Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2025

Video clip: PHÓ TỔNG THỐNG MỸ KHẲNG ĐỊNH, NGA KHÔNG ĐE DOẠ CHÂU ÂU; VẤN ĐỀ CỦA CHÂU ÂU LÀ CHÍNH SÁCH SAI LẦM VỀ DI CƯ VÀ KINH TẾ

 

Kính mời những ai biết tiếng Anh, xin hãy nghe/xem video clip với tiêu đề Vance explains stance on Greenland, thoughts on Europe, Trump winning overliberals - Dịch: Vance giải thích lập trường về Greenland, suy nghĩ về châu Âu, Trump giành được sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa tự do

https://www.youtube.com/watch?v=1S3_AffpQmk

Phó Tổng thống Hoa Kỳ J.D. Vance cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Rob Schmidt rằng Nga không phải là mối đe dọa chính đối với châu Âu. Theo ông, điều quan trọng bây giờ là tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ. Chính sách kinh tế và di cư sai lầm là nguyên nhân khiến châu Âu suy yếu. Tuy nhiên, EU vẫn tiếp tục đổ lỗi cho Nga về mọi thứ và đàn áp các chính trị gia không được lòng giới cầm quyền, chẳng hạn như Marine Le Pen.

Trích lời Phó Tổng thống Hoa Kỳ J.D. Vance trong video clip trên: 

Phải thừa nhận rằng mối đe dọa chính đối với châu Âu không phải là Trung Quốc hay Nga. Những thách thức chính là các vấn đề nội bộ: chính sách di cư làm suy yếu nền tảng văn hóa; chính sách kinh tế làm giảm khả năng cạnh tranh; và chính sách bảo mật yếu kém. Các nhà lãnh đạo châu Âu công khai gọi Nga là mối đe dọa chính, nhưng đồng thời họ vẫn tiếp tục mua khí đốt trị giá hàng tỷ euro của Nga và chỉ chi khoảng 1% GDP cho quốc phòng, trong khi chúng ta chi nhiều hơn gấp ba đến bốn lần. Ở Châu Âu, lời nói thường khác với hành động.

Ví dụ, Marine Le Pen đang dẫn đầu trong một số cuộc thăm dò, nhưng những lời buộc tội nhắm vào bà không liên quan đến bản thân Le Pen mà là đến nhân viên của bà, và họ đang tìm cách truy tố bà. Mục đích rất rõ ràng - ngăn cản bà tham gia cuộc bầu cử. Chúng ta có thể nói về dân chủ trong trường hợp này không?

Xin xem thêm 2 bài:

1Báo Anh: TƯỚC QUYỀN BẦU CỬ TỔNG THỐNG CỦA LEPEN - NƯỚC PHÁP CÓ CÒN LÀ MỘT NỀN DÂN CHỦ HAY KHÔNG?

Lê Nguyễn Linh - Cộng tác viên Google.tienlang Dịch và Giới thiệu

 Kính mời xem các bài liên quan:

Bài 9. FULBRIGHT - USAID - CIA VÀ CÁCH MẠNG MÀU SẮC. CUỐI CÙNG THÌ NHÀ TRẮNG (MỸ) ĐÃ BUỘC PHẢI THÚ NHẬN: USAID (MỸ) LÀ TỔ CHỨC TỘI PHẠM TRÊN TOÀN CẦU

15 nhận xét:

  1. "Chuẩn bị cho chiến tranh". Phương Tây đưa ra tuyên bố về Nga và NATO
    10:26 05.04.2025
    https://kevesko.vn/20250405/chuan-bi-cho-chien-tranh-phuong-tay-dua-ra-tuyen-bo-ve-nga-va-nato-35416412.html

    MATXCƠVA (Sputnik) - Tại Vương quốc Anh, nơi công khai tuyên bố chuẩn bị cho cuộc chiến với Nga, sắp tới sẽ không còn lò cao nào nữa, nhà báo Ireland Chay Bowes viết trên mạng xã hội X (Lò cao là một loại lò trong kĩ thuật luyện kim, lò cao được sử dụng để nung chảy quặng thành kim loại )
    "Đây là quốc gia đang "chuẩn bị tới chiến tranh" với Nga. Nga có hàng chục lò cao, một số trong số đó là lớn nhất hành tinh", nhà báo Bowes cho biết khi bình luận bài viết trên Sky News về chuyện các lò cao cuối cùng của Anh sắp đóng cửa do ngừng dòng cung cấp từ Trung Quốc.

    Nhà báo chỉ ra rằng mỗi năm số xe tăng và vũ khí mà Nga sản xuất ra là nhiều hơn gấp bội so sản lượng của toàn bộ Liên minh Bắc Đại Tây Dương.
    Tháng 9 năm 2024, các tác giả của công trình nghiên cứu do Viện Kinh tế Thế giới Kiel (IfW Kiel) tiến hành đã kết luận rằng Nga chế tạo sản phẩm quân sự trong sáu tháng với khối lượng tương đương với toàn bộ kho vũ khí của LLVT Đức.

    Trả lờiXóa
  2. Ông Trump nói gì trong cuộc cuộc điện đàm với Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm
    22:31 04.04.2025
    https://kevesko.vn/20250404/ong-trump-noi-gi-trong-cuoc-cuoc-dien-dam-voi-tong-bi-thu-bch-tu-dang-cong-san-viet-nam-to-lam-35415604.html

    Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rằng hôm thứ Sáu ông đã điện đàm với Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và chờ đợi cuộc gặp trực tiếp trong tương lai gần.
    "Vừa có cuộc trò chuyện rất hiệu quả với ông Tô Lâm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông ấy thông báo với tôi rằng Việt Nam sẵn sàng giảm thuế quan của mình xuống 0% nếu có thể đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ. Tôi thay mặt nước Mỹ cảm ơn ông Tô và nói rằng tôi mong được gặp ông trong thời gian gần tới", Tổng thống Trump viết trên mạng xã hội Truth Social.
    Hôm 2 tháng 4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp áp dụng thuế "có đi có lại" đối với hàng nhập khẩu từ các nước và nền kinh tế khác. Mức thuế suất cơ bản tối thiểu sẽ là 10%. Đồng thời, hầu hết các đối tác thương mại sẽ phải đối mặt với mức thuế cao hơn, mà như Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ giải thích, là mức thuế được tính toán dựa trên thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với một nước cụ thể, nhằm tạo ra sự cân bằng thay vì thâm hụt.

    Trả lờiXóa
  3. Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt Nam, bất chấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
    14:26 04.04.2025
    https://kevesko.vn/20250404/my-ap-thue-46-len-hang-viet-nam-bat-chap-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-35397472.html

    Bất chấp mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ và thông điệp Bộ trưởng công thương Việt Nam mang tới Mỹ trong chuyến công du giữa tháng 3-2025, Tổng thống Trump tuyên bố áp mức thuế đối ứng 46% - cao nhất từ trước tới nay đối với hàng hóa từ Việt Nam.
    Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 tuyên bố áp thuế quan có đi có lại (thuế đối ứng) ở mức ít nhất 10% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ của hơn 180 nền kinh tế. Hàng chục quốc gia phải chịu thuế đối ứng rất cao, trong đó có những đối tác thương mại thuộc hàng lớn nhất của Mỹ, Việt Nam có tên trong danh sách này. Hơn nữa, Việt Nam chịu mức 46%, thuộc hàng cao nhất.
    Vì sao Việt Nam bị áp mức thuế cao như vậy? Động thái được đánh giá là bước leo thang mới của cuộc chiến thương mại mà ông Trump khởi động sau khi trở lại Nhà Trắng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế Việt Nam? Những giải pháp Việt Nam cần là gì?
    Hàng Việt Nam vào Hoa Kỳ bị áp mức thuế 46% - cao nhất từ trước tới nay
    Ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ đã công bố mức áp thuế với các hàng hóa của Việt Nam – 46%. Theo công bố của ông Trump, Trung Quốc sẽ bị áp thuế quan đối ứng 34% ngoài thuế quan bổ sung 20% mà ông Trump đã áp lên hàng hóa Trung Quốc trong nhiệm kỳ tổng thống này của ông. Các đồng minh thân cận của Mỹ cũng bị áp mức thuế đối ứng cao, như Liên minh châu Âu (EU) bị áp mức thuế 20%, Nhật Bản - 24%, Hàn Quốc - 25%. Ngoài ra một số nước khác cũng bị áp mức thuế rất cao như Campuchia - 49%, Iraq - 39%, Nam Phi - 30%, Ấn Độ - 26%,...
    Theo một số nguồn tin, thuế quan đối ứng với thuế suất cao hơn sẽ có hiệu lực từ ngày 9/4 và sẽ áp dụng với khoảng 60 quốc gia. Mức thuế cơ sở 10% sẽ có hiệu lực từ ngày thứ Bảy (5/4).
    Sáng ngày ¾ theo giờ Hà Nội, cả Việt Nam, trước hết là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ bị sốc nặng trước con số 46% nói trên. Truyền thông Việt Nam đưa tin dày đặc về tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính triệu tập cuộc họp nội các chính phủ khẩn về chủ đề này. Cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ để đàm phán về con số 46% nói trên.
    Từ đâu ra con số 46%? Vì sao quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và kết quả tốt đẹp của chuyến công tác Mỹ gần đây của Bộ trưởng công thương Việt Nam không mang lại tác dụng và hàng Việt Nam vào Mỹ vẫn bị áp mức thuế cao nhất từ trước tới nay?
    Đúng là theo một số thông tin, 46% không phải áp dụng cho tất cả các mặt hàng và có thể không áp dụng cho các mặt hàng chiến lược, nhưng Tổng thống Mỹ trước toàn dân thiên hạ đã nói rằng:
    “Việt Nam – những nhà đàm phán xuất sắc là những con người tuyệt vời. Họ quý mến tôi và tôi cũng quý mến họ. Nhưng vấn đề là vì Việt Nam đang áp thuế 90% với hàng hóa của Mỹ, nên tôi sẽ áp thuế 46% với họ”, - Ông Donald Trump tuyên bố và không hề nói rằng chỉ với một số mặt hàng.
    Tổng thống Mỹ Donald Trump còn nói rằng Việt Nam đánh thuế Mỹ 90% nên Mỹ đánh lại mức thuế đối ứng 46% là đã "giảm giá" một nửa.
    "Đó là thuế quan đối ứng. Vì vậy, họ tính thuế chúng ta bao nhiêu, chúng ta sẽ tính họ bấy nhiêu, nhưng chúng ta sẽ tử tế hơn họ", - ông Trump tuyên bố.

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Có thật là Việt Nam đánh thuế hàng Mỹ 90%? Và mức thuế 46% đã được tính như thế nào?
      “Mỹ tính thuế nhập khẩu đối ứng đối với mỗi nước bằng tỷ lệ giữa mức thâm hụt thương mại song phương và tổng kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ rồi chia đôi ra. Ví dụ cụ thể: năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 136,463 tỷ USD và nhập 13,561 tỷ USD. Cán cân thương mại của Mỹ so với Việt Nam là ở mức thâm hụt 122,9 tỷ USD, tương đương 90,4%. Donald Trump gọi con số này là mức "thuế" mà Việt Nam đang "áp" cho hàng hóa Mỹ. Lấy nó chia đôi ra và nói là đã “giảm” một nửa. Nghe đã thấy vô lý. Làm gì có chuyện Việt Nam áp thuế hàng hóa Mỹ hơn 90%! Nhưng có một điểm cần lưu ý: ông Trump nói thêm rằng mức này đã bao gồm cả thao túng tiền tệ và rào cản thương mại. Cái rắc rối là ở đó”, - TS kinh tế Lê Hòa bình luận với Sputnik.

      Việt Nam hiện có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ được thiết lập cách đây gần 2 năm. Trong chuyến “đi sứ” sang Mỹ rất quan trọng của Bộ trưởng Công Thương Việt Nam cách đây không lâu Việt Nam đã giải thích cho phía Mỹ rằng Việt Nam và Mỹ là hai nền kinh tế bổ sung cho nhau. Và nguyên nhân gây mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước xuất phát từ tính chất bổ trợ giữa hai nền kinh tế, là do cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương của hai nước.
      Hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường nước này.

      “Trong chuyến “đi sứ” của ông Bộ trưởng công thương, thông điệp mà Việt Nam gửi tới nền kinh tế lớn nhất thế giới là mong muốn duy trì và xây dựng mối quan hệ kinh tế, thương mại hài hòa, bền vững, hai bên cùng có lợi. Phía Việt Nam khẳng định với phía Mỹ là Việt Nam không có bất cứ chính sách nào có thể gây phương hại đến người lao động hay an ninh quốc gia của Mỹ. Điều này Việt Nam đã tuyên bố trước đó. Nhưng công bố của ông Trump hôm 2/4 cho thấy, mức độ quan hệ chính trị như thế nào với Hoa Kỳ không có ý nghĩa về kinh tế, khi ông Trump đang thực hiện những bước đầu tiên gây “sốc” đưa sản xuất trở lại nước Mỹ trên con đường “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” của ông ta”, - PGS-TS Hoàng Giang nói với Sputnik.
      Nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng
      Các chuyên gia khắp thế giới đã đưa ra nhận định: việc đánh thuế quan trên diện rộng sẽ dựng lên những hàng rào thương mại mới xung quanh nền kinh tế tiêu dùng lớn nhất trên thế giới là Hoa Kỳ, đảo ngược hàng thập kỷ tự do hóa thương mại đã định hình nên trật tự toàn cầu hiện tại.
      “Trong bối cảnh này, chính sách 46% thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam không thể không ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, khi gần 30% tổng xuất khẩu của Việt Nam (năm 2024 là 136,6 tỷ USD) là sang thị trường Hoa Kỳ, chiếm khoảng 26% cấu phần GDP”, - TS kinh tế Lê Hòa bình luận với Sputnik.

      Xóa

    2. Với mức thuế 46%, giá hàng hóa Việt Nam tại Mỹ sẽ tăng vọt, làm giảm sức cạnh tranh so với hàng hóa từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Mexico. Các ngành chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, gỗ và thủy sản sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Một số chuyên gia ước tính, xuất khẩu sang Mỹ có thể giảm mạnh, có thể lên đến 20- 30%, thậm chí cao hơn.
      Việt Nam có 5 nhóm ngành chính (chiếm 64,3% tổng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ năm 2024) sẽ bị tác động mạnh nhất trong đợt áp thuế này. Đó là điện tử (các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (chiếm 28,6% tổng kim ngạch xuất khẩu); dệt may, da giày (chiếm 21,9%); gỗ và sản phẩm từ gỗ (chiếm 7,6%); nông - thủy - hải sản (chiếm 3,5%); thép và nhôm (chiếm 2,7%).
      “Tăng trưởng GDP năm 2025 khó tránh khỏi bị tác động. Hơn nữa ảnh hưởng dây chuyền của việc suy giảm xuất khẩu là dẫn tới tiêu dùng trong nước giảm, lạm phát tăng, việc thu hút và giải ngân FDI cũng có thể giảm trong ngắn hạn”, - TS kinh tế Lê Hòa nhấn mạnh với Sputnik.
      Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sau “cú sốc” sáng ¾ đã có những nhận định bình tĩnh hơn, họ kêu gọi các doanh nghiệp tránh lo lắng quá mức. Như ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết, vấn đề Mỹ áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam cần được nhìn nhận một cách thấu đáo, tránh hoang mang hay lo lắng thái quá. Ông Giang còn lưu ý, thông tin về mức thuế 46% phía Mỹ đưa ra là con số tổng quan, không áp dụng đồng loạt mà được chia ra theo từng dòng sản phẩm cụ thể. Chủ tịch VITAS cho hay Chính phủ đang triển khai các biện pháp đàm phán để có biểu thuế phù hợp, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
      Cần tích cực hơn trong đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và khai thác thị trường EAEU
      Theo quan điểm chung, biện pháp đầu tiên cần làm là Việt Nam phải tăng nhập khẩu từ Mỹ để giảm thặng dư thương mại (123,5 tỷ USD năm 2024), nhằm xoa dịu áp lực thuế quan. Tuy nhiên, điều này sẽ làm gia tăng chi phí nhập khẩu, đặc biệt với các mặt hàng công nghệ và nguyên liệu sản xuất.

      Xóa
    3. Biện pháp thứ hai là phải đa dạng hóa thị trường bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP, tăng xuất khẩu sang thị trường có sức mua lớn là Liên minh Kinh tế Á-Âu mà Nga là chủ chốt.
      “Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không tận dụng những lợi thế của Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) có hiệu lực từ tháng 10 -2016? Một số doanh nghiệp Việt Nam không có đủ thông tin về thị trường và FTA này, một số khác thì phàn nàn về khó khăn trong thanh toán và vận tải (mặc dù những doanh nghiệp làm ăn với Nga và EAEU tôi biết vẫn giải quyết được tất cả những trở ngại liên quan tới thanh toán, và vấn đề vận tải hiện đã được giải quyết khá tốt), nhóm thứ ba thì không đánh giá đầy đủ về tiềm năng của thị trường Nga, thị trường EAEU…Phải chăng thời cơ đã tới! Hai bên có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, từ cơ sở pháp lý tới sự không cạnh tranh nhau của các mặt hàng…”, - PGS-TS Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
      Sáng 3/4, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp khẩn với các bộ, ngành sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới 46% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
      Chiều cùng ngày, tại họp báo thường kỳ, Bộ Tài chính đã có những bình luận và thông tin về việc Chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam.
      Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Việt Nam tin tưởng mức thuế công bố là mức tối đa và mức cụ thể còn được xem xét. Đồng thời kỳ vọng những thông tin trao đổi sắp tới sẽ được đối tác lắng nghe và có bước đi phù hợp. Ví dụ, mặt bằng thuế quan của Việt Nam áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ thấp hơn rất nhiều so với con số 90% mà Mỹ tính toán.
      Cũng theo ông Nguyễn Đức Chi, vào cuối tuần này, Chính phủ cử đoàn công tác sang Mỹ để đàm phán về vấn đề áp thuế 46% với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
      Phía Việt Nam định hướng là kiên trì tìm ra giải pháp và trao đổi với đối tác thương mại để cân bằng theo hướng tăng kim ngạch mà không cần tăng thuế. Việc này cũng giúp người tiêu dùng hai nước cùng hưởng lợi.
      Chúng ta sẽ cùng chờ xem kết quả chuyến công tác của đoàn Việt Nam.

      Xóa
  4. Thủ tướng Slovakia mong đến Moskva để đích thân bày tỏ sự biết ơn về chiến thắng chủ nghĩa phát xít
    23:43 04.04.2025
    https://kevesko.vn/20250404/thu-tuong-slovakia-mong-den-moskva-de-dich-than-bay-to-su-biet-on-ve-chien-thang-chu-nghia-phat-xit-35416571.html

    MATXCƠVA (Sputnik) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico bày tỏ hy vọng rằng vào ngày 9 tháng 5 tại Matxcơva, ông sẽ có dịp đích thân bày tỏ lòng biết ơn Liên Xô về chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
    "Tôi tin rằng tôi sẽ có cơ hội vào ngày 9 tháng 5 tại Matxcơva sẽ đích thân cảm ơn sự đóng góp to lớn của Hồng quân vào chiến thắng trước chủ nghĩa phát xít. Hồng quân vĩ đại muôn năm!", ông Fico phát biểu trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày giải phóng Bratislava.

    Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bùi Thanh Sơn trước một cuộc họp tại Moskva. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2025
    Nga mời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Nga để tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng
    2 Tháng Tư, 16:20

    Ông Fico trách các đại sứ EU không tham dự lễ kỷ niệm Ngày giải phóng Bratislava
    "Vì tôi đã mời Đại sứ Liên bang Nga, Đại sứ Belarus và những người khác đến sự kiện này hôm nay... Vì tôi đã dành cho Đại sứ Nga cơ hội phát biểu... nên các đại sứ của các nước trong Liên minh châu Âu đã thông báo rằng họ sẽ không đến dự lễ", ông Fico nói trong sự kiện kỷ niệm nhân 80 năm ngày giải phóng Bratislava tại Đài tưởng niệm Slavin.

    Ông so sánh các nhà ngoại giao châu Âu với những đứa trẻ bướng bỉnh.
    "Trách nhiệm của các đại sứ không phải là cố chấp mà là làm việc. Các đại sứ phải giao tiếp, phải trò chuyện. Nếu có cơ hội tuyệt vời như vậy để gặp gỡ các đại sứ của các nước khác, thì họ cần có mặt ở đây", ông Fico kết luận.

    Trả lờiXóa
  5. Chuyên gia: Tòa án Hình sự Quốc tế nên được giải thể và tái lập theo những nguyên tắc hoàn toàn khác
    01:10 05.04.2025
    https://kevesko.vn/20250405/chuyen-gia-toa-an-hinh-su-quoc-te-nen-duoc-giai-the-va-tai-lap-theo-nhung-nguyen-tac-hoan-toan-khac-35403893.html

    Matxcơva (Sputnik) – Theo Augusto Zamora, giáo sư luật công quốc tế và quan hệ quốc tế tại Đại học Tự trị Madrid, Tòa án Hình sự Quốc tế nên được giải thể và tái lập theo những nguyên tắc hoàn toàn khác.
    Augusto Zamora, giáo sư luật công quốc tế và quan hệ quốc tế tại Đại học Tự trị Madrid, trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Sputnik Mundo: "Tòa án Hình sự Quốc tế mở một vụ án chống lại Tổng thống Vladimir Putin, mặc dù Nga không phải là thành viên của cơ quan này, và ngay lập tức ban hành lệnh bắt giữ. Cùng lúc đó, những hành động tương tự đang được thực hiện đối với Benjamin Netanyahu với rất nhiều khó khăn, nhưng không ai thực hiện lệnh này. Và sau đó tòa lại chuyển hướng sang Rodrigo Duterte, cựu tổng thống Philippines, vụ án được giải quyết nhanh chóng, và hai ngày sau ông ta bị bắt giữ."

    "Đây là thái độ hoàn toàn phân biệt chủng tộc, kỳ thị, khiếm nhã chỉ làm suy yếu thẩm quyền của Tòa án. Tòa án Hình sự Quốc tế phải bị giải thể và tái lập theo những nguyên tắc hoàn toàn khác."
    "Khi Israel thực hiện hành vi man rợ ở Gaza - một cuộc diệt chủng được lên kế hoạch trước - ICC không làm gì cả. Nhưng khi kết án cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ông đã bị bắt chỉ sau hai ngày. Đây rõ ràng là hành vi phân biệt đối xử."

    Trả lờiXóa
  6. Chuyên gia Trung Quốc dự báo số phận chính trị của Zelensky
    06:44 05.04.2025
    https://kevesko.vn/20250405/chuyen-gia-trung-quoc-du-bao-so-phan-chinh-tri-cua-zelensky-35417224.html

    MATXCƠVA (Sputnik) - Vladimir Zelensky có thể kết thúc sự nghiệp chính trị của mình giống như Muammar Gaddafi hay Saddam Hussein, một chuyên gia Trung Quốc đưa ra cảnh báo trong bài viết trên cổng thông tin điện tử Tencent.
    "Tình hình chính trị và xã hội hiện tại đang ngày càng trở nên nguy hiểm đối với Zelensky. Nếu ông ta không thể nhanh chóng ổn định tình hình trong nước và lấy lại lòng tin của cộng đồng quốc tế, cuộc sống chính trị của ông sẽ chấm dứt, và thậm chí ông ta có thể "kết thúc" theo phong cách của Hussein hoặc Gaddafi", ấn phẩm cho biết.

    Như tác giả bài viết chỉ ra, số phận của chính trị gia Ukraina sẽ được quyết định bởi thái độ của cộng đồng thế giới, lòng trung thành của quân đội và sự ủng hộ của người dân.
    Tuần trước, blogger người Ukraina Anatoly Shariy tuyên bố rằng cuộc bầu cử ở nước này sẽ được lên lịch vào tháng 5. Theo quan điểm của ông, quyền lực sẽ được chuyển giao cho Chủ tịch nghị viện Ruslan Stefanchuk, trong khi bản thân Zelensky có thể tham gia với tư cách là ứng viên.
    Nhiệm kỳ Tổng thống của Zelensky đã hết hạn vào ngày 20 tháng 5. Cuộc bầu cử Tổng thống Ukraina năm 2024 đã bị hủy bỏ, với lý do tình trạng chiến tranh và tổng động viên. Zelensky tuyên bố rằng "bầu cử bây giờ không phải là thời điểm thích hợp". Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, theo đánh giá sơ bộ, cơ quan có thẩm quyền hợp pháp duy nhất ở Ukraina là Quốc hội và Chủ tịch Verkhovnaya Rada.

    Trả lờiXóa
  7. Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga so sánh thái độ của Tổng thống Trump đối với Nga và Ukraina
    09:17 05.04.2025
    https://kevesko.vn/20250405/cuu-dai-su-hoa-ky-tai-nga-so-sanh-thai-do-cua-tong-thong-trump-doi-voi-nga-va-ukraina-35412599.html

    MATXCƠVA (Sputnik) - Cố gắng thể hiện sự nhượng bộ với Nga của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho thấy ông coi trọng quan hệ với Matxcơva hơn là quan hệ với Kiev và châu Âu, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga Michael McFaul bày tỏ quan điểm này trong bài viết đăng trên tạp chí Foreign Affairs.
    Trong bài viết của mình, chính trị gia Mỹ nhấn mạnh rằng Trump đã khiến "các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ" chống lại ông bằng những đe dọa về thuế quan và sáp nhập một số nước. McFaul nhận xét rằng điều này làm suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới.
    "Việc Trump sẵn lòng dành cho Nga những nhượng bộ lớn chứng tỏ rằng ông ấy coi trọng quan hệ với Nga hơn là liên hệ với Ukraina và phần còn lại của châu Âu", chính trị gia McFaul viết.

    Cựu Đại sứ lập luận rằng việc cải thiện quan hệ của Hoa Kỳ với Nga có thể khiến các đồng minh của Hoa Kỳ ngừng mua vũ khí Mỹ, cắt giảm thương mại với Hoa Kỳ và thậm chí tạo ra liên minh riêng mà không có Washington.
    "Một số nước không có vũ khí hạt nhân, đặc biệt là ở châu Á, có thể quyết định xây dựng kho vũ khí hạt nhân của riêng mình", ông McFaul nói thêm.
    Trước đó, ông Dmitry Peskov Thư ký báo chí của Tổng thống Nga tuyên bố rằng Nga hiện đang nỗ lực khôi phục quan hệ với Hoa Kỳ. Ông Peskov lưu ý rằng Nga vẫn tiếp mối liên lạc với Hoa Kỳ về chế độ ngừng bắn ở Ukraina, nhưng vẫn hiện hữu nhiều sắc thái dị biệt.
    Ông Kirill Dmitriev đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga trước đó đã thông báo với các phóng viên rằng theo uỷ thác của Tổng thống Nga, trong hai ngày qua, ông đã tiến hành các cuộc gặp tại thủ đô Hoa Kỳ với các quan chức chủ chốt trong ê-kip chính quyền của Tổng thống Donald Trump. Theo lời ông Dmitriev, trong quá trình đàm phán đã thảo luận nhiều vấn đề về khôi phục quan hệ của Nga và Hoa Kỳ, bao gồm hợp tác kinh tế cũng như nối lại lưu thông hàng không trực tiếp giữa hai nước.

    Trả lờiXóa
  8. Quân đội Nga tấn tấn công cơ sở có chuyên gia nước ngoài tại Kryvyi Rih
    12:37 05.04.2025
    https://kevesko.vn/20250405/quan-doi-nga-tan-tan-cong-co-so-co-chuyen-gia-nuoc-ngoai-tai-kryvyi-rih-35418045.html

    Moskva (Sputnik) – Quân đội Nga thực hiện một cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa vào địa điểm diễn ra cuộc họp giữa các chỉ huy đơn vị quân đội Ukraina cùng các chuyên gia phương Tây tại một nhà hàng ở thành phố Kryvyi Rih, Bộ Quốc phòng Nga thông báo.
    "Vào lúc 18:49 ngày 4 tháng 4, một tên lửa đạn nổ chính xác cao đã được phóng nhằm vào địa điểm tổ chức cuộc họp giữa các chỉ huy đơn vị và chuyên gia phương Tây tại một trong các nhà hàng ở Kryvyi Rih",- thông báo viết.

    Theo dữ liệu từ cơ quan này, tổn thất của LLVT Ukraina lên đến 85 quân nhân và sĩ quan nước ngoài, cùng khoảng 20 phương tiện ô tô.
    Để đáp trả các cuộc tấn công của LLVT Ukraina vào các mục tiêu dân sự, quân đội Nga thường xuyên tấn công các vị trí đóng quân, thiết bị kỹ thuật và lính đánh thuê, cũng như cơ sở hạ tầng ở Ukraina: các cơ sở công nghiệp quốc phòng, trung tâm chỉ huy và thông tin quân sự.
    Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhiều lần nhấn mạnh rằng quân đội Nga không tấn công vào nhà dân và các cơ sở xã hội.

    Trả lờiXóa
  9. Đọc Vị Trump Với Trung Quốc: VN Vừa Công Du Nga Vừa Đàm Phán Mỹ | Kiến Thức Chuyên Sâu
    1 giờ trước
    Trump Lộ Vở Với Putin Ở Sudzha: Bắt Giữ Ổ NATO Ở Kursk
    Nội dung chính video ngày 05 tháng 04 năm 2025:
    1. Cập nhật tin tức tình hình chính trị, kinh tế, quân sự mới nhất
    2. Tình hình thế giới sau khi Trump áp thuế toàn cầu
    3. Trung Quốc áp thuế lại Mỹ và cách VN ngoại giao
    4. Phân tích và bình luận từ Kênh Kiến Thức Chuyên Sâu

    https://www.youtube.com/watch?v=MPBPCSjMms4&ab_channel=Ki%E1%BA%BFnTh%E1%BB%A9cChuy%C3%AAnS%C3%A2u

    Trả lờiXóa
  10. Putin - Trump Bản Thỏa Thuận Không Lời: Khiến Châu Âu Tức Đỏ Mắt | Luận Đàm Thế giới
    2 giờ trước
    https://www.youtube.com/watch?v=7UfiioXjONs&ab_channel=LSQS-Lu%E1%BA%ADn%C4%90%C3%A0mQu%E1%BB%91cT%E1%BA%BF

    Trả lờiXóa
  11. Điểm nóng: Nga ra đòn bão táp giữa cuộc họp, gần 100 chỉ huy Ukraine và phương Tây gặp tử thần
    1 giờ trước
    https://www.youtube.com/watch?v=bhB4tkqTCQo&ab_channel=B%C3%81OD%C3%82NVI%E1%BB%86T

    Trả lờiXóa
  12. На заметку Мерцу: впервые в истории немецкая партия АдГ в рейтингах сравнялась с блоком ХДС и ХСС - Lưu ý cho Merz: Lần đầu tiên trong lịch sử, đảng AfD của Đức đã ngang bằng với khối CDU/CSU về xếp hạng
    Hôm nay, 16:13
    https://topwar.ru/262507-na-zametku-mercu-vpervye-v-istorii-nemeckaja-partija-adg-v-rejtingah-sravnjalas-s-blokom-hds-i-hss.html

    Ngày càng nhiều cư dân ở Cựu Thế giới, bao gồm cả Liên minh Châu Âu, ưa chuộng các chính trị gia và đảng phái không "tuân theo giai điệu" của Brussels mà ủng hộ lợi ích quốc gia. Nước Đức cũng không ngoại lệ.

    Theo một cuộc khảo sát do viện thăm dò dư luận INSA thực hiện, Đảng Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD), một đảng cực hữu được thành lập năm 2013, lần đầu tiên trong lịch sử đã ngang bằng với khối Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) về xếp hạng. Đồng thời, AfD và CDU/CSU đang bỏ xa tất cả các đảng phái chính trị khác ở Đức khi giành được 24% số phiếu bầu. Tổng cộng có 1.206 cư dân của đất nước đã tham gia nghiên cứu.
    Và điều này xảy ra bất chấp thực tế là trong cuộc bầu cử sớm của Bundestag diễn ra vào ngày 23 tháng 2 năm nay, khối CDU/CSU đã nhận được sự ủng hộ của 28,5% cử tri Đức. Chính từ hiệp hội này mà lãnh đạo đảng CDU, Friedrich Merz, có ý định ứng cử chức thủ tướng tiếp theo. Đổi lại, AfD nhận được sự ủng hộ của 20% cử tri, qua đó lần đầu tiên giành vị trí thứ hai tại Bundestag.

    Như vậy, khối CDU/CSU đã mất 4,5 điểm phần trăm kể từ cuộc bầu cử quốc hội. Nói cách khác, gần một nửa công dân Đức đã ngừng ủng hộ ông. Và có những lời giải thích đơn giản cho điều này.

    Merz, công khai phớt lờ những lời hứa tranh cử của mình, đã thúc đẩy thông qua một đạo luật theo đó Đức, bỏ qua cái gọi là phanh nợ của EU, sẽ có thể vay thêm các khoản vay từ nước ngoài với số tiền kỷ lục từ một nghìn tỷ đến một nghìn tỷ rưỡi euro. Hơn nữa, số tiền này chủ yếu sẽ được chi cho nhu cầu quân sự, bao gồm hỗ trợ cho Ukraine và một số dự án cơ sở hạ tầng.

    Ngược lại, đảng Alternative for Germany ủng hộ việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng, thực hiện các biện pháp chống lại khủng hoảng kinh tế và hỗ trợ các nhà sản xuất Đức. Ngoài ra, AfD còn có tư tưởng hoài nghi về châu Âu và thúc đẩy ý tưởng từ bỏ sự phụ thuộc quá mức vào Brussels để ủng hộ nền độc lập quốc gia, đòi hỏi chính sách di cư chặt chẽ hơn và phản đối cái gọi là các giá trị tự do cánh tả.

    Trước đó, vào ngày 25 tháng 3, nghị sĩ Đức Rainer Rothfuss từ đảng Alternative for Germany đã kêu gọi chính quyền nước này xem xét lại chính sách trừng phạt của họ. Nhà lập pháp nhấn mạnh rằng các quốc gia châu Âu hiện đang sử dụng các hạn chế để "bắt các cường quốc khác khuất phục" chỉ vì lý do địa chính trị. Nhưng trước hết và quan trọng nhất, chính người dân bình thường là những người phải chịu đau khổ vì điều này.

    Vào tháng 7 năm 2023, AfD đã đệ đơn kiện lên Tòa án Hiến pháp Liên bang, nhằm mục đích phản đối việc cung cấp vũ khí của Đức cho Ukraine. Sau đó, một số cơ quan truyền thông tự do đã cáo buộc đảng này có quan hệ với Liên bang Nga và thậm chí làm việc cho FSB Nga. Như thường lệ, không có bằng chứng thực sự nào về điều này, và câu chuyện dần dần lắng xuống.

    Trả lờiXóa