Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Xong! Nước Anh say goodbye to EU!


Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chính thức công bố kết quả của cuộc trưng cầu dân ý lịch sử rằng người Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Theo kết quả cuối cùng, số người ủng hộ Anh rời EU là 17,4 triệu cao hơn 4% so với 16,1 triệu người chọn việc ở lại với khối.


Nhận định trên mạng xã hội Twitter, Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul đã gọi kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại Liên minh Châu Âu (EU) của Anh là một thắng lợi của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cuộc trưng cầu dân ý về việc Brexit diễn ra tại Anh ngày 23/6 với chiến thắng nghiêng về phe ủng hộ Brexit (Anh rời khỏi EU).
“Đây là một thắng lợi lớn trong mục tiêu đối ngoại của ông Putin. Các bạn hãy thưởng công cho ông ấy” – cựu đại diện ngoại giao của Anh viết.
Theo ông McFaul, dù thắng lợi của lực lượng ủng hộ việc Anh rời khỏi EU không phải là công lao cá nhân của nhà lãnh đạo Nga nhưng “chắc chắn sẽ có lợi cho những mục tiêu dài hạn của Tổng thống Nga tại Châu Âu” .
“Ông Putin luôn than vãn về sự sụp đổ của Liên Xô cũ và khối Hiệp ước Warsaw, vì vậy ông ấy rất vui mừng khi chứng kiến sự chia rẽ trong khối Châu Âu đoàn kết” – cựu đại sứ Mỹ nêu quan điểm.
Hôm 16/6 Tổng thống Putin tuyên bố, không cần thiết phải gắn kết vấn đề Anh rời khỏi EU với LB Nga. “Nhìn chung tôi cho rằng sẽ là không lịch sự khi kéo Nga vào những vấn đề mà chúng tôi thậm chí chẳng có liên quan gì. Vì vậy những người thông minh không nên tham gia vào việc này” – người đứng đầu nhà nước Nga lên tiếng.
Vào tháng 5/2016 khi bình luận về việc sử dụng hình ảnh của ông Putin trong các cuộc thảo luận xung quan vấn đề đi hay ở lại EU của Anh, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói: “Đối với chúng tôi việc sử dụng hình ảnh của Nga hay của ngài Tổng thống Putin trong chủ đề Brexit là một cách thức hoàn toàn mới, song không phù hợp”.
Đại diện điện Kremlin nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Nga rằng, Moscow quan tâm tới việc “thiết lập mối quan hệ đối tác, thân thiện và các bên cùng có lợi với EU nói chung và từng nước thành viên EU nói riêng”.
Thủ tướng Anh Cameron trước đó từng khẳng định “ông Putin có thể sẽ hạnh phúc” khi Anh ra khỏi EU.
Ông McFaul từng là Đại sứ Mỹ tại Nga trong giai đoạn 2012-2014.
Các hãng truyền thông như Sky News, BBC đã đưa tin về kết quả chính thức cuộc trưng cầu dân ý ở Anh, theo đó phe ủng hộ phương án rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) đã giành chiến thắng.
Theo New York Times, những người ủng hộ Brexit cho rằng trong 4 thập kỷ qua, EU đã thay đổi quá nhiều về quy mô và ngày càng quan liêu, khiến tầm ảnh hưởng và chủ quyền của Anh bị suy giảm.
Họ cho rằng nước Anh đang bị “kìm hãm” bởi EU khi liên minh áp đặt quá nhiều quy định về kinh doanh hay như Anh đổ nhiều tiền vào khối này mà chỉ được nhận lại chút ít. Họ cũng muốn Anh giành lại quyền kiểm soát các đường biên giới, giảm số lượng người tới đây sống hoặc làm việc. Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron là người dẫn đầu phong trào “ở lại”, bên cạnh các thành viên Công đảng, đảng Dân chủ tự do và đảng Quốc gia Scotland.
Vài ngày trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, bà Jo Cox, một trong những nghị sĩ đầu tiên lên tiếng ủng hộ Anh ở lại EU, bị bắn và đâm giữa phố. Các thăm dò dư luận sau vụ việc này cho thấy tỷ lệ người Anh ủng hộ việc ở lại EU cao hơn phía ngược lại.
Đúng như dự đoán của các chuyên gia, ngay sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, Thủ tướng Cameron đã tuyên bố từ chức, bất chấp sự bảo đảm trước đó của ông rằng ông sẽ ở lại trong bất kỳ trường hợp nào.
Trong tuyên bố từ chức, ông Cameron xin rút ngay lập tức khỏi vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ nhưng vẫn đảm trách cương vị thủ tướng Anh tới khi một lãnh đạo mới được chọn. Trong bài phát biểu trước số 10 phố Downing – trụ sở của chính phủ Anh, ông Cameron tin rằng nước Anh sẽ vẫn phát triển dù không còn là một phần của Liên minh châu Âu (EU). Phát biểu trước truyền thông, thủ tướng Anh cho biết ông sẽ rời nhiệm sở trước mùa thu và khẳng định ông rất tự hào về những gì mình đã làm được trên vai trò thủ tướng. Người đứng đầu chính phủ Anh cũng gửi lời cảm ơn tới những người đã ủng hộ và sát cánh cùng ông trong suốt thời gian qua.
Theo các chuyên gia, sau khi phe ủng hộ Brexit chiến thắng, người ta đang lo ngại khối Liên minh châu Âu rạn nứt. Ngoài hệ quả trước mắt như thị trường tài chính rối loạn, đồng bản Anh mất giá, Brexit còn đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Anh. Scotland, vì quyền lợi sống còn, thực hiện dự án trưng cầu dân ý và dân tộc tự quyết để độc lập và gia nhập Liên minh Châu Âu.
Ngay sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, Nghị sĩ Geert Wilders (Hà Lan) đã kêu gọi Hà Lan tổ chức trưng cầu dân ý để nối gót London rời EU. Trước đó, nhiều người lo ngại việc Anh rời EU sẽ kéo theo hàng loạt quốc gia khác của khối đưa ra quyết định tương tự.
Bà Marine Le Pen, thủ lĩnh đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Pháp, đã lên tiếng ca ngợi "chiến thắng của Brexit" và kêu gọi trưng cầu dân ý ở EU. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức nói rằng: "Hôm nay là một ngày buồn cho EU, cho nước Anh".

Nguyễn Thúy Hoa
Tổng hợp

17 nhận xét:

  1. Một nước mà giải quyết vấn đề mâu thuẫn xã hội còn khó khăn có lúc nội bộ bất đồng gay gắt huống hồ cả khối nhiều nước quyền lợi khác nhau khó dung hòa lắm. Dù cố gắng dàn xếp nhưng không thể kéo dài sự tồn tại ấy nên tan rã là tất yếu. Chắc chắn sau nước Anh sẽ còn một số nước nữa lại từ bỏ EU thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Putin đã nhanh chóng bình luận lời của D Cameroon là "thể hiện trình độ văn hóa chính trị thấp". Cameroon và phương Tây muốn đổ lỗi cho ai đó, và họ tìm được Putin.

    Trả lờiXóa
  3. Xong con ong, người Anh nói lời tạm biệt với lên minh châu Âu, thì cũng đúng thôi khi mà trong khối nhưng mọi thứ của anh vẫn riêng biệt. Ngay cả đồng Anh còn giá trị hơn cả

    Trả lờiXóa
  4. Nước Anh rời khỏi EU không lâu sau chuyến viếng thăm với nhiều ký kết hợp tác kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc ngày càng chức tỏ sức mạnh và tầm ảnh hưởng của một siêu cường nhất nhì thế giới. Thật là bái phục.

    Trả lờiXóa
  5. Nga và Putin càng lúc càng mạnh, tầm ảnh hưởng càng lúc càng rộng lớn. Nhân dân VN luôn ủng hộ nước bạn Nga!

    Trả lờiXóa
  6. Gấu Nga hùng mạnh rực rỡ dưới thời Putin lãnh đạo. Ở tất cả mọi mặt. Chỉ còn bóng đá và thành tích thể thao là còn dậm chân tại chỗ ngoài ra các thứ khác đều phát triển tốt đẹp. Nga rút kinh nghiệm sai lầm của Liên Xô cũ quá chú trọng vào uy tín quốc gia ở các mảng ít quan trọng như vũ trụ, thành tích thể thao, Thế Vận Hội, vũ khí quân sự mà bỏ qua các vấn đề quan trọng bậc nhất như quốc thái dân an, quốc kế dân sinh, tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế. Đôi khi các trận thắng chính trị diễn ra sau hậu trường.

    Trả lờiXóa
  7. Eu là chuỗi kinh tế với số còn lại của thế giới bị già hóa lao động
    Bạn hãy thử nghĩ xem nếu như một đoàn tàu chỉ có một đầu kéo, nhưng những tao phía xau lại to hơn vận hành không trơn chu
    Hành khách họ không biết họ được chở tới ga phía chước hay ga phía sau

    Trả lờiXóa
  8. Nhân sinh bách nghệ bách tính.Môi trường sống đa dạng tạo cho con người đa tính cách nên đa lẽ sống tuy không phải là chân lý kiểu chủ nghĩa này nọ thậm chí vô thần vô vi, nhưng đó là thực tế mà loài người phải chấp nhận trong quá trình phát triển xã hội .

    Nếu có thực một thực thể siêu quyền lực trong tay những người giàu có thế lực nhất hành tinh với mục tiêu nhất thể hóa thế giới thì đó chính là điều tốt lành ,hạnh phúc cho loài người.

    Những người biết làm giàu(tất nhiên là giàu chính đáng theo khuôn phép luật pháp)là những người giỏi giang nhất bởi họ biết đứng trên vai của các nhà chính trị lẫn kĩ trị .

    Những thứ chủ nghĩa này nọ,những liên bang liên minh kéo bè kết cánh chính trị mưu ma chước quỷ chỉ làm thế giới loài người thêm đảo lộn mất an ninh ,không thể đảm bảo hạnh phúc cho nhân loại ; lịch sử đã và đang cho thấy những cát cứ chính trị kiểu này đang dần bị tan rã,thất bại mà phong kiến La mã,Mông cổ ,CN thực dân,CN đế quốc,CN phát xít ,CNXH,Liên bang Xô viết ,liên minh EU,liên bang Nam tư,Tiệp khắc ...và những rắc rối đối nội đối ngoại của TQ đang gặp phải ...chỉ bởi họ không có được hoặc không hội tụ được sự cộng tác của những cá nhân tinh túy nhất,là những người giầu mạnh thông minh bậc nhất hành tinh đó .

    Không có bột gột sao cho thành hồ được ,có chăng chỉ là câu chuyện vui nấu cháo mầm đá để gạt vua mà thôi!

    Trả lờiXóa
  9. Sức mạnh quyền lực mềm của Liên Bang Nga và Tổng thống Putin giờ đã rất mạnh. Họ gieo rắc sợ hãi lên Mỹ và phương tây. Họ chưa cần làm gì thì mưa rơi kẹt đường Mỹ và phương Tây cũng sợ là Nga làm, Nga đứng sau.

    Nhưng đây cũng có thể là trò mèo, việc gì cũng đưa Nga ra sân khấu như Nga là kẻ ác. Trong khi Mỹ thì ẩn nấp sau màn nhung chỉ đạo cách mạng nhung.

    Trả lờiXóa
  10. http://soha.vn/news-20160621164727107.htm

    Trả lờiXóa
  11. Phóng viên Tự dolúc 14:00 25 tháng 6, 2016

    Bỏ ra ít phút đọc bài này là đủ để bạn hiểu hết diễn biến tại nước Anh và EU
    Cử tri Anh đã bỏ phiếu ủng hộ việc nước này rời bỏ Liên minh Châu Âu (Brexit) và gây ra sự xáo trộn trên thị trường toàn cầu khi hầu hết các chuyên gia đều dự đoán điều ngược lại trước đó.

    Tuy nhiên, trước khi nhà đầu tư phát hoảng, có lẽ họ nên biết 7 điều sau:

    1. Tỷ lệ chính thức là bao nhiêu

    Kết quả chính thức của cuộc bỏ phiếu là 51,9% ủng hộ Brexit và 48,1% phản đối. Như vậy Brexit đã chính thức chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý.

    2. Thị trường toàn cầu đang bị “tắm máu”.

    Đồng Bảng Anh giảm giá khoảng 10% xuống 1,36 USD/Bảng, mức thấp nhất kể từ năm 1985. Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật bản giảm 7,9%, còn chỉ số HangSeng của Hồng Kông giảm 4,3%. Sàn chứng khoán phái sinh tại Luân Đôn và New York đều giảm mạnh ngay đầu phiên. Chỉ số Dow Jones của thị trường phái sinh đã giảm hơn 650 điểm.

    3. Nhà đầu tư điên cuồng tìm nơi trốn.

    Những loại tài sản mang tính trú ẩn an toàn như vàng hay đồng Yên, trái phiếu Mỹ hoặc đồng Franc Thụy Sĩ đều tăng giá mạnh.

    4. Nỗ lực bình ổn thị trường

    Ngân hàng trung ương Anh (BOE) đang chịu áp lực rất lớn để bình ổn thị trường và đảm bảo hệ thống tài chính cũng như ngành ngân hàng hoạt động bình thường sau khi Brexit chiến thắng. BOE mới đây đã ra tuyên bố sẽ làm mọi cách có thể để đảm bảo hệ thống tiền tệ và tài chính được vận hành ổn định.

    Các định chế tài chính và ngân hàng trung ương trên toàn cầu cũng đang chuẩn bị đối phó với ảnh hưởng từ Brexit. Hàn Quốc đã phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp trong khi các nước khác cũng có động thái tương tự.

    5. Tại sao Brexit lại thắng?

    Năm 2013, Thủ tướng Anh David Cameron đã cam kết sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh có nên rời EU hay không. Thời kỳ đó, tỷ lệ ủng hộ Brexit còn thấp. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này không thể ngờ rằng những chiến dịch vạn động tập trung vào vấn đề nhập cư và thương mại đã khiến tỷ lệ ủng hộ Brexit tăng nhanh trong 3 năm sau đó.

    6. Tương lai mờ mịt

    Việc Anh bỏ phiếu rời EU đã khiến nhiều người bất ngờ và làm gia tăng tính không ổn định cho cả quốc gia này lẫn thị trường toàn cầu. Tại thời điểm hiện nay, nhà đầu tư có nhiều câu hỏi hơn là những câu trả lời. Liệu Anh co khả năng đàm phán thành công những hiệp định thương mại mới sau khi rời EU không? Thời gian đàm phán là bao lâu? Liệu các ngân hàng quốc tế có bỏ chạy khỏi Anh?

    7. Chưa phải là ngày tận thế

    Cuộc bỏ phiếu trên chỉ là bước khởi đầu cho quá trình Anh rời EU và vẫn còn rất nhiều khả năng xảy ra. Theo lý thuyết, Thủ tướng Anh có quyền phủ quyết kết quả này và không đồng ý thực hiện Brexit. Tuy nhiên nhà lãnh đạo này hầu như sẽ không làm thế nếu không muốn suy giảm danh tiếng và bị đóng cửa với chính trị hay bị người dân phản đối. Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa rõ các lãnh đạo EU sẽ có động thái gì trước kết quả trên và liệu họ có giữ Anh lại bằng mọi giá hay không.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ..." Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa rõ các lãnh đạo EU sẽ có động thái gì trước kết quả trên và liệu họ có giữ Anh lại bằng mọi giá hay không."
      EU đã lên tiếng. Anh cứ thoải mái ra đi. "một đi không trở lại " rồi đó:
      http://news.zing.vn/lanh-dao-eu-giuc-anh-roi-lien-minh-cang-som-cang-tot-post660668.html

      Xóa
  12. Sự kiện Brexit đã đưa nước Anh rời khỏi Liên minh EU làm toàn thể thế giới bị bất ngờ khi xem qua truyền thông báo chí. Nhưng thật ra chẳng ảnh hưởng gì đến Việt Nam cả, cho nên lũ kền kền đừng có lồng lộn cả lên như thế chỉ tổ làm rối loạn thông tin.

    Khi người dân Anh cảm thấy bất an bởi sự tự do đi lại do quy chế của EU đặt ra, điều đó đồng nghĩa việc thúc đẩy người nhập cư đến xứ sở của họ và hệ quả xảy ra là thất nghiệp tăng thêm hay tình hình an ninh không được an toàn. Nên mọi suy diễn về việc Anh rút khỏi EU sẽ ảnh hưởng toàn cầu không loại trừ ảnh hưởng đến cả giới bình dân như các bạn và tôi đều không bao giờ đúng trừ khi các bạn đang làm công ăn lương trong các cơ quan đại diện của Liên minh Châu Âu tại Việt Nam.

    Xin thưa, việc nước Anh ra đi mà giới kền kền tung hô, khóc lóc với mỹ danh "cuộc ly hôn đình đám của Thế giới" chẳng có ảnh hưởng gì đến người dân Anh cả vì nếu ở lại họ cũng chẳng lợi lộc gì chưa nói đến thiệt hại sẽ tiếp tục xảy ra, bởi thế đa số mới gật đầu nháy mắt ra đi trong hồ hởi.

    Còn Việt Nam tôi nghĩ cũng chẳng ăn mát gì khi sự kiện này diễn ra, nếu có bị ảnh hưởng thì các bạn cho tôi biết sẽ bị như thế nào với nhé?

    "Không có mợ thì Chợ vẫn đông, cô đi lấy chồng thì Chợ vẫn vui"

    Trả lờiXóa
  13. Nguyễn Đình Đứclúc 22:25 25 tháng 6, 2016

    Brexit là sự kiện hoàn toàn có thể dự đoán được. Từ ngày Vương quốc Anh quyết định vào ngôi nhà chung EU thì mới chỉ đặt có nửa chân vào nhà khi vẫn dùng đồng tiền riêng thay vì chơi Euro. Điều mình thấy rất vớ vẩn là các báo Anh cho chạy tin bài liên tục, trước và sau khi trưng cầu dân ý, về tác động xấu của Brexit. Và nhóm những người trẻ, nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mass media đã chủ yếu vote ở lại. Sau khi có kết quả, họ làm clip lên án thế hệ lớn tuổi vì cho rằng quyết định của những người sắp xuống lỗ sẽ ảnh hưởng tới những người tuổi xuân còn phơi phới. Xem ra dân trí Anh so với dân trí Việt không khá hơn là bao nhiêu. Nếu có trách, phải trách ai đưa ra quyết định trưng cầu dân ý với thể thức lấy quá bán. Hơn 50% vẫn là tỉ lệ gây tranh cãi và để lại tàn dư mâu thuẫn trong xã hội.

    Nhóm những người vote Brexit tập trung từ độ tuổi 45 tuổi trở lên, trong đó chủ yếu là từ 65 tuổi, họ từng sống qua hai thời kỳ, trước và sau EU, đây là những người từng ăn trái đắng khi nghe những lời dụ dỗ, dối trá của các chính trị gia khi vào EU chứ không phải những người trẻ. Họ phản đối EU vì buộc phải chấp nhận những chính sách không được tạo ra bởi người dân Vương quốc Anh, họ phản đối EU vì tham gia vào một cộng đồng gồng gánh quá nhiều con nợ và kẻ ăn bám - kết quả của việc EU kết nạp vô tội vạ, hạ chuẩn mở cửa đón các nước Đông Âu để lập vành đai bao vây Nga (hệ quả là các nước này có một thời kỳ chống Cộng quyết liệt, đạp đổ tượng Lenin, liếm láp để lấy lòng EU),... Có nhiều hơn những lý do về nhập cư để vote Brexit. Những ai nhìn vấn đề đơn giản chỉ là vì nhập cư thì hoặc nhìn nhận vấn đề quá ngây thơ, hoặc cố tình bẻ lái dư luận để chỉ trích những người chọn rời khỏi EU là phân biệt chủng tộc.

    Sau quyết định của Anh, còn nhiều nước khác đòi trưng cầu dân ý, đặc biệt là nhóm các nước nằm ở "chiếu trên", điều này cho thấy tư tưởng thoát ly ngày càng nở rộ, kết quả của sự bất mãn với những tồn tại của EU. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là nước Đức. Sự ra đi của Anh sẽ tạo ảnh hưởng nhất định nhưng phải là Gexit mới có thể dẫn đến sự tan rã. Chẳng việc gì phải sớm quyết định đây là bước đi sai lầm, hãy để thời gian chứng minh. Công việc quan trọng của chính phủ Anh là làm sao để có chính sách ổn định kinh tế và xã hội trong khoảng thời gian làm thủ tục ra khỏi EU (2 năm).

    Trả lờiXóa