Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2023

DÙ CẦN TRUNG QUỐC NHƯNG NGA VẪN LÊN TIẾNG CHỈ TRÍCH KHI TRUNG QUỐC XÂM PHẠM LỢI ÍCH CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

 

Vâng, rõ ràng là Nga đang rất cần liên thủ với Trung Quốc để cùng nhau chống Mỹ. Thế nhưng, một khi Trung Quốc xâm phạm lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông thì Nga vẫn lập tức lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, vạch rõ mưu đồ của Bắc Kinh trước công luận toàn thế giới. 
Hãng tin Sputnik là Cơ quan ngôn luận thuộc Chính phủ Nga. Cách đây ít phút, Sputnik đăng bài Trung Quốc cấm đánh cá ở Biển Đông: Mưu đồ của Bắc Kinh
Dưới đây, Google.tienlang xin chép bài này từ Sputnik.....
*****

13:38 22.04.2023 (Giờ Moskva, tức 17:38 ngày 22.4.2023 giờ Hà Nội)

https://sputniknews.vn/20230422/trung-quoc-cam-danh-ca-o-bien-dong-muu-do-cua-bac-kinh-22581409.html

Hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đánh bắt cá mà Trung Quốc áp đặt trên Biển Đông từ ngày 1/5/2023 một lần nữa cho thấy mưu đồ thâm hiểm của Bắc Kinh đối với vùng biển này.

Trước các lệnh cấm phi lý mà Trung Quốc đã liên tục áp đặt trong nhiều năm qua, ngư dân Việt Nam vẫn kiên cường bám biển, giữ gìn ngư trường truyền thống của đất nước, qua đó góp phần đập tan mưu đồ độc chiếm Biển Đông của quốc gia phương Bắc.

Lệnh cấm thường niên từ năm 1999 của Trung Quốc

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã ban hành “lệnh cấm đánh bắt cá thường niên” 2023, áp dụng trên 4 vùng biển xung quanh nước này là Biển Đông, biển Hoa Đông, Bột Hải và Hoàng Hải.

Theo thông báo trên trang Xinde Marine News, “lệnh cấm” tại Biển Đông sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 12h trưa ngày 1/5 đến 12h trưa 16/8/2023, trên phạm vi trùm khắp vùng biển từ vĩ tuyến 12 đến phía bắc đảo Đài Loan.

Kể từ năm 1999 đến nay, Trung Quốc đều ban hành lệnh cấm đánh bắt cá hằng năm tại Biển Đông trong thời gian 3 tháng. Nước này lấy lý do ban hành “lệnh cấm” để duy trì nguồn hải sản bền vững và cải thiện môi trường.

Cùng với lệnh cấm, Bắc Kinh còn điều một lượng lớn tàu ngư chính, hải giám tăng cường hoạt động trong khu vực Biển Đông để kiểm soát, tịch thu tàu thuyền, trang thiết bị những tàu đánh cá mà Trung Quốc cho là vi phạm lệnh cấm của họ.

Trên thực tế, các nước đều có kế hoạch cấm đánh bắt cá hàng năm vào mùa vụ cá sinh sản, cá đẻ và cá di cư, với thời gian và vùng cấm của mình để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. diện tích vùng cấm sẽ khác nhau tùy theo điều kiện địa lý, thủy văn tự nhiên của mỗi nước nhưng điều quan trọng nhất là phải trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước đó. Đây là việc rất bình thường theo quy định của Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.

Tuy nhiên, Trung Quốc là một ngoại lệ. Nước này luôn đưa ra lệnh cấm một cách phi lý và phi pháp. Không chỉ cấm đánh bắt cá trong vùng biển của mình, Bắc Kinh còn cấm đánh bắt cá trong vùng biển của cả các nước khác trong khu vực.

Như với lệnh cấm vừa rồi, đối chiếu trên bản đồ, có thể thấy khu vực mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm bao trùm cả một số vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.

Với lệnh cấm này, ngư dân Việt Nam bỗng nhiên phải tuân theo luật pháp của nước khác, mà nếu không chấp hành thì phải đối mặt với nguy cơ bị tịch thu tàu thuyền, thiết bị và số cá đánh bắt được.

Phía Việt Nam lên tiếng phản đối

Liên quan vấn đề này, tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 20/4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh:

“Lệnh cấm đánh bắt cá này đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế được xác lập theo UNCLOS 1982”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố.

Phía Việt Nam khẳng định lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là “trái phép”, đồng thời yêu cầu Trung Quốc “tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam và không làm phức tạp thêm tình hình, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.

Ngoài Bộ Ngoại giao, nhiều cơ quan của Việt Nam cũng đã nhiều lần lên tiếng phản đối những lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương từ Trung Quốc. Năm ngoái, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đã bày tỏ phản đối lệnh cấm, khẳng định hành động đơn phương, lặp lại và phi lý của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam nhấn mạnh, việc chính quyền Bắc Kinh ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông lặp lại hàng năm và kéo dài đã làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với hải cảnh Trung Quốc, cản trở hoạt động bình thường của tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị các cơ quan chức năng phản đối mạnh mẽ và có biện pháp ngăn chặn lệnh cấm phi lý của Trung Quốc, bảo vệ tài nguyên, nguồn lợi thủy sản đặc trưng cho từng khu vực biển, bảo vệ an toàn cho ngư dân Việt Nam khi hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Ngư dân kiên cường bám biển

Với tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hơn 90% diện tích Biển Đông khi đưa ra “đường 9 đoạn” hình chữ U (đường lưỡi bò) trên bản đồ của họ, cắt vào các vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Indonesia.

Nhằm thực hiện mưu đồ này, Trung Quốc đã áp dụng mọi biện pháp có thể, trong đó có việc áp đặt lệnh đánh bắt cá thường niên. Trước hết, Trung Quốc muốn cho thế giới thấy rằng mình vẫn đang thực thi chủ quyền một cách liên tục trong vùng biển “đường 9 đoạn”, mặc cho yêu sách này đã bị Tòa trọng tài thường trực (PCA) bác bỏ từ năm 2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.

“Trung Quốc muốn năm nào cũng đưa ra một tuyên bố, một lệnh cấm đánh bắt cá như vậy, tức là một cách để Trung Quốc hỗ trợ và đẩy mạnh cái gọi là “quyền lịch sử” của mình”, Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, nhận định.

Đây là một cách để Trung Quốc hỗ trợ các nền tảng pháp lý sau này cho “đường 9 đoạn” mà Bắc Kinh đã tuyên bố. Thêm vào đó, bởi vì khu vực cấm đánh bắt cá nằm trong “đường 9 đoạn”, nên nếu tuân theo lệnh này, các nước coi như thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trong vùng biển mà nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền.

Nếu các nước không có biện pháp đối phó, để tàu, thuyền đánh cá của mình bị các lực lượng hải quân, hải cảnh, dân quân biển (hay tàu cá có vũ trang) của Trung Quốc đe dọa, va đâm mà từ bỏ ngư trường, thì Bắc Kinh sẽ dần chiếm thế thượng phong, từng bước thể chế hóa sự quản lý các vùng biển của nước khác theo yêu sách “đường 9 đoạn”.

Như vậy, có thể thấy, sự kiên cường vươn khơi, bám biển của ngư dân, nhất là ở ở các ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn là hành động góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngay cả trong những lần Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp ở Biển Đông, các ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục vươn khơi bám biển, giữ ngư trường của đất nước.

Ai cũng hiểu âm mưu của Bắc Kinh là gây sức ép về tâm lý với ngư dân các nước để cứ đến tháng 5 là không vào Biển Đông khai thác hải sản. Nếu tuân theo lệnh đó nghĩa đã từ bỏ những ngư trường truyền thống của mình, qua đó giúp Trung Quốc chiếm ưu thế về mặt pháp lý trên Biển Đông.

Trong những năm qua, Chính phủ đã hậu thuẫn cho ngư dân bằng các chính sách như tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá; thúc đẩy hoạt động của chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến thủy sản; triển khai ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác, bảo quản và chế biến thủy sản; trang bị cho tàu cá của ngư dân thiết bị thông tin liên lạc để có thể đánh bắt dài ngày, xa bờ…

Các cơ quan chấp pháp Việt Nam (cảnh sát biển, hải quân...) luôn hỗ trợ, can thiệp kịp thời khi ngư dân bị tàu chấp pháp nước ngoài xua đuổi hoặc bắt giữ ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền đất nước, mà luật pháp quốc tế hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Đối với lệnh cấm đánh bắt cá thường niên 2023 của Trung Quốc, Ủy ban nhân dân các tỉnh có hoạt động nghề cá đã động viên ngư dân bám biển, tiếp tục duy trì sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam.

Đồng thời hướng dẫn tổ chức thành đoàn, đội khi đi khai thác, đánh bắt hải sản để hỗ trợ nhau trên biển, kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng về những hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.

Bùi Ngọc Trâm Anh

Bổ sung: Lúc 20:44 cùng ngày đăng bài này, Google.tienlang bổ sung Bản tin của Hãng Reuters (Roi tơ) liên quan đến sự kiện này với tiêu đề Vietnam opposes China's unilateral South China Sea fishing ban- Dịch: Việt Nam phản đối Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá ở Biển Đông

https://www.reuters.com/world/asia-pacific/vietnam-opposes-chinas-unilateral-south-china-sea-fishing-ban-2023-04-20/

HÀ NỘI, ngày 20 tháng 4 (Reuters) – Việt Nam hôm thứ Năm đã chỉ trích Trung Quốc vì đã áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm ở một khu vực rộng lớn trên Biển Đông, gọi đó là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và kêu gọi Bắc Kinh không làm phức tạp thêm vấn đề.

Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm hàng năm kể từ năm 1999 và Việt Nam thường xuyên phản đối. Trung Quốc cho biết lệnh cấm sẽ được áp dụng từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 16 tháng 8, nhằm thúc đẩy đánh bắt cá bền vững và cải thiện hệ sinh thái biển.

Nó bao phủ vùng biển 12 độ bắc của đường xích đạo và bao gồm một phần vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của Việt Nam cũng như quần đảo Hoàng Sa mà hai nước đã chiếm đóng và tranh chấp trong nhiều thập kỷ.

“Cái gọi là lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam,” Đoàn Khắc Việt, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Hoàng Sa là tên gọi của Việt Nam cho quần đảo Paracel Islands.

Việt kêu gọi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và "không làm phức tạp thêm tình hình".

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hơn 90% diện tích Biển Đông có tiềm năng giàu năng lượng thông qua "đường chín đoạn" hình chữ U trên bản đồ của họ, kéo dài sâu vào Đông Nam Á và cắt vào các vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Indonesia.

Trung Quốc đã triển khai hàng trăm tàu ​​để củng cố các yêu sách của mình, cách xa hơn 1.000 km so với đất liền của họ, và đã bị một số nước láng giềng cáo buộc là cố gắng phá vỡ các hoạt động thăm dò năng lượng.

Tháng trước, Reuters đưa tin dựa trên dữ liệu theo dõi tàu thuyền rằng một tàu Việt Nam đã được cử đi giám sát một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đang tuần tra gần mỏ khí đốt do Nga khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam, một trong hàng chục cuộc tuần tra như vậy.

10 nhận xét:

  1. Американский полковник раскрыл общий секрет Киева и Вашингтона - Đại tá Mỹ tiết lộ bí mật chung của Kiev và Washington
    19:42 22.04.2023(cập nhật: 22/04/2023 20:49)
    https://ria.ru/20230422/slovo-1867118840.html
    Đại tá Mỹ McGregor mô tả nước Mỹ và Ukraine bằng từ tham lam
    MOSCOW, ngày 22 tháng 4 - RIA Novosti. Đại tá Douglas McGregor, cựu cố vấn của người đứng đầu Lầu Năm Góc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh YouTube Judging Freedom, các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị ở Washington và Kiev thống nhất với nhau vì lòng tham lợi nhuận từ cuộc xung đột .
    "Tôi bắt đầu nghĩ rằng điều duy nhất đoàn kết chính phủ Hoa Kỳ và chế độ Kiev là lòng tham," ông nói.
    Theo quân đội, cuộc khủng hoảng Ukraine đã trở thành một công việc kinh doanh béo bở đối với Nhà Trắng đến mức Nhà Trắng chưa sẵn sàng đồng ý với một giải pháp nhanh chóng kết thúc chiến tranh. McGregor giải thích rằng Mỹ kiếm được cả từ việc sản xuất và vận chuyển vũ khí cho Lực lượng Vũ trang Ukraine , cũng như từ việc huấn luyện binh lính Ukraine.

    Trả lờiXóa
  2. Báo Anh: "Готовьтесь к худшему". Украину и Запад предупредили о риске окружения ВСУ- "Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất." Ukraine và phương Tây cảnh báo về nguy cơ lực lượng vũ trang Ukraine bị bao vây
    01:30 23.04.2023(cập nhật: 02:24 23/04/2023)
    https://ria.ru/20230423/okruzhenie-1867141346.html
    Chuyên gia kinh tế: Lực lượng vũ trang Ukraine có nguy cơ bị bao vây trong cuộc phản công chống lại Nga
    MOSCOW, ngày 23 tháng 4 - RIA Novosti. Các nỗ lực của quân đội Ukraine để tiến hành cuộc tấn công có thể kết thúc trong vòng vây của chính họ, tờ Economist đưa tin .
    Như ấn phẩm đã viết, kế hoạch "phản công" của chính quyền Kiev chứa đầy rủi ro lớn.
    "Trong một cuộc tấn công, Ukraine sẽ cần quân số đông hơn quân phòng thủ, và điều này chỉ có thể xảy ra ở một số khu vực nhất định. Ngay cả khi Kiev có thể chọc thủng hàng phòng thủ Nga, cần phải hành động cẩn thận, nếu không Lực lượng Vũ trang Ukraine có nguy cơ bị bao vây, ấn phẩm nói.
    Do đó, Ukraine và những người bảo trợ phương Tây nên chuẩn bị tinh thần cho những thành công tồi tệ hơn hoặc cận biên trong việc thực hiện kế hoạch này, tạp chí Anh lưu ý.
    Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết vào đầu tháng 4 rằng cuộc phản công của Ukraine có thể bắt đầu vào mùa hè. Theo Tài liệu bí mật của Lầu Năm Góc bị rò rỉ trên mạng , số lượng xe tăng phương Tây và các loại vũ khí khác mà Ukraine đã có sẽ không cho phép Lực lượng vũ trang Ukraine thực hiện.
    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, bình luận về vụ việc, nói rằng Moscow không nghi ngờ gì về sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của Hoa Kỳ và các đối tác trong cuộc xung đột hiện nay. Trước đó, ông cũng lưu ý rằng bất kỳ tuyên bố nào về cuộc phản công sắp xảy ra của quân đội Ukraine đều được theo dõi và cân nhắc cẩn thận khi lên kế hoạch cho một chiến dịch đặc biệt.

    Trả lờiXóa
  3. Спецоперация, 22 апреля: ситуация в Артемовске и "контрнаступление" Киева - Hoạt động đặc biệt, ngày 22 tháng 4: tình hình ở Artemovsk và "cuộc phản công" của Kiev
    00:13 23.04.2023
    https://ria.ru/20230423/spetsoperatsiya-1867138029.html
    MOSCOW, ngày 23 tháng 4 - RIA Novosti. Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Bảy, quân đội Nga đã chiếm thêm ba lô cốt trong trận chiến Artemovsk và gần Kramatorsk đã phá hủy một kho lớn chứa đạn của các hệ thống tên lửa phóng loạt.
    Còn nghị sĩ Ukraine cho rằng Kiev đã hoãn tấn công do thiếu vũ khí.
    Các vấn đề với phản công
    Bộ Quốc phòng báo cáo rằng các đơn vị tấn công đã giải phóng thêm ba phần tư ở phía tây của Artemovsk. Giao tranh ác liệt đã diễn ra ở thành phố này trong vài tháng và các lực lượng Nga gần đây đã nói rằng quân đội Ukraine đang bị bao vây ở đây, nhưng vẫn chưa có thông tin gì về "thế nồi hầm" - "Kотел"- tức là bị bao vây hoàn toàn.
    Tờ Foreign Policy của Mỹ đã viết, trích dẫn nghị sĩ Ukraine Oleksandra Ustinova , rằng Kiev đã hy vọng tiến hành một cuộc tấn công vào tháng 4, nhưng đã hoãn nó vô thời hạn. Ông viện lý do thiếu vũ khí.
    Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine, cựu đại sứ tại Đức Andriy Melnyk cho rằng Kiev cần tăng gấp 10 lần hỗ trợ quân sự từ các đồng minh, đồng thời kêu gọi các đối tác vượt qua mọi "lằn ranh đỏ".
    Ở Ukraine và xung quanh nó
    Chính quyền Ukraine đã thành lập một ủy ban để xác minh việc sử dụng các cơ sở trong Pochaev Lavra của Nhà thờ Chính thống Ukraine kinh điển ở vùng Ternopil.
    Volodymyr Zelenskyy đã ký một "luật phi thực dân hóa" cấm gán tên liên quan đến Nga và Liên Xô cho các đối tượng địa lý.

    Ông cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số pháp nhân của Nga, bao gồm Đảng Cộng sản Liên bang Nga, Đảng Dân chủ Tự do, Nước Nga Thống nhất, Nhân dân Mới, Nước Nga Chính trực - Những người Yêu nước - Vì Sự thật, cũng như Ủy ban Bầu cử Trung ương của Nga. Người đứng đầu Ủy ban Bầu cử Trung ương , Ella Pamfilova , nói với RIA Novosti rằng những cơn co giật chính trị của "chú hề trên thảm" không thành vấn đề.

    Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva sẽ không tới Nga và Ukraine cho đến khi các điều kiện được tạo ra để chấm dứt xung đột, cổng thông tin G1 đưa tin. Đồng thời, theo các phương tiện truyền thông đưa tin, Lula sẽ cử cố vấn của mình, cựu Ngoại trưởng Celso Amorim, tới Ukraine để gặp Zelensky.

    Trả lờiXóa
  4. "Шансов нет". Зеленскому сообщили плохие новости -"Không có cơ hội." Zelensky báo tin xấu
    22:47 22.04.2023
    https://ria.ru/20230422/zelenskiy-1867132799.html
    Ông Soskin- Cố vấn cựu Tổng thống Ukraina Kuchma : Zelensky sẽ không giữ được tính mạng mình sau thất bại phản công
    MOSCOW, ngày 22 tháng 4 - RIA Novosti . Oleg Soskin, cố vấn của Leonid Kuchma, cho biết trên kênh YouTube của mình rằng thất bại trong cuộc phản công mùa xuân của lực lượng Ukraine có thể dẫn đến việc lật đổ Tổng thống Volodymyr Zelensky .
    "Liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế, tài chính, xã hội và tôn giáo rất khó khăn ở Ukraine , điều cuối cùng ngăn dân chúng khỏi bùng nổ nội bộ là hy vọng về một cuộc tấn công," ông nói.
    Theo Soskin, tất cả các dấu hiệu cho thấy Lực lượng Vũ trang Ukraine khó có thể làm được điều này do tình trạng thiếu thiết bị và đạn dược trầm trọng. Diễn giả giải thích rằng tình trạng này xảy ra là do nguồn cung cấp của phương Tây không đủ để chống lại lực lượng Nga.
    “Tôi tin rằng Zelensky không có cơ hội xuyên thủng hàng phòng ngự Nga,” anh nói.
    Soskin tổng kết rằng tình hình trong chiến trường chỉ trở nên tồi tệ hơn và Kiev không có cơ hội để tấn công.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đính chính: Xin lỗi, tiêu đề của Bản tin trên tôi dịch chưa đúng. Nay xin Đính chính:
      Tiêu đề đúng sẽ là: "Шансов нет". Зеленскому сообщили плохие новости -"Không có cơ hội." Zelensky được báo tin xấu , bổ sung chữ ĐƯỢC.

      Xóa
  5. Захарова высмеяла призыв Мельника к союзникам пересечь все красные линии- Zakharova chế giễu việc Melnik kêu gọi quân đồng minh vượt qua mọi lằn ranh đỏ
    01:49 23.04.2023(cập nhật: 02:15 23/04/2023)
    https://ria.ru/20230423/zakharova-1867141754.html
    Zakharova lên án lời kêu gọi của Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Melnyk tăng cường hỗ trợ cho Kiev gấp 10 lần
    MOSCOW, ngày 23 tháng 4 - RIA Novosti. Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, trên kênh Telegram của mình đã chế giễu lời kêu gọi của Phó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine, Andriy Melnyk, kêu gọi các đồng minh phương Tây vượt qua mọi lằn ranh đỏ.
    Trong bài đăng của mình, cô trích dẫn lời của một nhà ngoại giao Ukraine về sự cần thiết phải "tăng gấp 10 lần hỗ trợ quân sự" cho Kiev .

    “Và cởi quần lót của bạn ra để hiến tặng cho Ukraina,” Zakharova viết, thêm một biểu tượng cảm xúc với quần đùi vào tin nhắn.
    Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Andriy Melnik kêu gọi đồng minh vượt qua mọi lằn ranh đỏ trong việc cung cấp vũ khí. Theo ý kiến ​​​​của ông, các đối tác phương Tây không làm đủ để hỗ trợ Kiev, vì vậy chính trị gia này đã kêu gọi tăng gấp 10 lần viện trợ quân sự gửi cho phía Ukraine. Để thực hiện kế hoạch này, ông đề xuất rằng các nước phương Tây phân bổ một phần trăm GDP của họ để mua vũ khí cho Lực lượng Vũ trang Ukraine .

    Trả lờiXóa
  6. Nga đóng góp những mặt hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường Việt Nam
    06:54 23.04.2023
    Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều công ty Nga chuyên sản xuất, cung cấp và bán các sản phẩm dưới thương hiệu riêng, chú ý đến thị trường Việt Nam. Trong số đó có công ty SAGA được thành lập vào năm 2006.
    Đại diện Ban quản lý của công ty cho biết với Sputnik rằng, SAGA chuyên sản xuất các loại thiết bị công nghệ cao và giải pháp CNTT trong lĩnh vực hệ thống tự phục vụ. Trong danh mục sản phẩm có nhiều loại thiết bị khác nhau: ATM, máy đổi tiền, thiết bị đầu cuối thanh toán và thông tin, máy thanh toán tự phục vụ, hệ thống xếp hàng tự động, gọi số xếp hàng thông minh, máy bán vé, trạm sạc pin xe ô tô điện - tổng cộng có hơn 700 kiểu dáng và sửa đổi của các thiết bị khác nhau. Các loại sản phẩm của công ty được ứng dụng trong chuỗi bán lẻ, trong ngành giải trí, tại các nhà ga xe lửa và xe buýt. Lĩnh vực thứ hai là robot.
    Cánh tay robot công nghiệp 6 trục có thể thực hiện bất kỳ hoạt động phức tạp nào, nó phù hợp để tự động hóa các quá trình trong ngành công nghiệp ô tô và gia công kim loại, trong ngành dược phẩm và hóa chất, trong sản xuất dầu khí, ngành xây dựng, nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Dựa trên robot này, bạn có thể tạo ra bất kỳ phức hợp nào. Ví dụ, trong máy hàn - robot được sử dụng làm thợ hàn. Và trong các tổ chức tài chính, robot 6 trục có thể đếm tiền mặt. Cánh tay robot 4 trục được sử dụng trong các buổi huấn luyện và đào tạo tại các trường phổ thông và đại học.
    Công ty không chỉ sản xuất phần cứng mà còn cả phần mềm tương ứng. Các sản phẩm của công ty không chỉ được sử dụng trên khắp nước Nga mà còn được xuất khẩu sang các nước CIS và Châu Âu, Hoa Kỳ, Ecuador, Tunisia, Nigeria, Ả Rập Saudi, Indonesia. Sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, công ty SAGA không có hợp đồng mới với các quốc gia không thân thiện và đang tích cực vươn ra thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Khi có cơ hội tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế Vietnam Expo 2023 tại Hà Nội, chúng tôi đã tận dụng ngay, - đại diện ban quản lý công ty cho biết. – Bởi vì đây là cơ hội tốt để thiết lập mối quan hệ trong kinh doanh. Các chuyên gia Việt Nam rất quan tâm đến các sản phẩm của chúng tôi, đặc biệt là các thiết bị tự phục vụ. Ngoài ra, chính phủ Nga đặt ra cho chúng tôi nhiệm vụ tương tác hiệu quả với Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB). Chúng tôi có thể cung cấp cho ngân hàng VRB các máy ATM, thiết bị này không thua kém và ngay cả vượt trội hơn các thiết bị tương tự của phương Tây ở một số thông số và cũng hoạt động với hệ thống thanh toán MIR".

      Công ty FINGO có trụ sở tại Matxcơva cũng ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam. FINGO là nhà sản xuất hàng đầu của Nga về các hệ thống lọc khí công nghiệp và máy làm sạch bụi và không khí. Thiết bị này cung cấp mức độ lọc cao nhất lên tới 99,97%, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường toàn cầu nghiêm ngặt nhất. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Denis Ionov, phó trưởng phòng kinh doanh, cho biết, FINGO có kinh nghiệm cung cấp thiết bị lọc bụi tĩnh điện cho một số ngành công nghiệp Việt Nam.
      "Ví dụ, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy Giấy Bãi Bằng đã bắt đầu sử dụng thiết bị của chúng tôi từ hơn hai thập kỷ trước. Mặc dù trong những năm gần đây không có đơn đặt hàng nào từ các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng chúng tôi muốn nối lại hợp tác theo các dự án liên quan đến cung cấp thiết bị làm sạch khí mới hoặc hiện đại hóa các thiết bị lọc hiện có.

      Chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi nhận lời mời tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế Vietnam Expo 2023 tại Hà Nội. Ở đó chúng tôi đã tiếp xúc với những khách hàng tiềm năng có nhu cầu về những sản phẩm của công ty FINGO đảm bảo sự tinh khiết của không khí để không có bồ hóng, bụi bẩn và các hạt khác gây hại cho môi trường. Chúng tôi đã tiến hành trao đổi về cơ hội hợp tác kinh doanh với cả đại diện của các doanh nghiệp và đại diện của các công ty kỹ thuật tham gia vào việc cung cấp thiết bị phức hợp cho các nhà máy luyện kim, sản xuất xi măng và nhiệt điện than", - ông Denis Ionov cho biết.
      Mặc dù thiết bị của Nga đòi hỏi đầu tư vốn đáng kể, nhưng các sản phẩm này cần thiết cho việc xây dựng cả các cơ sở sản xuất mới và hiện đại hóa các cơ sở hiện có, nơi các tiêu chuẩn an toàn môi trường không đáp ứng các yêu cầu khắt khe mới.

      Xóa
  7. Hội Nghề cá Việt Nam phản đối kịch liệt: Trung Quốc vẫn ngang ngược
    16:35 24.04.2023
    HÀ NỘI (Sputnik) - Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối lệnh cấm đánh bắt cá sai trái, ngang ngược nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lệnh cấm đánh bắt cá phi lý này ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
    Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao; Ban Đối ngoại Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương về việc phản đối phía Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, Hội Nghề cá Việt Nam cho biết vừa qua phía Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên Biển Đông, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2023 đến ngày 16/8/2023, bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
    "Đây là lệnh cấm đơn phương và phi lý của phía Trung Quốc, đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền và lợi ích biển, đảo của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; đi ngược lại Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông”, Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định.
    Hội Nghề cá Việt Nam cũng bày tỏ lo ngại lệnh cấm này sẽ làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với lực lượng hải cảnh phía Trung Quốc và sẽ gây ảnh hưởng xấu cho nghề cá và sinh kế của ngư dân Việt Nam.
    Hội Nghề cá cũng đề nghị các cơ quan chức năng phản đối mạnh mẽ và có những biện pháp quyết liệt, ngăn chặn lệnh cấm đánh bắt cá phi lý nói trên của Trung Quốc, nhằm bảo vệ tài nguyên biển, nguồn lợi thủy sản đặc trưng cho từng khu vực biển, bảo vệ an toàn cho ngư dân Việt Nam khi sản xuất trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
    Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã công bố thời gian cấm đánh bắt cá hàng năm, cái gọi là "lệnh cấm" tại Biển Đông sẽ bao trùm vùng biển từ vĩ tuyến 12 đến phía bắc đảo Đài Loan. Khu vực này gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    Trong tuyên bố vào ngày 20/4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt khẳng định:
    “Lệnh cấm đánh bắt cá nêu trên đã xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển đặc quyền kinh tế theo Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982). Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đóng góp, duy trì hoà bình, ổn định tại khu vực Biển Đông".

    Trả lờiXóa
  8. Cộng Sản sinh ra từ Cứt, trở về với Cứt, bẩn, đói.
    Nước Nga ăn cứt.
    Liên Xô ăn cứt.
    Việt Cộng ăn cứt.
    Trung Quốc ăn cứt.
    Trở về với cứt, bẩn đói.

    Trả lờiXóa