Cụ Võ Văn Kiệt cho rằng cuộc chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc Nội chiến Quốc - Cộng. Một vài cán bộ, cựu cán bộ cấp cao là các ông Nguyễn Thanh Sơn, Vũ Minh Giang, Lê Văn Cương ... cũng cho rằng đó là Nội chiến ý thức hệ giữa 2 miền Nam- Bắc. Thậm chí ông Lê Văn Cương còn gọi rõ ràng (như hình trên) hơn, rằng đây là hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và VNCH ở miền Nam!
Quan điểm của mấy ông lật sử nêu trên là trái với tất cả các bản Hiến pháp của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau là của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, trong tất cả các bản Hiến pháp đều có quy định ở điều đầu tiên Hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, không phân chia:
“Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia.”- Điều 2 Hiến pháp 1946; “Đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt.”- Điều 1 Hiến pháp 1960; “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.” – Điều 1 Hiến pháp 1992; "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời." - Điều 1 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.” – Điều 1 Hiến pháp 2013
Quan điểm của mấy ông lật sử trên đây trái với Tư tưởng Hồ Chí Minh. Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta đã không ít lẩn khẳng định:
"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi"- Hồ Chí Minh
Quan điểm của mấy ông lật sử nói trên thậm chí trái cả với quan điểm của Ngô Đình Diệm (Xem bài “CỤ NGÔ TỔNG THỐNG” SỐNG LẠI CHẮC SẼ VẢ GẪY RĂNG LŨ LẬT SỬ COI VNCH LÀ MỘT QUỐC GIA ĐỘC LẬP)
Từ quan điểm LẬT SỬ trái Hiến pháp nêu trên, cụ Võ Văn Kiệt cùng nhóm lật sử coi những tên việt gian bán nước (Phan Thanh Giản- Trương Vĩnh Ký) mà giới sử học cùng nhân dân cả hai miền Nam Bắc lên án từ trăm năm nay đều là những "người yêu nước":
Hoàng Ngân Thương
===
Mời xem bài liên quan:
6. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG ALEXANDRE DE RHODES Ở TP HỒ CHÍ MINH- ÔNG VÕ VĂN KIỆT ĐÃ “LÀM TRỘM” TRONG ĐÊM RA SAO?
7. DỰNG TƯỢNG TÊN BÁN NƯỚC PHAN THANH GIẢN, ÔNG VÕ VĂN KIỆT BỊ MẮNG BỞI MỘT NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG VĨNH LONG
15.ĐẠI TÁ NGÔ HỒNG VINH PHÂN TÍCH 3 ĐIỂM HỚ HÊNH CỦA CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT ĐỂ NHÓM LẬT SỬ LỢI DỤNG
Thật nguy hiểm!
Trả lờiXóaRõ ràng là QUAN ĐIỂM TRÁI VỚI TẤT CẢ CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỦA CỤ VÕ VĂN KIỆT KHI CỤ COI CUỘC CHIẾN Ở VIỆT NAM LÀ CUỘC NỘI CHIẾN QUỐC- CỘNG nhưng cơ quan tuyên giáo và hầu hết các báo trung ương đều không biết, chỉ có Tuần báo Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, báo Bình Phước lên tiếng phản biện.
Trích bài Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc, bóp méo và xét lại lịch sử của các thế lực thù địch trên trang TTĐT của MTTQVN tại link: https://mattran.danang.gov.vn/79-13-10240/default.aspx, tác giả là NGUYỄN TUẤN ANH
Trả lờiXóaNguyên Trưởng Ban Tuyên giáo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
====
"Ngày 26/8/2019, một chủ kênh Youtube tự xưng “người yêu nước” đã tuyên bố: “… Từ năm 1954, Việt Nam có hai quốc gia, một quốc gia là Bắc Việt là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quốc gia phía Nam, Nam Việt là Việt Nam Cộng hòa. Hai quốc gia dầu cùng chung tiếng nói cùng chung lịch sử trong quá khứ, nhưng giai đoạn đó từ năm 1954 đến năm 1975, 21 năm trời là hai quốc gia khác nhau, hai thủ đô khác nhau, một thủ đô phía Nam là Sài Gòn, một thủ đô phía Bắc là Hà Nội giống y như nước Triều Tiên”.
Gần đây trong tháng 4 và tháng 5/2022, y nhiều lần tuyên bố trên kênh Youtube: “Trong giai đoạn 1954 đến 1975, Việt Nam có hai quốc gia. Những ai nói Việt Nam chỉ có một quốc gia là ngu dốt, là kẻ tội đồ của dân tộc, là kẻ phản quốc... Lời cụ Hồ nói "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi” chỉ là lời nói cảm tính của cụ Hồ và người Việt Nam”. Tuy nhiên y lại quên rằng trước đó đúng 1 năm, trong một bài viết nhận tội, sám hối với cụ Hồ trên báo mạng vào lúc 2 giờ 23 phút thứ Ba ngày 18/5/2021, y viết: “Sau khi tìm hiểu kỹ lại, tôi biết Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời, năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Nhưng Mỹ và chính quyền Ngô Ðình Diệm từ chối không tổ chức tổng tuyển cử. Trong khi đó, Cụ Hồ luôn chủ trương: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Như thế một lần nữa y lại xúc phạm lãnh tụ dân tộc, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như mấy chục triệu người dân Việt từ Nam chí Bắc với niềm tin sắt đá luôn khẳng định và tin theo chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi" cũng như hiệp định quốc tế Giơ-ne-vơ công nhận chỉ có một nước Việt Nam độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ..."
====
Tác giả không biết hay là không dám nói đến tên ông Lê Văn Cương trên báo chính thống là báo Thanh niên? Ông Lê Văn Cương nói: "Về nguyên tắc và thực tế, trong giai đoạn 1955 - 1975 trên lãnh thổ Việt Nam đã tồn tại hai quốc gia độc lập là VNDCCH với thủ đô là Hà Nội và VNCH với thủ đô là Sài Gòn. Hai quốc gia này có tư cách pháp nhân, pháp lý và được sự thừa nhận của quốc tế."
Xem bài TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN PHÊ PHÁN THIẾU TƯỚNG LÊ VĂN CƯƠNG
https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/03/trung-tuong-nguyen-thanh-tuan-phe-phan.html
Động thái của Nga đẩy giá phân bón tăng cao, Vinachem lập kỷ lục doanh thu
Trả lờiXóa19:13 08.01.2023
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đạt doanh thu kỷ lục - 62.262 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay nhờ kết quả kinh doanh đột biến ở loạt công ty thành viên cũng như giá phân bón tăng vọt năm 2022.
Theo các chuyên gia, giá phân bón thế giới và Việt Nam được dự báo sẽ tăng trong năm 2023 do tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thế giới vì lệnh cấm vận xuất khẩu của Trung Quốc và Nga đã đẩy giá phân DAP lên cao.
Giá phân bón Việt Nam tăng cao
Vừa qua, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã tổ chức Hội nghị tổng kết nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và triển khai phương hướng thực hiện trong năm 2023.
Theo báo cáo được Vinachem công bố, năm 2022 tình hình sản xuất kinh doanh của Vinachem có nhiều thuận lợi do nền kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực; hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản đã trở lại trạng thái bình thường, đạt được nhiều kết quả tích cực.
“Đặc biệt, giá phân bón thế giới trong năm 2022 tăng cao tại tất cả các thị trường (DAP lên tới 1000 USD/tấn, đạm urê 900 USD/tấn tại khu vực châu Á) nên giá các loại phân bón của Việt Nam cũng tăng theo”, Vinachem cho hay.
Theo đó, giá một số sản phẩm phân bón chủ lực của Vinachem (urê, DAP, NPK …) giữ được ổn định ở mức cao là điều kiện cho ngành sản xuất phân bón trong nước tiếp tục phát triển, mang lại hiệu quả.
Dù vậy, Vinachem cũng như nhiều doanh nghiệp khác vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế thế giới, tác động của các chính sách, đặc biệt là tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraina, áp lực lạm phát cao, thị trường xuất khẩu thu hẹp;
Các nước sử dụng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 dẫn đến thị trường quốc tế có nhiều biến động, chi phí vận tải vẫn ở mức cao, nền tài chính tiền tệ đang có dấu hiệu khủng hoảng và lạm phát mạnh, biến động tỷ giá hối đoái… gây khó khăn cho công tác quản trị sản xuất và tiêu thụ của các đơn vị.
Năm 2022, Tập đoàn đã sản xuất và cung ứng cho thị trường 3,028 triệu tấn phân bón các loại; 3,726 triệu chiếc lốp ô tô; 2,304 triệu kWh ắc quy; gần 280 nghìn tấn chất giặt rửa và nhiều sản phẩm hoá chất phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 783 triệu USD, tăng 15% so với năm 2021. Trong đó tổng giá trị xuất khẩu đạt 484 triệu USD, tăng 27% so với năm 2021; nhập khẩu đạt 299 triệu USD, bằng năm 2021.
Kỷ lục doanh thu
XóaTập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam đã đạt kết quả đặc biệt đáng mừng trong năm 2022. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế ước đạt 61.057 tỷ đồng, bằng 122% kế hoạch năm, tăng 21% so với năm 2021.
Một số đơn vị có giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, gồm: Công ty CP Hóa chất Việt Trì tăng 68% ; Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tăng 59% ; Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình tăng 50%; Công ty CP Phân bón và Hóa chất Cần Thơ tăng 48%; Công ty CP Hóa chất Cơ bản Miền Nam tăng 38%; Công ty CP DAP số 2- Vinachem tăng 35% so với năm 2021.
“Doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 62.262 tỷ đồng”, Vinachem cho biết và nhấn mạnh đây là doanh thu đạt cao nhất từ trước đến nay, bằng 119% kế hoạch năm, tăng 17% so với năm 2021.
Một số đơn vị có doanh thu tăng mạnh, gồm: Công ty CP Hóa chất Việt Trì tăng 66%; Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình tăng 48%; Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tăng 43% ; Công ty CP Hóa chất Cơ bản Miền Nam tăng 36%; Công ty CP DAP số 2- Vinachem tăng 22% so với năm 2021.
Năm 2022, Vinachem đã thực hiện nộp ngân sách nhà nước đạt 2.052 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 13 triệu đồng/ người/ tháng, tăng trên 8% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận cộng hợp toàn Tập đoàn ước đạt 6.023 tỷ đồng, tăng hiệu quả 3.890 tỷ đồng so với thực hiện năm 2021.
Trong đó: Các đơn vị thuộc Đề án 1468 ước lãi cộng hợp 2.631 tỷ đồng, tăng hiệu quả 2.808 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021 (Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tăng hiệu quả 1.695 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình tăng hiệu quả 985 tỷ đồng, Công ty CP DAP số 2- Vinachem tăng hiệu quả 128 tỷ đồng so với thực hiện năm 2021).
Các đơn vị không thuộc Đề án 1468 lãi cộng hợp ước đạt 3.392 tỷ đồng, tăng lãi 47% tương đương 1.082 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Các đơn vị có lợi nhuận tăng cao gồm: Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam tăng 175%, Công ty CP Hóa chất Việt trì tăng 152%, Công ty CP Phân bón Miền Nam tăng 51%, Công ty CP DAP - Vinachem tăng 97%, Công ty CP Phân lân Ninh Bình tăng 87%, Công ty CP công nghiệp Cao su Miền Nam tăng 84%, Công ty CP Phân bón và Hóa chất Cần Thơ tăng 81%, Công ty CP Phân lân Văn Điển tăng 38%, Công ty CP Hóa chất cơ bản Miền Nam tăng 37% so với thực hiện năm 2021.
Lệnh cấm từ Nga và Trung Quốc đẩy giá phân bón tăng
XóaTại hội nghị, ông Phùng Quang Hiệp, Tổng giám đốc Vinachem lưu ý việc giá nguyên liệu thế giới và trong nước vẫn ở mức cao.
Lãnh đạo Vinachem dẫn chứng, như lưu huỳnh (nguyên liệu sản xuất axit sunphuric, phân supe, phân DAP) tăng 91,7% so với bình quân năm 2021 (cao hơn 178 USD/tấn so với giá kế hoạch năm 2022); amoniac (nguyên liệu sản xuất phân DAP) tăng 82,5%; vải mành, than đen (nguyên liệu sản xuất sản phẩm cao su) tăng lần lượt 17% và 8%; muối công nghiệp (nguyên liệu sản xuất xút và sản phẩm clo) tăng 30%... đã làm tăng giá thành sản phẩm.
Đặc biệt, tình trạng khan hiếm, thiếu hụt nguồn cung các loại than cho sản xuất phân bón, giá than các loại so với cuối năm 2021 cũng tăng tới 55% đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất phân urê cũng như phân lân nung chảy.
Vinachem đẩy mạnh công tác tái cơ cấu và cổ phần hóa. Trong đó, Vinachem thuê đơn vị tư vấn luật xây dựng phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất của các đơn vị. Tập đoàn cũng như thực hiện thoái vốn tại một số doanh nghiệp. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 13 triệu đồng mỗi người một tháng, tăng hơn 8% so với năm 2021.
Kết quả kinh doanh tích cực từ Vinachem và ngành hóa chất nói chung được dự đoán kéo dài trong thời gian tới khi thị trường hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi.
Điển hình, Chứng khoán Vietcombank (VCBS), hạn hán sẽ khiến thủy điện tại Trung Quốc giảm sản lượng, giúp giá phốt pho vàng tăng cao. Nguồn cung bị hạn chế trong khi nhu cầu tăng mạnh cũng hỗ trợ giá phốt pho vàng. Các thị trường chính sẽ là Trung Quốc (đẩy mạnh phát triển pin LFP), Nhật Bản và Hàn Quốc (sản xuất chất bán dẫn cho các thiết bị 5G).
VCBS dự báo mức giá phốt pho vàng đạt 5.000 USD một tấn cho 2023. Giá phân bón cũng được dự báo sẽ tăng cao do nguồn cung thiếu hụt, hỗ trợ biên lợi nhuận của các doanh nghiệp.
“Tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thế giới do lệnh cấm vận xuất khẩu của Trung Quốc và Nga đã đẩy giá phân DAP lên cao”, giới phân tích nhận định.
Ngoài ra, việc giá đầu vào - đá phosphate, vẫn duy trì rất cao cũng là yếu tố tích cực cho giá DAP. Sản lượng tiêu thụ kỳ vọng sẽ tích cực hơn trong năm 2023. Các chuyên gia cho biết, giá gạo đang có xu hướng tăng sẽ hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ phân bón giá cao.
Tham gia sâu vào thị trường thế giới
Năm 2023, Vinachem đặt mục tiêu doanh thu đạt hơn 63.100 tỷ đồng, tăng 1,5% so với ước thực hiện năm 2022.
Tập đoàn dự kiến tăng cường xúc tiến thương mại thị trường trong và nước ngoài; tham gia sâu vào thị trường thế giới; giữ và tăng thị phần xuất khẩu; thúc đẩy tiêu thụ hàng sản xuất trong nước giữa các đơn vị.
Các đơn vị trong tập đoàn phấn đấu đạt tỷ lệ mua bán nội bộ không thấp hơn 50% tổng lượng mua vật tư cùng loại của đơn vị trong năm 2023.
Trong năm 2023, Vinachem sẽ tích tụ nguồn lực tài chính cho các dự án trọng điểm thuộc ngành nghề kinh doanh chính, hỗ trợ về vốn, quản lý tài chính để các dự án này sau khi hoàn thành đầu tư nhanh chóng phát huy hiệu quả, khấu hao và trả nợ đúng quy định.
Đồng thời đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tại các đơn vị thành viên và tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị cùng nhóm ngành sản xuất phân bón, cao su, hóa chất; tăng cường năng lực vận hành, bảo trì hệ thống thiết bị công nghệ bảo đảm sản xuất ổn định, phát huy tối đa công suất; tập trung nghiên cứu và áp dụng các biện pháp ổn định chất lượng sản phẩm.
Từ năm 2014 tôi đã có còm đầu tiên ở Google.tienlang tại bài Cùng Bạn đọc: VÌ SAO TÊN GỌI "TIÊN LÃNG"?
Trả lờiXóahttps://googletienlang2014.blogspot.com/p/cung-ban-oc-vi-sao-ten-goi-tien-lang.html
Nội dung còm như sau:
"Phùng Văn Nghĩa lúc 00:00 26 tháng 11, 2014
Các chủ đề ở Google.tienlang rất rộng. Trong nước, ngoài nước có đủ.
Google.tienlang là tập hợp của các bạn cựu nữ sinh trường Luật nên những lập luận của các bạn hết sức chặt chẽ, có trích dẫn cả đường link của các văn bản pháp luật liên quan, trích dẫn cụ thể các điều khoản của văn bản...
Rất khó cho ai muốn bác bỏ những lập luận của chủ nhà. "
---
Bây giờ, đọc các bài liên quan đến cụ Võ Văn Kiệt, tôi càng thấy nhận xét từ năm 2014 của tôi là đúng.
Tôi cũng vừa bỏ ra vài tiếng đồng hồ để đọc các bài của Google.tienlang liên quan đến ông trung tướng Phạm Xuân Thệ. Và tôi lại càng khẳng định nhận xét của tôi về Google.tienlang từ năm 2014 là đúng.
Những lập luận của Google.tienlang về vụ tranh công của ông Phạm Xuân Thệ, chắc chắn cũng không có ai có thể phản bác.
Xem bài Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021
KẾT LUẬN CỦA GOOGLE.TIENLANG VỀ VỤ LÝ THÔNG TRONG NGÀY 30/4/1975
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/ket-luan-cua-googletienlang-ve-vu-ly.html
Немецкая пресса: У Германии не получится быстро передать 40 БМП Marder Украине -Báo chí Đức: Đức sẽ không thể chuyển nhanh 40 xe chiến đấu bộ binh Marder cho Ukraine
Trả lờiXóaHôm nay, 07:56
https://topwar.ru/208295-nemeckaja-pressa-u-germanii-ne-poluchitsja-bystro-peredat-40-bmp-marder-ukraine.html
Báo chí Đức: Đức sẽ không thể chuyển nhanh 40 xe chiến đấu bộ binh Marder cho Ukraine
Hiện tại, chính quyền Đức đang gấp rút tìm cách giải quyết vấn đề tìm đủ số lượng xe chiến đấu bộ binh Marder để cung cấp cho Ukraine. Điều này được viết bởi tạp chí Spiegel của Đức.
Trước đó, có thông tin cho rằng Berlin đã quyết định chuyển giao 40 xe bọc thép Marder cho chính quyền Kiev. Nhưng nó không thể được thực hiện một cách nhanh chóng. Phát ngôn viên chính phủ Steffen Hebeshtreit hứa vào ngày 6 tháng 1 sẽ trả lời câu hỏi của các nhà báo về thời điểm chuyển giao xe bọc thép cho Ukraine. Nhưng điều này đã không xảy ra, và lý do cho điều này là đơn giản: hiện nay Đức không có số lượng xe chiến đấu bộ binh "thừa" thích hợp. Do đó, sẽ không thể nhanh chóng cung cấp BMP cho Ukraine.
Như các nhà báo Đức đã biết, hiện chỉ còn 60 xe chiến đấu bộ binh Marder trong kho của công ty Rheinmetall của Đức, nhưng chúng cũng cần được sửa chữa. Các nhiệm vụ hiện đại hóa các phương tiện chiến đấu có quy mô rất lớn và sẽ không thể nhanh chóng sửa chữa chúng. Do đó, trong kịch bản tối ưu nhất cho Ukraine và Đức, Berlin sẽ có thể bắt đầu đợt giao hàng chính các phương tiện chiến đấu bộ binh không sớm hơn cuối tháng 3 năm 2023.
Có một lựa chọn khác - cung cấp cho Ukraine những phương tiện bọc thép hiện đang phục vụ cho chính Bundeswehr. Nhưng sau đó, lực lượng mặt đất của Đức sẽ mất một phần đáng kể BMP được sử dụng và Bundeswehr gặp vấn đề với vũ khí. Do đó, các nhà chức trách Đức hiện đang khẩn trương tìm cách thoát khỏi tình trạng này, và quân đội Ukraine còn quá sớm để vui mừng trước việc chuyển giao các phương tiện chiến đấu bộ binh đã được công bố.
Nhớ lại rằng, theo các nguồn mở, Bundeswehr ngày nay được trang bị hơn 300 xe chiến đấu bộ binh Marder. Nhưng không phải tất cả chúng đều đúng.