Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2023

CHÚC MỪNG NĂM MỚI!


Chúc Mừng Năm Mới!
Sang Năm Mới, Google.tienlang Kính chúc Bạn đọc trong và ngoài nước An khang- Thịnh vượng!

T/M Ban Biên tập Google.tienlang

Tổng Biên tập

Lê Hương Lan

34 nhận xét:

  1. CHÚC MỪNG NĂM MỚI
    Đón Tết Qúy Mão 2023, xin chúc Google.tienlang một năm VẠN SỰ NHƯ Ý, Chúc các bạn đọc thân mến DỒI DÀO SỨC KHỎE, BỀN DAI SỨC SỐNG, TRÀN ĐẦY HẠNH PHÚC !

    Trả lờiXóa
  2. Trần Thị Thuậnlúc 10:44 23 tháng 1, 2023

    CHÚC MỪNG NĂM MỚI!
    Chúc Google.tienlang- Trung tâm chống Lật sử của Cộng đồng sang năm mới tiếp tục thu được nhiều thắng lợi mới; tiếp tục chủ động tấn công không ngừng nghỉ đối với lũ lật sử- lật sử cả trong nước và trên thế giới.
    Những bài về chống lật sử trên thế giới của Google.tienlang đã có tiếng vang rất lớn, làm "mở mắt" không ít giáo sư- tiến sĩ ở Việt Nam, giúp họ hiểu nguyên nhân xảy ra chiến tranh ở Ukraina hiện nay. Nguyên nhân đó là Mỹ cùng phương Tây đã làm cuộc Cách mạng màu sắc EuroMaidan 2014, dựng lên một chế độ bù nhìn (puppet) và phát xít Kiev, mang xe tăng đại bác chống lại chính người dân Ukraina ở miền Đông- Nam Ukraina từ năm 2014 đến nay. Điều này đã buộc Putin tiến hành Chiến dịch đặc biệt (tháng 2/2022) để bảo vệ người dân miền Đông - Nam Ukraina.

    Cuộc chiến chống lật sử ở Việt Nam cũng nằm trong Cuộc chiến chống lật sử Thế giới. Nếu lũ lật sử Việt Nam thắng thế thì rồi họ cũng sẽ rước bu Mỹ về VN, rồi Mỹ cũng sẽ mang bom đạn, khói lửa chiến tranh đến Việt Nam như ở Ukraina hiện nay...

    Trả lờiXóa
  3. Trần Thị Thuậnlúc 10:50 23 tháng 1, 2023

    Nhân Năm mới, tôi xin tặng bạn đọc Google.tienlang một bài viết của Thiếu tướng Hoàng Kiền là bài:
    ===
    “NGUỴ SỬ LẬT SỬ ĐANG HIỆN HỮU”
    Mấy năm nay đang diễn ra những phát ngôn, ý định, quan điểm, và cả mưu mô viết sử lật lại lịch sử! Đòi tôn vinh lính ngụy …. Hai vấn đề rộ lên.



    Công nhận ” Việt Nam cộng hoà” là một chế độ đã tồn tại trong lịch sử, bỏ cụm từ “ngụy quân”, “ngụy quyền”.
    Vinh danh cho 74 binh sĩ ngụy quân chết trong trận Hải chiến Hoàng sa năm 1974.
    Cả hai vấn đề trên gắn với nhau đều nhằm mục đích lật sử để viết lại lịch sử với mưu mô sai trái , rất nguy hiểm.
    Nó diễn ra liên tục và ngày càng ráo riết. Ban đầu từ việc nói Lê Văn Tám là không có thật, rồi Pháp chiếm Việt Nam không phải xâm lược mà chỉ mượn Việt Nam làm bàn đạp để tiến công Trung Quốc. Khi viết bộ sử 15 tập họ đưa vấn đề công nhận chế độ Việt Nam cộng hoà, bỏ cụm từ “ ngụy quân”, “ ngụy quyền “ vào, hiện nay họ chủ trương quyết đưa vào bộ Quốc sử 30 tập đang viết.
    Các vấn đề trên đều do các PGS, GS – TS ngành sử học đưa ra.
    Đặc biệt trong dịp kỉ niêm ngày chiến thắng 30 tháng 4 năm 2019, GS.TS Vũ Minh Giang – Phó chủ tịch HKHLS, quyền TBT bộ Quốc sử đã trả lời phỏng vấn báo chí. Trong các bài báo ông ấy nêu lên mấy vấn đề : Một là ông ta nhắc lại hiện nay có sự việc đấu tranh giữa một bên bỏ cụm từ “ngụy” …với một bên không bỏ. Hai là ông ta cho rằng kỷ niệm ngày 30/4 các Cơ quan truyền thông không nên bàn đến chuyện thắng – thua mà hãy cùng chung tay đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có nghĩa là đừng có tổ chức lễ mừng chiến thắng nữa ; ông cho rằng ta hoà giải với Mỹ dễ hơn với người phía bên kia . Từ những vấn đề đó ông có ngụ ý rằng những người đã từng cầm súng chống Mỹ cứu nước thì việc bỏ thù hận là khó đối với họ …
    Trước hết nói về bỏ cụm từ “ ngụy quân” , “ngụy quyền” trong viết sử là trái với tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Vấn đề này đã có rất nhiều bài viết phân tích rồi.

    Chính Ngô Đình Diệm đã phá hoại hiệp định Giơnevơ, bác bỏ tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Lê máy chém đi khắp miền Nam giết hại hơn hai mươi vạn đồng bào chiến sĩ yêu nước, dìm nhân dân miền Nam trong biển máu. Diệm lập nên chế độ Việt Nam cộng hoà, mở đường cho Mỹ vào gây ra cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại , hàng triệu người hi sinh, mấy triệu sinh mạng người Việt Nam cả hai bên đã ngã xuống, đó là tội lỗi của Diệm và chính quyền tay sai bán nước .
    Bà Nguyễn Thị Bình – Bộ trưởng / Bộ ngoại giao của chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam đã công bố với thế giới rằng: Chúng tôi không đàm phán với Việt Nam cộng hoà, vì nó là chế độ tay sai bán nước.
    Lời của Bác Hồ, lời của BT Nguyễn Thị Bình, tội ác của Ngô Đình Diệm và bè lũ tay sai, ai cũng thấy . Nếu coi Việt Nam cộng hoà là một chế độ tồn tại trong lịch sử thì phải nói nó là “một chế độ tay sai bán nước”. Đương nhiên chính quyền là “ngụy quyền”, quân đội là “ ngụy quân”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thị Thuậnlúc 10:52 23 tháng 1, 2023

      Nguyễn Văn Thiệu không muốn ký hiệp định Pa ri. Khi buộc phải ký, hiệp định chưa ráo mực, Thiệu đã mở chiến dịch “ tràn ngập lãnh thổ”, xua quân tiến công lấn chiếm vùng giải phóng của ta, phá bỏ hiệp định Pa ri, phá bỏ việc thống nhất đất nước. Khi ta phản công, tiến công, nguy cơ thất bại , Nguyễn Văn Thiệu với cương vị tổng thống “Việt Nam cộng hoà” kêu gọi người Mỹ ném bom hủy diệt Việt Nam. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, một viên tướng của Pháp cũng đào tẩu sang Đức, nhưng cũng không dám kêu gọi Đức ném bom hủy diệt nước Pháp, thế mà Thiệu dám làm, không gọi ông ta là tổng thống ngụy quyền Sài Gòn thì gọi là cái gì hỡi các vị giáo sư lật sử.

      Chúng tôi cùng tuyệt đại những người yêu chế độ này đã phản bác các quan điểm sai trái của các ông Trần Đức Cường , Nguyễn Nhã, Nguyễn Mạnh Hà và nay là ông Vũ Minh Giang…
      Chúng tôi khẳng định những quan điểm lập luận như : bỏ để cho khách quan ; bỏ để mọi người dễ chấp nhận ; bỏ để tránh miệt thị , tránh biểu cảm ; bỏ để có cơ sở pháp lý đòi lại Hoàng Sa , Trường Sa ; bỏ để hoà giải , hoà hợp dân tộc ; bỏ vì VNCH là một quốc gia độc lập được Liên Hiệp quốc công nhận , họ song song tồn tại cùng VNDCCH ; Tất cả những lập luân đó chúng tôi đã phân tích ở trên và phản bác, khẳng định nó là một cách ngụy biện để vực dậy cái thây ma đã thối rữa cách đây đã 44 năm.

      Nhìn ra bên ngoài để ngẫm đến ta.
      Năm 1987, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
      Goocbachop đã khởi xướng một trào lưu tư tưởng mang tên “suy ngẫm lại lịch sử”, họ mở một chiến dịch công kích Stalin, họ mô tả Ông như một tên tội phạm khét tiếng…Họ phủ nhận thắng lợi của chiến tranh Vệ quốc… Ngày ấy báo chí của ta cũng đăng tin lại y nguyên, làm cho nhân dân ta cả cán bộ đảng viên từ chỗ rất tôn trọng Stalin, một lãnh tụ tài giỏi có công lao rất lớn trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đai của nhân dân Liên Xô, nay cũng có cái nhìn khác đi, thậm trí có người còn khinh bỉ. Sau khi Liên Xô tan rã, tôi sang Nga 3 lần, đều đến thăm lăng Lê Nin, được nghe giới thiệu khá kỹ. Khi Xtalin mất, thi hài của ông được đưa vào lăng đặt cạnh thi hài Lê nin. Khi Liên Xô tan rã, những phần tử lật sử đòi đưa thi hài ông ra khỏi lăng mai táng ở vùng nông thôn xa xôi. Do sự đấu tranh của những người cộng sản, cuối cùng thi hài ông bị đưa ra khỏi lăng và đặt tại cạnh bức tường điện Kremli cùng với các nhà lãnh đạo Liên Xô khác. Tôi đã đến thăm viếng mộ Xtalin.
      Tháng 3-1988, báo Nước Nga Xô-viết đăng bức thư của Nina Andreyeva, nữ giảng viên ở Học viện Khoa học kỹ thuật Leningrad lên án trào lưu suy ngẫm lại lịch sử, chỉ rõ nó thực chất là dòng nước ngược, bôi đen Liên Xô xã hội chủ nghĩa (XHCN).

      Thế nhưng, thay vì ủng hộ ý kiến tâm huyết này, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô triệu tập hội nghị khẩn cấp để đáp trả “thế lực chống đối cải tổ”. Ngày 5-4-1988, Báo Sự Thật đăng bài phản kích Nina Andreyeva. Sau đó, các cơ quan báo chí đồng loạt phản kích. Toàn bộ lịch sử Liên Xô có cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đai, một nước XHCH hùng cường bị miêu tả như một mớ đen ngòm. Sang năm 1989, trào lưu chuyển sang phê phán, phủ định Cách mạng Tháng Mười, Chủ nghĩa Mác Lênin và chính Lênin, họ bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Mác-Lênin trong trường học. Cơn lốc xét lại lịch sử ngày càng lan rộng và bùng lên mạnh mẽ, lôi cuốn toàn bộ xã hội. Một số tờ báo và tạp chí cấp tiến, như: Họa báo, Tia lửa và Tin tức Moscow công khai phủ định quá khứ, phủ định lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, phủ định thành quả của cách mạng Tháng Mười, phủ định CNXH.

      Xóa
    2. Trần Thị Thuậnlúc 10:53 23 tháng 1, 2023

      Sau này vào năm 1994, nhà văn Boldarev đã nhìn lại: “Trong 6 năm, báo chí đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội châu Âu có trang bị tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta bằng lửa và kiếm vào những năm 40. Quân đội đó có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ. Đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi trùng”. Những cuộc hội thảo rầm rộ nhằm xem xét lại vai trò của V.I.Lênin và Hồng quân trong chiến tranh vệ quốc, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, bôi nhọ các gương anh hùng cách mạng. Khi hình tượng V.I.Lênin bị đánh sụp, tượng đài Lênin ở một số nơi bị kéo đổ, họ đòi đưa thi hài Lê nin ra khỏi lăng, thì Đảng cũng tự đào hố chôn mình và đó cũng là lúc Gỏbachev kẻ phản bội tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô dẫn đến sự tan rã của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết. Một sự kiện sau này được Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận đó là cơn địa chấn khủng khiếp, là thảm họa của thế kỷ 20.
      Đau xót, cay đắng trước sự công phá khủng khiếp của trào lưu xét lại lịch sử, năm 1991 nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ có đoạn:

      “Cả đàn sói chồm lên, cắn vào lịch sử
      Cào chiến công, xé cả xác anh hùng
      Ôi! Nỗi đau này là nỗi đau chung
      Lương tâm hỡi, lẽ nào ta tự sát?
      Lũ phản bội, điên cuồng, hèn nhát
      Và cả bay quân cướp nước, giết người
      Chớ vội cười! Chân lý vẫn xanh tươi …”.

      Ngẫm lại trào lưu xét lại lịch sử ở Liên Xô trước đây để thấy, ở Việt Nam chúng ta mấy năm nay manh nha xuất hiện trào lưu này và ngày càng táo tợn hơn của một nhóm các nhà sử học có vị thế . Nhiều kẻ mang danh là nhà khoa học, người có uy tín lên mạng công khai phủ nhận thành quả của cuộc Cách mạng tháng 8, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Càng đau xót hơn khi nhiều người trong giới trẻ hiện nay nhìn nhận cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của chúng ta là cuộc chiến “nồi da nấu thịt”, gọi chiến thắng 30/4 là “tháng tư đen”; phủ nhận sự hi sinh của hàng triệu anh hùng liệt sỹ và đồng bào cả nước nhằm giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc.
      Chiến thắng 30 tháng 4 là kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc ta, sau ba mươi năm kháng chiến chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt. Người trước ngã người sau đứng lên, cả dân tộc đứng lên giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. Nay họ đang phủ nhận và gieo nọc độc cho lớp lớp thế hệ trẻ trong tương lai. Ngẫm lại mới thấy hậu quả tai hại của thế hệ trẻ ghét lịch sử, yêu văn hóa lai căng lớn như thế nào!

      Cuộc kháng chiến thần thánh vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc mới chỉ kết thúc có hơn 40 năm, vết tích của cuộc chiến vẫn còn đọng lại trên đôi mắt, trong tâm trí và trên cánh tay của hàng chục vạn thương binh trên khắp mọi miền tổ quốc này, mà họ đã dám phát ra những ý kiến như vậy. Thử hỏi vài năm nữa đây, khi những cựu chiến binh thế hệ chống Mỹ ra đi, liệu còn ai đứng ra bảo vệ lịch sử, chống lại đám xét lại đang hoành hành ngày càng lớn trên báo chí hiện nay!

      Xóa
    3. Trần Thị Thuậnlúc 10:54 23 tháng 1, 2023

      Còn với cách nhìn của ông Giang là phó chủ tịch Hội KH LS, quyền TBT bộ quốc sử 30 tập đã phát biểu, hỏi xem các ông viết sử cho ai ? Phục vụ chế độ nào, dân tộc nào?. Nếu viết cho dân tộc Việt Nam sao ông không bàn đến chuyện ta thắng Mỹ , không bàn đến chuyện Mỹ thua Việt Nam thì các ông viết cái gì ?
      Cũng cách lập luận như vậy, họ có dám nói từ nay truyền thông cũng không bàn đến chuyện thắng – thua khi nói đến Chiến thắng Điện Biên Phủ , đánh bại Thực dân Pháp , đến Đại thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm , Xoài Mút ; đến Đại thắng quân Thanh ở Đống Đa Ngọc Hồi , đến Đại thắng quân Nguyên , quân Minh , quân Tống …Nếu ông cùng Hội KHLS dám nói và khẳng định các ông nói đúng thì các ông sẽ còn gì để viết sử và viết sử như các ông có cần cho Dân Tộc này nữa không. Viết sử phải đúng lịch sử diễn ra, chứ không phải sáng tác ra sử theo ý muốn chủ quan của một nhóm người muốn lật sử.

      Hãy xâu chuỗi những sự kiện gắn với các bài nói, bài viết, các bộ sử đã và đang viết của các nhà nghiên cứu lịch sử trong mấy năm gần đây cho thấy, xu hướng xét lại lịch sử là có thật, nó là một nguy cơ diễn biến hoà bình đang trở thành hiện thực.
      Với cán bộ, đảng viên, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ: “Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh đạo tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước” là 1 trong 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Từ thưc tế hiện nay cho thấy sự nguy hiểm của biểu hiện này được phát ra từ những nhà sử học.
      Không được coi nhẹ mối hiểm họa này!

      Vấn đề tôn vinh cho 74 binh sĩ Việt Nam cộng hoà chết ở Hoàng Sa.
      Trong những năm hoạt động, các con tàu không số vượt biển đi qua khu vực biển Hoàng Sa, nhiều tàu chiến của hải quân ngụy từ căn cứ Đà Nẵng, từ quần đảo Hoàng Sa đã ra ngăn chặn, bắn chìm một số tàu, giết hại nhiều cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong đó con tàu mang số hiệu HQ10 của hải quân ngụy Sài Gòn đã bị bắn chìm tại Hoàng Sa ngày 17/1//1974 cùng với 74 binh sĩ tử trân, con tàu và những binh sĩ này đã gây ra rất nhiều tội ác với các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong trận hải chiến Hoàng Sa, lực lượng hải quân của quân ngụy Sài Gòn mạnh hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Do sự bạc nhược hèn nhát đã tự bắn vào nhau, bỏ chạy nên để mất hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa.
      Hiện nay có một số người, báo Thanh niên, kênh truyền hình VTC14 đang tuyên truyền đòi tôn vinh cho 74 binh sĩ ngụy này. Những binh sĩ ngụy này đã làm gì để được tôn vinh. Ngay chính người trong cuộc cũng không ca ngợi mà còn phê phán cơ mà.
      Họ đòi tôn vinh 74 binh sĩ ngụy bạc nhược, hèn nhát với mục đích gì. Đây chính là một sự đồng điệu với mưu mô công nhận chế độ Việt Nam cộng hoà, bỏ cụm từ “ ngụy quân “, “ ngụy quyền”.
      Ngụy sử đang lật sử nằm trong âm mưu lật đổ chế độ là một âm mưu nguy hiểm đang hiện hữu, nhưng chưa được quan tâm ngăn chặn kịp thời và đúng mức .
      Hãy xem bài học Liên Xô trước đây.

      Xóa
  4. Có một điều đặc biệt những ngày đầu Năm mới: Tôi thấy ở các cuộc gặp mặt của các Cựu Chiến binh, mọi người đều công khai thảo luận về các bài của Google.tienlang. Đặc biệt là các bài của Thượng tướng Võ Tiến Trung, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Thiếu tướng Hoàng Kiền...
    Các Cựu Chiến binh phấn khởi khẳng định với nhau: Cuộc Chiến chống lật sử chắc chắn sẽ Thắng lợi; Lịch sử Thời đại Hồ Chí Minh phải được bảo vệ vững chắc.

    Trả lờiXóa
  5. Cuộc chiến Chống lật sử do Google.tienlang chủ xướng, được đông đảo bạn đọc ủng hộ, cùng phản đối nhóm lật sử mấy năm nay kiên trì, bền bĩ; song những tiếng nói chân chính này chưa thấu "triều đình", kết quả thu được còn hạn chế.
    Google.tienlang đã sơ kết giai đọan 1.
    Sang giai đoạn tiếp theo, đề nghị G.TL rút kinh nghiệm đã làm, cải tiến phương pháp đấu tranh để thu nhận kết quả cao hơn. Nên chăng, có nhiều kiến nghị hơn gửi đến người có trách nhiệm cao nhất, song song với những bài biết, ý kiến bạn đọc có tính bỗ trợ, xem có sự chuyển biến mới ra sao?

    Trả lờiXóa
  6. Kiều Minh Phươnglúc 20:01 23 tháng 1, 2023

    Năm mới ở Google.tienlang Pháo hoa Tưng bừng quá!
    Hai bài hát cũng hay và vui!

    Trả lờiXóa
  7. Huỳnh Thiên Phướclúc 20:13 23 tháng 1, 2023

    Tôi hoàn toàn nhất trí với chị Trần Thị Thuận:
    ====
    Trần Thị Thuậnlúc 10:44 23 tháng 1, 2023
    CHÚC MỪNG NĂM MỚI!
    Chúc Google.tienlang- Trung tâm chống Lật sử của Cộng đồng sang năm mới tiếp tục thu được nhiều thắng lợi mới; tiếp tục chủ động tấn công không ngừng nghỉ đối với lũ lật sử- lật sử cả trong nước và trên thế giới.
    Những bài về chống lật sử trên thế giới của Google.tienlang đã có tiếng vang rất lớn, làm "mở mắt" không ít giáo sư- tiến sĩ ở Việt Nam, giúp họ hiểu nguyên nhân xảy ra chiến tranh ở Ukraina hiện nay. Nguyên nhân đó là Mỹ cùng phương Tây đã làm cuộc Cách mạng màu sắc EuroMaidan 2014, dựng lên một chế độ bù nhìn (puppet) và phát xít Kiev, mang xe tăng đại bác chống lại chính người dân Ukraina ở miền Đông- Nam Ukraina từ năm 2014 đến nay. Điều này đã buộc Putin tiến hành Chiến dịch đặc biệt (tháng 2/2022) để bảo vệ người dân miền Đông - Nam Ukraina.

    Cuộc chiến chống lật sử ở Việt Nam cũng nằm trong Cuộc chiến chống lật sử Thế giới. Nếu lũ lật sử Việt Nam thắng thế thì rồi họ cũng sẽ rước bu Mỹ về VN, rồi Mỹ cũng sẽ mang bom đạn, khói lửa chiến tranh đến Việt Nam như ở Ukraina hiện nay...

    Trả lờiXóa
  8. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 12:03 24 tháng 1, 2023

    CHÚC MỪNG NĂM MỚI!
    Chúc Google.tienlang Năm mới Thắng lợi mới!
    Các bạn ạ, cũng nhờ đóng góp một phần của Google.tienlang nên đồng bào ta bên này ngày nay cũng đã bớt cuồng Mỹ. Đồng bào ta bên này đã nhìn thấy rõ bộ mặt thật của những cái loa truyền thông Mỹ nguỵ như các tờ báo tiếng Việt bên này. Đặc biệt, đồng bào ta bên này nhìn rõ bộ mặt xảo trá của những cái loa độc hại như KBC hải ngoại của tên phản động Nguyễn Phương Hùng...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong lòng Xã hội Mỹ đâu có gì tốt đẹp?
      Cộng đồng người Việt hay người gốc Á nói chung ở Mỹ năm nào cũng đón Tết âm lịch- Tết cổ truyền.
      Nhưng năm nay ở Mỹ, ngay ngày Tết cổ truyền này đã xảy ra cuộc Thảm sát đẫm máu khiến hàng chục người chết và bị thương...

      Vì những nguyên nhân khách quan, người Việt bên này phải ở lại đây làm ăn sinh sống thôi, chứ thực tế, ai ai cũng mong mỏi trở về Việt Nam- quê cha Đất Tổ thanh bình...

      Xóa
  9. TTX VN: Áo dài khoe sắc trên đường hoa Nguyễn Huệ - VNEWS
    VNEWS - Trải qua bao giai đoạn phát triển của đất nước, của thời đại chiếc áo dài vẫn luôn là biểu tượng văn hóa của dân tộc, là niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt trong các dịp, lễ Tết, áo dài càng được tôn vinh và gìn giữ. Bởi lẽ đó, khi trên đường phố, các điểm du Xuân đặc biệt là đường hoa Nguyễn Huệ, áo dài khoe sắc tưng bừng với đầy đủ sự sáng tạo, cải cách từ kiểu dáng đến màu sắc.
    https://www.youtube.com/watch?v=z3tNgkWSwKk

    Trả lờiXóa
  10. TTX VN: Thời sự Quốc tế sáng mùng 3 Tết.Nga đánh sập sở chỉ huy, tiêu diệt 74 đội pháo; Ba Lan chỉ trích Đức
    208.072 lượt xem Đã công chiếu 7 giờ trước
    VNEWS - Xung đột giữa Nga và Ukraine đã bước qua ngày thứ 330 với nhiều diễn biến bất ngờ trên mọi trận địa. Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã tấn công vào nơi tập trung quân và khí tài Ukraine, gây nhiều thiệt hại cho đối phương.

    Xin mời quý vị xem thêm những tin tức đáng chú ý sau:
    Nga huy động thêm lực lượng, Ukraine thừa nhận "rất khó khăn" ở miền Đông
    Thứ trưởng Ukraine mất chức sau cáo buộc tham nhũng
    Mỹ tăng cường xe tăng, xe bọc thép ở sườn phía Đông NATO
    Thủy quân lục chiến Hàn Quốc diễn tập nâng cao khả năng chiến đấu
    EU tuyên bố hoàn toàn thoát phụ thuộc vào năng lượng Nga

    Bản tin thời sự quốc tế của kênh youtube VNEWS chia sẻ các nội dung tin tức, cập nhật liên tục 24h online những thông tin về an ninh thế giới, tin tức biển đông, các điểm nóng quân sự, chính trị hot nhất trên phạm vi toàn cầu… Với mong muốn cập nhật những thông tin chính xác và nhanh nhất trên nền tảng số cho quý vị và các bạn.
    https://www.youtube.com/watch?v=bCUAKkvS1sQ

    Trả lờiXóa
  11. Thăm dò dư luận: Hơn 90% dân Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO
    14:05 24.01.2023
    Matxcơva (Sputnik) - Hơn 90% công dân Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng phản đối tư cách thành viên NATO của Thụy Điển, theo một nghiên cứu do cơ quan nhà nước Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện, cơ quan này dự định đệ trình kết quả này cho chính quyền Thụy Điển.
    Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5, trong khi Ankara vẫn chưa phê chuẩn. Quan hệ giữa hai nước leo thang sau những hành động gây rối ở Thụy Điển của những người ủng hộ đảng PKK (Đảng công nhân Kurdistan) bị cấm ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như việc các nhà hoạt động cực hữu đốt kinh Koran trước đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm. Ankara sau đó nói rằng Thụy Điển không nên trông chờ vào sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ trong nỗ lực gia nhập NATO.
    Anadolu đã thực hiện việc nghiên cứu trên trang Twitter của họ. Người dùng được yêu cầu trả lời câu hỏi: "Bạn có ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO không?"
    Theo cơ quan này, 92,5% những người tham gia nghiên cứu đã phản đối việc quốc gia Scandinavi gia nhập liên minh. Nghiên cứu có sự tham gia của 50.155 người. Kết quả sẽ được đệ trình cho các nhà chức trách Thụy Điển.

    Trả lờiXóa
  12. "Hỏi Putin ấy": Người Pháp phản ứng trước những đòi hỏi mới của Zelensky
    07:15 24.01.2023 (Đã cập nhật: 14:14 24.01.2023)
    Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2023
    © AP Photo / Ukrainian Presidential Press Office
    MOSKVA (Sputnik) - Người dùng Twitter từ Pháp tỏ ra phẫn nộ trước yêu cầu khác từ Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky đòi cung cấp thêm vũ khí cho LLVT Ukraina.
    Trong các bình luận dưới bài viết của thủ lĩnh phong trào “Những người yêu nước” Florian Philippot, người đã so sánh nhà lãnh đạo Ukraina với mafia, độc giả Pháp đã trách cứ Zelensky vì đang cố gây ra chiến tranh thế giới thứ ba.
    "Tôi nghe nói Putin cũng chuẩn bị gửi tên lửa cho ông ta", - Wie l Luc viết một cách mỉa mai.
    "Ông ta muốn bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thực sự muốn điều đó hay không?" - một người dùng khác hỏi.
    Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky phát biểu tại phiên họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ trên Đồi Capitol ở Washington, thứ Tư ngày 21/12/2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2022
    Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
    Do nhầm lẫn của phiên dịch viên, Zelensky đã yêu cầu Hoa Kỳ "tài trợ cho tội ác"
    22 Tháng Mười Hai 2022, 20:17
    “Đáng ngạc nhiên là Ukraina không thuộc NATO hay EU, nhưng Zelensky lại xoay sở được để ra lệnh cho họ từ trang nhất của tạp chí Vogue”, - Grace nói thêm.

    "Nhà độc tài Zelensky yêu cầu, và chúng ta tuân theo. Tiếp theo là gì? Các chiến binh tiễu phạt và đội quân nhân loại chăng?" - Bruno Cheyrou hỏi.
    "Liệu Zelensky có thể bán lại xe tăng Leclerc hoặc Leopard không nhỉ? Liệu chúng ta có thấy chúng thất thủ ở vùng ngoại ô của chúng ta hay không?" - một người bình luận khác suy đoán.

    Trong vài tháng nay, chính quyền Kiev đã yêu cầu phương Tây cung cấp cho họ xe bọc thép để tấn công. Cụ thể trong một cuộc phỏng vấn với ARD Zelensky tỏ ý không hài lòng với khối lượng viện trợ của phương Tây - theo ông ta, việc cung cấp 10, 20 hoặc thậm chí 50 xe tăng cũng không giải quyết được vấn đề, bởi vì "quân đội Nga có hàng nghìn chiếc".

    Trả lờiXóa
  13. Tướng Nga Gerasimov: Gần như toàn bộ phương Tây tập thể chống lại Lực lượng vũ trang Nga
    07:44 24.01.2023 (Đã cập nhật: 14:15 24.01.2023)
    MOSKVA (Sputnik) - Trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraina gần như toàn bộ phương Tây chống lại quân Nga, trong lịch sử đất nước hiện đại chưa từng thấy mức độ chiến đấu như vậy, Tổng tham mưu trưởng LLVT Nga Valery Gerasimov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với AiF (báo “Luận chứng và Sự kiện” của Nga).
    "Nước Nga hiện đại chưa từng thấy mức độ và cường độ hoạt động quân sự như vậy. Đất nước chúng ta và Lực lượng Vũ trang chúng ta ngày nay bị gần như toàn bộ phương Tây tập thể chống lại", - vị tướng nói.
    Theo ông, để ổn định tình hình, bảo vệ các vùng lãnh thổ mới và tiến hành tấn công, ở Nga đã thực hiện động viên nhập ngũ một phần. Đại tướng Gerasimov lưu ý rằng những biện pháp như vậy chưa từng diễn ra xảy ra kể từ sau Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
    Ông nhấn mạnh rằng hiện nay Bộ Tổng tham mưu đang thực hiện các biện pháp cần thiết để đạt được những mục tiêu chiến dịch đặc biệt do Tổng thống đề ra. Bộ cũng đảm bảo an ninh nước Nga có tính đến các mối đe dọa quân sự hiện hữu.
    Ngày 11 tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã bổ nhiệm ông Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga, làm Tư lệnh Lực lượng Liên hợp Nga trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt.

    Trả lờiXóa
  14. Sĩ quan tình báo Mỹ kể vì sao thế giới nên biết ơn Putin
    10:26 24.01.2023
    MOSKVA (Sputnik) - Thế giới nên biết ơn Tổng thống Nga Vladimir Putin vì phản ứng thỏa đáng của ông trước những hành động khiêu khích của phương Tây, sĩ quan tình báo thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Scott Ritter cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh Youtube Finian Cunningham.
    "Thế giới nên biết ơn vì Nga có một nhà lãnh đạo chín chắn là Vladimir Putin, người đã phản ứng một cách thỏa đáng trước những hành động khiêu khích xấu xa này từ phương Tây", - Ritter nói.

    Theo ông, chiến lược của Nga bao gồm phản ứng có cân nhắc trước các hành động của Mỹ và các đồng minh. Theo sĩ quan tình báo, nếu là Mỹ ở vị trí của Nga thì "từ lâu đã bắt đầu ném bom các đầu mối giao thông của Đức và Ba Lan".
    Ông cũng lưu ý rằng phương Tây dù thế nào cũng sẽ thua, vì họ hành động cực kỳ "vô trách nhiệm và khiêu khích" khi thực ra đang tiến hành một cuộc chiến tranh trực tiếp với Nga. Trong cuộc xung đột này, cựu quan chức tình báo cho biết, "Ukraina cung cấp xương máu, còn NATO cung cấp vũ khí đạn dược".

    Trả lờiXóa
  15. “Sóng ngầm” ở Biển Đông và “cái mũ” lớn của Việt Nam
    13:27 24.01.2023
    Theo nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh, năm qua, trên Biển Đông, vẫn có nhiều vụ việc phức tạp xảy ra dù không phải là sự cố hay cọ xát lớn – đó là khoảng lặng giữa những “cơn sóng ngầm”.
    Theo chuyên gia, Biển Đông gắn chung với câu chuyện của thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà năm qua xảy ra không ít vấn đề phức tạp như xung đột tại Ukraina, Biển Hoa Đông hay Eo biển Đài Loan.
    “Sóng ngầm”
    Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh đã có những đánh giá tổng thể khi nhìn lại bức tranh Biển Đông trong năm 2022 và dự báo cho năm 2023.
    Nhận định Biển Đông vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh cho rằng, dù không có những sự cố lớn hay tranh chấp trực diện, nhưng vùng biển này vẫn tồn tại những cơn “sóng ngầm”.
    “Biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Năm qua, vẫn có nhiều vụ việc phức tạp xảy ra dù không phải là sự cố hay cọ xát lớn. Biển Đông gắn chung với câu chuyện của thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà năm qua xảy ra không ít vấn đề phức tạp như xung đột tại Ukraina, Biển Hoa Đông hay Eo biển Đài Loan”, - ông Vinh chia sẻ.
    Theo nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh, năm qua, trên Biển Đông, vẫn có nhiều vụ việc phức tạp xảy ra dù không phải là sự cố hay cọ xát lớn – đó là khoảng lặng giữa những “cơn sóng ngầm”.
    Theo chuyên gia, Biển Đông gắn chung với câu chuyện của thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà năm qua xảy ra không ít vấn đề phức tạp như xung đột tại Ukraina, Biển Hoa Đông hay Eo biển Đài Loan.
    “Sóng ngầm”
    Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh đã có những đánh giá tổng thể khi nhìn lại bức tranh Biển Đông trong năm 2022 và dự báo cho năm 2023.
    Nhận định Biển Đông vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh cho rằng, dù không có những sự cố lớn hay tranh chấp trực diện, nhưng vùng biển này vẫn tồn tại những cơn “sóng ngầm”.
    “Biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Năm qua, vẫn có nhiều vụ việc phức tạp xảy ra dù không phải là sự cố hay cọ xát lớn. Biển Đông gắn chung với câu chuyện của thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà năm qua xảy ra không ít vấn đề phức tạp như xung đột tại Ukraina, Biển Hoa Đông hay Eo biển Đài Loan”, - ông Vinh chia sẻ.
    Bày tỏ quan điểm với báo Quốc tế của Bộ Ngoại giao, nguyên Thứ trưởng Phạm Quang Vinh lưu ý một số điểm cần quan tâm. Trong đó, đầu tiên, theo ông, hai năm qua, dường như không có sự cố lớn trên biển nhưng tôi cho rằng nó chỉ dịu đi hay là khoảng lặng giữa những “cơn sóng ngầm”.
    “Những đòi hỏi chủ quyền quá mức, hoạt động xâm lấn vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các quốc gia vẫn diễn ra”, - nguyên Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ rõ.
    Bên cạnh đó, theo chuyên gia, việc ban hành những chính sách, cách nhìn không đúng với tinh thần của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, gia tăng sự kiểm soát theo lợi ích của riêng mình là những động thái cần phải tiếp tục theo dõi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Cái mũ lớn”
      Vấn đề thứ hai, theo ông Vinh, các nước có liên quan trong khu vực tiếp tục quan tâm đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Trong năm qua, ASEAN vẫn liên tục nhấn mạnh những nguyên tắc của mình liên quan đến Biển Đông và cách xử lý, quản trị các rủi ro, tranh chấp ở đây.
      Cụ thể, tại các hội nghị của ASEAN, đặc biệt là một loạt các hội nghị cấp cao nhấn mạnh rất rõ rằng, các nước mong muốn khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, nhấn mạnh không làm phức tạp thêm tình hình, xây dựng lòng tin và thúc đẩy đối thoại ASEAN-Trung Quốc để thực hiện tốt Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, có hiệu quả.
      Tiếp nữa, tất cả các nước trong và ngoài khu vực ủng hộ những nguyên tắc chung đó của ASEAN, đặc biệt nhấn mạnh cấu trúc an ninh khu vực lấy ASEAN làm trung tâm, bảo đảm hòa bình, hợp tác của cả khu vực và Biển Đông.
      “Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng, khu vực địa chiến lược, địa kinh tế, do vậy, tất cả các nước có liên quan trong và ngoài khu vực đều phải đóng góp vào việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác tại khu vực này. Để làm được điều đó, con đường duy nhất là đối thoại, thượng tôn pháp luật”, - ông Vinh nhắc lại.
      Thứ ba, Việt Nam có vai trò và lập trường nguyên tắc được các nước rất ủng hộ, nguyên Đại sứ nhấn mạnh.
      “Cái “mũ” lớn, theo ông Phạm Quang Vinh là Việt Nam mong muốn một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và hợp tác. Ông nhắc lại, Việt Nam rất nhất quán trong câu chuyện Biển Đông, song trùng với những nguyên tắc của ASEAN, nhấn mạnh hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải tại đây, nhấn mạnh không làm phức tạp thêm tình hình, xây dựng lòng tin, thúc đẩy đối thoại; tuân thủ hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
      “Như vậy, vai trò của Việt Nam hay vai trò của ASEAN trong công việc chung của khu vực hay tại Biển Đông được khu vực và thế giới hoan nghênh”, - theo ông Vinh.

      Xóa
    2. Bước sang 2023, khi thế giới cơ bản kiểm soát được đại dịch, mở cửa lại hoạt động, theo nguyên Đại sứ, thì càng cần nhấn mạnh việc đảm bảo hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực này; nhấn mạnh việc quản trị hành vi của các nước có liên quan.
      Nhận định về vai trò của hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông đối với khu vực và toàn cầu trong bối cảnh hiện tại, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng, Biển Đông gắn chặt với khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, là khu vực địa chiến lược, địa kinh tế quan trọng của thế giới.
      Theo đó, môi trường hòa bình, ổn định của Đông Nam Á hay khu vực rộng lớn hơn phụ thuộc nhiều vào hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
      Trong câu chuyện Biển Đông, có nhiều khía cạnh cần chú ý để ứng xử phù hợp. Cụ thể, theo ông Phạm Quang Vinh, đầu tiên là bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải. Câu chuyện này là lợi ích của tất cả các quốc gia trong và ngoài khu vực, cần phải có trách nhiệm thúc đẩy những mục tiêu này.
      Thứ hai là, liên quan đến những bên có tranh chấp, đòi hỏi chủ quyền chồng lấn. Điều này yêu cầu các bên giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
      Thứ ba, theo ông Vinh, rất quan trọng, các bên cần quản trị hành vi, không làm phức tạp thêm tình hình, đối thoại và xây dựng lòng tin. Soi vào điều này mới càng thấy rõ vai trò của ASEAN trong đối thoại, thúc đẩy xây dựng lòng tin.
      Hiện nay, các nước đều coi trọng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà trong đó khu vực Đông Nam Á và Biển Đông là trung tâm của khu vực địa chiến lược rộng lớn này. Biển Đông đóng vai trò kết nối giữa các trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, do vậy, càng thu hút sự quan tâm của các nước càng quan tâm tới hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải tại vùng biển này; bảo đảm thượng tôn pháp luật là luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

      Xóa
    3. Văn bản cuối cùng
      Nhận định về tầm quan trọng của UNCLOS, DOC, những “bộ công cụ” quản trị tình hình Biển Đông cũng như triển vọng đối với COC, theo nguyên Đại sứ, trước hết, phải nhấn rất mạnh rằng, các nước thành viên Liên Hợp Quốc, trong đó có Việt Nam đều đánh giá rất cao UNCLOS 1982 và nhất trí đây chính là Hiến chương Biển, bộ luật cơ bản nhất, chứa đựng những nguyên tắc chỉ đạo cao nhất, có tính phổ quát nhất trong tất cả luật pháp quốc tế về biển.
      Nhân dịp 40 năm UNCLOS, các nước không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước mà cả việc bảo đảm thực thi Công ước trên thực tế. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Biển Đông, các nước đều nhấn mạnh các nguyên tắc chỉ đạo của UNCLOS đối với toàn bộ các hoạt động trên biển. Trong bối cảnh hiện nay, các nước càng cần nhấn mạnh việc thực thi UNCLOS.
      Theo nguyên Đại sứ Phạm Quang Vinh, trong cấu trúc của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Biển Đông là bộ phận quan trọng của cấu trúc kinh tế và cấu trúc an ninh. Trải qua 40 năm UNCLOS, các quốc gia càng nhấn mạnh các nguyên tắc mà ASEAN đã nêu về thực thi, tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS.
      “Khi khu vực vẫn tồn tại những tranh chấp và chồng lấn đòi hỏi chủ quyền thì ý nghĩa của việc thực hiện UNCLOS về nguyên tắc và thực tiễn càng quan trọng”, - nguyên Đại sứ nhấn mạnh.
      Trong khi đó, về DOC và COC, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN cuối năm 2022 tại Campuchia, ASEAN đã ra tuyên bố về 20 năm DOC, qua đó thấy rằng DOC thực sự là thành quả nỗ lực của ASEAN với Trung Quốc để lần đầu tiên có được một văn bản quy định các hành vi ứng xử của các bên có liên quan ở Biển Đông, nhấn rất mạnh tới câu chuyện hòa bình, an ninh và an toàn hàng hải, luật pháp quốc tế và UNCLOS, kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, thúc đẩy xây dựng lòng tin - thể hiện rất rõ ở Điều 5 của DOC.
      Cũng theo nguyên Thứ trưởng Phạm Quang Vinh, sau 20 năm, có thể thấy rằng, ASEAN và Trung Quốc cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc đảm bảo thực thi tốt DOC; tiếp tục nỗ lực đàm phán COC, COC cần phải là bộ quy tắc quản trị các hành vi của các bên ở Biển Đông một cách tốt hơn, thực chất, hiệu quả hơn, phục vụ việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải tại khu vực, thực thi tốt hơn luật pháp quốc tế và UNCLOS, tạo điều kiện để các nước hợp tác tốt với nhau, quản trị và xây dựng lòng tin.

      “Trong khi tiếp tục thực hiện DOC và thúc đẩy thương lượng COC, các bên liên quan phải tạo môi trường thuận lợi cho thương lượng về COC, quản trị các hành vi trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS và tinh thần DOC. Nếu có những phức tạp trên biển, chắc chắn thương lượng sẽ khó tiến triển”, - ông Vinh nhận định.
      Điều quan trọng nhất của COC, theo nguyên Thứ trưởng Phạm Quang Vinh, đó là kết quả của văn bản cuối cùng có đáp ứng được những mục tiêu chung đó hay không.
      “Mong rằng, các bên tiếp tục nỗ lực cao nhất đồng thời quản trị các hành vi trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS để thúc đẩy quá trình thương lượng này”, - ông Phạm Quang Vinh kỳ vọng.

      Xóa
  16. Câu hỏi từ năm 2018 đến nay mà nhóm Lật sử chưa trả lời được:
    Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018
    Gửi nhóm lật sử: VÌ SAO LỊCH SỬ MỸ GỌI “VNCH” LÀ “NGỤY” MÀ CÁC ÔNG ĐÒI BỎ CHỮ “NGỤY” TRONG LỊCH SỬ VN?

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2018/04/gui-nhom-lat-su-vi-sao-lich-su-my-goi.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cuốn sách “Trouble with America: Flawed Government, Failed Society”- Dịch: “Rắc rối với Mỹ: Chính phủ sai lầm, xã hội thất bại” (với nội dung chủ yếu nghiên cứu về Lịch sử giai đoạn Chính phủ Mỹ tiến hành chiến tranh tại VN) ngay sau khi ra đời (2008) đã được Chính phủ Mỹ khuyến cáo đưa vào giảng dạy trong hệ thống các trường học. Đến nay, cuốn sách này đã thay thế cho các tài liệu trọng tâm và hiện đang thống trị sách giáo khoa về chủ đề lịch sử này.
      Tác giả Cuốn sách này là Giáo sư Lịch sử và Khoa học Chính trị Kenneth J. Long.

      Giáo sư Lịch sử và Khoa học Chính trị Kenneth J. Long

      Cuốn sách này hiện có tại các thư viện trung tâm ở Hà Nội, TP HCM và các thành phố, thị xã trung tâm các tỉnh trên toàn quốc.
      Trong toàn bộ cuốn sách, tác giả đã không một chút ngần ngại gọi “VNCH” là chính quyền tay sai, hoặc Chính phủ bù nhìn (Puppet State).
      (Puppet State được dịch ra tiếng Việt, Hàn, Nhật, Trung là Ngụy).Ví dụ, tại Chương 5 trang 98, tác giả viết:


      Xin lược dịch đoạn đóng khung đỏ:
      “Nước Mỹ đã tích cực làm suy yếu hiệu lực của hiệp định Giơ ne vơ 1954 bằng việc gửi cố vấn và LÍNH Mỹ tới ở giai đoạn cuối cuộc chiến của Pháp để đảm bảo các quyền lợi Pháp và áp đặt một CHẾ ĐỘ BÙ NHÌN tại Nam Việt Nam, (nhiều hơn những gì Mỹ nói) để bước đầu phá vỡ những cam kết trong hiệp định Giơ ne vơ về giải quyết xung đột và trưng cầu dân ý Ở CẤP QUỐC GIA để xác định vấn đề thống nhất đất nước.
      Người Mỹ đã biện luận một cách không thuyết phục rằng: không có gì đảm bảo rằng cuộc bỏ phiếu không có gian lận khi (cuộc bầu cử) được tổ chức ở miền Bắc và bởi miền Bắc.
      Tuy nhiên, thật rõ ràng rằng: Không có người Mỹ nào thể hiện nỗ lực đàm phán (để tạo dựng) một chương trình giám sát bầu cử. Những nhà hoạch định chính sách Mỹ đều thận trọng và nhận thức sâu sắc rằng: Bất cứ điều gì dẫn đến một cuộc bầu cử dân chủ sẽ cho kết quả là một Quốc gia thống nhất dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh.”

      Xóa
  17. Tôi muốn các ông Lật sử như Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hà, Dương Trung Quốc cùng các "nhà lịch sử cờ vàng" ở hải ngoại tìm hiểu và lý giải: TẠI SAO NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VẪN KHÔNG BỎ CHỮ 'NGỤỴ' NHƯ ĐÒI HỎI CỦA CÁC ÔNG, VẬY MÀ ĐỒNG BÀO TA Ở BỂN VẪN VÔ TƯ THOẢI MÁI TRỞ VỀ TỔ QUỐC, NGAY NHỮNG KẺ CHỐNG CỘNG QUYẾT LIỆT NHẤT NHƯ PHẠM DUY, VÀ MỚI ĐÂY, VŨ THƯ HIÊN CŨNG ĐÃ VỀ NƯỚC MÀ CHẢ AI LÀM KHÓ DỄ?

    Trả lờiXóa
  18. Ngoài thương vụ của Lockheed Martin, Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam những gì?
    14:50 25.01.2023
    Theo ông Marc Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, khi hai nước Việt – Mỹ sắp kỷ niệm mốc quan trọng trong Quan hệ Đối tác Toàn diện thì "bây giờ là thời điểm lý tưởng để thừa nhận bản chất quan hệ song phương của hai nước chúng ta là chiến lược".
    Cùng với đó, các công ty Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam bằng cách tiếp tục đầu tư, tạo việc làm chất lượng cao và mang đến những bí quyết đặc biệt và các thông lệ doanh nghiệp tốt nhất cho Việt Nam.
    Việt – Mỹ hướng tới một tương lai sôi động và thú vị
    Theo Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, Đại sứ Marc Knapper, trong khoảng thời gian đặc biệt này của năm, chúng ta suy ngẫm về những mối quan hệ gắn kết bạn bè và gia đình với nhau, cũng như những mối quan hệ ngày càng phát triển gắn kết hai đất nước và nhân dân.
    Khi suy ngẫm về những thành quả mà Hoa Kỳ và Việt Nam đã cùng nhau đạt được trong 27 năm qua, kể từ khi bình thường hóa, theo ông Knapper, rõ ràng 2 nước đã đạt được những tiến bộ phi thường và "có nhiều điều để vui mừng".
    “Chúng tôi rất biết ơn những đóng góp quan trọng đã củng cố quan hệ đối tác Việt Nam - Hoa Kỳ và cùng nhau hướng tới một tương lai sôi động và thú vị", - báo Đầu tư dẫn lời Đại sứ Marc Knapper nhấn mạnh.

    Nhà ngoại giao Mỹ đánh giá, bề rộng và chiều sâu của hợp tác song phương Hoa Kỳ - Việt Nam "thật đáng kinh ngạc". Hà Nội và Washington đã cùng hợp tác trên mọi lĩnh vực, từ an ninh và thương mại, giáo dục và di sản chiến tranh, biến đổi khí hậu và đầu tư, đến năng lượng và sức khỏe.
    Ý nghĩa thành tựu đó thể hiện rõ trong sự năng động của nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam được thúc đẩy bởi thương mại quốc tế phát triển mạnh và đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tạo ra cơ hội trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
    Các doanh nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở thị trường nước ngoài, mà còn nâng cao thu nhập của các hộ gia đình trên khắp Việt Nam.
    "Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn để tạo ra sự thịnh vượng cho người dân, đảm bảo các hộ gia đình được tiếp cận điện ổn định và kết nối các cá nhân với Internet", - Đại sứ Mỹ nêu rõ.
    Tất cả những điều này đang góp phần nâng cao năng suất và giúp tạo ra các doanh nghiệp mới, qua đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm trong tương lai.
    "Chúng tôi rất kỳ vọng vào những gì Việt Nam sẽ đạt được trong thời gian tới. Với nguyện vọng có cơ sở của Việt Nam là gia nhập hàng ngũ các nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới trong vài thập kỷ tới và đạt mức phát thải các-bon ròng bằng 0 vào năm 2050, Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên tinh thần hợp tác để vượt qua các trở ngại, giúp duy trì đà phát triển và sức bật của kinh tế Việt Nam", - Đại sứ kỳ vọng.

    Mỹ nhận thấy cơ hội to lớn tại Việt Nam
    Ông Knapper bày tỏ, nước Mỹ và cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ đối với quá trình chuyển đổi đang diễn ra của nền kinh tế Việt Nam, cũng như sự phát triển của các mối quan hệ song phương rộng lớn hơn của hai bên.
    Nhìn lại quá trình phát triển song phương, Đại sứ Knapper cho biết, kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam vào năm 2013, thương mại song phương giữa hai nước đã tăng gấp bốn lần.
    Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam cũng là thị trường đầy triển vọng cho các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ.
    "Chúng tôi nhận thấy những cơ hội to lớn tại Việt Nam đối với hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực như nông nghiệp, hàng không, giáo dục, năng lượng, y tế, và công nghệ thông tin - truyền thông", - Đại sứ Knapper nói.
    Bản chất thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đang trở nên đa dạng hơn khi hai nước ngày càng liên kết với nhau thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chất bán dẫn do Hoa Kỳ sản xuất được lắp ráp và đóng gói tại Việt Nam để xuất khẩu ra toàn thế giới. Gỗ cứng, bông và thức ăn chăn nuôi của Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho ngành sản xuất đồ nội thất, may mặc và hải sản của Việt Nam, từ đó tiếp cận các thị trường khác nhau trên toàn cầu.
      "Những mối liên kết chuỗi cung ứng đang phát triển này gắn kết hai nước chúng ta lại với nhau và tăng cường sự thịnh vượng chung của chúng ta", - ông Knapper nêu rõ.
      Chuỗi cung ứng là trọng tâm chính của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), một nỗ lực tập hợp 14 đối tác đại diện cho hơn 40% nền kinh tế toàn cầu.
      Theo IPEF, Hoa Kỳ sẽ làm việc với các đối tác như Việt Nam để xác định các ngành và sản phẩm quan trọng đối với an ninh quốc gia, khả năng phục hồi kinh tế, cũng như sức khỏe và sự an toàn của công dân chúng ta.
      Sau đó, theo Đại sứ, hai nước sẽ cùng nhau hành động để tăng cường khả năng phục hồi của các ngành này, tạo việc làm và cơ hội kinh tế trong các lĩnh vực then chốt của tương lai.
      Trong lĩnh vực năng lượng, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đang đi đầu trong việc chuyển đổi Việt Nam sang một tương lai năng lượng sạch. Nhưng khoản đầu tư đó không chỉ chảy một chiều. Các công ty của Việt Nam, với những khát vọng vượt ra ngoài biên giới đất nước, đang ngày càng hướng tầm nhìn của họ đến Hoa Kỳ.
      Ông dẫn chứng, vào tháng 5/2023, Hoa Kỳ sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA thường niên. Đây là sự kiện hàng đầu của Mỹ để xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hoa Kỳ. Quy tụ các nhà lãnh đạo khu vực công và khu vực tư nhân từ khắp nơi trên thế giới, hội nghị này sẽ khám phá những cơ hội hấp dẫn tại Hoa Kỳ cho các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các nhà đầu tư từ Việt Nam.
      "Chúng tôi nồng nhiệt chào đón các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn tham gia và Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam rất vui mừng được thảo luận về những nỗ lực của họ để thâm nhập thị trường Hoa Kỳ", - nhà ngoại giao Mỹ khẳng định.

      Xóa
    2. Lockheed Martin bán vệ tinh VINASAT-2 cho Việt Nam và nhiều hơn thế
      Hoa Kỳ đang hỗ trợ những xu hướng tích cực này thông qua cam kết ngoại giao và hỗ trợ vật chất cho các giao dịch tạo ra việc làm và thịnh vượng chung cho Mỹ và Việt Nam. Kể từ khi bắt đầu Quan hệ Đối tác Toàn diện, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ đã hỗ trợ hàng trăm triệu USD trong các giao dịch thương mại.
      "Các giao dịch này bao gồm việc Boeing bán máy bay mới cho Vietnam Airlines, Lockheed Martin bán vệ tinh không gian VINASAT-2. Tương tự, Tập đoàn Tài chính phát triển quốc tế Hoa Kỳ (DFC) đã công bố một số khoản đầu tư đáng kể vào Việt Nam, với tổng trị giá hàng trăm triệu USD", - ông Knapper điểm lại.
      Thông qua các khoản đầu tư gần đây vào SeABank, Đại học Fulbright Việt Nam và Marou Chocolate, DFC đang mở rộng tài chính toàn diện, giúp các nhà tuyển dụng Việt Nam đáp ứng nhu cầu về lao động có tay nghề cao, đưa Việt Nam lên cao hơn trong chuỗi giá trị, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và cải thiện sinh kế của người dân Việt Nam.
      Ngoài các giao dịch cụ thể này, theo ông Knapper, Mỹ duy trì đối thoại tích cực với các đối tác Việt Nam để cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, đảm bảo một sân chơi bình đẳng và loại bỏ các rào cản đối với dòng chảy thương mại và đầu tư giữa hai nước.
      Thông qua quan hệ đối tác phát triển, hai bên cùng nỗ lực củng cố vai trò lãnh đạo địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao trùm, hiện đại hóa giáo dục đại học, chống lại bệnh truyền nhiễm, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học, đồng thời thúc đẩy năng lượng tái tạo - tất cả đều hỗ trợ làm sâu sắc thêm các mối quan hệ kinh tế.
      "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc làm thế nào có thể hỗ trợ Việt Nam thực hiện đầu tư thúc đẩy tăng trưởng cần thiết để hỗ trợ vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu đang phát triển", - ông Knapper cho hay.

      Xóa
    3. Theo đại diện chính quyền Washington, Hoa Kỳ đã thể hiện một dấu hiệu rõ ràng về cam kết của mình với Việt Nam trong đại dịch Covid-19, khi trao tặng Việt Nam hơn 40 triệu liều vaccine. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cùng với khu vực tư nhân đã quyên góp hàng triệu khẩu trang và thiết bị bảo hộ để giúp Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại Covid-19.
      Ông Knapper nhấn mạnh, những nỗ lực này đã cứu sống vô số người và giảm bớt những hậu quả kinh tế tiêu cực của đại dịch này, giúp hai nền kinh tế của chúng ta trở nên kiên cường hơn và sẵn sàng tăng trưởng mạnh mẽ.
      "Thời điểm lý tưởng" để nâng cấp quan hệ
      Theo Đại sứ, mặc dù Hoa Kỳ và Việt Nam đôi khi có những khác biệt về quan điểm xung quanh các vấn đề kinh tế, nhưng chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng thảo luận các vấn đề với nhau trên tinh thần xây dựng, tôn trọng và thấu hiểu.
      "Chúng ta đều tin tưởng và có sự tôn trọng sâu sắc nhất đối với mong muốn và nguyện vọng của công dân hai nước", - ông Knapper chia sẻ.
      Thông qua cam kết đang diễn ra và nâng cao quan hệ song phương của hai nước Việt – Mỹ, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ định hình sự thịnh vượng kinh tế không chỉ ở hai quốc gia, mà còn cả ở trên toàn cầu.
      Thật vậy, với những thành tựu mà Hoa Kỳ và Việt Nam đã cùng nhau đạt được, mối quan hệ của chúng ta đã phát triển thành một mối quan hệ có bản chất chiến lược cơ bản.
      "Khi chúng ta sắp kỷ niệm một mốc quan trọng trong Quan hệ Đối tác Toàn diện, bây giờ là thời điểm lý tưởng để thừa nhận bản chất quan hệ song phương của hai nước chúng ta là chiến lược", - ông Knapper kiên định đề cập quan điểm của Washington nỗ lực nâng cấp quan hệ với Hà Nội.
      Theo ông Marc Knapper, Mỹ mong muốn kỷ niệm 10 năm Quan hệ Đối tác Toàn diện vào tháng 7/2023 và trên hết là hiện thực hóa một năm nổi bật nữa của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trong năm nay thông qua những nỗ lực tích cực không ngừng và với sự hợp tác hào phóng của các đối tác tại Việt Nam, những người tin tưởng vào tương lai chung của hai nước.
      Nhân dịp chào đón năm mới, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại diện là Đại sứ Marc Knapper đã gửi lời chúc tới người dân Việt Nam mọi niềm vui và hạnh phúc.
      "Chúng tôi hy vọng năm mới sẽ là một năm thịnh vượng với nhiều điều tốt lành và may mắn", - Đại sứ gửi lời chúc tới người dân Việt Nam.

      Xóa
  19. Mong Đại sứ Mỹ hãy đọc những bài này:

    1.Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021
    Nhân chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ : NẾU MỸ THÀNH TÂM MUỐN NÂNG CẤP QUAN HỆ MỸ- VIỆT THÌ CHÍNH QUYỀN MỸ NÊN XIN LỖI VIỆT NAM!

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/08/nhan-chuyen-tham-viet-nam-cua-pho-tong.html

    Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021
    NÂNG CẤP QUAN HỆ VIỆT – MỸ? VIỆT NAM ĐÃ TỪ CHỐI NHƯNG CỐ TẾ NHỊ, KHÔNG ĐỂ MỸ MẤT MẶT!

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/08/nang-cap-quan-he-viet-my-viet-nam-tu.html

    3. Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2022
    HOA KỲ VỪA DIỄN MÀN “SÓI ĐỘI LỐT CỪU” Ở VIỆT NAM

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/06/hoa-ky-vua-dien-man-soi-oi-lot-cuu-o.html

    Trả lờiXóa
  20. Moscow có thể hưởng lợi lớn khi bị phương Tây tấn công?
    Sao Đỏ
    25/01/2023 14:37 (GMT+7)
    GD&TĐ - Những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt mà phương Tây áp đặt có thể mang lại... lợi ích cho Nga?
    Moscow có thể hưởng lợi lớn khi bị phương Tây tấn công?
    Moscow có khả năng tận dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga và những hành động không thân thiện khác của phương Tây. Quan điểm nói trên được chuyên gia chính trị, cựu nhân viên Nhà Trắng - ông Paul Craig Roberts bày tỏ trong một bài phân tích đăng tải trên ấn phẩm PolitRussia.

    Theo ông Roberts, tồn tại một số lợi thế đối với Nga và Trung Quốc khi hai nước này hứng chịu những đợt tấn công mãnh liệt từ Mỹ hay Liên minh châu Âu, họ thậm chí còn tận dụng được thách thức để biến chúng thành cơ hội. Chuyên gia người Mỹ tin rằng Moscow và Bắc Kinh hoàn toàn có thể hưởng lợi từ những gì đang diễn ra.

    Những biện pháp trừng phạt chống Nga đang được Mỹ và các đồng minh thắt ngày một chặt hơn.

    Cựu nhân viên Nhà trắng lưu ý rằng chủ nghĩa toàn cầu chưa bao giờ là một cách để Washington khai thác phần còn lại của thế giới. Hiện tại, các quốc gia phương Tây đang làm mọi cách duy trì quyền bá chủ của họ.

    Nhưng ngày nay, khi các biện pháp trừng phạt khác nhau được đưa ra đối với Moscow, châu Âu buộc phải từ bỏ nguồn năng lượng giá rẻ và các doanh nghiệp hàng đầu của phương Tây cũng phải rời khỏi thị trường Nga, chủ nghĩa toàn cầu đã chấm dứt và cùng với đó là sự chi phối của đồng USD.

    Ông Roberts viết: “Nga và Trung Quốc, cũng như các quốc gia phụ thuộc vào năng lượng của Nga, hàng hóa và tài chính của Trung Quốc, đã tách rời khỏi những nỗ lực của Washington nhằm thống nhất thế giới dưới quyền bá chủ của Hoa Kỳ".

    Ngày nay, nước Mỹ là một cực chi phối nhỏ hơn nhiều trên trường quốc tế so với thời kỳ Tổng thống Reagan cầm quyền, cựu nhân viên Nhà Trắng nhấn mạnh (ông Paul Craig Roberts là người làm việc trong chính quyền Ronald Reagan).

    Nga cũng như Trung Quốc có thể và nên được hưởng lợi từ điều này. Đặc biệt là khi Mỹ không chỉ mất đi sự thống trị toàn cầu mà còn gặp phải những vấn đề nội bộ sâu sắc, liên quan đến tình trạng phân biệt chủng tộc còn nhức nhối, cũng như dòng người di cư và tình trạng bị xem là thu hẹp quyền tự do ngôn luận, vốn bị các đại diện của Đảng Dân chủ khởi xướng.

    Tuy vậy vẫn cần thời gian để kiểm chứng nhận định do cựu nhân viên Nhà Trắng đưa ra, khi chưa có gì đảm bảo Nga được hưởng lợi từ những biện pháp bao vây cấm vận.

    Thậm chí thực tế còn có vẻ đang diễn ra ngược lại khi nền kinh tế Nga bộc lộ rõ dấu hiệu suy thoái, trong khi Mỹ và phương Tây ngày càng thắt chặt trừng phạt, khiến nhiều quốc gia được xem là đồng minh của Moscow cũng phải lảng tránh quan hệ với Điện Kremlin.
    https://giaoducthoidai.vn/moscow-co-the-huong-loi-lon-khi-bi-phuong-tay-tan-cong-post623770.html

    Trả lờiXóa
  21. Мария Шараповаlúc 11:47 26 tháng 1, 2023

    Депутат Рады просит главкома Залужного вывести бригаду ВСУ с «опасного направления» из-за крупных потерь- Các Đại biểu Quốc hội (Rada) Ukraina yêu cầu Tổng tư lệnh Zaluzhny rút lữ đoàn Lực lượng vũ trang Ukraine khỏi "hướng nguy hiểm" do tổn thất nặng nề
    Hôm nay, 07:18
    https://topwar.ru/209578-deputat-rady-prosit-glavkoma-zaluzhnogo-vyvesti-brigadu-vsu-s-opasnogo-napravlenija-iz-za-krupnyh-poter.html
    Quốc hội (Verkhovna Rada) Ukraine tuyên bố rằng tình hình tại một trong những lữ đoàn của Lực lượng Vũ trang Ukraine, đóng quân "ở một hướng quan trọng và nguy hiểm," đã trở nên thảm khốc. Một tuyên bố về kế hoạch như vậy đã được đưa ra bởi Anastasia Lyashenko, một cấp phó của đảng "Người hầu của Nhân dân" cầm quyền ở Ukraine.
    Lyashenko trực tiếp nói rằng mỗi ngày lữ đoàn phải chịu tổn thất lớn về nhân lực.
    Đại biểu QH- Rada viết rằng bà đã gặp người thân của các quân nhân thuộc lữ đoàn "1 .." để tìm hiểu.

    Nghị sĩ Ukraine:
    "Tình hình với lữ đoàn là thảm khốc. Đây không phải là phương tiện truyền thông xã hội. Tôi kêu gọi Tổng tư lệnh Zaluzhny rút lữ đoàn "1.." và tiểu đoàn "1.." khỏi hướng của họ do thiếu thành phần thể chất và tinh thần trong huấn luyện chiến đấu của binh lính."

    Một cách riêng biệt, Anastasia Lyashenko viết rằng sau khi rút quân, cần đảm bảo kiểm toán trong lữ đoàn, tiến hành kiểm tra y tế cho quân nhân.

    Lyashenko: Tôi biết rằng những người lính đã không vượt qua bất kỳ cuộc kiểm tra y tế nào cả.

    Ngoài ra, Nghị sĩ Nhân dân của Verkhovna Rada nói thêm rằng những người lính không nhận được "phí chiến đấu" (các khoản thanh toán tài chính khi tham gia chiến sự).

    Cho đến nay, chỉ huy Lực lượng vũ trang Ukraine vẫn chưa có phản hồi nào đối với những tuyên bố này của một cấp phó của đảng cầm quyền. Có lẽ điều này là do thực tế là tình huống được mô tả hiện nay không phải là điển hình của riêng một người mà là của nhiều lữ đoàn của Lực lượng Vũ trang Ukraine, như Lyashenko đã nói, nằm ở "những hướng nguy hiểm." Và do đó, nếu Zaluzhny rút tất cả các lữ đoàn như vậy khỏi đó, thì đơn giản là sẽ không có ai chiến đấu trên mặt trận Donbass và Zaporozhye, bởi vì “các lực lượng chính tiếp tục chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn trước sự cung cấp của xe tăng phương Tây .”

    Trả lờiXóa
  22. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 14:01 26 tháng 1, 2023

    Gửi cán bộ Tuyên giáo các cấp và các nhà báo Việt Nam bài viết đáng đọc nhân ngày năm mới:
    Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017
    THÌ RA, DẤU HIỆU TRỞ CỜ CỦA ÔNG PHAN HUY LÊ ĐÃ BỊ PHÁT HIỆN TỪ LÂU

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/09/thi-ra-dau-hieu-tro-co-cua-ong-phan-huy.html

    Trả lờiXóa
  23. Мария Шараповаlúc 15:33 26 tháng 1, 2023

    TASS: Медведчук заявил, что вопрос создания правительства в изгнании не стоит - Medvedchuk nói rằng vấn đề thành lập một chính phủ lưu vong là không cần thiết
    26 tháng 1, 14:29
    https://tass.ru/mezhdunarodnaya-panorama/16889381
    Theo chính trị gia, cần xây dựng tương lai cho người Ukraine
    MOSCOW, ngày 26 tháng Giêng. /TASS/. Chính trị gia Ukraine Viktor Medvedchuk cho rằng vấn đề thành lập chính phủ lưu vong không cần thiết, thay vào đó, cần phải xây dựng tương lai cho người dân Ukraine.

    "Vâng, vấn đề [tổ chức] một chính phủ lưu vong không [đáng]. Một chính phủ lưu vong, cho dù nó được tạo ra, hoặc sẽ được tạo ra, hoặc được tạo ra trong lịch sử, nó vẫn luôn ở trong tình trạng lưu vong. Đây không phải là vấn đề đáng quan tâm. Vấn đề hôm nay là tiêu diệt hệ tư tưởng [ Volodymyr] Zelensky, người về cơ bản tin rằng Ukraine là một khối thống nhất, [rằng] mọi người đều ủng hộ ông ta, mọi người đều ủng hộ chiến tranh. Và không ai muốn hòa bình, không ai muốn một tương lai khác cho Người Ukraine.
    Nhưng chúng ta tin rằng ở Ukraina có những người như vậy. Và họ cũng là người Ukraine, và họ cũng có quyền bầu cử. Họ có thể nói và họ có quyền được lắng nghe", ông nói hôm thứ Năm trong một cuộc phỏng vấn với RT .

    Chính quyền Kiev từ lâu đã đàn áp chính trị đối với Nghị sĩ Quốc hội Ukraina- ôngMedvedchuk, người từng là người đứng đầu hội đồng chính trị của đảng Nền tảng đối lập - Vì sự sống, hiện bị cấm ở nước này. Vào ngày 12 tháng 4 năm 2022, Zelensky tuyên bố bắt giữ Medvedchuk. Ông bị buộc tội phản quốc và vi phạm luật chiến tranh. Việc trả tự do cho chính trị gia này xảy ra vào cuối tháng 9 năm ngoái do trao đổi những người bị giam giữ giữa Kiev và Moscow. Trước đó, một tòa án Ukraine đã quyết định tịch thu tài sản của Medvedchuk. Vào ngày 10 tháng 1, Zelensky đã tước quyền công dân Ukraine của Medvedchuk, và sau đó văn phòng công tố Ukraine tuyên bố rằng, bất chấp điều này, họ sẽ không xóa bỏ tội danh phản quốc đối với ông.

    Trả lờiXóa