Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2021

Cuối tuần: “SỢI NHỚ SỢI THƯƠNG”- SỨC SỐNG MÃNH LIỆT CỦA MỘT CA KHÚC THỜI CHỐNG MỸ

Tại một cuộc Hội thảo gần đây ở Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCMNhà nghiên cứu Mai Quốc Liên nhận định sáng tác văn học, nghệ thuật đang xuống thấp một cách không tưởng. Ông Liên băn khoăn: “Thấy kinh tế lên mà bỏ qua mặt trận văn hóa tư tưởng là sai lầm. Giữ chế độ này là giữ thành quả cách mạng, nhưng giờ bỏ qua hết, chạy theo giải trí, game show… Trong khi để kế thừa cái đã có thì làm không tốt, mà lại ca ngợi boléro của chế độ cũ thì chính là ca ngợi luôn đời sống của giai đoạn đó… Cũng từ khi đi vào thị trường, hội nhập, chúng ta lại quên đi biến động vô cùng phức tạp. Chương trình Âm nhạc Việt Nam - Những chặng đường trên VTV không biết chủ trương của Bộ Chính trị hay của ai, vì cái này ca ngợi nhạc của Sài Gòn cũ bằng những lời có cánh.”
Nhạc sỹ Trần Long Ẩn- Chủ tịch Hội Âm nhạc Tp HCM than phiền: "Nhạc cách mạng hiện nay gần như đã “rút lui vào hoạt động bí mật”. Các chương trình chính thống muốn lên đài truyền hình vào giờ vàng thì khó lắm. 63 tỉnh, thành thì có được bao nhiêu đài có phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch? Ít lắm. Cục Biểu diễn nghệ thuật từng bảo tôi: “Làm sao nhờ anh Năm Ẩn phát biểu giùm rằng, hiện nay không còn khái niệm nhạc cũ trước giải phóng nữa”.
Google.tienlang nhất trí với Nhạc sỹ Trần Long Ẩn, rằng "Đại đoàn kết dân tộc là chủ trương hết sức vĩ đại, đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhưng đoàn kết luôn có nguyên tắc tôn trọng độc lập tự do, tôn trọng lịch sử cách mạng Việt Nam, không thể nhân danh hòa hợp dân tộc để coi như ngang nhau được. Nhạc ca ngợi Việt Nam Cộng hòa mà giờ cũng cho là ca ngợi nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì không được!"
Chúng tôi xin thưa với Cục Biểu diễn nghệ thuật cùng lãnh đạo của các Đài truyền hình của 63 tỉnh thành rằng, các vị cho rằng thời nay giới trẻ chỉ thích boléro   nhận định hoàn toàn sai lầm! 
Minh chứng cho kết luận trên của chúng tôi là: Trong các cuộc hội diễn văn nghệ của thanh thiếu nhi ở các thôn làng phường xã khắp trong Nam ngoài Bắc, giới trẻ chúng tôi không bao giờ lựa chọn các bài boléro, thực chất là nhạc vàng ủy mị, tắc tị.
Chúng tôi ca hát là muốn dùng tiếng hát động viên nhau thêm yêu đời, yêu quê hương, Tổ quốc chứ không phải để than khóc, ủ rũ.
Một minh chứng nữa, là chính tôi bắt gặp trên mạng Youtube, dù chả cần ai "định hướng, chỉ đạo" nhưng những bài tình ca của người lính Trường Sơn từ cách đây cả nửa thế kỷ nhưng lại được các bạn trẻ hôm nay lựa chọn làm bài hát ở ... đám cưới của mình.
Đó là bài hát “SỢI NHỚ SỢI THƯƠNG” của nhạc sĩ Nam bộ Phan Huỳnh Điểu phỏng thơ của Thúy Bắc.
Mời mn nghe bài Sợi nhớ sợi thương được một cô dâu hát trong lễ thành hôn của mình:
Lời bài hát: 

Sợi nhớ sợi thương

Trường Sơn Đông/Trường Sơn Tây/Bên nắng đốt/Bên mưa quây

 Em dang tay/Em xòe tay/Chẳng thể nào/Xua tan mây

Chẳng thể nào/Che anh được/Rút sợi thương/Chằm mái lợp

Rút sợi nhớ/Đan vòm xanh/Nghiêng sườn đông/Che mưa anh

Nghiêng sườn tây/Xòa bóng mát/Rợp trời thương/Màu xanh suốt

Em nghiêng hết/Về phương anh.

Thúy Bắc

Nhạc sỹ Nam bộ Phan Huỳnh Điểu

 Nhà thơ Thúy Bắc (đứng giữa)

Trong bài thơ: Nước non ngàn dặm nhà thơ Tố Hữu có viết hai câu thơ: “Trường Sơn, Đông nắng Tây mưa/ Ai chưa đến đó thì chưa biết mình”. Quả thật là vậy, nhắc đến Trường Sơn huyền thoại là người ta nhớ về một thời đạn bom đầy ác liệt và anh hùng của dân tộc Việt Nam. Cái thời mà cả nước ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu). Cũng từ nơi chiến trường khốc liệt đó, những vần thơ đã vút lên bất chấp cái chết bủa vây. Để rồi mãi mãi trường tồn cùng với thời gian. Một trong những bài thơ để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả là bài thơ “Sợi nhớ sợi thương” của nữ sĩ Thúy Bắc - em gái của hai nhà phê bình nổi tiếng của văn học Việt Nam thế kỷ XX - Hoài Thanh và Hoài Chân.

Mời mn thưởng thức bài Sợi nhớ sợi thương do Thụy Miên trình bày:

Bài thơ ra đời năm 1973, nằm trong nền thơ ca kháng chiến chống Mỹ. Đây là một trong những bài thơ khá độc đáo về hình thức, kết cấu của thơ ca Việt Nam thời kì lúc bấy giờ. Toàn bộ bài thơ chỉ có 66 từ, mỗi câu 3 tiếng, 2 câu hình thành một khổ, cách gieo vần hầu như không theo một niêm luật nào cả, vừa như có vần lại vừa như không. Ấy thế nhưng bài thơ lại có sức lôi cuốn rất lớn đối với độc giả bởi âm điệu ngọt ngào và nội dung trữ tình sâu lắng. Bài thơ được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc và nó nhanh chóng ăn sâu bám rễ vào tâm hồn những người yêu thơ nhạc. Mỗi khi lời thơ được cất lên đều khiến cho lòng người xúc động bồi hồi xao xuyến. Toàn bộ bài thơ không có từ ngữ nào nói đến chiến tranh, đến bom rơi đạn nổ, chỉ có những câu thơ gợi lên sự gian khổ của núi rừng Trường Sơn, “bên nắng đốt”, “bên mưa quây”. Nhưng chủ ý của tác giả viết về gian khổ của cuộc chiến ở rừng Trường Sơn không phải để “ôn nghèo, kể khổ”. Giữa cái gian nan, vất vả đó tình yêu đã cất cánh bay lên nồng nàn đầy lãng mạn, trong sáng và lạc quan đến thần kỳ, huyền thoại, như chưa bao giờ có cuộc chiến tranh nào đã và đang xảy ra.

Trên tuyến đường Trường Sơn ngày ấy không chỉ có những anh bộ đội dũng cảm can trường mà còn phải kể đến sự góp mặt của những cô gái Thanh niên xung phong chân yếu tay mềm nhưng cũng can trường gan dạ không thua các đấng nam nhi.  Và những mối tình giữa các cô gái TNXP với các anh bộ đội như một tứ thơ vút lên trên khói lửa chiến tranh. Nhà thơ Thúy Bắc đã cụ thể hóa nỗi nhớ của các cô gái TNXP thành đơn vị “sợi” nhỏ nhoi mà bền chặt. Từng “sợi thương” kết thành mái che rợp đầy nhung nhớ của những cô gái Trường Sơn từ bên Đông nắng cháy gửi sang phía Tây mịt mù mưa gió cho người yêu trên dặm dài chiến đấu. Vô vàn “sợi nhớ” đan thành vòm xanh mát mong được che cho người yêu trên chặng đường hành quân. Đọc bài thơ người đọc có thể cảm nhận được tình yêu của những cô gái TNXP sao mà bao dung đến thế. Họ cũng phải hàng ngày đối mặt với cheo leo đồi dốc, với mưa rừng, thác lũ, nắng rát mặt, bom đạn kẻ thù cùng hàng trăm thứ gian khổ khác. Ấy thế nhưng họ lại chỉ lo lắng cho người mình yêu thương, chắt lọc hết ngọt ngào, ấm áp, dịu dàng để dành cho người ra trận.

Nhà thơ Thúy Bắc chỉ dùng một chữ “nghiêng” thôi mà diễn tả hết được cái nồng cháy của tình yêu ấy. Mỗi người lính, mỗi cô TNXP hàng ngày đều cận kề với cái chết, thế nhưng các cô vẫn lạc quan, yêu đời và dành nhiều tình cảm để “nghiêng hết/ về phương anh”. Từ “nghiêng” trở thành từ chủ đạo trong câu thơ và cũng là để kết thúc bài thơ. Chỉ có tình yêu “đúng nghĩa” của nó thì mới tạo ra được hàng trăm, hàng ngàn sợi nhớ, sợi thương như vậy. Một tình yêu trong sáng, thủy chung đầy tình người và tình yêu quê hương đất nước.

Nguyễn Hoàng Thư Lê Cộng tác viên âm nhạc của Google.tienlang

====

Mời xem các bài liên quan:

1- ЯК ТЕБЕ НЕ ЛЮБИТИ, КИЄВЕ МІЙ! - SAO LẠI KHÔNG YÊU EM, KIEV CỦA TÔI! 

2- Cuối tuần đi thăm Alla Pugatrova- ca sĩ nổi tiếng 65 tuổi vừa sinh con 

3- "Đóa cẩm quỳ" bị đổ máu ở Odessa tối 3.8.14 

4- Cuối tuần giới thiệu bài hát hot: "PUTIN CỦA TÔI" 

5- Hương Tràm sexy hơn nhưng “nghệ thuật” hơn trong I'm still loving you

6. Cuối tuần: NHỮNG CA KHÚC TUYỆT VỜI HƠN KHI ĐƯỢC LÀM MỚI BỞI CÁC TÀI NĂNG NHÍ...

7. Clip hot: NỮ SINH TRƯỜNG MÚA NOVOSIBIRSK (NGA) LÀM CHAO ĐẢO CỘNG ĐỒNG YOUTUBE.- Hoàng Minh Tâm

8. Cuối tuần: MIỀN TÂY QUÊ TÔI- TÌNH NGƯỜI MIỀN TÂY

9. Cuối tuần- ÍT AI NGỜ CA SĨ QUỲNH TRANG LẠI LÀ SĨ QUAN QUÂN ĐỘI...

10. Cuối tuần: MASURI- NHƯ THẤY ÂM VANG GIAO HÒA ĐẤT TRỜI CUỒN CUỘN.

11. Khai bút đầu năm: THẾ GIỚI HÁT VỀ HỒ CHÍ MINH

12. Mồng 4 Tết Nghe NHẠC XUÂN TRỮ TÌNH CỦA CA SĨ GIÁNG TIÊN SẼ SUNG TÚC CẢ NĂM...

13. Clip cuối tuần: LA TIỂU BẠCH- TAY TRỐNG CỰ PHÁCH XỨ ĐÀI

14. Chuẩn bị đón Ngày Lễ 30/4: “CÔ GÁI TƯỚI ĐẬU”- CA KHÚC SAU GIẢI PHÓNG SẼ SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

15. Cuối tuần: “SỢI NHỚ SỢI THƯƠNG”- SỨC SỐNG MÃNH LIỆT CỦA MỘT CA KHÚC THỜI CHỐNG MỸ

4 nhận xét:

  1. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu có nhiều bài hát từng làm rung động bao trái tim của những chàng trai cô gái thời kháng chiến chống Mỹ. Một trong những bài tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên là bài "Ở hai đầu nỗi nhớ". Nghe bài Sợi nhớ sợi thương của ông khiến tôi nhớ da diết bài "Ở hai đầu nỗi nhớ":

    "Có một không gian nào...đo chiều dài nỗi nhớ
    Có khoảng mênh mông nào...sâu thẳm hơn tình thương.
    Ở đâu đây nỗi nhớ, anh mơ về bên em
    Ngôi sao như xuống thấp cho...ta gần nhau thêm.

    Đêm nghe tiếng mưa rơi
    Đếm mấy triệu hạt rồi
    Mà...chưa vơi nỗi nhớ

    Ở hai đầu nỗi nhớ yêu và thương sâu hơn
    Ở hai đầu nỗi nhớ nghĩa tình đằm thắm hơn!"

    NGƯỜI ĐẤT THÉP

    Trả lờiXóa
  2. Bác Thép nhận xét chính xác!
    NHạc sĩ Nam bộ Phan Huỳnh Điểu được bạn bè, đồng nghiệp tặng cho biệt danh: "Nhạc sĩ của Tình yêu"
    ---
    Phan Huỳnh Điểu, nhạc sĩ của tình yêu...
    Quỳnh Như
    Quỳnh Như
    14:44 - 29/06/2015 5 THANH NIÊN ONLINE

    ​ Trong suốt 70 năm gắn bó với âm nhạc, người nhạc sĩ tài hoa ấy đã giới thiệu đến khán giả hơn 100 ca khúc, mà phần lớn trong số đó là những bài ca tình yêu da diết và đầy lạc quan.
    (TNO) Trong suốt 70 năm gắn bó với âm nhạc, người nhạc sĩ tài hoa ấy đã giới thiệu đến khán giả hơn 100 ca khúc, mà phần lớn trong số đó là những bài ca tình yêu da diết và đầy lạc quan.


    https://thanhnien.vn/phan-huynh-dieu-nhac-si-cua-tinh-yeu-post481812.html

    Trả lờiXóa
  3. "Cục Biểu diễn nghệ thuật từng bảo tôi: “Làm sao nhờ anh Năm Ẩn phát biểu giùm rằng, hiện nay không còn khái niệm nhạc cũ trước giải phóng nữa”.
    ---
    Tâm sự trên của Nhạc sĩ Trần Long Ẩn cho thấy Mấy anh ở Cục Biểu diễn nghệ thuật chính là những kẻ lật sử trong âm nhạc.
    Các anh chị VTV và các đài TH địa phương cũng chả hiểu gì về nhu cầu thị hiếu của khán thính giả hôm nay nên cứ ép mọi người phải xem/nghe nhạc vàng. Bảo sao ngày nay chả mấy ai xem truyền hình nhà nước.

    Trả lờiXóa
  4. " dù chả cần ai "định hướng, chỉ đạo" nhưng những bài tình ca của người lính Trường Sơn từ cách đây cả nửa thế kỷ nhưng lại được các bạn trẻ hôm nay lựa chọn làm bài hát ở ... đám cưới của mình.
    Đó là bài hát “SỢI NHỚ SỢI THƯƠNG” của nhạc sĩ Nam bộ Phan Huỳnh Điểu phỏng thơ của Thúy Bắc. "


    Đây chinhhs là minh chứng rõ ràng nhất!

    Trả lờiXóa