Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ X
Nhận thức đúng quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí không chỉ vì quyền cá nhân mà trước hết phải vì sự ổn định chính trị, vì
lợi ích của đất nước, dân tộc.
*********************************
Tự do ngôn luận trong khuôn khổ pháp luật
Điều 4 Luật Báo chí của Việt Nam quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo
chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí. Báo chí, nhà báo hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không một tổ chức, cá
nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động đúng pháp
luật. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận
trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ
chức và cá nhân”.
Tuy nhiên, nhận thức đúng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mỗi
người - không chỉ vì quyền cá nhân mà trước hết phải vì lợi ích của xã
hội, vì sự ổn định chính trị, bảo vệ những giá trị dân tộc và bản sắc
văn hóa Việt Nam. TS. Cao Đức Thái, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu
quyền con người cho rằng: Việc Nhà nước ta trong khi quy định tôn trọng
và bảo đảm quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí nói riêng “không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp
pháp của tổ chức và cá nhân”, không chỉ thuộc thẩm quyền của một quốc
gia độc lập, có chủ quyền theo Hiến chương Liên hợp quốc và luật quốc tế
về quyền con người, mà còn phù hợp với tình hình chính trị - xã hội
trên thế giới hiện nay.
Thực tế những năm qua, báo chí có những bước phát triển và đóng góp
đáng kể trong việc giữ gìn ổn định chính trị, phát triển dân chủ XHCN và
bản sắc văn hóa dân tộc. Song, bên cạnh đó, hoạt động của báo chí cũng
còn nhiều bất cập. Hiện tượng báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích, xa rời
nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, chạy theo thị hiếu tầm thường vì lợi nhuận
khá phổ biến. Một số cơ quan báo chí đăng, phát các thông tin nhạy cảm
về chính trị, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, tác động tiêu cực đến dư
luận xã hội, làm phương hại đến lợi ích đất nước. Không ít cơ quan báo
chí đưa tin sai sự thật do tiếp nhận thông tin, đơn, thư khiếu nại, tố
cáo hoặc khai thác thông tin từ truyền thông xã hội nhưng bỏ qua khâu
thẩm định, xác minh dẫn đến thông tin sai sự thật, xâm phạm bí mật đời
tư, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín tổ chức, danh dự cá nhân.
Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trên là do một bộ phận cán
bộ, phóng viên, biên tập viên hạn chế về năng lực chuyên môn, tư duy
chính trị, thiếu tinh thần trách nhiệm nên không nghiêm túc trong việc
quán triệt, tuân thủ sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền; thậm chí
có người phai nhạt lý tưởng dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị và
đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
Để chấn chỉnh những bất cập trong quản lý và hoạt động báo chí; đồng
thời, nhằm tạo cơ sở cho báo chí phát triển mạnh mẽ theo hướng chuyên
nghiệp, hiện đại trong bối cảnh hội nhập, Hội nghị Trung ương 10 (khóa
XI) đã thông qua Đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm
2025”. Quan điểm của Đảng ta trên lĩnh vực này là: Phát triển báo chí
theo hướng “cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả,
đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân”. Báo chí cần góp phần “tuyên
truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,… tạo đồng
thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp phần nâng cao
dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam”. Cơ quan báo chí cần
“bảo đảm đúng tôn chỉ mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuần túy,
không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo
chí…”. Đó là điều tất nhiên đối với báo chí cách mạng Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức đan
xen.
Báo chí đề cao trách nhiệm xã hội, vì lợi ích nhân dân và đất nước
Tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ X, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng nhấn mạnh: Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng "Chú trọng
nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục,
tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì
lợi ích của nhân dân và đất nước", báo chí đã phản ánh kịp thời diễn
biến mọi mặt của đời sống
xã hội; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân
dân; phát hiện và cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến và những
thành tựu của công cuộc đổi mới. Đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; phản ánh những ý kiến đóng góp tâm huyết của
các nhà khoa học, các giới đồng bào. Kịp thời phê phán, đấu tranh với
các hiện tượng tiêu cực, những thói hư tật xấu trong xã hội; phê phán,
bác bỏ những thông tin, quan điểm sai trái, âm mưu "diễn biến hoà bình"
của các thế lực phản động, thù địch, góp phần vào việc củng cố lòng tin
của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ X (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Tại Đại hội này, Tổng Bí thư nhấn mạnh, người làm báo cần quán triệt
đầy đủ, sâu sắc hơn nữa quan điểm báo chí là vũ khí sắc bén, là công cụ
đắc lực của Đảng trên mặt trận tư tưởng. Báo chí cần góp phần đắc lực
vào việc hình thành dư luận xã hội lành mạnh; xây dựng bản lĩnh, trí
tuệ, tâm hồn, khí phách con người Việt Nam trong thời kỳ mới; góp phần
cổ vũ và tạo ra sức mạnh đoàn kết, thống nhất, đồng thuận toàn dân tộc.
Thông tin trên báo chí phải có tính thời sự
cao, lành mạnh, thiết thực, có tính chiến đấu, định hướng dư luận...;
kiên quyết loại bỏ những tin, bài ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tình cảm,
đời sống xã hội; đừng làm phân tâm xã hội, phân rã niềm tin.
Báo chí phải là người đi tiên phong trên mặt trận tư tưởng, tỉnh táo,
cảnh giác, lấy chính thực tiễn sinh động của đất nước đổi mới để tấn
công, vạch trần những âm mưu thâm độc của các thế lực xấu, thù địch,
củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Trong tình hình hiện nay, báo chí cách mạng Việt Nam cần giữ vững và
phát huy hơn nữa bản chất cách mạng, là công cụ tư tưởng, văn hóa của
Đảng, là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Báo chí
hoạt động theo định hướng của Đảng, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta;
phát huy tính tiên phong của báo chí trong việc tập hợp, đoàn kết, cổ vũ
các tầng lớp nhân dân tích cực tiến hành thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức và hội
nhập quốc tế.
Yêu cầu khách quan đó đòi hỏi công tác báo chí phải hướng vào mục tiêu
giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tiếp tục sự nghiệp đổi mới. Báo chí
chủ động, tích cực tham gia đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên
lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, lý luận; đấu tranh phản bác những thông
tin, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, đối tượng cơ hội
chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của
nhân dân ta. Báo chí cần tỉnh táo, thận trọng trong xử lý thông tin, có
sự nhạy cảm chính trị tốt trước những thông tin xấu, độc, tác động tiêu
cực đến nhận thức và dư luận xã hội.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân
dịp kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -
21/6/2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, báo chí là
công cụ tuyên truyền bảo vệ lợi ích của dân tộc, của nhân dân, bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ; đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai
trái của các thế lực thù địch; góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, tích
cực tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nạn suy thoái
đạo đức, lối sống; góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Thủ tướng yêu cầu, mỗi nhà báo thực hiện đúng lời dạy của Bác, hết lòng
phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mỗi người làm báo đề cao trách nhiệm
và sứ mệnh của mình đối với xã hội, nghĩa vụ của công dân đối với đất
nước, không ngừng rèn luyện phấn đấu, nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ
vững đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
Lại có trò mới xem rồi
Trả lờiXóaCảm ơn về bài đăng !Mọi người cần phải biết rõ thể chế lãnh đạo đang quyết tâm làm sạch môi trường đạo đức xã hội . Tuy có đôi lúc lệch lạc nhưng ĐCSVN luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết . Vì nó là con đẻ của phong trào giải phóng dân tộc
Trả lờiXóaMình gia cát dự: Tới đây sẽ có nhiều anh Tổng biên tập đi theo anh Nguyễn Như Phong; nhiều tờ báo sẽ đi theo petrotimes
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaMột vị Tổng Bí Thư đáng kính trong giai đoạn đổi mới lịch sử .
Trả lờiXóaSao không nói đến bọn cộng tác viên của báo nhỉ, đây mới là nguồn cơn nồi lẩu báo chí VN hiện nay nè.
Trả lờiXóaTrong cơ chế thị trường hiện nay, các nhà báo giữ được lương tâm nghề nghiệp, lãnh đạo quản lý các tờ báo coi trọng khâu tuyển chọn nhân viên, duyệt đăng tin khách quan, chuẩn mực thật hiếm. Ngoài cái tích cực là phát hiện được một số mặt tiêu cực của xã hội thì phần lớn lại chĩa mũi nhọn vào chính chế độ, tạo ra tiền lệ nguy hiểm là dân chủ quá trớn. PHƯƠNG TIỆN CHO "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" CHÍNH LÀ ĐỘI NGŨ NÀY chứ còn tìm ở đâu nữa. Việc cấp bách CẦN LÀM NGAY lúc này là làm trong sạch đội ngũ báo chí từ trên xuống.
Trả lờiXóaSuy cho cùng, báo chí đối với bất cứ thể loại chế độ chính trị nào , cũng đều là công cụ của giai cấp cầm quyền. Thực chất không có kiểu "tự do" nói chung, 'tự do" báo chí nói riêng 1 cách quá trớn, thái quá. Hỗn loạn tạm thời, là mặt trái của cơ chế thị trường về báo chí.
Trả lờiXóaTôi tin là tình hình này sẽ dần dần được giảm thiểu, khắc phục.
SỰ THẬT VỀ "TỰ DO BÁO CHÍ" Ở MỸ
Trả lờiXóaTổng biên tập của tờ The NewYork Times đã bị sa thải vì phóng sự chân thực về Slavyansk
Bà Jil Abramson- người được tạp chí Forbes xếp hạng là một trong 5 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới vào năm 2012 vừa bị sa thải bởi hành xử quá độc lập và từ chối tuân thủ "tiêu chuẩn hành nghề". Bà đã bị ông chủ sa thải và thay bằng thư ký tòa soạn Dean Baquet. Ông Baquet, 57 tuổi, từng là biên tập viên tờ Los Angeles. Lý do của việc sa thải là vì bài báo từ Slavyansk ngày 3 tháng 5. Sự việc xảy ra sau bài báo khoảng 10 ngày, ngày 14/5.
Nhìn chung, bài phóng sự viết trong lực lượng dân quân tự vệ thân Nga không có công dân Nga mà hầu hết là người địa phương, một số đã từng phục vụ trong quân đội Nga và Ukraina trước kia. Đó là 1 trong số ít phóng sự trình bày "quan điểm trái chiều" gây ra chỉ trích từ các đại diện của giới Ngoại giao Mỹ.
Cần nói là Bà Jill Abramson là một tổng biên tập có tiếng là cứng rắn và tháo vát, thường có những quyết định về nguyên tắc trái ngược với quan điểm của chủ bút NYT Mark Thompson.
"Abramson đã có những quyết định lý trí, không hỏi ý kiến các đồng nghiệp và không muốn xây dựng quan hệ đồng nghiệp tích cực với tôi. Thậm chí tôi đã đi đến chỗ kết luận là bà ấy cuối cùng sẽ đánh mất sự ủng hộ của đồng nghiệp". Người phát ngôn của New York Times Arthur Sulzberger nói trong phỏng vấn với 1 kênh truyền hình.
Trong lịch sử 160 năm của tờ NYT, bà Abramson là nữ duy nhất từng nắm cương vị tổng biên tập.
Dù nói thế nào, thì rõ ràng là bà Abramson cũng bị sa thải vì bài phóng sự táo bạo phản ánh đúng thực tế ở Ukraina. Dĩ nhiên, ý kiến của Sulzberger chỉ là biện hộ cho quyết định của tờ New York Times, nơi mà cũng như các tờ báo Mỹ khác, không chấp nhận quan điểm khác với "chỉ đạo".
Nguồn: Ở Đây
Tham khảo thêm ở đây:
+ http://www.nydailynews.com/news/national/jill-abramson-admits-dumped-hurts-article-1.1797819\
+ http://topwar.ru/48144-glavnogo-redaktora-the-new-york-times-uvolili-za-reportazh-iz-slavyanska.html
Bài phóng sự này đã từng được giới thiệu trên Google.tienlang ở bài:+ Cùng nhà báo Mỹ vào tận nơi đồn trú của Tự vệ Slaviansk
http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/cung-nha-bao-my-vao-tan-noi-on-tru-cua.html
http://googletienlang2014.blogspot.ca/2014/05/su-that-ve-tu-do-bao-chi-o-my.html
Tui muốn mua một tờ báo Nhân Dân để coi thử mà không biết ở đâu có bán.
Trả lờiXóaĐưa mẹ lũ làm báo vào khuôn khổ đi, báo với chí gì như chó đàn 1 lứa, ghét ai thích thì sủa, sai thì đéo bao giờ có chuyện hối lỗi hay đính chính, như vụ thằng Thế chửi thằng CA trước thế mà báo chí nó lại lái đến chuyện đấm đá của thằng CA, tuyệt đéo nói đến thằng Thế chửi CA câu nào, mẹ tiên sư còn làm mấy bài liền ra vẻ như mình vô tội lắm ấy, FUCK.
Trả lờiXóa