Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Sự cố Bộ luật Hình sự 2015: BẤT CẬP TRONG QUY TRÌNH LÀM LUẬT TỪ GÓC NHÌN CỦA MỘT NGHỊ SĨ ĐƯƠNG NHIỆM

Những Góp Ý Viết Trên Giường Bệnh

28-6-2016
Năm 2015 là năm tôi không thể dự kỳ họp thứ 9 của Quốc Hội do phải nằm viện trị bệnh với cơ man nào là dây truyền dịch, truyền máu, và truyền dưỡng chất; và cũng không thể dự kỳ họp thứ 10 của Quốc Hội do trùng với thời gian tôi phải dưỡng bệnh và luyện tập phục hồi chức năng. Song, chỉ vào lúc dưỡng bệnh tôi mới được cho phép làm việc với máy vi tính để dù không trực tiếp có mặt tại nghị trường Quốc Hội tôi vẫn có thể nghiên cứu các dự án luật do Quốc Hội gởi đến và ngồi đánh máy các bản góp ý để gởi qua email đến các lãnh đạo Quốc Hội.

Như tôi đã nêu trong nhiều bài trước trong chủ đề “Quốc Hội” và “Luật Pháp”, quy trình làm luật tại Việt Nam cực kỳ tốn kém về tiền bạc và thời gian, qua nhiều  khâu trong đó cần lưu ý các điểm chính sau qua thí dụ hoạt động của Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Thành phố Hồ Chí Minh:
1- Cơ quan chức năng được phân công – thường là các Bộ-Ban-Ngành – soạn dự thảo dự án luật trình các ủy ban chuyên trách của Quốc Hội nghiên cứu báo cáo Thường vụ Quốc Hội.
2- Dự thảo được in ra bản giấy gởi đến tất cả các văn phòng các Đoàn Đại Biểu Quốc Hội khắp các tỉnh thành. Văn phòng Quốc Hội Thành phố Hồ Chí Minh in ra hàng trăm bộ gởi tất cả các đại biểu trong đoàn, các cơ quan Hội Đồng Nhân Dân/Ủy Ban Nhân Dân/Sở/Ban/Ngành/Mặt Trận/Hội Luật Gia/Hội Chuyên Ngành tại địa phương để lấy ý kiến – thậm chí có cả trường hợp gởi đến từng phường xã để lấy ý kiến “người dân”. Tất nhiên có sự mặc định rằng các nơi nhận được dự thảo sẽ có họp lấy ý kiến để đúc kết thành văn bản gởi cơ quan quản lý hàng dọc cấp trên trực tiếp. Ngay cả khi sự “mặc định” ấy có là “giả định” thì tổng số tiền bỏ ra cho các hoạt động thật sâu thật sát thật “thiên la địa võng” ấy không bao giờ không nhiều hơn 8 chữ số.
3- Văn phòng Quốc Hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp tại Đoàn với thành phần tham dự gồm Đại Biểu Quốc Hội của Đoàn (thường mỗi buổi họp về luật chỉ có từ 1 đến 3 người trong tổng số 30 đại biểu của đoàn đến dự), đại diện các cơ quan/sở/ban/ngành/mặt trận/quận-huyện của Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây tất cả các người dự họp lại được cung cấp bản in giấy các dự án luật, lại thay nhau phát biểu, và Văn phòng Đoàn sẽ đúc kết để gởi ra Thường Vụ Quốc Hội.
4- Văn phòng Quốc Hội tổng hợp các ý kiến gởi về từ toàn quốc, ủy ban chuyên trách của Quốc Hội nghiên cứu phản biện, thường vụ Quốc hội chuẩn y để Văn phòng Quốc Hội in ra hơn 500 bộ để phát cho các Đại Biểu Quốc Hội về Hà Nội dự kỳ họp Quốc Hội (mỗi năm có 2 kỳ họp). Tại kỳ họp, các Đại Biểu Quốc Hội họp tại Tổ, thảo luận tại Tổ, và Tổ đúc kết thành văn bản gởi Thường Vụ. Trên cơ sở phản biện của các ủy ban chuyên trách, Thường Vụ cho phép in ra hơn 500 bộ đã có bổ sung chỉnh lý để các đại biểu nghiên cứu tiếp rồi phát biểu góp ý thêm tại hội trường có hoặc không có trực tiếp truyền hình.
5- Đúc kết các góp ý tại hội trường nêu trên, sau khi kết thúc kỳ họp các đoàn trở về địa phương, Văn phòng Quốc Hội in gởi các bản dự thảo đã chỉnh lý theo các “đúc kết” cho các Đoàn Đại Biểu Quốc Hội các tỉnh thành trên toàn quốc phục vụ việc tổ chức lấy ý kiến lần 2. Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức y nội dung số 2 nêu trên với các việc in ấn, gởi dự thảo mới, họp tại văn phòng đoàn với cũng bấy nhiêu thành phần tham dự, và gởi biên bản họp cho Thường Vụ.
6- Nội dung như ở mục số 4 nêu trên lại được thực hiện y hệt, chỉ có thêm một điều là sau khi các đại biểu phát biểu góp ý thêm tại hội trường có hoặc không có trực tiếp truyền hình thì sẽ có việc biểu quyết thông qua dự án luật (cùng nhiều dự án luật khác mà mỗi dự án luật đều theo chính xác 6 mục ghi như trên) trước khi bế mạc kỳ họp.
Như vậy, tại sao với quy trình tối thiểu như trên với tiêu tốn tối đa chất xám, tối đa tiền của, tối đa thời gian, và tối đa uy tín của chính Quốc Hội, vẫn có những bộ Luật được ban hành thay vì “applicable” tức thực hiện thực thi thực tế được ít nhất là 5 hay 10 năm lại phải được khẩn cấp sửa sai sau khi ban hành nhưng chưa đến ngày bắt đầu có hiệu lực? Ai cũng biết khi còn là đứa trẻ thì sự lớn nhanh của cơ thể luôn dẫn đến sự cần thiết phải thay đổi trang phục hàng năm, còn khi đã qua tuổi trưởng thành thì chỉ có bia rượu và sự phàm ăn mới làm người đàn ông có chiếc bụng bự hơn để cần có trang phục đo mới để ôm được khít chiếc bụng ấy. Cũng vậy, đối với một Việt Nam son trẻ thì sự cập nhật nhanh chóng các luật là điều dễ hiểu. Song, (a) uy tín quốc gia cùng với (b) sự khẳng định quốc gia đã có được “nền kinh tế thị trường” để tự sánh mình ngang hàng với bốn bể năm châu trong sân chơi thương mại toàn cầu hóa thì không thể tha thứ cho việc có sự cố lập đi lập lại trong công tác xây dựng pháp luật ở Quốc Hội Việt Nam, đòi hỏi nhất thiết phải có một cá nhân, nhiều hơn một cá nhân, hoặc một tập thể ủy ban hay cả tập thể Quốc Hội phải được nêu đích danh để phải chịu trách nhiệm trước các tắc trách mang tính làm nhục quốc thể này.
Nha sĩ không phải là người chế tạo ra máy chữa răng hay chất liệu xi-măng trám răng hoặc chất liệu làm răng giả hoặc thuốc tê nhổ răng. Nha sĩ sử dụng tất cả những thứ sẵn có ấy để hành nghề phục vụ khách hàng cho một kế sinh nhai.
Phi công không phải là người chế tạo máy bay dân dụng mà chỉ sử dụng máy bay  sẵn có để hành nghề phục vụ hành khách cho một kế sinh nhai.
Thầy giáo không phải là người tạo ra Truyện Kiều hay các định đề toán học mà chỉ dùng các công trình sẵn có ấy để hành nghề phục vụ khách hàng tức học trò cho một kế sinh nhai.
Luật sư không phải là người tạo ra các đạo luật mà chỉ sử dụng các luật đã được ban hành để hành nghề phục vụ thân chủ cho một kế sinh nhai.
Quốc Hội là cơ quan lập pháp, và – như tôi đã chia sẻ trong nhiều bài viết trước đây với chứng minh cụ thể về sụ hình thành Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ – sẽ là điều ấu trỉ nếu mặc định rằng các luật sư nên được bầu vào Quốc Hội Việt Nam để bảo đảm Việt Nam có Bản Hiến Pháp tuyệt vời và các bộ Luật không sai sót.
Đối với Bộ Luật Hình Sự 2015, tôi đã có thư góp ý viết trên giường bịnh gởi lãnh đạo Quốc Hội như đã đăng tải trên blog này. Trong thư ấy, tôi đã loại bỏ bớt một nội dung quan trọng vì cho rằng một mình tôi không thể chõi lại tập thể hơn 450 nghị sĩ khác, đó là về việc Luật Hình Sự đã nêu quá chi tiết về số tiền phạt như 50 triệu hay 100 triệu, vì rằng (a) bản thân các con số ấy hoàn toàn không có tính răn đe, rằng (b) khi có khủng hoảng tiền tệ khiến đồng tiền mất giá thì số tiền phạt theo luật định ấy có khi chỉ còn bằng giá trị một chiếc xích lô đạp; rằng (c) sao không sử dụng tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị phạm tội hay tổng thiệt hại để ấn định mức phạt tiền trong Luật Hình Sự – thí dụ như 50% hoặc 70% chẳng hạn; rằng (d) việc ấn định số tiền phạt thấp cho tội hiếp dâm rất lố bịch, phi thực tế; và rằng (e) sao không quy định đối với tội tham nhũng/hối lộ thì hình phạt phải là tịch thu 100% số tiền tham nhũng/hối lộ nộp vào công quỹ, cộng với số tiền bằng số 100% ấy làm tiền phạt, cộng với số tiền bằng số 100% ấy làm tiền thưởng cho cá nhân/tập thể có công phát hiện/tố cáo tham nhũng/hối lộ; v.v. Luật Hình Sự mà ỏn ẻn thì làm sao mà giảm được các trọng án và làm sao mà trừ tuyệt được tham nhũng/hối lộ cơ chứ.

 Hoàng Hữu Phước, Nghị sĩ đương nhiệm Quốc Hội Khóa XIII
Tham khảo: những góp ý của Nghị sĩ Hoàng Hữu Phước đã viết trên giường bệnh đối với các dự thảo dự án luật trong năm 2015:

4. Nghị Sĩ Hoàng Hữu Phước Góp Ý Cho Dự Thảo “Luật Trưng Cầu Ý Dân”  Ngày  14-11-2015
========================
 Bổ sung bài trên báo Tuổi trẻ:


28/06/2016 09:57 GMT+7
TTO - Ngày 27-6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có cuộc họp với trưởng đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP để bàn một chuyện hi hữu: hoãn thi hành Bộ luật hình sự (sửa đổi) vì những sai sót nghiêm trọng.
 

Bộ luật hình sự sai sót nghiêm trọng, ai chịu trách nhiệm?
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII (sáng 27-11-2015) họp phiên toàn thể biểu quyết thông qua: Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) - Ảnh: Phương Hoa
Trước đó ngày 27-11-2015, Quốc hội khóa XIII thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi) với đa số phiếu tán thành.
Đây là bộ luật có nhiều điểm mới được dư luận quan tâm, ví dụ như việc bỏ hình phạt tử hình đối với bảy tội danh, quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân...
Tuy vậy chỉ sau khi Quốc hội thông qua ít lâu, có chuyên gia đã phát hiện bộ luật này có ba lỗi nghiêm trọng.
Ngày 20-4-2016, viết trên báo Tuổi Trẻ, ông Đinh Văn Quế - nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao - khẳng định “Bộ luật hình sự không chỉ có ba lỗi nghiêm trọng”. Ông chỉ ra rất nhiều nội dung “có vấn đề” của bộ luật này.
Cuộc họp bất thường
Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết sau khi có phân tích của giới chuyên gia, dư luận, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tiến hành rà soát tổng thể bộ luật.
Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy” - vị này nói.
Trước tình hình đó, lãnh đạo Ủy ban Tư pháp gấp rút báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền.
Sau một thời gian cân nhắc, thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập các trưởng đoàn ĐBQH khóa XIII chỉ ba ngày trước khi Bộ luật hình sự có hiệu lực thi hành (ngày 1-7-2016).
Tại cuộc họp diễn ra sáng qua, một quyết định rất hi hữu được đưa ra: các trưởng đoàn ĐBQH sẽ đem theo tài liệu, tờ trình, các báo cáo có liên quan về địa phương triệu tập cuộc họp đoàn ĐBQH (khóa XIII) để thảo luận, cho ý kiến và bỏ phiếu quyết định (về việc Quốc hội ban hành nghị quyết lùi thời hạn thi hành Bộ luật hình sự).
“Các ĐBQH sẽ biểu quyết bằng phiếu tại cuộc họp đoàn, niêm phong phiếu đó lại, trưởng đoàn ĐBQH có trách nhiệm đem số phiếu của đoàn ra Quốc hội, bầu ban kiểm phiếu và tiến hành kiểm phiếu. Lẽ ra phải triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường nhưng không còn thời gian để làm việc này nữa, vì vậy đây là biện pháp khả thi nhất để Quốc hội khóa XIII sửa sai, không để những sai sót trong Bộ luật hình sự ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp” - nguồn tin cho hay.
Nếu đa số ĐBQH đồng ý theo phương án được trình, Bộ luật hình sự sẽ có hiệu lực thi hành từ 1-1-2017. Trong thời gian đó, Quốc hội khóa XIV sẽ sửa đổi, bổ sung hơn 90 nội dung phát hiện sai sót.
Bộ luật hình sự sai sót nghiêm trọng, ai chịu trách nhiệm?
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII (sáng 27-11-2015) biểu quyết thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi) - Ảnh: Phương Hoa
Ai chịu trách nhiệm?
Đây là lần thứ hai Quốc hội khóa XIII phải tiến hành sửa đổi một đạo luật khi nó còn chưa có hiệu lực thi hành (lần thứ nhất là sửa điều 60 Luật bảo hiểm xã hội). Lỗi lần này nghiêm trọng hơn lần trước rất nhiều.
“Đoàn ĐBQH chúng tôi triệu tập cuộc họp vào ngày 28-6, sau đó biểu quyết ngay, bởi dự kiến ngày 30-6 Quốc hội đã phải ban hành nghị quyết cho lùi thời điểm bộ luật có hiệu lực thi hành. Đây là chuyện rất hi hữu. Bộ luật có quá nhiều lỗi, chắc chắn phải sửa mới thi hành được. Quốc hội có lỗi với dân, lỗi trước hết thuộc về gần 500 đại biểu đã biểu quyết thông qua bộ luật” - trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định Nguyễn Anh Sơn trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ ngay sau cuộc họp.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Tuổi Trẻ, nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết khi còn là bộ trưởng, sau khi nhận được phản ứng từ dư luận như nêu trên, ông đã kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết giải thích một số nội dung, cho đến khi Quốc hội khóa XIV sửa sai.
“Việc quy trách nhiệm chắc chắn là không tránh khỏi. Chúng tôi là những người trình dự án luật, sau đó Ủy ban Tư pháp thẩm tra. Nhiều nội dung có quan điểm khác nhau trong quá trình soạn thảo, nhưng cuối cùng thông qua thuộc thẩm quyền của Quốc hội".
"Tôi cũng là một đại biểu. Giờ nhìn lại thì thấy rằng một bộ luật lớn như vậy mà làm cập rập quá, cá nhân tôi cũng từng đề nghị phải có thêm thời gian nhưng không được chấp nhận” - ông Cường nói.
Đồng tình với ông Cường, nguồn tin của Tuổi Trẻ tại Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng một đạo luật đồ sộ như vậy mà xem xét trong hai kỳ họp thì không có cách nào làm tốt được.
“Hơn nữa, bộ luật lần này phải cụ thể hóa, định hướng rất nhiều quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, nhưng từ khi có báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân đến khi Quốc hội thông qua chỉ có khoảng một tháng rưỡi".
"Bây giờ sai thì đã sai rồi, Quốc hội khóa XIII phải dũng cảm nhận sai và kịp thời đưa ra biện pháp xử lý, bởi không thể đưa một đạo luật sai như vậy ra thi hành. Gần 500 đại biểu Quốc hội phải chịu trách nhiệm vì đã bấm nút thông qua, nhưng cũng cần làm rõ trách nhiệm từng khâu cho đến khâu cuối cùng là công bố luật” - vị này phân tích.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, nhiều ĐBQH cho rằng qua những sự cố như điều 60 Luật bảo hiểm xã hội và Bộ luật hình sự, Quốc hội cần rút ra bài học, làm rõ trách nhiệm và chấm dứt cách làm luật “chạy theo thành tích” như thời gian qua.

Hơn 90 nội dung cần sửa đổi, bổ sung
Nguồn tin của Tuổi Trẻ khẳng định trong báo cáo gửi các ĐBQH khóa XIII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết có tới trên 90 nội dung thuộc Bộ luật hình sự cần phải sửa đổi, bổ sung. Trong số đó, theo các chuyên gia, có những sai sót nghiêm trọng và những sai sót “không thể tin được”.
Nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao Đinh Văn Quế từng nêu các ví dụ cụ thể như: ngoài điều 249, điều 250, điều 252 Bộ luật hình sự 2015 bị trùng lặp tình tiết định khung hình phạt thì còn điều 337 quy định tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước.
Tên của điều luật quy định hai tội với bốn hành vi: cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước. Nhưng khoản 1 của điều luật này lại chỉ quy định một tội với một hành vi “cố ý làm lộ hoặc mua bán bí mật nhà nước”, còn ba hành vi: chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước thì không thấy đâu nữa. Nếu nghiên cứu kỹ Bộ luật hình sự 2015, chúng ta còn thấy một số điều luật nếu không có giải thích hoặc hướng dẫn thì không thể áp dụng được.
Ví dụ: điều 175 (điều 140 Bộ luật hình sự 1999) quy định về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đã bỏ tình tiết “bỏ trốn để chiếm đoạt” trước đây quy định tại điểm a khoản 1 điều 140 Bộ luật hình sự. Vậy kể từ ngày 1-7-2016 (nếu bộ luật có hiệu lực thi hành) trở đi cứ vay mượn, thuê tài sản của người khác rồi bỏ trốn để chiếm đoạt thì không phạm tội sao?!

LÊ KIÊN/TUỔI TRẺ

49 nhận xét:

  1. Diễn biến hòa bình là đây. Tự chuyển hóa, tự diễn biến cũng là ở đây. Trên 480 đại biểu đã biểu quyết một cách tắc trách !
    Tin ai - Ai tin?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mới thấy sự tác hại của đảng cử dân bầu . À chắc thằng nghị phước "khùng" cũng nhấn nút....một đám ăn hại là đây

      Xóa
    2. Tới lúc nào mà các nghị gật này gật gật cho điều luật miễn trừ truy tố suốt đời cho các ông Boris Yelsin đầu đen VN nữa thì không cần đến mấy bộ luật này nữa ...

      Diễn biến hòa bình thôi mà, ông Phước bịnh không có nhấn nút .

      Xóa
  2. Lại chủ đề béo bở cho văn lâm và lũ Rận

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bộ trưởng Vinh:
      Bộ trưởng Vinh cũng nhắc lại một nguyên tắc nữa trong làm luật là phải đảm bảo lợi ích cho số đông, còn có một số rất ít vi phạm phải có chế tài xử lý riêng biệt. Không thể vì một ít vi phạm nhỏ hoặc một số cá thể nào đó mà lại đưa ra một luật phổ cập cho tất cả mọi người phải trói lại, đó là cái sai.

      Với nguyên tắc này, ông Vinh đồng tình với đề xuất phi tội phạm hóa các tội kinh doanh trái phép và tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế.

      “Đặc biệt tội cố ý làm trái quy định quản lý về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tương tự như vậy thì cần phải bỏ”,...

      Nhân dân: Qua các báo cáo, có khoảng 7 triệu lượt ý kiến của nhân dân tham gia góp ý. Ý kiến của nhân dân rất đa dạng, tham gia đối với hầu hết các quy định của dự thảo Bộ luật, trong đó tập trung vào 8 vấn đề trọng tâm mà Chính phủ xin ý kiến nhân dân.

      Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết 7/8 vấn đề Chính phủ xin ý kiến đã được đa số ý kiến nhân dân ủng hộ theo phương án của Chính phủ và Quốc hội đề nghị, trong đó, 5 vấn đề được đa số tuyệt đối ủng hộ

      Xóa
    2. Mục tiêu đổi mới nêu ra trong Đại hội XII của Đảng phải được hiểu là những cải tiến đổi mới về thể chế có tính định hướng,khung sườn vĩ mô thuộc nội dung Hiến pháp mới có giá trị thực tiễn cao nhất,đáng tập trung trí tuệ và công sức của toàn xã hội.Có tình trạng luật rừng trong ứng xử hay không và xã hội có ổn định phát triển được hay không phụ thuộc phần lớn ở Hiến pháp .

      Khi thể chế chưa có gì mới thì mọi sự thay đổi về pháp luật chỉ là tiểu tiết ,không mấy quan trọng và đôi khi chỉ gây ra những sự chồng chéo mâu thuẫn làm phức tạp thêm vấn đề.


      Xóa
    3. biết ngay con chó vẫn làm thế nào cũng chọc mõm vào và kêu ăng ẳng

      Xóa
    4. Xin lỗi gõ sai
      Con chó văn lâm

      Xóa
    5. Tôi không đồng tình với bạn Nặc danh19:38 Ngày 28 tháng 06 năm 2016 khi gọi văn lầm là chó.

      Tuy nhiên, tôi cũng thông cảm với nỗi bức xúc của bạn này vì đọc ý kiến rất tầm bậy của văn lâm!
      Anh rận bọ này viết:
      ---
      Khi thể chế chưa có gì mới thì mọi sự thay đổi về pháp luật chỉ là tiểu tiết ,không mấy quan trọng và đôi khi chỉ gây ra những sự chồng chéo mâu thuẫn làm phức tạp thêm vấn đề.
      ====
      Vậy theo anh ta, nếu chưa lật đổ được Đảng Cộng sản thì chả cần thiết phải sửa đổi gì cả, phỏng?

      Xóa
    6. Bác Hữu Liên đừng nghĩ cứ nói đến Hiến pháp VN là ai cũng nghĩ đến điều 4 như các bác tự suy diễn ra .Trong Hiến pháp VN hiện hành còn có rất nhiều vấn đề cơ bản về cơ chế đáng phải quan tâm hơn điều 4.Khi có cơ chế phù hợp,hoạt động lãnh đạo của chính Đảng CSVN sẽ có hiệu quả hơn,khiến Đảng tụ nâng cao được tầm ,được uy tín với dân ,như thế ,có hay không điều 4 cũng chẳng còn quan trọng gì .

      Xóa
    7. Ở đây chỉ thấy có một con chó đó chính là nặc 19:35 nó cứ tức tối sủa rác cả tai , biến ra chỗ khác kiếm shit ăn đi mày , luẩn quẩn ở đây không có shit cho mày đâu.

      Xóa
    8. con chó văn lâm lịch sự nhỉ biến thái thành Nặc danh21:41 Ngày 28 tháng 06 năm 2016 để gọi ng khác là chó.
      cha tiên sư mày họ hàng ông bà, ba mà tổ tiên nhà mày uống máu lồn Phương Uyên- uống nước rửa đít Hằng bòi.

      Xóa
    9. Tôi đồng tình với ông Hữu Liên, kể cả việc phê phán nặc chửi ông vl, lẫn ông vl.

      Ông vl hay ca ngợi Mỹ tự do, dân chủ vì ở đấy đa đảng, có kinh nghiệm ql xã hội... Tuy nhiên ông giải thích tại sao người ta vẫn không muốn kiểm soát súng để dân "tự do" bắn nhau là sao? Và ông đồng tình chứ? Nếu trả lời xin Ông đừng nêu lý do theo kiểu ngụy biện như lão Don Stram nhé.

      Xóa
    10. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    11. Những ý kiến với lời lẽ tục tĩu, vô văn hóa của bạn Không được chào đón ở đây!

      Xóa
    12. Cái gì cũng có mặt trái của nó bác Bôn ạ.Không có gì quý hơn độc lập tự do nhưng tự do dân chủ đến độ cực đoan như nước Mỹ tất nó gây hậu quả cực đoan trong xã hội;tuy nhiên ,kiểu gì thì ý kiến số đông ở đây vẫn được công nhận và người Mỹ phải chấp nhận sự thật ấy .Số ít có thể đúng ,số đông có thể sai nhưng nguyên tắc theo số đông vẫn là đúng cho hầu hết mọi trường hợp vì thế trong xã hội luật pháp vẫn phải quy định theo số đông và như thế vẫn tốt hơn là số ít quy định luật chơi cho số đông.

      Chỉ có thể đánh thể chế của một quốc gia là tốt hay không tốt thông qua chỉ số phát triển,thông qua sức mạnh cả cứng ,cả mềm thực tế quốc gia ấy đạt tới chứ không thể thông qua lý thuyết hay lời nói xuông ,bác Bôn ạ.Xin hãy chờ tới khi VN phát triển ngang tầm nước Mỹ ta hãy chỉ trích họ ,bây giờ chỉ nên học họ,học những phương pháp quản trị quốc gia tiên tiến của họ như một học trò ngoan thì mới mong thành hổ thành rồng được(tất nhiên học những cái hợp với thực tế VN).

      Trừ khi VN là thần đồng thì việc trò chê thày là thực tế hiếm hoi có thể xảy ra và chấp nhận được.

      Tuy nhiên nếu là thần đồng 4000 ngàn tuổi thì đâu có thể lạch bạch hít khói cái anh có vài trăm năm tuổi được!

      Xóa
    13. Tôi không phủ nhận nước Mỹ có nhiều điều chúng ta cần học tập. Tuy nhiên qua việc này cho thấy đa đảng ở Mỹ chỉ là giả tạo.
      Còn đa đảng như mấy nước mà Mỹ mang đến thì đang khốn khổ. Cho nên vn mà đa đang thì tôi cho rằng tình trạng còn khốn khổ hơn nhiều đấy ông vl ạ.

      Xóa
    14. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    15. Đa đảng ở VN, ai dám chắc là sẽ giả tạo như Mỹ hay khốn khổ như các nước khác !
      Có ai dám chắc không ?

      Xóa
    16. Đa đảng thật mới khổ chứ giả tạo như Mỹ thì đã yên hàn.
      Còn khón khổ hay không thì chỉ qua văn hóa trong tranh luận ở đây giữa những người có tư tưởng chống đối nhau là có thể suy ra nếu đa đảng họ sẽ điên cuồng đến mức nào. Cũng lưu ý thêm: thế hệ cờ vàng chưa hết, nhưng hậu duệ của chúng thì không ít kẻ vân nuôi thù hận cs, khi mà họ đang phải sống quá khổ sở lưu vong xứ người.

      Sợ nhất là khi đa đảng rồi, dân sống khốn khổ cũng chẳng biết kêu ai, Lúc ấy mấy ông "dân chủ" mải lo tranh giành ghế với tính bài vơ vét có khi còn tàn bạo và vô liêm sỉ hơn cả lũ quan tham bây giờ (ai bảo đảm là không?)
      Vì vậy xin hãy cho chúng tôi 2 chữ bình yên và đừng lấy người chúng tôi ra phục vụ làm vật thí (nghiệm) trong canh bạc của mấy người!

      Xóa
    17. Đảng CSVN cầm quyền,có luật pháp có quân đội ,công an trong tay,đa gì thì đa chớ có chi mà run.Có sợ chăng thì nên sợ mất lòng dân.Mất lòng dân là do yếu kém của chính mình gây ra vậy là đa nguyên không sợ,chỉ sợ chính mình yếu kém không làm tròn trách nhiệm cầm quyền mà mất lòng dân.Vậy nên thế giới văn minh có gì hay để một đảng cầm quyền ngày càng trở lên có thế,có lực ,giỏi giang mạnh mẽ ,đến mức có hàng trăm đảng phái nhưng chỉ 2 đảng giỏi nhất,mạnh nhất có thế có lực nhất được lòng dân nhất ở Mỹ thay phiên cầm quyền cả trăm năm nay thì đa nguyên đấy mà vẫn không phải đa nguyên .Đảng CSVN đang là đảng cầm quyền duy nhất,bằng bản lĩnh và kinh nghiệm đấu tranh đã tạo dựng được thế thượng phong về chính trị ở VN ,Đảng cần có cơ chế thích hợp để đảm bảo tập trung ,duy trì được lực lượng tinh túy của xã hội tham gia vào sự nghiệp cầm quyền của Đảng ,tránh độc diễn ,miền đất hứa cho sự tha hóa quyền lực gây mất sức chiến đấu và mất uy tín với dân.

      Nước Mỹ ngay từ thời họ dựng nước,họ đã đa nguyên chính trị nhưng cũng phải gần trăm năm sau họ mới thực hiện được những điểm cơ bản về dân quyền như phổ thông đầu phiếu không phân biệt sắc tộc tôn giáo nam nữ...và đến tận ngày nay,họ vẫn tiếp tục hoàn thiện pháp luật cho phù hợp thực tiễn vì dân chủ hóa xã hội là quá trình liên tục,không ngừng không nghỉ nhưng phù hợp thực tiễn là yếu tố thành công quan trọng nhất của quá trình này.

      Theo đó việc đa nguyên chính trị ở Vn không có nghĩa là mở hết cỡ dân chủ ngay lập tức ,áp dụng ngay mô hình dân chủ kiểu Mỹ ,Tây Âu mà quá trình dân chủ hóa xã hội phải tuần tự từng bước một ,sao cho quá trình này luôn phù trình độ phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ của VN.Như thế sẽ tránh được dân chủ quá trớn,dân chủ cực đoan,núp bóng dân chủ,dân chủ giả hiệu...gây nhiễu nhương xã hội như chúng ta từng thấy sau các cuộc cách mạng màu ở nhiều quốc gia gần đây.

      Vậy chìa khóa của dân chủ hóa xã hội là gì nếu không phải là pháp luật.Bằng công cụ pháp lý,cửa dân chủ sẽ được mở dần dần từng bước một để tránh cú sốc dân chủ .Chuyện mở cửa dân chủ từng bước này Đảng CSVN quá thuận lợi trong vị thế của mình hiện nay ,trước hết cần giảm bớt tập trung dân chủ quá mức trong Đảng ,từng bước mở rộng dân chủ trực tiếp trong nội bộ tổ chức Đảng ví dụ không phải đại hội mà toàn thể đảng viên bầu ra Tổng bí thư như cách mà các chi bộ bầu bí thư chi bộ ấy ,chẳng hạn ,rồi tam quyền phân lập làm trước đi ,rồi soạn thảo luật khống chế điều kiện tối thiểu của đảng tham chính như số lượng đảng viên,cương lĩnh đảng gắn liền lợi với những lợi ích cơ bản của xã hội để hạn chế số lượng đảng phái có quyền tham chính ... trình tự thủ tục công việc thế này,những Đảng viên làm công tác tổ chức Nhà nước quá biết chỉ có điều họ còn đang bị ràng buộc quá nặng nề về ý thức hệ ,thiếu tự tin và chưa hội đủ dũng khí vượt lên chính mình mà thôi....

      Xóa
    18. Dậy trẻ con ăn cứt gà sáp .

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Hơi ngạc nhiên tại sao mấy nàng lại đăng bài này nhỉ , vì như thế là tự mấy nàng lại vả vào miệng mình , mấy nàng ca ngợi chế độ , ca ngợi sự lãnh đạo sáng suôt và tài tình của Đảng sao bây giờ lại thấy toàn lũ ăn hại thế này!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói đến và thưà nhận sai lầm thì tốt chứ sao. Đảng o phải thần thánh. Sợ là sợ thấy sai mà không nhận để sửa.Hảy nhớ lại Đảng đã nhận sai và đã sửa sai trong quản lý kinh tế,công cuộc đổi mới có thành quả như ngày nay.

      Xóa
    2. Tiêu chí của page là "Mạng sự thật đến công chúng"
      Đúng thì phải cổ vũ, sai thì phải chỉ ra để sửa, không phải thấy đúng thì ông có làm hay không vẫn đúng, còn khi sai thì lao vào chửi rủa.

      Xóa
  5. Trần Thị Thuậnlúc 18:45 28 tháng 6, 2016

    Với tôn chỉ mục đích MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG, Google.tienlang đăng bài này là điều thật sự cần thiết. Rõ ràng để xảy ra sự cố lần này là điều không thể chấp nhận, rõ ràng công tác xây dựng luật của ta có điều gì đó không ổn.

    Bài của ông Hoàng Hữu Phước mới chỉ ra được Quy trình chung làm luật tốn kém của ta chứ chưa đi sâu vào việc chỉ ra và phân tích BẤT CẬP.

    Ông Hà Hùng Cường- nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp- cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án BLHS 2015 cho rằng Nguyên nhân để xảy ra sự cố là DO VẤN ĐỀ THỜI GIAN, một đạo luật đồ sộ như vậy mà xem xét trong hai kỳ họp thì không có cách nào làm tốt được.

    Nói vậy là NGỤY BIỆN!
    Xin nhắc lại cho ông rõ: Bộ luật Hình sự 1999 do ông Bộ trưởng Bộ Tư Pháp lúc đó là ông Nguyễn Đình Lộc làm Trưởng ban Soạn thảo và ông Uông Chu Lưu- hiện là Phó Chủ tịch QH, khi đó là Thứ trưởng Bộ Tư pháp kiêm Tổ trưởng Tổ Biên tập - Quốc hội cũng chỉ thông qua trong HAI KỲ HỌP.

    Gần 20 năm thi hành, Bộ luật Hình sự 1999 dù có sửa đổi, chỉnh sửa một vài điều nhưng đến nay về cơ bản vẫn đang có hiệu lực đến hôm nay.

    Trả lờiXóa
  6. Mặc dù không đồng ý với Đại biểu Hoàng Hữu Phước cũng không ít, nhưng tôi vô cùng kính trọng Đại biểu Phước, một trong những người có tâm trong Quốc hội.

    Mặc dù cách truyền tải và trình bày vấn đề của ông có thể còn tối nghĩa khó hiểu và chưa thuyết phục lắm, có lẽ vì hoạt động kinh doanh ở nước ngoài quá lâu không có nhiều cơ hội viết văn tiếng Việt nơi xứ người, nhưng đọc các ý kiến, bài viết, tôi có thể thấy được tình cảm tốt đẹp của ông đối với đất nước, xã hội.

    Trả lờiXóa
  7. https://www.facebook.com/VietNamThoiBao/lúc 00:08 29 tháng 6, 2016

    Hơ hơ!
    Mấy anh rận nhẩy cẫng lên khi chủ nhà đăng bài này. Họ định nhân sự cố này để xông lên đập phá chế độ!
    Nhưng chỉ vài ba còm của những cồng sĩ nghiêm túc đã khiến họ im re!

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Nhát biểu của ong Nguyễn Quang Vinh ẩn chứa nhièu khuât tất rất đáng phê phán:
    Thí du:
    Ông ấy cho rằng đối với những quy định mà ảnh hưởng đến số ít người dân thì không nên khắt khe vì vô tình lại thắt chặt cả số đông người dân khác là không nên!!! Vậy theo lập luận này thì quan chức là số ít nên luật trừng trị tham nhũng cần nhẹ tay để khỏi "thắt số đông", trong khi chỉ "số ít" này mới có cơ hội tham nhũng, thì thật đáng ngờ!? Phải chăng ông đang muốn nương ta với tham nhũng, trong khi tuy là số ít, nhưng chả lẽ ông ấy không thấy, hậu quả mà cán bộ, công chức tham nhũng gây ra thì khôn lường. Tư tưởng này lại có trong một lãnh đạo cao cấp trong bộ máy Nhà nước thì quá nguy hiểm,
    Ông ấy còn nói phải "thoáng" trong một số quy định để cán bộ dễ thực hiện!!! Chả lẽ ông ấy đã quên lời phát biểu của 1 DB khác rằng tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh" trong thực thi pháp luật ở nước ta hiện nay hay sao? Hầu hết quy định khó thực hiện không phải vì "không thông thoáng", bị thắt chặt mà là vì nó không sát với thực tế, mập mờ, nhiều kẽ hở và chồng chéo (dẫm chân) lên nhau. Nhưng nguy hiểm nhất thì đó là tình trạng quan chức lại lợi dụng kẽ hở của luật làm khó người dân để tư lợi cá nhân, cho dù luật quy định không phải là không thoáng.

    Biên soạn luật cho sát đúng với đời sống thực tế đã là khó lắm rồi, thế mà khi khi làm luật người ta còn gắn những tư tưởng như ông Vinh này thì để xảy việc luật ban hành có hiệu lực vẫn còn quá nhiều sai sót là điều không có gì lạ cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhân đây tôi cũng muốn nêu 1 vụ việc mà quan chức lợi dụng quyền lực và vô cảm hành dân, trong khi luật đã khá rõ ràng ngoài 1 chồng chéo nhỏ:

      Trong Luật xd 2014 Khoản 3, điều 12 quy định: "nghiêm cấm xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình QP, AN, Giao thông, đê điều, thủy lợi, năng lượng, các công trình văn hóa - di sản và các khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật".
      Tuy nhiên điều luật này lại không quy dịnh cụ thể phạm vi, khích thước giới hạn không gian của các hành lang bv này, trong khi điều luật lại không chỉ định cho cơ quan nào ra quy định chi tiết hưỡng dân thi hành. Vì vậy nếu dùng điều khoản này áp dụng vào thực tế thì không thể thực hiện được nó.
      Điều này có nghĩa là không có văn bản nào ngoài các văn bản luật khác quy định chi tiết các thông số trên của các "hành lang bảo vệ": thì dụ với hlgt là luật giao thông, hành lang đ là luật dd, hành lang bảo vệ dây điện là luật điện lực...

      Xóa
    2. Phù hợp với những điều tôi kể ra trên đây, Luật điện lực 2004 đã quy định rõ trong điều 51: "chính phủ quy định chi tiết hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp".
      Thực hiện quy định này, CP đã có ND số 14 ngày 26/2/2014, quy định chi tiết tại điều 17 khái niệm, phạm vi, kích thước cho hành lang bv an toàn cho các đường dây dẫn điện ứng với các cấp điện áo khác nhau

      Một điều quan trọng đáng nói ở đây là tại khoản 2 điều 51 Luật DL đã quy định: "khi cấp phép cho chủ đầu tư xd mới nhà ở công trình TRONG HÀNH LANG bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, cơ quan cấp phép cầu chủ đầu tư có thỏa thuận với cơ quan quản lý đườngcdaay dẫn điện đó về biện pháp an toàn trong thi công và sử dụng nhà ở, công trình đó".
      Tuy nhiên khoản 3 tại điều này lại "cấm tồn tại nhà ở công trình trong hành lang bv an toàn đường dây dẫn điện có điện áp từ 500kv triwr lên".

      Như vây cho thấy pháp luật không cấm xd nhà trong hành lang bvat đường dây dẫn điện trên không có điện áo dưới 500kv
      .
      Ấy thế mà một vài người tôi quen ở quận 12 tp hcm, UBND quận 12 lại viện dẫn khoản 3 điêu 12 luật xd 2014, ( 1 điều luật chung chung, hoàn toàn định tính" để không cấp phép xây dựng nhà dưới đường dây điện 22, 35kv đi qua cho dù đất của họ đã được chuyển làm đất ở đô thị sau khi đã có đường dây điện đó.

      Đúng là "phép vua" thua thói quen tùy tiện, cậy quyền lực của những kẻ vô cảm, độc ác.

      Xóa
    3. Ông (bà) nào làm trong các sở xd, tài nguyên mt, hay ai đó có hiểu biết về lĩnh vực này hãy lý giải rõ lý do của bất hợp lý trên đây được không? Nhiều người dân tp sẽ rất cám ơn các vị!

      Xóa
    4. Vấn đề cho phép xây dựng hay cho phép tồn tại công trình dưới đường dây điện phụ thuộc vào khoảng cách an toàn từ điểm thấp nhất của dây điện đến điểm cao nhất của công trình. Khoảng cách này qui định trong luật đL.

      Còn đối với đường dây 22kV, 35kV thì do chiều cào đường dây quá thấp so với mặt đất nên không thể cho phép xd hay cho phép tồn tại công trình bên dưới...

      Xóa
    5. Ông (bà) nào làm trong các sở xd, tài nguyên mt, hay ai đó có hiểu biết về lĩnh vực này hãy lý giải rõ lý do của bất hợp lý trên đây được không? Nhiều người dân tp sẽ rất cám ơn các vị!

      Xóa
    6. Cám ơn bạn đã chỉ dẫn!
      Cũng trình bày thêm là nhiều chủ sử dụng đất đã có thỏa thuận với điện lực quản lý đường dây đó rôi theo đúng qd tại khoản 2 điều 51 luật DL và họ đã có chỉ dẫn rất cụ thể các đk an toàn cần thực hiện theo đúng quy định tại các điều liên quan của nd 14 cp, trong đó có đk như bạn nói. Tuy nhiên ubnd quận này không quan tâm thỏa thuận đó.

      Xóa
    7. Cũng nói thêm tôi được biết rất nhiều địa phương đã thực hiện Khoản 2, Điều 51 này của luật DL và cho phép người dân xây nhà mới dưới đường dây điện 22, 35kv nhưng phải tuân thủ 3 đk mà pl đã quy định. Nhưng quận 12 tp hcm thì chưa.

      Xóa
    8. Nói thêm cho rõ:Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm

      1. Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật này.

      2. Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật này.

      3. Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.

      4. Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

      5. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước trái với quy định của Luật này.

      6. Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

      7. Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

      8. Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.

      9. Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.

      10. Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.

      11. Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

      12. Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.

      13. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.

      14. Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật

      Như vậy là không có điều nào liên quan đến đường dây 22kV, 35kV. Bạn xem kỹ lại nguyên nhân không cấp phép: có thể là sẽ phải điều chỉnh lại bản vẽ XPXD để đảm bảo khoảng cách an toàn đối với điện áp 35kV! Nếu không thì q.12 đã chưa đúng khi áp dụng pháp luật.

      Xóa
    9. Tôi vừa trao đổi với một quận ngay sát bên q12, việc cấp phép là bình thường nếu phù hợp qui hoạch xây dựng.

      Xóa
  10. Rất cám ơn bạn đã phân tích!
    Trong khoản 3 điều 12 có ghi: "nghiêm cấm xây dựng lấn chiến hành lang bảo vệ các công trình qp, an, đê điều... năng lượng..."
    Nên họ vin cớ điện là "năng lượng" tù chối cấp phép. Trong khi có ông với 8 m chiều rộng thổ cư thì họ cho xây dựng trong 6 m không có đường dây đi qua thôi bạn ạ, còn 2 m họ trả lời bàng vb rằng vì k 3, điều 12 cấm, nhưng họ đưa ra 2 m nằm trong hành lang thì căn cứ vào đâu.
    Nói thực ông gần nhà tôi đã muốn nhờ đến "dịch vụ" cho xong chuyện, nhưng cả quận 12, và cả Bình Thạnh không dịch vụ nào giám nhận bảo đây là "quy chuẩn xd" mà chẳng ai đưa ra nổi cái "quy chuẩn" ảo này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu không phiến, tôi sẽ chụp văn bản trả lới cho bạn xem,

      Xóa
    2. Tốt nhất, nếu bạn biết vị trí cụ thể nào trong các quận họ đã cấp cho xây dựng dười đường dây trung xin hãy chỉ giúp tôi để tôi giới thiệu với mấy ông bà đang là nạn nhân để họ có cơ sở trình bày nhé!

      Xóa
    3. Đinh:chính:
      Đường dây trun... = đường dây điện trung thế...

      Xóa
    4. Bạn cho vài hôm để tôi trao đổi kỹ hơn với người làm công tác này. Tạm thời bạn đọc kỹ k3 đ13 và các điều 10, đ11 của NĐ14/2014/NĐ-CP, sau đó xem lại văn bản trả lời của q12 có đối chiếu cụ thể với bản vẽ XPXD kèm theo đơn xin. (Giả thiết là đã phù hợp qui hoạch xây dung nhà ở rồi).
      Lưu ý khu vực q12 có nhiều đất trống, chưa phải là "khu dân cư hiện hữu đông người" nên tiêu chuẩn về độ võng day không bắt buộc tuân thủ muc d) k2 đ9 của NĐ14.

      Xóa
    5. Rất cám ơn sự quan tâm lưu ý của bạn!
      Tôi sẽ xem lại nd 14 như bạn nói.
      Còn đất thì không nằm trong quy hoạch vì ông hàng xóm nhà tôi đã thuê dịch vụ kiểm tra và trong công văn trả lời ubnd quận 12 cũng không nếu lý do họ không giải quyết cấp phép xd là vì đất nằm trong quy hoạch.

      Rất mong bạn tìm hiểu giúp và tư vấn cho tôi cùng mọi người đang rất thắc mắc!

      Xóa
    6. À mà tôi cũng muốn nhắc lại rằng, ông hàng xóm của tôi đã có thỏa thuận vơi điện lựcvAn Phú Đông, trong đó họ đưa ra điều kiện là:
      1. Điểm cao nhất của nhà phải cách điểm võng cực đại của đg dây điện 3 m theo phương thẳng đứng trong trạng thái tĩnh. Phần nhà vượt quá độ cao này thì phải cách điểm gần nhất của đg dây tối thiểu là 1 m (trong khi q 12 không biết căn cứ vào đâu bắt không được xây nhà dưới dây và phải cách 2m theo chiều thẳng đứng)

      Thực tế đường dây mà họ xác định đang cách mặt đất tự nhiên là 8.5 m, có nghĩa là được xây nhà cao ít nhất la 4 - 5 m dưới đường dây.
      2. Nhà xây không làm cản trở việc vận hành, sửa chữa đg dây.

      Do đường dây nằm trùng với đường ranh lộ giới và đất thổ cư của ông ấy nên đk này tự nhiên đã đáp ứng.
      3. Vật liệu xây nhà không được là vật liệu dễ chay

      Họ còn lưu ý thêm là khi xây dựng phải bảo đảm các đk an toàn cho đường dây.

      P/s: vì đây là đề tài về pháp luật nên rất mong các bạn chủ trang thông cảm và xin lỗi nếu chung tôi có lan man một tí.

      Xóa
    7. Chờ mãi mà không thấy bạn hồi âm. Rất mong tư vấn của bạn!

      Xóa