Thứ Tư, 18 tháng 1, 2023

NÓNG: VÌ SAO ÔNG NGUYỄN XUÂN PHÚC THÔI CHỨC CHỦ TỊCH NƯỚC?

 

Ngày 17/01/2023 , tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trung ương đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân.

Theo thông tin chính thức từ Báo Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 Phó Thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự. “Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, Đồng chí đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu.”

Trước khi làm Chủ tịch nước hồi tháng 4/2021, ông Phúc có một nhiệm kỳ làm Thủ tướng từ 2016 đến 2021, được Trung ương đánh giá là "đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt kết quả quan trọng". Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ có vi phạm, khuyết điểm.

Trong đó, hai Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân. Ba Bộ trưởng bị Trung ương đánh giá là có vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng gồm ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế), ông Chu Ngọc Anh (cựu Chủ tịch Hà Nội) và ông Mai Tiến Dũng (nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ). Trong đó, ông Long và Ngọc Anh đã bị bắt để điều tra.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, do đó, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Nguyễn Xuân Phúc 69 tuổi, quê Quảng Nam, trình độ cử nhân kinh tế. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị ba khóa liên tiếp từ 11 đến 13; Ủy viên Trung ương Đảng bốn khóa liên tiếp từ 10 đến 13; đại biểu Quốc hội bốn khóa 11, 13, 14, 15.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, ông về quê làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ chuyên viên, phó văn phòng, chánh văn phòng UBND tỉnh, ông làm Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị khu du lịch Furama Đà Nẵng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Từ năm 1997 đến 2006, ông làm Phó chủ tịch tỉnh kiêm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.

Tháng 3/2006, ông giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ, sau đó làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, rồi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tháng 8/2011, ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng, 5 năm sau được Quốc hội bầu làm Thủ tướng.

Tại Đại hội 13 đầu năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong hai "trường hợp đặc biệt" Bộ Chính trị khóa 12 tái cử. Tháng 4/2021, ông Phúc được bầu làm Chủ tịch nước.

Đầu nhiệm kỳ khóa 13, Bộ Chính trị có 18 ủy viên. Sau khi ông Phạm Bình Minh và Nguyễn Xuân Phúc thôi chức, Bộ Chính trị còn 16 ủy viên.

Theo ý kiến của Google.tienlang, ông Nguyễn Xuân Phúc là người cũng không am hiểu về Lịch sử Việt Nam. Mặc dù tThứ Hai, 26 tháng 11, 2018 HAI VỊ TƯỚNG QUÂN ĐỘI CÙNG TIẾN SĨ NGUYỄN CẢNH TOÀN LÀM VIỆC VỚI PTT VŨ ĐỨC ĐAM VỀ BỘ SỬ 30 TẬP để phản ánh ý kiến nhân dân về sai lầm của Bộ sử 15 tập khi nhóm biên soạn đã tự ý “bỏ chữ nguỵ”, thế nhưng, ngày 24/09/2021, trên đất Mỹ, ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn quảng bá cho Bộ sách độc hại này bằng cách tặng sách Bộ Lịch sử Việt Nam cho Khoa Việt Nam học, Đại học Columbia (New York, Hoa Kỳ), ảnh dưới:

Hoàng Minh Tâm

12 nhận xét:

  1. Chủ tịch nước xin thôi giữ chức vụ thì ai sẽ nắm quyền thay? Tổng Bí thư hay Phó Chủ tịch nước?
    Theo Điều 2 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau: Từ chức là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

    Căn cứ Điều 6 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:

    Căn cứ xem xét từ chức
    Việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
    1. Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
    2. Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
    3. Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
    4. Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.
    Theo đó, về bản chất Chủ tịch nước xin thôi giữ chức vụ là xin từ chức trong các trường hợp sau:

    - Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

    - Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.

    - Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

    - Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.
    Hồ sơ xin thôi giữ chức vụ của Chủ tịch nước bao gồm những gì?
    Tại Điều 9 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định hồ sơ xin thôi giữ chức vụ của Chủ tịch nước như sau:

    - Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ.

    - Quyết định, kết luận, thông báo, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, biên bản hội nghị, đơn của cán bộ xin từ chức, báo cáo đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ và các tài liệu có liên quan.

    Chủ tịch nước xin thôi giữ chức vụ thì ai sẽ nắm quyền thay?
    Tại Điều 93 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

    Điều 93.
    Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.
    Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
    Theo đó, nếu Chủ tịch nước thôi giữ chức vụ thì Phó Chủ tịch nước sẽ là người nắm quyền thay cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới chứ không phải là Tổng Bí thư.

    Trả lờiXóa
  2. Người dân Việt Nam tin tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực.
    Chưa đọc nhưng tôi tin các thế lực phản động và các đài báo cuốc tế như Bà bán cải (BBC), RFA, VOA... chắc thế nào cũng bình loạn rằng đây là tranh chấp bè phái ở Đảng Cộng sản Việt Nam...
    Càng những lúc như thế này, càng phải nhớ đến "Tiên đề Google.tienlang":
    Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021
    Tiên đề Google.tienlang: “Bất cứ ai, bất cứ thứ gì được mấy ông BBC, RFA, VOA, RFI… tung hô thì đích thị đều là những người, những thứ bỏ đi, không ra gì"- Đó là một chân lý khỏi cần chứng minh!”

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/08/tien-e-googletienlang-bat-cu-ai-bat-cu.html

    Trả lờiXóa
  3. Ông Trường Minh nói đúng!
    Chưa bao giờ các thế lực thù địch, đứng đầu là Mỹ, nguôi mối thù thua trận ở Việt Nam.
    Ngoài miệng thì người Mỹ nói muốn thấy Việt Nam Hùng cường; nhưng ngay sau đó Mỹ lại thọc dao vào lưng VN bằng các bản gọi là "báo cáo nhơn quèn" thường niên, xuyên tạc, vu khống Việt Nam.
    Người Việt hiểu quá rõ những chiu này.
    Ví dụ, vụ HOA KỲ VỪA DIỄN MÀN “SÓI ĐỘI LỐT CỪU” Ở VIỆT NAM
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/06/hoa-ky-vua-dien-man-soi-oi-lot-cuu-o.html

    Trả lờiXóa
  4. Hãy xem Vài clip nóng: NHỮNG CÂU NÓI GIẢN DỊ CỦA 'NGƯỜI ĐỐT LÒ VĨ ĐẠI' KHIẾN NGƯỜI DÂN LƯƠNG THIỆN VUI MỪNG NHƯNG NHỮNG KẺ THAM NHŨNG RUN SỢ
    Gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri các quận: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng nhằm chuẩn bị cho kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa X. Không màu mè hoặc “đao to búa lớn”, những lời giản dị, nhẹ nhàng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chắc chắn khiến người dân lương thiện cả nước vui mừng tin tưởng song cũng sẽ khiến những kẻ tham nhũng run sợ, khiếp vía.
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2023/01/vai-clip-nong-nhung-cau-noi-gian-di-cua.html

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 18:09 18 tháng 1, 2023

    Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
    Chiều nay, 18-1-2023, Quốc hội đã thống nhất miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV, đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
    Chiều 18-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 3 Quốc hội khóa XV, trình Quốc hội về việc xem xét miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV (thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

    Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình, các đại biểu đã về đoàn thảo luận. Tiếp đó, các đại biểu đã bỏ phiếu kín về việc phê chuẩn miễn nhiệm.

    Sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

    Kỳ họp bất thường thứ ba của Quốc hội khóa XV cũng đã kết thúc trong chiều nay.

    Trả lờiXóa
  6. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 18:13 18 tháng 1, 2023

    Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước
    Sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân được Bộ Chính trị phân công giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.
    Tại kỳ họp bất thường vào ngày 18/1, sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo về việc thực hiện quyền Chủ tịch Nước đối với bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước.

    Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo: Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.

    Việc này căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014; Kết luận của Bộ Chính trị về việc phân công Ủy viên Trung ương Đảng giữ quyền Chủ tịch nước.

    Tiểu sử:
    Bà Võ Thị Ánh Xuân, sinh ngày 8/1/1970; quê quán: Xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang; trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm Hóa học, Thạc sĩ chuyên ngành quản lý công.

    Bà là Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI (dự khuyết), XII, XIII; Đại biểu Quốc hội: Khóa XIV.

    Bà Võ Thị Ánh Xuân trưởng thành từ một giáo viên Trường PTTH Mỹ Thới, thị xã Long Xuyên. Sau đó bà làm chuyên viên nghiên cứu tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy An Giang.

    Từ năm 2001 - 2010, bà kinh qua các vị trí: Phó chủ tịch, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang; Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Bí thư Thị ủy Tân Châu. Sau đó bà giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó bí thư Tỉnh ủy An Giang.

    Ngày 2/10/2015, Bộ Chính trị điều động, phân công và chỉ định bà đảm nhận chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2010 - 2015. Ngay sau đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 10, nhiệm kỳ 2015-2020 bầu bà giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025.

    Ngày 6/4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, bà Võ Thị Ánh Xuân được bầu làm Phó Chủ tịch nước và tái cử chức danh này tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV vào tháng 7/2021 cho đến nay.

    Trả lờiXóa
  7. Ông Lavrov trả lời câu hỏi liệu Chiến dịch quân sự ở Ukraina có thể kết thúc vào năm 2023 không?
    15:52 18.01.2023 (Đã cập nhật: 16:15 18.01.2023)
    MOSKVA (Sputnik) - Hoạt động quân sự đặc biệt có các mục tiêu không phải là hư cấu, đây chính là việc không được có các cơ sở hạ tầng quân sự gây nguy hiểm cho Nga ở Ukraina và các quốc gia láng giềng khác, cũng như không thể bức hại các công dân nói tiếng Nga tại nước này, Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết.
    "Chiến dịch quân sự đặc biệt có các mục tiêu không phải hư cấu, không chỉ nghĩ ra từ không khí, mà là các mục tiêu được xác định bởi lợi ích an ninh cơ bản, hợp pháp của Liên bang Nga. Và lợi ích về vị thế của Nga trên thế giới, trước hết là ở các vùng tiếp giáp gần bên", - ông Lavrov nói với báo chí.

    Ông Lavrov nói trong hội nghị về kết quả công tác ngoại giao Nga năm 2022 khi trả lời câu hỏi liệu các hoạt động quân sự trong khuôn khổ Chiến dịch quân sự đặc biệt có thể kết thúc vào năm 2023 hay không.
    Bộ trưởng nhấn mạnh rằng ở Ukraina, cũng như ở bất kỳ lãnh thổ nào khác giáp với Nga, không nên có các cơ sở hạ tầng quân sự gây ra mối đe dọa và không nên có sự áp bức đối với dân số nói tiếng Nga tại nước này.
    "Không nên có sự phân biệt đối xử, đàn áp đối với đồng bào của chúng tôi, những người theo sự run rủi của số phận hóa ra lại là công dân của nhà nước Ukraina, nhưng vẫn muốn bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống của họ, họ muốn nuôi dạy con cái của họ theo những truyền thống này. Tôi nhấn mạnh, điều này hoàn toàn phù hợp với hiến pháp Ukraina", - Bộ trưởng nói thêm.
    Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina
    Ngày 24 tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina.
    Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Moskva không bao gồm việc chiếm đóng Ukraina, mục đích chỉ nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina.
    Các nước phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt chống LB Nga. Đại hội đồng LHQ đình chỉ sự tham gia của Nga trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
    Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Lực lượng vũ trang chỉ tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự và quân đội Ukraina, và tính đến ngày 25 tháng 3, họ đã hoàn thành các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu - làm giảm đáng kể tiềm năng chiến đấu của Ukraina. Ngày 19/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố bắt đầu giai đoạn tiếp theo của chiến dịch đặc biệt.

    Trả lờiXóa
  8. TASS: Антонов: Россия уничтожит любые вооружения, которые Запад направит Украине -Antonov: Nga sẽ phá hủy mọi vũ khí phương Tây gửi tới Ukraine
    Ngày 19 tháng 1, 10:07 sáng, cập nhật 19 tháng 1, 10:58
    https://tass.ru/politika/16833185
    Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ đã bình luận về tuyên bố của người đứng đầu cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao, Ned Price, về khả năng thực sự Kiev tấn công Crimea bằng vũ khí của Mỹ
    WASHINGTON, ngày 19 tháng 1. /TASS/. Quân đội Nga sẽ tiêu hủy bất kỳ loại vũ khí nào mà các nước phương Tây gửi cho quân đội Ukraine. Điều này đã được tuyên bố vào thứ Tư bởi Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov, đáp lại yêu cầu của giới truyền thông bình luận về tuyên bố của người đứng đầu cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao, Ned Price, về khả năng thực sự của lực lượng an ninh Kiev tấn công Crimea sử dụng vũ khí của Mỹ.
    “Mọi người nên hiểu rõ rằng: bất kể người Mỹ hay NATO cung cấp vũ khí gì cho chế độ [Tổng thống Ukraine Volodymyr] Zelensky, chúng tôi sẽ tiêu diệt chúng. trong khu vực có điều kiện bình thường cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các dân tộc, như ngày xưa," Antonov được dịch vụ báo chí của đại sứ quán trích dẫn. Ông nhấn mạnh rằng "bơm vũ khí cho Ukraine, dù là của Mỹ hay các nước NATO khác, sẽ chỉ dẫn đến sự gia tăng thương vong dân sự và tạo thêm khó khăn cho nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ."

    "Hãy nghĩ về luận điểm của [Tổng thống Nga] Vladimir Putin <...>. Đơn giản là không thể đánh bại Liên bang Nga. Chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta," Antonov kết luận, đồng thời kêu gọi lắng nghe tuyên bố của Ngoại trưởng Sergei Lavrov tại một cuộc họp báo được tổ chức vào thứ Tư sau kết quả hoạt động ngoại giao Nga năm 2022.

    Trả lờiXóa
  9. TASS: В ДНР сообщили, что Соледар со стороны ВСУ обороняли состоящие из наемников батальоны - DPR báo cáo rằng Soledar được bảo vệ bởi các tiểu đoàn lính đánh thuê từ phía Lực lượng Vũ trang Ukraine
    19 tháng 1, 09:04
    Dân quân Nhân dân Cộng hòa Nhân dân Donetsk cũng tuyên bố rằng Lực lượng Vũ trang Ukraine đang nhanh chóng mất trang bị
    DONETSK, ngày 19 tháng Giêng. /TASS/. Các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine (APU) bảo vệ Soledar bao gồm các tiểu đoàn hoàn toàn là người nước ngoài. Điều này đã được nói với TASS trong Dân quân Nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (NM DNR).
    Theo người đối thoại của cơ quan này, Lực lượng Vũ trang Ukraine đang nhanh chóng mất đi trang thiết bị, bao gồm cả những thiết bị do NATO cung cấp, và ở phương Tây, họ coi đây là hậu quả của việc sử dụng quân nhân Ukraine không được đào tạo đầy đủ. Do đó, thay vì các đơn vị hỗn hợp, nơi lính đánh thuê NATO lãnh đạo lực lượng chính quy, các đơn vị hoàn toàn do người nước ngoài điều khiển bắt đầu được sử dụng để bảo quản thiết bị.

    "Ý tưởng của phương Tây bây giờ là cung cấp các nhóm lính đánh thuê đã được phối hợp tốt, từ binh nhì đến sĩ quan. Cho đến nay, những nhóm nhỏ. Mặc dù một sư đoàn súng không còn quá nhỏ về mặt nhân sự. Và trong cùng Soledar không còn chỉ có một vài chiếc xe bán tải chở lính đánh thuê, mà có những đại đội và tiểu đoàn hoàn toàn là người nước ngoài. Không phải sĩ quan nước ngoài, mà những người còn lại - người Ukraine, cụ thể là các tiểu đoàn người nước ngoài đến," đại diện của NM DPR nhấn mạnh.

    Soledar nằm cách Donetsk khoảng 100 km về phía bắc và cho đến gần đây là một phần của tuyến phòng thủ thống nhất của Lực lượng Vũ trang Ukraine Artemovsk - Soledar - Seversk. Vào đêm ngày 11 tháng 1, Yevgeny Prigozhin, người sáng lập Wagner PMC, nói rằng thành phố, nơi xảy ra giao tranh trong những tuần gần đây, đã được kiểm soát. Bộ Quốc phòng Nga thông báo vào tối 12/1, quân đội Nga đã hoàn thành việc giải phóng Soledar khỏi các đội hình của Ukraine. Theo đại diện chính thức của cục, Trung tướng Igor Konashenkov, việc kiểm soát hoàn toàn thành phố này cho phép cắt đứt các tuyến tiếp tế của quân đội Ukraine ở Artemovsk, sau đó phong tỏa và bao vây các đơn vị còn lại ở đó.

    Ukraine từ chối thừa nhận việc mất Soledar. Như Viktor Vodolatsky, điều phối viên về quan hệ liên nghị viện với Hội đồng Nhân dân LPR, phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Duma Quốc gia về các vấn đề của SNG, Hội nhập Á-Âu và Quan hệ với Đồng bào, nói với TASS, Kyiv sẽ khó nhận ra mất Soledar, cũng như đối với NATO, vốn đã bơm vũ khí cho Ukraine, sẽ là một thất bại đối với họ, vì quyền kiểm soát thành phố có ý nghĩa tượng trưng, ​​bao gồm cả địa chính trị.

    Trả lờiXóa
  10. German General Vad expects that the Russian Armed Forces will soon completely take Donbass under control - Tướng Đức Vad hy vọng Lực lượng vũ trang Nga sẽ sớm kiểm soát hoàn toàn Donbass
    https://www.tellerreport.com/news/2023-01-13-german-general-vad-expects-that-the-russian-armed-forces-will-soon-completely-take-donbass-under-control.r1oF-oA5j.html
    Theo tướng Đức Erich Wad, người cũng từng làm cố vấn về chính sách quân sự cho cựu Thủ tướng Angela Merkel, quân đội Nga sẽ sớm kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Donbass.
    Ông ấy bày tỏ ý kiến ​​​​này trong một cuộc phỏng vấn với Emma.

    “Ở khu vực Bakhmut, người Nga rõ ràng đang tiến lên. Có lẽ, họ sẽ sớm kiểm soát hoàn toàn Donbass”, vị tướng quân đội cho biết.

    Wad thừa nhận rằng phương Tây có thể gửi 100 xe chiến đấu bộ binh Marder và xe tăng Leopard tới Ukraine, nhưng họ sẽ không thay đổi được gì.

    Vào ngày 11 tháng 1, quyền người đứng đầu DPR, Denis Pushilin, đã tuyên bố một bước ngoặt trên con đường giải phóng toàn bộ lãnh thổ của nước cộng hòa.

    Theo cố vấn của Pushilin, Igor Kimakovsky, Bakhmut (Artyomovsk) đang ở trong môi trường hoạt động.

    Trả lờiXóa
  11. TASS: Пригожин заявил о взятии под контроль населенного пункта Клещеевка под Артемовском -Prigozhin tuyên bố chiếm được khu định cư Kleshcheevka gần Artemovsk
    Ngày 19 tháng 1, 14:55, cập nhật 19 tháng 1, 15:30
    https://tass.ru/armiya-i-opk/16834393
    Theo người sáng lập PMC "Wagner", vẫn còn những trận chiến khốc liệt xung quanh Kleshcheevka
    MOSCOW, ngày 19 tháng Giêng. /TASS/. Việc giải quyết Klescheevka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) được kiểm soát hoàn toàn bởi các đơn vị của Wagner PMC.
    Điều này đã được báo cáo vào thứ Năm trên kênh Telegram của dịch vụ báo chí của người sáng lập PMC Wagner Yevgeny Prigozhin.

    “Chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng khu định cư Klescheevka, một trong những vùng ngoại ô quan trọng của Bakhmut [tên tiếng Ukraina của thành phố Artemivsk], đã hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của các đơn vị Wagner PMC,” báo cáo viết. “ Kleshcheevka đã được giải phóng. Xung quanh Kleshcheevka vẫn đang diễn ra những trận đánh ác liệt. Quân địch bám từng mét đất”.

    Như đã lưu ý trong bài bình luận, "trái ngược với nhiều ý kiến ​​​​cho rằng Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) đang chạy trốn khỏi Artemivsk, điều này không phải như vậy."

    Trả lờiXóa
  12. Литовский генерал рассказал, почему НАТО не передаст Украине много танков - Tướng Litva nói lý do NATO sẽ không chuyển nhiều xe tăng cho Ukraine
    13:27 19.01.2023
    https://ria.ru/20230119/tanki-1845952174.html
    Tướng Ruphis: NATO sẽ không chuyển nhiều xe tăng cho Ukraine, vì cần huấn luyện quân nhân Lực lượng vũ trang Ukraine
    MOSCOW, ngày 19 tháng 1 - RIA Novosti. Các nước NATO không thể ngay lập tức chuyển giao nhiều xe tăng cho Kiev, vì trước hết quân đội Ukraine phải được đào tạo để quản lý chúng, Trung tướng Valdemaras Ruphis, chỉ huy quân đội Litva , cho biết hôm thứ Năm.
    "Luôn có những vấn đề kỹ thuật, tôi xin đề cập đến hai vấn đề chính: bạn không thể cung cấp ngay một số lượng xe tăng đặc biệt lớn, bởi vì trước tiên bạn cần phải huấn luyện. Nói về xe tăng như một phương tiện, quân đội Ukraine chưa sử dụng một chiếc xe tăng nào Loại xe tăng này cho đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng, vì vậy ... sự hỗ trợ ban đầu của những chiếc xe tăng này không quá lớn", Rupshis nói trên đài phát thanh LRT.
    Ông nói, vấn đề thứ hai là bản thân các nước NATO có kế hoạch phòng thủ và họ "phải đảm bảo khả năng phòng thủ của chính mình." “Do đó, những quốc gia có vũ khí như vậy trong kho vũ khí của họ có thể cung cấp hoặc chuyển giao cho Ukraine nhiều nhất có thể nếu họ chấp nhận rủi ro như vậy, đủ để bảo vệ đất nước của họ và toàn bộ liên minh,” Ruphis nói.
    Tư lệnh quân đội Litva cũng lưu ý rằng Litva dự kiến ​​sẽ thành lập một sư đoàn cỡ trung bình vào năm 2030. Các đơn vị còn thiếu, chẳng hạn như hàng không, sẽ được cung cấp bởi các đồng minh NATO, Ruphis cho biết.
    Tuần trước, văn phòng của Thủ tướng Anh Rishi Sunak thông báo rằng London sẽ chuyển giao 14 xe tăng Challenger 2 cho Kiev , Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thông báo rằng xe tăng Leopard 2 của Đức sẽ được gửi tới Ukraine . Trước đó, phương Tây chỉ giúp Ukraine xe tăng do Nga hoặc Liên Xô sản xuất. Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis trước đó bày tỏ tin tưởng rằng các nước NATO sẽ gửi xe tăng tới Kiev.
    Nga trước đó đã gửi công hàm tới các nước NATO vì cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí cho Ukraine sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga. Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tuyên bố rằng các nước NATO đang "đùa với lửa" bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ông Peskov lưu ý rằng việc cung cấp cho Ukraine vũ khí từ phương Tây không góp phần vào sự thành công của các cuộc đàm phán Nga-Ukraine và sẽ có tác động tiêu cực.

    Trả lờiXóa