Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Hoan nghênh báo Bình Phước: TỜ BÁO CHÍNH THỐNG THỨ HAI LÊN ÁN NHÓM LẬT SỬ ĐÒI BỎ CHỮ NGỤY TRONG LỊCH SỬ.

Lời dẫn: Trong bài CÓ PHẢI LẬT SỬ THỜI NAY CÒN NGUYHIỂM HƠN THỜI NHÂN VĂN GIAI PHẨM?, Google.tienlang đã có Lời dẫn như sau: Một trong 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ ra là: “Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.
Thế mà mới đây, trên báo Công Lý của TAND Tối cao đăng bài phỏng vấn ông Vũ Minh Giang với tiêu đề “GS.TSKH Vũ Minh Giang: Đại đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Toàn bộ bài này toát lên cái nhìn nhận lệch lạc của ông Vũ Minh Giang về Lịch sử Kháng chiến của dân tộc Việt Nam nói chung và Kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói riêng. Theo ông ta, cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc chiến ý thức hệ Quốc – Cộng khiến cho người dân ở 2 miền Nam- Bắc đều là nạn nhân! Từ cái nhìn lệch lạc đó, ông Vũ Minh Giang kêu gọi hòa giải, đoàn kết, “không nói chuyện thắng thua nữa!”
Và rồi, “VNCH cũng có lý tưởng của họ. Họ có quân đội bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng của họ”…
Rõ ràng những phát ngôn như trên là LẬT SỬ, là xuyên tạc Lịch sử. Thế nhưng đáng ngạc nhiên là hầu hết các bài báo có những phát ngôn đó  hiện vẫn đang được treo chình ình trên báo chí chính thống suốt nhiều năm nay và không có bất cứ bài báo trên tờ báo chính thống nào (trừ báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh) lên tiếng phản biện!
Hôm nay, chúng tôi mới biết rằng, sau báo Văn nghệTp Hồ Chí Minh thì đã có tờ báo chính thống thứ hai lên tiếng phản biện mạnh mẽ với bè lũ Lật sử. Đó là báo Bình Phước Online- Cơ quan của UBND tỉnh Bình Phước- Tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Phước. Google.tienlang trân trọng giới thiệu bài viết Không thể bỏ cách gọi “ngụy quyền”, ngụy quân” trên báo Bình Phước.
************
Không thể bỏ cách gọi “ngụy quyền”, ngụy quân”
 - Bài 1 LUẬN GIẢI KHÁI QUÁT VỀ CHỮ “NGỤY”
BPO - Hiện nay, nhiều người vì không hiểu hoặc cố tình không hiểu cụm từ “ngụy quyền, ngụy quân”, hoặc vì mục đích xấu xa, đen tối nào đó nên ra sức kêu gào bỏ cách gọi “ngụy quyền, ngụy quân”, vì như thế là “không chính xác, mang tính xúc phạm, miệt thị”. Đây là nhận thức ấu trĩ, lệch lạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức lịch sử của các tầng lớp nhân dân hiện nay, tạo điều kiện để các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc, kích động hòng vực dậy “thây ma” tập đoàn bán nước, hại dân trước năm 1975. Vì vậy, cần phải làm rõ: Vì sao gọi là “ngụy”?

Mời xem clip VTV CÙNG TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN & THIẾU TƯỚNG HOÀNG KIỀN LÊN ÁN PHAN HUY LÊ VÀ BÈ LŨ LẬT SỬ trên VTV1 trong Chương trình Đối diện:
Hình cắt ra từ video clip trên

“Ngụy” là 1 từ gốc Hán trong tiếng Việt, tồn tại dưới 2 dạng tính từ và danh từ, thường dùng để chỉ sự vật, sự việc mang tính giả tạo, không chính danh. Với ý nghĩa là một tính từ, “ngụy” bao hàm sự giả tạo, ví dụ như ngụy tạo, ngụy biện, ngụy trang, ngụy quân, ngụy quyền. Trong lịch sử, về mặt chính trị, từ này được dùng để chỉ một triều đại hoặc một chính quyền do soán đoạt ngôi mà có, hoặc do bọn ngoại bang nước ngoài dựng lên một cách bất hợp pháp, không được người dân công nhận, để hợp thức hóa sự đô hộ, xâm lược với một nước khác. Về bản chất, chính quyền này không có thực quyền, chỉ là “hữu danh vô thực”, bị bọn xâm lược nước ngoài khống chế, mang tính bất hợp pháp và không chính danh.
Trong lịch sử các nước châu Á, ngoài Việt Nam thì các quốc gia khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, từ “ngụy triều, ngụy quyền” cũng được sử dụng nhiều trong các văn bản, thư tịch lịch sử. Chẳng hạn như cách gọi các triều đình “ngụy Sở” (1127-1128) của Trương Bang Xương, “ngụy Tề” (1130-1137) của Lưu Dự được nhà Kim (1115-1234, một triều đại do người Nữ Chân gây dựng trong lịch sử Trung Quốc) lập ra nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của nhà Kim với các quốc gia lân bang có chủ quyền khác. Trong chiến tranh Trung - Nhật (1937-1945), Trung Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng, Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân quốc của Uông Tinh Vệ và Chính phủ Mãn Châu quốc của Phổ Nghi bị cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch gọi là “ngụy quyền, ngụy quân, ngụy Mãn Châu” hoặc “chính phủ ngụy” do các chính phủ này được đế quốc Nhật Bản lập ra nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của mình đối với Trung Quốc. Thuật ngữ này còn được sử dụng phổ biến trên các kênh truyền thông, sách báo, phim ảnh Trung Quốc và Đài Loan (của Quốc dân đảng) cho tới tận ngày nay.
Giai đoạn 1895-1945, bán đảo Triều Tiên bị đế quốc Nhật Bản đô hộ, hàng trăm ngàn người Triều Tiên (gồm cả người Hàn Quốc và người Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên hiện nay) đã cộng tác với đế quốc Nhật Bản đàn áp phong trào đấu tranh của đồng bào mình, vì vậy ngày nay, sử sách Hàn Quốc và Triều Tiên đều gọi những người này là “ngụy quân”. Sau khi giành được độc lập, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đã bắt giam hoặc tiến hành xử bắn hàng loạt người từng hợp tác với đế quốc Nhật trước đây.
Còn tại Hàn Quốc, trong Hiến pháp có hẳn một quy định về đối tượng này. Trung tâm Sự thật và Công lý lịch sử Hàn Quốc (CHTJ) đã lập ra một danh sách những người từng cộng tác với đế quốc Nhật giai đoạn 1895-1945 để xem xét về lý lịch đối với con, cháu của họ. Ở phương Tây, thuật ngữ “ngụy quyền” còn có các cách gọi khác, đó là “chính quyền tay sai”, hoặc “chính phủ bù nhìn, chế độ tay sai, nhà nước con rối” (puppet state, puppet regime).
Với ý nghĩa là một danh từ, “ngụy” dùng để chỉ địa danh, tên gọi tại Trung Quốc trước đây, như nước Ngụy thời Xuân Thu Chiến Quốc - một nước chư hầu thời Tây Chu, nhà Tào Ngụy thời Tam quốc, huyện Ngụy ở phía Nam tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) ngày nay hay dòng họ Ngụy tại Đông Nam Á. Từ “Ngụy” này được viết hoa.
Như vậy có thể thấy, chữ “ngụy” là sản phẩm ngôn ngữ của nhiều nước trên thế giới, không phải do người Việt tự tạo trong thời gian gần đây. Đó là cách gọi của sự giả tạo, không thật, không chính danh chứ không phải là áp đặt cho sự xấu xa của tất cả những thành tố được ghép với chữ “ngụy”. Những người khó chịu, mẫn cảm, dị ứng từ “ngụy” này là những người thiếu kiến thức, thiếu thông tin về cuộc chiến Việt - Pháp, Việt - Mỹ, mù mờ, mơ hồ, chưa biết nhiều vấn đề trong lịch sử, họ không hiểu bản chất, ý nghĩa của từ “ngụy” theo góc độ thuật ngữ chính trị. Họ tưởng rằng từ “ngụy” là một từ gì đó mang tính lăng mạ, miệt thị, mạt sát...
Thật ra, chữ “ngụy” đã được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam, nhằm ám chỉ những chế độ, triều đình mang tính không chính danh, soán quyền, đoạt ngôi. Nhà sử học Trần Trọng Kim, trong cuốn sách “Việt Nam sử lược” đã viết: “Những người làm quốc sử nước Tàu và nước ta thường chia những nhà làm vua ra chính thống và ngụy triều. Nhà nào, một là đánh giặc mở nước, sáng lập ra cơ nghiệp, hai là được kế truyền phân minh, thần dân đều phục, ba là dẹp loạn yên dân thì cho là chính thống. Nhà nào, một là làm bề tôi mà cướp ngôi, làm sự thoán đoạt không thành; hai là xưng đế, xưng vương ở chỗ rừng núi, hay là ở đất biên địa; ba là những người ngoại chủng vào chiếm nước làm vua, thì cho là ngụy triều”. Ví dụ, nhà Mạc soán ngôi nhà Hậu Lê nên bị các sử gia thời Lê Trung hưng gọi là “ngụy Mạc”. 
Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam năm 2007 định nghĩa: “Ngụy quyền là chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ xâm lược, nô dịch họ”. Như vậy, theo các định nghĩa đã nêu, đương nhiên không phải bàn cãi thì cả chính quyền Bảo Đại (1949-1954) và chính quyền Sài Gòn (1954-1975) do Pháp và Mỹ dựng lên ở Việt Nam đều là “ngụy quyền”.
Vậy thì, cách gọi “ngụy” tại Việt Nam có từ bao giờ? Nó dùng để ám chỉ ai? Tại sao Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa đều là “ngụy quyền”? Để khách quan và công bằng, chúng ta cùng phân tích, làm rõ nguồn gốc ra đời và tính chính danh của chính quyền Quốc gia Việt Nam thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa thời Mỹ xâm lược để thấy được lý do vì sao không thể bỏ chữ “ngụy”. Mời độc giả đón đọc kỳ sau.

Không thể bỏ cách gọi “ngụy quyền”, ngụy quân”
- Bài 2 (cuối) VÌ SAO KHÔNG THỂ BỎ CHỮ “NGỤY”?

BPO - Trước năm 1945, thực dân Pháp chia nước ta thành 3 kỳ là Cochinchine (Nam kỳ), Annam (Trung kỳ) và Tonkin (Bắc kỳ). Người Pháp cho phép duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn với các đời hoàng đế như Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại và hoàn chỉnh bộ máy cai trị từ Trung ương đến địa phương. Các vị vua và nhà nước phong kiến của họ thực chất chỉ là bù nhìn, không hề có thực quyền, mọi công việc hằng ngày đều được ban ra từ một viên toàn quyền người Pháp.
Bên cạnh đó, người Pháp đã cho thành lập một số đơn vị quân đội bản xứ như Quân đoàn bộ binh Bắc kỳ, lính khố xanh, lính khố đỏ, lính khố vàng, lính tập, lính dõng..., nhằm hỗ trợ quân chính quy Pháp trong việc trấn áp các cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân và các lực lượng nổi dậy ở Việt Nam thời đó. Một số người Việt được toàn quyền Đông Dương tuyển dụng vào phục vụ trong đội quân lê dương của Pháp. Tất cả đội quân này đều do sĩ quan Pháp chỉ huy. Các lực lượng nghĩa quân và nhiều người dân bản xứ gọi các đội quân này là “ngụy quân” hoặc “ngụy binh” và gọi triều đình bù nhìn Huế là “ngụy triều”.
Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau đã nhất tề nổi dậy làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Như vậy, lúc này, trên lãnh thổ Việt Nam, chỉ có một nhà nước và chính phủ hợp pháp duy nhất tồn tại do chính người dân bản xứ lập nên, đó là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, không từ bỏ dã tâm đô hộ đồng bào ta, thực dân Pháp sau đó đã nổ súng tiến công Sài Gòn, quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2. Năm 1948, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysee, tuyên bố thành lập Chính phủ Quốc gia Việt Nam nằm trong khối Liên hiệp Pháp, do Bảo Đại làm Quốc trưởng để làm đối trọng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Việt Minh.
Hiệp ước Elysee đã ghi rõ về vai trò chỉ huy của Pháp: “Trong thời chiến, toàn thể Quân đội Quốc gia Việt Nam và Liên hiệp Pháp được đặt chung dưới quyền chỉ huy của Ủy ban Quân sự mà Tư lệnh sẽ là một sĩ quan Pháp có một Tham mưu trưởng phụ tá”. Như vậy, Quân đội Quốc gia Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống hậu cần của Pháp. 2 vấn đề quan trọng nhất là tài chính và quân đội của Quốc gia Việt Nam thì vẫn do Pháp nắm giữ, nhân viên hành chính Pháp tiếp tục làm việc ở các cấp chính quyền, Quốc gia Việt Nam không được trao quyền hành thực sự nào, chỉ là một sự ngụy trang cho nền cai trị của Pháp.
Hiệp ước Elysee là bất hợp pháp, vì sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, việc Pháp đem quân can dự vào Việt Nam là hành vi xâm lược, trái với luật pháp quốc tế. Bảo Đại (người ký Hiệp ước Elysee với Chính phủ Pháp) lúc này chỉ còn là một công dân bình thường, không có tư cách pháp lý đại diện cho đất nước Việt Nam, bởi vì ông ta đã thoái vị vào ngày 25-8-1945. Thời điểm đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính phủ hợp pháp duy nhất, đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam, mọi văn bản do bất kỳ tổ chức, cá nhân nào ký với bất cứ chính phủ quốc tế nào mà không được phép của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều là vô giá trị.
Do Chính phủ Quốc gia Việt Nam được thành lập một cách bất hợp pháp và bị Pháp thao túng, điều khiển nên trong các văn bản của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Minh và các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều gọi chính phủ này là “ngụy quyền, ngụy quân”. Cũng trong khoảng thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh liên tục viết 3 bức thư gửi binh lính quân đội Quốc gia Việt Nam nhằm thuyết phục họ quay về với chính nghĩa, như: “Vận động ngụy binh” - tháng 6-1952, “Thư gửi các ngụy binh” - tháng 9-1952, “Lời kêu gọi ngụy binh quay về với Tổ quốc” - tháng 11-1952. (Xem thêm bài CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SỬ DỤNG CHỮ "NGỤY" NHƯ THẾ NÀO?)
Thời đế quốc Mỹ xâm lược, chúng thành lập Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam - là chính phủ bù nhìn, do Mỹ thao túng - nên bị Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam coi là “ngụy quyền”. Và quân đội của nó - quân lực Việt Nam Cộng hòa được gọi là “ngụy quân”. Từ “ngụy quyền, ngụy quân” (nghĩa là chính quyền, quân đội bất hợp pháp) được sử dụng rộng rãi trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng và trên các phương tiện truyền thông chính thức của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Tổng thống Mỹ Nixon trong lúc giận dữ từng nói: “Không thể để cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được” (Những năm tháng ở Nhà Trắng của Henry Kissinger, xuất bản năm 1979). Tại cuộc họp do Hội “American Friends of Vietnam” - một tổ chức vận động ủng hộ Ngô Đình Diệm ở Washington D.C ngày 1-6-1965, John Kennedy (sau này là Tổng thống Mỹ) đã tuyên bố: “...nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ (chỉ Việt Nam Cộng hòa) thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa lúc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó. Đó là con đẻ của chúng ta, chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới nhu cầu của nó”. Điều này đã khẳng định rõ Mỹ là kẻ thù chính, còn “ngụy quyền, ngụy quân” chỉ là bù nhìn, tay sai bị lầm đường lạc lối, nếu Mỹ thất bại ở Việt Nam thì “ngụy quyền” tất yếu sụp đổ. Vì vậy, chúng ta xác định chỉ tiến hành đấu tranh với Mỹ, gọi đây là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chứ không phải là chống ngụy cứu nước, không hoàn toàn xem “ngụy quân”, “ngụy quyền” là kẻ thù.
Như vậy, về nguồn gốc ra đời, cả Quốc gia Việt Nam thời Pháp và Việt Nam Cộng hòa thời Mỹ đều do nước ngoài dựng lên, để chống lại một chính phủ hợp hiến, hợp pháp duy nhất lúc đó của Việt Nam là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì thế, không có gì là miệt thị, phản cảm, hay không khoa học, không khách quan khi mà cả thế giới vẫn sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ như “ngụy”, “bù nhìn”, “tay sai”, “con rối” để chỉ một chính phủ do nước ngoài tạo dựng nên nhằm phục vụ quyền và lợi ích của kẻ xâm lược. Chỉ có những hành động “lật sử”, đòi xét lại lịch sử, “ngụy sử” mới là phản cảm, đáng bị lên án mà thôi.

Nhất Huy/ Báo Bình Phước
=======

42 nhận xét:

  1. Cảm ơn báo Bình Phước đã dũng cảm lên tiếng bảo vệ SỰ THẬT LỊCH SỬ!
    Thực ra, nội dung bài trên báo Bình Phước cũng không có gì mới.
    Những điều tác giả Nhất Huy nêu trong bài là sự thật hiển nhiên, dễ hiểu với tất cả mọi người, chả cần phải trình độ cao siêu giáo sư tiến sĩ...
    Và những điều này thì ở Google.tienlang đã có tới cả trăm bài nói tới.

    Nhưng tôi vẫn phải cảm ơn báo Bình Phước vì đây là tờ báo chính thống thứ hai, sau báo Văn nghệ Tp HCM, lên tiếng phản biện với bè lũ lật sử, giữa lúc VN có tới hàng trăm tờ báo nhưng tất cả đều mất sức chiến đấu, không báo nào dám phản biện...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việt Nam rất cần có nhiều người phản bác lại các quan điểm xuyên tạc sự thật, lật sử

      Xóa
  2. Viết báo nói lên sự thật mà cũng là hành động "dũng cảm" sao bác CCB?
    Nếu cho rằng người khác không dám viết nên phải khen người dám viết, thì trời đất sắp sụp đổ rồi phải không bác CCB? Vì số không dám viết quá đông còn số dám viết chỉ có hai (Báo VN TP HCM và báo Bình Phước)!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Cựu Chiến binh khen báo Bình Phước là đúng rồi, bạn Nặc danh09:06 12 tháng 3, 2020.
      Không biết "trời đất sắp sụp đổ" hay không nhưng rõ ràng là "LẬT SỬ THỜI NAY CÒN NGUY HIỂM HƠN THỜI NHÂN VĂN GIAI PHẨM".
      https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/02/co-phai-lat-su-thoi-nay-con-nguy-hiem.html

      Xóa
  3. GÓP LỜI VỚI G.TL:
    G.TL cho phép độc giả dùng Nặc danh khi tham gia gửi nhận xét dưới bài viết, một cách thuận lợi cho người dùng. Việc dùng Nặc danh là trường hợp tế nhị không tiện đưa Nick đang dùng trong ra công khai, nhưng lại có người dùng Nặc danh để nêu những lời lẻ thiếu tinh thần tôn trọng người khác, không mang tính xây dựng.
    Trên mạng này có niều người dùng Nick với cái tên thật là lạ chẳng là con người, chẳng là con vật...để chửi rũa người ta ngay cả các cô trong e-kíp G.TL.
    Khi người ta cần giấu Nick cũ sẽ đặt một Nick mới gì gì khác thì chẳng ai nhận ra là ai (chỉ cá biệt một vài người có văn phong quá dễ nhận mới bị phát hiện).
    Do vậy, nên chăng G.TL có quy định không cho dùng Nặc danh và tất nhiên với người dùng Nick gì gì để chửi rũa vô văn hóa nữa.
    Thật là vô duyên khi phải nói chuyện với một người chẳng biết họ là ai vì họ Nặc danh! Tôi nhớ có lần cụ Thép nói cụ không muốn nói chuyện với Nặc danh, ngẫm ra cụ Thép có lý.

    Trả lờiXóa
  4. Bạn TẦM TẦM nói ĐÚNG lắm.
    Có quá nhiều Nặc danh nên chẳng thể biết họ là một hay mấy người ẨN trong Nặc ấy.
    Khi cần nói với Nặc danh thì phải coi cái "đuôi" của Nặc mang theo là gì? (tức phải ghi giờ, ngày phía sau Nặc danh) chứ không thì đố ai biết điều người đang nói là nói với Nặc nào? Vậy muốn giấu Nick của mình thì đặt một Nick khác có phải văn minh hơn không?
    Tôi nhất trí ý kiến bạn TẦM TẦM, đề nghị các chị G.TL xem xét?

    Trả lờiXóa
  5. Tôi không thấy phiền lòng khi Google.tienlang có nick Nặc danh
    Tôi biết, các chị chủ nhà từng khuyến cáo, kêu gọi mn nên lập một cái nick nào đó để thảo luận tại đây. Nhưng chủ nhà không cấm.
    Cá nhân tôi đồng tình với cách cư xử này của các chị chủ nhà.
    - Các chị chủ nhà từng khuyến cáo, kêu gọi mn nên lập một cái nick nào đó để thảo luận tại đây là bởi có chút bất tiện như bạn TẦM TẦM12:07 12 tháng 3, 2020 nói, rất đúng.
    - Các chị chủ nhà không cấm Nặc danh mà chỉ cấm những phát biểu vi phạm Nội quy. Như vậy, nội dung của các comments mới là điều quan trọng hơn chứ không câu nệ lắm đến hình thức. Điều này càng đúng hơn.
    Mọi người thấy đó, vài ngày nay có một vài kẻ dù có nick đàng hoàng chứ không phải nặc danh nhưng viết những comments tục tĩu, vô văn hóa khiến chủ nhà vất vả quét rác thường xuyên. Như vậy, dù có cấm nặc danh chăng nữa thì đâu có ích gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhất trí với Thùy Chi!
      Mỗi ngày có cả hàng ngàn người đọc Google.tienlang nhưng chỉ có vài chục hoặc vài trăm còm sĩ. Điều này cho thấy đa phần người đọc Google.tienlang là những "bạn đọc thầm lặng". Họ đọc, tiếp thu những phát kiến mới của Google.tienlang, tự họ cảm nhận rồi phổ biến cho gia đình, bè bạn, chòm xóm....

      Chỉ khi bất đắc dĩ thì "những bạn đọc thầm lặng" mới lên tiếng. Ví dụ như tôi đây.

      Xóa
  6. Trần Thị Thuậnlúc 17:43 12 tháng 3, 2020

    Bác Cựu Chiến binh khen và cảm ơn báo Bình Phước là đúng.
    Và cũng bác CCB nói, bài này rất đúng nhưng cũng không có gì mới vì những điều nói ở đây thì Google.tienlang đã có hàng trăm lần nói.
    Ngoài Google.tienlang thì trong gần ba năm qua, cộng đồng mạng cũng có không ít bài tương tự.
    Điều này cho thấy đại bộ phận người dân VN đồng tình với Google.tienlang, đồng tình với Thượng tướng Võ Tiến Trung, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Thiếu tướng Hoàng Kiền...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thị Thuậnlúc 17:45 12 tháng 3, 2020

      Tôi chép về một bài trên mạng từ năm 2018:
      ===
      Để hiểu rõ về chữ “ngụy” như chính nó đã tồn tại trong lịch sử

      Ngày 18/8/2017, Tin tức trên được báo Tuổi Trẻ đăng: “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”. Nói đến bộ sách đồ sộ 15 tập "Lịch sử Việt Nam" được ra mắt, với chi tiết gây tranh cãi nhất là việc loại bỏ cách gọi “ngụy quân, ngụy quyền” mà thay vào đó là dùng cụm từ “chế độ Việt Nam Cộng Hòa”. Lập luận được đưa ra của người chủ xướng bộ sách là “Lịch sử phải khách quan”. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới đây bàn về cái gọi là “khách quan” ấy.


      Trước hết, “ngụy” là một từ gốc Hán. Với tư cách là một danh từ, “ngụy” để chỉ nước Ngụy, một trong sáu nước thời Chiến quốc (Trung Quốc).

      Với tư cách là một tính từ, “ngụy” để nói lên tính chất giả tạo, ảo, không thật, không chính danh, bất hợp pháp, “hữu danh vô thực” của đối tượng nào đó, Như "ngụy quân tử", "ngụy trang", "ngụy ngôn", “ngụy biện”, "ngụy tạo", "trá ngụy", "ngụy quyền", "ngụy triều" v.v.

      Kể từ thời Tự Đức trở đi, các triều đại nhà Nguyễn sau này đều là bù nhìn của Pháp, cho nên đều bị các sĩ phu Bắc - Trung - Nam gọi đó là những ngụy triều bù nhìn. Bắt đầu từ cụ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, cho đến nhà thơ Tú Mỡ sau này. Cụ Phan Bội Châu gọi là “ngụy triều Hiệp Hòa”, “ngụy triều Đồng Khánh”, “ngụy triều Khải Định” v.v. khi luận về phong trào Cần vương, để phân biệt các triều đình bù nhìn này với triều đình Hàm Nghi chống Pháp do Tôn Thất Thuyết phò tá. Sau này phát xít Nhật, thực dân Pháp, và đế quốc Mỹ dựng lên các ngụy quyền bù nhìn ở miền Nam Việt Nam thì chúng ta cũng gọi đó là những ngụy quyền.

      Thời đó bất kỳ lính tráng, quan chức người Việt nào dưới quyền Nhật, Pháp, Mỹ, thậm chí Tàu Tưởng, thì chúng ta gọi là ngụy. Cụ Phan Châu Trinh khi viết về sự hy sinh của tướng quân Cao Thắng trong nghĩa quân Phan Đình Phùng, cũng viết là: Cao tướng quân bị sĩ quan Pháp và vài trăm ngụy binh đón đánh.

      Trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cuộc chiến tranh lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam, thì dân gian Việt Nam, nhất là ở miền Nam dùng từ này quá lâu ngày thành quen miệng và nó dần trở thành một danh từ chung để chỉ ngụy quyền Sài Gòn 1954-1975. Khi nghe nói "bọn ngụy" thì hiểu ngay là người nói đang nói về ngụy quyền Sài Gòn này.

      Xóa
    2. Trần Thị Thuậnlúc 17:45 12 tháng 3, 2020

      Vậy tại sao nhân dân ta lại gọi là “ngụy quyền Sài Gòn”? Chúng ta hãy cùng xem xét bản chất của chính quyền này trên phương diện lịch sử:
      Sau thắng lợi vang dội ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã suy sụp hoàn toàn không còn khả năng kiểm soát tình hình và buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong Hiệp định có nội dung: Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của một Ủy ban quốc tế (gồm Ấn Độ làm Chủ tịch, cùng hai thành viên là Ba Lan và Canada ).

      Tuy nhiên, ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á. Như vậy, ước mong độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam chưa thể thành hiện thực và mới chỉ nằm trên giấy. Nhân dân ta còn phải tiếp tục trải qua một cuộc dấu tranh lâu dài, gian khổ hơn 20 năm mới giành lại được.

      Ngô Đình Diệm, lúc bất giờ là Thủ tướng Quốc gia Việt Nam tuyên bố "Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ", "thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ" nhưng ông bác bỏ cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam vốn được dự kiến diễn ra vào tháng 7 năm 1956 theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định Giơ-ne-vơ với lý do không thể đảm bảo những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc và bác bỏ ngay cả những thảo luận sơ khởi với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề tuyển cử thống nhất Việt Nam.

      Theo Mortimer T. Cohen thì Ngô Đình Diệm không chấp nhận tổng tuyển cử, vì ông biết rằng mình sẽ thua. Không ai có thể thắng cử trước Hồ Chí Minh, vì ông là một George Washington của Việt Nam. Báo cáo của CIA gửi Tổng thống Mỹ Eisenhower cũng cho rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu mở cuộc tổng tuyển cử. Do vậy Hoa Kỳ đã hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm thành lập một chính thể riêng biệt ở phía Nam vỹ tuyến 17 để không thực hiện tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam vì vậy đã không bao giờ được tổ chức. Mỹ-Diệm đã trắng trợn chối bỏ những điều ghi nhận trong Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 như thế.

      Một chính quyền hợp pháp là phải một chính quyền phải được thành lập trên nguyện vọng của quần chúng nhân dân thông qua một cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. Có thể thấy rằng, chính quyền Sài Gòn không được lập nên một cách hợp pháp, được sự hậu thuẫn của Mỹ đã thi hành hàng loạt chính sách giết sạch, đốt sạch, phá sạch, làm nên những chuyện độc ác và vô cùng tàn nhẫn đối với nhân dân miền Nam.

      Chính quyền đó không thể là chính quyền của nhân dân và sẽ không bao giờ là chính quyền của nhân dân. Các đời Tổng thống lên nắm quyền đều chỉ thỏa mãn khao khát quyền lực, lợi ích của bản thân, dòng họ mình, làm tay sai cho đế quốc, tự tay mình đàn áp dân tộc mình. Đây là những điều không thể chối cãi. Vì lẽ đó, gọi chính quyền Sài Gòn là “ngụy quân” “ngụy quyền” là có lý do chính đáng của nó.
      Nhân dân ta từ xưa đến nay đều hiểu quá rõ bản chất cuộc chiến và dùng từ ngữ rất chính xác, còn bạn thì sao?
      http://tiengchuong123.blogspot.com/2018/01/hieu-ro-ve-chu-nguy.html

      Xóa
  7. Ủng hộ báo Bình Phước, báo viết hay, nhà báo Nhất Huy của Bộ CHQS tỉnh trình bày rất hay. Bởi vậy nên rất cần những báo tốt, phóng viên tốt vào cuộc, bởi vì cách trình bày rõ ràng dễ đọc dễ hiểu và dễ thuyết phục của họ ở chuyên môn biên tập khiến cho 1 bài viết chống lật sử thấy sáng sủa ra hẳn và có tính thuyết phục cao.

    Trả lờiXóa
  8. Quá hay, cả lý luận lẫn trình bày. Giống như giờ bỗng dưng anh Mỹ kéo quân vào đánh chán chê rồi mấy năm sau ký hợp đồng "trao trả độc lập" lại cho quốc trưởng Vũ Minh Giang, mấy năm sau lại ký hợp đồng với tổng thống Nguyễn Mạnh Hà "cho phép" quân Mỹ vào "giúp" bảo vệ Dega Tự Trị hay Nam Kỳ lục tỉnh nào đó.

    Cựu hoàng Bảo Đại đã tự nhận mình là công dân Vĩnh Thụy của nước VNDCCH rồi mà dám đi tiếm danh ký kết với Pháp cho cả 1 quốc gia thì đây là tội phản bội tổ quốc rồi nếu bên Pháp là lính đưa đi xử bắn rồi. Pháp Mẽo bên chiến tuyến chống phát xít nhưng sau Thế Chiến II học lại hết chiêu trò của phát xít dựng lên chế độ bù nhìn, con rối.

    Trả lờiXóa
  9. Điều thú vị là 3 vị tướng nhiệt tình nhất, tiên phong nhất trong việc chống ngụy sử thì Thiếu tướng Hoàng Kiền là người Bắc, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn là người Trung và Thượng tướng Võ Tiến Trung là người Nam. Điều này cho thấy là không có sự phân biệt vùng miền phân chia Bắc Nam nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và nỗ lực bảo vệ lịch sử chiến tranh VN.

    2 ông Võ Tiến Trung và Nguyễn Thanh Tuấn đã thể hiện rất rõ ngay từ đầu ngay từ khi TBT Nguyễn Phú Trọng mới lên làm Tổng Bí Thư, về sự ủng hộ và trung thành với Đảng và TBT Nguyễn Phú Trọng. Ngay từ lúc mà TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng còn ít người để ý tới mà chỉ là 1 trong Tứ Trụ thôi.

    Như thế thì bọn đang ra sức bảo vệ cho bọn lật sử, chửi bới công kích vào những người chống lật sử là bọn nào? Thứ nhất nó là bọn tàn binh bại tướng của chính quyền ngụy và quân đội ngụy khi xưa mà ngày nay hoạt động dưới hình thức 1 tổ chức khủng bố là Việt Tân. Thứ hai là bọn tàn dư của những kẻ tham nhũng, đầu cơ chính trị, cơ hội chính trị, chính trị hoạt đầu, xôi thịt, lợi ích nhóm mà ngày nay nhiều ông to trong nhóm này đã không còn ở trong BCT và TW Đảng nữa, nhưng nhóm tàn dư của họ vẫn còn ngoe nguẩy. Nên các bác để ý thỉnh thoảng thấy những cái nick giả với những cái tên vô thưởng vô phạt, tài khoản rác đi chửi lung tung và ngụy biện linh tinh với những giọng văn cách viết, cách luận điệu lý lẽ rất quen nhưng nick thì lạ hoắc. Đã dám chửi những vị tướng có danh phận rõ ràng, nếu tự tin mình làm đúng, nếu quan điểm của mình là đúng, thì sao không dám công khai lộ diện để tranh luận trực tiếp, mà phải giấu mặt núp lùm ném đá 1 cách rất ư là bần tiện? Xin thưa, chỉ có bọn xấu, bọn tham nhũng, bọn đục khoét ăn bám chế độ và bọn ăn bám Mỹ xưa nay mới làm vậy thôi. Đó rõ ràng là động thái quen thuộc của loại tiểu nhân ăn bám, xưa thì sống ký sinh vào Mỹ, nay thì sống ký sinh vào chế độ. Loại này thì như vi khuẩn Cô Vi thôi trước sau gì cũng bị tiêu diệt.

    Còn ở đây có người nói là phong trào chống ngụy sử không phải do Đảng lãnh đạo thì cũng không hẳn là đúng. Nếu không phải do Đảng lãnh đạo thì Thượng tướng Võ Tiến Trung lên TW như đi chợ và liên hệ thường xuyên với những lãnh đạo cao nhất trong Bộ Chính Trị làm gì? Và chính ông cho biết rõ là Đảng đã chỉ đạo giữ nguyên từ ngụy. Mọi người có thể kiểm chứng dễ dàng qua cuốn sách trong Bộ Sử 15 tập do ông Trần Đức Cường chủ biên hiện đang lưu hành trong các tiệm sách. Thứ nữa là ngay khi vấn đề chống ngụy sử chưa "hot" thì ngay từ Nghị quyết TW 4 thì Đảng đã nói ghi rõ và cụ thể trong đó vấn đề phải bảo vệ lịch sử rồi. Sau này Nghị quyết TW 15 còn nói rõ hơn và mạnh mẽ hơn. Như vậy Ý Đảng Lòng Dân đã rõ.

    Trả lờiXóa
  10. Công cuộc chống ngụy sử để bảo vệ lịch sử này là chính thống hoàn toàn và không có vùng cấm. Ở đây chúng ta còn thấy được tính chất bài bản và nghiêm túc, chừng mực của nó, giống y như công cuộc chống tham nhũng hay chống tiêu cực về kinh tế tài chính và các loại tiêu cực khác, như vấn đề chủ nghĩa, tư tưởng chính trị. Những vấn đề này thường liên đới với nhau. Những người thường hay đả phá chủ nghĩa Mác Lênin và con đường đi lên xây dựng CNXH, CNCS, thường cũng là bọn ngụy sử, và ngược lại cũng thế. Hoặc ít nhất là cũng rất dễ thỏa hiệp và ngả nghiêng xuôi chiều thuận theo.

    Ngoài 3 vị tướng này thì còn có rất nhiều, rất nhiều chống ngụy sử, bao gồm cả kiều bào ở nước ngoài, kể cả ở Mỹ và phương Tây, chưa kể ở Nga, Trung Quốc. Và có rất nhiều người trong lực lượng vũ trang, như Đại tá Phan Thị Ngọc Tươi, Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Trung tướng Trần Phước Tới, Đại tá Nguyễn Minh Tâm (kênh QPVN), Đại tá Hà Nguyên Cát, Đại tá Trịnh Lê Hoài Nam, Thiếu tá Nguyễn Trọng Nghĩa, và nhiều CCB lão thành cách mạng như ông Chế Trung Hiếu, bà Phùng Út Hà, cụ Trần Ngơ, cụ Bùi Gia Việt, và rất, rất nhiều người khác, trong và ngoài lực lượng vũ trang, trong và ngoài nước, trong và ngoài Đảng.

    Như vậy thì cuộc chống ngụy sử này rõ ràng đã mang tính chất quần chúng và toàn dân và hoàn toàn đã có nền tảng cơ sở quần chúng và chủ trương của Đảng và Nhà nước, hội tụ ý chí chính trị của Đảng (ý Đảng) và cơ sở quần chúng (lòng dân).

    Trong số những vị kể trên, có người chống ngụy sử theo hướng chính thống, có Đảng lãnh đạo trực tiếp thông qua chi bộ Đảng, lực lượng gọi là "DLV" (cộng tác viên công tác dư luận), thỉnh thoảng cũng có những trao đổi từ phía TW và BCT, như Thượng tướng Võ Tiến Trung đã cho thấy. Và cũng có rất nhiều người chống theo hướng tự phát, tự nhiên, theo tình cảm và lòng yêu nước nhiệt huyết nhiệt thành của mình, trong các nhóm đồng chí, đồng đội, các nhóm bạn, group Facebook, các nhóm thân hữu lâu nay hay chống phản động trên MXH.

    Cũng có những kỳ nhân dị sĩ chống lật sử một cách "tài tử" và không thường xuyên, thỉnh thoảng đi còm, mà còm nào còm nấy như sấm sét. Có thể đoán ra mơ hồ đó là những vị đã từng học qua lý luận chính trị cấp cao hoặc có vai về không nhỏ trong làng sử học, giáo dục, các viện nghiên cứu. Những vị này thường rất ôn hòa, chống bằng lý luận là chính và có tính cách "ung dung tự tại" của bậc sĩ phu trí thức chân chính với phong cách không màng danh lợi, bảo vệ chính nghĩa, chính đạo, bảo vệ chân lý đạo nghĩa, chống lại những ngụy biện gian tà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Yêu nước" mà chống người cứu nước là yêu nước ba xạo ba que xỏ lá.

      Ai bắt bạn phải yêu Mác Lê vậy?

      Tự do thể hiện khác với tự do tuyên truyền công cộng nhé?

      Chả có nước nào có tự do tuyên truyền chính trị nhé, chỉ có nặng hay nhẹ khác nhau chứ chả có "tự do" này nhé. Phải biết phân biệt.

      Xóa
    2. Tự do thể hiện thì ở nhà mà thể hiện, ai quan tâm đâu. Lên báo tuyên truyền thì là tuyên truyền chính trị nơi công cộng nhé. Tự do nhưng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và giá trị đạo đức của từng nơi. Không có loại tự do hoang dã dân chủ rừng xanh đâu.

      Xóa
    3. Tommy Hoàng ơi, ở Google.tienlang cho tự do ngôn luận thực sự đó.
      Miễn là KHÔNG vi phạm Nội quy Văn hóa
      Bạn có gì muốn trao đổi theo chủ đề ở bài này không?
      ---
      NỘI QUY VĂN HÓA GOOGLE.TIENLANG
      https://googletienlang2014.blogspot.com/p/ve-noi-quy-googletienlang.html

      Xóa
    4. CCB Ngô Vinh, nhà báo CCB Phạm Thông, CCB Hoàng Trọng Đức, chị Thảo Nguyên, sỹ quan HQ Hoàng Hải Lý, Đại tá Khuất Biên Hòa nguyên thư ký của Đại tướng Lê Đức Anh, nói chung nhiều lắm, cả những đồng chí đương chức, tại ngũ, nghỉ hưu.
      Mỗi người đều là 1 trung tâm chống lật sử.

      Xóa
  11. Trong bờlốc này nhiều HVB, DLV nhỉ. Chắc toàn là con ông cháu cha con cháu các cụ cả. Chứ người thường ai cũng lo làm lụng thấy mẹ chứ ai mà cuồng Cộng cuồng chính trị như thế này. Buồn cười là chưởi Mỹ, ghét Mỹ, thù Mỹ hận Mỹ mà toàn xài đồ Mỹ, mặc đồ Mỹ đắt tiền cho sang, có tiền là đi Mỹ du lịch, cho con cháu sang Mỹ du học, mua nhà ở Mỹ, thuê mướn "Việt kiều phản động lưu vong" cho đứng tên và coi nhà. Tại sao con cháu cán bộ, ông lớn Việt Khựa Nga không cho du học nhau hay học ở quốc nội mà toàn là cho sang Harvard, Oxford bên Tây học vậy? Có phải quá mâu thuẩn không? Chưởi cho to tiếng mà toàn đi xin FDI, xin đầu tư đổ tiền vào. Sao không xin Nga Ngố Tàu Khựa đi? Sang đó học đi. Sang Mỹ làm gì? Toàn đi xin mà vổ ngực dỏng dạc tự sướng.
    Không có quốc gia nào chống Mỹ mà được lành mạnh đâu. Cuba, Venezuela chống Mỹ nên mới chết đói đó. Bắc Triều thì độc tài phong kiến cha truyền con nối thì khỏi cần chống Mỹ cũng chết đói. Tàu chống Mỹ thì corona tới ngay. VN cũng biết khôn nên làm con lúc lắc cắc kè thay màu chứ không dám chống Mỹ thẳng thừng. Nếu không thì cũng ôm hận thôi. Ôm lý tưởng mà sống mà căm thù bọn tư bản giảy chết ôm Mác Lê ốm đói, ăn sỏi đá cũng thành cơm mà sống. Putin Nga ngố chơi liều muốn đấu dầu hỏa với Mỹ à, xin lỗi, chưa có cửa đâu. Nước Nga đang trên con đường tự sát tự diệt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chả biết nước nào toang đâu nha. Tôm Mỹ ngon hơn Tôm Nga à?

      Thằng ba que kia sao không vào đây gắn Tommy Hoàng với Hoàng Văn Hoan, Hoàng Kiền, Hoàng Thị Nhật Lệ, Hoàng Minh Tâm, Hoàng Ngân Thương, Hoàng...... đi.

      HAHA

      Xóa
  12. Thương các cụ cờ vàng Ca li phọtlúc 11:40 14 tháng 3, 2020

    Anh bạn Tommy Hoàng04:07 14 tháng 3, 2020 thì đích thị là các cụ cờ vàng ca li phọt rồi, nhể?
    Thương các cụ quá cơ!
    Mà ăn gì vậy, sao cứ LẠC ĐỀ hoài?
    Không đủ lý lẽ để trao đổi thẳng vào vấn đề mà chủ đề ở bài này đưa ra hay sao?
    Ca mãi bài ca cũ rích "chưởi Mỹ, ghét Mỹ, thù Mỹ hận Mỹ mà toàn xài đồ Mỹ, mặc đồ Mỹ đắt tiền cho sang, có tiền là đi Mỹ du lịch, cho con cháu sang Mỹ du học, mua nhà ở Mỹ, thuê mướn "Việt kiều phản động lưu vong" cho đứng tên và coi nhà. Tại sao con cháu cán bộ, ông lớn Việt Khựa Nga không cho du học nhau hay học ở quốc nội mà toàn là cho sang Harvard, Oxford bên Tây học vậy? "

    Có gì hay ho ở Mỹ, ở Harvard, Oxford không ta hay là chỉ một vài thanh niên hót bòi con nhà giàu đua đòi đú đởn?
    Các cụ thử tìm xem, những thanh niên hót bòi con nhà giàu đua đòi đú đởn sang học Harvard, Oxford, về nước có thằng nào làm nên cơm cháo gì không?
    Hay là chỉ tiếp tục giai gái đú đởn rồi mần phản động là giỏi?
    Đến như con anh Chi Đà Nẵng, tên Anh gì đó rồi cũng phải ra đường kiếm sống?

    Trả lờiXóa
  13. Thương các cụ cờ vàng Ca li phọtlúc 16:25 14 tháng 3, 2020

    Du học sinh Việt tại Mỹ: Nếu nhiễm Covid-19, chỉ sợ... vỡ nợ vì viện phí

    'Dù có bảo hiểm y tế cũng không chịu nổi chi phí chữa trị khi bị nhiễm bệnh. Nói thì nghe phi lý nhưng nếu nhiễm Covid-19 em không sợ, em chỉ sợ vỡ nợ vì viện phí hơn'.

    Nguyễn Thanh Lâm Thi (học thạc sĩ tại Trường ĐH San Jose State) thuộc bang California, quận Santa Clara đang hoang mang vì nơi mình sống có số ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất nước Mỹ.
    Xét nghiệm virus Corona, đóng 3.000 đô la
    Lâm Thi cho biết dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Mỹ trong vòng 2 tuần nay. “Trước đây, người dân khá thờ ơ, nhưng mấy ngày này thì họ bắt đầu lo lắng khi số ca nhiễm Covid-19 đã vượt số 430 và có 2 người tử vong. Em sống ở bang California, quận Santa Clara. Đây là quận có số lượng người nhiễm đông nhất Mỹ với hơn 40 ca nhiễm. Lúc trước chỉ có người châu Á mua đồ trữ, nay người Mỹ cũng đi siêu thị mua nhiều đồ, từ gạo, thịt đến nước…”, Thi cho biết.
    Du học sinh Việt tại Mỹ: Nếu nhiễm Covid-19, chỉ sợ... vỡ nợ vì viện phí - ảnh 1
    Người Mỹ mua đồ trong siêu thị để dự trữ

    LÂM THI

    Thi kể tiếp: “Em đọc báo thấy đại diện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh nói ở Mỹ không có đủ test kit cho virus Corona. Ai muốn xét nghiệm để kiểm tra phải đáp ứng đủ các triệu chứng: sốt, ho và phải từng đi đến khu vực có dịch hoặc tiếp xúc với một người chắc chắn có bệnh trong thời gian gần đây. Nếu ai có đủ điều kiện trên, xét nghiệm phải nộp 3.000 đô la”.

    Trả lờiXóa
  14. Thương các cụ cờ vàng Ca li phọtlúc 16:26 14 tháng 3, 2020

    Về việc phòng chống dịch Covid-19, Thi cho biết: “Cho tới hôm qua trường em mới gửi cho sinh viên một email về các cách phòng chống dù dịch diễn ra mấy tuần rồi. Trường có lập một web để giải đáp thắc mắc cho những sinh viên nào cần hỏi về dịch Covid-19”.
    Hàng ngàn sinh viên làm đơn kiến nghị nghỉ học
    Nghe tin Mỹ đang bùng nổ dịch, ba mẹ Thi ở nhà rất lo lắng, nói Thi nghỉ học đi để tránh bị lây nhiễm. “Nhưng em là du học sinh, nghỉ học nhiều không được. Rất nhiều sinh viên Việt Nam và ngay cả sinh viên Mỹ cũng có tâm trạng sợ hãi vì nếu đi học có thể bị lây nhiễm. Vì thế, tụi em quyết định làm đơn kiến nghị xin chữ ký của hàng ngàn sinh viên, thậm chí phải gửi email 'năn nỉ' giảng viên xin ý kiến nhà trường cho sinh viên học online để thay thế học trực tiếp tại lớp. Sau hơn một tuần, chiều 9.3 trường mới quyết định cho 30.000 sinh viên nghỉ học và sử dụng hình thức học trực tuyến thay thế”, Thi thông tin thêm.
    Khi được hỏi nếu tình hình dịch Covid-19 nơi Thi sống ngày càng phức tạp và nguy hiểm, Thi sẽ chọn về Việt Nam hay ở lại, Thi hài hước: “Du học sinh Việt Nam ở Mỹ không chỉ sợ Covid-19 mà bệnh bình thường cũng sợ. Nếu đau lắm thì cũng ráng tự mua thuốc uống rồi mong cho mau khỏi, vì dù có bảo hiểm y tế cũng không chịu nổi chi phí chữa trị. Nói thì nghe phi lý nhưng nếu nhiễm Corona em không sợ, em chỉ sợ vỡ nợ vì viện phí hơn”.
    Thêm một vấn đề khiến Thi cảm thấy “chông chênh” ở xứ người giữa tâm dịch Covid-19, đó là người châu Á trong giai đoạn này khi ra đường bị kỳ thị rất nhiều. “Bạn em đi trong trường bị nhóm sinh viên da trắng xô té. Trong group người Việt Nam bên này, các anh chị hay kể khi đi siêu thị mà bịt khẩu trang là bị nhìn bằng ánh mắt rất khó chịu rồi họ né vội”, Lâm Thi buồn bã.

    Trả lờiXóa
  15. Tommy Hoàng ơi, ở Google.tienlang cho tự do ngôn luận thực sự đó.
    Miễn là KHÔNG vi phạm Nội quy Văn hóa
    Bạn có gì muốn trao đổi theo chủ đề ở bài này không?
    ---
    NỘI QUY VĂN HÓA GOOGLE.TIENLANG
    https://googletienlang2014.blogspot.com/p/ve-noi-quy-googletienlang.html

    Trả lờiXóa
  16. Tôi người Long Anlúc 18:57 14 tháng 3, 2020

    Bạn Thương các cụ cờ vàng Ca li phọt kể chuyện phòng chống dịch covy ở Mẽo, đúng là thấy tội các cụ cờ vàng Cali thật!
    “Em đọc báo thấy đại diện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh nói ở Mỹ không có đủ test kit cho virus Corona. Ai muốn xét nghiệm để kiểm tra phải đáp ứng đủ các triệu chứng: sốt, ho và phải từng đi đến khu vực có dịch hoặc tiếp xúc với một người chắc chắn có bệnh trong thời gian gần đây. Nếu ai có đủ điều kiện trên, xét nghiệm phải nộp 3.000 đô la”.

    Trong khi đó, ở Việt Nam thì:
    "Bệnh nhân dương tính với virus Corona tại Việt Nam sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí xét nghiệm, điều trị cho đến khi khỏe mạnh hoàn toàn."
    https://baomoi.com/chi-phi-xet-nghiem-cach-ly-va-dieu-tri-nguoi-nhiem-virus-corona-duoc-tinh-nhu-the-nao/c/33868043.epi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi người Long Anlúc 19:03 14 tháng 3, 2020

      Ngoài ra, các tỉnh thành chủ động trích ngân sách nhà nước của địa phương hỗ trợ cho dân:
      ---

      Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 12/3/2020 về một số nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, ổn định tình hình kinh tế - xã hội thành phố

      (Haiphong.gov.vn) - HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND ngày 12/3/2020 về một số nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, ổn định tình hình kinh tế - xã hội thành phố.

      Theo đó, HĐND thành phố quyết nghị: Quy định mức hỗ trợ khi thực hiện cách ly tập trung và khoanh vùng cách ly theo Quyết định của cấp có thẩm quyền khi dịch bùng phát: Đối với những người áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung và lực lượng phục vụ tại cơ sở cách ly được hỗ trợ tiền ăn với mức: 65.000 đồng/người/ngày (thông qua bếp ăn tập thể).

      Đối với vùng cách ly (có dịch) theo Quyết định của cấp có thẩm quyền: Hỗ trợ người dân bằng lương thực, thực phẩm thiết yếu với mức: 45.000 đồng/người/ngày. Hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch tại các chốt, trạm kiểm dịch ở các đầu mối giao thông ra, vào vùng cách ly (có dịch) theo Quyết định của cấp có thẩm quyền với mức: 65.000 đồng/người/ngày làm việc.

      Đồng ý mua sắm ngay các trang thiết bị, phương tiện bảo hộ, vật tư tiêu hao, hóa chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo Tờ trình số 35/TTr-UBND ngày 11/3/2020 của UBND thành phố với tổng kinh phí: 126,743 tỷ đồng. Các trang thiết bị được mua sắm trong thời gian chưa có dịch, sau khi hết dịch được bố trí, lắp đặt tại các bệnh viện công lập của thành phố và các quận, huyện để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

      Đồng ý bố trí 1.000 tỷ đồng để dự phòng kinh phí cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 với kịch bản 1.000 bệnh nhân dương tính để UBND thành phố chủ động điều hành theo diễn biến thực tế của dịch.

      Dừng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2020, Lễ hội nghề cá Cát Bà, Liên hoan du lịch Đồ Sơn, gặp mặt kỷ niệm và tặng quà cho các hộ gia đình trên địa bàn thành phố nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng.

      Về nguồn lực thực hiện: Nguồn thực hiện tiết kiệm giảm chi 10% trong chi thường xuyên năm 2020, trừ tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương (ngoài 10% tiết kiệm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ). Nguồn đã phân bổ để tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm 2020, gặp mặt kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng và tặng quà cho các hộ gia đình nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng. Một phần từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2020 của thành phố.

      HĐND thành phố giao UBND thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Giao Thường trực HĐND thành phố, các ban của HĐND thành phố, các tổ đại biểu HĐND thành phố và đại biểu HĐND thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

      Nghị quyết đã được HĐND thành phố khóa XV, kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 12/3/2020 và có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

      Lê Ngọc
      http://haiphong.gov.vn/p-UBNDTP/d-9372/129376/nghi-quyet-so-112020nq-hdnd-ngay-1232020-ve-mot-so

      Xóa
    2. Ở thành phố Denver, Mỹ, một phụ nữ có dấu hiệu bị cúm đi xét nghiệm corona và phải trả hóa đơn 4.500 USD. Singapore miễn phí xét nghiệm nhưng thu tiền điều trị của người nước ngoài từ 4.300-5.800 USD...
      https://tuoitre.vn/viet-nam-mien-phi-dieu-tri-covid-19-cac-nuoc-ra-sao-20200311075720642.htm

      Xóa
  17. Tôi vừa nhận được báo biếu tháng 3-2020 của Tạp chí Sở tay Xây dựng Đảng thuộc Ban Tuyên giao Thành ủy TP HCM có bài "Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Linh hồn của Chiến dịch Tây Nguyên" của đồng chí Lê Văn Hiếu, một cộng tác viên kỳ cựu của Tạp chí.
    Tạp chí này không đưa bài lên mạng. Nhận thấy bài này hay, tôi cố gắng đánh vi tính lên đây phục vụ các ban.
    Vào bài"
    "Chiến dịch Tây Nguyên (bắt đầu từ ngày 4-3 đến 3-4-1975), mật danh chiến dịch 375, là chiến dịch mở đầu cho cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, của quân dân ta. Chiến dịch Tây Nguyên của Thượng tướng Hoàng Minh Thảo (lúc đó là Thiếu tướng) là Tư lệnh và Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp là Chính ủy chiến dịch.
    Khi viết cuốn sách "Tìm hiểu tổ tiên ta đánh giặc" năm 1971 ngay tại chiến trường Tây Nguyên, Giáo sư - Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã sớm nhận ra chỗ yếu và hiểm yếu của chiến trường Tây Nguyên. Đến năm 1973, khi ra Bắc họp, ông đã đề nghị với Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Gíap về việc đánh Buôn Ma Thuột, chi tiết lịch sử này đã được ghi trong hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Gíap trong cuốn "Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng", trang 126: "Trong buổi làm việc, anh Hoàng Minh Thảo với nhãn quan một nhà nghiên cứu khoa học quân sự đã nêu ý kiến: Khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên thì trước hết nên đánh Buôn Ma Thuột, vì đây là thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi địch sơ hở nhất. Khó khăn phải vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân và thiếu nước. Tôi rất tán thành. Sau này ý kiến đó của anh được Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu đồng ý chấp thuận".
    Thực hiện kế nghi binh lừa địch, khi Sư đoàn 10 đã tiến về Đức Lâp, phía Nam Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 320 đã tiến vè Ea H'leo, bắc Buôn Ma Thuột thì ta thực hiện đánh chia cắt chiến lược và chia cắt chiến dịch ở Tây Nguyên chuẩn bị cho việc "trói địch lại mà diệt". Ta đã cắt đứt đường 19, đường 14 rồi đường 21, làm cho Buôn Ma Thuột hoàn toàn bị cô lập. Thế trận đã giăng. Sư đoàn 23 ngụy bị trói chân ở Pleiku - Kon Tum, các đơn vị tổng dự bị chiến lược của địch bị ghìm ở hai đầu Nam Bắc (tức Huế - Đà Nẵng và Sài Gòn). Đây là một mưu kế chiến lược sáng suốt, nhìn xa trông rộng của Bộ Tổng Tư lệnh. Thời cơ để ta hạ quyết tâm tiến công Buôn Ma Thuột. Ngày 10-3-1975, khi những chiếc xe tăng của bộ đội ta đã cán xích trên đường phố Buôn Ma Thuột lúc đó viên tướng ngụy Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đòan 2 kiêm Tư lệnh Vùng chiến thuật 2, mới biết tin. Ông ta choáng váng vì đã quá muộn, quân ta đã làm chủ hoàn toàn Buôn Ma Thuột. Tổng thống chế độ Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh: "Phải giữ Buôn Ma Thuột bằng bất cứ giá nào". Do đường 14 là đường duy nhất nối liền Pleiku với Buôn Ma Thuột đã bị Sư đoàn 320 cắt đứt và chiếm giữ, nên Sư đoàn 23 ngụy muốn thực hiện phản kích chỉ còn cách đi bằng trực thăng, đổ quân vào nơi ta dự kiến. Thế trận ta đã bày sẵn, Sư đoàn 10 và Trung đoàn 25 của ta liên tiếp đánh bại 4 trận pháo kích của địch ở đường 21 phía đông Buôn Ma Thuột. Sư đoàn 23 ngụy, con "át chủ bài" đã cơ bản bị xóa sổ, những cố gắng và hy vọng chiếm lại Buôn Ma Thuột của địch đã bị dập tắt. Ngày 23-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu và Bộ Tham mưu ngụy đã quyết định rút bỏ Tây Nguyên và ra lệnh "tùy nghi di tản", đồng thời cho quân rút về co cụm ở ven biển miền Trung để bảo vệ lực lượng. Bộ Chính trị và Quân ủy Trng ương đã dự kiến tình hình này và đã chỉ đạo cho các đơn vị đón đánh tiêu diệt chúng. Cuộc rút chạy của quân địch đã gây ra hoảng loạn "đột biến". Sư đoàn 320 đã kịp thời truy kích, kết hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên, đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân rút chạy và bắt cả viên chỉ huy cuộc hành quân rút chạy này ngay tại thị xã Tuy Hòa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bác Thép đã số hóa bài báo này!
      Cháu sẽ đăng ngay thành bài độc lập vì Hôm nay là ngày 14/3/2010. Ngày 14 tháng 3, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, đồng thời là Tổng tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã có một bước đi hết sức sai lầm khi ông ta quyết định rút quân trên toàn địa bàn Tây Nguyên để về giữ miền duyên hải Trung bộ. Ba ngày sau đó, hầu như toàn bộ Quân đoàn II Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị tiêu diệt và tan rã trong cuộc rút quân hỗn loạn trên con đường số 7 định mệnh.

      Đây có phải là SAI LẦM của Nguyễn Văn Thiệu không?
      Theo cháu thì không phải!
      Nguyễn Văn Thiệu đã CỐ Ý bỏ Tây Nguyên, bỏ Huế- Đà Nẵng.
      Bởi ông ta cò kè mặc cả với ông chủ Mỹ theo kiểu đánh thuê cho chủ Mỹ:
      - "Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng!"
      - "Mỹ viện trợ nhiều thì chống cộng nhiều, viện trợ ít thì chống cộng ít".
      - "Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập"!

      Xóa
  18. Tiếp theo
    Thắng lợi vang dội của chiến dịch Tây Nguyên đã mổ ra "thời cơ chiến lược lớn", với khí thế thượng phong, quân dân ta thừa thắng chuyển mạnh sang tổng tiến công và nổi dây trên khắp các chiến trường. Ngày 29-3, tại Bình Định, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 ra lệnh Sư đoàn 968 (Quân đoàn 3), cùng Sư đoàn 3 (Quân khu 5) tiến công địch ở các địa bàn Thủ Thiên, Lai Nghi, Phú Phong, Bình Khê, hỗ trợ nhân dân nổi dậy. Sau đó, sáng 30-3, Sư đoàn 3 tiếp tục tiến công các cụm quân địch còn lại ở Phú Xuân, Phú Hòa 2 và chốt chặn đường 19 không cho địch tháo chạy về Quy Nhơn. Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 đánh chiếm ga Diêu Trì và sở chỉ huy Sư đoàn 22 quân đội Sài Gòn ở An Sơn. Đêm 30-3, Trung đoàn 2 (thiếu) của Sư đoàn 3, bí mật vượt qua tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch ở Bình Định, tổ chức tuyến chốt chặn ở Diêu Trì, bịt kín đường rút lui của Sư đoàn 22 địch. Cùng với Sư đoàn 3, Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 đánh chiếm núi Trà Lam Sơn (Tây Gò Quánh) diệt hai trung đoàn 3 và 44 của địch. Trung đoàn 95A đánh chiếm thị trấn Phú Phong, Sư đoàn 968 đánh chiếm núi Trà Lam Sơn và một mũi của Sư đoàn này thọc sâu đánh chiếm thị xã Đập Đá cắt đứt Quốc lộ 1. 13 giờ ngày 31-3, quân dân ta chiếm thị xã Quy Nhơn. Tỉnh Bình Định được hoàn toàn giải phóng ngày 1-4-1975.
    Tại Phú Yên, ngày 31-3, tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64 nổ súng tiến công cứ điểm Hòn Một; Tiểu đoàn 8 đánh chiếm Quốc lộ 1 đoạn từ Phú Khê đi Cầu Váng Hòa Xuân. Cùng lúc bộ đội địa phương đánh chiếm cầu Ngân Sơn. Trung đoàn 48 và Trung đoàn 9, cùng lực lượng địa phương đánh chiếm thị xã Tuy Hòa ngày 31-3. Tỉnh Phú Yên được giải phóng ngày 1-4-1975.
    Sáng 31-3, xe tăng Sư đoàn 6 (Quân khu 7) đập tan cuộc phản kích của địch ở Bảo Lộc, Di Linh. Trung đoàn 812 Quân khu 6 đánh chiếm Quốc lộ 20 (đoạn Di Linh). Đêm 31-3, rạng sáng 1-4, địch ở Tuyên Đức, Đà Lạt rút chạy về Phan Rang, phá sập cầu Đại Ninh hòng cản bước tiến của Trung đoàn 812 lên Đà Lạt. Tiểu đoàn 186 (E812) 8 giờ 30 ngày 3-4 và nhân dân chiếm Đà Lạt. Ngày 3-4-1975, tỉnh Tuyên Đức, Đà Lạt được giải phóng.
    Tại Khánh Hòa, ngay trong đêm 30-3, bộ đội tỉnh di chuyển về Diên Khánh. Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) được lệnh cấp tốc hành quân theo Quốc lộ 21, tiến về giải phóng Nha Trang. Cùng ngày tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3, Sư đoàn 320, hành quân đến Đèo Cả (đoạn Hảo Sơn) chốt chặn không cho địch tháo chạy vào Khánh Hòa. 15 giờ ngày 2-4, Sư đoàn 10 có xe tăng dẫn đầu nổ súng đánh chiếm sân bay và giải phóng thành phố Nha Trang, sau đó tiến công khu quân sự liên hiệp Cam Ranh, cuối ngày 3-4-1975, tỉnh Khánh Hòa giải phóng.
    Trong chiến dịch Tây Nguyên, quân dân ta đã đập tan thế phòng ngự chiến lược của địch, mở ta một "thời cơ chiến lược lớn" tiến công địch "một ngày bằng 20 năm". Trong chiến dịch này, ta đã giải phóng 10 tỉnh (Đăc Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Đức, Phú Bổn, Lâm Đồng, Tuyên Đức và 3 tỉnh đồng bằng Trung Bộ là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa).
    Nhà giáo nhân dân, Giáo sư Hoàng Minh Thảo (1921 - 2008) thực sự là linh hồn của chiến dịch Tây Nguyên. Từ nhản quan một nhà nghiên cứu quân sự, ông đã trực tiếp chỉ huy và đề ra nguyên lý: "Mưu sinh ra kế, thế đẻ ra thời, đánh bằng mưu kế, thắng bằng thế thời, đó là tinh hoa nghệ thuật, khoa học quân sự Việt Nam".

    Trả lờiXóa
  19. Nguyễn Văn Thiệu rút bỏ Tây Nguyên là vì Mỹ không viện trợ như ý muốn của Thiệu, với số tiền mấy trăm triệu đô, không thể giữ được Tây Nguyên. Thiệu có giữ tài liệu của một CIA nhận định rằng với số tiền bao nhiêu thì giữ được Tây Nguyên, bao nhiêu thì giữ được Quân khu 2, còn có ít thì chỉ giữ được đồng bằng sông Cửu Long...Tôi không nhớ được con số tiền cụ thể.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển của chính quyền Sài Gòn trong cuốn “Từ tòa Bạch Ốc đến dinh Độc Lập”, viết về nội dung bản báo cáo cầu viện Mỹ của Thiệu:

      “Nếu mức viện trợ quân sự là 1,4 tỷ USD thì có thể giữ được các vùng đông dân cư tại bốn vùng chiến thuật.
      Nếu mức viện trợ quân sự xuống 1,1 tỷ USD thì có thể không giữ được Quân khu I.
      Nếu mức Viện trợ quân sự còn 900 triệu USD thì khó giữ được Quân khu I, Quân khu II.
      Nếu viện trợ quân sự chỉ còn 750 triệu USD thì chỉ có thể phòng thủ một vài khu vực.
      Nếu viện trợ quân sự chỉ còn 600 triệu USD thì chỉ còn có thể giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long.”

      Còn trong cuốn “Khi đồng minh tháo chạy”, ông Nguyễn Tiến Hưng viết:

      “Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỷ đô-la thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn vùng chiến thuật; Nếu là 1,1 tỷ đô-la thì quân khu 1 phải bỏ; Nếu là 900 triệu đô-la thì khó lòng giữ được quân khu 1 và 2, hoặc khó đương đầu với cuộc tổng tấn công của Bắc Việt; Nếu là 750 triệu đô-la thì chỉ có thể phòng thủ vài khu vực chọn lọc và khó điều đình được với Bắc Việt; Nếu quân viện dưới 600 triệu đô-la thì chỉ còn giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long”.

      Có thể thấy ông Hưng đã thuật lại theo trí nhớ từ 1 văn bản báo cáo cầu viện của Thiệu năm 1975.

      Xóa
  20. Lịch sử phải căn cứ trên luật pháp Việt Nam trong thời điểm lịch sử nhất định, những gì Cụ Hồ viết về hoặc trong thời điểm lịch sử nhất định, với tư cách là người trong cuộc, và hồ sơ tư liệu lịch sử, SGK, sách sử chính thống của ta từ trước đến nay.

    Trả lờiXóa
  21. Tôi không biết lý luận hay phân tích nhiều, như nhiều đồng chí ở đây. Tôi chỉ biết là rất hoan nghênh báo Bình Phước, ủng hộ nhà báo Nhất Huy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đó, người dân ai cũng ủng hộ Báo Bình Phước đã thẳng thắn phản bác lại quan điểm lật sử sai trái

      Xóa
  22. Có đầy người chống lật sử, chỉ FB thôi mà đã cả trăm rồi. Đó là tỷ lệ CCB sử dụng internet thường xuyên vẫn là rất ít, biết dùng máy tính và tương tác mxh lại còn ít hơn. Chỉ 1 ít là dùng thường xuyên đc nhờ thích mày mò hoặc được con cháu giúp setup tài khoản và hướng dẫn sử dụng, cách gõ, cách bấm, cách dùng chuột, bàn phím, quệt màn hình.

    Trả lờiXóa
  23. Không phải là báo chính thống thứ 2 đâu. Mục Chống Diễn Biến Hòa Bình và chuyên mục Bình Luận Phê Phán, chương trình Đối Diện Sự Thật của báo QĐND, Nhân Dân, VTV đều có nhiều bài chống lật sử, phê phán việc xuyên tạc lịch sử. Khái niệm "rút gạch chân tường" cũng từ báo QĐND mà ra. Nhưng tôi cũng đồng ý là bài viết này của báo Bình Phước rất hay và đi sâu vào vấn đề lý luận cụ thể chi tiết và Logic của vấn đề.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy cái báo kia, đặc biệt là báo nhân dân thì chỉ nói chung chung, hoặc có nói đến những kẻ xuyên tạc lịch sử thì lại chỉ ra vài ba cái tên ất ơ Việt tàn Việt tiếc hoặc mấy tên rận xĩ tép riu mà cộng đồng đều đã tỏ tường từ lâu như nguyễn đức thành, quang a quang iếc...
      Có báo nào, ngoài Văn nghệ TP HCM và báo BP, chỉ ra cái bọn đòi bỏ chữ ngụy?

      Xóa
  24. Không thể bỏ từ "Ngụy" trong lịch sử được, chúng ta phải trung thực với lịch sử, bởi điều đó không thể thay đổi được

    Trả lờiXóa
  25. Các thế lực thù địch luôn tìm cách xuyên tạc sự thật lịch sử để chống phá Việt Nam; chúng ta phải đấu tranh loại bỏ các quan điểm sai trái để bảo vệ thành quả đã đạt được

    Trả lờiXóa