Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2024

D.Trump & V.Putin: "NÓI CÓ NGƯỜI NGHE, ĐE CÓ KẺ SỢ"!

  

D.Trump luôn khẳng định V.Putin là người thông minh và là người bạn tốt

I. D.TRUMP NÓI GÌ MÀ CẢ QUAN CHỨC BẬU XẬU CỦA BIDEN, CẢ THỦ TƯỚNG ANH, THỦ TƯỚNG ĐỨC... PHẢI NGHE?

Như Google.tienlang đã viết trong phần Kết bài BÁO CHÍ ANH MỸ SÔI NỔI ĐƯA TIN VỀ VIỆC V.ORBAN KHÔNG THÈM GẶP J.BIDEN, MÀ ĐẾN VỚI D.TRUMP: Sau buổi làm việc giữa Thủ tướng Hungary Viktor Orban với Cựu Tổng thống Mỹ D.Trump tối ngày 11/7/2024 tại  khu bất động sản Mar-a-Lago của Donald Trump, ông Viktor Orban đã viết vắn tắt:

"Sứ mệnh hòa bình 5.0. Thật vinh dự khi được đến thăm Tổng thống Donald Trump tại Mar-a-Lago hôm nay. Chúng tôi đã thảo luận về các cách để tạo ra hòa bình. Tin tốt lành của ngày hôm nay: Ông ấy sẽ giải quyết vấn đề này bằng con đường hoà bình!":

Đáp lại, ông D.Trump viết trên mạng xã hội Truth Social: 

@realDonaldTrump

Thank you Viktor. There must be PEACE, and quickly. Too many people have died in a war that should have never started! DJT

“Cảm ơn Viktor. Phải có HÒA BÌNH và nhanh chóng. Quá nhiều người đã chết trong một cuộc chiến đáng lẽ không bao giờ nên bắt đầu! DJT.

Và, Ai là người có lỗi khi BẮT ĐẦU cuộc chiến này? Theo D.Trump (và cả thế giới đều biết), đó là J.Biden! D.Trump vừa mới đây trong video clip có tiêu đề In conversation with PresidentTrump – Dịch: Trò chuyện với cựu Tổng thống Trump

Trong video clip nói trên, ông Donald Trump tuyên bố rằng Biden hứa hão về việc Ukraina gia nhập NATO "thực sự là lý do khiến cuộc chiến (toàn diện) này bắt đầu". Và vì vậy lỗi thuộc về Joe Biden, ông ta hứa với Ukraina việc gia nhập NATO là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến. Trump: "Tôi đã nghe nói suốt 20 năm rằng việc Ukraina gia nhập NATO sẽ là một vấn đề lớn đối với Nga."Theo Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, người cũng muốn trở thành Tổng thống thứ 47, nguyên nhân khiến Nga bắt đầu xung đột là do Joe Biden liên tục “nói những điều sai trái về Ukraina và NATO”.

Trump nói: Khi tôi làm tổng thống, không ai nói rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO. Và do đó Nga sẽ không tấn công Ukraina”.

Google.tienlang lưu ý: Những trao đổi giữa ông Thủ tướng Hungary Viktor Orban với Cựu Tổng thống Mỹ D.Trump tối ngày 11/7/2024 mà chúng tôi trích dẫn trên đây được diễn ra sau khi Hội nghị thượng đỉnh NATO đã Kết thúc. Tại Hội nghị này đã thông qua Tuyên bố chung khẳng định sự đoàn kết trong khối, ủng hộ Ukraina mạnh “mẽ hơn và có năng lực hơn”, với những lời lẽ hùng hổ, hiếu chiến, kể cả trang bị tên lửa tầm xa hiện đại có thể tấn công vào sâu trong lãnh thổ Liên bang Nga...

II. V.PUTIN ĐE GÌ MÀ CẢ QUAN CHỨC BẬU XẬU CỦA BIDEN, CẢ THỦ TƯỚNG ANH, THỦ TƯỚNG ĐỨC... PHẢI SỢ?

Ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh NATO, cả thế giới biết rằng có cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Beloussov và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Beloussov và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin.
Chả cần trình độ "chuyên gia", ai cũng biết, vấn đề chính trong cuộc điện đàm này là ‘‘vấn đề ngăn ngừa các đe dọa về an ninh và giảm thiểu nguy cơ leo thang căng thẳng”. Cụ thể là phía Nga nhắc nhở Mỹ, rằng Mỹ bật đèn xanh cho phép Ukraina dùng vũ khí tầm xa do Washington cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, tương tự vụ ở bãi biển Sevastopol.
Phía Kiev với sự giúp sức của Mỹ dùng 5 tên lửa ATACMS được trang bị đạn chùm - vốn bị cấm ở hơn 100 quốc gia- bắn vào bãi tắm của dân thường trên bãi biển Sevastopol khiến 4 người thiệt mạng - trong đó có 2 trẻ em - và hơn 150 người bị thương.
Ai cũng biết, binh sĩ Kiev không đủ trình để sử dụng các loại tên lửa tầm xa, hiện đại mà phải là các "chuyên gia" Mỹ (hoặc Anh) phải "lo" từ A đến Z, từ việc lắp đặt, chọn địa điểm bắn, trinh sát chọn mục tiêu... Người Nga đã triệu tập Đại sứ Mỹ tại Nga Lynne Tracy để nói rõ chuyện này. Vậy mà NATO và Mỹ vẫn tiếp tục khẳng định không tham gia vào cuộc xung đột với Nga! Đó là "vở kịch tồi" mà ai cũng thấy rõ.

III. BIDEN CÙNG THỦ TƯỚNG ANH, THỦ TƯỚNG ĐỨC... ĐÃ BIẾT "NGHE" VÀ BIẾT "SỢ"?
Thực ra, Google.tienlang không biết Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin nói gì với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Beloussov. Chỉ biết rằng ngay sau cuộc điện đàm này, cả Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh, Thủ tướng Đức... bỗng quay ngoắt 180 độ về chuyện cho phép Kiev tự do dùng tên lửa tầm xa hiện đại để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga!
Trên báo Strana.ua (Ukraina) vừa đăng bài với tiêu đề Почему Запад тормозит помощь Украине? - Dịch: Tại sao phương Tây giảm viện trợ cho Ukraine?

https://strana.news/news/468494-pochemu-zapad-tormozit-pomoshch-ukraine.html

Bài báo có đoạn: "Báo cáo của Bloomberg về số lượng máy bay F-16 ít ỏi sẽ được chuyển giao cho Ukraine trong thời gian tới (6 chiếc vào cuối mùa hè và 20 chiếc vào cuối năm), bất chấp việc Zelensky tuyên bố cần khẩn cấp 128 chiếc". Đây là tin cùng một loạt tin tức đáng thất vọng cho Ukraina từ các đối tác phương Tây.

Việc cung cấp hệ thống phòng không mới thực sự đã được công bố và dựa vào thông tin này, chúng đã được lên kế hoạch trước đó.

Thế nhưng có ba vấn đề quan trọng mang tính chiến lược, Kiev đã nhận được lời từ chối.

Thứ nhất, Ukraine chưa bao giờ nhận được lời mời gia nhập NATO và trong tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh, người ta chỉ nhắc lại một lần nữa rằng việc gia nhập sẽ diễn ra vào một ngày nào đó - khi chiến tranh kết thúc và một số điều kiện nhất định được đáp ứng.

Thứ hai, Hoa Kỳ, kể cả thông qua Tổng thống Biden, đã từ chối cấp phép cho các cuộc tấn công tên lửa tầmxa vào sâu trong lãnh thổ Nga. Lầu Năm Góc cho biết quan điểm này có thể thay đổi trong tương lai. Nhưng hiện tại thì vẫn chưa nhận được sự cho phép.

Thứ ba, Washington tuyên bố lực lượng phòng không của các nước NATO sẽ không bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời miềnTây Ukraine, điều mà Kiev cũng yêu cầu.

Báo chí phương Tây viết rằng vũ khí đến Ukraine rất chậm, và do đó, một cuộc tấn công của Ukraine (việc chuẩn bị đã được nói đến rất nhiều trong những tháng tới) trước cuối năm là khó có thể thực hiện được.

Và tin tức về việc chuyển giao một số lượng nhỏ máy bay F-16 hiện đã được lên kế hoạch xác nhận những kết luận này. Có rất nhiều hy vọng cho những chiếc máy bay này về mặt chuẩn bị cho cuộc tấn công. Nhưng rõ ràng là cả 6 và 20 máy bay đều không thể thay đổi được tình thế ở mặt trận.

Đây không phải là những cú “phanh” đầu tiên mà phương Tây đã thể hiện và khiến nhiều người ở Ukraine tức giận.

Phương Tây lo ngại về một cuộc đụng độ trực tiếp với Liên bang Nga, có thể nhanh chóng tiến tới giai đoạn chiến tranh hạt nhân. Hơn nữa, liên tục có nhiều gợi ý về điều này đến từ Nga. Và bất kỳ bước nào có thể dẫn đến một vụ va chạm như vậy, thậm chí về mặt lý thuyết, đều đang bị chậm lại.

Cũng trên báo Strana.ua (Ukraina) tại bài với tiêu đề Запад отказал в дальнобойных ударах по РФ, вчем проблемы с F-16?Dịch: Phương Tây từ chối tấn công tầm xa vào Liên bang Nga, F-16 có vấn đề gì?

https://strana.news/news/468430-itohi-870-dnja-vojny-v-ukraine.html

Ukraina đã nhận được nhiều lời từ chối đối từ Phương Tây với hai yêu cầu của Ukraine mà nước này đã lên tiếng tại hội nghị thượng đỉnh NATO. Cụ thể là dỡ bỏ lệnh cấm tấn công tầm xa bằng vũ khí phương Tây vào lãnh thổ Nga, cũng như bắn hạ tên lửa Nga từ lãnh thổ của các nước liên minh.

Biden hôm qua nói rằng Hoa Kỳ thấy không có ích gì khi cho phép Ukraine tấn công sâu vào Liên bang Nga bằng vũ khí của Mỹ.

"Chúng tôi đã cho phép Zelensky sử dụng vũ khí của Mỹ ở các khu vực biên giới gần gũi với Nga. Chúng tôi có nên hạn chế điều đó không? Ví dụ, nếu Zelensky (và trườnghợp này không xảy ra) có khả năng tấn công Moscow, Điện Kremlin? Điều này có hợp lý không? Không! Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để sử dụng tốt nhất những vũ khímà Kiev có, những vũ khí mà chúng tôi cung cấp cho Ukraina”, ông Biden nói.

Ông cũng nói rằng Hoa Kỳ “hàng ngày quyết định” nơi quân đội Ukraine sẽ tấn công.

"Quân đội của chúng tôi và tôi làm theo lời khuyên của tổng tham mưu trưởng, cũng như của bộ trưởng quốc phòng và các quan chức tình báo của chúng tôi, và chúng tôi quyết định hàng ngày những gì họ nên và không nên làm, họ có thể đi bao xa. Và điều đó là hợp lý," ông Biden nói, về cơ bản ký kết rằng Lầu Năm Góc xác định các mục tiêu cho Lực lượng Vũ trang Ukraine và điều phối các cuộc tấn công.

Nhà Trắng cũng đã phản ứng tiêu cực với yêu cầu thứ hai của Kyiv v/v Các nước liên minh bắn hạ tên lửa Nga. Họ tuyên bố rằng chính Ukraine phải chịu trách nhiệm về công tác phòng không và bảo vệ bầu trời mà không cần trông cậy vào sự tham gia của lực lượng các nước thứ ba.

Tại London hôm nay, họ đã làm rõ tuyên bố của tân Thủ tướng Starmer rằng Ukraine tự chọn mục tiêu cho các cuộc tấn công bằng tên lửa Storm Shadow của Anh.

Nhiều người coi đây là việc dỡ bỏ lệnh cấm tấn công trên khắp Liên bang Nga. Zelensky nói rằng ông “đã biết về việc được phép sử dụng tên lửa Storm Shadow chống lại các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Liên bang Nga”.

Nhưng một lần nữa, điều này hóa ra không phải như vậy.

The Telegraph viết: “Anh buộc phải làm rõ rằng họ không cho phép Ukraine sử dụng Storm Shadows để tấn công Nga, trong một thời điểm ngoại giao khó xử đối với Ngài Keir Starmer”.

Tham mưu trưởng Quốc phòng Tony Radakin giải thích rằng những tên lửa này chỉ có thể được sử dụng trên lãnh thổ Ukraine. Mặt khác, người Anh lo ngại rằng một động thái như vậy sẽ leo thang chiến tranh và có thể kéo London vào cuộc.

Theo sau Hoa Kỳ và Anh, Đức từ chối lời kêu gọi của Zelensky nhằm dỡ bỏ mọi hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí phương Tây, Bild đưa tin.

Không ai sẽ thay đổi các yêu cầu và hướng dẫn hiện có - và vì lý do chính đáng, nhiệm vụ của chúng tôi là hỗ trợ tối đa cho Ukraine, nhưng không cho phép cuộc chiến leo thang thành cuộc chiến giữa Nga và NATO. Và điều này đòi hỏi sự khôn ngoan, rõ ràng và sự kiên quyết,” Thủ tướng Đức Scholz nói.

Còn đối với một "cường quốc" châu Âu nữa là Pháp thì anh bạn trẻ Macron từ lâu đã "tắt tiếng", và cái "Dự án" của anh ta v/v đưa lính châu Âu sang tham chiến ở Ukraina cũng đã chết yểu, chả ai còn nhắc tới.

Về chuyện máy bay F16

Cũng trong bài báo Запад отказал в дальнобойных ударах по РФ, вчем проблемы с F-16? – Dịch: Phương Tây từ chối tấn công tầm xa vào Liên bang Nga, F-16 có vấn đề gì? tác giả dẫn lời các chuyên gia và cựu tướng lĩnh Ukraina khẳng định: 

1. Với số lượng máy bay F-16 ít ỏi sẽ được chuyển giao cho Ukraine trong thời gian tới (6 chiếc vào cuối mùa hè và 20 chiếc vào cuối năm), bất chấp việc Zelensky tuyên bố cần khẩn cấp 128 chiếc" thì như muối bỏ bể so với luợng máy bay hàng ngàn chiếc tiên tiến hiện đại của Nga.

2. Kể cả có ngay 128 chiếc F-16 ngay bây giờ, thì cựu tướng Krivonos nói: "Mỗi chiếc F-16 cần 2 phi công. Bây giờ hãy xem xét 120 nhân với hai, 240 phi công. Chúng ta đào đâu ra số phi công đó? Thật tốt nếu nó là phi công Anh - Mỹ. Và điều này có tính đến thực tế là chúng ta đã phải chịu những tổn thất khá nghiêm trọng về số phi công trong hai năm qua trong cuộc chiến”. Ngoài ra, ông nói, “chúng ta cần các kỹ sư và kỹ thuật viên hàng không, những người sẽ bảo trì số lượng lớn những chiếc máy bay này”.

3. Vấn đề sân bay. Trong những tuần qua người Nga đã phá huỷ hầu hết các sân bay khả dĩ cho F-16 ở Ukraina, kể cả ở miền Tây. Mà F-16 là loại máy bay rất "kén" sân bay, chúng không thể cất hạ cánh ở các loại sân bay dã chiến, tạm bợ. Các quốc gia lân bang như Ba Lan, Rumani... chả đời nào dám cho mượn sân bay của họ vì Nga đã tuyên bố dứt khoát, rằng trong trường hợp đó, sân bay sẽ là "mục tiêu tấn công hợp pháp" của tên lửa Nga! 

Nguyễn Thành TrungBình luận viên Google.tienlang Dịch và Giới thiệu

Kính mời xem các bài liên quan:

4 nhận xét:

  1. Ông Trump phản xạ cực nhanh theo nguyên tắc 'Run, Hide, Fight' khi bị ám sát, thêm cơ hội đắc cử

    Trong khoảnh khắc vết đạn sượt qua tai trong một âm mưu ám sát giữa thanh thiên bạch nhật, ông Trump ở tuổi 78 đã phản xạ đúng nguyên tắc “Run, Hide, Fight” mà Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) dùng để đào tạo.
    Máu chảy trên gương mặt cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng viên đang tranh cử tổng thống 2024 bên Đảng Cộng hòa, sau vụ nổ súng ban đầu được cho là âm mưu ám sát ngày 13-7 - Ảnh: REUTERS
    Máu chảy trên gương mặt cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng viên đang tranh cử tổng thống 2024 bên Đảng Cộng hòa, sau vụ nổ súng ban đầu được cho là âm mưu ám sát ngày 13-7 - Ảnh: REUTERS

    Rạng sáng 14-7 theo giờ Việt Nam, nước Mỹ rúng động khi tiếng súng vang lên trong buổi vận động tranh cử của cựu tổng thống Donald Trump ở thành phố Butler, bang Pennsylvania.

    Phía Mỹ đang điều tra vụ việc nhưng đa phần nghiêng theo hướng đây là một vụ ám sát. Nghi phạm nổ súng cũng đã chết sau đó.

    "Run, Hide, Fight" - Chạy, trốn, và chiến đấu
    Vài tiếng sau vụ việc, báo giới đã mổ xẻ băng ghi hình và nghe thấy tiếng ông nói liên tục với các thành viên Mật vụ Mỹ trong video: "Để tôi lấy lại đôi giày đã".

    Chi tiết có phần hài hước này phản ánh sự điềm tĩnh kỳ lạ của chính trị gia 78 tuổi giữa lúc vết đạn vừa sượt qua tai.

    Khi ông Trump vừa dứt câu "Hãy nhìn xem điều gì đã xảy ra", những tiếng nổ lốp bốp vang lên. Đám đông nhốn nháo và la hét, trong lúc ông Trump đã thấy vết đau ở tai bên phải ngay sau đó.

    Cựu tổng thống Mỹ lập tức cúi người xuống sàn, núp phía dưới bục phát biểu. Sau khi các nhân viên an ninh lao tới, người ta thấy máu chảy bên tai phải ông Trump.

    Hình ảnh từ video cũng cho thấy ông Trump lo sợ nhưng ít biểu hiện hoảng loạn. Trong micro, có tiếng ông liên tục yêu cầu nhân viên an ninh cho phép mình lấy... đôi giày trước khi được hộ tống.

    Chuỗi hành động của ông Trump khá khớp với các nguyên tắc đào tạo của FBI về việc ứng phó trong tình huống khẩn cấp dạng này.

    FBI có chương trình đào tạo cho dân thường mang tên "Chuẩn bị và phòng ngừa tấn công bằng súng đang diễn ra" (ASAPP), nhằm giúp công dân Mỹ chuẩn bị tốt hơn trong các vụ nổ súng trên đất Mỹ và nước ngoài.

    Chương trình dài hai tiếng này đúc kết bài học từ nhiều năm nghiên cứu, triển khai diễn tập dựa trên tình huống để thực hành quy trình ra quyết định khi có súng nổ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là chuỗi ra quyết định dựa trên nguyên tắc Run, Hide, Fight (Chạy, trốn và chiến đấu) để sinh tồn. Trong đó, chạy trốn là việc làm ưu tiên, và chiến đấu là phương án cuối cùng nếu buộc phải như vậy.

      Đầu tiên, FBI khuyên người dân phải tìm cách chạy, sơ tán sớm nhất có thể. Nếu không thoát được, phải bình tĩnh giữ im lặng và ẩn nấp (tắt chuông điện thoại, tìm nơi ẩn nấp gần cửa sổ hoặc các nơi có thể cho bên ngoài thấy, nếu có thể).

      Bị ám sát, ông Trump càng có cơ hội đắc cử?
      Việc ông Trump tìm đôi giày trong tình huống vừa qua là chi tiết không khớp với khuyến nghị bỏ lại đồ đạc khi có súng nổ của FBI. Tuy nhiên, hành động này lại có lợi cho hình ảnh điềm tĩnh, đôi khi được diễn giải thành "gan dạ" hoặc "bản lĩnh" của chính trị gia đang tranh cử tổng thống này.

      Kết thúc đoạn băng ghi hình tại hiện trường có lẽ là hình ảnh sẽ tiếp tục lan truyền trên báo chí những ngày tới, thậm chí có khả năng là những thước hình lịch sử của cuộc bầu cử này cũng như lịch sử chính trường Mỹ.

      Giữa các nhân viên an ninh, ông Trump quay lại người dân và ống kính giơ cao nắm đấm và miệng thét lớn: Fight (chiến đấu).

      Chữ "chiến đấu" ấy vô tình là phương án cuối cùng trong nguyên tắc Run, Hide, Fight của FBI, đồng thời cũng chứa tính biểu tượng vô cùng đặc biệt trong mắt cử tri.

      Đám đông đang hoảng loạn trong tiếng súng cũng đã hưởng ứng nhiệt tình trước chữ "chiến đấu" của ông.

      Sự kiện chấn động này xảy ra giữa lúc ông Trump có cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, và chỉ cách vài ngày trước thời điểm ông Trump chính thức là ứng viên đề cử của Đảng Cộng hòa.

      Nói cách khác, dù suýt chết, vụ nổ súng ở Pennsylvania nêu trên nhiều khả năng sẽ càng có lợi cho ông Trump.

      Lâu nay, trước các cáo buộc và truy tố, ông đã nhiều lần phản ứng bằng cách gọi đó là "màn truy cùng đuổi tận" của các đối thủ chính trị, và tạo cho cử tri ủng hộ ông một hình ảnh Donald Trump không đầu hàng.

      Vụ nổ súng này có thể là tình tiết diễn tả hoàn hảo thái độ "không đầu hàng" ấy, và giờ ông Trump thực sự là một nạn nhân ám sát theo nghĩa đen.

      Giai đoạn 2015-2016, thời tổng thống Barack Obama của Đảng Dân chủ, ông Trump đã liên tục thu hút thêm sự ủng hộ sau mỗi vụ xả súng kinh hoàng ở Mỹ.

      Hiện nay, một lần nữa khi đối diện với Đảng Dân chủ, ông Trump có thể tiếp tục dùng tình trạng bạo lực súng đạn để thúc đẩy các chương trình nghị sự của mình liên quan tới vấn đề này.

      Trong diễn biến mới nhất, tỉ phú Elon Musk đã chính thức ủng hộ ông Trump sau vụ nổ súng Pennsylvania. Hiệu ứng "Trump bị ám sát" có thể lan truyền những ngày tới.

      Xóa
  2. Ông Trump bị bắn khi đang vận động tranh cử, có đổ máu

    Nhiều tiếng súng vang lên tại cuộc vận động tranh cử của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ở Pennsylvania ngày 13-7.

    Sự việc xảy ra khi ông Trump đang trong cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania ngày 13-7, giờ địa phương.

    Theo Hãng tin AFP, có máu trên tai phải của ông Trump khi ông được lực lượng an ninh đưa khỏi sân khấu, lên một chiếc xe gần đó.

    Các nhà báo có mặt tại sự kiện mô tả là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa giơ nắm đấm khi ông được mật vụ Mỹ hộ tống lên một chiếc xe.

    Các phóng viên tại cuộc vận động ở Butler, bang Pennsylvania, kể lại rằng họ nghe thấy một loạt tiếng nổ lớn. Các mật vụ đã lập tức có mặt để che chắn cho ông Trump. Vẫn có một số tiếng nổ vang lên sau khi ông Trump đã ngã xuống sân khấu.

    Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, các nguồn tin tại hiện trường cho biết ít nhất 8 tiếng súng đã vang lên khi ông Trump vừa bắt đầu bài phát biểu trước đám đông người ủng hộ tại thành phố Butler, Pennsylvania.

    Đài CNN dẫn lời người phát ngôn của ông Trump cho biết cựu tổng thống Mỹ được đưa đến cấp cứu ở bệnh viện địa phương.

    Người ta nhìn thấy có một số cảnh sát vũ trang trên mái nhà gần sân khấu nơi ông Trump đang đứng.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông chưa nắm thông tin chi tiết về việc ông Trump bị bắn. Nhưng sau đó thông cáo từ Nhà Trắng cho biết ông Biden đã được nghe báo cáo ngắn về vụ việc.

    Cơ quan Mật vụ Mỹ sau đó thông tin tình trạng sức khỏe của ông Trump ổn.

    Cơ quan này viết trên tài khoản X (Twitter cũ): "Cơ quan Mật vụ Mỹ bắt đầu tiến hành điều tra vụ việc ngay và chúng tôi sẽ cung cấp thông tin ngay khi có thể".

    Đài CNN cũng dẫn lời người phát ngôn Steven Cheung của ông Trump cho biết cựu tổng thống Mỹ vẫn "ổn".

    "Tổng thống Trump cảm ơn cơ quan thực thi pháp luật và những người phản ứng đầu tiên vì hành động nhanh chóng của họ trong hành động tàn ác này. Ông ấy ổn và đang được kiểm tra tại một cơ sở y tế địa phương. Sẽ có thêm thông tin chi tiết", ông Cheung nói.

    Một số nhân vật có tên tuổi đã nhanh chóng lên tiếng về vụ việc và cầu chúc bình an, hồi phục sức khỏe cho ông Trump, trong đó có tỉ phú công nghệ Elon Musk.

    Tờ Washington Post trong bài đăng trên mạng xã hội X dẫn lời công tố viên hạt Butler, Richard Goldinger, cho rằng ông Donald Trump đã bị đạn sượt qua trong vụ nổ súng tại cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania nhưng vẫn an toàn.

    Trong khi đó, một khán giả có mặt tại cuộc vận động tranh cử đã thiệt mạng và đối tượng nổ súng cũng đã chết.

    Ngoài ra, một người khác đang trong tình trạng nguy kịch.

    Trả lờiXóa
  3. Cựu Tổng thống Donald Trump chính thức lên tiếng sau vụ bị ám sát hụt
    14/07/2024 10:37

    Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump xác nhận phần trên tai phải của ông bị một viên đạn bắn xuyên qua, ông cũng gửi lời chia buồn tới gia đình của người thiệt mạng.
    Nhiều tiếng súng vang lên tại cuộc vận động tranh cử của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ở Pennsylvania ngày 13-7.

    Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, trong bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảm ơn Cơ quan Mật vụ Mỹ và tất cả cơ quan thực thi pháp luật vì phản ứng nhanh chóng trong vụ nổ súng vừa diễn ra ở thành phố Butler.

    Ứng cử viên đảng Cộng hòa xác nhận phần trên tai phải của ông bị một viên đạn bắn xuyên qua. Ông cũng gửi lời chia buồn tới gia đình của người thiệt mạng.

    Liên quan đến vụ việc, ngày 13/7, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas tuyên bố bộ này sẽ tăng cường bảo vệ các ứng cử viên tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ và Donald Trump bên phía đảng Cộng hòa, sau vụ nổ súng tại cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania.

    Bộ trưởng Mayorkas đã kịch liệt lên án vụ nổ súng khiến cựu Tổng thống Trump bị thương, khi ông đang tham gia cuộc vận động tranh cử ở thành phố Butler, bang Pennsylvania.

    Ông Mayorkas tuyên bố Bộ An ninh Nội địa, bộ chủ quản của Cơ quan Mật vụ Mỹ (USSS), sẽ “triển khai mọi biện pháp có thể” để đảm bảo an toàn cho Tổng thống Biden, cựu Tổng thống Trump và chiến dịch tranh cử của hai ứng cử viên này.

    Ngày 13/7, Chủ tịch Ủy ban Giám sát thuộc Hạ viện Mỹ James Comer thông báo ủy ban này sẽ mở cuộc điều tra vụ nổ súng nhằm vào ông Donald Trump.

    Chủ tịch Ủy ban Giám sát James Comer cũng yêu cầu Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ Kimberly Cheatle sớm tham dự một cuộc điều trần về việc các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra vụ nổ súng theo hướng đây là âm mưu ám sát cựu Tổng thống Trump.

    Trong tuyên bố, ông James Comer nêu rõ: “Tôi cảm kích trước các thành viên Cơ quan Mật vụ, những người đã không màng mạng sống để bảo vệ cựu Tổng thống Trump và những công dân vô tội đang tham dự sự kiện... Bạo lực chính trị là không thể chấp nhận được dưới bất kỳ hình thức nào.”

    Liên quan tới tiến trình bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, một quan chức cấp cao đảng Cộng hòa xác nhận với CNN rằng Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa vẫn sẽ khai mạc ngày 15/7 tới tại thành phố Milwaukee (bang Wisconsin) như kế hoạch.

    Dự kiến, tại sự kiện này, ông Trump sẽ chính thức được trao tấm vé ứng cử viên đại diện cho đảng Cộng hòa tham gia cuộc bầu cử tổng thống ngày 5/11 tới.

    Tối cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Ngoại trưởng Antony Blinken và nhiều quan chức Nhà Trắng cho biết họ cảm thấy choáng váng trước thông tin vụ nổ súng nhằm vào ứng cử viên Trump, khẳng định bạo lực chính trị là không thể chấp nhận được.

    Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, Tổng thống Mexico, ông Andrés Manuel López Obrador ngày 13/7 đã cực lực lên án vụ nổ súng nhằm vào cựu Tổng thống Trump, khẳng định đây là hành động đầy phi lý và vô nhân đạo.

    Trên mạng xã hội X, ông Obrador nêu rõ trong mọi trường hợp, bất kỳ hành động bạo lực nào đều đáng bị lên án.

    Cùng chung quan điểm, Tổng thống đắc cử Mexico Claudia Sheinbaum, người sẽ chính thức thay ông Obrador vào tháng 10 tới, lên tiếng phản đối vụ việc, khẳng định mọi hành động bạo lực đều không mang đến kết quả tốt đẹp nào và cần bị lên án.

    Thông qua mạng xã hội X, Bộ Ngoại giao Mexico đã lên án vụ tấn công vào cựu Tổng thống Trump, chúc ông sớm hồi phục./.

    Trả lờiXóa