Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2023

Chiều Tất niên: TỔNG KẾT CUỘC CHIẾN CHỐNG LẬT SỬ -GIAI ĐOẠN MỘT

 

Chiều nay, 21/01/2023 và cũng là 30 tháng chạp năm Nhâm Dần, chiều Tất niên. Thiếu tướng Hoàng Kiền đã có Kết luận ở bài Thiếu tướng Hoàng Kiền: “ANH HÙNG LÊ VĂN TÁM KHÔNG CÓ THẬT”- PHÁT ĐẠI BÁC ĐẦU TIÊN CỦA ÔNG PHAN HUY LÊ BẮN VÀO LỊCH SỬ, MỞ RA PHONG TRÀO LẬT SỬ khẳng định: "Nhất định phong trào chống lật sử sẽ thắng lợi hoàn toàn!" Google.tienlang cũng tin chắc như vậy! Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, Google.tienlang xin có bài này để đánh dấu bước thành công bước đầu của cuộc chiến chống lật sử...
===

Đồng Thị Kim Thanhlúc 11:29 21 tháng 1, 2023

Lưu ý BBT Google.tienlang, có nhiều ý kiến của bạn đọc đồng tình:
===
Cựu Chiến binhlúc 13:17 19 tháng 1, 2023
Tôi nhất trí với ông Trần Long
===
Trần Long lúc 21:03 17 tháng 1, 2023
Ta hãy coi bài Thiếu tướng Hoàng Kiền: “ANH HÙNG LÊ VĂN TÁM KHÔNG CÓ THẬT”- PHÁT ĐẠI BÁC ĐẦU TIÊN CỦA ÔNG PHAN HUY LÊ BẮN VÀO LỊCH SỬ, MỞ RA PHONG TRÀO LẬT SỬ
https://googletienlang2014.blogspot.com/2023/01/thieu-tuong-hoang-kien-anh-hung-le-van.html
là bài TỔNG KẾT CUỘC CHIẾN CHỐNG LẬT SỬ -GIAI ĐOẠN MỘT, bắt đầu từ ngày 20.3.2005 khi ông Trùm Lật sử Phan Huy Lê Nổ phát đại bác vào Lịch sử trên báo của lũ cờ vàng "Người Việt"
Xem bài Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015
LÊ VĂN TÁM VÀ CÂU CHUYỆN XUYÊN TẠC LỊCH SỬ CỦA GS PHAN HUY LÊ.

https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/le-van-tam-va-cau-chuyen-xuyen-tac-lich.html
cho đến cuối năm Nhâm Dần (cuối năm 2022 đầu năm 2023) bằng bài Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG CHỈ ĐẠO: KHÔNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG "PHAN THANH GIẢN" VÀ "TRƯƠNG VĨNH KÝ"- TỨC KHÔNG CHẤP NHẬN QUAN ĐIỂM LẬT SỬ CỦA CỤ VÕ VĂN KIỆT

https://googletienlang2014.blogspot.com/2023/01/ban-tuyen-giao-trung-uong-chi-ao-khong.html
Ở Giai đoạn Một (từ năm 2005) này ta thấy sự trùng hợp đáng chú ý: - Bắt đầu từ ngày 20.3.2005 khi ông Trùm Lật sử Phan Huy Lê Nổ phát đại bác vào Lịch sử trên báo của lũ cờ vàng "Người Việt"
- Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng bắt đầu phát ngôn "ngày 30/4, ngày có triệu người vui những cũng có triệu người buồn" trên báo Quốc tế trong bài Những đòi hỏi mới của thời cuộc vào ngày 30/3/2005!
Và đến bây giờ, cuối Giai đoạn Một, cơ quan chức năng, cụ thể là Ban Tuyên giáo Trung ương đã bắt đầu xử lý vụ LẬT SỬ qua bài Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG CHỈ ĐẠO: KHÔNG ĐẶT TÊN ĐƯỜNG "PHAN THANH GIẢN" VÀ "TRƯƠNG VĨNH KÝ"- TỨC KHÔNG CHẤP NHẬN QUAN ĐIỂM LẬT SỬ CỦA CỤ VÕ VĂN KIỆT
https://googletienlang2014.blogspot.com/2023/01/ban-tuyen-giao-trung-uong-chi-ao-khong.html
Như vậy, Lực lượng đấu tranh chống Lật sử đã có thành quả đáng mừng.
Bên cạnh đó, trong Giai đoạn Một chúng ta cũng có một số niềm vui nho nhỏ như phát hiện của ông Đoàn Quốc Quỳnh:
====
Đoàn Quốc Quỳnh lúc 22:11 16 tháng 1, 2023
Nhưng tôi cũng rất mừng vì dường như Ông Nguyễn Đình Khang - tân Ct Tổng LĐ Lao động Việt Nam đã nghe lời cảnh báo của Google.tienlang: CHỚ ĐI THEO VẾT XE ĐỔ CỦA Ô ĐẶNG NGỌC TÙNG VINH DANH LÍNH NGỤY CHẾT Ở HOÀNG SA!
https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/02/gui-ong-nguyen-inh-khang-tan-ct-tong-l.html
Chính vì vậy, ông Nguyễn Đình Khang đã KHÔNG TIẾP TỤC XÂY DỰNG “Khu tưởng niệm Hoàng Sa”, dù công trình vinh danh lính nguỵ này đã được khởi công từ năm 2016. Tất cả các báo lớn nhỏ đều đưa tin rình rang về công trình này. Nhưng đến giờ, công trình vẫn đắp chiếu.
===
hoặc phát hiện của ông Hoàng Xuân Đan:
===
Hoàng Xuân Đan lúc 13:49 17 tháng 1, 2023
BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO BÙI THANH SƠN KHÔNG 'BỎ CHỮ NGỤỴ' NHƯ ĐÒI HỎI CỦA NHÓM LẬT SỬ!
===
Tôi bổ sung một thắng lợi nho nhỏ trong cuộc chiến chống lật sử nữa ở bài: Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022
Tin vui nóng hổi cho những chiến sĩ đấu tranh chống Lật sử: CHỦ TỊCH NƯỚC CHỈ ĐẠO XEM XÉT PHONG ANH HÙNG CHO ĐẠI TÁ BÙI VĂN TÙNG
https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/06/tin-vui-nong-hoi-cho-nhung-chien-si-au.html

===

Chúng tôi cảm ơn Bạn đọc trong và ngoài nước luôn đồng hành cùng chúng tôi trong những năm vừa qua và mong rằng quý vị sẽ tiếp tục hỗ trợ Google.tienlang- TRUNG TÂM CHỐNG LẬT SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG trong chặng đường phía trước!

Google.tienlang học theo tư tưởng "Trường Kỳ Kháng Chiến- Nhất định Thắng lợi" của Bác Hồ để áp dụng trong cuộc chiến chống LẬT SỬ hiện nay. Chúng tôi tin tưởng, sang năm mới sẽ có nhiều thành công mới!

Thay mặt Ban Biên tập Google.tienlang

Tổng Biên tập 

Lê Hương Lan

12 nhận xét:

  1. CHÚC MỪNG NĂM MỚI!
    Kính chúc Ban Biên tập cùng Bạn đọc trong và ngoài nước, đặc biệt là chúc Bạn đọc cao tuổi - Cụ Người Đất thép sang năm mới SỨC KHOẺ MỚI và THẮNG LỢI MỚI!

    Trả lờiXóa
  2. Мария Шараповаlúc 21:35 21 tháng 1, 2023

    Tôi cùng bạn Людмила đang học ngôn ngữ tiếng Việt tại Khoa Ngôn ngữ MGLU - Đại Học Ngôn Ngữ Quốc Gia Matxcova- Московский государственный лингвистический университет.
    Ở đây chúng tôi cũng có nhiều bè bạn người Việt và vì vậy, chúng tôi cũng chung vui đón Năm mới Quý Mão! Rất vui!

    Chúc Bạn đọc Google.tielang An khang Thịnh vượng!

    Trả lờiXóa
  3. Мария Шараповаlúc 21:41 21 tháng 1, 2023

    Những người Việt ở thành phố Nizhny Novgorod
    20:26 21.01.2023
    Bánh chưng xanh của người Việt ở TP Nizhny Novgorod - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2023
    © Sputnik

    Mong chiến tranh kết thúc nhanh để cuộc sống được bình yên hơn! Đó là mong mỏi lớn nhất của những người Việt mưu sinh trên vùng đất Nizhny Novgorod trước thềm năm Quý Mão 2023.
    Năm 2022 thực sự là một năm khó khăn chồng chất đối với các công ty của người Việt tại Nga, thuộc tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất, kinh doanh đến dịch vụ ăn uống, du lịch… Tất cả những người Việt mưu sinh ở nước Nga đều phải đối mặt với nhiều khó khăn nảy sinh trong hoàn cảnh Covid vẫn còn hoành hành và Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina. Các công ty khó khăn bao nhiêu thì những người Việt làm ăn nhỏ lẻ cũng vất vả không kém, nhiều khi làm ăn sinh sống của họ còn nặng nề hơn.
    Người Việt ở chợ Kanavin
    Chuyến tàu đêm từ Moskva đưa tôi tới Nizhny Novgorod (cách Moskva chừng 450km về phía Đông Bắc) vào một sáng sớm mùa đông giá lạnh âm 8 độ C sau Tết dương.
    Chợ Trung tâm thành phố Nizhny Novgorod (thời Xô-Viết có tên là Gorky, thành phố quê hương của đại văn hào Xô-Viết Maksim Gorky). Người Việt ở đây thường gọi là chợ Kanavin. Trước đại dịch Covid-19, người Việt bán hàng ở đây rất nhiều, có tới hơn 100 người, chủ yếu là quần áo và giày dép. Do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều người đã về nước, hoặc đóng quầy hàng, chuyển sang làm những nghề khác.
    2 tuần trước Tết Nguyên đán. Trời lạnh gần âm 20 độ C. Những dãy hàng của người Việt cũng như bao dãy hàng khác đều vắng khách.
    “Hiện nay chỉ còn khoảng chừng 20 người Việt bán hàng ở đây thôi. Sức mua hiện nay kém lắm. Em bán áo đông, trung bình ngày chỉ bán được một vài cái thôi”, - Chị Huyền, người Huế chia sẻ với phóng viên Sputnik.
    Chị Huyền cùng với chồng sinh sống và buôn bán ở Nizhny Novgorod đã mấy chục năm. Thời làm ăn tốt, hai vợ chồng chị có tới 3-4 điểm bán hàng, giờ chỉ còn 1 điểm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Мария Шараповаlúc 21:41 21 tháng 1, 2023

      Nói chung, những người mà còn bám được vào việc bán hàng ngoài chợ là những người kiên trì, biết làm ăn và có vốn tốt.
      Như chị Thu, chị Ngọc và nhiều người khác thì giờ đây đi làm những nghề khác để kiếm sống. Chị Thu hàng ngày đi quét dọn cầu thang các chung cư hoặc đi nấu bếp ở quán ăn của người Việt.

      Chị Ngọc, cũng như chị Thu, giữ mãi không được các quầy bán ở chợ rồi cũng phải đi làm việc khác để kiếm sống nuôi gia đình.
      “Tôi nhiều năm vừa bán hàng ở chợ, vừa đi quét dọn cầu thang, có thời điểm làm cả 2-3 ca/ngày. Mấy năm nay thì tôi đi nấu ăn ở một quán ăn Việt Nam. Một tuần được nghỉ một ngày, làm từ 10 giờ sáng tới 10 giờ đêm, được 2300 rúp/ngày. Chồng thì đi làm công nhân xây dựng ở nơi khác”, - Chị Ngọc, quê Phú Thọ tâm sự với phóng viên Sputnik.
      Tại thành phố Nizhny Novgorod có 3 quán ăn của người Việt
      Người Việt ở đâu cũng vậy: Cần cù, siêng năng, linh hoạt. Trước kia, ở Nizhny Novgorod, người Việt chủ yếu chỉ buôn bán ngoài chợ Kanavin, thì ngày nay họ làm đủ nghề: Buôn bán, công nhân xây dựng, dọn dẹp, nấu ăn, tổ chức quán ăn, …

      Hiện nay, tại thành phố cổ xinh đẹp này có 3 quán ăn của người Việt, đều ở những trung tâm thương mại lớn là Phantastika, Sedmoe Nhebo (Bầu trời thứ bảy) và Nhebo (Bầu trời).
      Quán “Việt Quán” ở Trung tâm thương mại Nhebo một ngày cuối tuần. Khách mua đồ ăn Việt Nam khá đông. Nhìn xung quanh tôi thấy các quầy ăn ẩm thực khác ít người hơn hẳn.
      “Món ăn Việt dễ ăn, ngon, vừa túi tiền. Tôi hay cùng cả gia đình cuối tuần tới đây ăn trưa hoặc tối”, - Chị Lena nói với Sputnik.
      “Người Việt nấu rất ngon, các món ăn có hương vị, đậm đà. Sự lựa chọn cũng khá phong phú. Tôi đã từng sang Việt Nam, nên khi nào nhớ Việt Nam thì tôi lại tới đây ăn”, - Anh Ghena chia sẻ với Sputnik.
      Theo đánh giá chung, dù chỉ mới đi vào lĩnh vực ẩm thực vài năm trở lại đây ở Nizhny Novgorod, nhưng người Việt đã rất thành công. Trong năm 2022, các quán ăn của người Việt vẫn phát triển và ngày càng đông khách.
      Tết Việt không thể thiếu chiếc bánh chưng xanh!
      Người Việt ở đâu cũng vậy: Biết đùm bọc nhau, biết giúp đỡ nhau. Trong hai ngày ở Nizhny Novgorod tôi đã được nghe bao nhiêu là câu chuyện kể cảm động. Họ chia sẻ cho nhau từng món ăn ngon, giúp nhau có đồng vốn để làm ăn, làm việc thay nhau khi có người bị ốm…
      Dù trải qua một năm vô cùng vất vả, nhưng rồi ai cũng vui cùng nhau gói những chiếc bánh chưng truyền thống. Tết Việt sao lại có thể thiếu chiếc bánh chưng xanh! Vào tối Giao thừa thì các nhóm thân nhau sẽ tụ tập cùng nấu bữa tối với những món ăn Việt ngày Tết truyền thống và hát những bài hát Việt Nam.
      - Mong chiến tranh kết thúc nhanh để cuộc sống được bình yên hơn!
      Đó là mong mỏi lớn nhất của những người Việt mưu sinh trên vùng đất Nizhny Novgorod trước thềm năm Quý Mão 2023.
      Chuyến tàu đêm từ Nizhny Novgorod đưa tôi trở về Moskva cũng lại vào một đêm đông giá lạnh, âm 27 độ. Tôi nghĩ về những cuộc đời người Việt mưu sinh trên đất Nga, những con người không chỉ kiếm sống mà còn thực sự gắn bó với xứ sở này và chúc cho họ có một cái Tết bình yên, ấm cúng, một Năm Mới an lành.

      Xóa
  4. Мария Шараповаlúc 21:43 21 tháng 1, 2023

    Lễ cúng giao thừa năm Quý Mão nên được thực hành như thế nào?
    17:20 21.01.2023 (Đã cập nhật: 17:24 21.01.2023)
    Vì sao cúng giao thừa là lễ quan trọng nhất Tết Nguyên đán? - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2023
    © Ảnh : vietnamnet.vn
    Lễ cúng giao thừa mang ý nghĩa đặc biệt, vừa là lễ tiễn đưa vừa là lễ nghênh đón. Đây là phong tục đã có từ lâu đời trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.
    Mâm lễ cũng giao thừa không đòi hỏi phải "mâm cao cỗ đầy", mà quan trọng nằm ở sự nghiêm túc, chân thành, kính cẩn của người hành lễ và gia chủ.
    Ý nghĩa lễ cúng giao thừa
    Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, nghi thức cúng giao thừa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đã có rất nhiều tài liệu ghi chép về phong tục lâu đời này.
    Trong cuốn "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính, người Việt xưa tin rằng mỗi năm có một vị thần Hành khiển trông coi nhân gian. Khi một năm qua đi, vị thần cũ bàn giao lại công việc cho vị thần mới lúc giao thừa.
    Tương tự, trong "An Nam phong tục sách" của Đoàn Triển, cúng giao thừa là lễ cúng tiễn thần Hành khiển năm cũ về trời, chào đón thần Hành khiển năm mới, gọi là "tống cựu nghênh tân".
    Theo lịch con giáp, mỗi năm có một vị Hành khiển, quan Hành binh và Phán quan quản hạt trần gian. Có 12 vị Hành khiển, luân phiên thay nhau quản hạt trần gian, mỗi vị một năm.
    Hà Nội: Khai mạc chợ hoa Tết truyền thống phố Hàng Lược năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2023
    Người Việt tại Nga: 'Tổng thống Putin đã làm rất tốt. Tết Nguyên đán vẫn đầy đủ!'
    Hôm qua, 13:02
    Mâm lễ cúng giao thừa
    Thời điểm giao thừa, các gia đình bày lễ cúng tế trời đất. Lễ cúng này có ý nghĩa vừa là lễ tiễn đưa vừa là lễ nghênh đón. Do vậy, mâm lễ cúng giao thừa thường không bày biện nhiều món, vì các vị thần bận việc bàn giao.
    Tùy vào văn hóa vùng miền, mâm cỗ cúng giao thừa có sự khác biệt. Ở miền Bắc, mâm lễ cúng giao thừa thường có móng giò hầm măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến lòng gà, mọc. Đĩa thường dùng để bày gà luộc, xôi, bánh chưng, thịt luộc, thịt đông, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối...
    Với người miền Trung, mâm cúng thường có bánh chưng, bánh tét, dưa món, chả lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, miến Huế, cá chiên hay chả ram...
    Ở miền Nam, mâm cúng thường đơn giản hơn, chỉ có hương thắp, hoa, đèn, bánh mứt, trái cây, trà… Nếu gia chủ chuẩn bị thêm mâm cúng mặn thì sẽ có thịt heo luộc, gà luộc, xôi, bánh tét, chè…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Мария Шараповаlúc 21:43 21 tháng 1, 2023

      Người Việt xưa thường có thói quen làm mâm cúng ngoài trời và mâm cúng trong nhà. TS. Trần Hữu Sơn, Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng, cho biết những lễ vật có trên mâm cúng tượng trưng cho kết quả làm ăn trong suốt một năm qua, đồng thời thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
      Nhà nghiên cứu Phạm Đình Hải, đến từ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cho rằng, các gia đình không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Có thể sử dụng các vật phẩm đã chuẩn bị cho ngày Tết, cũng có thể làm mâm cỗ riêng gồm xôi, thịt gà, giò chả, bánh chưng, gạo muối, hoa quả, bánh kẹo, rượu nước, trầu cau, vàng mã... Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời (nếu có) cũng tương tự, không phân biệt nhiều ít, cốt yếu ở sự chân thành, cung kính.
      "Xôi và gà là hai lễ vật thường được các gia đình dùng nhiều nhất trong lễ cúng giao thừa. Thói quen này có lẽ bắt nguồn từ quan niệm dân gian cho rằng, trong thời điểm bàn giao, các vị thần không có thời gian nên thường rất vội vã. Cúng xôi và thịt gà sẽ phù hợp vì các vị thần có thể vừa ăn vừa xử lý công việc hoặc gói mang theo để ăn trên đường trở về trời", - ông Hải nói.

      Còn theo TS. Trần Hữu Sơn, trên mâm cúng giao thừa thường không thể thiếu một con gà trống luộc. Dân gian quan niệm, gà trống là con vật có thể gọi mặt trời lên. Trong khoảnh khắc quan trọng chuyển giao năm cũ và năm mới, tiếng gà gáy trở nên thiêng liêng, có ý nghĩa làm bừng lên ánh dương, mang đến sinh khí.
      Thời điểm cúng giao thừa
      Ông Phạm Đình Hải cho biết, thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là lúc 0h. Do đó, gia chủ có thể cúng giao thừa từ 11h15 đêm 30 tháng Chạp đến trước 0h và hạ lễ, hóa vàng trước 1h sáng 1 tháng Giêng. Nếu cúng quá sớm hoặc quá muộn (sau 1h sáng mùng 1 Tết) thì không hợp lý.
      Khi cúng giao thừa, mọi người cần chú ý: không dùng hoa giả bày trên ban thờ, nên cúng ngoài trời trước rồi mới cúng trong nhà…
      Về cách hành lễ, ông Hải cho biết, lễ cúng giao thừa tương tự như các lễ cúng thần Phật, tổ tiên trong gia đình. Các lễ này có đặc điểm chung là không bắt buộc phải dâng sớ, tấu, không cần mời thầy cúng. Khi cúng, các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước ban thờ, khấn tổ tiên xin năm mới bình an, sung túc.
      "Gia chủ khấn Nôm và lấy thành tâm, chính ý làm trọng. Trang phục ngay ngắn, thái độ nghiêm túc, kính cẩn của người hành lễ là nhân tố quyết định đến kết quả, giá trị nhân văn của một nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng", - chuyên gia chia sẻ.

      Xóa
  5. CHÚC MỪNG NĂM MỚI!
    Thật vui khi thấy 2 bạn gái Nga là Мария Шарапова và Людмила là những cồng sĩ tích cực của Google.tienlang và cũng là người am hiểu phong tục tập quán người Việt đến vậy!
    Từ Tp Hồ Chí Minh 'rực rỡ Tên Vàng', Trang xin chúc các bạn Nga Năm mới có thêm niềm vui mới, thành công mới!

    Trả lờiXóa
  6. Năm mới, chúc Cuộc đấu tranh chống lật sử có thêm thành công mới!
    Mong ngay trong năm nay, Nhà nước chính thức Phong Anh hùng LLVT cho Đại tá Bùi Văn Tùng như đã nêu ở bài từ Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022
    Tin vui nóng hổi cho những chiến sĩ đấu tranh chống Lật sử: CHỦ TỊCH NƯỚC CHỈ ĐẠO XEM XÉT PHONG ANH HÙNG CHO ĐẠI TÁ BÙI VĂN TÙNG
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/06/tin-vui-nong-hoi-cho-nhung-chien-si-au.html

    Và ngoài việc phong Anh hùng cho ông Bùi Văn Tùng thì Nhà nước hãy xử lý những người đã làm sai lệch lịch sử trong suốt mấy chục năm qua như mong mỏi của nhân dân mà ông Phùng Văn Nghĩa đã nêu tại link https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/06/tin-vui-nong-hoi-cho-nhung-chien-si-au.html?showComment=1656522820804#c3632777505072557394:
    ====
    Phùng Văn Nghĩa lúc 00:13 30 tháng 6, 2022
    Ông Thắng nói Đúng rồi,
    Kết luận như Google.tienlang, có chứng cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ mới là Kết luận.
    - Ông Bùi Tùng có hay ko có mặt ở Dinh Độc Lập? Ông Thệ nói KHÔNG; Ông Tùng và các nhân chứng, đặc biệt là ông Tô Văn Cang nói CÓ.
    Nếu ông Tùng CÓ mặt ở Dinh Độc Lập, hơn nữa ông Tùng còn là Chính ủy Binh đoàn thọc sâu, vậy thì đương nhiên ông Tùng phải nhận trách nhiệm chỉ huy việc dẫn giải Dương Văn Minh sang Đài PT SG; ông Tùng đương nhiên phải thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho DVM.

    Không phải như ông Thệ Nói dối rằng "Sau khi ông Thệ đến Đài PT SG, đang tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho DVM, khoảng 20 phút sau ông Tùng mới đến Đài ...."

    Cùng một sự kiện mà Viện Lịch sử QS nói một đằng; bộ chính sử Lịch sử Nam bộ Kháng chiến nói một nẻo thì chấp nhận sao được? Bộ chính sử Lịch sử Nam bộ Kháng chiến, do Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam bộ kháng chiến chỉ đạo thực hiện, theo quyết định của Bộ Chính trị và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật đã xuất bản năm 2010, 2011), có ghi chép rõ ràng: Người thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đọc phát đi trên Đài phát thanh là trung tá Bùi Văn Tùng – Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203; người thay mặt Quân Giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng của Tổng thống chế độ Sài Gòn cũng là trung tá Bùi Văn Tùng.

    Trả lờiXóa
  7. CHÚC MỪNG NĂM MỚI!
    Lu bù Tết nhất nên mấy hôm nay, bây giờ mới lên mạng và rất vui khi thấy Cụ Thép - người cao tuổi nhất lại là người có lời chúc Tết sớm nhất:
    ----
    "NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 17:22 21 tháng 1, 2023
    Còn mấy tiếng đồng hồ nữa là sang năm mới mọi người, mọi nhà đón cái Tết Qúy Mão, 2023.
    Là một độc giả thân thiết với trang Blog Google.tienlang, tôi xin chúc: Chủ trang, cô Lê Hương Lan, các cô trong ban biên tập một năm dồi dào sức khỏe, thành công trong đời sống cũng như trên trang Blog này.
    Xin gửi đến các bạn đọc, trước tiên là bạn Cựu Chiến binh, Trang Sàigòn, Hoàng Xuân Đan, Vân Anh, Hoàng, và tất cả các bạn ... mọi việc tốt lành, sức khỏe khang cường, gia đình hạnh phúc!"
    ----
    Cảm ơn Cụ Thép đã nhắc đến tên tôi!
    Tôi cũng xin chúc Cụ Năm mới, Cụ sẽ thêm sức khoẻ mới, mắt cụ thêm sáng hơn, tay gõ phím nhanh hơn để Cụ thêm nhiều ý kiến đóng góp với Google.tienlang trong cuộc chiến chống Lật sử!
    Tôi cũng nhất trí với bạn Trang- Saigon mong mỏi những thắng lợi mới trong năm mới!
    (Gõ vội mấy dòng, nhà lại có khách rồi!)

    Trả lờiXóa
  8. @ Bạn Cựu Chiến binh, Hoàng Xuân Đan,
    Cảm ơn hai bạn đã gửi lời chúc sức khỏe tôi.
    Tuổi già, sức khỏe là vốn quý nhất, được các bạn chúc tôi rất vui, một lần nữa cảm ơn, xin cảm ơn !!!
    Chúc hai bạn và tất cả các bạn AN KHANG, THỊNH VƯỢNG !!!

    Trả lờiXóa
  9. Năm mới Thắng lợi mới!!!

    Trả lờiXóa
  10. Thật bất ngờ, hôm nay mới đọc được những dòng thân thiết này. Sang năm mới chúc CẢ NHÓM luôn mạnh khỏe, viết được nhiều hơn nữa, kiên định với con đường chống lật sử gian nan, vất vả với những khó khăn phải vượt qua. Bước đầu đã thu được kết quả đáng khích lệ. Làm động lực cho Các Bạn tiếp tục vươn lên mang lại lợi ích cho Đất nước tươi đẹp của Chúng ta. CCB Việt Nam sẽ luôn đồng hành cùng Các Ban. Chào thân ái. CCB chống Mỹ cứu nước Lê Ngọc Việt.

    Trả lờiXóa