Hình Panorama Mã Pì Lèng ban đầu (bên trái) và hiện nay (bên phải)
Từ Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020 Google.tienlang đã có
bài Nhìn lại năm 2019: PHÊ BÌNH BỘ VĂN HÓA CHẬM ĐƯA RA KẾT LUẬN VỤ PANORAMA MÃ PÍ LÈNG VÀ VỤ “DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ”
Trước đó, trong năm 2019, Google.tienlang từng có bài:
Và bài
Cả hai bài này đều nói tới trách nhiệm của lãnh đạo Bộ Văn hóa- Thông tin và Du lịch nhưng tiếc rằng dường như BỆNH CUỒNG MỸ ĐÃ ĂN VÀO MÁU NHIỀU QUAN CHỨC BỘ VH-TT-DL VÀ NHIỀU NHÀ BÁO nên Bộ Văn hóa- TT& Du lịch vẫn loay hoay, không dám đưa ra kết luận cuối cùng, vẫn cố tảng lờ như "chưa bao giờ có cuộc chia ly!!!".
Do vậy, hôm nay là ngày đầu năm mới 2023, Google.tienlang vẫn phải PHÊ BÌNH BỘ VĂN HÓA VỀ CHUYỆN ‘VĂN HÓA PHI VẬT THỂ’ VÀ VỀ CÂU CHUYỆN PANORAMA MÃ PÍ LÈNG.
******
I. Vụ PANORAMA MÃ PÍ LÈNG
Ở vụ Panorama Mã Pí Lèng, Bộ Văn hóa không dám thừa nhận sự ngu dốt của ông Nguyễn Thái Bình- Chánh văn phòng, Người phát
ngôn Bộ VH-TT-DL tại buổi họp báo thường kỳ ngày 8/10/2019 cùng những quan chức của Bộ lớn tiếng kết tội bà Vũ Thị Ánh- chủ đầu tư công trình và lớn tiếng đe dọa "phải đập bỏ công trình" trong khi không hề đưa ra một căn cứ pháp lý nào cho việc đập bỏ!
Vì những đe dọa, hiếp đáp không có căn cứ pháp lý của các quan chức Bộ Văn hóa-TT-DL cùng báo chí tốn nhiều giấy mực suốt 4 năm qua, kết cục, công trình Panorama Mã Pí Lèng chẳng hề thay đổi so với hình ảnh ban đầu, thậm chí bây giờ còn hoành tráng hơn
Ban đầu công trình phần nổi chỉ có 2 tầng, bây giờ thì thành 3 tầng!
II Vụ “DI TÍCH VĂN HÓA PHI VẬT THỂ”
Google.tienlang đồng tình với nhận xét của Bạn đọc:
"Bệnh sính ngoại, bệnh "thờ bu Mỹ" đã ăn vào máu nhiều quan chức Bộ VHTTDL, nhiều nhà báo VN!
Đang yên đang lành đi tổ chức hội thảo và mời ông tây mắt xanh mũi lõ đến chém gió tào lao tầm bậy. Thông thường người ta tổ chức hội thảo là để nhắm làm sáng tỏ vấn đề gì đó. Nhưng hội thảo vừa qua cho kết quả ngược lại. Đang làm đúng mấy chục năm qua, giờ các vị nhiễm bệnh "thờ bu mỹ", chỉ nghe qua ông người Mỹ nói vài câu là đầu óc đờ đẫn gật gù rồi đổ lỗi tầm bậy tầm bạ..."
Hội thảo mà bạn đọc Hoàng nói tới là Hội thảo chuyên đề “Huy động truyền thông trong bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể” vừa được UNESCO Hà Nội, Cục Di sản văn hóa và Viện Văn
hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam vừa phối hợp tổ chức tại Hà Nội vào ngày
18/12/2019. Tại cuộc Hội thảo này, ông tây mắt xanh mũi lõ khách mời là TS Frank Proschan, cựu
cán bộ chương trình cao cấp của UNESCO, cố vấn của UNESCO về Công ước 2003 về Bảo
vệ Di sản văn hóa phi vật thể, học giả Fullbirght 2019 -2020 đã đưa ra thông
tin rất sốc: "KHÔNG CÓ khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể! Theo ông ta, trong Công ước chẳng hề có khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại” và cũng chẳng có “Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia!”. Theo ông này thì xưa nay Việt Nam đã hiểu sai Công ước năm 2003 của UNESCO!
Ô! Thế là thế nào??? Lâu nay Bộ VH-TT-DL lừa dối Quốc hội, Chính phủ
cùng nhân dân Việt Nam à? Chính Bộ VH-TT-DL tham mưu cho Nhà nước ban hành Luật
Di sản văn hóa, rồi các nghị định của Chính phủ về Trình tự, thủ tục lập hồ sơ
di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật
thể quốc gia, rồi những di sản đặc biệt thì đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên hợp quốc đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại!
Lập hồ sơ để làm gì để rồi nhận cái danh “Di sản
văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia” không có trong Công ước năm 2003 của UNESCO về
bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, một mình Việt Nam đẻ ra?
Theo Google.tienlang, ông tây mắt xanh mũi lõ Frank Proschan này phát ngôn tầm bậy. Nhưng đáng trách là vì cuồng Mỹ nên những cán bộ của Bộ VH-TT-DL tham dự Hội thảo không dám phản biện với ông tây bằng cách mở cái Công ước 2003 về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể, cụ thể là Phần IV, Điều 16 để giảng giải cho ông tây xem quy định ở đó ra sao! (Xem bài Toàn văn CÔNG ƯỚC UNESCO VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ)
Báo chí cũng vì cuồng Mỹ nên không báo nào dám chỉ ra cái sai của ông tây! Báo Văn hóa lại đổ lỗi cho báo chí VN hiểu sai: “Báo chí nhầm lẫn khi truyền thông về di sản văn hóa phi
vật thể!”
Thế nhưng, ông Nguyễn Sanh Châu- nguyên Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Tổ chức
UNESCO khẳng định ngược 180 độ so với ông tây Frank Proschan, rằng trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể "CÓ khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.”
Lãnh đạo Bộ cũng sợ ông Mỹ buồn nên từ đó tới nay không ai dám chỉ ra cái sai của ông Frank Proschan. Và Lãnh đạo Bộ chọn giải pháp Im lặng đáng sợ, như "chưa bao giờ có chuyện chia ly". Và Việt Nam vẫn cho rằng Công ước 2003 về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể "CÓ khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại." Từ đó tới nay dù chưa dám phản biện với ông Tây để xóa đi các bài báo tương tự như của báo Văn hóa “Báo chí nhầm lẫn khi truyền thông về di sản văn hóa phi vật thể!” nhưng Bộ vẫn chỉ đạo lập hồ sơ để trình UNESCO công nhận Di sản phi vật thể của Việt Nam. Mới đây nhất: Vào hồi 16 giờ 12 phút ngày 29.11.2022 (giờ địa phương, tức 22 giờ 12 phút
ngày 29.11.2022 giờ Việt Nam), tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003
về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO diễn ra tại Rabat,
thủ đô của Vương quốc Ma-rốc, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức
được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Đây là một trong 56 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này.
Hoàng Ngân Thương
=====
Mời đọc bài liên quan:
Ko có gì mới cả, 2 câu chuyện trên chỉ là 2 trong hàng ngàn vấn đề thôi. Mồm đã hốc rồi thì đâu lại vào đấy thôi hà
Trả lờiXóaAi sai cũng phải bị xử phạt
XóaChúc mừng Năm mới, bạn Nặc danh lúc 04:23 2 tháng 1, 2023!
Trả lờiXóaChúc bạn mọi sự tốt lành trong Năm mới 2023!
(Nhưng nói nhỏ chút: Mình phê bình Bộ Văn hóa thì cũng nên có văn hóa, quan trọng là phải có chứng cứ thì mới thuyết phục. Chúng ta không có chứng cứ là ai đó trong vụ này đã "hốc" cả, đúng không?)
Cứ nói đến hốc là ông đòi chứng cứ,bao nhiêu vụ án trước khi có chứng cứ người ta đã sì sào từ lâu rồi. Ông nên có nhìn thực tế chứ muốn có chứng cứ ông chỉ có ra tòa. À mà chứng cứ ở tòa còn bị thay trắng đổi đen kìa.
XóaCựu binh Hoa Kỳ nhận ra sự thật phũ phàng về cuộc xung đột Ukraina
Trả lờiXóa04:08 02.01.2023
Moskva (Sputnik) - Không có kịch bản nào cho chiến thắng Kiev trong cuộc xung đột Ukraina, vì Lực lượng Vũ trang Ukraina không thể chống lại quân đội Nga do thiếu nguồn lực quân sự cần thiết, Trung tá Mỹ nghỉ hưu Daniel Davis viết trong một bài báo cho 19FortyFive.
Cựu quân nhân đưa ra một số lựa chọn cho sự phát triển sự kiện vào năm 2023, nhưng theo ý kiến ông, Ukraina sẽ không giành được chiến thắng trong bất kỳ lựa chọn nào.
"Không có kịch bản nào có thể đoán trước được chiến thắng quân đội Ukraina. Thực tế quân sự là Lực lượng Vũ trang Ukraina không được trang bị các phương tiện cần thiết để thực hiện chiến dịch tấn công lớn đủ sức buộc nhóm quân đội Nga hàng trăm ngàn người rút khỏi Ukraina", tài liệu viết.
Ưu tiên hàng đầu Hoa Kỳ
Nhà quan sát nhấn mạnh ưu tiên chính Hoa Kỳ là tránh tham gia vào xung đột một bên trực tiếp, bất kể tình hình diễn biến như thế nào.
"Quân đội Hoa Kỳ không nên để lôi kéo vào một cuộc chiến lớn trừ khi có mối đe dọa trực tiếp hoặc ngay lập tức đối với an ninh quốc gia chúng ta hoặc an ninh đồng minh hiệp ước. Chỉ khi Quốc hội chính thức cho phép hoặc tuyên chiến. Để quân đội bị lôi kéo vào cuộc chiến chống lại Nga khi chúng ta không bị tấn công trực tiếp sẽ phá vỡ thành trì đầu tiên chính sách đối ngoại tốt và gây nguy hiểm cho thành trì thứ hai và thứ ba: quân đội sẽ bị suy yếu trong bất kỳ cuộc chiến nào do thương vong trong chiến đấu, và nền kinh tế sẽ bị suy yếu nghiêm trọng." Davis nói.
Ông kết luận, miễn là Mỹ không để mình bị kéo vào cuộc xung đột trực tiếp với Moskva, thì an ninh kinh tế và quốc gia Mỹ sẽ được bảo toàn cho dù các sự kiện ở Ukraina cuối cùng diễn ra như thế nào.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraina, Hoa Kỳ và các đồng minh cung cấp thiết bị quân sự trị giá hàng tỷ đô la cho Lực lượng Vũ trang Ukraina. Moskva nhiều lần lưu ý phương Tây đang tìm cách kéo dài cuộc xung đột. Như Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, các kho chứa đạn dược nước ngoài sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga.
lại lạc dề rồi
XóaTin vui Việt Nam: Năm 2022: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng top đầu thế giới
Trả lờiXóa21:48 01.01.2023
Với mức tăng GDP lên tới 8,2% trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã lọt vào top cao nhất trên thế giới.
Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới phải rơi vào tình trạng giảm phát, thành tựu trên của Việt Nam cho thấy sự phục hồi đáng kinh ngạc sau đại dịch Covid-19.
Tăng trưởng kỷ lục
Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 8,2%, mức tăng cao nhất từ 2011 đến 2022. Về điều này, ông Trần Quốc Hùng - chuyên gia cao cấp Hội đồng Atlantic Council (Mỹ), cựu Giám đốc điều hành Viện Tài chính quốc tế, đã có một số chia sẻ.
Theo ông ông Hùng, GDP của Việt Nam tăng trưởng trên 8,2% trong năm 2022, vào hạng cao nhất thế giới. Có thể thấy, kinh tế Việt Nam đã hồi phục “ngoạn mục” sau dịch Covid-19. Điều này càng đặc biệt hơn nữa trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới phải rơi vào tình trạng giảm phát.
Đây là nền tảng giúp Việt Nam đối phó với những khó khăn trong nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch, cộng thêm những căng thẳng trong quan hệ địa chính trị thời gian tới.
Theo ông Hùng, mức tăng trưởng 8,2% chủ yếu là nhờ sự hồi phục tiêu thụ và sản xuất khi Covid-19 bớt lây lan, kinh tế mở cửa và nền so sánh 2021 rất thấp.
Ngoài ra, gói kích thích kinh tế 2022-2023 mà Chính phủ ban hành hồi đầu năm đã có tác động tích cực, kịp thời. Đặc biệt, xuất khẩu tăng 13,4% trong 11 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng trên.
“Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2022 đạt mức kỷ lục hơn 730 tỷ USD, hay khoảng 176% so với GDP - thuộc hạng cao nhất thế giới. Kinh tế mở cửa như thế rất tốt khi kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh, nhưng cũng sẽ trở thành điểm yếu khi kinh tế toàn cầu suy thoái như dự báo”, chuyên gia lưu ý.
Tin vui Việt Nam: Bất ngờ vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng quốc gia hùng mạnh nhất thế giới 2022
Trả lờiXóaUS News và World Report công bố bảng xếp hạng các quốc gia quyền lực nhất hành tinh năm 2022. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Nga là ba quốc gia hùng mạnh nhất thế giới năm 2022.
Vị thế của Việt Nam cũng đầy bất ngờ. Với quy mô kinh tế ngày càng tăng, quyền lực mềm và sức ảnh hưởng được công nhận rộng rãi, Việt Nam giữ vững vị thế trong số top 30 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Xếp hạng quốc gia hùng mạnh nhất thế giới 2022
Năm 2022 đầy biến động, bị phủ bóng bởi xung đột và nhiều diễn biến hỗn loạn địa chính trị khó lường.
Bảng xếp hạng những cường quốc hùng mạnh nhất thế giới do US News và World Report công bố, đánh giá khách quan mức độ ảnh hưởng của các quốc gia, cũng như sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự của họ trên khắp thế giới.
Danh sách của US News và World Report là một phần nghiên cứu "Những quốc gia tốt nhất thế giới" hàng năm, khảo sát và đánh giá 85 quốc gia dựa trên phản hồi từ 17.000 người tham gia.
Những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, theo xếp hạng của US News & World Report, đều là những quốc gia luôn thống trị khắp các tiêu đề tin tức, làm bận tâm mọi nhà hoạch định chính sách và định hình các mô hình kinh tế toàn cầu cũng như tác động lớn đến việc thiết lập các trật tự quốc tế mới.
Chính sách đối ngoại và ngân sách quân sự của những quốc gia được xếp hạng phải thực sự mạnh theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Những quốc gia này cũng tạo ra sự ảnh hưởng ở hầu khắp các lĩnh vực trên “vũ đài” thế giới.
Thêm vào đó, thứ hạng của quyền lực của mỗi nước đều dựa trên điểm trung bình từ năm yếu tố liên quan đến quyền lực của một quốc gia gồm có nhà lãnh đạo, ảnh hưởng về kinh tế, ảnh hưởng về chính trị, liên minh quốc tế mạnh và quân đội thiện chiến.
Các quốc gia đứng đầu danh sách “Các cường quốc hàng đầu thế giới năm 2022” của US News & World Report một lần nữa thuộc về Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga.
Vị thế của Việt Nam trong top các nước hùng mạnh nhất hành tinh
Theo bảng xếp hạng những đất nước hùng mạnh nhất hành tinh năm 2022, thứ hạng Việt Nam gây bất ngờ khá lớn.
Cụ thể, theo công bố của US News & World Report, Việt Nam là quốc gia hùng mạnh thứ 30 thế giới. Với GDP đạt trên 363 tỷ USD, dân số vượt 98,2 triệu dân, GDP đầu người theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt trên 11,553 USD, US News xếp Việt Nam ở vị trí thứ 30 là hợp lý.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore (vị trí 26, GDP 397 tỷ USD, với 5,45 triệu dân), vượt Indonesia (vị trí 32, GDP 1,119 tỷ USD, dân số trên 276 triệu người), Thái Lan (đứng thứ bậc 36, có GDP 506 tỉ USD, với 70 triệu dân).
Cần lưu ý rằng, việc xác định các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới không phải lúc nào cũng rõ ràng và mang nặng tính chủ quan.
So với năm ngoái, vị trí của Việt Nam đã có sự thay đổi. Bảng xếp hạng trước đó, Việt Nam đứng thứ 25 thế giới, thứ 10 châu Á và thứ 2 Đông Nam Á sau Singapore, cao hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia.
Vị thế này khẳng định uy tín và vai trò ngày càng được nâng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam thời gian qua cũng được đánh giá cao ở sức mạnh “quyền lực mềm” với đà thăng hạng ngoạn mục, tầm ảnh hưởng trong khu vực cũng như trên thế giới sâu rộng và rõ nét hơn.
Thêm Tin vui Việt Nam: Việt Nam khởi công xây dựng 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam
Trả lờiXóa01:22 02.01.2023
Sáng 1/1/2023, tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát lệnh khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Dự án có chiều dài 729 km, bao gồm 12 dự án thành phần vận hành độc lập, đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố.
Tổng mức đầu tư sơ bộ là 146.990 tỉ đồng, phấn đấu cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.
Phát động khởi công
Sáng nay ngày 1/1/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với 9 tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức lễ khởi công đồng loạt 12 Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 – 2025.
Ba điểm cầu chính đặt tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi và Hậu Giang, đại diện cho 3 khu vực (Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham gia chỉ đạo tại điểm cầu trung tâm thuộc tỉnh Quảng Ngãi (Dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn).
Còn lại 9 điểm cầu (9 gói thầu/9 dự án thành phần) nằm tại địa bàn các tỉnh: Hà Tĩnh (2 điểm), Quảng Bình (1 điểm), Quảng Trị (1 điểm) Bình Định (1 điểm), Phú Yên (2 điểm), Khánh Hòa (1 điểm), Cà Mau (1 điểm).
Lễ khởi công được kết nối trực tuyến từ tất cả các điểm với điểm cầu trung tâm ở Quảng Ngãi (Dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn).
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành nguồn lực rất lớn nhằm đầu tư hệ thống đường cao tốc, phấn đấu đến 2025 có 3.000 km, đến 2030 có 5.000 km đường cao tốc. Có thể thấy, đây là quyết tâm rất lớn bởi trong 20 năm qua, Việt Nam chỉ làm được hơn 1.000 km đường cao tốc.
"Đây là nhiệm vụ rất khó khăn nhưng tôi tin tưởng chúng ta sẽ làm được", Thủ tướng bày tỏ.
Theo người đứng đầu Chính phủ, trước khi lễ khởi công diễn ra, ông đã gặp gỡ bà con ở Quảng Ngãi. Người dân cho biết sẵn sàng nhường đất để làm dự án. Thủ tướng nhấn mạnh, việc bà con ủng hộ chủ trương thực hiện dự án cao tốc cho thấy ý Đảng, lòng dân cùng một chí hướng.
Việc nỗ lực hoàn thành các dự án thành phần dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 và khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 có ý nghĩa vô cùng to lớn, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương, phát triển các khu đô thị, dịch vụ, công nghiệp… từ đó tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Để có được ngày hôm nay với lễ khởi công đồng loạt 12 dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương có dự án đi qua, các nhà thầu, các ban quản lý dự án…
Trong thời gian tới, công việc còn rất nhiều, thách thức lớn, do đó phải tập trung giải phóng mặt bằng còn lại, nhất là những nơi đông dân cư, có thể phát sinh khiếu kiện.
Khối lượng vật liệu cần rất lớn, khối lượng thi công rất lớn, phải đảm bảo các dự án thi công đạt chất lượng, đúng tiến độ, không được đội vốn, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực; khen thưởng xứng đáng.
Mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành toàn bộ Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng là mong mỏi của toàn thể nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, nếu cứ cách làm cũ, tư duy cũ thì dự án sẽ bị đội vốn, kéo dài, thậm chí mất người. Do đó, cần có tư duy tiếp cận mới, cách làm mới. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tập thể, của cả hệ thống chính trị.
Tại buổi lễ, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường và Bộ trưởng Bộ Xây dựng trực tiếp giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc cấp phép mỏ vật liệu cho dự án theo thẩm quyền.
Phát động các phong trào thi đua
XóaTại lễ khởi công, Thủ tướng trân trọng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và ở các cấp, các ngành vận động đoàn viên, hội viên làmtốt các phong trào thi đua và Tháng thi đua cao điểm, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và cả giai đoạn 2021-2025.
Từ điểm cầu tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chính thức phát động phong trào thi đua Xuân Quý Mão trên các công trường giao thông, trong các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông Vận tải, bắt đầu từ ngày 6/1 (15 tháng Chạp năm Nhâm Dần) đến hết ngày 6/2 (16 tháng Giêng năm Quý Mão), tổng kết khen thưởng ngay sau khi kết thúc lễ phát động.
Trong khi đó, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng phát động tháng thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công; đại diện lãnh đạo các địa phương, nhà thầu xây lắp, tư vấn, giám sát đã phát biểu cam kết hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 dài 729 km, bao gồm 12 dự án thành phần vận hành độc lập, đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố. 12 dự án thành phần này được chia thành 25 gói thầu, gói thầu có giá trị lớn nhất là gần 8.000 tỉ đồng.
Các tỉnh thành phố đó bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Tổng mức đầu tư sơ bộ là 146.990 tỉ đồng, phấn đấu cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.
Đối với 13 gói thầu còn lại, Bộ Giao thông Vận tải đang chỉ đạo các đơn vị hoàn thành phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán, lựa chọn nhà thầu để tổ chức thi công trước tết Quý Mão.
THỎA THUẬN BÁN NƯỚC CỦA ZELENSKY Truyền thông phương Tây gây sốc toàn cầu
Trả lờiXóa430.593 lượt xem Đã công chiếu vào 14 thg 12, 2022
HH xin kính chào quý vị, kính thưa quý vị, trong mấy ngày nay, công luận quốc tế đang đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Sự bất ngờ đó lại được chính truyền thông phương Tây mang tới. 1 là Mỹ đột ngột thay đổi mục tiêu, 2 là thoả thuận bán nước của TT Ukraine Zelensky, 3 là EU sập bẫy do chính mình giăng ra.
https://www.youtube.com/watch?v=poDVicKXJMs
Năm 2023 toàn Châu Âu mất điện || Bàn Cờ Quân Sự
Trả lờiXóa103.005 lượt xem Đã công chiếu vào 31 thg 12, 2022
HH xin kính chào quý vị, kính thưa quý vị hôm nay Financial Time và các chuyên gia đã đưa ra những phán đoán của mình về EU và toàn bộ thế giới trong năm 2023. Nó là gì?Xoay quanh xung đột Nga-Ukraine, có nhiều diễn biến mới, Nga thay đổi chiến thuật trên chiến trường khiến Ukraine tổn thất nặng nề. Bên cạnh đó là làn sóng trốn chạy khỏi Ukraine lớn chưa từng có đã được chính phía Ukraine thừa nhận. Hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về điều nó.
https://www.youtube.com/watch?v=e5vpzYlzuQ4
Dưới đây là Lời dẫn của Google.tienlang ở bài Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019 Toàn văn CÔNG ƯỚC UNESCO VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
Trả lờiXóahttps://googletienlang2014.blogspot.com/2019/12/toan-van-cong-uoc-unesco-ve-bao-ve-di.html
Lời dẫn. Mấy hôm nay, báo chí dậy sóng vì chuyện "Di sản văn hóa phi vật thể". Google.tienlang đã có bài "Nóng chuyện “Di sản văn hóa phi vật thể”- HÓA RA BẤY NAY BỘ VĂN HÓA ĐÁNH LỪA NGƯỜI DÂN?"
Hầu hết các tờ báo lớn như Văn hóa- cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an Nhân dân, Lao động, Đại đoàn kết, Cổng thông tin Hội Nhà báo... đều đăng tin về vụ này với những tít rất sốc, ví dụ “UNESCO không vinh danh, công nhận di sản văn hóaphi vật thể của nhân loại?!”, “Báo chí nhầm lẫn khi truyền thông về di sản vănhóa phi vật thể”, “Việt Nam không có Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại”- phải chăng là nhầm lẫn?” v.v...
Vì những thông tin "loạn cào cào" trên báo chí nên tại Diễn đàn otofun.net, có người bình loạn, suy diễn tầm bậy “Chắc là nhóm lợi ích cố tình lập lờ để trục lợi...?!;) P/S: Nghe nói là có cả đường dây (với nhiều cựu/nguyên Vip trong và ngoài nước...) triển khai dịch vụ trọn gói để "chạy" Unesco công nhận & vinh danh...”
và “Cái Unesco thì e ko biết nhưng mấy cái Di tích ls cấp ...thì e biết có đội chuyên nghiệp viết, dàn dựng , xin cấp phép... để đạt được danh hiệu ...”, “Nước mình thì cần động viên lòng tự hào nhân dân,mà nhân dân mình thì háo danh. Mặt khác, doanh thu thị trường mua danh bán tước này cao ngất mà lại không tội tình thuế má gì. Chẳng qua thằng Uy nét cô không được chia % nên nó GATO diềm hường thôi.”
Từ lý do trên, Google.tienlang xin đăng nguyên văn Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, cả bản tiếng Việt dịch từ bản gốc trên trang web của UNESCO lẫn bản tiếng Anh ở phía dưới để mọi người dễ kiểm chứng.
Lưu ý- Vì Văn bản hơi dài nên chúng tôi xin tô màu đỏ Phần IV, Điều 16 của Công ước để nhấn mạnh câu trả lời cho điểm nút tranh cãi là ông Tây Frank Proschan bỗng dưng đưa ra khẳng định “Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thì chẳng hề có khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” và cũng chẳng có “Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia!”...
Xin hỏi các cán bộ Bộ VH-TT- DL: Phần IV Điều 16 (Công ước 2003 UNESCO VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ) phải dịch như thế nào?
Trả lờiXóa"IV. Safeguarding of the intangible cultural heritage at the international level
Article 16 – Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity -
Google.tienlang đã dịch là đúng:
IV. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc tế
Điều 16 – Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
1. Nhằm đảm bảo tầm nhìn rõ ràng hơn về di sản văn hóa phi vật thể và nhận thức về tầm quan trọng của chúng, đồng thời khuyến khích đối thoại trên cơ sở tôn trọng đa dạng văn hóa, căn cứ những đề nghị của các Quốc gia thành viên, Ủy ban phải thiết lập, cập nhật và công bố Danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của Nhân loại.
2. Ủy ban cần phải soạn thảo và đệ trình lên Đại hội đồng để thông qua các tiêu chí đối với việc thiết lập, cập nhật và công bố Danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện này.
không thể nghe mà không cần phân biệt đúng sai được
XóaViệt Nam có đại diện là ông Nguyễn Sanh Châu trực tiếp tham gia soạn thảo và thảo luận thông qua Công ước này. Thế thì ông Nguyễn Sanh Châu nói là đúng hay cái ông tây mắt xanh mũi lõ Frank Proschan đúng?
Trả lờiXóaCông ước năm 2003 Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể có phải là TÀI LIỆU MẬT đâu? Công dân bình thường của bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền truy cập. Nếu còn tranh cãi thì các vị cán bộ của Bộ VH-TT-DL sao không mở laptop (ông bà nào đi dự Hội nghị cũng mang theo Laptop của riêng mình kia mà?), rồi bấm mở cái Công ước ra, tìm đến Phần IV- Điều 16 xem sao?
Text of the Convention for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage- Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể
https://ich.unesco.org/en/convention
Ông này nhận xét rất đúng:
Trả lờiXóaHoàng 18:41 22 tháng 12, 2019
https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/12/toan-van-cong-uoc-unesco-ve-bao-ve-di.html?showComment=1577014917074#c5171851161969919245
"Bệnh sính ngoại, bệnh "thờ bu Mỹ" đã ăn vào máu nhiều quan chức Bộ VHTTDL, nhiều nhà báo VN!
Đang yên đang lành đi tổ chức hội thảo và mời ông tây mắt xanh mũi lõ đến chém gió tào lao tầm bậy. Thông thường người ta tổ chức hội thảo là để nhắm làm sáng tỏ vấn đề gì đó. Nhưng hội thảo vừa qua cho kết quả ngược lại. Đang làm đúng mấy chục năm qua, giờ các vị nhiễm bệnh "thờ bu mỹ", chỉ nghe qua ông người Mỹ nói vài câu là đầu óc đờ đẫn gật gù rồi đổ lỗi tầm bậy tầm bạ..."
hội thảo thì tốt nhưng thành phần mời thì phải cân nhắc để mời những người có tâm, có tầm
XóaGoogle.tienlang cái vụ gì cũng đúng. Dưng có vụ này DỰ ĐOÁN SAI:
Trả lờiXóaThứ Bảy, 27 tháng 1, 2018
TỪ NGÀN NĂM TRƯỚC ÔNG BÀ TA ĐÃ “TIÊN ĐOÁN” VN SẼ CHIẾN THẮNG TRẬN CHUNG KẾT U23 CHÂU Á 2018
https://googletienlang2014.blogspot.com/2018/01/tu-ngan-nam-truoc-ong-ba-ta-tien-oan-vn.html
Nghe phân tích có lý nhưng kết cục vẫn sai!
Tiếc!
ВС России уничтожили две украинские артиллерийские системы М-777 в ДНР- Lực lượng Vũ trang Nga đã phá hủy hai hệ thống pháo M-777 của Ukraine tại DPR
Trả lờiXóa16:29 02.01.2023
https://ria.ru/20230102/m-777-1842851671.html
Bộ Quốc phòng: Lực lượng Vũ trang Nga đã phá hủy hai hệ thống pháo M-777 của Ukraine tại CHDCND Donetsk
MOSCOW, ngày 2 tháng 1 - RIA Novosti. Quân đội Nga đã phá hủy hai hệ thống pháo M-777 do Ukraine sản xuất do Hoa Kỳ sản xuất tại CHDCND Donetsk trong một cuộc phản công, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Hai .
"Trong cuộc chiến phản công ở các khu vực định cư Chasov Yar và Minkovka của Cộng hòa Nhân dân Donetsk, hai hệ thống pháo M-777 do Mỹ sản xuất đã bị phá hủy tại các vị trí khai hỏa", bộ quân sự cho biết trong một báo cáo.
"Một tổ hợp pháo tự hành Krab do Ba Lan sản xuất đã bị phá hủy tại khu vực làng Antonovka, vùng Kherson ", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Ngoài ra, bốn khẩu pháo D-30 của Ukraine đã bị phá hủy tại các vị trí khai hỏa gần Serebryanka ở CHDCND Donetsk.
Слуцкий назвал Украину саморазрушающимся государством - Slutsky gọi Ukraine là một quốc gia tự hủy hoại
Trả lờiXóa16:24 02.01.2023
https://ria.ru/20230102/ukraina-1842850993.html
Nghị sĩ Duma Quốc gia Nga Slutsky nói rằng tình trạng của Ukraine với tư cách là một quốc gia không bị xâm phạm
MOSCOW, ngày 2 tháng 1 - RIA Novosti. Leonid Slutsky, Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc tế về các vấn đề quốc tế , cho biết các cuộc đàm phán là không cần thiết, Ukraine đang tự hủy hoại, nhưng vẫn là một quốc gia, không ai xâm phạm địa vị này .
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tin rằng cuộc xung đột ở Ukraine có thể kéo dài nhưng đồng thời "nó sẽ kết thúc trên bàn đàm phán".
"Không cần đàm phán ở đây: Ukraine, mặc dù tự hủy hoại, vẫn là một quốc gia và không ai xâm phạm tình trạng này. Mục tiêu của SVO là bảo vệ công dân của chúng tôi khỏi sự xâm lược của chế độ tân Quốc xã Kiev, chứ không phải để tiêu diệt Ukraine. Moscow đã tuyên bố điều này hơn một lần," - nghị sĩ viết trên kênh Telegram của mình.
Theo nghị sĩ này, Kiev đang "bán mình cho phương Tây" và cho phép biến đất nước này thành nơi huấn luyện chống Nga.
"Với sự quản lý hoàn toàn từ bên ngoài của Ukraine, các cuộc đàm phán như vậy là vô giá trị", nghị sĩ nói thêm.
Như nghị sĩ đã lưu ý, Stoltenberg chắc chắn đúng về một điều, đó là "rằng Nga không có ý định từ bỏ các mục tiêu của mình."
В США раскрыли сценарий полного коллапса из-за российского удара на Украине - Mỹ hé lộ kịch bản sụp đổ hoàn toàn vì đòn Nga ở Ukraine
Trả lờiXóa15:49 02.01.2023
https://ria.ru/20230102/kollaps-1842846425.html
Chính trị gia Mỹ Young: Phương Tây sẽ sụp đổ sau thất bại nặng nề ở Ukraine
MOSCOW, ngày 2 tháng 1 - RIA Novosti. Chủ nghĩa đế quốc phương Tây sẽ chấm dứt sau thất bại nặng nề của Mỹ và NATO trước quân đội Nga ở Ukraine, chính trị gia Mỹ và ứng cử viên thống đốc bang Kentucky Jeffrey Young cho biết.
"Chủ nghĩa đế quốc phương Tây sẽ sụp đổ khi đồng đô la sụp đổ, Mỹ, NATO và chính phủ bù nhìn của Đức Quốc xã Ukraine sẽ bị đánh bại hoàn toàn trên chiến trường, và các biện pháp trừng phạt của Washington sẽ tác động mạnh đến chúng ta đến mức toàn bộ nền kinh tế của chúng ta sẽ sụp đổ. Cơn bão hoàn hảo", ông nói. đã viết trên Twitter .
Kể từ ngày 24 tháng 2, một chiến dịch quân sự đặc biệt đã diễn ra ở Ukraine. Vladimir Putin gọi đó là nhiệm vụ cuối cùng là giải phóng Donbass và tạo ra các điều kiện đảm bảo an ninh của Nga.
Trong bối cảnh đó , Hoa Kỳ và các đồng minh NATO hỗ trợ Kiev, cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Ukraine các thiết bị quân sự và đạn dược trị giá hàng chục tỷ đô la. Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng việc cung cấp vũ khí của phương Tây chỉ kéo dài cuộc xung đột và việc vận chuyển chúng trở thành mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga. Người phát ngôn của Tổng thống, ông Dmitry Peskov cũng nhắc lại rằng việc cung cấp đạn dược cho Ukraine không góp phần vào quá trình đàm phán và sẽ có tác động tiêu cực.
Đây là bài học lớn cho các cuộc hội thảo sau này
Trả lờiXóa