Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

DÂN MỸ GÁNH NỢ CÔNG 63.000USD/NGƯỜI

DÂN MỸ GÁNH NỢ CÔNG 63.000USD/NGƯỜI
(khi thu nhập GDP của Mỹ là 58.000 USD/người)
GIẤC MƠ MỸ - CUỘC SỐNG MỸ
ĐIỀU NÀY LÝ GIẢI TẠI SAO CÁC ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ CHỈ LÀ PHÁT NGÔN VIÊN CỦA PHỐ WALL.
(Tức là, khi bầu ra Tổng thống cho mình, người dân Mỹ thực chất là đang đi tìm một con rối - một cách rất Dân chủ - không phải đại diện cho mình mà là đại diện cho chủ nợ của mình).
-----------


DÂN MỸ GÁNH NỢ CÔNG 63.000usd/người
(số liệu ở đây: http://www.globalresearch.ca/its-official-us-govern…/5549300)

It’s Official: US Government Ends Fiscal Year with $1.4 Trillion Debt Increase

Region:
Theme: It’s official.
The United States government closed out the 2016 fiscal year that ended a few days ago on Friday September 30th with a debt level of $19,573,444,713,936.79.
That’s an increase of $1,422,827,047,452.46 over last year’s fiscal year close.
Incredible. By the way, that debt growth amounts to roughly 7.5% of the entire US economy.
By comparison, the Marshall Plan, which completely rebuilt Western Europe after World World II, cost $12 billion back in 1948, or roughly 4.3% of US GDP at the time.
Xem toàn bài tại đây: http://www.globalresearch.ca/its-official-us-government-ends-fiscal-year-with-1-4-trillion-debt-increase/5549300
------
Chính phủ Hoa Kỳ kết thúc năm tài chính 2016 vào thứ Sáu ngày 30/9 với mức nợ công lên tới 19,573,444,713,936.79usd, bằng khoảng 110% GDP.
Như vậy, nợ công đã tăng 1,422,827,047,452.46 so với năm tài chính 2015.
Như vậy, riêng số tăng nợ của năm nay đã chiếm gần 7,5% toàn bộ GDP của Mỹ.
Tức là, mỗi người dân Mỹ từ trẻ sơ sinh cho tới cụ già phải gánh tới 63.330usd tiền nợ, bằng 110% thu nhập bình quân đầu người (58.000usd)
Và NỢ NÀY LÀ NỢ FED - TỔ CHỨC IN TIỀN CỦA CÁC NHÀ TÀI PHIỆT MỸ.
Người dân gánh nợ cho các khoản chi phí chiến tranh khổng lồ, nhưng những khoản đó đi đâu?
Nó dùng để MUA VŨ KHÍ của các NHÀ TÀI PHIỆT MỸ, những LỢI NHUẬN khác thu được từ chiến tranh (cướp tài nguyên và đầu tư "tái thiết") lại cũng THUỘC VỀ CÁC NHÀ TÀI PHIỆT MỸ.
Và để có tiền trả nợ, chính quyền lại phải cắt giảm phúc lợi xã hội, và lại vay thêm FED để đầu tư mở rộng chiến tranh, có lẽ địa bàn kinh doanh tiếp theo sẽ là khu vực Biển Đông, Hoa Đông và cả đất châu Âu nữa.
BẢN CHẤT CỦA SỰ GIÀU CÓ Ở MỸ LÀ GÌ?!
Như vậy, bản chất sự "giàu có" của nước Mỹ là: cướp bóc và in tiền từ máu của người dân Mỹ và các dân tộc khác. Biến máu của binh lính Mỹ, tiền thuế của dân, máu và tài nguyên của dân các quốc gia đang rối loạn, đang có chiến tranh - dưới bàn tay điều khiển của giới tài phiệt, mà đại diện là chính phủ và quân đội Mỹ - thành tài sản của các nhà tài phiệt.
--------------------------------------
ĐIỀU NÀY LÝ GIẢI TẠI SAO, THẾ GIỚI KHÔNG LOẠN THÌ CHÍNH GIỚI MỸ ĂN KHÔNG NGON, NGỦ KHÔNG YÊN.
(Sân khấu tiếp theo sau Ukraina và Syria mà các nhà "biên kịch" Mỹ hướng đến chính là Biển Đông...)
Có liên quan: triệu trứng mới nhất trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Trump đang bị đánh tơi tả vì có tư tưởng "thân Nga"!
Likecat Nguyen

15 nhận xét:

  1. Nếu tổng nợ công tăng thêm 385.375 tỷ đồng, tổng nợ công của Việt Nam vào cuối năm 2016 sẽ đạt mức 2.993.335 tỷ đồng, bằng 64,4% GDP.

    Trả lờiXóa
  2. Lo gì, có lũ bợ văn minh sẵn sàng bỏ 500 ngàn đô cho 1 cái thẻ vào giãn nợ giúp rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ 58000 usd/năm !Bốn đứa em dâu tôi làm nail thu nhập 35000 usd/năm .Bọn đàn ông làm hãng thì ít hơn khoảng 30000 usd/năm tức là người Mỹ lao động chân tay chỉ có thu nhập bằng 5/7 thu nhập bình quân .Một đứa có bằng tiến sĩ thu nhập 80000 usd/năm bằng 7/5 thu nhập bình quân .
    -ở Việt Nam thu nhập bình quân đầu người khoảng 2300 usd/năm .Một người lao động chân tay như phụ hồ chẳng hạn thu nhập khoảng 60000000 VNĐ /năm bằng 7/5 thu nhập bình quân đầu người .Ôi nước Mỹ thiên đường (!)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng thời nay giá cả ở một số vùng ở Mỹ rất đắt đỏ. Thuê phòng bây giờ 750 usd một tháng là đại hạ giá. Bây giờ người ta ước tính là một gia đình 4 người mà muốn sống thoải mái ở vùng Bắc Cali (giữa San Francisco và San Jose) cần phải làm ra 150000 usd một năm.

      Xóa
  4. Không bình luận .
    Và để những con số tự nó nói :
    1,
    - GDP/người của Mỹ gấp khoảng gần 30 lần con số tương ứng của VN .
    - Nợ công trên đầu người Mỹ gấp khoảng gần 60 lần so với VN.
    (làm tròn số).
    Suy ra , nếu so sánh đồng mức : Thực nợ công đầu người ở Mỹ gấp khoảng 2 lần VN.

    2, Quỹ dự trữ liên bang ( FED ) là 1 siêu tổ chức của các nhà tài phiệt Mỹ, có độc quyền in đồng dollar, thực quyền bao trùm, nói cách khác là những chủ nhân đích thực của nước Mỹ. Các ứng cử viên tổng thống Mỹ, dù thuộc đảng cộng hòa hay dân chủ, trực tiếp hay gián tiếp, thực chất do giới tài phiệt chọn lựa và dĩ nhiên phục vụ trước hết cho quyền lợi của của họ. ( Các ứng cử viên thượng và hạ nghị viện cũng tương tự)
    Vậy nếu trái ý các ông chủ này thì sao ? - Có ngay thí dụ gần : TT. Mỹ Kennedy muốn dành lại quyền in tiền cho chính phủ từ tay của FED và sau đó ai cũng biết, ông ta bị bắn chết.
    - Với hình thức bầu cử 'đa đảng" này, cử tri Mỹ thông qua các Đại cử tri, có quyền "tự do" bỏ phiếu cho 1 trong 2 ứng cử viên tổng thống đều do các nhà tài phiệt lựa chọn. Hầu như không có ngoại lệ.

    * Có câu nói vui :
    - Ở VN các ứng cử viên do ĐỒNG CHÍ lựa chọn và giới thiệu .
    - Ở Mỹ các ứng viên thì do ĐỒNG TIỀN lựa chọn và giới thiệu.

    Trả lờiXóa
  5. Ở Mỹ do các ÔNG CHỦ TƯ NHÂN nắm giữ quyền in đô la hả các vị?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mời bạn xem đường dẫn ở đây để biết thêm chi tiết:
      http://www.globalresearch.ca/who-owns-the-federal-reserve/10489?utm_campaign=magnet&utm_source=article_page&utm_medium=related_articles

      Xóa
  6. Phóng viên Tự dolúc 18:32 5 tháng 10, 2016

    Mỗi người dân đang gánh 29 triệu đồng nợ công
    (Tài chính) - Theo thống kê, số nợ công mà mỗi người dân Việt Nam đang phải gánh đạt gần 29 triệu/người, mức cao nhất từ trước đến nay.

    Tại buổi họp báo công bố Báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương hôm 11/4, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra dự báo nợ công 2016 của Việt Nam sẽ tăng từ 63,8% lên 64,4% GDP vào năm tới và lên 64,7% GDP vào 2018.

    Theo thống kê, năm 2015, tổng sản phẩm GDP của Việt Nam đạt hơn 188 tỉ USD (tương đương 4.192.900 tỉ đồng), tỷ lệ nợ công 63,8% GDP tương đương 120 tỉ USD (khoảng 2.675.070 tỉ đồng). Chia trung bình 90 triệu dân, mỗi người Việt đang phải gánh khoản nợ công gần 29 triệu đồng. Đây là con số nợ công cao nhất từ trước đến nay.

    Số liệu này cho thấy nợ công của Việt Nam hiện đang gia tăng khá nhanh. Sau 2 năm con số nợ công của Việt Nam đã tăng 16,1 tỉ USD (hơn 358.905 tỉ đồng). Nếu tính mốc từ năm 2010, sau 6 năm, con số nợ công của Việt Nam đã tăng thêm 49,4 tỉ USD (khoảng 1.101.237 tỉ đồng) từ 45,39 tỉ USD (khoảng 1.011.845 tỉ đồng) năm 2010.
    Moi nguoi dan dang ganh 29 trieu dong no cong
    Theo thống kê, số nợ công mà mỗi người dân Việt Nam đang phải gánh đạt gần 29 triệu/người, mức cao nhất từ trước đến nay.

    Vào tháng 7 năm ngoái, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra con số nợ công của Việt Nam năm 2014 đã là 110 tỉ USD (tương đương 2.350.000 tỉ đồng). Tức mỗi người dân Việt Nam gánh khoảng hơn 24 triệu đồng/người.

    Trong đó, nợ của Chính phủ dành cho các mục đích đầu tư từ các tổ chức quốc tế, các chính phủ là 79,6%; nợ của các doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước (do Chính phủ bảo lãnh) khoảng 19% và nợ của chính quyền địa phương là 1,4%.

    Dù mức nợ công mà mỗi người dân phải trả đang ở ngưỡng cao nhất từ trước đến nay, nhưng mới đây ban quản lý dự án 1 và ban quản lý dự án 7 vẫn đề xuất lên Bộ GTVT việc sử dụng vốn vay ODA của Nhật để xây dựng công trình đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và cầu Mỹ Thuận 2.

    Cụ thể, Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài 66 km bắt đầu từ huyện Tân Phú và kết thúc tại Km126 TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng sẽ dựng theo quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, trong đó giai đoạn I phân kỳ với chiều rộng nền đường 17 m.

    Dự kiến, tổng mức đầu tư Dự án là 17.231 tỉ đồng, trong đó vay vốn ODA Nhật Bản với giá trị khoảng 14.359 tỉ đồng, phần còn lại trị giá 2.872 tỉ đồng là vốn đối ứng của Việt Nam.

    Tương tự, Cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền, có tổng chiều dài 4,05 km với điểm đầu tại điểm giao giữa quốc lộ 1 và đường dẫn cầu Mỹ Thuận hiện tại thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang; điểm cuối tại đầu tỉnh Vĩnh Long cũng được ban quản lý dự án 7 đề xuất lên Bộ GTVT sử dụng vốn ODA của Nhật Bản.

    Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 25 tỉ yên, tương đương 4.545 tỉ đồng. Trong đó, vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản là 20 tỉ yên, phần còn lại sử dụng vốn đối ứng của Chính phủ.

    Báo Đất Việt
    http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/moi-nguoi-dan-dang-ganh-29-trieu-dong-no-cong-3305586/

    Trả lờiXóa
  7. Mỗi người dân Việt Nam đang gánh 1.016 USD nợ công
    VOV.VN -Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 92,618 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 1.016 USD.

    Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 9h30 (giờ Việt Nam) hôm nay (11/10), nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 92,618 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 1.016 USD; nợ công chiếm 46,0% GDP, tăng 9,6% so với năm 2014. Nợ công toàn cầu thời điểm này đang ở mức trên 57.135 tỷ USD.

    Trả lờiXóa
  8. Vay nợ để lấy tiền trả nợ là ..... Vỡ nợ

    Trả lờiXóa
  9. Phóng viên Tự dolúc 20:48 6 tháng 10, 2016

    NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM (tổng hợp)

    Không thể phủ nhận rằng, trong vòng 20 năm qua Việt Nam đã có những tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, đặc biệt là trong một thập kỷ trở lại đây (trước khi xảy ra khủng hoảng, trong khủng hoảng vẫn duy trì mức tăng khá ổn định). Nhưng để có được điều đó, thì hiển nhiên là phải có nguồn vốn đầu tư tăng lên, ở đây là nguồn vốn đi vay (như mọi quốc gia khác).

    Trước một số thông tin về nợ công, nhiều người đã tỏ ra hoang mang, sợ sẽ lặp lại bài học của Hy Lạp và một số quốc gia EU nếu không kiểm soát được nợ công, và lo lắng đó là chính đáng. Tuy nhiên, cần khách quan đánh giá mọi thông tin, Nhà nước đã có những động thái kiểm soát chặt chẽ nợ công, với những tín hiệu sau:

    1. Tốc độ tăng của nợ công bình quân đầu người đang trên đà giảm:

    Theo số liệu được công bố từ Bộ tài chính, nợ công của Việt Nam đã tăng lên gấp đôi chỉ trong nửa thập kỷ, vươn lên mức 117 tỷ USD vào cuối năm 2015, chiếm 62,2% GDP, là một mức rất cao nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn.

    Những thống kê về nợ công bình quân đầu người Việt Nam so sánh với những năm gần đây và so sánh với các quốc gia trong khu vực có thể giúp cho mỗi người Việt “thở phào trong giây lát” về số nợ mình đang phải gánh.

    Với mức nợ công được nhắc đến ở trên, trung bình một người Việt đang phải gánh gần 1.300 USD nợ quốc gia (có số liệu cho con số là 1.384 USD, tuy nhiên con số này chưa chính xác bởi dân số Việt Nam là 92 triệu người, với số nợ là 117 tỷ USD), tương ứng với khoảng gần 30 triệu tiền Việt Nam.

    Điều đáng chú ý, dù số nợ một người Việt Nam phải chịu vẫn tăng liên tục trong 10 năm vừa qua nhưng những thống kê đang cho thấy xu hướng tăng chậm dần của con số này nhờ sự kiểm soát của Chính phủ. Nếu như năm 2013, nợ công đầu người đã tăng so với năm trước vẫn còn là 11,9% thì đến năm 2014, con số này chỉ còn là 10,6%. Đến cuối năm 2015 vừa qua, mức tăng được ghi nhận chỉ còn 9,6% (ảnh 1)

    Cần nhớ rằng trong lịch sử, đã có nhưng năm, bình quân mỗi người dân Việt Nam phải gánh thêm số nợ nhiều hơn so với năm ngoái tới từ 20% đến gần 30%. Như vậy, đà giảm này có thể coi là một tín hiệu tích cực cho tình hình nợ công Việt Nam.
    ========
    2. Người dân Việt Nam không phải là những người “gánh” nợ nhiều nhất:

    Trong khu vực, mức nợ tính trên mỗi người Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều người dân ở các nước khác. Theo đó, người Việt Nam “gánh” số nợ vẫn còn ít hơn công dân các nước Sinagapore, Malaysia, Thái Lan hay Indonesia (ảnh 2).

    Mỗi người dân Singapore đang phải chịu một khoản nợ 56.518 USD cho quốc gia mình. Điều đáng nói, “Đảo quốc Sư tử” cũng là nước có quy mô nợ công so với quy mô nền kinh tế cao nhất Đông Nam Á Chỉ riêng nợ khu vực chính phủ của nước này đã chiếm 94% tổng GDP và toàn bộ nợ công thì chiếm hơn 105% giá trị GDP. Tính đến cuối năm 2015, Singapore đang nợ tới 316,5 tỷ USD, cũng xếp hàng đầu khu vực Đông Nam Á và vượt trội so với các quốc gia khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 20:48 6 tháng 10, 2016

      Chịu nhiều nợ thứ hai khu vực phải kể đến người dân ở Malaysia. Chia trung bình, một người dân nước này đang chịu gần 7.000 USD nợ quốc gia, với quy mô nền kinh tế gấp 1,8 lần Việt Nam.

      Thái Lan là nước xếp thứ 3 khu vực về nợ công trên đầu người. Mỗi người trong gần 70 triệu dân Thái đang “gánh” hơn 3.500 USD, gấp 3 lần so với Việt Nam. Ba nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á này là Singapore, Malaysia và Thái Lan cũng đồng thời là những nước giữ các vị trí đứng đầu về nợ công tính trên đầu người trong khu vực kể từ thời điểm năm 2011.

      Trong khu vực, các quốc gia có trình độ phát triển tương đương như Việt Nam đều có mức nợ công trên đầu người khoảng 1.000 USD. Theo đó, mỗi người dân Indonesia nợ gần 1.500 USD và mỗi người dân Philippines phải “gánh” 1.312 USD.

      Đứng cuối bảng xếp hạng về chịu nợ quốc gia là những người dân ở Lào và Campuchia với số nợ chưa đến 1.000USD.
      (tuy nhiên, so sánh với mấy nước "ngang cơ", thì số liệu từ nguồn Global Debt Clock 2016 cho biết dân Campuchia còn phải nợ gấp 4 lần Việt Nam. Và theo số liệu đó, rõ ràng từ 2015 sang 2016 ta đã trả được một phần nợ, ảnh 3)

      Những điều trên thấy rằng, không chỉ người Việt Nam, mà ngay cả người dân ở nhiều nước Đông Nam Á khác cũng đang phải oằn lưng gánh nợ cho quốc gia mình. Trong đó, mức nợ người Việt Nam chịu thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực.

      Tất nhiên, để có sự khách quan, vẫn còn cần đưa tỷ lệ này đặt lên bàn cân cùng với chỉ số GDP bình quân đầu người và thu nhập thực tế bình quân đàu người, và xét về về tỷ lệ này thì Việt Nam ở mức trung bình trong khu vực với bình quân “gánh nợ quốc gia” vào khoảng 50% thu nhập. Mặt khác, cũng cần biết rằng giá tiêu dùng, sinh hoạt ở Việt Nam so với khu vực và thế giới là rất rẻ nên giá trị thực của thu nhập quy đổi phải ở mức 5.000USD/người/năm.

      Đó là những tín hiệu lạc quan, tuy nhiên cũng luôn cần chú ý chi tiêu hợp lý, hiệu quả, thắt lưng buộc bụng cả ở quy mô quốc gia và mỗi gia đình để có thể đối phó với thực tế khủng hoảng sẽ diễn ra thường xuyên liên tục, không theo chu kỳ như trước đây.

      Ảnh 1. Nợ công của VN trong 20 năm qua:
      https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14479786_547704268769396_8912938351919416698_n.jpg?oh=101cf4569e5925755b5a12e0ba7fcf29&oe=58A56AF2
      Ảnh 2: So sánh nợ công của VN với một số nước Đông Nam Á:
      https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14590366_547876292085527_5596550799919762503_n.jpg?oh=ab9b32dad014b55f9f7802e26176238c&oe=58ADFA6E

      Ảnh 3: Nợ công theo đầu người của VN và một số nước ĐNA:
      https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14570445_547704258769397_2051837025371485715_n.jpg?oh=84a19ce48ea972b82c128c85f565deaf&oe=5871D9DE

      Xóa