Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

NÂNG CẤP QUAN HỆ VIỆT – MỸ? VIỆT NAM ĐÃ TỪ CHỐI NHƯNG CỐ TẾ NHỊ, KHÔNG ĐỂ MỸ MẤT MẶT!

 

Nhà Trắng muốn nâng tầm quan hệ với Việt Nam từ Đối tác toàn diện lên thành Đối tác chiến lược, xuyên suốt trong chuyến thăm Hà Nội của bà Kamala Harris. Giới lãnh đạo Việt Nam đã ứng xử hết sức khôn khéo, tế nhị trước đề xuất này của Washington.

Gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, nhấn mạnh coi Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu, nhưng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc lại, Việt Nam cũng kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, là bạn bè tốt, đối tác tin cậy của các nước trên thế giới.

Việt – Mỹ cam kết không can thiệp công việc nội bộ của nhau, nhất trí hợp tác kinh tế - thương mại tiếp tục là trụ cột quan hệ. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng hoan nghênh Mỹ không áp dụng biện pháp thương mại (không trừng phạt) Việt Nam về vấn đề tiền tệ theo Điều khoản 301.

******

Điểm nhấn đáng chú ý trong chuyến thăm Hà Nội lần này của người phụ nữ quyền lực nhất Nhà Trắng, một trong hai lãnh đạo quan trọng nhất trong nội các của Tổng thống Joe Biden, chính là thuyết phục Việt Nam tin tưởng vào các cam kết trong khu vực của Hoa Kỳ, trong đó hướng đến việc nâng tầm quan hệ Hà Nội – Washington từ “Đối tác toàn diện” lên thành “Đối tác chiến lược”.

Gặp gỡ Phó Tổng thống Kamala Harris, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tựu trong quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ trong hơn 25 năm qua.

Theo đó, quan hệ Việt – Mỹ được phát triển tích cực, thực chất, hiệu quả trên các lĩnh vực hợp tác song phương, khu vực và toàn cầu, phù hợp với mong muốn của nhân dân hai nước, với tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh như trong thư gửi Tổng thống Truman cách đây 75 năm.

Với tuyên bố khéo léo của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam có thể thấy, Hà Nội rất rõ ràng trong đường lối ngoại giao: Vẫn tôn trọng và coi trọng đối tác trên tất cả các phương diện, nhưng kiên trì chính sách độc lập, tự chủ, đa phương hóa của mình.

Như vậy có thể thấy Việt Nam chưa sẵn sàng cùng Hoa Kỳ nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược, tuy nhiên, có thể khẳng định, quan hệ Hà Nội – Washington vốn rất đặc biệt – từ cựu thù, thành đối tác, thành bạn, chú trọng vào những phương diện tích cực trong quan hệ song phương, sớm đã trở thành “hình mẫu” trong quan hệ ngoại giao quốc tế.

Việt Nam cũng mong muốn quan hệ Việt-Mỹ sẽ góp phần xây dựng và củng cố lòng tin, tạo cơ sở để hai bên tích cực trao đổi, tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tất cả đều phải trên nguyên tắc “tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau”, vì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển tại khu vực và trên thế giới.

Mỹ coi trọng Việt Nam, ủng hộ một đất nước mạnh mẽ, độc lập.

Là chính khách kỳ cựu, người phụ nữ quyền lực của Nhà Trắng, bà Kamala Harris nắm rất tốt nhịp điệu cuộc hội kiến với các lãnh đạo Việt Nam.

Bà Kamala Harris phát biểu: "Niềm vinh dự khi là Phó tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam!"

Phó Tổng thống Kamala Harris – vừa cố gắng truyền tải thông điệp của chính quyền Joe Biden đến Hà Nội, khu vực ASEAN – vừa cam kết để đối tác thấy được, Hoa Kỳ muốn “ở lại”, hướng đến sự bền vững lâu dài và lợi ích chung trong quan hệ song phương, đa phương.

Phát biểu với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bà Kamala Harris khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập và thịnh vượng, tiếp tục đổi mới, mở rộng hội nhập quốc tế, đảm nhận vai trò ngày càng quan trọng trong ASEAN và khu vực.

“Mỹ coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam-Hoa Kỳ”, đại diện cấp cao Nhà Trắng tuyên bố.

Tại cuộc hội kiến, cả bà Kamala Harris và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đều nhất trí Việt Nam – Mỹ có nhiều điểm tương đồng, dư địa hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như kinh tế-thương mại-đầu tư, an ninh-quốc phòng, khắc phục hậu quả chiến tranh, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ hiện tại còn rất lớn.

Lãnh đạo Hà Nội và Washington nhất trí, Việt Nam và Hoa Kỳ chia sẻ các quan tâm chung về ứng phó với biến đổi khí hậu với việc nỗ lực thực hiện những cam kết quốc gia, triển khai các biện pháp mạnh mẽ về năng lượng sạch, tái tạo. Tất nhiên, trong các vấn đề thảo luận, không thể thiếu hợp tác trong ứng phó với đại dịch Covid-19 cũng như quá trình phục hồi sau đại dịch.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cảm ơn Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã có những hỗ trợ ý nghĩa, kịp thời, đặc biệt là 5 triệu liều vaccine Covid-19 và nhiều thiết bị vật tư y tế khác.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên bố ngay trong cuộc gặp với Chủ tịch Phúc rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ thêm 1 triệu liều vaccine Pfizer trong bối cảnh Việt Nam đang rất cần có thêm các nguồn cung vaccine.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định: “Việt Nam là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, trong đó, coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ và mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác toàn diện ngày càng thực chất, hiệu quả, ổn định lâu dài, vì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới”.

Với hai tuyên bố do hai nhà lãnh đạo của Việt Nam là Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra, có thể thấy, Hà Nội đang nêu rõ lập trường của mình trước Washington. Việc Mỹ đề xuất nâng tầm quan hệ lên cấp “Đối tác chiến lược với Việt Nam” dường như đã rõ: Những việc làm của Mỹ trong thời gian 25 năm qua chưa đủ sức chứng minh sự thành tâm của người Mỹ để thuyết phục lòng tin của người Việt Nam.
Về kết quả chuyễn công du của Phó Tổng thống Mỹ 
Kamala Harris, đài phản động RFA có nhận xét cay cú:

"Cuối cùng, vấn đề cốt tử của nước Mỹ hiện nay sau khi triệt thoái khỏi Afghanistan là “quay lại châu Á” và “quay lại để ở lại”. Bà Harris đã trình bày trước cả ông Phúc lẫn ông Chính về tầm nhìn Indo-Pacific và kêu gọi hai nước, Hoa Kỳ và Việt Nam cùng bàn bạc những bước đi cụ thể nhằm chia sẻ tầm nhìn chung liên quan đến tương lai của khu vực “Indo-Pacific tự do và rộng mở” (FOIP). Một lần nữa trong phát biểu của cả Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lẫn Thủ tướng Phạm Minh Chính đều không có một câu nào bày tỏ sự hưởng ứng đối với lời kêu gọi của bà Phó Tổng thống. Có lẽ cho đến khi về tận Washington, bà Kamala Harris và người Mỹ vẫn còn đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, không hiểu nổi cái văn hoá chính trị của xứ sở này: “văn hoá” của sự không minh bạch hay sự không minh bạch của văn hoá?"

Kệ RFA cay cú! Người Việt Nam tỉnh táo đã quen với một "định luật" rằng "Bất cứ ai, bất cứ thứ gì được ca tụng trên BBC, RFA, RFI, VOA... thì đều là thứ rác rưởi; ngược lại,  Bất cứ ai, bất cứ thứ gì bị BBC, RFA, RFI, VOA chê bai, chỉ trích thì đó mới đích thị là người tốt, thứ tốt!"

Chiếu theo "Định lý" trên tức là Việt Nam đang đi đúng hướng.


Nguyễn An Ninh Cộng tác viên Google.tienlang
==================
Bài cùng tác giả Nguyễn An Ninh:
Mời xem thêm bài liên quan:

19 nhận xét:

  1. "Những việc làm của Mỹ trong thời gian 25 năm qua chưa đủ sức chứng minh sự thành tâm của người Mỹ để thuyết phục lòng tin của người Việt Nam."

    100 năm nữa cũng vậy thôi. Mỹ thay đổi bản chất chính trị theo hướng hòa bình hợp tác hữu nghị xây dựng thay vì chiến tranh và đấu đá đi rồi tính sau. Chuyện này chờ đên Tết Congo hay như mơ giữa ban ngày vậy. Chế độ Mỹ nên sụp đổ và thay đổi. Đi đánh hết nước này đến nước khác mà bảo VN đi theo chiến lược, thế hóa VN ta cũng thành diêu hâu đi ăn chia với Mỹ.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi xin làm phản động và mách nước cho Biden nè:
    5 hay 6 trẹo liều vắc xin quá bèo.
    Nước Mỹ đại gia, nước Mỹ giàu có, tiền vàng chất đống. Giờ lại không phải nuôi bọn ngụy Kabul nữa, vậy đô để làm gì?
    Có câu: Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền
    Vậy nếu chi 5-6 trẹo liều vắc xin chưa mua được việc "Nâng cấp quan hệ" với VN thì Biden nên trích một phần kinh phí (do không phải nuôi bọn ngụy Kabul), chuyển luôn cho VN 100 trẹo liều vắc xin cho nó ra tấm ra món, xứng danh đại gia!
    Lúc đó, VN sẽ ... xem xét!

    Trả lờiXóa
  3. Biểu tượng totem của Mỹ là con đại bàng nhưng trông giống con diều hâu hay kền kền hơn.

    GGTL đổi giọng nhanh nhỉ.

    Trả lờiXóa
  4. Trong 24h giờ qua, Việt Nam có số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 524 ca.

    Tối nay 26/8, Bộ Y tế cho biết, trong 24 giờ qua Việt Nam ghi nhận 11.575 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại nước ta lên 392.938 ca. Hôm nay, TP Hồ Chí Minh giảm 1.360 ca mắc mới, tuy nhiên Bình Dương lại tăng 739 ca.
    Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 524 ca. Tại Bình Dương tăng 739 ca, TP Hồ Chí Minh giảm 1.360 ca, Đồng Nai tăng 125 ca, Long An giảm 11 ca, Tiền Giang tăng 35 ca.
    Tính đến nay, Việt Nam có 392.938 ca nhiễm, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 168/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.997 ca nhiễm).

    Trong đợt dịch thứ 4, nước ta đã có 388.814 ca mắc COVID-19, trong đó có 185.714 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP Hồ Chí Minh (194.100), Bình Dương (86.050), Đồng Nai (20.471), Long An (19.495), Tiền Giang (8.509).

    Trong ngày hôm nay có 18.567 bệnh nhân COVID019 được công bố khỏi bệnh, nâng số người được điều trị khỏi lên 188.488 trường hợp.

    Trong ngày hôm nay, trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 318 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (242), Bình Dương (46), Tiền Giang (9), Đồng Tháp (3), Khánh Hòa (3), Long An (3), Vĩnh Long (3), Bình Thuận (2), Sóc Trăng (2), Hà Nội (1), Bến Tre (1), Kiên Giang (1), Thừa Thiên Huế (1), Trà Vinh (1).

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 9.667 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
    Trong ngày 25/8 có 430.924 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 18.522.203 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 16.382.658 liều, tiêm mũi 2 là 2.139.545 liều.

    Trả lờiXóa
  5. Phùng Xuân Nghĩalúc 05:44 27 tháng 8, 2021

    Một liều vắc xin lúc này cũng quý nữa là 5 triệu và hôm nay lại thêm 1 triệu của Mỹ. Đúng là Mỹ đang mạnh mẽ dụ dỗ vật chất thật đấy. Nhưng người Việt mình xưa nay có quan điểm chính trị rõ ràng, kiên định chứ đâu có thể dễ dàng bị mua chuộc bởi vật chất?

    25 năm bình thường hóa quan hệ. Mỹ đã làm rất nhiều song họ vẫn không che đạy ý đồ dạy dỗ Việt Nam về "giá trị Mỹ", ví dụ việc mở trường Đại học Fulbright VN và MỸ ĐÃ LẤN THÊM BƯỚC NỮA KHI THÀNH LẬP HỌC VIỆN YSEALI Ở VIỆT NAM!. Thực chất là để đào tạo phản động người bản xứ chứ giúp ích gì cho VN?

    Trong khi thời nay, internet phát triển, "GIÁ TRỊ MỸ" thế nào thì người Việt và cả thế giới đều biết, nó chả có gì hay ho, tốt đẹp, ngược lại, nó chỉ là súng đạn, chỉ là cậy dư tiền, dư bom để bắt nạt kẻ yếu...

    Hãy đọc bài dưới đây để xem "giá trị Mỹ" có gì:
    “QUÝ VỊ ASEAN ƠI, HÃY TIN VÀO CÁC GIÁ TRỊ CỦA MỸ!”- POMPEO KÊU GÀO KHẢN CẢ CỔ NHƯNG CHẢ AI NGHE!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/11/quy-vi-asean-oi-hay-tin-vao-cac-gia-tri.html

    Trả lờiXóa
  6. Mỹ lo giải quyết chuyện nhà mình đi, rồi hãy lôi kéo ASEAN vào "liên minh chống Tàu"... cho Mỹ!
    Đã bỏ chạy khỏi Kabul rồi mà lính Mỹ vẫn phải chết ở Kabul.
    Tội nghiệp lính Mỹ!

    Trả lờiXóa
  7. "Một trong những yếu tố làm cho tình hình thế giới và khu vực biến động phức tạp là các nước lớn cạnh tranh ảnh hưởng, tạo ra sự cọ xát về mặt lợi ích chiến lược, lợi ích an ninh, kinh tế.

    Nếu các nước không giữ được độc lập tự chủ, phát huy chính sách đối ngoại độc lập tự chủ mà nghiêng bên này, nghiêng bên kia thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường an ninh của mình. Chính vì vậy, Đại hội Đảng nêu rất rõ mục tiêu thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ. Có nghĩa là chúng ta quan hệ với tất cả các nước.

    Một trong những vấn đề chúng ta thành công trong 5 năm vừa qua là đã xây dựng được một khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả các nước quan trọng nhất trên thế giới. Điều đó thể hiện chúng ta có chính sách đối ngoại đúng đắn, đồng thời cũng thể hiện vị thế của Việt Nam ngày càng tăng nên các nước mới thiết lập quan hệ đối tác đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với Việt Nam..."


    Việt Nam và mối quan hệ Mỹ- Trung: CÓ GÌ THAY ĐỔI SAU ĐẠI HỘI ĐẢNG 12?
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/01/viet-nam-va-moi-quan-he-my-trung-co-gi.html

    Trả lờiXóa
  8. Nguyễn Đức Kiênlúc 14:38 27 tháng 8, 2021

    Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ 4 không đã được Đại hội Đảng thông qua như bạn Nặc danh13:41 27 tháng 8, 2021 chép về trên kia vậy mà Mỹ vẫn mặt dày lôi kéo.
    Ở châu Âu thì Tổng thống Pháp cũng đã thẳng thừng: Pháp và châu ÂU (EU) cũng đã có nghị quyết coi Trung Quốc là đối thủ và cũng là đối tác, vì vậy Pháp và EU không thể gia nhập liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc.


    Xem bài
    Kỳ cục: TẠI SAO BÁO CHÍ VIỆT NAM KHOÁI TUYÊN TRUYỀN CHO CHỦ NGHĨA ĐƠN PHƯƠNG CỦA MỸ MÀ LẠI KHÔNG TUYÊN TRUYỀN CHO CHỦ NGHĨA ĐA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM, CỦA ASEAN, CỦA CHÂU ÂU???
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/12/ky-cuc-tai-sao-bao-chi-viet-nam-khoai.html

    Và bài:
    “QUÝ VỊ ASEAN ƠI, HÃY TIN VÀO CÁC GIÁ TRỊ CỦA MỸ!”- POMPEO KÊU GÀO KHẢN CẢ CỔ NHƯNG CHẢ AI NGHE!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/11/quy-vi-asean-oi-hay-tin-vao-cac-gia-tri.html

    Trả lờiXóa
  9. PHÂN TÍCH - MỸ-AFGHANISTAN
    Khủng bố ở sân bay Kabul: Thất bại đau đớn của Biden

    Đăng ngày: 27/08/2021 - 14:02

    Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 26/08/2021.
    Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 26/08/2021. AP - Evan Vucci
    Trọng Thành
    11 phút
    Vụ khủng bố kép của Daech tại sân bay Kabul ngày 26/08/2021, khiến ít nhất 85 người chết, gần một tuần lễ trước hạn chót rút quân Mỹ khỏi Afghanistan, khiến uy tín của TT Hoa Kỳ càng sụt giảm mạnh, trong bối cảnh chiến dịch di tản của Mỹ khỏi Afghanistan bị chỉ trích là thiếu chuẩn bị, thiếu phối hợp. Tuy nhiên, theo báo chí Hoa Kỳ, có nhiều diễn biến cho thấy TT Biden không thể làm khá hơn, do kế hoạch di tản phụ thuộc chặt chẽ vào Kabul.

    Khủng hoảng Afghanistan - di sản của nhiều đời tổng thống Mỹ, bắt đầu bằng quyết định sai lầm của tổng thống G. W. Bush đưa quân can thiệp và ở lại quốc gia này từ năm 2002 - đã trở thành thử thách nghiêm trọng nhất đối với tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, kể từ khi ông lên nắm quyền tháng 1/2021. Vụ khủng bố đẫm máu khiến 85 người chết, trong đó có 13 quân nhân Mỹ, khiến cuộc di tản hàng không chưa từng có trong lịch sử này trở thành một thất bại đau đớn với tổng thống Biden, theo nhiều nhà quan sát.

    Thất bại trong việc lập kế hoạch
    Ina Bremmer, chủ tịch Eurasia Group, công ty tư vấn về chính trị quốc tế, ghi nhận với AFP, « đây là một cuộc khủng hoảng lớn » của nhiệm kỳ tổng thống Joe Biden, « một thất bại về tình báo, thất bại trong việc lập kế hoạch, thất bại về truyền thông và thất bại về phối hợp với các đồng minh ». Tổng thống Joe Biden cũng từng thừa nhận đã « không dự kiến trước » sự sụp đổ quá nhanh chóng của quân đội Afghanistan, được Washington tài trợ và đào tạo trong hai thập niên.

    Vài giờ sau vụ khủng bố kép gần sân bay Kabul, tổng thống Mỹ 78 tuổi không giấu vẻ đau thương. Nước mắt lưng tròng, ông Biden vinh danh những người lính ngã xuống trong vụ tấn công được coi là đẫm máu nhất nhắm vào quân đội Mỹ kể từ tháng 8/2011. Trong cuộc họp báo sau vụ tấn công, Joe Biden mắt nhắm, đầu cúi xuống khi nghe một nhà báo của kênh truyền thông bảo thủ Fox News chất vấn về « các trách nhiệm » của tổng thống trong cuộc tháo chạy trong hỗn loạn này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. « Thảm kịch không đáng xảy ra »
      Tại Hoa Kỳ, đối lập ngay lập tức lên án tổng thống đương nhiệm. Hôm qua, 26/08, cựu tổng thống Donald Trump khẳng định « Thảm kịch này đáng lẽ không thể để xảy ra ». Nghị sĩ Cộng Hòa Elise Stefanik nhấn mạnh là « Giờ đây bàn tay Joe Biden thấm máu », và kêu gọi ông Biden từ chức. Joe Biden bị chỉ trích từ mọi phía, kể cả nhiều người trong chính hàng ngũ đảng Dân Chủ cầm quyền, vì đã không tổ chức các cuộc di tản sớm hơn, về việc tình báo đã không dự báo được sự sụp đổ quá nhanh chóng của Kabul, khiến quân đội Mỹ phải vội vã gửi hàng ngàn quân tăng viện để quản lý cuộc di tản bằng cầu không vận chưa từng có, trong tình thế vô cùng nguy hiểm, khi Taliban chiếm Kabul và tay chân Daech trà trộn khắp nơi.

      Một số nhà quan sát cũng so sánh cuộc rút lui khỏi Afghanistan trong không khí hỗn loạn với vụ tấn công đại sứ quán Hoa Kỳ tại Benghazi, Libya, năm 2012, khiến viên đại sứ thiệt mạng. Vụ tấn công đó đã phủ bóng lên nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Barack Obama. Trả lời AFP, Mark Rom, giáo sư chính trị học Đại học Georgetown, không chắc là uy tín của tổng thống Joe Biden sẽ bị « suy yếu lâu dài », nhưng dự đoán « phe Cộng Hòa chắc chắn sẽ làm mọi cách để điều này trở thành sự thật ».

      Với độ lùi thời gian, sẽ có thêm nhiều thông tin để soi tỏ biến cố lịch sử này. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có trách nhiệm đến đâu trong cuộc di tản khổng lồ diễn ra trong vội vã này. Trách nhiệm của giới tướng lĩnh, giới tình báo ra sao ? Một tuần sau khi Kabul thất thủ, nhật báo New York Times có bài tường thuật đáng chú ý về « những gì diễn ra trong hậu trường của thất bại » này. Để hiểu được nguồn cơn câu chuyện, cần trở lại với thời điểm đầu tháng 5/2021, ít ngày sau khi chính quyền Mỹ lên phương án rút lui khỏi Afghanistan.

      Chính quyền Kabul phản đối kế hoạch sơ tán thường dân
      Theo đòi hỏi của giới bảo vệ nhân quyền và kể cả người thân cận với tổng thống Biden, Washington cần phải nhanh chóng sơ tán khẩn cấp – không cần visa – khoảng 100.000 người Afghanistan, gồm những người từng cộng tác với Hoa Kỳ và gia đình của họ, có nguy cơ bị Taliban trả thù. Nhưng vào thời điểm đó, chính quyền Kabul đã kịch liệt phản đối một chiến dịch di tản ồ ạt như vậy, bởi điều đó sẽ là một tín hiệu xấu đối với quân đội Afghanistan đang chiến đấu chống Taliban. Ngày 26/06, trong cuộc gặp lần cuối với tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Nhà Trắng, nguyên thủ quốc gia Afghanistan, Ashraf Ghani, một lần nữa yêu cầu Mỹ không tổ chức di tản ồ ạt thường dân khỏi nước này, để không gây mất lòng tin trong dân chúng.

      Ngày 11/08, ít ngày trước khi Kabul thất thủ, một nguồn tin Hoa Kỳ, dựa trên việc phân tích các tin tức tình báo, cho hay Washington sẵn sàng với ba khả năng. Thứ nhất, Taliban nhanh chóng chiếm Kabul, thứ hai là quân nổi dậy và chính quyền đạt được một thỏa thuận hòa bình và thứ ba là chiến sự kéo dài. Kịch bản thứ nhất rút cuộc đã thành sự thật. Một ngày trước khi Kabul thất thủ, tổng thống Afghanistan đã bí mật bỏ trốn. Chỉ một ngày trước khi bỏ trốn, ông Ashraf Ghani vẫn tiếp tục kêu gọi chống Taliban đến cùng.

      Xóa
  10. "Chỉ một ngày trước khi bỏ trốn, ông Ashraf Ghani vẫn tiếp tục kêu gọi chống Taliban đến cùng"=> Sao mà ngụy Kabul giống ngụy Sài gòn thế nhỉ?
    Khi phải từ chức ngày 21/4/1975 Nguyễn Văn Thiệu cũng hung hăng tuyên bố: "Tôi không làm tổng thống nữa nhưng quân lực VN sẽ có thêm một sĩ quan, thêm một cây súng, thề cương quyết sát cánh với anh em chống cộng". Và Thiệu vẫn nuôi hy vọng bàn giao cho Trần Văn Hương thì Mẽo sẽ "viện trợ, viện trợ, viện trợ"...., tức là vẫn muốn bám víu BU để vòi xèng....
    Nhưng ngay sau đó, thấy không còn cơ hội kiếm ăn (vòi xèng BU) nữa thì Nguyễn Văn Thiệu dzọt lẹ sang Hongkong!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin lỗi, tôi viết không chính xác tuyên bố của Nguyễn Văn Thiệu.
      Nay xin đính chính:
      "Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu

      Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Việt Nam Cộng hóa cũng từng hùng hổ tuyên bố “tử thủ Sài Gòn”. Khi buộc phải từ chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, nhường chỗ cho người khác với hy vọng có thể đàm phán với Mặt trận Dân tộc Giải phóng, ngăn cản cuộc tiến công đánh chiếm Sài Gòn, tướng Thiệu tuyên bố: “Dù mất một Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội vẫn còn Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ...”. nhưng đó cuối cùng cũng chỉ là những lời nói đầu môi. Chỉ 4 ngày sau, Nguyễn Văn Thiệu đã bí mật lên máy bay thoát khỏi Sài Gòn vào đêm 25/4/1975."

      Xóa
  11. Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015
    NHÂN DÂN VIỆT NAM " CẦN " TRÁNH XA BBC, RFA, RFI, VOA.


    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/09/nhan-dan-viet-nam-can-tranh-xa-bbc-rfa.html

    Trả lờiXóa
  12. Các Nhà báo Việt Nam hãy cố thay đổi tư duy, hãy cố nhìn nhận sự việc bằng con mắt của người Việt chứ đừng bằng con mắt người Mỹ như Thượng tướng Võ Tiến Trung và Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn và như Google.tienlang đã nhắc nhở trong bài
    Hai nguyên tắc nằm lòng cho các nhà báo Việt Nam: TRUNG THỰC VÀ ĐỪNG NHÌN SỰ KIỆN BẰNG CON MẮT NGƯỜI MỸ!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/04/hai-nguyen-tac-nam-long-cho-cac-nha-bao.html

    Khi đã nhìn nhận đánh giá các sự kiện bằng con mắt của người Việt thì ta sẽ nhận ra SỰ THẬT CÁC 'GIÁ TRỊ MỸ' là như thế nào?
    Tại sao người Mỹ ở bất cứ đâu trên thế giới cũng luôn bị đe dọa tính mạng? Có phải người Mỹ thực sự mong muốn "mang tự do dân chủ" đến cho Việt Nam trước 1975, đến Lybia, đến Iraq, đến Afganistan, đến Syria... như họ tuyên truyền hay không?
    Và bây giờ, có thật là Mỹ mong muốn Việt Nam cường thịnh như họ đang tuyên bố hay không?
    Có thật là Mỹ muốn có mặt ở Biển Đông là vì muốn bảo vệ Việt Nam và các nước ASEAN trước sự "bắt nạt" của Trung Quốc hay không?
    Có phải Mỹ đang thực hiện các dự án tẩy độc dioxin ở sân bay Biên Hòa, sân bay Đà Nẵng là hành vi "nhân đạo", là "lòng tốt" của người Mỹ với người dân Việt Nam hay không?
    Nếu là "lòng tốt" thì tại sao trước đây Mỹ dám tiến hành chiến tranh hóa học tàn độc nhất thế giới ở VN như vậy? Tại sao Mỹ luôn viện cớ (không có thật) Iraq, Syria "sử dụng vũ khí hóa học" để tự ý tấn công hai nước nay nhưng chính người Mỹ từng sử dụng vũ khí hóa học hủy diệt ở VN thì đến nay người Mỹ vẫn chưa xin lỗi VN?

    Trả lờiXóa
  13. VIỆT NAM đã có một chính phủ với những người lãnh đạo trong một tập thể lãnh đạo đã và đang làm tốt trọng trách của mình với nước với dân. Người dân VN rất cần như vậy và luôn luôn đồng hành cùng chính phủ VIỆT NAM hoàn thành tiêu chí HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

    Trả lờiXóa
  14. Xin lỗi là đúng!
    Và Mỹ nên ngàn lần xin lỗi VN vì trong quá khứ Mỹ đã ngàn lần lừa dối VN.

    Trả lờiXóa
  15. Bà Phạm Chi Lan cùng một số người coi dỡ bỏ cấm vận của Mẽo đối với VN LÀ 'MÓN QUÀ TẾT'
    Thật nhục nhã!
    Trong số người Việt còn quá nhiều kẻ ngu dốt, "dại Tây"
    Vậy nên báo Nhân dân lên án là đúng.
    BÁO NHÂN DÂN LÊN ÁN QUAN ĐIỂM “LẬT SỬ” CỦA BÀ PHẠM CHI LAN KHI COI SỰ GỠ BỎ CẤM VẬN CỦA MỸ VỚI VIỆT NAM LÀ “MÓN QUÀ TẾT”!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/12/loi-dan-homnay-3112-ngay-cuoi-cung-cua.html

    Trả lờiXóa
  16. "Mỹ coi trọng Việt Nam, ủng hộ một đất nước mạnh mẽ, độc lập???"
    Nói phét đấy.
    - Nếu nói thật thì sao Mẽo cứ phải lôi kéo VN vào liên minh chống TQ (cho Mỹ)?
    - Nếu nói thật thì sao các báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Mẽo vẫn cứ lên án VN vi phạm nhơn quyền này nọ?
    - Nếu nói thật thì sao USAID vẫn cứ rót tiền cho bọn rận bọ chống phá VN?
    - Nếu nói thật thì sao Mẽo vẫn o bế bọn khủng bố Việt Tân?
    ....

    Trả lờiXóa