Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

THA THỨ. BIẾT BAO NHIÊU CHO VỪA?

Mấy ngày nay nhộn hết cả nhạo lên chuyện tranh cãi có nên tha thứ, bỏ qua cho gã người Mỹ nào đó về chuyện đã chỉ huy vụ bắn giết bà con ta ở Bến Tre. Nay gã lại được bổ nhiệm vào cái ghế lãnh đạo chi đó ở cái trường đại học Mỹ nào đó ở ngay chính VN, mảnh đất đã thấm máu của các nạn nhân của gã.

Mình đọc, mà thấy ngạc nhiên vì có khá nhiều các ý kiến ủng hộ chuyện tha thứ, rằng thì là mà người ta đã biết ăn năn, làm bao thứ tốt thế rồi, ta cũng nên để ông ta ngồi vào cái ghế đó, thế là khép lại cái nọ, mở ra cái kia, sẽ khiến cho thế lọ thế chai, abc dài không kể hết.


Không chỉ vậy, có một ông nhà văn nào đó, có lẽ bao nhiêu năm chả viết được cái gì ra hồn, lâu này chỉ chuyên đi ký cọt vào các Thỉnh nguyện thư chi đó bỗng đăng đàn, viết một bài dài ơi là dài. Ông này ngày xưa viết về anh hùng Núp, nay trong bài mới có một từ "nấp", thật..không biết bình sao nữa:
"Còn riêng đối với chúng tôi thì sao, chúng tôi, những người từng là lính Việt Cộng thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng tôi? Kể cả, ngày ấy, như chính tôi từng được trải nghiệm, có bao bà mẹ, và cả các em bé nữa, sẵn sàng chết để che cho chúng tôi?"
Cứ theo cái ông này, là bà con dân lành ta, trẻ con ta ngày xưa bị Mỹ tàn sát, lỗi chính là do...Việt Cộng đã cùng sống cùng với bà con, chứ nếu chẳng có, thì Mỹ nó cũng chả bắn giết gì đâu. Gớm, biện luận ghê đấy chứ? Hehe, mình nghĩ ông này đã thành danh nhờ Núp, nay có lẽ cũng sẽ mất danh đi trong mắt nhiều người vì "nấp".
Mình thì trước sau như một, bảo tha thứ cho các cựu thù thì tha thứ nếu các ông biết đường ăn năn. Nhưng cái gã kia, thì tuyên bố với ai rằng ông ân hận gì mặc kệ ông, thích làm gì hàn gắn củng cố kệ ông, thích ngồi vào làm sếp của văn phòng đại diện hay công ty Mỹ nào đó làm ăn với VN để hàn gắn kệ ông. Nhưng đừng có xớ rớ vô lĩnh vực giáo dục nhé. Lý do, thì nhiều bạn đã nói rồi.
Chiến tranh, ở đất nước chúng ta mới lùi xa có 41 năm.
Đối với những người Israel Do Thái, chiến tranh đã lùi xa 71 năm, kể từ năm 1945. Họ có dễ dàng tha thứ cho dân tộc Đức, với những gì đã làm với cha ông họ?
Trên trang http://eajc.org/ của Đại hội đồng Do Thái Á Âu, bản tiếng Nga, mình đọc được thông tin này, đăng 11/2010, xin lược dịch:
Tại cuộc thăm dò dư luận, với 502 người Do thái được hỏi ở độ tuổi trên 18 được tiến hành ở Israel, chỉ có 23% số người nói họ tha thứ cho dân tộc Đức vì những gì đã làm trong Thế chiến đệ nhị.
70% số người được hỏi, họ nói sẽ không tha thứ cho dân tộc Đức vì tội ác của chế độ phát xít. 7% cảm thấy khó trả lời câu hỏi.
Cuộc thăm dò này do Trung tâm giáo dục đại học thành phố Or Yehuda ở Israel tiến hành. Các nhà xã hội học tham gia thăm dò phân tich cho biết, thế hệ già có tỷ lệ tha thứ cao hơn, trong khi đó thế hệ trẻ Do Thái thể hiện quan điểm không có ý định tha thứ cho những hành động tàn bạo của chế độ phát xít.


Trong cuốn "Mặt nạ bình thường" của nữ văn sĩ Alia Amirkhanova, mình đọc được đoạn trao đổi sau giữa cậu bé Kolya và chú Sergey:

-Chú Sergey ơi, vì người ta lại trở thành tội phạm ạ?

-Thật ra mà nói, chú không biết đâu, Kolya ạ. Họ là đồ khốn, đồ cặn bã, thì chú biết, nhưng vì sao họ trở thành như thế, thì chú không thể nào hiểu hết. Điều đáng sợ nhất, là trong đời thường, họ mang chiếc mặt nạ bình thường và thể hiện mình như một người tốt, như một giáo viên, như những ông bố bà mẹ hay là người chồng tốt. Vì thế, thật rất khó để phát hiện và tóm được chúng. Hãy học lên, và khi đó, chúng ta sẽ cùng quét sạch chúng ra khỏi mặt đất này.

Thật khó để mà chấp nhận, nếu như cái gã chỉ huy vụ thàm sát dân VN năm xưa, nay lại ngồi vào một trong những cái ghế lãnh đạo của một trường Đại học, ngay tại mảnh đất VN ! Chiếc mặt nạ này, vì thế, không hề bình thường!

PHAN VIỆT HÙNG

14 nhận xét:

  1. Có 1 chú Giang hồ tuân theo lệnh 1 đại ca nào đó đến nhà bạn, giết cha mẹ em ruột bạn, sau đó vài chục năm lại đến nhà xin lỗi và đề nghị chuộc lỗi bằng cách dạy học cho con bạn, Bạn có vì tương lai con bạn và gia đình bạn mà đồng ý hay không?? hãy trả lời cho chính nhà mình trước đã

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói có lý lắm!

      Xóa
    2. Tôi đồng ý vì trước đó ông bà chú bác của tôi đã sát hại dã man người thân của chú Giang hồ mà. Tôi rất cảm động trước sự cao cả của chú Giang hồ. Ông Bob giết nhầm mấy người dân kia vì tưởng họ đã sát hại đồng đội của mình thôi.

      Xóa
    3. ủa, vậy người VN sang giết người thân của BobKerrey hả?

      Xóa
  2. Hãy để Đông La, Nguyên Ngọc, Chu Hảo, ... đi học.
    Mà cũng lạ thật, ông Đông La cắn ông Nguyên Ngọc cũng nhiều, qua vụ này có khi lại trở thành bạn thân. Hahaha.

    Trả lờiXóa
  3. Nguyên Ngọc lâu nay hay phát ngôn khốn nạn là dân chiêu hồi quen thuộc cũng không có gì lạ. Nhưng Đông La, một chiếc mặt nạ mới rơi ra.

    Trả lờiXóa
  4. Nói như Nguyên Ngọc thì nghĩa quân bị quân ngoại bang giết hại mấy nghìn năm nay là vô tội hết. Không được nấp trong làng trong dân, phải chạy ra cho giặc bắt.

    Tại sao chúng nó nói năng táng tận lương tâm như vậy. Hồi bé khi hóng các cụ ngồi nhậu với nhau, tôi tình cơ nghe 1 ông cụ nói như này : khốn nạn nhất là bọn chiêu hồi.

    Giờ ngẫm lại thấy không sai.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi đọc mòn mắt các luận điệu của đám chiêu hồi với đám cuồng mỹ, trong đám mất dạy này không 1 ai dám nói đến hình thức giết người man rợ của Kerrey. Không 1 ai!

    Như các bạn đã biết, cả pháp lý và đạo lý đều nhìn vào hình thức, cung cách gây tội ác, nhất là tội ác chiến tranh. Chỉ có bọn khốn nạn mới đánh đồng mọi hành vi chiến tranh như nhau.

    Chiến tranh thì phải có giết lính địch, nhưng đây đâu phải là chúng giết địch hay giết nhầm nhân dân, mà là chúng nó cố sát bằng hình thức, cung cách man rợ biến thái kiểu Hannibal, kiểu Pôn Pốt Iseiengri.

    Một con quái vật ghê tởm như vậy làm sao có thể làm một biểu tượng giáo dục Việt Mỹ được. Trừ phi trường Fulbright muốn trở thành 1 ngôi trường có biểu tượng tội ác và dành cho súc vật, cầm thú súc sinh.

    Làm sao có thể so sánh con quái vật monster này với loại lãnh đạo chỉ huy chung chung chính trị quân sự được, như thằng đông la ngụy biện.

    Trả lờiXóa
  6. Nguyễn Hồng Hảilúc 18:14 6 tháng 6, 2016

    "CẢM ƠN" BOB KERREY!
    Tôi "cảm ơn" ông vì sự tự tin của ông. Ông đã mang theo một xấp đô-la mà ông dùng uy tín của mình để gây dựng sang Việt Nam với niềm tin mãnh liệt vào giá trị Mỹ, rằng giá trị Mỹ có tính phổ quát và đủ sức làm người Việt lãng quên hồ sơ tội ác ông đã gây ra ở Thạnh Phong 1969.
    Thực tế những ngày vừa qua, ông im lặng thể hiện bản lĩnh của một sát thủ máu lạnh được đào tạo chuyên nghiệp, như ông đã từng im lặng suốt 32 năm (1969-2001) về tội ác của mình. Nhiều người nói, ông đã làm việc phi lợi nhuận vì FUV suốt 10 năm qua, tức là ông đang làm việc mà không thu lợi gì. Tôi có liên tưởng khác, ông đã nhận được quá nhiều từ thành tích ra lệnh mổ bụng và xiên lê 21 trẻ em, người già, phụ nữ. Liệt kê ra như: 1 Huân chương danh dự của nước Mỹ, 1 khóa Thống đốc bang, 2 khóa Thượng nghị sĩ, ứng viên Tổng thống... Những điều đó, ông nhận được chẳng phải đều dựa trên bảng vàng thành tích thảm sát 21 người ở Thạnh Phong hay sao?
    Tôi "cảm ơn" ông đã hối hận, dù thực tâm hay không thực tâm nhưng sự hối hận ấy đã khẳng định, bản tính người trong ông đã bộc lộ, đã biểu hiện bằng lời nói, việc làm. Ông đã từng ác hơn quỷ, hơn sói lang; nhưng ông đã hối lỗi, điều ấy nhiều đồng đội ông chưa làm được, và điều đó thật đáng quý đối với một đất nước chịu quá nhiều khổ đau như đất nước tôi. Tôi thầm ước, giá như đất nước ông cũng biết hối lỗi như ông, tức là có những việc làm cụ thể, như thực hiện trách nhiệm của Hiệp định Pa-ri 1972, đền bù chiến tranh, khắc phục hậu quả chất độc da cam, bom mìn; vấn đề là phải làm như một sự thúc bách của lương tâm chứ đừng lên giọng ban ơn như kiểu "phối hợp", "giúp đỡ" như Obama vừa nói ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
    Tôi cảm ơn ông thực lòng vì qua vụ việc của ông, tôi càng thấy rõ đồng bào mình còn không ít người bàng quan, vô cảm trước nỗi đau Thạnh Phong. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng tôi coi ông là BẠN, từ giờ phút này trở đi, nhưng không có nghĩa là ông có thể làm Chủ tịch Hội đồng tín thác của một trường đại học, nơi mà chắc chắn phải dạy làm Người trước tiên, tức là dạy cho thế hệ trẻ Việt Nam hiểu thế nào là Thiện, Ác, thế nào là Khoan dung và Tha thứ, giới hạn của vấn đề đấy là ở đâu. "Tiên học lễ, hậu học văn" là quan niệm giáo dục của ông cha tôi, thưa ông!
    Như vậy, người bạn Bob Kerrey ơi, người Việt Nam có một câu TỰ TRỌNG. Người phát ngôn của đất nước chúng tôi đã nói rồi, rất mong ông hiểu Việt Nam và giữ lòng tự trọng của người Mỹ.
    Một người bạn thực sự luôn biết làm điều tốt cho bạn của mình!

    Trả lờiXóa
  7. Đây là món quà đặc biệt của ông Obama trả lễ cho chính quyền và nhân dân VN, đã đón tiếp trọng thể và thân tình trong ba ngày ông ta đi thăm VN , Vừa về đến nhà là cứ ngày Bob Kerrey một tên đao phủ tội ác chiến tranh VN sang làm hiệu trưởng trường Đại học Fulbright,chắc là ông ta nghĩ là cái trường này Mỹ viện trợ dành đào tạo đao phủ cho IS chắc!

    Trả lờiXóa
  8. Đông La! Vâng đây là kẻ mà lâu nay các bác gọi là có 'quan điểm đúng đắn'.

    Bài của kẻ từng bị đuổi khỏi QH, Nguyễn minh thuyết cùng lắm chỉ là tủn mủn vụn vặt tiểu nhân kiểu 'Không bổ nhiệm Kerrey thì ai, chẳng lẽ là chị à'.

    Nhưng bài của Đông La mới là đỉnh cao của sự khốn nạn, xảo trá.

    Cái khốn nạn thứ nhất là Đông La lợi dụng Đại tướng Võ Nguyên Giáp để biện hộ cho Kerrey. Làm vậy là xúc phạm Đại tướng. Lợi dụng núp sau bậc thánh nhân là hành vi của phường lưu manh, hạ tiện mà khi bản thân lý lẽ yếu đuối của chúng không còn đủ tự thân để thuyết phục được người khác.

    Bất cứ người có thần kinh bình thường nào cũng thấy là sự kiện Đại tướng và lãnh đạo tiếp khách CCB Mỹ với vụ Kerrey cắt cổ mổ bụng đàn bà trẻ con là 2 việc hoàn toàn khác nhau.

    Thí dụ khi có một vụ giết người thì luật pháp người ta có những cách xử khác nhau cho các đối tượng chủ mưu, thừa hành, và thảm sát man rợ.

    Trong tất cả các nơi, kẻ thảm sát man rợ kiểu cắt đầu mổ bụng người khác đều bị tử hình. Tại sao Kerrey còn ngồi đây?

    Trong chiến tranh xâm chiếm miền nam, Nixon là chủ mưu, các quân nhân Mỹ là thừa hành. Nhưng trong số đó có những kẻ táng tận lương tâm giết trẻ em một cách biến thái thì những kẻ đó không thể được coi là chuyện của riêng nước Mỹ được nữa. Nó đã là chuyện của công lý loài người nói chung. Là phải tử hình đối tượng này.

    Dân mình không đòi Kerrey đền mạng, như vậy là đã khoan dung tha thứ, đã cao thượng, mà cho dù nếu có yêu cầu Kerrey đền mạng cũng hoàn toàn chính đáng và phù hợp với các tiền lệ quốc tế. Các tiền lệ xử trên tòa về tội ác chiến tranh, tội ác hình sự với hình thức tội ác dã man ở mức độ này.

    Nhưng Kerrey cần phải được xử đúng theo luật pháp và không được đặt chân lên lãnh thổ VN. Như các kẻ tàn ác biến thái khác không được đặt chân tới lãnh thổ Nga, Nhật và các nước vân vân

    'Gác lại quá khứ' sao còn đưa Kerrey tới VN làm gì? Muốn trêu ngươi hay thách thức dư luận, nắn gân dư luận? Hành vi đưa Kerrey tới VN là một hành vi kích động và khơi gợi lại vết thương quá khứ. Như vậy sao có thể trơ tráo nói được đó là gác lại quá khứ, hướng tới tương lai??

    Kerrey đã là một hình ảnh biến thái ám ảnh của quá khứ. Muốn khép lại quá khứ thì đuổi Kerrey về đi thì sẽ có 'khép lại quá khứ' ngay!

    Đã có tiền lệ nào trên thế giới về giống vậy không? Mỹ có đưa 2 tên phi công rải bom nguyên tử tới Nhật 'gác lại quá khứ' hay không? Nhật có đưa bọn hiếp dâm thảm sát Nam Kinh đến Trung Hoa 'gác lại quá khứ' không?

    Rõ ràng trường đại học Fulbright làm vậy là khinh VN và coi VN là loại quốc gia hạng hai, loại dễ dãi muốn làm gì cũng được. Loại không biết nhục như Đông La đã góp phần vào việc người nước ngoài họ không coi VN mình ra gì là vậy. Ngay cả lòng tự trọng tối thiểu ít nhất cũng không có.

    Cái khốn nạn thứ hai của Đông La là vô cùng tởm lợm, là bảo rằng Kerrey đâm chết đàn bà trẻ con, mổ bụng tùng xẻo dân quê vô tội và các ông bà già là vì sợ nguy cơ VC phục kích.

    Luận điệu ghê tởm của loài ác thú này có khác gì với những 'rận' có thành tích bất trung phản quốc chiêu hồi như Nguyên Ngọc (Mỹ thảm sát dân không có tội vì VC núp trong dân). Hay thằng khốn nạn gì đấy nhẫn tâm so sánh vụ Kerrey với các vụ Biệt động SG và MTGP đặt bom những nơi có quân Mỹ. Trong khi Mỹ trước 1975 chính là bọn khủng bố theo định nghĩa thời nay, chúng dung túng cho ngụy chặt đầu dân, mổ bụng moi gan, lính của chúng thì giết người đốt nhà, cắt tai xẻo thịt. Chúng là bọn Pôn Pốt da trắng thôi.

    Không ngờ Đông La lộ mặt nhanh như vậy với luận điệu ghê tởm của ác thú, súc sinh. Làm nhục đấng sinh thành. Khốn nạn thay cho Đông La.

    Nguyễn minh Thuyết tuy có phản biện chị Ninh, nhưng ít ra NMT không dùng những luận điệu khốn nạn như vậy để chạy tội cho Kerrey.

    Ngay khi Đông La còn làm bộ viết những bài tạm được thì tôi lúc đó cũng đã thấy ngờ ngợ, nếu đọc kỹ các anh chị sẽ thấy nó có gì đó có tính chất tráo trở. Và giờ thì đã rõ mặt ngay gian rõ ràng rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đông La là kẻ bồi bút mạt hạng chẳng nên chấp, rận trủ cũng chẳng dung nạp nổi anh ta. Chỉ tiếc là một số chú cẩu già như bác Nặc nô bưng bô lại thần tượng đội Đông La lên đầu thì bây giờ sáng mắt ra. Đông La vừa mới được kết nạp vào Hội nhà văn VN nên có lẽ đấy chính là lý do anh ta muốn tỏ ra là ngưởi "tử tế" để hòa nhập cho xứng đáng ngồi cùng chiếu với các đàn anh Nguyên Ngọc, Trần mạnh Hảo, Phạm xuân Nguyên,vv... thế thôi.

      Xóa
  9. THÁI Độ HậU CHIếN
    Cuộc chiến đầy tranh cãi của Mỹ tại Việt Nam kết thúc với vô số quyển sách và bài báo. Thái độ của người Mỹ thời hậu chiến rất rõ ràng. Họ muốn mổ xẻ tận cùng những sai lầm chiến lược lẫn sai lầm chính trị. Điều không thể phủ nhận nữa là họ muốn hàn gắn vết thương chiến tranh. Trong nhiều trường hợp, sự dằn vặt lương tâm đã không vắng mặt trong những câu chuyện hàn gắn như vậy…
    Trời nóng hầm hập, hệt mọi hôm, giống như trùm áo khoác ủ mình trong buồng xông hơi. Người lính Rich Luttrell, 18 tuổi, không biết kẻ thù đang đứng cách anh chỉ vài mét. “Liếc bên phải, tôi nghe tiếng động” – Luttrell kể – “Tôi thấy một người lính Bắc Việt ôm khẩu AK47”. Đó là lần đầu tiên Luttrell đối mặt địch quân. Luttrell bỗng sợ điếng người. Toàn thân anh tê cứng. “Phải hành động, phải làm cái gì đó…”. Đối phương đang trong tầm bắn. Cái chết chỉ trong gang tấc. Luttrell nhìn kẻ thù. “Dường như hai chúng tôi nhìn nhau rất lâu”. Và rồi, Luttrell bóp cò. “Tôi bắn, hoàn toàn tự động. Anh ấy gục xuống. Trận giao chiến giữa hai bên bắt đầu và tôi còn bàng hoàng đến nỗi không kịp phản xạ nằm xuống. Có ai đó kéo tôi…”.
    Khi cuộc giao tranh kết thúc, đồng đội Luttrell lục soát thi thể người lính Bắc Việt. Một mảnh giấy nhỏ rơi ra từ ví người chết. Đó là một tấm hình, không lớn hơn con tem, chụp người lính Bắc Việt với một bé gái. “Họ là ai? Người đàn ông trong ảnh là kẻ vừa bị bắn? Anh ấy là cha cô gái?”. Luttrell quỳ xuống, nhìn kỹ tấm ảnh. Dường như bức ảnh được chụp trước khi họ chia tay, trước khi cha cô gái nhỏ bị Rich Luttrell nã đạn. “Tôi bàng hoàng khi ý nghĩ đó xuất hiện” – Luttrell nói. Vài phút sau, toán lính Mỹ rút lui. Luttrell bỏ tấm ảnh vào ví mình…
    Một vết thương chiến trường đã đưa Luttrell trở về Mỹ. Ông cố gắng để Việt Nam lại phía sau và tập trung vào cuộc sống mới với người vợ Carole. “Trong nhiều năm, anh ấy không nói gì về Việt Nam” – Carole kể. Tuy nhiên, quá khứ Việt Nam chưa rời khỏi tâm trí Luttrell. Tấm ảnh anh lính Bắc Việt vô danh cùng cô gái nhỏ vẫn còn trong ví ông. Năm 1989, hơn 20 năm từ ngày về Mỹ từ chiến trường Việt Nam, Luttrell và Carole đi nghỉ hè. Họ quyết định đến Đài tưởng niệm cựu binh chiến tranh Việt Nam ở Washington.
    Chỉ đến khi đó Luttrell mới biết mình nên làm gì. Trong buồng khách sạn, Luttrell suy nghĩ. Cuối cùng, ông viết: “Thưa anh, trong 22 năm, tôi mang bức ảnh của anh bên mình. Tôi chỉ 18 tuổi vào cái ngày mà chúng ta đối mặt nhau trên con đường tại Chu Lai. Hãy tha thứ cho việc tôi cướp mất mạng sống anh. Rất nhiều lần trong suốt ngần ấy năm, tôi nhìn vào bức ảnh anh và cô con gái. Mỗi lần, tim tôi như bị thiêu đốt bởi ân hận và nỗi đau tội lỗi. Hãy tha thứ cho tôi, thưa anh”. Hôm sau, Luttrell đặt bức ảnh và lá thư tại chân Đài tưởng niệm, dưới bức tường ghi tên 58.000 lính Mỹ tử trận tại Việt Nam. “Anh ấy hy sinh cho niềm tin của mình. Và đó là cách tôn vinh và tôn kính anh” – Luttrell nói. Lúc đó, “anh ấy không còn là kẻ thù mà là người bạn. Và tôi chào tạm biệt một người bạn…”. Bức ảnh được bỏ lại. Gánh nặng lương tri được dỡ bỏ và tội lỗi dường như cũng được rửa xong…
    Mỗi ngày, hàng trăm người viếng Đài tưởng niệm cựu binh chiến tranh Việt Nam đều để lại nhiều vật và được nhân viên công viên dọn vào thùng. Phần tiếp nối của câu chuyện đáng lý không xảy ra nếu cái thùng chứa bức ảnh của Luttrell không nằm trên cùng trong hàng đống thùng, nếu tấm ảnh không nằm ngửa mặt, nếu tấm ảnh không được một cựu binh Mỹ khác nhìn thấy. Duery Felton – người quản lý kho vật dụng thu dọn từ Đài tưởng niệm – từng thấy nhiều thứ nhưng lần này là bức ảnh một người lính Bắc Việt. Felton xúc động khi đọc lá thư tạ lỗi của Luttrell và sau đó in tấm ảnh và cả bức thư vào tập sách Offerings at the Wall.
    Từ f/b Mạnh Kim.
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  10. (tiếp theo)
    Sau đó, tấm ảnh người lính Bắc Việt lại lởn vởn, khi Offerings at the Wall xuất hiện trong văn phòng dân biểu Ron Stephens, người từng nghe anh bạn Luttrell kể nhiều lần câu chuyện chiến trường ngày nào. Lúc đó là năm 1996, bảy năm sau khi Luttrell để bức ảnh tại Đài tưởng niệm cựu chiến binh. Vội vàng lái xe đến văn phòng Luttrell, Stephens lấy cuốn sách để lên bàn. “Lật xem trang 53!” – Stephens nói. “Tôi bật khóc” – Luttrell kể. Đó lại là cô gái nhỏ, nhìn Luttrell bằng cặp mắt ám ảnh, dường như trách móc tại sao Luttrell cố bỏ rơi cô. Luttrell quyết định đi tìm tông tích cô gái…
    Việc đầu tiên Luttrell làm là đánh động dư luận. Ông kể lại toàn bộ và câu chuyện được đăng trên trang nhất tờ St. Louis Post Dispatch. Cắt bài báo và kèm một lá thư, Luttrell gửi đến Tòa đại sứ Việt Nam tại Washington DC nhờ giúp đỡ. Một tờ báo Hà Nội đã đăng câu chuyện, kèm bức ảnh với hàng chữ: “Có ai biết người này không?”. Sự việc diễn biến khá bất ngờ khi một người ở Hà Nội gửi quà về quê cho mẹ mình. Tình cờ, anh dùng tờ báo đăng tin trên để gói hàng. Thật lạ lùng, người đàn bà nhận gói hàng từ con trai đã không xé bỏ tờ giấy báo gói hàng hay quẳng nó vào bếp lửa mà còn nhận ra người trong bức ảnh nhăn nhúm. Bà biết người lính ấy. Mang tờ báo xuống làng kế bên, bà chỉ vào ảnh: “Bố chúng mày này!”, khi nói với hai anh chị em một gia đình.
    Cách đó hàng ngàn dặm, Luttrell nóng lòng đợi tin. Vài tuần sau, một lá thư từ Tòa đại sứ Việt Nam gửi đến. “Một người tên Nguyễn Văn Huệ nói rằng người lính trong ảnh chính là bố mình và cô gái trong ảnh là em mình”. Cô gái vẫn còn sống. Cô ấy tên Lan. Khi Luttrell đang suy nghĩ về chuyến đi trở lại Việt Nam, phía Việt Nam bỗng thông báo rằng cha của Lan không phải là người lính trong ảnh vì bố cô tử trận tại nơi khác vào thời điểm khác. Và rồi có thêm ba gia đình tự nhận người lính tử trận là thân nhân họ. Cuối cùng, một bức thư khác gửi đến Luttrell, từ một cựu chiến binh Việt Nam, nói rằng ông biết bố Lan từ hồi nhỏ và hai người từng chiến đấu bên nhau. Luttrell quyết định trở lại Việt Nam, trong tâm trạng lo lắng. Gia đình Lan sẽ đối xử ra sao khi biết ông là kẻ giết bố họ? “Tôi thà ôm súng ra trận còn hơn đối mặt với cô gái” – Luttrell kể.
    Đó là một buổi sáng thứ tư, năm 2000, tại Hà Nội. Trời chuyển mưa khi Luttrell lái xe cùng vợ xuống ngôi làng của Lan. Cuối cùng, họ gặp nhau. Trong vài giây, họ không biết nói gì. Dường như họ hoàn toàn xa lạ nhau. Luttrell bắt đầu nói câu tiếng Việt mà ông học thuộc: “Hôm nay, tôi trả lại tấm ảnh của cháu và bố cháu mà tôi đã giữ trong 33 năm. Xin tha thứ cho tôi”. Lan òa khóc và ôm chầm Luttrell, như thể ông là cha của cô, vừa trở về từ chiến trường. Lúc ấy đã 40 tuổi, Lan lần đầu tiên cầm bức ảnh chụp mình và cha. Cô úp tấm ảnh vào mặt. Đây là lần gần gũi nhất với bố từ khi Lan lên 6. Người lính Bắc Việt tên Nguyễn Trọng Ngoan. Lan và Huệ đặt tấm hình lên bàn thờ. Luttrell đến vái.
    Hình ảnh xúc động trong câu chuyện không chỉ là cảnh Lutrell và cô Lan ôm nhau khóc nghẹn, mà còn là cảnh Lutrell đứng nghiêm chào trước mộ người lính Bắc Việt trước khi ra về. Ông đứng đó, lặng im, nhưng dường như ông đang nói với người lính Bắc Việt chết dưới viên đạn của ông, rằng chiến tranh và giết chóc là điều không thể tránh được, nhưng chiến tranh cũng không có nghĩa là mãi mãi ghim viên đạn hận thù vào xác chết cuộc chiến, sau khi súng đạn không còn đụng với súng đạn…
    Câu chuyện Lutrell là một trong rất nhiều câu chuyện tương tự về thái độ của người Mỹ sau cuộc chiến của họ tại Việt Nam. Thái độ hậu chiến của người Mỹ rất khác với thái độ hậu chiến của Việt Nam đối với họ, cũng hoàn toàn khác với thái độ hậu chiến của Trung Quốc đối với Việt Nam sau cuộc chiến 1979. Với việc hàn gắn vết thương chiến tranh, người Mỹ không chỉ bày tỏ. Họ hành động cụ thể. Tôi tin là sẽ không có người Mỹ nào đặt câu hỏi, như một thuyết âm mưu, rằng, tại sao Mỹ phải mở một trường đại học phi lợi nhuận tại một nước cộng sản, không đồng minh, như Việt Nam./.

    F/B Manh Kim

    Trả lờiXóa