Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019

Gửi ông Lê Mã Lương, Hoàng Ngọc Giao cùng mấy ông đòi “ngả vào lòng bu Mỹ”- ĐÂY MỚI CHÍNH LÀ VỊ THẾ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI MỸ!

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp bà Bonnie Glick, P. Tổng giám đốc toàn cầu cơ quan phát triển quốc tế Mỹ
Không ai phủ nhận rằng Mỹ đã và vẫn đang là cường quốc trên thế giới. Thế nhưng, cũng không có ai phủ nhận được rằng Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền! Do vậy, về phương diện quốc gia, Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu với bất cứ quốc gia nào! Đội ngũ các tướng lĩnh đương nhiệm ở Bộ Quốc phòng đang làm rất tốt nhiệm vụ nâng tầm vị thế Việt Nam khiến ngay cường quốc Mỹ phải thừa nhận trách nhiệm gây chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, gây tang tóc đau thương cho dân tộc này. Từ đó, Mỹ phải có trách nhiệm cùng Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh.
ĐÂY MỚI CHÍNH LÀ VỊ THẾ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI MỸ! Mỹ không cho không ai cái gì! Ông Tổng thống Mỹ D.Trump cũng không ít lần nhấn mạnh rằng muốn quan hệ với Việt Nam một cách sòng phẳng, có qua có lại, đôi bên cùng có lợi. Do vậy, không bao giờ Mỹ mang binh lính đến đánh Trung Quốc “giùm” VN như các ông mơ mộng hão huyền đâu!
Lê Hương Lan
******

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về 'cam kết đến cuối cùng’ Việt - Mỹ
Ta cam kết với Mỹ về tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh, sẽ cùng họ tìm đến người cuối cùng. Mỹ cam kết cùng ta khắc phục đến điểm cuối cùng nhiễm dioxin.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng sáng ngày 1/11/2019 có buổi tiếp bà Bonnie Glick, P. Tổng giám đốc toàn cầu cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và dự lễ bàn giao mặt bằng 37ha dự án xử lý ô nhiễm dioxin ở khu vực sân bay Biên Hòa.
Bên lề sự kiện, Thượng tướng chia sẻ với báo chí về hoạt động hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn giữa hai nước cũng như về chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. 

Bước tiến mới - sự thừa nhận của chính phủ Mỹ
Thượng tướng nhấn mạnh, tới nay có thể nói quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam đã giải quyết được những bước cơ bản để các hậu quả ấy không ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe con người cũng như không kìm hãm sự phát triển KT-XH của đất nước. 
“Chúng ta đã thực hiện bằng nguồn lực của chính chúng ta. Tuy nhiên, không thể nói đến hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả chiến tranh, trước hết về mặt chính trị và nhận thức. Những bên gây chiến tranh với Việt Nam phải có trách nhiệm về những gì họ gây ra, và cộng đồng quốc tế cũng rất sẵn lòng chia sẻ chung tay với Việt Nam.
Đây là động lực cũng như điều kiện thuận lợi để chúng ta huy động nguồn lực trong giải quyết hậu quả chiến tranh. Trong đó, Mỹ là nước có với Việt Nam cuộc chiến tranh dài nhất, thảm khốc nhất, để lại hậu quả nặng nề”.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, trong quan hệ hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, đầu tiên đó là sự chia sẻ, thừa nhận trách nhiệm. Thứ hai là công nghệ, kỹ thuật, trình độ quản lý. Thứ ba là các nguồn lực giá trị để đẩy nhanh tốc độ giải quyết hậu quả chiến tranh.
"Hôm nay là dấu mốc quan trọng - bàn giao mặt bằng ô nhiễm cho cơ quan xử lý và một số năm nữa sẽ nhận lại khu đất này sạch hoàn toàn. Từ sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân Mỹ nhất là các cựu binh và gia đình họ, Chính phủ Mỹ đã từng bước chấp nhận những gì họ làm ở Việt Nam, từng bước chia sẻ trách nhiệm với Việt Nam về xử lý ô nhiễm dioxin”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.
Theo Thượng tướng, việc tẩy độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng là khởi đầu, tới sân bay Biên Hòa thì USAID đại diện chính phủ Mỹ đã ký với Việt Nam (đại diện là ban chỉ đạo 701 về việc khắc phục hậu quả dioxin tại Biên Hòa).
“Như vậy, chính phủ Mỹ thừa nhận những gì họ đã làm. Họ cam kết với chúng ta như lời Thượng nghĩ sĩ Patrick Leahy, phó chủ tịch Ủy ban Phân bổ ngân sách Thượng viện Mỹ nói, Mỹ sẽ làm đến tận cùng, cùng với Việt Nam đến khi không còn chất độc dioxin ở Biên Hòa nữa.
Đây là bước tiến đáng kể, khi trước đây họ không thừa nhận, không có hỗ trợ từ chính phủ mà chủ yếu của các tổ chức phi chính phủ”, Thượng tướng nhấn mạnh.
Một vấn đề nữa là viện trợ con người - thường do các tổ chức nhân đạo thực hiện. Nhưng USAID đã ký với ban chỉ đạo 701 dự án trị giá 65 triệu USD để khắc phục hậu quả với con người ở 7 tỉnh bị nhiễm dioxin. Như vậy hợp tác hai bên đánh dấu bằng những cam kết lâu dài, cao nhất là cấp chính phủ.
Thượng tượng Nguyễn Chí Vịnh chứng kiến lễ bàn giao mặt bằng dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa
Hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ
Về chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sang Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, đây là chuyến thăm thông thường của các bộ trưởng khi hai bên cam kết trao đổi các đoàn cấp cao.
Hai bộ trưởng sẽ trao đổi các vấn đề về hợp tác quốc phòng dựa trên bản ghi nhớ Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2011 và Tầm nhìn chiến lược quốc phòng hai nước.
“Trong hợp tác quốc phòng hai nước, vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh luôn được đưa lên hàng đầu. Không có hợp tác này sẽ không có nền tảng cho hợp tác hiện tại và tương lai. 
Chúng ta đã cam kết với Mỹ về hoạt động tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh, là sẽ cùng Mỹ tìm đến người cuối cùng. Ngược lại Mỹ cam kết sẽ cùng chúng ta khắc phục đến điểm cuối cùng còn bị nhiễm dioxin”, Thượng tướng nêu rõ.
Về phần mình, P. Tổng giám đốc toàn cầu USAID Bonnie Glick cho biết, khối lượng cần xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa lớn gấp 4 lần khối lượng cần xử lý ở sân bay Đà Nẵng.
“USAID đã ký thỏa thuận với Quân chủng Phòng không - Không quân VN năm ngoái về dự án ban đầu kéo dài 5 năm với kinh phí 183 triệu USD xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa. Chính phủ Mỹ cũng như USAID nhận thấy tầm quan trọng trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh. Hai nước đã đồng hành trong suốt 30 năm qua trong lĩnh vực này”, bà chia sẻ.
Dự án đã chính thức được phê duyệt và khởi động vào tháng 4 năm nay. Theo ước tính của USAID, công tác xử lý tổng thể sẽ hoàn thành trong 10 năm.
========
Mời xem bài liên quan

8 nhận xét:

  1. LỜI BÁC HỒ DẠY

    Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
    Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.
    ...
    Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi.
    Cho nên bom đạn của địch không nguy hiểm bằng 'đạn bọc đường' vì nó làm hại mình mà mình không hay.
    Muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hóa, thì phải luôn luôn thực hiện 4 chữ mà Bác thường nói. Đó là Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

    Bài nói chuyện với bộ đôi, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quả Thủ đô, 5-9-1954. Hồ Chí Minh toàn tập, T7, tr.346, 347.

    Trả lờiXóa
  2. Về bài phát biểu của TT Trump tại APEC trang mạng VNExpress đã phổ biến bản dịch toàn văn.

    Trong đó xin trích lại một số đoạn của bài phát biểu của ông Trump như sau:

    “Hôm nay, tôi có mặt tại đây để đề nghị làm mới mối quan hệ đối tác với Mỹ, cùng nhau hành động nhằm tăng cường mối liên kết hữu nghị và thương mại giữa tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, và cùng nhau, thúc đẩy an ninh và thịnh vượng của chúng ta.

    “Điều cốt lõi của quan hệ đối tác này là chúng tôi tìm kiếm những mối quan hệ thương mại mạnh mẽ dựa trên nguyên tắc bình đẳng và có qua có lại. Khi Mỹ tham gia một mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác, chúng tôi, kể từ lúc này, hy vọng đối tác sẽ tuân thủ các nguyên tắc như chúng tôi. Chúng tôi kỳ vọng các thị trường sẽ mở cửa tương xứng ở cả hai bên, lĩnh vực công nghiệp tư nhân, không phải các nhà hoạch định của chính phủ, sẽ có sự đầu tư trực tiếp.

    “Thật không may, điều trái ngược lại xảy ra suốt thời gian dài và tại nhiều địa điểm. Trong những năm qua, Mỹ mở cửa nền kinh tế một cách có hệ thống chỉ với một số điều kiện. Chúng tôi hạ hoặc chấm dứt hàng rào thuế quan, thương mại, cho phép hàng hóa nước ngoài tự do vào Mỹ.

    “Nhưng trong khi chúng tôi hạ các rào cản thị trường, những nước khác lại không mở cửa thị trường của họ cho chúng tôi.

    “....

    “Mỹ sẵn sàng phối hợp với từng lãnh đạo trong hội trường này hôm nay để đạt được thương mại cùng có lợi mang lại lợi ích cho cả nước bạn lẫn nước tôi. Đó là thông điệp mà tôi muốn truyền tải ở đây.

    “...

    “Hơn nữa, chúng ta phải tôn trọng các nguyên tắc đã đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta, như tôn trọng thượng tôn pháp luật, các quyền cá nhân, tự do hàng hải và trên không, bao gồm các tuyến vận chuyển mở. Ba nguyên tắc này tạo ra sự ổn định và xây dựng lòng tin, an ninh, và thịnh vượng giữa các quốc gia có cùng chí hướng.

    “...

    “Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau làm việc để có một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hoà bình, thịnh vượng và tự do. Tôi tin tưởng rằng, cùng nhau, mọi vấn đề chúng ta nói đến ngày hôm nay đều có thể được giải quyết. Mọi thách thức mà chúng ta phải đối mặt đều có thể vượt qua.”

    Đặc biệt ông Trump đề cao gương hy sinh đấu tranh cho tự do độc lập cho dân tộc Việt Nam 2000 ngàn năm trước của Hai Bà Trưng.

    Ông nói, “Đó là tinh thần cháy bỏng trong lòng người yêu nước và mọi quốc gia. Nước chủ nhà Việt Nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40, Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và niềm tự hào của các bạn.”

    https://vietbao.com/p124a274195/8/apec-trump-ca-ngoi-guong-hai-ba-trung-apec-trump-lo-nhan-quyen-bien-dong-vn-chi-doi-thuong-mai-song-phang-voi-cac-nuoc

    Trả lờiXóa
  3. Túm cái váy : những tiếng gào thét "thoát Tàu" (hay đòi "ngả vào lòng bu Mỹ") vang vọng đâu đó không phải xuất phát từ lòng yêu nước trong sáng. Đó chỉ là giọng điệu của những kẻ có tư duy nô lệ nhược tiểu. Trong hành trình dựng nước , giữ nước mấy ngàn năm , và trong mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc mấy chục năm gần đây , vụ HD981 cũng không phải là điều gì ghê gớm , người Việt Nam tin tưởng vào chính Phủ trong thời khắc khó khăn này , tin chắc rằng vụ HD981 sẽ được giải quyết ổn , giữ được lãnh hải. Thế nhưng mấy anh xôi thịt thì cứ như vớ phải miếng mồi ngon, mặc sức kếu gào phô trương tư duy nô lệ.

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn bạn chủ nhà đã nhắc đến phát biểu của anh D.Trump trong bài>
    Mong các bạn Lê Mã Lương, Hoàng Ngọc Giao giải thích,
    Vì sao anh D.Trump mở đầu bài phát biểu tại Đà Nẵng bằng câu Tôi rất vinh dự được có mặt tại Việt Nam, ở trung tâm của vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, để phát biểu trước người dân và các lãnh đạo doanh nghiệp của khu vực này.
    https://vnexpress.net/apec-2017/toan-van-bai-phat-bieu-cua-tong-thong-trump-tai-apec-3668679.html

    Trả lờiXóa
  5. Viện trợ con người là điểu quan trọng trong việc khắc phục hậu quả Dioxin dù đã chậm. Hy vọng các nạn nhân Dioxin sẽ bớt khó khăn hơn.

    Trả lờiXóa
  6. Hiện nay có một số người vì đồng tiền mà quay lưng lại với Tổ quốc thân yêu, những người đó không xứng là người con đất Việt

    Trả lờiXóa