Google.tienlang rất mừng là hôm nay, Thứ Hai, 17/04/2023 vào lúc 18:18:40 +07:00, báo VTC News vừa đăng bài “Nga: EU yếu kém là lỗi của Mỹ và Anh”. Tất nhiên, bài này không phải là bài của VTC, mà chỉ là bài dịch từ Hãng RT (Nga). Nhưng Google.tienlang cũng rất mừng vì xưa nay, khi nói về chiến sự Ukraina, VTC thường đăng những bài theo quan điểm tâm lý chiến Mỹ, đặc biệt là Kênh YouTube của VTC thường đăng các bài phỏng vấn ông Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân, Nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng ca ngợi phía Ukraina và xuyên tạc bịa đặt về phía Nga.
Xin đọc ngay những bài:
Về bài “Nga: EU yếu kém là lỗi của Mỹ và Anh”, kính mời mọi người đọc trên VTC. Hôm nay, Google.tienlang xin nói về sự xuyên tạc bịa đặt của VTC cùng ông Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân, Nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng khiến Đại sứ quán Liên bang Nga tại Hà Nội phải lên tiếng trong bài dưới đây...
*****
Ngày 24/8/2022, VTC Now đã phát chương trình “Xung đột Nga-Ukraina sau 6 tháng”. Khách mời được lựa chọn là thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân, GSTS, nguyên Viện phó Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc Phòng.
Tiếp theo, VTC Now đã đưa lên Youtube video với tiêu đề “Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân: Nga đánh mất uy tín ở trường quốc tế”. Đã có khoảng 450.000 lượt xem, thể hiện sự quan tâm của người dân với tình hình Nga-Ukraina.
Tuy nhiên chúng tôi rất tiếc và rất buồn về việc Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân dù là một cựu lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng có nhận xét tình hình chưa chính xác, thiếu đi đánh giá khách quan, có lẽ vì đã chỉ xem xét thông tin một chiều, chịu ảnh hưởng của bộ máy tuyên truyền khổng lồ của các nước phương Tây.
Do vậy, chúng tôi muốn mời Thiếu tướng xem lại video dưới đây, đã từng phát trên kênh truyền hình Pháp, hoàn toàn do người Pháp thực hiện.
https://www.facebook.com/RusEmbassyVietnam/videos/686328222428828
Mong rằng nhân dân Việt Nam, những người bạn mà chúng tôi luôn yêu mến và tin tưởng bởi sự trung thực và lòng dũng cảm, sẽ lắng nghe và thấu hiểu sự thật.
Qua sự giới thiệu của bạn bè, mình mới được xem chương trình của VTC Now “Xung đột Nga-Ukraina sau 6 tháng”, phát hôm 24/8 vừa qua. Khách mời được giới thiệu là thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân, GSTS, nguyên Viện phó Viện Chiến lược Quốc phòng, BQP.
Clip được VTC Now đưa lên Youtube với tiêu đề “Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân: Nga đánh mất uy tín ở trường quốc tế”. Đến nay, clip đã có gần 240.000 lượt xem, chứng tỏ sự quan tâm của người xem với tình hình chiến sự Nga-Ukraina.
Trả lời MC Huyền Phương, ông Quân khi điểm về những điều được và mất của Nga sau 6 tháng, đã nói một số ý mà mình thấy chưa chính xác hoặc chưa rõ lắm.
1. Ông Quân nói cái được của Nga là đã ban hành Luật phạt tù 7 năm những ai nói trái với tuyên bố của Bộ quốc phòng.”Đấy, cái đó là chúng ta rất chú ý”, - ông nhấn mạnh.
Kỳ thực chẳng có cái Luật nào như thế cả.
Hôm 4/3/2022, trang chủ của tổng thống Putin và báo chí Nga đưa tin ông Putin đã ký ban hành Luật về trừng phạt tội tuyên truyền tin tức giả về các lực lượng vũ trang Nga. (Ảnh 2)
Theo đó, hành vi tung tin giả về quân đội sẽ bị phạt từ 700 nghìn đến 1,5 triệu ruble hoặc bị phạt tù 3 năm. Nếu sử dụng chức vụ quyền hạn để tung tin giả hoặc tung tin giả để kiếm lợi sẽ bị phạt 5 triệu ruble hoặc bị phạt tù từ 5-10 năm. Nếu hành vi phát tán tin giả về quân đội Nga gây hậu quả nghiêm trọng, đối tượng thực hiện hành vi này sẽ bị phạt tù giam từ 10-15 năm.
Không hề có nội dung “nói trái với Tuyên bố của Bộ Quốc phòng” và khung hình phạt 7 năm tù. Chỉ phạt về tội “bịa đặt”, “gieo rắc tin giả” mà thôi.
2. Theo ông Quân “Chưa bao giờ sau thế chiến thứ hai, Nga lại mất uy tín trên trường quốc tế như hiện nay. Qua các cuộc họp Hội đồng bảo an, Đại hội đồng liên hợp quốc số phiếu ủng hộ Nga vô cùng ít”.
Cái ý này chắc rất quan trọng, nên VTC Now mới lấy để đặt tên cho clip này trên Youtube.
Có lẽ ông Nguyễn Hồng Quân sẽ rất bất ngờ khi biết được thông tin sau về cái gọi là “mất uy tín của Nga”:
Ngày 24/8/2022, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, ông Sergiy Kyslytsa, Đại diện thường trực của Ukraina tại Liên hợp quốc đã đọc Tuyên bố phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina do chính quyền Kiev đề xuất. Kết quả, chỉ có 58 trong số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, tức chưa đến 1/3 thành viên LHQ ký ủng hộ Tuyên bố này. Trong số 58 quốc gia này có Hoa Kỳ, Anh, Albania, Australia, Canada, Cộng hòa Sec, Georgia, Pháp, Nhật Bản, Latvia, Litva, Italia, Tây Ban Nha và Ukraina. (Ảnh 3).
Chúng ta cùng phân tích số liệu từ kết quả cuộc họp trên của Đại Hội đồng Liên hợp quốc.
Hầu như không có quốc gia lớn và có ảnh hưởng nào (ngoài Mỹ và phương Tây, tất nhiên) chống lại Nga. Trong danh sách này vắng bóng Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan Indonesia, Saudi Arabia, Iran, Ai Cập, Algeria, Nam Phi và tất nhiên, Brazil, Argentina và Mexico…
Một nửa số quốc gia G20 không đứng về phía phương Tây chống lại Nga. Trong số 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chỉ có Singapore ủng hộ tuyên bố này. Trong số tám thành viên của Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC), tất cả đều ủng hộ Nga. Trong số 11 thành viên (bao gồm cả liên kết) của Mercosur (thị trường chung Nam Mỹ), chỉ có một quốc gia là Colombia ký Tuyên bố. Liên minh Châu Phi (AU), tổ chức kế thừa hợp pháp của Tổ chức Thống nhất Châu Phi (OAU), bao gồm 55 quốc gia, không ai phản bội nước Nga, người bạn cũ của mình. Từ Liên đoàn các quốc gia Ả Rập (LAS), trong đó có 22 quốc gia là thành viên - cũng vậy.
Còn nhớ, đầu tháng 3 vừa qua, đã có tới 141 quốc gia thông qua Nghị quyết yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraina.
Như vậy, sau 6 tháng, số quốc gia phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã giảm từ 141 nước xuống còn 58 nước. Vậy, có phải là số quốc gia ủng hộ Nga là “vô cùng ít” hay không? Mất uy tín mà sao số quốc gia đứng về phía Nga ngày càng tăng mạnh thế?
3. Tướng Nguyễn Hồng Quân còn nói về cái mất của Nga, đó là “Nga không muốn Ukraina trở thành thành viên của Liên minh châu Âu, nhưng chính cuộc chiến này đã đẩy Ukraina vào gần với Liên minh châu Âu”.
Mình không rõ ý ông Quân nói “Nga không muốn Ukraina gia nhập EU” là dựa vào đâu? Mình chưa từng bao giờ đọc được điều đó trên báo chí Nga cũng như Ukraina từ trước đến nay. Nga chỉ chống lại việc Ukraina gia nhập NATO, uy hiếp trực tiếp an ninh của Nga như liên tiếp chục năm qua đã tuyên bố.
Ngày 17/6/2022, tổng thống Putin tại Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Peterburg đã tuyên bố Nga chưa bao giờ chống lại việc Ukraina gia nhập EU (ảnh 4).
Ông nói:
“Liên minh châu Âu không phải là một liên minh quân sự, do đó Nga chưa bao giờ phản đối việc kết nạp Ukraine làm thành viên của họ”
“Chúng tôi không bao giờ chống lại việc đó. Chúng tôi luôn luôn chống lại việc khai thác quân sự lãnh thổ Ukraina, vì điều đó uy hiếp an ninh của chúng tôi. Đó là điều mà chúng tôi đang chống lại. Còn hội nhập kinh tế, ơn Chúa, đó là việc của họ”.
4. Ông Quân nói rằng cái mất lớn nhất của Nga sau 6 tháng là “gia tăng sự dễ tổn thương về chính trị ở trong nước.”. Ông này nói “Lãnh đạo Nga chịu áp lực rất lớn vì phải tìm ra cách nào đó để tuyên bố chiến thắng. Sáu tháng rồi mà vẫn chưa tuyên bố được chiến thắng. Trước đây chúng ta nghĩ chỉ cần một tháng, nhưng đến dịp 9/5 vẫn chưa tuyên bố chiến thắng được, từ đó đến nay đã ba tháng vẫn chưa tìm ra lý do để tuyên bố chiến thắng”.
Ơ, lạ nhỉ, sự suy diễn kỳ lạ. Lãnh đạo Nga muốn tuyên bố chiến thắng từ bao giờ thế?
Cần nhớ, Nga chưa bao giờ tuyên bố sẽ lấy được Kiev trong mấy ngày như nhiều người vẫn tưởng nhầm. Và không hề có chuyện tưởng sẽ chiến thắng trong một tháng hay vào dịp 9/5. Tính toán chiến lược của Nga ông Quân làm sao mà biết được mà phỏng đoán như vậy. Mới hôm rồi, 7/7, ông Putin còn nói thẳng ra Nga vẫn chưa thực sự bắt đầu chiến dịch tại Ukraina kia mà. Thực sự, thì phải khác kia.
5. Ông Quân đánh giá “Không ai gây ảnh hưởng xấu cho tiếng Nga ở Ukraina bằng lãnh đạo Nga” sau khi đưa ra các số liệu như 77% người dân Ukraina phản đối dạy tiếng Nga trong trường học, 73% phản đối dùng tiếng Nga trong Toà án và các cơ quan Chính phủ.
Không biết các số liệu này ông Quân lấy từ đâu? Mình tìm trên mạng Ukraina không thấy cuộc thăm dò ý kiến này. Mà nói đúng ra, chẳng cần ý kiến dân, thì Chính quyền Ukraina ngay từ trước cuộc chiến nhiều năm đã thông qua nhiều đạo luật nhằm hạn chế và loại bỏ tiếng Nga ra khỏi ngành giáo dục và các lĩnh vực khác.
Ngày 16 tháng 1 năm 2020, Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraina) đã thông qua luật "Hoàn thiện giáo dục trung học phổ thông" (do Vladimir Zelensky ký ngày 13 tháng 3), quy định giảm giảng dạy tiếng Nga và ngôn ngữ dân tộc thiểu số bắt đầu từ lớp năm trung học cơ sở. Những người nói tiếng Nga phải chịu sự phân biệt đối xử lớn nhất: đối với họ, ít nhất 80% môn học phải được thực hiện bằng tiếng Ukraina. Còn các dân tộc thiểu số nói ngôn ngữ của các quốc gia thành viên EU (như tiếng Hungari, Rumani…) được giao ít nhất 20% quá trình giáo dục bằng tiếng Ukraina, với sự gia tăng dần con số này lên 60% ở trường trung học. Một ngoại lệ chỉ dành cho "người bản địa" có thể học bằng tiếng mẹ đẻ của họ cùng với việc học tiếng Ukraina (luật về người bản địa ngày 21 tháng 7 năm 2021 đã loại trừ người Nga, cũng như đại diện của đa số các dân tộc thiểu số, khỏi danh sách người bản địa của Ukraine, chỉ cấp quy chế này cho người Tatars, người Karaites và người Krymchaks ở Crimea).
Từ ngày 1 tháng 9 năm 2020, các trường dạy tiếng Nga ở Ukraine, theo quy định của pháp luật, chuyển sang ngôn ngữ nhà nước (tiếng Ukraina). Cơ hội tiếp tục học tiếng Nga chỉ dành cho học sinh tiểu học nhập học trước ngày 1 tháng 9 năm 2018. Lệnh cấm sử dụng tiếng Nga cũng được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực nhà nước và đời sống công cộng. Hạn ngạch cho các đài truyền hình 90% bằng tiếng Ukraina…
Như vậy, đâu phải chờ đến sau ngày 24/2, Ukraina mới có những hạn chế về tiếng Nga như vậy, mà bảo là các lãnh đạo Nga vì chiến dịch quân sự đặc biệt nên đã đem đến ảnh hưởng xấu cho tiếng Nga tại Ukraina?
Còn một số thông tin, nhận định nữa của ông Nguyễn Hồng Quân trong Chương trình này, và một số Chương trình trước đó nữa của VTC Now (cả tối nay mình ngồi xem) mình cảm thấy có lẽ cần phải trao đổi lại nữa để rõ hơn. Và cái quan trọng là phải có nguồn chính xác . Ví dụ như ông nói, “mưu đồ” của Nga là chiếm đất, chiếm dân của Ukraina, rằng Nga đang sa lầy ở đó và có thể sẽ dùng vũ khí hạt nhân, rồi mâu thuẫn sắc tộc trong quân đội Nga (dân Buryatia theo đạo Phật, dân Dagestan theo đạo Hồi), quân đội Nga sa sút tinh thần, gia đình họ bất mãn, rồi giả thiết của ông là các vụ nổ gần đây ở Crimea “không loại trừ là do phản chiến”…
Còn mình, thì không! Trong các comm dưới tút này, mình sẽ phân tích thêm những nhận định trái với thực tế của ông thiếu tướng này.
(Vì điều kiện kỹ thuật, Google.tienlang không thể chép 468 comments rất hay dưới status này của anh Phan Việt Hùng. Vậy kính mời mọi người đọc trên facebook tại link NÀY.
Hoàng Ngân Thương Giới thiệu
Google.tienlang từng dẫn ra nhiều bài báo của các chuyên gia từ nhiều nước trên thế giới nói điều tương tự như Google.tienlang, rằng cuộc chiến ở Ukraina do Mỹ khơi mào. Ví dụ là các bài:
Báo Mỹ: NGÀY 30/4/2023 LÀ NGÀY KIEV 'PHẢN CÔNG'!
Trả lờiXóaĐã rõ mốc Ukraina phản công
17:13 17.04.2023
MATXCƠVA (Sputnik) - Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ đang ráo riết chuẩn bị cho Ukraina tiến hành cuộc tấn công dự kiến vào ngày 30 tháng 4, theo tạp chí Mỹ Newsweek dẫn nguồn từ tài liệu mật rò rỉ trên mạng.
Trước đó, hãng thông tấn Bloomberg dẫn lời một quan chức EU đưa tin rằng các đồng minh châu Âu của Ukraina không mong đợi bước đột phá đáng kể từ cuộc phản công tiềm năng của Kiev.
"Việc cung cấp và hỗ trợ đang hướng đến Ukraina trước cuộc tấn công của lực lượng Ukraina dự kiến vào ngày 30 tháng 4", - ấn phẩm cho biết, trích dẫn các tài liệu.
Như đã lưu ý trong bài viết, Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ "đang nhìn về tương lai" và bận rộn chuẩn bị cho Ukraina tới đợt phản công mùa xuân.
Mất niềm tin về cuộc phản công
Trước đó, báo Bloomberg đưa tin dẫn lời một quan chức EU rằng các đồng minh châu Âu không mong đợi bước đột phá đáng kể từ một cuộc phản công có thể xảy ra của lực lượng Ukraina.
Một số đồng minh châu Âu của Ukraina đang ngày càng hoài nghi quân đội của họ sẽ có thể tạo ra một bước đột phá quyết định trong năm nay vì lực lượng quân sự Nga đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc tấn công sắp xảy ra. Thực tế hơn nhiều ở Liên minh châu Âu là cuộc tấn công của quân đội Ukraina khoảng 30 km về phía trước, như họ nói, sẽ cho phép lực lượng pháo binh sẵn sàng chiến đấu nhất của Ukraina tiếp cận các tuyến tiếp tế của Nga, đồng thời "tạo điều kiện để tiến sâu hơn" vào năm 2024.
Nga tổ chức khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Saint-Peterburg vào tháng 6
Trả lờiXóa17:00 17.04.2023
MATXCƠVA (Sputnik) - Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên của nước Việt Nam, sẽ được khánh thành tại Saint-Peterburg vào tháng 6, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Nga Konstantin Mogilevsky thông báo.
"Tất nhiên, chúng tôi đang mong đợi tháng 6... Sẽ tổ chức kỷ niệm trọng thể 100 năm chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam đầu tiên tới thành phố này của nước Nga….Tượng đài Hồ Chí Minh sẽ được khánh thành ở Saint-Peterburg", - ông Mogilevsky nói trong bài phát biểu tại Liên hoan "Những chiều cạnh Đông Nam Á: Việt Nam – cửa ngõ tới châu Á".
Ông Mogilevsky cũng cho biết đã lên kế hoạch tổ chức Tuần lễ Nga tại Việt Nam trước tháng 6 năm nay, và đến mùa thu dự kiến tiến hành Diễn đàn các trường đại học Nga và Việt Nam tại Matxcơva.
Tuần lễ Việt Nam tại Moskva
Chụp ảnh kỷ niệm với các cán bộ Phân viện - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2023
Lịch sử Phân viện Pushkin tại Hà Nội bắt đầu bước sang một trang mới
11 Tháng Tư, 13:53
Như Sputnik thông tin, tuần lễ Việt Nam: "Biên giới Đông Nam Á: Việt Nam - Cửa ngõ vào châu Á" sẽ được tổ chức tại Moskva từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 4, sự kiện được tổ chức dưới hình thức lễ hội nhằm tăng cường quan hệ giữa hai bên, theo dịch vụ báo chí của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko.
Ngôi nhà Hợp tác Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Nga sẽ tổ chức Tuần lễ Việt Nam từ 17/4 đến 23/4 "Biên giới Đông Nam Á: Việt Nam - Cửa ngõ vào châu Á". Sự kiện được tổ chức dưới hình thức lễ hội và nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác khoa học - công nghệ, giáo dục và văn hóa.
TT Việt Nam Chơi Chiêu Lạ Khiến NT Mỹ Về Mới Biết Mình Non ?! | Kiến Thức Chuyên Sâu
Trả lờiXóa15.377 lượt xem 17 thg 4, 2023 #KienThucChuyenSau #TieuDiemChuyenSau #KTCS
👉Nơi các tấm lòng vàng ủng hộ kênh
- BIDV 21310000346936/DINH DUY KHANH
- Momo 0914329696/DINH DUY KHANH
👉Tình hình Nga và Ukraine mới nhất hôm nay ngày 17 tháng 4, Tin tức 24h mới nhất, bình luận quân sự, bàn cờ quân sự, bàn cờ thế sự, toàn cảnh quốc tế, câu chuyện thế giới, kiến thức chuyên sâu, tiêu điểm chuyên sâu, tin360
👉Chúng tôi không sở hữu hoàn toàn những tư liệu được tổng hợp trong video này. Nó thuộc về những cá nhân hay tổ chức đáng được tôn trọng. Chúng tôi sử dụng theo: Tuyên bố từ chối trách nhiệm bản quyền mục 107 của Đạo luật bản quyền năm 1976. Được phép "sử dụng hợp lý" cho các mục đích như phê bình, bình luận, báo cáo tin tức, giảng dạy, học bổng và nghiên cứu.
👉Nếu có bất kỳ vấn đề nào xin vui lòng liên hệ: khanh2tchannel@gmail.com
___________________________
TT Việt Nam Chơi Chiêu Lạ Khiến NT Mỹ Về Mới Biết Mình Non ?!
Vậy là chuyến công du Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã kết thúc tốt đẹp. Tuy nhiên điều đáng nói là cả truyền thông Mỹ và Phương Tây đều đang cố gắng đánh giá kết quả của chuyến đi này có thành công hay không...Để đánh giá được điều đó họ bắt đầu tìm hiểu mọi ngôn ngữ ngoại giao của thủ tướng Việt Nam..!
https://www.youtube.com/watch?v=TBe4iEuD31o
Cũng tương tự như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, anh Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân hiểu biết nông cạn. Cả hai người đều không hay biết về EuroMaidan 2014- một cuộc "cách mạng màu săsắ", một cuộc đảo chính do Mỹ dàn dựng lật đổ tổng thống hợp hiến Yanukovych và lập ra một chính quyền Tay sai- Tân phát xít Kiev.
Trả lờiXóaMời hai vị tướng thiếu hiểu biết này đọc lại bài trên VOV năm 2014:
===
Mỹ và phương Tây đạo diễn chính cuộc khủng hoảng ở Ukraine
Thứ Ba, 07:00, 04/03/2014
https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/my-va-phuong-tay-dao-dien-chinh-cuoc-khung-hoang-o-ukraine-313406.vov
VOV.VN - Thông qua cuộc khủng hoảng ở Ukraine người ta đã nhận ra rằng “cuộc chiến Đông Tây” vẫn diễn ra ngày càng quyết liệt hơn.
Các cuộc chiến này diễn ra rất đa dạng: Từ các cuộc cách mạng mầu ở Đông Âu, chiến tranh ở Nam Tư, Iraq, Afghanistan đến mùa xuân Arab, và nay là Ukraine.
Giới phân tích cho rằng, tác giả đích thực của các cuộc biểu tình, chính biến, bạo lực và chiến tranh đều bắt nguồn từ phương Tây từ tham vọng tiếp tục lãnh đạo thế giới của Mỹ với sự hậu thuẫn của NATO.
Từ phản kháng phi bạo lực…
Cách mạng mầu (cam, nhung, hạt dẻ; hoa hồng, hoa cúc, hoa tulip, mùa xuân Arab…) là cụm từ chỉ những phong trào biểu tình quần chúng trong một số quốc gia thuộc Liên Xô, Đông Âu vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 và cả ở Trung Đông - Bắc Phi trong những năm đầu của thế kỷ 21và hiện đang nóng bỏng là Ukraine.
Người biểu tình Ukraine tràn ngập đường phố Kiev (Ảnh AP)
Các cuộc “cách mạng màu” có đặc trưng chung là phe đối lập tổ chức đông đảo quần chúng, sinh viên, các tổ chức phi chính phủ tham gia với phương thức biểu tình lớn, dài ngày lúc đầu là đấu tranh bất bạo động nhằm lật đổ các chính thể mà họ cho là tham nhũng, độc tài…
Sự sụp đổ của LB Xô Viết và các nước Đông Âu năm 1989 được phương Tây gọi là “Mùa thu của Cộng sản”. Sự kiện bắt đầu từ Ba Lan vào năm 1989, kế đó là Hungary, CHDC Đức, Bulgaria, Tiệp Khắc và Romania.
“Cách mạng Mùa thu” đã sử dụng rộng rãi các chiến dịch của lực lượng đối lập, kích động quần chúng chống lại chế độ đương quyền, gây áp lực đòi có sự thay đổi. Bức tường Berlin sụp đổ là sự ghi nhận thắng lợi lớn của phương Tây vào năm 1990.
Cuối năm 1991, Liên Xô tan rã đã tạo điều kiện cho 15 quốc gia mới hình thành, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Điểm nhấn của các cuộc cách mạng nêu trên mà phương Tây gắn với tính chất màu sắc là cách mạng 5/10/2000 ở Serbia, Cách mạng Hoa hồng ở Gruzia (2003), Cách mạng Cam ở Ukraine (2004), và Cách mạng Hoa Tulip ở Kyrgyzstan (2005) vì nó tương đối “thuần khiết” không có bạo lực vũ trang và là hình mẫu để có thể mở rộng ra các chế độ phi cộng sản nhưng trái với lợi ích của phương Tây.
… Đến can thiệp bằng bạo lực
XóaMặc dù chủ thuyết “cách mạng mầu” coi phản ứng phi bạo lực là phương thức chủ yếu, nhưng trên thực tế trong những trường hợp cụ thể họ còn kết hợp với sự hỗ trợ bên ngoài, tạo dựng phái đối lập, dùng vũ lực để thay đổi chính quyền. Vào những năm 90 của thế kỷ trước Romania là nước Đông Âu duy nhất bị lật đổ chế độ bằng bạo lực.
Đến “Mùa Xuân Arab” là một biến thể nằm trong phạm trù “cách mạng mầu” khởi phát từ Tunisia vào tháng 12/2010, tiếp đến là Ai Cập và đẫm máu nhất là ở Libya, Syria và đang tái diễn trong cuộc đấu tranh giáo phái ở Iraq. Sự ra đi của Zine El-Abidine Ben Ali của Tunisia và Hosni Mubarak của Ai Cập, hay sau cái chết của nhà độc tài Gaddafi và giờ đây đang diễn ra ở Ukraine với sự tiếm quyền của phái đối lập đối với chính phủ hợp hiến của ông Yanukovych.
Với “Mùa Xuân Arab” đã không đưa lại trái ngọt cho quần chúng nhân dân mà chỉ thấy đói nghèo, bạo lực và chết chóc. Căn bệnh “giáo phái” giữa dòng Shia và Sunni được phương Tây và các nhóm cực đoan hậu thuẫn đã đẩy Syria, Ai Cập vào vòng xoáy bạo lực, Tình hình còn phức tạp hơn khi Tehran có nhiều dấu hiệu gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Thỏa thuận Mỹ - Nga về vấn đề vũ khí hóa học ở Syria và hội nghị Gieneva 2 đã diễn ra nhưng vẫn không chấm dứt cuộc nội chiến hai phe trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Mỹ vốn là đồng minh lâu năm của Ai Cập đã bật đèn xanh cho quân đội nước này lật đổ Tổng thống được dân bầu, nhưng lại là người của tổ chức Anh em Hồi giáo, vốn là mối đe dọa các lợi ích của Mỹ tại đây.
Gần đây tại Ukraine, sự can thiệp của Mỹ và phương Tây càng thô bạo hơn, bất chấp các nguyên tắc của Liên hợp quốc là tôn trọng chủ quyền của các quốc gia độc lập. Cùng với việc ủng hộ, hô hào, cổ súy, các chính trị gia phương Tây còn trực tiếp đến diễn thuyết và phân phát bành mì cho những người tham gia biểu tình ủng hộ phe đối lập chống đối chính phủ hợp hiến. Hơn thế nữa, người đứng đầu Nhà trắng ông Barack Obama còn đe dọa rằng, nếu nước Nga can thiệp quân sự vào Ukraine sẽ phải trả giá đắt…
Và sử dụng cả lực lượng khủng bố
Sự can thiệp của nước ngoài không chỉ thể hiện ở việc cung cấp vũ khí, trang bị, tình báo, huấn luyện quân sự cho phái đối lập mà còn sử dụng cả các lực lượng cực đoan–khủng bố để lật đổ chính quyền đương nhiệm. Tại Trung Đông - Bắc Phi các cuộc nội chiến đã tạo chỗ đứng cho các phần tử cực đoan và khủng bố tung hoành. Al-Qaeda và hệ thống chân rết của nó, nhất là Jabhat al-Nusra. Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, và chi nhánh al-Qaeda ở Bán đảo Arab hoạt động tích cực hơn bao giờ hết, chúng đang mở rộng các cơ sở cả về vật chất và tinh thần của mình trong toàn khu vực.
XóaCác tay súng thuộc mạng lưới khủng bố al-Qaeda (Ảnh Reuters)
Năm 2011, các phần tử khủng bố đã tiến hành một cuộc tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi làm Đại sứ Mỹ bị thiệt mạng, buộc Mỹ phải đóng cửa 19 đại sứ quán trong khu vực này. Tiếp sau là Đại sứ quán Nga, Lãnh sự quán Thụy Điển tại thủ đô của Libya cũng đã bị tấn công. Tình hình an ninh còn nghiêm trọng hơn khi Thủ tướng Libya Zeidan bị bắt cóc từ một khách sạn ở ngay trung tâm thủ đô Tripoli đến mức Mỹ buộc phải đưa lực lượng sang hợp tác với Libya để vãn hồi an ninh.
Được biết, “al-Qaeda muốn gom 3 nước (Iraq, Syria, Lebanon) vào thành một nhà nước Hồi giáo Khalifah”. Mạng lưới khủng bố này giờ đây đã kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ và tuyển mộ được nhiều chiến binh hơn. Tổng thống Mỹ Obama đã phải thừa nhận rằng: lực lượng khủng bố đang “trên đường tới thất bại”, nhưng cũng đang “tự hồi sinh” trong một Trung Đông bất ổn. Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay phương Tây còn sử dụng cả các lực lượng cực đoan – Phát xít mới trong cuộc bạo động lật đổ chính quyền của Tổng thống Ukraine Yanukovych.
Các chuyên gia nghiên cứu nhận xét, nếu như ở “cách mạng Mùa thu” vấn đề chỉ mới bắt đầu của chủ nghĩa dân tộc, sắc tộc ở mức độ “ly khai” khỏi sự phụ thuộc vào LB Xô Viết và hướng Tây, thì đến “Mùa xuân Arab” gam mầu chủ đạo của cuộc “cách mạng mầu” là cuộc chiến giữa những giáo phái, dân tộc khác nhau với sự hỗ trợ của phương Tây và sự góp mặt của các nhóm cực đoan.
Cuộc “cách mạng màu cam” lần hai ở Ukraine càng chứng tỏ chiến lược “Đông tiến” của NATO ngày càng quyết liệt hơn. Vì lợi ích của mình phương Tây đã bất chấp các nguyên tắc quốc tế và vội vã công nhận một chính thể tạm quyền mà thành phần của nó bao gồm cả nhóm cực đoan – “phát xít mới” khiến Nga không thể công nhận một chính phủ ở Kiev. Vì thế, khủng hoảng ở không gian “hậu Xô viết” thực chất là cuộc chiến “Đông-Tây” với chủ thuyết “phản kháng phi bạo lực” dưới chiêu bài “cách mạng mầu” được Mỹ và phương Tây khởi xướng và ủng hộ nhiệt tình./.
Nguyễn Nhâm/VOV online
"Vì dốt sử nên dù cả thế giới đều biết, cả những người dân Indo bình thường cũng biết (nhưng một số giáo sư tiến sĩ VN không biết), rằng Mỹ đẻ ra cái anh ngụy Kiev sau cuộc bạo loạn "cách mạng màu", "cách mạng đường phố"- EvroMaidan 2014."
Trả lờiXóaXin đọc bài Ông Đại sứ Ukraina tại Indonesia làm chuyện hài: GỌI MỘT NHÀ KHOA HỌC INDO LÀ "DƯ LUẬN VIÊN CỦA PUTIN" VÀ CÁI KẾT
https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/04/ong-ai-su-ukraina-tai-indonesia-lam.html
Ai là “Đối tác”, ai là “Đối thủ” của Nga? | Bàn tròn thế sự
Trả lờiXóaNghệ An TV
106.745 lượt xem Đã công chiếu vào 6 thg 4, 2023 #nghean #truyenhinhnghean #NTV
Thống Nga Putin mới đây đã ký một sắc lệnh Thông qua khái niệm chính sách đối ngoại mới của Nga, trong đó cung cấp góc nhìn tổng thể về những ưu tiên chiến lược đối ngoại của nước này. Để cùng phân tích và làm rõ nội dung của văn kiện chiến lược quan trọng này, chúng tôi đã mời Nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương và Đại tá Lê Thế Mẫu, chuyên gia phân tích chính trị quốc tế cùng bàn luận trong chương trình Bàn tròn thế sự hôm nay!
https://www.youtube.com/watch?v=Kdd_xFX61A0
Chuyên gia giải thích mục đích chuyến thăm Mỹ Latinh của ông Lavrov
Trả lờiXóa10:17 18.04.2023
Chuyến công du Mỹ Latinh của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhằm mục đích hỗ trợ các nước không hài lòng với chính sách của Mỹ trong khu vực, đoàn kết và nhấn mạnh vai trò của những nước này với tư cách là một khối khu vực độc lập, ông David Hernandez, tiến sĩ triết học, thạc sĩ chính trị học tại Đại học Tổng hợp El Salvador chia sẻ với Sputnik.
"Trước hết, chuyến thăm sẽ chứng tỏ rằng trong tình hình địa chính trị hiện tại ở cấp độ hành tinh Hoa Kỳ không còn là một siêu cường thế giới, rằng trật tự toàn cầu mới mang tính đa cực, còn Mỹ Latinh nổi lên như một khối khu vực tự trị không phụ thuộc vào các quyết định của Washington", - ông Hernandez nói.
Ông Lavrov ngày 17- 21 tháng 2 có chuyến công du đến 4 quốc gia Mỹ Latinh. Hiện tại Ngoại trưởng Nga đang kết thúc chuyến thăm Brazil, sau đó sẽ tới Venezuela. Ngoài hai nước này ông còn sang thăm Cuba và Nicaragua.
"Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh đang hình thành một khối rất vững chắc gồm các nước Mỹ Latinh không hài lòng với mệnh lệnh từ Washington và có quan điểm tiến bộ rõ rệt như Mexico, Colombia, Bolivia, Chile, Argentina, Brazil, cũng như Cuba, Nicaragua và Venezuela",- người đối thoại với hãng tin giải thích.
Theo Hernandez, những nước này đang tách ra khỏi đường lối hiếu chiến của Lầu Năm Góc và phản đối việc tham dự trực tiếp vào chính sách chống Nga của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
"Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva thậm chí còn đề xuất thành lập một nhóm nước giống như G20 để đạt được thỏa thuận hòa bình trong cuộc xung đột Ukraina. Mexico, Colombia, Argentina, Chile chia sẻ quan điểm không can thiệp này... Chuyến thăm của ông Lavrov tới Mỹ Latinh là nhằm hỗ trợ sáng kiến của các nước Mỹ Latinh đó, đoàn kết nhóm các nước Mỹ Latinh không tuân theo mệnh lệnh của đế quốc Mỹ", - ông Hernandez nói thêm.
Ở quốc hội Đức thừa nhận quyền bá chủ của phương Tây đã kết thúc
Trả lờiXóa11:51 18.04.2023
MOSKVA (Sputnik) - Các nước phương Tây khi theo đuổi khát vọng thực dân mới của họ trong cuộc đối đầu với Nga và Trung Quốc ngày càng tự cô lập mình tách khỏi thế giới, trong khi các quốc gia ở Nam bán cầu đang chống lại chính sách như vậy.
Đây là nhận định của bà Sevim Dagdelen, nghị sĩ thuộc đảng Cánh tả, thành viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức (Bundestag) đưa ra trong một bài viết đăng trên tờ Jungle Welt.
"Trong cuộc đối đầu với Nga và Trung Quốc, chính quyền Biden đang cố gắng thiết lập một thế giới áp bức theo kiểu thực dân mới để không mất đi vị thế bá chủ của mình. Biểu hiện hiện tại của mong muốn đó là những yêu cầu gay gắt của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đòi các nước ở Nam bán cầu tham gia vào cuộc chiến kinh tế chống lại Nga và cung cấp vũ khí cho cuộc chiến ủy nhiệm ở Ukraina", - nghị sĩ nhận định.
Theo bà, phương Tây đang cố gắng tái tạo "một hệ thống phụ thuộc theo kiểu thuộc địa, để qua đó ngăn chặn xu thế suy tàn sức ảnh hưởng của Mỹ và EU trên thế giới".
“Nhưng đa số các nước này và người dân của họ không muốn đi theo đường lối của Mỹ và các nước NATO”, - bà Dagdelen nhận xét.
Bất chấp sức ép từ phương Tây, các nước Nam bán cầu, khu vực chiếm 87% dân số thế giới, đang từ chối tham gia cả các biện pháp trừng phạt chống Nga lẫn hành động can thiệp quân sự mang tính chất ủy nhiệm của NATO vào cuộc xung đột Ukraina, chuyên gia chỉ rõ.
Bà Dagdelen cũng lưu ý đến xu hướng đang diễn ra ngày càng tích cực, đó là từ bỏ USD trong vai trò là đồng tiền thế giới, để cùng với sự phát triển nhanh chóng của Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc, cũng như việc mở rộng hợp tác và hội nhập của các quốc gia Nam bán cầu, xác định con đường hướng tới thế giới đa cực, bất chấp sự chống đối của các nước NATO.
Ukraina nhận đòn mạnh trước khi phản công
Trả lờiXóa05:37 18.04.2023
Matxcơva (Sputnik) - Vụ rò rỉ dữ liệu từ Lầu Năm Góc là một đòn giáng nghiêm trọng vào khả năng chiến đấu của quân đội Ukraina, Cameron Stewart, nhà bình luận Úc viết, trích dẫn các tài liệu mật đã công bố.
"Khía cạnh nguy hiểm nhất của vụ rò rỉ là thông tin bí mật giúp Nga biết được mức độ sẵn sàng của mỗi lữ đoàn Ukraina cho cuộc tấn công mùa xuân dự kiến. Các tài liệu bị rò rỉ cho biết phương Tây đang cung cấp chính xác những gì cho mỗi lữ đoàn theo dạng thiết bị quân sự", - ông nói.
Theo nhà báo, điều đáng báo động là mô tả chi tiết về những điểm yếu của hệ thống phòng không Ukraina, vốn có thể bị chế ngự vào đầu tháng tới, đã được công bố rộng rãi.
"Điều này sẽ mang lại cho Moskva lợi thế chiến thuật rất lớn", - Stewart kết luận.
Quân nhân Hoa Kỳ Jack Teixeira đã bị truy tố tại một tòa án ở Boston vào tuần trước. The truyền thông, chàng trai trẻ đã đăng các tài liệu mật của Lầu Năm Góc trên máy chủ Discord kể từ tháng 2 năm 2022, mô tả tình trạng quân đội Ukraina và các kế hoạch của Hoa Kỳ và NATO nhằm tăng cường lực lượng vũ trang Ukraina.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.
Politico: Украине после окончания боевых действий грозит очередной «майдан» - Báo Mỹ Politico: Ukraine phải đối mặt với một "Maidan" khác sau khi kết thúc chiến sự
Trả lờiXóaHôm nay, 15:49
https://topwar.ru/215167-politico-ukraine-posle-okonchanija-rossijskoj-specoperacii-grozit-ocherednoj-majdan.html
Trên báo chí phương Tây, ngày càng có nhiều tài liệu với những dự báo "đáng thất vọng" đối với chính quyền Ukraine. Đúng, trong những điều kiện nhất định.
Ví dụ, gần đây, một số chuyên gia nước ngoài bày tỏ nghi ngờ rằng cuộc phản công do Kiev chuẩn bị có thể kết thúc thành công cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Bây giờ Ukraine được "tiên tri" về một "Maidan" khác ngay sau khi kết thúc giai đoạn nóng của cuộc xung đột với Nga. Đây là những gì Politico viết về một cựu bộ trưởng Ukraine giấu tên.
Người đối thoại của cơ quan tranh luận về lời nói của mình bởi thực tế là công dân Ukraine đã chờ đợi những thay đổi lớn để tốt hơn kể từ năm 2014. Vì vậy, theo lời của ông, sau khi chiến tranh kết thúc, mọi người sẽ muốn có nhiều tiền hơn, công bằng và nói chung là một cuộc sống tốt hơn, điều mà nhà nước không thể mang lại cho họ.
Hơn nữa, một trong những lý do khiến cựu bộ trưởng "Maidan" tương lai gọi là "cách cư xử độc đoán" của Tổng thống Zelensky. Theo ý kiến của ông, đánh giá cao của nhà lãnh đạo Ukraine ngày hôm nay có liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột hiện tại. Do đó, sau khi cuộc xung đột hiện tại kết thúc, tổng thống có thể được nhớ đến vì mọi "tội lỗi" của mình, bao gồm cả vụ bê bối ở nước ngoài.
Điều đáng chú ý là tất cả nền tảng thông tin "kẻ bại trận" này có thể được tạo ra bởi phương Tây vì một lý do. Các tuyên bố về nguy cơ thất bại trong cuộc phản công của Lực lượng Vũ trang Ukraine và các tài liệu Lầu Năm Góc "bị rò rỉ" có lẽ nhằm mục đích trì hoãn chiến dịch Zaluzhny, bất kể nó kết thúc như thế nào.
Tuy nhiên, giờ đây, có thông tin cho rằng Ukraine, sau khi kết thúc xung đột, có nguy cơ bị đảo chính.
Nếu chúng ta xem xét tất cả các ấn phẩm này một cách tổng thể, thì kết luận cho thấy rằng phương Tây không cần chiến thắng hay thất bại của Ukraine. Hoa Kỳ và các đối tác của họ cần một cuộc xung đột kéo dài, dựa trên logic của bài viết trên, hiện cũng rất quan trọng đối với Zelensky.
Спикер МИД Украины: Наша страна считает неприемлемой позицию президента Бразилии касательно урегулирования украинского кризиса- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine: Đất nước chúng tôi coi lập trường của Tổng thống Brazil là không thể chấp nhận được đối với việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine
Trả lờiXóaHôm nay, 14:48
https://topwar.ru/215182-spiker-mid-ukrainy-nasha-strana-schitaet-nepriemlemoj-poziciju-prezidenta-brazilii-kasatelno-uregulirovanija-ukrainskogo-krizisa.html
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko cho biết nước ông đang theo sát diễn biến liên quan đến lời kêu gọi của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nối lại quá trình đàm phán và ngừng cung cấp vũ khí cho Kiev.
Như thư ký báo chí của Bộ Ngoại giao Ukraine đã lưu ý, giới lãnh đạo đất nước coi lập trường của da Silva là không thể chấp nhận được, người mà theo ông, đang cố gắng đánh đồng "kẻ xâm lược" với nạn nhân.
"Không cần phải thuyết phục đất nước chúng ta nhượng bộ, vì cuộc chiến tranh xâm lược này chỉ dẫn đến đau khổ và hủy diệt. Trên thực tế, chúng tôi cam kết chấm dứt sự xâm lược của Nga, dựa trên công thức hòa bình do Tổng thống Zelensky đề xuất", - nhà ngoại giao Ukraine cho biết.
Đồng thời, Nikolenko mời nhà lãnh đạo Brazil đến thăm Ukraine để chính ông đưa ra kết luận về hậu quả của "sự gây hấn của Nga" trong cuộc xung đột này, mà theo ông, là mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu.
Nhớ lại rằng trước đó người đứng đầu nhà nước Brazil đã trình bày tầm nhìn của mình về việc giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng Ukraine, đồng thời đề nghị Kyiv nhượng Crimea cho Nga. Ông cũng chỉ ra sự cần thiết phải tạo ra một định dạng đa phương tương tự như G20, tập trung vào việc giải quyết xung đột Nga-Ukraine. Đồng thời, da Silva chỉ trích hành động của cộng đồng quốc tế (đại diện là EU và Mỹ) về vấn đề này, than thở rằng họ chưa đủ nỗ lực để giải quyết xung đột một cách hòa bình mà còn tiếp tục đổ dầu vào lửa. việc cung cấp vũ khí .
Советник врио главы ДНР: Около 90 процентов территории Артёмовска находится под контролем ЧВК «Вагнер» - Cố vấn cho Quyền Giám đốc DPR: Khoảng 90 phần trăm lãnh thổ của Artyomovsk nằm dưới sự kiểm soát của Wagner PMC
Trả lờiXóahttps://topwar.ru/215192-sovetnik-vrio-glavy-dnr-okolo-90-procentov-territorii-artemovska-nahoditsja-pod-kontrolem-chvk-vagner.html
Các chiến binh của nhóm Wagner tiếp tục giải phóng Artyomovsk (Bakhmut) từng ngôi nhà và từng khu nhà, đẩy kẻ thù ra khỏi trung tâm một cách có hệ thống và đưa chúng vào một hình bán nguyệt từ tuyến phía bắc và phía nam. Theo dữ liệu không chính thức, các quận phía bắc của thành phố đã nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của các "nhạc sĩ".
Các nỗ lực của Bộ chỉ huy Lực lượng Vũ trang Ukraine để chuyển dự trữ dọc theo các tuyến đường tiếp tế còn lại, hơn nữa, các hành động phản công ở khu vực Artemovsk đã bị pháo binh và hàng không của chúng tôi trấn áp thành công . Nhớ lại rằng các sườn của Wagner hoạt động trong thành phố được bao phủ một cách đáng tin cậy bởi những người lính nhảy dù của nhóm "Miền Nam" của Lực lượng Vũ trang ĐPQ, họ cũng nắm quyền kiểm soát các khu vực và khu định cư đã được giải phóng trong vùng lân cận.
Một tuần trước, người sáng lập Wagner PMC, Yevgeny Prigozhin, nói rằng khoảng 80% lãnh thổ của Artemovsk nằm dưới sự kiểm soát của các chiến binh của ông. Ngày nay, người ta biết rằng các "nhạc sĩ" đã tiếp tục giải phóng thành công thành phố, thiết lập quyền kiểm soát hơn 90% diện tích trong đó. Điều này đã được công bố bởi cố vấn của người đứng đầu diễn xuất của DPR, Jan Gagin.
Khoảng 90% Artemovsk nằm dưới sự kiểm soát của PMC "Wagner", việc thăng chức là không thể tránh khỏi
- trích dẫn lời của cố vấn Denis Pushilin TASS .
Trong báo cáo ngày hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga báo cáo rằng ba khối ở phía bắc, phía nam và trung tâm thành phố đã nằm dưới sự kiểm soát của Wagner PMC.
Thông tin này cũng được các phóng viên quân sự Nga xác nhận, trích dẫn các số liệu thậm chí còn chính xác hơn. Theo dữ liệu không chính thức, quân đồn trú Bakhmut đã rút lui về vùng ngoại ô phía tây thành phố, nơi 10,17% lãnh thổ hiện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của họ. Các chiến binh Wagner đã giải phóng và dọn sạch 81,27% khối phố, 8,56% khác vẫn nằm trong "vùng xám".
Đánh giá theo bản đồ ngẫu hứng được biên soạn bởi một trong các kênh điện tín của Nga, Lực lượng Vũ trang Ukraine vẫn có nhiều cách để rút lui qua Khromovo đến Chasov Yar và về phía Konstantinovka qua làng Ivanovskoye. Nhưng quân đồn trú Bakhmut, theo lệnh của Kiev, không vội lợi dụng chúng. Trước đó, có thông tin về sự hiện diện của các toán biệt kích Ukraine theo hướng này, họ đã nã pháo vào "những người anh em" của chính họ, những người đang cố gắng thoát ra khỏi thành phố. Các biệt đội bao gồm đại diện của dịch vụ biên giới của Ukraine.
Бывший аналитик ЦРУ: Утечка секретных документов является попыткой подготовить общественность США к геополитическим поражениям при Байдене-Cựu nhà phân tích CIA: Rò rỉ tài liệu mật là nỗ lực chuẩn bị cho công chúng Mỹ trước những thất bại địa chính trị dưới thời Biden
Trả lờiXóaHôm nay, 15:32
https://topwar.ru/215249-byvshij-analitik-cru-utechka-sekretnyh-dokumentov-javljaetsja-popytkoj-podgotovit-obschestvennost-ssha-k-geopoliticheskim-porazhenijam-pri-bajdene.html
Cựu chuyên gia phân tích của CIA, Larry Johnson, trong một cuộc phỏng vấn với kênh YouTube Judging Freedom, thừa nhận vụ rò rỉ thông tin tình báo của Lầu Năm Góc có thể là tác phẩm của một số quan chức cấp cao Mỹ. Giờ đây, theo ý kiến của ông, khi thông tin này được công khai, một số đại diện của Washington đang cố gắng chứng minh cho công dân Hoa Kỳ thấy hậu quả của chính sách đối ngoại thiển cận mà chính quyền Biden theo đuổi.
Theo Johnson, việc rò rỉ tài liệu như vậy, một số tài liệu thực sự bí mật, là một kiểu nỗ lực nhằm chuẩn bị cho công chúng trước những thất bại địa chính trị dưới thời Biden.
Khi được người dẫn chương trình hỏi liệu có người nào cấp bậc cao hơn Jack Teixeira (Cánh tình báo số 102 của quân đội Mỹ thuộc Lực lượng Phòng không Quốc gia Massachusetts), người bị buộc tội trong vụ rò rỉ tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, đứng sau vụ này hay không, Johnson đã trả lời khẳng định. Hơn nữa, cựu sĩ quan tình báo Mỹ tin rằng, cả một nhóm người có thể đã tham gia vào vụ án này, vì lợi ích của họ mà Teixeira đã hành động mà không nghi ngờ gì.
Trở lại vào tháng Hai, cộng đồng tình báo nhận ra rằng chính trị ở Ukraine chắc chắn sẽ thất bại. Tất cả điều này được giải thích bởi thực tế là các quốc gia không có tiềm năng công nghiệp cho phép họ thường xuyên cung cấp cho Lực lượng vũ trang Ukraine tất cả số lượng đạn pháo, súng hoặc máy bay cần thiết. Ngoài ra, chúng ta không nên quên rằng cuộc gặp thượng đỉnh giữa Putin và Tập Cận Bình đã thay đổi hoàn toàn cục diện trên trường quốc tế. Vì vậy, nếu ngay cả trước cuộc gặp này [Tập và Putin] Washington đã hỗ trợ và cung cấp cho các cuộc chiến ở Yemen và Syria nhằm làm suy yếu Iran, thì giờ đây, với sự trung gian tích cực của Bắc Kinh, Tehran và Riyadh đã có thể xích lại gần nhau hơn để ngăn chặn đổ máu ở Yemen
Johnson lưu ý.
Đồng thời, nhà bình luận an ninh quốc gia tin rằng những nỗ lực chung của Iran và Ả Rập Saudi hiện nay cũng nhằm mục đích ngừng bắn ở Syria và đưa nước này trở lại Liên đoàn Ả Rập (League of Arab States). Theo ông, "bố trí" như vậy rõ ràng không phù hợp với tình báo Mỹ, vì mọi kế hoạch của nó đang sụp đổ trước mắt chúng ta.
Cuối cuộc trò chuyện, khách mời của chương trình cũng đề cập đến một chủ đề quan trọng khác - vai trò của đồng đô la với tư cách là đồng tiền dự trữ đang dần mất đi vị thế thống trị thế giới.
Cuối cùng, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta chưa bao giờ ngăn chặn được Nga ở Ukraine, và cũng phải thừa nhận rằng họ đã hoàn toàn vượt qua chúng ta cả về sản xuất hệ thống vũ khí và lĩnh vực tác chiến điện tử.
- cựu nhà phân tích của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ tóm tắt.
Tác giả:
Egorenkov Alexander
Глава МВД Турции: Понятия «Европа» уже не существует - она стала пешкой в руках США - Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ: Khái niệm "châu Âu" không còn tồn tại - nó đã trở thành con tốt thí trong tay Mỹ
Trả lờiXóaHôm nay, 12:31
https://topwar.ru/215231-glava-mvd-turcii-ponjatija-evropa-uzhe-ne-suschestvuet-ona-stala-peshkoj-v-rukah-ssha.html
Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleiman Soylu cho rằng Mỹ tiếp tục đánh mất uy tín trên trường quốc tế. Những lời của ông được tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ Aydınlık trích dẫn.
Đây là những gì ông ấy nói về điều này tại một cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở Istanbul:
"Không có thứ gọi là "Châu Âu". Chỉ có Mỹ, còn châu Âu chỉ là con cờ trong tay họ".
Cũng theo vị Bộ trưởng, cả thế giới bắt đầu căm ghét Mỹ vì chính sách thực dân kiểu mới của nước này. Lấy ví dụ, Soylu đã trích dẫn tất cả các quốc gia châu Phi từ lâu đã mong muốn thoát khỏi ách thống trị của người Mỹ để quay trở lại sử dụng ngôn ngữ địa phương của họ, tham gia vào thương mại tự do và ký kết các thỏa thuận với những quốc gia mà chính họ muốn.
Những lời của quan chức Thổ Nhĩ Kỳ về những người châu Âu gặp khó khăn trong sản xuất kinh tế, mà theo ông, họ sẽ gặp phải trong tương lai, cũng đáng được quan tâm đặc biệt.
Suleiman Soylu:
"Phương Tây đã thực sự mất chủ quyền. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ đang thay đổi lịch sử và cuộc bầu cử sắp tới ở nước này sẽ chứng minh điều này. Chính vì lý do này mà hiện nay cả Mỹ và châu Âu đều gây sức ép với chúng ta. PKK cũng đang gây áp lực lên chúng ta. Đây không phải là sự lựa chọn của Tổng thống Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ [Recep Tayyip Erdogan], mà là sự lựa chọn của các thế hệ tương lai của đất nước chúng ta, những người ưu tiên ủng hộ nền độc lập của nước này"
Nhớ lại rằng cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội ở Thổ Nhĩ Kỳ được lên kế hoạch vào ngày 14 tháng 5. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, vẫn rất khó để đánh giá ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua bầu cử này - người đứng đầu nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại hay đối thủ chính của ông, thủ lĩnh phe đối lập Kemal Kılıçdaroğlu của đảng Liên minh Nhân dân. Cho đến nay, xếp hạng bầu cử của cả hai ứng cử viên là tương đương nhau.
Tôi không nghĩ ông Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân phản động đâu.
Trả lờiXóaChỉ là ông ta NGU và CUỒNG MỸ thôi.