Những phát ngôn bất nhất của Tổng thống Mỹ D.Trump
Google.tienlang không có thù ghét gì với ông D.Trump. Ngược lại, chúng tôi rất vui vì trong thời gian ông Trump làm tổng thống Hoa Kỳ, quan hệ giữa Việt Nam và cường quốc Hoa Kỳ khá nồng ấm.
Trong con mắt của chúng tôi, Trump thậm chí đáng yêu hơn Obama hoặc John McCain vì Trump không bợ đỡ, thậm chí phớt lờ mấy ông bà rận chấy người Việt. Trong khi Obama hoặc John McCain, mỗi lần sang Việt Nam là lại nằng nặc đòi gặp mấy ông bà rận chấy.
Thế nhưng, em Con Vịt 19 tuổi (Covid-19) bỗng nhiên xuất hiện khiến thế giới đảo lộn. Chuyên gia bình luận quốc tế Lê Ngọc Thống cho rằng Đại dịch Covid-19 là ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI LẦN THỨ TƯ ĐÃ NỔ RA!
Theo vị chuyên gia này, Đại dịch Covid-19, tức ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI LẦN THỨ TƯ "báo hiệu một thế giới mới sẽ hình thành sau khi kết thúc, một cục diện địa chính trị thế giới mới sẽ xuất hiện…"
Vậy "một thế giới mới sẽ hình thành" như thế nào?
Google.tienlang dự rằng có thể Liên bang Hoa Kỳ- một cường quốc hình thành và tồn tại hơn 200 năm qua- sẽ tan vỡ!
Google.tienlang dự rằng có thể Liên bang Hoa Kỳ- một cường quốc hình thành và tồn tại hơn 200 năm qua- sẽ tan vỡ!
Cơ sở nào cho dự báo trên?
Đây:
Đây:
Thống đốc New York Andrew Cuomo (trái) khẳng định
bang của ông sẽ tự quyết việc dỡ bỏ phong tỏa chống Covid-19, trong khi Tổng thống
Donald Trump muốn các bang làm việc đó vào ngày 1/5. Ảnh: Reuters
Bất chấp Tổng thống Donald Trump tuyên bố có toàn
quyền quyết định việc dỡ bỏ mọi sắc lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19 trên khắp
cả nước, nhiều thống đốc Mỹ thống nhất sẽ cùng nhau tự quyết thời điểm làm việc đó
tại bang của họ.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 13/4 theo giờ địa
phương, Andrew Cuomo, Thống đốc bang New York thông báo sẽ cùng lãnh đạo các
bang New Jersey, Connecticut, Pennsylvania, Delaware, đảo Rhode... quyết định
khi nào gỡ bỏ các biện pháp hạn chế tại những khu vực họ phụ trách.
"Bất cứ yêu cầu 'mở cửa lại' New York gây ảnh hưởng
tới sức khỏe của người dân trong bang tôi sẽ không làm theo. Tôi biết năm nay mọi
việc diễn ra tương đối phức tạp, thậm chí có phần mang tính đảng phái nhưng
không thể dùng nó cho mọi vấn đề hay hành động, nhất là trong quyết định lần
này. Đây là dịch bệnh nó không hề phân biệt phe Dân chủ hay Cộng hòa, người chết
đều là người Mỹ", Thống
đốc bang New York nhấn mạnh.
Theo hãng tin Reuters, ít nhất 10 bang, đã phối hợp
để tự thảo luận kế hoạch nối lại hoạt động kinh tế khi nào và thế nào, không muốn
chính quyền liên bang xen vào.
9/10 bang này (trừ Massachusetts) đều do các thống
đốc thuộc đảng Dân chủ lãnh đạo. Một số lãnh đạo thuộc phe Cộng hòa, trong đó
có thống đốc các bang Ohio, Maryland và New Hampshire, cũng khẳng định các bang
nên có quyền tự quyết định nối lại hoạt động kinh tế khi nào và như thế nào.
Google.tienlang xin lưu ý, nước Mỹ có 50 bang nhưng chỉ với 10 bang chống lệnh Trum đã chiếm tới gần 40% GDP của Mỹ.
Trump cũng không vừa khi gọi phát ngôn của Thống đốc bang New York Andrew Cuomo là cuộc Nổi loạn"!
"Hãy nói với các thống đốc Dân chủ rằng
"Cuộc nổi loạn trên tàu Bounty" là một trong những bộ phim tôi yêu
thích nhất mọi thời đại", ông Trump viết trên Twitter hôm 14/4, nguyên văn tiếng Anh như dưới đây:
"Tôi đáp ứng mọi yêu cầu ông ta và những người
khác. Giờ thì ông ta muốn độc lập. Không có chuyện đó đâu", ông Trump nhấn
mạnh.
Trong dòng tweet sau đó, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng,
Thống đốc Andrew Cuomo gọi điện cho ông hàng ngày, thậm chí hàng giờ để cầu xin
mọi thứ, từ bệnh viện, giường bệnh, máy thở - những thứ ông Trump khẳng định
thuộc trách nhiệm của bang.
"Theo dõi một cuộc nổi loạn lỗi thời ở mọi
lúc, mọi nơi là một điều thú vị và có cảm giác được tiếp thêm sinh lực, đặc biệt
là khi những kẻ nổi loạn cần nhiều thứ từ thuyền trưởng", ông Trump nói
thêm.
Google.tienlang cho rằng, dù mạnh miệng nhưng D.Trump đang ở thế yếu. Bởi ở phía đối diện bây giờ không chỉ có một mình ông Thống đốc Andrew Cuomo và cũng không chỉ có các thống đốc phe dân chủ!
Hơn nữa, việc điều hành nước Mỹ với cuộc chiến chống Covid-19 của ông D.Trump thời gian qua như một diễn viên hài và đều phơi bày trước bàn dân thiên hạ:
Do vậy, dù muốn bảo vệ Trump, ngay cả các cộng sự thân tín cũng thấy vô cùng gian nan!
Liệu Liên bang Hoa Kỳ có tan rã như sự tan rã của Liên bang Xô viết ngày nào? Ngày 8 tháng 12 năm 1991, Yeltsin gặp gỡ tổng thống Ukraina
Leonid Kravchuk và nhà lãnh đạo Belarus, Stanislau Shushkevich, tại
Belovezhskaya Pushcha, nơi ba vị tổng thống tuyên bố sự giải tán của Liên bang
Xô viết và việc họ sẽ thành lập một Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) với sự
tham gia tình nguyện để thay thế.
Lê Hương Lan
=====
=====
Google.tienlang Lưu ý bạn đọc:
MỌI NGƯỜI NÊN CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID TẠI TRANG CHÍNH THỐNG CỦA BỘ Y TẾ:
MỌI NGƯỜI NÊN CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID TẠI TRANG CHÍNH THỐNG CỦA BỘ Y TẾ:
9. Trang web Đại sứ quán Đức tại Hà Nội
đăng bài “NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÍCH THỰC- XIN CẢM ƠN VIỆT NAM!”...
Mời xem các bài về Obama và John McCain, ví dụ bài này:
- MONG ÔNG JOHN MCCAIN ĐỪNG MANG KIEV ĐẾN HÀ NỘI
- OBAMA- TỔNG THỐNG CỦA HÒA BÌNH???
- MONG ÔNG JOHN MCCAIN ĐỪNG MANG KIEV ĐẾN HÀ NỘI
- OBAMA- TỔNG THỐNG CỦA HÒA BÌNH???
Lãnh đạo Liên Hiệp Quốc: 'không phải lúc' cắt tài trợ cho WHO giữa cuộc chiến chống đại dịch Covid-19
Trả lờiXóaPhúc Duy
Phúc Duy
1 2 3 4 5
15:40 - 15/04/2020 0 THANH NIÊN ONLINE
Liên Hiệp Quốc (LHQ) và nhiều quốc gia trên thế giới kêu gọi Mỹ không nên cắt tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) giữa lúc đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu.
Bên ngoài trụ sở WHO tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ /// Reuters
Bên ngoài trụ sở WHO tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ
Reuters
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tuyên bố "đây không phải là lúc để giảm bớt nguồn lực phục vụ hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoặc bất kỳ tổ chức nhân đạo nào khác trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19".
"Tôi tin rằng WHO phải được hỗ trợ, vì đó là điều cực kỳ quan trọng để giúp thế giới giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19. Đây là thời điểm để cộng đồng quốc tế đoàn kết, cùng nhau ngăn chặn Covid-19 và xử lý hậu quả mà đại dịch để lại", ông Guterres cho biết, theo AFP.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ ngừng tài trợ cho WHO vì cơ quan của LHQ đã che đậy mức độ nghiêm trọng của Covid-19 tại Trung Quốc trước khi đại dịch lan rộng khắp thế giới. Mỹ, nhà tài trợ lớn nhất cho WHO, đã tài trợ 400 triệu USD vào năm ngoái.
Phản ứng trước thông tin trên, Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern cho biết: “Vào thời điểm như thế này, chúng ta cần chia sẻ thông tin cùng những khuyến nghị và WHO đã cung cấp điều đó. Chúng ta nên tiếp tục ủng hộ và tài trợ cho WHO".
Tại buổi họp báo ngày 15.4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên kêu gọi Mỹ thực hiện nghĩa vụ của mình với WHO giữa lúc đại dịch Covid-19 lây nhiễm gần 2 triệu người khắp thế giới với hơn 120.000 người tử vong. Ông Triệu cho rằng quyết định của Mỹ làm ảnh hưởng đến tất cả quốc gia trên thế giới.
“Tăng cường nguồn lực cho WHO là một trong những khoản đầu tư tốt nhất. Đổ lỗi không giúp ích gì. Virus không biết biên giới”, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas viết trên Twitter.
Ông Patrice Harris, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Mỹ, gọi quyết định của tổng thống là "động thái nguy hiểm và sai lầm, gây khó cho công tác ứng phó đại dịch Covid-19”, đồng thời kêu gọi ông Trump xem xét lại.
[VIDEO] Ông Trump tuyên bố rút lại tài trợ của Mỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
"Động thái của Mỹ gửi thông điệp sai lầm trong thời gian xảy ra đại dịch” ông Amesh Adalja, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết. Theo ông Adalja, WHO từng phạm sai lầm, chẳng hạn trì hoãn ứng phó dịch Ebola hồi năm 2013 và 2014 ở Tây Phi. Ông Adalja cho rằng cải cách WHO là cần thiết, nhưng chỉ nên thực hiện sau khi thế giới kiểm soát hoàn toàn đại dịch Covid-19.
Ông Leslie Dach, người đứng đầu tổ chức Protect Our Care (Mỹ), cho biết: "WHO cũng có lỗi nhưng việc cắt giảm tài trợ giữa lúc đại dịch hoành hành toàn cầu là vô trách nhiệm. Động thái này chắc chắn sẽ khiến người Mỹ không an toàn".
Nghị sĩ đảng Dân chủ, Eliot Engel bình luận: "Mỗi ngày trôi qua, cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ hơn. Trong khi đó, Tổng thống Trump đang cho chúng tôi xem vở kịch chính trị của ông: đổ lỗi cho WHO, Trung Quốc, đối thủ chính trị của mình, rồi đến người tiền nhiệm”.
“Ông Trump làm bất cứ điều gì có thể để làm chệch hướng cuộc khủng hoảng cướp đi mạng sống của hàng ngàn người Mỹ”, ông Engel nói.
Đến nay, Mỹ ghi nhận hơn 600.000 ca nhiễm và hơn 26.000 người tử vong vì Covid-19, theo số liệu của WHO.
[VIDEO] Số người tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ tại Mỹ lại tăng kỷ lục
https://thanhnien.vn/the-gioi/lanh-dao-lien-hiep-quoc-khong-phai-luc-cat-tai-tro-cho-who-giua-cuoc-chien-chong-dai-dich-covid-19-1211342.html
dịch bệnh này là không thể chủ quan được đâu nhé
XóaĐại dịch-hạt nhân: Các ông lớn quay lưng trước thảm họa?
Trả lờiXóa(Quan hệ quốc tế) - Mối đe dọa vũ khí hạt nhân mang tính toàn cầu, đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên nhưng chính các cường quốc như Mỹ lại đang quay lưng.
Mối đe dọa hiện hữu
Đại dịch viêm đường hô hâp cấp COVID-19 lan rộng trên quy mô toàn thế giới, gây ra những hậu quả chưa thể đo đếm cả về nhân mạng lẫn kinh tế-xã hội. Cuộc chiến này lẽ ra phải đoàn kết toàn thế giới chung một chiến tuyến nhưng trên thực tế lại gây ra những cuộc “đấu đá” triền miên, đặc biệt giữa các cường quốc.
Nước Mỹ dù có thời gian chuẩn bị khá lâu trước khi virus SARS-CoV-2 vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc song đã không thể ngăn chặn ở mức “thành công”, tức là số ca tử vong dừng lại ở mức 20.000 người. Không những tỏ ra “bất lực” trong việc bảo vệ người dân của mình, Mỹ còn gây mâu thuẫn quốc tế với những lời buộc tội nhằm vào Trung Quốc, đình chỉ viện trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)...
Đến chiều 15/4, Mỹ đã ghi nhận hơn 600.000 ca mắc COVID-19 và hơn 26.000 ca tử vong
Đánh giá về những diễn biến hiện tại, giới phân tích quốc tế đã so sánh mối đe dọa của dịch COVID-19 với mối đe dọa hạt nhân vì nó mang tính toàn cầu và cần có sự hợp tác của tất cả các bên mới đủ sức ngăn chặn. Điểm khác là mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân không cho phép con người chờ đợi, bởi khi bùng phát, mọi sự chuẩn bị cũng đều có thể trở thành vô nghĩa và lựa chọn duy nhất đối với mối đe dọa này là ngăn ngừa.
Ngay từ khi người Mỹ cho nổ quả bom hạt nhân đầu tiên làm bầu trời đêm bang New Mexico rực sáng cách đây 75 năm, thế giới đã có hàng loạt nỗ lực nhằm giải quyết mối đe dọa hủy diệt của vũ khí hạt nhân. Một lộ trình được giới phân tích gọi là “song song” để giảm thiểu những rủi ro từ vũ khí hạt nhân.
Tháng 3/2020 đánh dấu 50 năm ngày thiết lập Hiệp ước Chống Phổ biến Hạt nhân (NPT), một văn bản có sự đồng thuận của 191 quốc gia. NPT đóng vai trò kiềm chế số lượng các quốc gia sở hữu loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này chỉ ở mức một chữ số.
XóaDù NPT vẫn tồn tại nhưng giới phân tích quốc tế bày tỏ lo ngại về việc vi phạm thỏa thuận này, về những khoản đầu tư “khủng” cho kho vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hạt nhân mới đang được phát triển. Tất cả những điều liệt kê này đều liên quan trực tiếp tới chính sách và hành động của Mỹ liên quan tới vũ khí hạt nhân thời gian gần đây.
Bên cạnh đó, việc ngăn chặn thử nghiệm vũ khí hạt nhân cũng là biện pháp hữu hiệu ngăn chặn phát triển vũ khí hạt nhân. Đây cũng chính là mục tiêu của Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Hạt nhân Toàn diện (CTBT), cấm tất cả các vụ thử hạt nhân trên toàn thế giới. Với sự tham gia của 184 nước, đây là một trong những hiệp ước kiểm soát vũ khí có được sự ủng hộ quy mô nhất – một thành quả to lớn trên chặng đường từ vụ thử đầu tiên năm 1945 tới mục tiêu giải giáp hạt nhân.
CTBT có sự hậu thuẫn của một cơ chế kiểm chứng hiệu quả, với một hệ thống giám sát công nghệ cao hiện diện trên toàn cầu, và ở cả dưới các đại dương, giúp ghi nhận và báo cáo những xung chấn của một vụ nổ hạt nhân, nếu có. Tính tới tháng 12/2019, đã có 300 hạ tầng giám sát này được lắp đặt trên toàn thế giới (mục tiêu là 337 hạ tầng), và mạng lưới này đã cho thấy hiệu quả vận hành khi phát hiện thành công toàn bộ 6 vụ thử hạt nhân mà Triều Tiên từng thực hiện.
Vấn đề nằm ở chỗ, CTBT đối mặt với những rủi ro về pháp lý vì không có được sự cam kết của phần lớn quốc gia trong “câu lạc bộ” hạt nhân, đặc biệt là Mỹ. Do đó, lệnh cấm này khó có thể phát huy hiệu quả ràng buộc theo luật pháp quốc tế.
XóaCác ông lớn vô trách nhiệm?
Còn về hành động cụ thể, hãy xem người Mỹ đang làm gì với kho vũ khí hạt nhân của mình? Hồi tháng tháng 2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đệ trình ngân sách quốc phòng hơn 740 tỷ USD lên, bao gồm việc gia tăng kinh phí cho vũ khí hạt nhân và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển loại vũ khí này nhằm đối phó với chiến tranh trong tương lai.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, ngân sách quốc phòng mới bao gồm kinh phí dành cho nghiên cứu và phát triển lớn của Lầu Năm Góc trong 70 năm tới, trong bối cảnh quân đội Mỹ hướng tới mục tiêu thiết lập một khả năng mới trong việc chống lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và Nga.
Theo một quan chức khác từ Bộ Quốc phòng, trong số các ưu tiên của Lầu Năm Góc, đề xuất về ngân sách hiện đại hóa vũ khí hạt nhân tăng 18% so với năm ngoái, tương đương mức tăng 29 tỷ USD.
Cũng trong tháng 2, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đã triển khai một tàu ngầm trang bị loại tên lửa tầm xa mới, được lắp đầu đạn hạt nhân tương đối nhỏ, khẳng định động thái này là nhằm đáp trả việc Nga đã thử nghiệm các loại vũ khí tương tự.
Loại đầu đạn hạt nhân này là W76-2, ước tính có sức nổ tương đương 5 kiloton, nhỏ hơn nhiều so với các đầu đạn hạt nhân có sức nổ 455 kiloton và 90 kiloton đã được trang bị trên các tàu ngầm của Mỹ. Các đầu đạn nhỏ mới này được cho là đã trang bị cho tàu ngầm USS Tennessee thực thi nhiệm vụ tuần tra ở Đại Tây Dương.
Ngày 22/2, Lầu Năm Góc thậm chí thông báo Mỹ đã thực hiện “các cuộc tập trận nhỏ”, theo đó tiến hành cuộc tấn công trả đũa hạt nhân mô phỏng vào lãnh thổ Nga. Cuộc tập trận mô phỏng việc Nga thực hiện một cuộc tấn công hạn chế bằng tên lửa tầm ngắn vào các cơ sở của NATO ở châu Âu.
Theo giới phân tích, cũng như dịch bệnh phi biên giới COVID-19, vũ khí hạt nhân sẽ để lại những hậu quả vượt quá phạm vi quốc gia. Cả hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân và cấm thử nghiệm hạt nhân đều là những thành quả quốc tế quan trọng vốn không thể đạt được nếu thiếu một cách tiếp cận tổng lực trên toàn cầu.
XóaCác cường quốc hạt nhân hàng đầu, đặc biệt là Mỹ và Nga, hiện đang phát triển các loại vũ khí được gọi là “chiến thuật”. Kịch bản giả định là các loại vũ khí này chỉ gây ra tác động và thiệt hại trên một khu vực hạn chế và có thể kiểm soát.
Tuy nhiên, không có ai dám chắc chắn về khả năng kiểm soát lan rộng từ một khu vực “chiến thuật” thành một vùng “chiến lược”. Khi ngòi nổ đã được kích hoạt, liệu có ai ngăn chặn được một cuộc chiến hạt nhân toàn diện.
Trong khi dịch COVID-19 cho phép con người có sự chuẩn bị và tìm ra thuốc chữa, hoặc ít nhất giảm thiểu thiệt hại thì vũ khí hạt nhân không cho con người nhiều lựa chọn. Một khi sai lầm, loài người không còn cơ hội để tồn tại, chưa nói tới việc giảm thiểu thiệt hại. Những cường quốc đang sở hữu trong tay số vũ khí hạt nhân đủ để xóa sổ hành tinh nhiều lần đang làm gì để ngăn chặn mối đe dọa này, hay họ đang khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn?
Đông Triều
https://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/dai-dich-hat-nhan-cac-ong-lon-quay-lung-truoc-tham-hoa-3400436/
Thế giới / Quan hệ quốc tế
Trả lờiXóaĐại dịch Covid-19 và Đại chiến thế giới hình thái mới
(Quan hệ quốc tế) - Thế giới đã lao vào một cuộc đại chiến rất bất ngờ, khốc liệt mà không ai có thể nghĩ ra…
https://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/dai-dich-covid-19-va-dai-chien-the-gioi-hinh-thai-moi-3399753/
Không phải ông Trump, ai mới là người nổi nhất ở Mỹ lúc này?
Trả lờiXóaPLO
14/04/20 12:00 GMT+7
43 liên quanCó một người được xem là nhân vật Dân chủ nổi bật nhất trong cuộc chiến chống COVID-19 ở Mỹ, và được nhiều người nghĩ có thể thay ông Biden trong cuộc đua tổng thống.
Chuyện thống đốc một bang được chú ý hơn cả tổng thống một nước rất khó xảy ra nhưng đó chính xác là điều đang diễn ra với Thống đốc bang New York - ông Andrew Cuomo và Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo báo Guardian.
Ông Cuomo - một nhà kỹ trị đã làm tới ba nhiệm kỳ thống đốc ở bang New York - điểm nóng nhất về dịch COVID-19 của Mỹ hiện tại.
Đọc tiếp:
https://baomoi.com/khong-phai-ong-trump-ai-moi-la-nguoi-noi-nhat-o-my-luc-nay/c/34698671.epi
Nước Mỹ đã trên 200 tuổi.
Trả lờiXóaGià nua.
"TRÊN BẢO DƯỚI KHÔNG NGHE"
TRUMP NÊN THAM KHẢO:
Xóa7 điều về 'trên bảo dưới không nghe' quý ông muốn biết nhưng không dám hỏi ai
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/7-dieu-ve-tren-bao-duoi-khong-nghe-quy-ong-muon-biet-nhung-khong-dam-hoi-ai-c62a1017535.html
Từ dịch Covid-19 cho người ta thấy quan điểm những nước, những nguyên thủ quốc gia xử trí dịch vì con người hay vì kinh tế khá rõ. Các nước tư bản họ quan tâm vì tiền hơn nên không coi bảo vệ sức khỏe con người là hàng đầu, chưa chi đã mở lại hoạt động kinh tế; ngay như ở Brazil tổng thống sa thải Bộ trưởng Y tế và kêu gọi chấm dứt lệnh ở nhà đang gây tổn hại kinh tế.
Trả lờiXóaViệt Nam ta không chỉ lo cho sức khỏe người dân nước mình mà lo cho cả người nước khác đang điều trị Covid-19 tại nước ta, cố gắng giữ mạng sống cho họ không kể tốm kém, cả việc nhập thêm thuốc tốt nhất trị bệnh cho viên phi công người Anh đang có diễn biến xấu; dù nghèo nhưng Chính phủ ta đã dành vật tư Y tế ủng hộ nhiều nước giàu có hơn ta hàng chục hàng trăm lần, từ Trung Quốc, Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, v.v...Đây là dịp để thế giới hiểu hơn về con người Việt Nam càng trân trọng mối quan hệ thân thiết về sau.
Cả người Việt ở nước ngoài cũng có tinh thần đóng góp cho chính quyền sở tại những trang bị Y tế phục vụ chống dịch. Đây là tính cách con người Việt Nam dẫu ở đâu họ cũng có tấm lòng sẻ chia khi hoạn nạn cần có nhau...
Chúng ta tự hào là người Việt Nam một dân tộc sống luôn trọng nghĩa tình.
Chúng ta tự hào vì có Đảng lãnh đạo, có Chính phủ năng động, trách nhiệm cao vì sức khỏe của người dân.
Chúng ta tự hào vì có nhiều người Việt sinh sống ở nước ngoài đã làm cho người dân nước sở tại yêu quý người Việt thêm hơn...
Ông bà ta có câu:" Còn người thì còn của.Người làm ra của chứ của không làm ra người. Người mất của còn thì cũng chẳng để làm gì". Cảm ơn Người Đất Thép...
XóaSau dịch bệnh này, hẳn người dân các nước Tư bản sẽ có nhìn nhận khác về Đất nước Việt Nam và người dân Việt Nam nhiều hơn từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ tới người dân
XóaSáng nay không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV
Trả lờiXóa6h ngày 18/4, Bộ Y tế không ghi nhận thêm ca dương tính nCoV. Tổng số ca nhiễm 268, trong đó 198 người đã khỏi.
Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với 699.706 ca nhiễm và 36.727 ca tử vong, tăng lần lượt 32.481 và 4.041.
Trả lờiXóaCựu đại sứ Pháp: Việt Nam dùng sức mạnh và kỷ luật tập thể tiêu diệt corona
Trả lờiXóaÔng Jean-Noel Poirier, cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam, vừa có bài viết trên báo Pháp CAUSEUR.FR kể lại quá trình điều trị bệnh COVID-19 tại Hà Nội. Ông cũng so sánh văn hóa chống dịch ở các quốc gia theo tinh thần Nho giáo bao gồm Việt Nam với các nước châu Âu.
Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Vương quốc Anh và Mỹ. Các nước phương Tây vốn nghĩ rằng là những quốc gia truyền tải các giá trị riêng nhưng thực tế đang truyền tải virus. Một loại virus nay đang lan tràn hơn nhiều so với những giá trị mà chúng ta từng nói tới.
Các nước châu Á, chính xác là các quốc gia có nền văn hóa Nho giáo, cho đến nay đã thành công trong việc ngăn chặn làn sóng virus corona mà chúng ta - các quốc gia châu Âu đang phải dốc toàn lực thực hiện.
Không có ca tử vong
Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong Kong, Nhật Bản và Hàn Quốc hay được lấy ra làm ví dụ. Nhưng chúng ta quên đi một đất nước Nho giáo khác, gần gũi với trái tim và lịch sử của chúng ta: Việt Nam.
Thành công của Việt Nam trong việc ứng phó với COVID-19 thậm chí còn thuyết phục hơn Hàn Quốc, một cường quốc công nghiệp.
Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong 20 năm qua (GDP đầu người hiện 2.700 USD, tăng hơn 7% trong năm 2019), dù vẫn còn kém rất xa Hàn Quốc hay Đài Loan về cơ sở hạ tầng, nhưng lại đang đạt được những kết quả phi thường.
Tính đến giữa tháng 4-2020, số người dương tính với virus corona chủng mới ở Việt Nam chưa tới 300 và tỉ lệ tử vong là 0%.
Việt Nam phản ứng thật nhanh và cực kỳ thận trọng. Các trường học đóng cửa từ ngày 18-1 vào dịp nghỉ tết Âm lịch và vẫn tiếp tục đóng cho tới nay.
Người dân Việt Nam, vốn đã đeo khẩu trang khi ra đường để tránh nắng và phòng ô nhiễm, nay càng đeo thường xuyên hơn. Những chai nước rửa tay sát khuẩn được đặt ở tất cả những điểm công cộng từ cuối tháng 1 (quán cà phê, lối vào tòa nhà, thang máy...).
Việt Nam cũng đã đóng cửa biên giới từ sớm với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bắt đầu với Trung Quốc từ ngày 1-2, tức chỉ một tuần sau khi ca dương tính đầu tiên được phát hiện tại nước này (đây là người trở về từ Vũ Hán, được phát hiện dương tính ngày 23-1).
Kế đến, cũng từ những ngày đầu, Việt Nam đã áp dụng triệt để cách thứ nghiêm ngặt như sau: xác định người và nhóm người có nguy cơ nhiễm, tập trung lại, xét nghiệm, và cách ly các ca dương tính.
Phương pháp này không khác nhiều so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): "Xét nghiệm, xét nghiệm, xét nghiệm và cách ly". Việt Nam đã làm rất tốt điều này từ những ngày đầu.
Tại bệnh viện Hà Nội
XóaSố ca nhiễm đã phát hiện tại Việt Nam như vậy là rất thấp ở một quốc gia cách Vũ Hán chỉ 3 giờ bay. Các bệnh viện không bị quá tải và số lượng bệnh nhân vào ra bệnh viện đều được kiểm soát.
Bản thân tôi là một ví dụ. Tôi viết thư này từ phòng 541 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Hà Nội, nơi tập trung điều trị các ca dương tính.
Tôi từng có hai tuần ở Paris và quay lại Việt Nam thì có xét nghiệm dương tính. Tôi được chuyển tới bệnh viện lúc 2h sáng ngày 25-3. Tôi không có triệu chứng, không có vẻ gì là bị bệnh, nhưng tôi vẫn sẽ phải ở lại bệnh viện cho đến khi âm tính.
Tôi phải ở lại bệnh viện không phải là cho bản thân tôi, mà là để bảo vệ cộng đồng khỏi bị tôi lây nhiễm. Trường hợp cho bệnh nhân không có vấn đề nghiêm trọng về thể chất được về nhà, không đeo khẩu trang, là không tưởng ở đây. Ở Việt Nam, bảo vệ lợi ích tập thể được ưu tiên hơn cả. Tự do cá nhân xếp sau.
Tập thể trên hết
Chiến lược ứng phó với Việt Nam đơn giản và bỏ qua quyền riêng tư. Bất kỳ ai bị nhiễm phải cung cấp danh tính của tất cả những người họ đã gặp (F1) trong những ngày trước đó và liệt kê tất cả địa điểm họ đã đi qua.
Tôi tự nguyện làm điều này vào đêm 24-3, trước khi tôi nhập viện. Tốt hơn hết là đừng nói dối.
F1 ngay lập tức được đưa tới một trung tâm cách ly và xét nghiệm. Mỗi F1 có nghĩa vụ phải thông báo cho người mà họ đã tiếp xúc (F2). Và những người F2 phải thực hiện các quy định giãn cách xã hội và cách ly tại nhà trong 14 ngày.
Tính tới ngày 4-4-2020, hơn 73.000 người đã cách ly tại trung tâm khép kín do quân đội quản lý, tại nhà hoặc bệnh viện.
Nếu F1 dương tính, F2 của người đó trở thành F1, lần lượt được đưa tới trung tâm cách ly và xét nghiệm. Và như vậy, công việc truy vết người nhiễm và người có nguy cơ theo cách đó là công việc mất nhiều công sức hay là công việc tỉ mỉ, ta muốn hiểu sao cũng được.
Cách làm này đạt hiệu quả tại đất nước gần trăm triệu dân như Việt Nam bởi vì được toàn dân đồng tình và thực hiện.
Ở các nước theo tinh thần Nho giáo, như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc, quốc phòng và lợi ích tập thể đặt trên quyền lợi cá nhân. Người bị nghi nhiễm chấp nhận ở lại cách ly trong 2 tuần trong một trại quân sự cách nhà mình đến 30km bởi sự hi sinh này được mọi người xem là cần thiết cho sức khỏe cộng đồng. Người ta không được phép từ chối.
Các biện pháp được áp dụng tại Việt Nam là không thể chịu được đối với người dân chúng ta - các nước châu Âu. Chúng ta sẽ thấy các biện pháp này không chấp nhận được và không phù hợp với các giá trị của chúng ta. Nhưng chính những giá trị này rất phù hợp để virus corona lan rộng khắp châu Âu.
XóaSau này mới biết được liệu các biện pháp mà Việt Nam cùng các nước láng giềng sử dụng có phù hợp hơn các biện pháp chúng ta đang áp dụng hay không. Nhưng hiện tại, có vẻ các nước Nho giáo này, không cần khoe khoang gì cả, đang nhắc nhở chúng ta một bài học xưa lắc.
Đó là bài học rất hiển nhiên. Trước kẻ thù, một tập thể gắn kết, kỷ luật và được lãnh đạo tốt (thì càng tốt hơn) bao giờ cũng chiến thắng được đám đông những cá nhân tự tung tự tác, không nghe lời chỉ huy.
Trong hầu hết các lĩnh vực, trật tự và kỷ luật tập thể các nước Nho giáo - khi được dẫn dắt bởi chính sách tuyên truyền giác ngộ - chiếm ưu thế hơn so với chủ nghĩa cá nhân phương Tây.
Từ công nghiệp, giáo dục, an toàn công cộng cho tới giờ là y tế công cộng. Không có lĩnh vực nào mà chúng ta không bị vượt qua hoặc ít nhất là bắt kịp. Sự phát triển phi thường của Hàn Quốc trong 30 năm qua đã đủ sức thuyết phục. Chúng ta có thể trấn an rằng "chủ nghĩa cá nhân cho phép sáng tạo hơn", nhưng hãy nhìn phim Parasite của Hàn đoạt giải Oscar kìa.
Đồng ý là các quyền tự do cá nhân mà chúng ta có là vô giá. Trong khi, mô hình Nho giáo nói trên là sẵn sàng hi sinh lợi ích kinh tế vì lợi ích cộng đồng. Nhưng hãy nhớ là lợi ích tập thể và tự do cá nhân từng có lúc cùng tồn tại hài hòa ở Pháp. Những gì chúng ta gọi là "ý thức công dân" không khác gì hơn là sự tôn trọng quy tắc tập thể vì lợi ích toàn dân.
Ý thức công dân - sự quan tâm dành cho cộng đồng - phần lớn đã biến mất, nhường chỗ cho vô số nhóm thiểu số. Nếu chúng ta không có cách hài hòa giữa ý thức tập thể và tự do cá nhân - là thế mạnh của chúng ta cho đến đầu những năm 1980 - thì tôi e rằng chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài nhìn các nước Nho giáo vượt mặt chúng ta trên mọi phương diện.
Kết lại
Sau 17 ngày ở bệnh viện cùng 5 bệnh nhân và 3 lần xét nghiệm âm tính, tôi về nhà và rồi tiếp tục phải cách ly 2 tuần tại nhà. Cơ quan y tế đã phát hiện các ca tái dương tính và ngay lập tức lệnh cách ly mới được áp đặt.
Một lần nữa an toàn tập thể được đặt trên lợi ích cá nhân. Chính quyền không muốn có rủi ro dù là nhỏ nhất.
Một sự lựa chọn không thể tưởng tượng đối với xã hội Pháp. https://tuoitre.vn/cuu-dai-su-phap-viet-nam-dung-suc-manh-va-ki-luat-tap-the-tieu-diet-corona-20200416095502754.htm
Covid-19 phơi bày phía sau sự hào nhoáng của nước Mỹ
Trả lờiXóahttps://vnexpress.net/covid-19-phoi-bay-phia-sau-su-hao-nhoang-cua-nuoc-my-4086429.html
48 giờ không ghi nhận ca Covid-19 mới, 198 người khỏi bệnh
Trả lờiXóaSáng 18/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận thêm ca Covid-19 mới. Tổng số người mắc bệnh hiện vẫn là 268 trường hợp, trong đó 198 người đã khỏi bệnh.
Tính đến 6h sáng 18/4, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam là 268 trường hợp, trong đó có 160 người có nguồn lây từ nước ngoài, 108 ca lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng.
Cả nước hiện có 198 ca đã được công bố khỏi bệnh. 70 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế có 32 trường hợp xác định có nguồn nhiễm từ nước ngoài.
Như vậy, trong 48h qua, nước ta không ghi nhận thêm ca mắc mới. Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy những hiệu quả bước đầu của việc áp dụng giãn cách xã hội.
Với 268 ca mắc, Việt Nam đang xếp vị trí 114 trên tổng số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc Covid-19. Nước ta cũng là 1 trong 2 quốc gia có trên 200 ca mắc, có bệnh nhân nặng nhưng chưa có trường hợp nào tử vong.
Trong số những bệnh nhân đang điều trị, 4 ca đã có 2 lần liên tiếp âm tính SARS-CoV-2 và 13 ca cũng đã âm tính nCoV lần đầu.
Cũng theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện còn cách ly 69.045 người tiếp xúc gần ca xác định hoặc nhập cảnh từ vùng dịch, trong đó 324 trường hợp cách ly tại bệnh viện, 11.549 người cách ly tại các cơ sở tập trung khác, số còn lại đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Những phát ngôn bất nhất của Tổng thống Trump cho thấy nước Mỹ quá coi thường và không quan tâm đến dịch bệnh, do đó dịch bệnh mới lây lan nhanh và mạnh đến như vậy
Trả lờiXóaNước Mỹ chỉ quan tâm đến kinh tế mà không quan tâm đến người dân; ngay trong mùa dịch bệnh này nếu không có tiền chữa bệnh người dân phải chấp nhận cái chết nghiệt ngã
Trả lờiXóa