Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Vụ cướp bánh mỳ vì đói: Lòng vị tha của quần chúng bị phản bội hay một XH có vấn đề!

2 thanh niên cướp bánh mì tại tòa
Khi hai thiếu niên "cướp bánh mỳ vì đói" ở Sài Gòn bị kết án, dư luận đã lên cơn xót thương tập thể. Nhưng vài ngày trước, khi biết chính thiếu niên này cầm đầu băng nhóm gây ra vụ cướp thì những người đã từng xót thương tập thể ấy lại trở nên im lặng tập thể.
 *******************************

Người phương Tây tin vào lý thuyết cửa sổ vỡ, nếu một cửa kính bị đập vỡ và không ai phản ứng, ngày mai sẽ có thêm một cửa sổ vỡ và tuần sau cửa kính cả khu phố sẽ tan tành. Cách triệt để nhất để chống tội phạm đó là tạo ra một môi trường nơi không một mầm mống tội ác nào được dung dưỡng, sinh sôi.
Thời tái thiết lại Paris, các kiến trúc sư đã được Napoleon III trao một nhiệm vụ khó tin, đó là hãy xây dựng một thành phố không thể có bạo loạn. Nghe thì hoang đường, vì dường như đây không phải là công việc liên quan gì đến ngành kiến trúc.
Nhưng mọi thứ đều có lý do, vì muốn đảm bảo an ninh, thì cảnh sát cần phải có tầm nhìn tốt. Và ngay sau đó, những đường ngang ngõ tắt, hẻm nhỏ, xó xỉnh đều bị đập bỏ. Vì đây chính là những môi trường để tội phạm phát sinh.
Khi cảnh sát xoá bỏ những hình vẽ graffiti ở ga tàu điện ngầm New York đồng thời bắt giữ những kẻ trốn vé lậu - biểu tượng của sự vô luật pháp, sau một năm, số lượng những vụ án mạng ở thành phố này giảm tới gần một nửa.
Tội phạm nghiêm trọng là hệ quả tất yếu của sự thờ ơ từ khi nó còn chưa nghiêm trọng, một xã hội đồng lòng chấp nhận những vi phạm nhỏ thì không có tư cách kêu than khi bản thân trở thành nạn nhân của tội ác lớn, vì tội ác chỉ là hạt giống, nó nảy mầm theo bản năng và được tưới bón chính bởi sự uỷ mị của đám đông.
Vài tháng trước, khi cảnh sát bắt giữ và khởi tố 2 đối tượng cướp giật bánh mỳ ở Sài Gòn, chúng ta đã chứng kiến một làn sóng phản đối chưa từng thấy đến mức Viện Kiểm Sát phải nới tay, tạo ra một tiền lệ vô cùng nguy hiểm.
Vài tháng sau, những "cậu bé đáng thương" cướp bánh vì đói khát kia, những Jean Valjean (nhân vật chính trong Những người khốn khổ) thế kỷ 21 đã lộ rõ nguyên hình. Chúng là những thành viên của một băng đảng trộm cắp, cướp giật chuyên nghiệp.
Lòng vị tha của quần chúng đã bị phản bội, nhiều người than thở như vậy. Nhưng điều này không hề làm tôi bất ngờ, ít nhất, nó phù hợp với những gì các chuyên gia tâm lý học tội phạm vẫn cố truyền tải đến đám đông một cách vô vọng.
Khoảng cách từ việc cướp giật chiếc bánh mỳ, đến cướp giật chiếc iPhone, xe máy hay thậm chí cướp đi sinh mạng, không hề lớn như các bạn tưởng.
Nhưng nó là một khoảng cách khổng lồ từ việc một người bình thường, bỏ đi sự thiện lương, để cướp thứ thuộc về người khác, nói không ngoa, những kẻ cướp giật bất kể giá trị của món đồ lớn hay nhỏ, có sự sai khác nhất định với phần còn lại của nhân loại. Họ không thuộc về xã hội tử tế của chúng ta.
Tất cả các đại bàng đại ca khét tiếng giang hồ, đều bắt đầu sự nghiệp từ những phi vụ vô cùng nhỏ. Cướp giật là tội phạm cấu thành bởi hành vi, và nó ở mức độ nguy hiểm hơn ăn cắp khi thách thức cả nạn nhân lẫn luật pháp một cách công khai. Kẻ ăn cắp ít ra biết sợ cả hai.
Không bao giờ nên có ngoại lệ cho tội phạm. Một xã hội bênh kẻ cướp giật bánh mỳ nhưng lại kêu than khi bị giật túi xách, điện thoại, là một xã hội có vấn đề.
Và nếu Jean Valjean hay thậm chí là Robin Hood sinh ra ở thời đại ngày nay, họ cũng xứng đáng bị tống vào tù.
Theo Soha

24 nhận xét:

  1. Hàng chục ngàn dân Hà Tĩnh biểu tình chiếm Formosa, công an tháo chạylúc 16:13 2 tháng 10, 2016

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây thực chất là một cuộc tập duyệt của Việt Tân

      Xóa
  2. Vụ này đúng là một tập thể "lên đồng" tạo điều kiện cho tội ác
    http://nld.com.vn/phap-luat/thoat-toi-cuop-banh-mi-tiep-tuc-hau-toa-vi-cam-dau-trom-cap-20160927174544962.htm

    Trả lờiXóa
  3. Khi hai thiếu niên "cướp bánh mỳ vì đói" ở Sài Gòn bị kết án, dư luận đã lên cơn xót thương tập thể. Nhưng vài ngày trước, khi biết chính thiếu niên này cầm đầu băng nhóm gây ra vụ cướp thì những người đã từng xót thương tập thể ấy lại trở nên im lặng tập thể.
    ****
    Vài tháng trước, khi cảnh sát bắt giữ và khởi tố 2 đối tượng cướp giật bánh mỳ ở Sài Gòn, chúng ta đã chứng kiến một làn sóng phản đối chưa từng thấy đến mức Viện Kiểm Sát phải nới tay, tạo ra một tiền lệ vô cùng nguy hiểm.
    Vài tháng sau, những "cậu bé đáng thương" cướp bánh vì đói khát kia, những Jean Valjean (nhân vật chính trong Những người khốn khổ) thế kỷ 21 đã lộ rõ nguyên hình. Chúng là những thành viên của một băng đảng trộm cắp, cướp giật chuyên nghiệp.
    Lòng vị tha của quần chúng đã bị phản bội, nhiều người than thở như vậy.

    -----
    Hầu hết các tác giả những bài "lên đồng tập thể" khi "xót thương" những kẻ tội phạm, nhấn mạnh đến giá trị tài sản cướp giật chỉ có 45 ngàn đồng nhưng họ không biết rằng cấu thành cơ bản của tội danh cướp giật là cấu thành hình thức, giá trị tài sản bao nhiêu chăng nữa không quan trọng.
    Trước đây, ở Google.tienlang cũng từng có bài về vụ cướp giật hai chiếc mũ trị giá 60 ngàn đồng

    Vụ án "Giật 2 cái mũ" ở Tiên Lãng: Kỳ lạ ở chỗ nhà báo không hiểu luật

    Theo thông tin trong bài báo thì nhóm tội phạm này sử dụng xe mô tô để cướp giật. Do đó, Tòa án xử theo khoản 2 Điều 136 là có căn cứ.
    ---
    ...d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm

    Về tình tiết "dùng thủ đoạn nguy hiểm" quy định tại khoản 2 điểm d Điều 136 Bộ luật Hình sự đã được hướng dẫn tại mục 5.3, Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP, ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ Tư pháp, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo đó, "Dùng thủ đoạn nguy hiếm" là dùng thủ đoạn để cướp giật tài sản mà nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại hoặc của người khác như dùng xe mô tô, xe máy để thự hiện việc cướp giật tài sản; cướp giật của người đang đi trên xe mô tô, xe máy... Cần chú ý là trong trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm để cướp giật tài sản mà gây hậu quả nghiêm trọng, thì áp dụng cả hai tình tiết định khung hình phạt quy định tại các điểm d và h khoản 2 Điều 136 Bộ luật Hình sự."
    Như vậy, bản án này không có gì là lạ, là nặng cả! Chúng tôi chỉ thấy lạ là các phóng viên chuyên mảng nội chính ở các tờ báo trên lại không am hiểu pháp luật nhưng lại lớn tiếng bình luận ra vẻ "nhân văn" như những cái tít: "Vụ án 2 cái mũ và nỗi đau của 6 gia đình", "Xử nặng thế, các cháu đâu còn cơ hội sửa chữa?", "Vụ án 2 cái mũ: Chỉ xin được làm công dân tốt ", Che lấp tương lai chỉ vì hai chiếc mũ 60 nghìn v.v...
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/vu-giat-2-cai-mu-o-tien-lang-ky-la-o.html
    --

    Và bây giờ, lại 1 vụ án xảy ra tại TP Hồ Chí Minh và báo chí lại "lên đồng tập thể" để xót thương kẻ tội phạm!
    Những bài báo này không hề có tác dụng gì ngoài chuyện kích động lòng thù hận của công chúng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, VKS, Tòa án/ Và nói chung là kích động sự chống đối đối với chính quyền.

    Vậy Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ 4T có nên có ý kiến gì không?

    Ví dụ bài:

    1. Hai thiếu niên cướp giật bánh mì nhận án tù - Tuổi trẻ
    http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20160720/hai-thieu-nien-cuop-giat-banh-mi-phai-nhan-an-tu/1140094.html

    Cướp bánh mỳ chống đói, 2 thanh niên Sài Gòn nhận án tù
    http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/316616/cuop-banh-my-chong-doi-2-thanh-nien-sai-gon-nhan-an-tu.html

    Cướp bánh mì khi đói, 2 thiếu niên lĩnh án
    http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/cuop-banh-mi-khi-doi-2-thieu-nien-linh-an-3439329.html

    Cướp bánh mì khi đói, 2 thiếu niên lĩnh án
    http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/cuop-banh-mi-khi-doi-2-thieu-nien-linh-an-3439329.html

    Trả lờiXóa
  4. Anh Thưởng - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương không hoàn thành nhiệm vụ.
    Thời gian gần đây có quá nhiều tòa báo có rất nhiều lỗi nhưng ko thấy anh Thưởng lên tiếng gì cả!
    Phải chăng anh Thưởng cũng đồng lõa với những bài báo đó?

    Trả lờiXóa
  5. Nước mắt cá sấu. Chúng chẳng thương xót gì đâu. Chúng đang tập trung công kích Đảng và chính quyền mà thôi. Ngành Tuyên giáo đang án binh bất động. Hãy quay trở về tên gọi ngày xưa: Ban Tư tưởng văn hóa trung ương.

    Trả lờiXóa
  6. Đã dến lúc không thể lùi hơn được nữa. Nhân nhượng mãi là tự sát.

    Trả lờiXóa
  7. Phóng viên Tự dolúc 06:54 3 tháng 10, 2016

    Bộ trưởng Công an đề cập tới vụ "cướp bánh mì"
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho rằng xã hội không chấp nhận chuyện trộm cướp vặt như vụ "cướp bánh mì", hôm nay là cướp bánh mì, mai là cướp cái khác...



    Trước băn khoăn của Chủ nhiệm UBTP Lê Thị Nga và một số thành viên UBTVQH, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết trên thực tế, trộm cắp diễn ra phổ biến nhưng ở mức dưới 2 triệu đồng, không thể xử lý. Áp dụng quy định này thì có loại trộm chỉ ăn cắp 1,8-1,9 triệu đồng để “né”, rồi việc thẩm định thế nào là 1,9 triệu đồng hay 2 triệu đồng cũng không đơn giản. "Nhưng xã hội không chấp nhận nên có chuyện đánh chết trộm chó. Rồi tình trạng cướp giật mà điển hình là vụ án cướp bánh mì. Hôm nay là cướp bánh mì, mai là cướp cái khác"- Bộ trưởng Tô Lâm nhìn nhận.

    Bộ trưởng Bộ Công an phân tích những quy định hiện nay cũng cần xem xét như hành vi buôn bán ma tuý, nếu xét vào hàm lượng ma tuý rất dễ để lọt tội phạm mà hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. "Đặc biệt là lợi dụng cơ chế liên tục có thai để khỏi phải đi tù, lợi dụng chính sách khoan hồng của luật pháp"- Bộ trưởng Bộ Công an lo ngại.

    Ông Tô Lâm cho rằng quy định của luật pháp nói chung còn có những điểm như vậy cần xem xét, như tội phạm ma túy, có 7-8% đối tượng trong trại giam là bị HIV, không được phân biệt giữa người HIV với người khác. Lây nhiễm trong trại giam là khó tránh được. Hiện nay, tỷ lệ lớn người nhiễm HIV trong trại giam thực sự là vấn đề lớn. Cần phải đầu tư hơn trong lĩnh vực y tế với vấn đề này.

    "Hay nguyên tắc chứng minh người vô tội (nguyên tắc suy đoán vô tội) có lợi cho bị can, bị cáo thì có lợi cho ai, có lợi cho nhân dân, xã hội không? Mục tiêu là vạch trần tội phạm, không để oan người ngay song cũng phải đặt lợi ích nhân dân lên trên”- Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.

    Người đứng đầu ngành Công an nhận định việc vi phạm pháp luật phổ biến và diễn biến phức tạp, nguy hiểm là đúng với tình hình. Điển hình như vi phạm giao thông thành như chuyện bình thường, tràn lan. “Vượt đèn đỏ, vi phạm mới là anh hùng. 6 tháng đầu năm hơn 2 triệu vi phạm, phạt gần 2.000 tỉ đồng nhưng so với vi phạm thì số bị xử lý không thấm vào đâu. Vượt đèn đỏ, chen lấn từ người dân đến cán bộ. Ngày xưa đèn đỏ là tự giác dừng lại, giờ thì lan tràn mất kỷ cương, kỷ luật, chấp hành luật pháp. Cần có đợt vận động để toàn dân, toàn ngành hưởng ứng”- ông Lâm dẫn chứng.

    Về tội phạm vị thành niên 2016, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết tội phạm dưới 16 tuổi có gần 2.000 vụ, giảm 20% so với năm 2015; số dưới 18 tuổi có 2.500 vụ, giảm 21% nhưng số thống kê tội phạm trẻ hoá lại ngày một tăng, dưới 30 tuổi chiếm tới 78%. Tội phạm thanh thiếu niên, băng nhóm được hình thành rất nhanh, sử dụng dao kiếm, kể cả súng, thậm chí tập hợp đến cả hàng chục, cả trăm người. Nguyên nhân có nhiều nhưng trước hết là gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ thiếu quan tâm...

    Đặc biệt, theo Bộ trưởng Bộ Công an, là gia tăng tình trạng "tội phạm trong doanh nghiệp". "Có ý kiến cho rằng Công an hình sự hoá án kinh tế nhưng thực tế rất phức tạp, có tình trạng đại ca cộm cán, “anh hai, anh ba” chi phối, điều hành doanh nghiệp khai thác mỏ, cát sỏi, san lấp mặt bằng, vận chuyển đá cát sỏi. Có doanh nghiệp lập ra nhưng dưới đó là giang hồ cộm cán, xăm trổ, đe doạ, tranh giành địa bàn, thậm chí còn bắn giết nhau. Nổi lên gần đây là tín dụng đen, cho vay nặng lãi rồi dùng xã hội đen, nuôi “chân tay” đi cướp nhà của người vay” - ông Tô Lâm lo ngại.
    http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bo-truong-cong-an-de-cap-toi-vu-cuop-banh-mi-20160921174409064.htm

    Trả lờiXóa
  8. Tại sao tôi vui khi nghe tin biểu tình Formosa hôm nay ngày 2.10.2016?lúc 08:51 3 tháng 10, 2016

    1. Bởi tôi phẫn nộ trước việc người dân vốn đã khốn khổ lại phải thêm khổ bởi sai lầm của chính quyền khi cấp phép một cách dễ dãi cho Formosa hoạt động ở Việt Nam. Khi thảm hoạ môi trường xảy ra, chính quyền đã đơn phương nhận một khoản tiền đền bù ít ỏi mà không hỏi ý kiến những nạn nhân trực tiếp gánh chịu thảm hoạ biển. Số tiền nếu có đến được tay người dân thì cũng chỉ bằng 1/1000 thiệt thòi mà họ phải chịu. Số tiền ấy không có giá trị gì ngoài việc khiến người dân thêm bức bối.
    2. Khi người dân Hà Nội, Sài Gòn xuống đường thể hiện sự bất bình một cách ôn hoà thì chính quyền đã đánh đập không nương tay như thể họ là kẻ thù của chính quyền. Điều này vô cùng phản cảm và không thể chấp nhận được. Một xã hội văn minh là xã hội người dân có quyền thể hiện tình cảm, chính kiến của mình trước mỗi vấn đề xã hội. Một chính quyền vì dân nhất định phải tôn trọng quyền này.
    3. Tôi vui mừng bởi tôi nghe tin có những cảnh sát cơ động lúc đầu đánh người dân nhưng sau đấy vì lượng người biểu tình quá đông đã tháo chạy, một số còn cởi bỏ cả quân phục vì sự an toàn cá nhân. Điều này cho thấy rằng cường quyền và bạo lực không có thể trấn áp người dân mãi được. Dân gian thường gọi là mềm nắn rắn buông. Ở đây có thể gọi là mềm đánh rắn phắn.
    Tôi tin rằng lực lượng mặc quân phục chỉ đang hành động vì miếng cơm manh áo chứ không vì một lý tưởng cao cả gì. Nên có tháo chạy thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
    4. Tôi vui mừng bởi biết rằng những người biểu tình đã không đập phá gì. Đây là một điều tuyệt vời. Chứng tỏ những người lãnh đạo biểu tình đã rất sáng suốt. Nếu biến biểu tỉnh thành một cuộc bạo động thì việc biểu tình sẽ mất ý nghĩa trong thời điểm hiện tại.
    5. Tôi vui bởi cuộc biểu tình đã thể hiện một tinh thần đoàn kết rộng rãi của bà con miền Trung, điều mà người dân ở thành phố, những người không chịu khổ từ thảm hoạ biển chưa có. Những người này còn đang mơ màng ngủ, đang hy vọng có một phép mầu sẽ xẩy ra, một sáng mai thức giấc xã hội sẽ trở nên tươi đẹp hơn.
    6. Tôi vui bởi mạng xã hội đã chứng tỏ là một kênh truyền thông tuyệt vời, điều mà báo chí, thực chất là 700 cái loa đã tự đánh mất vai trò của mình, cho dù bà tiến sỹ Đoàn Hương đã nói thế giới FB lả của những kẻ rỗi hơi. Điều này cho thấy rằng số dở hơi có thể đang nằm nhiều ở những người có suy nghĩ giống bà. Sự thật đang diễn ra cho thấy có những người được gọi là trí thức đang hôn mê rất sâu và sẽ còn lâu mới tỉnh.
    Qua đây tôi hy vọng chính quyền ở mấy điều sau:
    1. Dừng ngay việc dùng bạo lực với người dân khi họ biểu tình ôn hoà. Đấy là một ứng xử ngu xuẩn. Thay vì đàn áp, hãy mở to mắt và nhìn xem thực chất vấn đề là gì và hãy nâng cao năng lực để giải quyết vấn đề theo hướng tích cực thay vì việc dập tắt vô lý, vô pháp sự phản ứng của người dân.
    2. Để tránh bạo loạn, tránh mâu thuẫn xã hội lan rộng, hãy ngừng ngay hoạt động của Formosa.
    3. Hãy dừng ngay việc kiểm soát báo chí một cách vô lý và thiếu khôn ngoan. Hãy cho phép báo chí hãy là báo chí thực thụ. Cho phép báo chí phản ánh một cách trung thực những sự kiện xã hội. Hãy dùng báo chí như tai, mắt tin cậy để thu thập và phản ánh hiện thực. Chính quyền qua đấy mà có thể dùng báo chí như một kênh tốt để nắm bắt xã hội và tìm những giải pháp văn minh, khoa học và tiến bộ để điều hành xã hội. Xã hội muốn văn minh, không thể không có tự do báo chí.
    Hãy tỉnh giấc và nhìn thẳng vào vấn đề đi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thấy lo ngại khi những người dân hăm hở dùng cán cờ, gạch đá tấn công không thương tiếc lực lượng cscđ, cùng với những lời cỗ vũ "đập, đập chết đi". Tôi hoảng sợ và bất bình khi các vị gọi đó là "ôn hòa". Tôi bất bình khi những người dân mang cờ chúa để tấn công những người khách có mời mới đến. Cuộc sống những người dân Hà Tĩnh nghèo khó Vũng Áng đã thay đổi nhờ dự án. Những sai phạm của fms phải được giải quyết theo pháp luật. Biểu tình cũng được nhưng tấn công cscđ và tìm cách vượt tường rào là hai việc khác nhau. Bạn đừng cố ý không thấy điều đó.

      Xóa
    2. Ôn hòa cái con cặc, ném đá đập gậy vào người ta thế, chưa đem quân ra làm cỏ chúng mày là phúc đức tỷ đời tông tổ chúng mày để lại rồi đấy.

      Xóa
    3. Mày vui vì biểu tình vì được mỹ nó cho nhà mày mấy thùng đi ô xin hả

      Xóa
  9. Đài tiếng nói Việt gianlúc 08:58 3 tháng 10, 2016

    Ngày hôm nay (2/10), các cơ quan báo chí lớn ở Việt Nam đã tự khẳng định họ chỉ là những cái loa tuyên truyền cho Đảng Cộng sản, khi tất cả cùng im lặng, không đề cập tới cuộc biểu tình hàng nghìn người chống Formosa ở Hà Tĩnh. Website của Thanh Niên đưa tin được một lát rồi cũng gỡ.
    Người dân ở Hà Tĩnh đối diện với bộ đội, công an, cảnh sát cơ động dày đặc, họ còn chẳng sợ.
    Các cha xứ phải đương đầu với hàng trăm cơ quan báo đài ở Việt Nam và hàng chục website đen của dư luận viên, vu khống, mạ lị họ tàn tệ, họ còn chẳng sợ.
    Những blogger, facebooker hoạt động dân chủ ở Hà Nội, Sài Gòn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng… sống trong vòng vây của an ninh, bị triệt mọi ngả công việc, bị bắt giữ tùy tiện thường xuyên, bị quấy nhiễu về đời tư, bị đánh đập, đe dọa liên tục, họ còn chẳng sợ.
    Không hiểu sức ép mà các cơ quan báo chí lề phải ở Việt Nam đang phải chịu là sức ép gì, từ cơ quan nào của Đảng và Nhà nước, mà ghê gớm đến thế!
    Riêng Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), với việc tung tin giáo dân tụ tập, “cản trở hoạt động của Formosa”, còn thể hiện họ là một loại Việt gian, không hơn.
    Bưng bô cho Formosa như vậy nhưng họ cũng chẳng được xơ múi gì từ tập đoàn Đài Loan này đâu. Với người Tàu, chửi ai đó là “Hán gian” là một câu chửi rất nặng. Rất có thể trong mắt người Tàu (Trung Quốc cũng như Đài Loan), VOV và các báo ủng hộ Formosa cũng chỉ như một loài Hán gian hạng bét – ấy là nếu người Tàu biết đến họ.

    Trả lờiXóa
  10. Mấy cậu rận xĩ Tại sao tôi vui khi nghe tin biểu tình Formosa hôm nay ngày 2.10.2016?08:51 Ngày 03 tháng 10 năm 2016 và Đài tiếng nói Việt gian08:58 Ngày 03 tháng 10 năm 2016!
    Các cậu không biết nhục, ko biết liêm sỉ là gì à?

    Tôi thấy chủ nhà đã xóa nhiều ý kiến của bạn về biểu tình Kỳ Anh vì lạc đề ở entry này.
    Tôi đề nghị chủ nhà tiếp tục dọn rác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Riêng tôi thì lại đề nghị các bạn chủ trang không những ko xóa 2 ý kiến của hai rận xĩ trên mà còn mở hẳn 1 entry mới về biểu tình Kỳ Anh để mọi người bình luận xem có phải là BIỂU TÌNH ÔN HÒA KHÔNG?

      NHỮNG NGƯỜI THAM GIA BIỂU TÌNH CÓ PHẢI LÀ NHỮNG NGƯỜI KÍNH CHÚA YÊU NƯỚC KHÔNG HAY LÀ LŨ NGƯỜI MÊ MUỘI VÌ SỰ KÍCH ĐỘNG CỦA TÊN LINH MỤC PHẢN ĐỘNG NGUYỄN THÁI HỢP?

      Xóa
  11. Công nhận bọn việt tân nhiều tiền ghê? Giàu hơn bọn Formosa không ta,mà không biết nó trao tiền cho giáo dân khi nào vậy cà?

    Trả lờiXóa
  12. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  13. Có vốn liếng, yêu quê hương, thương dân mình sâu đậm cũng không dám đem về cái xứ này để đầu tư, lỡ sơ sẩy 1 chút là các cha xúi con chúa đến đập phá nhà máy thì chỉ còn ăn cám. Dân xứ này làm kiểu này thì muôn đời chỉ mạt rệp, vì không có ai mang vốn liếng đến cái chốn toàn phức tạp này. Ngay cả con em xứ này đi các nơi xin việc thì nhà chủ nghe đã rất hãi. Tệ hại hơn, bây giờ nghe 2 tiếng Công giáo cũng ớn lạnh.

    Trả lờiXóa
  14. Sở dĩ cướp giật hoành hành gây hoang mang lo sợ cho người dân là do pháp luật có nhưng thực thi chưa nghiêm. Người dân thì cải lương, lúc bản thân bị cướp giật, bị mất cắp thì la làng kểu xã hội giờ bất an quá, công an cảnh sát đâu mà để cho tội phạm nhiều thế. Nhưng khi cơ quan thực thi xử lý thì lại ra điều thương với chả xót. Các cụ xưa đã dạy rằng "đói cho sạch, rách cho thơm". Nhưng tên ăn cướp đó đủ sức khỏe và sự hung hãn để đi cướp giật được, sao không đủ sức khỏe để ít nhất là đi làm thuê, lao động làm gì không đủ tiền mua nổi ổ bánh mỳ nhét vào mồm mà lại phải đi cướp giật cả cái mỳ vì đói. Cái đó đâu phải lỗi của chính quyền, mà mỗi người sinh ra là phải tự biết tự nuôi sống mình bằng sức lao động. Chính phủ có chăng chỉ hỗ trợ phần nào, chứ không ai có trách nhiệm phải nuôi ai cả. Tất cả chúng ta phải rạch ròi cho rõ thái độ trước các hành vi vi phạm, những việc làm sai, phải mạnh mẽ lên án. Có như vậy mới giúp xã hội trật tự văn minh, người dân mới có cuộc sống bình yên. du khách quốc tế mới tin tưởng và ghé thăm, du lịch, kinh tế mới phát triển, đất nước mới phồn vinh.

    Trả lờiXóa
  15. oh, nhìn mặt hai cái thăng này, đi rửa bát quán ăn, hoặc bưng bê quán bia cũng thừa tiền ăn. Chưa kể nếu nó chịu khó hơn, lấy báo đi bán cũng đủ sống. Cái thói ăn cướp ăn cắp nó là hệ quả của sự thiếu được giáo dục của gia đình và xã hội. Chứ đâu phải xã hội thời nay, đói tới mức không thể kiếm ra cái gì ăn mà phải đi cướp giật cả cái bánh mỳ. Các cháu nó càng trẻ càng phải kỷ luật nghiêm, nhốt nó lại cho ăn đầy đủ và bắt lao động ngày 4 tiếng xem nó có làm nổi không nào, chỉ 4 tiếng thôi là đủ nuôi nó ăn, sau đó là dạy cho nó biết. Đấy muốn có của cải vật chất là phải lao động, chứ không phải chỉ trông vào việc đi ăn cướp, ăn cắp của người khác mà đươc đâu. Phải dằn mặt cho nó sáng mắt ra và nó phải biết sợ để không bao giờ dám làm điều sai trái nữa. Việc xử phạt nó nghiêm là thương nó sâu sắc đấy, chứ không phải bênh nó thương vớ thương vẩn mà là giúp nó đâu. Lớn lên nó phạm tội nặng hơn còn hại nó nhiều hơn bây giờ phải "yêu cho roi cho vọt" mới thành người được

    Trả lờiXóa
  16. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. NHìn chung khi giải quyết một vụ án cần xem xét kỹ hết các yếu tố cấu thành tội phạm, bởi vì các khái cạnh của vụ án này thiết nghãi chưa được xem xét rõ.

    Trả lờiXóa