung lay niềm tin đầu têu thì đương nhiên là Gorbachev, Yetlsin và bọn quan chức phản động nhưng kẻ thực hành lại chính là bọn chó săn tép riu, bọn "DLV" phản động, biến chất, cơ hội chính trị, chó săn nếm phân Mỹ, bọn chó săn ăn lương 2 đầu, bọn quan chức đứng ở 2 thuyền và ăn hưởng bỗng lộc từ cả 2 nơi, bộ phận báo chí phản động, bộ phận phản động trong những kẻ đang làm công tác tư tưởng, chi bộ Đảng trong các báo chí, nhà trường báo chí tuyên truyền. Bại hoại kỷ cương. Liên Xô không tự nhiên sụp đổ ngay, mà là sụp đổ sau 1 thời kỳ mạt pháp bắt đầu từ lũ bài Cộng phò Mỹ thời đó.

    Tôi cũng đồng ý là phải diệt chó, phải điều tra rộng khắp, tổng thanh tra khắp nơi. Quan sát, theo dõi từng động tĩnh của từng đối tượng. Đốt củi, bỏ lò, bắt giam bỏ tù những kẻ phản loạn, những kẻ tiếp tay làm bậy nối dáo cho giặc, phá hoại đất nước, phá hoại giềng mối kỷ cương của đất nước. Nếu không đất nước và chế độ sẽ sụp đổ bắt nguồn từ bọn bài Trung phò Mỹ này. Đó không chỉ là bọn phản động mà còn là bọn phản quốc nguy hiểm nhất.

    Bởi vì bọn chúng chỉ quan tâm mỗi việc là chống TQ cho Mỹ, biến ta thành 1 viên gạch lót đường cho Mỹ đấu nhau cạnh tranh quyền lực với TQ, chúng không hề quan tâm đến lợi ích đất nước và dân tộc, trong đó có lợi ích về chủ quyền, trong đó có sự chiếm đóng của các quân đội khác Tàu ở Biển Đông, trong đó có 2 tên đồng minh thân thiết của Mỹ là Đài Loan và Philipin. Bởi vậy việc báo chí chúng nó nói theo Mỹ biển đảo VN là của Philipin, ủng hộ quan điểm đó của Mỹ là không có gì lạ. Chúng nó đã "bài Trung phò Mỹ" thì còn muốn chúng nó thế nào, có gì phải ngạc nhiên.

    Trả lờiXóa
  4. Ôi dào Mỹ tuyên bố gây hại chủ quyền VN kìa. Không thấy con chó nào vác mặt vào trang web hay FB đại sứ quán Mỹ ở VN mà sủa vậy? Không thấy con chó nào hô hào biểu tình đập phá tấn công doanh nghiệp Mỹ và hiệu hàng Tiếng Anh vậy? Lạ mà không lạ!

    Làm người độc lập không muốn mà cứ thích thể hiện ra giống y hệt như là 1 con chó của Mỹ thì người ta gọi là chó Mỹ hoặc phò Mỹ là đúng rồi. Không những không phản đối chửi Mỹ mà còn đi giật tít tỏ ý xun xoe nịnh Mỹ, làm cho tôi suy nghĩ trong báo chí này tỷ lệ người và chó là bao nhiêu? Đã thật sự đến lúc phải dọn dẹp đám tổng biên tập và bộ phận cây bút cộm cán phản động rồi và dọn rác trong báo chí rồi, quá phản cảm.

    Mong rằng qua vụ án chấn động này Đảng sẽ giăng 1 mẻ lưới lớn để hốt sạch phản động bài Trung phò Mỹ chúng nó trong báo chí và bỏ hết vào Lò. Không chỉ đám này trong báo chí mà còn ngoài báo chí nữa, nhất là trong giới công tác tư tưởng phi chính thống gọi là "DLV", bọn này cũng có tác động tư tưởng nhất định trong xã hội. Bộ phận phản động trong bọn này không những không cân bằng lại mà còn đi hùa theo vào với bộ phận phản động trong lều báo thì chúng nó cũng là phản động và cần phải bị dẹp bỏ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói gì thì nói, nhưng phải bảo vệ cái đúng; các đảo của Việt Nam thì không thể gọi là tranh chấp được; càng không thể tin Mỹ được

      Xóa
  5. Giữa 2 luồng xoáy lực lượng đối nghịch choảng nhau ở Biển Đông là Mỹ và TQ với nỗ lực tranh giành lẫn nhau Biển Đông thì rất rõ ràng là một bộ phận không nhỏ trong báo chí VN đã theo Mỹ bán nước, họ muốn bán nước cho Mỹ mặc dù họ hô hào "yêu nước" và cố gắng đánh đồng "yêu nước" với "chống Tàu" lại với nhau. Hành động của họ khác hẳn với Đảng và Bộ ngoại giao. Trong khi Đảng và Bộ ngoại giao chỉ muốn bình yên và bảo vệ phần chủ quyền của VN ta ở Biển Đông và giữ gìn hòa bình khu vực, chuyện đến đâu giải quyết đến đó, thì sự kích động bài Trung xuất phát từ não trạng phò Mỹ của bộ phận phản động trong báo chí là không thể tha thứ được. Có thể thấy họ Tiêu Chuẩn Kép rất rõ trong ngôn luận và tuyên truyền về 2 vòng xoáy Mỹ Trung này.

    Mỹ muốn tranh giành quyền kiểm soát và khai thác Biển Đông, đúng vậy Mỹ không có quyền pháp lý nào cả, không có tư cách nào cả để thò mặt vào Biển Đông nhưng Mỹ có sức mạnh du côn và 1 đám vẹt đồng ca và 1 dàn loa chiến tranh tâm lý hùng hậu.

    Mặc dù không có phần pháp lý ở Biển Đông nhưng Mỹ vẫn có thể đe dọa chủ quyền VN được thông qua 2 tên đồ đệ là Philippines và Đài loan. Mỹ muốn kiểm soát và giữ phần giữ chỗ ở Biển Đông thông qua lực lượng của 2 tên này trong khu vực, 2 tên có phần ở Biển Đông theo pháp lý.

    Mỹ không thể ủng hộ quan điểm chủ quyền của Đài Loan được vì lịch sử của nó với TQ là tương đồng, ủng hộ quan điểm chủ quyền của Đài Loan thì cũng là ủng hộ quan điểm của TQ, vậy nên Mỹ chuyển sang ủng hộ quan điểm chủ quyền của Philipin để chống TQ. Và đương nhiên Mỹ ủng hộ tất cả gì khác với Đài Loan để chống TQ, và ủng hộ Đài Loan trong các tranh chấp chủ quyền với TQ ở những nơi khác, để chống TQ. "Chống TQ" với Mỹ mới là điểm chính, Mỹ không bao giờ có chuyện vì ủng hộ chủ quyền lịch sử của cậu học trò nhỏ bé Đài Loan mà bỏ chuyện chống TQ. Vậy nên vì chống TQ, Mỹ rất sẵn sàng bỏ qua quan điểm chủ quyền của Đài Loan, đó là lý do vì sao Mỹ bác bỏ Đường lưỡi bò (Đài Loan vẽ năm 1947). Mỹ muốn gây tổn thất cho TQ và bất chấp tất cả.

    Còn mục đích của ta và mọi người VN yêu nước là bảo vệ lợi ích chủ quyền của ta và không chống bất cứ quốc gia nào cả, không chống TQ. Chúng ta chỉ chống lại những chính sách và hành động cụ thể của từng nước nếu nó đi ngược lại với lợi ích của ta. Không chống ai cả, không chống TQ! TQ đang là 1 trong 3 đối tác chiến lược toàn diện duy nhất với VN, VN không có chính sách chống TQ! Báo chí đáng lý ra phải phản ánh điều này. Những công dân VN hay kiều bào yêu nước ở nước ngoài đáng lý ra phải phản ánh điều này. Đi ngược lại chính sách quốc gia mà còn tự xưng là "yêu nước" được thì phải coi lại đó là yêu nước Mỹ, yêu nước Philipin, yêu nước Đài Loan hay nước nào.

    Tình hình hiện nay ở Biển Đông ta có 3 mối "đe dọa" lợi ích, nếu được coi là "đe dọa", 2 kẻ mạnh nhất là Mỹ (Đài Loan, Philipin) và Trung Quốc, ngoài ra còn bọn Malaysia, Brunei. Philipin hơi yếu nhưng quân sự Đài Loan thì rất mạnh nhờ mua nhiều vũ khí của Mỹ với giá ưu tiên, nên chúng tập trận bắn đạn thật rất hung hăng ở Ba Bình, Trường Sa.

    Đài Loan và Philipin đều tập trận ở Biển Đông nhưng Mỹ lại từ xa nhào vô khu vực tập trận thị uy với TQ thì đây có ý nghĩa gì? Đây là có ý nghĩa bảo vệ chủ quyền VN? Mơ ngủ giữa ban ngày à?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiện đang có rất nhiều người bị nhồi sọ biến chất và xuất hiện 1 loại ảo tưởng là cứ nghĩ về Biển Đông là họ chỉ sẽ nghĩ đến Trung quốc, và đây là một ảo tưởng nguy hiểm hoàn toàn sai trái ngược với thực tế ngoài biển. Điều này không thể chấp nhận được trong khi thế kỷ 21 khoa học tiên tiến văn minh rồi mà vẫn còn những kẻ bị nhồi sọ như vậy và vẫn còn loại báo chí phản động, tụt hậu, bài Trung phò Mỹ và ăn tục nói phét dối Đảng gạt dân và tẩy não lẫn nhau như vậy.

      Nền báo chí này đổi mới thôi thì cũng chưa đủ mà phải cải cách giống như cải cách ruộng đất và cách mạng văn hóa, mặc dù 2 chính sách cấp tiến đó đã thất bại vì sai lầm trong thực hành ở cơ sở nhưng trong trường hợp này thì cấp tiến trong ngành báo chí là cần thiết. Bởi vì đống báo chí này đã quá rách nát rồi. Nếu không cải cách thì không biết bao giờ nó mới thành người. Nó đã rách rưới quá rồi. Nó đã bị chi phối quá nhiều bởi người Mỹ, USD, NGO, và các thế lực phản động, nhóm lợi ích phản động, tham nhũng tiêu cực.

      Xóa
  6. Đúng là 1 đống báo chí phản loạn, hư hỏng, phản động mục nát mục ruỗng, nó còn hủ hóa và hiếp dâm ở trong báo Tuổi Trẻ rồi giấu nhẹm đi im ru đến giờ.

    Lật sử, phản động, bài Trung phò Mỹ, nhét chữ vào mồm người khác cả Bộ Ngoại Giao cũng không tha, tướng tá lãnh đạo cũng không tha, hiếp dâm rồi bức tử đến chết nữ đồng nghiệp (Báo Tuổi Trẻ), vây đánh vu khống doanh nghiệp vì mâu thuẫn chuyện tiền nong (Asanzo), vây đánh làm nhục doanh nghiệp và cá nhân, tống tiền doanh nghiệp cưỡng bức chiếm đoạt tài sản. Ca ngợi Bob Kerrey, Đắc Lộ. Chửi bới những người trí thức phản đối đặt tên đường tên gián điệp Tây này. Putin "tham quyền cố vị", đống báo chí phò Mỹ này muốn ám chỉ ẩn dụ điều gì? "Hồng Kông tự do", ở HK thì bạo loạn là biểu tình, bọn bạo loạn thành "người dân HK". Khủng hoảng tương tự như thế ở Mỹ thì câm hết mõm lại. Gọi bài Trung phò Mỹ là còn hơi nhẹ, tôi gọi bọn chúng là bọn chó Mỹ sủa Trung.

    Một hai vấn đề thì không nói, có thể tình chờ, nhưng có quá nhiều vấn đề hợp lại và liên quan đến, những tội ác liên đới này, còn tội ác mọi rợ nào mà đống "l. báo" này chưa làm không? Tại sao có những thằng báo không làm gì mà mua xe ngon, đi xe ngon, nhận tiền của ai, tiền đâu ra? Cần phải thanh tra những cơ quan báo chí này. Từ khi lũ bài Trung phò Mỹ xuất hiện trên sân khấu thì kịch bản lật đổ Liên Xô sụp đổ đã mở màn và đang ở trong quá trình tái diễn.

    Trả lờiXóa
  7. Siết chặt kỷ cươnglúc 01:30 19 tháng 7, 2020

    Cần phải thắt chặt lại kỷ cương báo chí, từ đạo đức CM đến pháp quyền. Cần phải chắc được là ai đang làm báo hay truyền thông phải là những nhà báo nhân dân chứ không như đám lợi ích báo chí làm báo cho Mỹ này, đó là những tờ báo của Mỹ, cơ quan tuyên truyền của Mỹ, chúng sử dụng những cơ quan tòa soạn này để làm ổ mật vụ, gián điệp, để nhái theo nhai lại những luận điệu mà Mỹ thấy cần áp đặt ở VN và định hướng công luận, định hướng người dân nhất là bọn trẻ theo hướng bài Trung và phò Mỹ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, báo chí cách mạng là cơ quan ngôn luận của Đảng mà; do đó không thể viết bài không có định hướng được

      Xóa
  8. Đồng Thị Kim Thanhlúc 10:06 19 tháng 7, 2020

    Lên án ông Vũ Thanh Ca là đúng vì cách truyền thông nịnh "bu Mỹ" mà bất chấp chủ quyền của VN.
    Song cũng nên lưu ý, một mình Vũ Thanh Ca thì cũng không thể đồng loạt tuyên truyền bậy bạ, nếu không có sự tiếp tay của lãnh đạo nhiều báo như Tuổi trẻ, Lao động, VnExpress, Pháp luật TP HCM.
    Từ lâu lãnh đạo các báo này đã có tư tưởng trở cờ, lật sử "vinh danh Mỹ ngụy" như rất nhiều bài ở Google.tienlang đã chỉ ra.

    Trả lờiXóa
  9. THÂN NHÂN LÍNH ĐẢO TRƯỜNG SAlúc 10:09 19 tháng 7, 2020

    CON EM CHÚNG TÔI- CÁN BỘ CHIẾN SỸ ĐANG ĐÓNG QUÂN Ở QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA XIN HỎI ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ: CON EM CHÚNG TÔI ĐÓNG QUÂN Ở ĐÂY LÀ TRÁI LUẬT PHÁP QUỐC TẾ?

    Mấy hôm nay, anh em chúng tôi, người thân của chúng tôi rất hoang mang bởi theo đài báo chính thống Việt Nam thì hình như chúng tôi đang đóng quân trái luật pháp quốc tế, đóng quân trên biển của Philippin?

    Năm 2016, khi có phán quyết của Tòa Trọng tài PCA, câu hỏi trên đã nêu nêu ra nhưng cán bộ cấp trên giải thích và chúng tôi đã yên tâm.
    Thế nhưng bây giờ, Mỹ công khai nói họ ủng hộ phán quyết PCA, báo chí Việt Nam "hoan nghênh" Mỹ!

    Vậy cuối cùng thì chúng tôi đóng quân ở đây là Đúng hay Sai?

    Trên đây là nỗi băn khoăn của nhiều chiến sỹ giữ đảo ở Trường Sa tâm sự với gia đình. Vậy chúng tôi mạnh dạn chuyển đến lãnh đạo Đảng và Chính phủ Việt Nam!
    Kính mong Lãnh đạo sớm trả lời công khai trên truyền thông.
    Xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trường Sa là của Việt Nam, ta đóng quân ở đó là đúng rồi

      Xóa
  10. Tất cả các câu hỏi của độc giả ở trên thiết nghĩ Google.tienlang nên tập hợp lại chuyển cho ông Nguyễn Phú Trọng, ông Võ Văn Thưởng, ông Nguyễn Mạnh Hùng để nhân dân có câu trả lời thỏa đáng "vì sao như vậy"

    Trả lờiXóa
  11. Tôi nghĩ Tuyên giáo hỏng dần và xuống cấp dần sau thời của bác Tô Huy Rứa, bác này có vẻ rất quan tâm và cứng rắn trong vấn đề quan điểm lập trường. Còn Bộ 4T thì chắc là hỏng từ khi Nguyễn Bắc Son nhận tiền ngoại bang, sau là Trương minh Tuấn thì cũng thế.

    Chúng ta đang thiếu những lãnh đạo cứng rắn trong các ngành liên quan này, các ngành mà cần những lãnh đạo cứng rắn về quan điểm lập trường giai cấp XHCN vững chắc. Ngành nào chứ những ngành về tư tưởng và dư luận thì phải cần những người cứng rắn và truyền thống chứ không thể xìu xìu ển ển, ươn ươn dở dở, nửa nạc nửa mỡ được.

    Nguyên nhân là về nhân sự, ngoài ra cũng cần 1 cơ chế vận hành nào đó đối với báo chí để kiểm soát và thúc đẩy được con ngựa bất kham này. Không thể tiếp tục để báo chí như con ngựa hoang muốn làm gì thì làm thế này. Có khác gì báo chí tư nhân đâu. Họ nhận tiền của tư nhân mà không siết cương ngựa lại thì mặc nhiên sẽ thành báo chí tư nhân, tức là báo chí TBCN, lấy đồng tiền Đô La, chủ nghĩa cá nhân làm chuẩn mực. Từ đó sinh ra chủ nghĩa dân túy, cơ hội chính trị, chủ nghĩa dân tộc sô-vanh trong báo chí, chúng được vuốt ve dung túng để câu khách, lợi dụng tư tưởng bài Trung để trục lợi, và do phò Mỹ nên quan điểm Mỹ lợi ích Mỹ chiếm sóng giành hết mọi thời lượng, giấy mực, trừ những tiêu cực xã hội, các vấn đề phân biệt chủng tộc.

    Có 1 phóng sự Youtube phỏng vấn 1 người vượt biên Bắc Triều Tiên ở Anh khi hỏi về sự cạnh tranh và thương chiến Mỹ Trung thì anh ta nói 1 ý rất hay là mọi cạnh tranh nên lấy cuộc sống người dân làm thước đo chân lý. "Who makes people's lives better".

    Vấn đề là Mỹ không muốn cạnh tranh với TQ theo nguyên tắc ai làm cho cuộc sống người dân tốt hơn thì chế độ và mô hình chính trị ở đó đúng. Bởi vì Mỹ biết rõ 1 xã hội TBCN già cỗi với bao nhiêu người da trắng đang khó khăn chưa nói đến màu da khác bị kỳ thị thì không thể nào thắng được 1 chế độ XHCN đang lên, nên thay vào đó Mỹ phải chơi cách khác là mua chuộc 1 đám phản quốc gian tham ở các quốc gia để bài Trung phò Mỹ để định hướng và thúc đẩy những chính sách Mỹ ở những nơi đó, trong đó đương nhiên là phải có VN và Biển Đông.

    Thế nên cũng phải đem hỏi Mỹ. Báo chí VN ngày nay như vậy là do Mỹ mà ra. Nó phò Mỹ thì trách nhiệm ở Mỹ, không phải tự nhiên mà nó phò Mỹ "bài bản" như thế được. Nếu để tự nhiên thì cùng lắm vài mươi tôm tép cắc ké thôi không đủ để biến báo chí thành như vậy. Cái này là một thành quả của một chương trình cụ thể, nhằm biến báo chí VN thành 1 cỗ máy ngôn luận, trong cái chung là biến VN thành 1 cỗ máy chống Tàu, để phục vụ cho trận tuyến chống TQ của Mỹ ở châu Á Thái Bình dương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. USAID còn thao túng được báo chí Nga những năm 90 thì sao báo chí VN nó không làm?
      Xem bài
      NGƯỜI MỸ ĐÃ “GIÚP” NGA SOẠN THẢO HIẾN PHÁP 1993
      https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/07/nguoi-my-giup-ay-la-ly-do-chinh-buoc.html

      Xóa
    2. Mỹ lây bệnh phân biệt kỳ thị cho Hàn Quốc nhiều. Tôi học ở HQ 2 năm nghe nhiều người Triều Tiên kể bị người Hàn kỳ thị. 1 ông đã từng sang VN nói người VN bọn mày đối xử với tao còn thân thiện hơn là đồng bào của tao.

      Quá trình tìm kiếm 1 cuộc sống mới tốt hơn của người Triều Tiên nhất là người nông thôn thường diễn ra như thế này. Họ vượt sông Áp Lục vượt biên đến TQ ở lậu 1 thời gian, nhưng người TT luôn bị cảnh sát lùng bắt giải về TT theo thỏa thuận Trung – Triều, họ vây quanh ĐSQ Hàn Quốc và trụ sở LHQ.

      Nên người TT ở lậu TQ 1 thời gian đều phải trốn sang Lào hoặc Việt Nam rồi tìm đến ĐSQ Hàn Quốc để đc thu xếp sang Hàn cư ngụ hợp pháp và làm công dân hợp pháp.

      Đặt chân đến HQ họ bị giam trong 1 khu tập trung để chờ Nhà nước điều tra xem họ có phải gián điệp không. Trong thời gian chờ đợi họ được dạy tiếng Hàn (đã khác nhiều với tiếng Triều Tiên sau 70 năm), tiếng Anh giao tiếp thực dụng, và công tác tư tưởng để đối phó với chủ nghĩa bài ngoại và tình trạng kỳ thị phân biệt đối xử của người Hàn đối với người Triều tiên. Người HQ kỳ thị người Đông Nam Á, người Nhật và nhất là người TT, họ nghĩ người TT đến để làm phiền ăn bám sống ký sinh và cướp công ăn việc làm của họ trong 1 xã hội cạnh tranh khắc nghiệt, vật giá đắt đỏ leo thang.

      Thông thường 1 thời gian phụ nữ có nhan sắc đều đi làm mại dâm (dễ kiếm sống nhất hoặc là option duy nhất), người khác thì đi làm nghề "Kể chuyện về Bắc Triều Tiên", từ cơ quan Chính phủ đến tư nhân, cao nhất là xuất bản sách báo, thấp nhất phỏng vấn Youtube.

      Họ dùng Hàn Quốc như 1 bàn đạp để đi đến các nước phát triển khác. Nhiều người sau khi có quốc tịch Hàn Quốc thì quay lại TQ qua đường du học, lưu trú, và tìm cách ở lại hợp pháp, hội nhập với cộng đồng cư dân Triều Tiên định cư hợp pháp ở đó. Người thì tìm cách trốn sang Nga, Âu, Mỹ.

      Xóa
    3. Hiện đang có hơn 200 ngàn dân vượt biên tỵ nạn Triều Tiên ở nhiều nước trên thế giới, phần đông là ở TQ (phần đông là ở chui ở lậu ở khu vực ổ chuột và nông thôn để tránh bị chú ý), HQ, Anh, sau là những nước khác.

      Đó là vì ở Triều Tiên thật sự rất nghèo đói, nhất là ở nông thôn và các đô thị, thành phố khác ngoài thủ đô Bình Nhưỡng. Và Bình Nhưỡng theo các lời kể thì chỉ dành cho con cháu quan quyền tầng lớp tinh hoa của chế độ giống như thời kỳ phân chia giai cấp trong Đảng ở Liên Xô ngay xưa.

      Mọi người để ý các hình ảnh đẹp đẽ phồn thịnh ở Triều Tiên mà thấy trên Youtube đều 100% là ở Bình Nhưỡng không đâu khác. Các chương trình du lịch ở TT cũng chỉ sinh hoạt ở 1 thành phố Bình Nhưỡng, không có ở nông thôn hay các TP khác. Mỗi khách du lịch đều phải có 1 viên cảnh sát "bảo vệ" kè kè đi theo từng bước.

      Cái này được giải thích là vì "an ninh quốc phòng" nhưng thực tế họ đã không có chiến tranh 70 năm trong khi thời chiến tranh ở miền Bắc VN còn không khắt khe như thế với người nước ngoài. Nhớ các cụ kể thời đánh Pháp ở An Toàn Khu (ATK) và thủ đô kháng chiến người nước ngoài ai muốn tới thì tới. Jane Fonda đến miền Bắc đi dạo Hà Nội và mọi nơi chẳng sao cả.

      Xóa
  12. Lưu ý
    Vào ngày 11 tháng 12 năm 2014, Việt Nam tham gia vào vụ kiện PCA, nộp lên 3 tuyên bố:
    1. Việt Nam ủng hộ vụ kiện của Philippines;
    2. Việt Nam không chấp nhận "đường chín đoạn" mà Trung Quốc đưa ra.
    3. Việt Nam đề nghị toà án ghi nhận về những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam về một số đảo như Quần đảo Hoàng Sa.

    Xem bài tiếng Anh
    https://seasresearch.wordpress.com/2014/12/12/vietnam-submits-its-position-to-permanent-arbitration-court-on-the-philippines-arbitration-case-against-china/
    ====
    Vietnam submits its position to Permanent Arbitration Court on the Philippines’ arbitration case against China
    POSTED BY SEASRESEARCH ⋅ DECEMBER 12, 2014 ⋅ 1 COMMENT
    FILED UNDER ARBITRAL TRIBUNAL, CHINA, HISTORIC RIGHTS, PHILIPPINES, SOUTH CHINA SEA, U-SHAPED LINE, UNCLOS, VIETNAM, VIETNAM'S MOFA
    News from Vietnam’s Minister of Foreign Affairs, The South China Morning Post and Rappler

    On 11 December 2014, in response to the question on Viet Nam’s position regarding the South China Sea Arbitration case, spokesperson of the Ministry of Foreign Affairs of Viet Nam Le Hai Binh affirmed that:

    “To protect its legal rights and interests in the East Sea which may be affected in the South China Sea Arbitration case, Viet Nam has expressed its position to the Tribunal regarding this case, and requested the Tribunal to pay due attention to the legal rights and interests of Viet Nam.”

    http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns141212143709/view

    According to the South China Morning Post, Vietnam sent a statement to the Permanent Court of Arbitration (PCA) at the Hague last Friday, making three main claims in clear opposition to China’s stand.

    First, it stated that it recognised that the court had jurisdiction over the case submitted by the Philippines, in direct contradiction to China’s own recently reiterated position that it had no such authority.

    Second, it asked the court to give “due regard” to Vietnam’s legal rights and interests in the Spratleys, Paracels, and in its exclusive economic zone and continental shelf when deciding on the merits of the Philippine case.

    Finally, it also rejected the Chinese nine-dash line demarcation – the basis of Chinese claims to ownership of the vast spread of the South China Sea – saying that it was “without legal basis”.

    Trả lờiXóa
  13. vậy mà những tên zận chủ cứ lu loa lên là PCA đã phán quyết, nhưng Việt Nam vẫn không có phản ứng gì

    Trả lờiXóa