Chiều tối 22-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công
an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt giữ và lệnh khám xét đối với
ông Nguyễn Nhật Cảm (SN 1963, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC
Hà Nội)) cùng 6 người khác về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng, quy định tại Khoản 3, Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Bẩy bị can gồm:
1. Nguyễn Nhật Cảm, sinh năm 1963, Giám đốc Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội.
2. Nguyễn Vũ Hà Thanh (SN 1979), Trưởng phòng Tài
chính kế toán Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế
Hà Nội;
3. Đào Thế Vinh (SN 1975), Giám đốc Công ty TNHH Vật
tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST);
4. Nguyễn Trần Duy (SN 1980), Tổng Giám đốc Công ty
cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành;
5. Nguyễn Ngọc Nhất (SN 1986), nhân viên Công ty
TNHH Phát triển khoa học Vitech;
6. Nguyễn Thanh Tuyền (SN 1985), nhân viên Công ty
TNHH Thiết bị y tế Phương Đông;
7. Lê Xuân Tuấn (SN 1982), nhân viên Phòng Tài chính
kế toán Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Trong quá trình điều tra, C03 bước đầu xác định các
bị can đã câu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm Hệ
thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm Covid-19 gây thiệt hại đặc biệt nghiêm
trọng cho Nhà nước.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn,
C03 đã thi hành các Quyết định và Lệnh trên theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện C03 đang tập trung khẩn trương làm rõ hành vi của các bị can, thu hồi tài
sản Nhà nước và tiến hành điều tra mở rộng vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
Hoàng Minh Tâm
Google.tienlang Lưu ý bạn đọc:
MỌI NGƯỜI NÊN CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID TẠI TRANG CHÍNH THỐNG CỦA BỘ Y TẾ:
==========
Chống tham nhũng không có vùng cấm.
Trả lờiXóaMặc dù ông Cảm cùng TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT HÀ NỘI có cố gắng lớn trong chống chọi với Covid vừa qua.
Song cũng trong thời gian này, ông Cảm tham nhũng thì phải bị xử lý.
Thm nhũng thì phải bị xử lý là đúng quá rồi
XóaAnh Cảm làm thế là sai, quá sai rồi. Không ai bênh vực cho cái sai được cả. Anh đã bôi bẩn lên hình ảnh cán bộ công chức, hình ảnh ngành y tế Hanoi, làm xấu mặt người dân Thủ đô. Anh cần một bản án công tâm, minh bạch để làm người. Các thầy cãi nói rằng, tội của anh có thể lên tới 20 năm.
Trả lờiXóaMáy xét nghiệm Covid-19 bị nâng giá 4,7 tỷ đồng
Trả lờiXóaCơ quan điều tra cáo buộc ông Nguyễn Nhật Cảm (Giám đốc CDC Hà Nội) và đồng phạm nâng giá hệ thống xét nghiệm Realtime PCR từ 2,3 tỷ lên 7 tỷ đồng.
Sáng 22/4, đại diện Cục trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) cho biết: "Hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR phòng chống Covid-19 khi nhập về Việt Nam giá khoảng 2,3 tỷ đồng, tuy nhiên qua mua bán lòng vòng, đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) đã lên đến 7 tỷ đồng".
Trước đó, CDC Hà Nội đề xuất mua thêm một hệ thống xét nghiệm này do số lượng mẫu nghi nhiễm Covid-19 gia tăng. Realtime PCR được giới thiệu là hệ thống mở cho phép chạy được nhiều loại hóa chất khác nhau có thể xét nghiệm được nhiều loại bệnh truyền nhiễm, không riêng nCoV. Trên thị trường phần lớn máy này phải nhập từ Đức hoặc một số nước Châu Âu có giá từ 2,5 tỷ đồng tới 10 tỷ đồng, tùy công suất và cấu hình.
Hôm 22/4, khi bắt Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, C03 cáo buộc tại gói thầu mua sắm Hệ thống Realtime PCR tự động đã xảy ra "câu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị". Hành vi gian lận tại CDC Hà Nội là vụ án đầu tiên được C03 khởi tố nhằm điều tra với các sai phạm trong phòng, chống Covid-19.
Liên quan vụ án, C03 cũng khởi tố 6 người liên quan, trong đó có Trưởng phòng Tài chính kế toán Nguyễn Vũ Hà Thanh. 7 người cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
CDC Hà Nội là đơn vị thực hiện xét nghiệm sàng lọc Covid-19 toàn thành phố, với 2.500-3.000 mẫu mỗi ngày.
Luật sư Trương Anh Tú cho rằng nếu có vi phạm móc ngoặc nâng khống giá trị để trục lợi, hành vi của những người liên quan có thể không chỉ dừng lại ở tội danh trên mà liên quan cả tội danh tham nhũng.
Theo điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, người nào thực hiện hành vi vì vụ lợi, có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.
Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Có những cụ ông, cụ bà 80-90 tuổi góp từng cân gạo, quả trứng để chống dịch thì một số người có trách nhiệm lại tìm cách trục lợi cho cá nhân.
Trả lờiXóaTrong khi cả nước phải huy động, kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của mọi tầng lớp nhân dân, tập trung mọi nguồn lực tốt nhất cho công tác hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh thì sự việc đáng buồn trên lại xảy ra.
Chúng ta từng thấy các cụ ông, cụ bà 80 - 90 tuổi vẫn đạp xe, chống gậy mang từng cân gạo, quả trứng đi ủng hộ, chia sẻ cùng người dân, cùng cả nước chống dịch. Thế nhưng, cũng trong những ngày "nước sôi lửa bỏng", những ngày gay go nhất thì chính những người có trách nhiệm, có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh lại lợi dụng thời điểm khó khăn, căng thẳng đó để kiếm trác, trục lợi cho bản thân.
Các cơ quan cảnh sát điều tra cần tiếp tục mở rộng điều tra để làm rõ các hành vi sai phạm, xử lý cho thích đáng, đúng người đúng tội", vị đại biểu nhấn mạnh.
Các trường hợp này đã lợi dụng mua trang bị y tế để trục lợi nên bị xử lý là chính xác
Trả lờiXóa