Thể theo nguyện vọng của nhân dân và các lực lượng
vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn - Gia Định,
ngày 14-4-1975 Bộ Chính trị đã phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch đặt
tên chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là chiến dịch Hồ Chí
Minh. Một chiến dịch tiến công hợp đồng binh chủng quy mô lớn, có kết hợp với nổi
dậy của quần chúng để kết thúc chiến tranh. Đó là chiến dịch quyết chiến chiến
lược lịch sử. Tin chiến dịch được mang tên Người đến với toàn dân, toàn quân đã
tạo nên sức mạnh mới. Được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh là niềm tự hào, vinh
dự to lớn của mỗi người Việt Nam, thế hệ làm nên chiến thắng mùa Xuân 1975 lịch
sử.
Thời điểm này, lực lượng địch phòng thủ Sài Gòn còn
khá đông, tiếp tục chuẩn bị đối phó với cuộc tổng tiến công của ta. Sĩ quan,
binh lính hoang mang nhưng chưa rối loạn, tan rã. Phía ngoài, lực lượng còn lại
của các sư đoàn 5, 25, 18, 22 bố trí thành một tuyến phòng thủ cách trung tâm
Sài Gòn 30 đến 50km, từ Long An qua Tây Ninh, Biên Hòa đến Long Bình. Chúng dựa
vào các căn cứ và những cụm cứ điểm lớn để ngăn chặn và đẩy lùi các mũi tiến
công của ta. Vùng ven Sài Gòn, lực lượng địch có 3 lữ đoàn dù và thủy quân lục
chiến, 3 liên đoàn biệt động quân bố trí ở Hóc Môn, Tân Sơn Nhất, Bình Chánh,
Gò Vấp, Nhà Bè làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực và sẵn sàng ứng cứu cho tuyến ngoài.
Ở nội thành, địch tổ chức thành 5 liên khu, lực lượng chủ yếu là cảnh sát và
phòng vệ dân sự.
Cùng ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung
ương thông qua lần cuối kế hoạch chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Kế
hoạch xác định cuộc tiến công sẽ diễn ra đồng thời trên 5 hướng: Tây bắc, đông
bắc, đông, đông nam, tây và tây nam; thực hiện đánh nhanh, đánh dứt điểm, tiêu
diệt và làm tan rã hoàn toàn quân địch, bảo vệ dân, bảo vệ các cơ sở kinh tế,
văn hóa trong thành phố. Đòn tiến công quân sự có nhiệm vụ chia cắt, bao vây,
tiêu diệt và làm tan rã các sư đoàn địch ở vòng ngoài, không cho chúng co cụm ở
nội thành; đánh chiếm các cầu lớn mở đường cho các binh đoàn đột kích bằng lực
lượng binh chủng hợp thành, cùng với bộ đội đặc công, biệt động và quần chúng nổi
dậy đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu, trong đó có 5 mục tiêu quan trọng nhất là:
Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất, Biệt khu thủ đô, Tổng nha
cảnh sát. Phát động quần chúng nổi dậy phối hợp và phát huy kết quả của đòn tiến
công quân sự.
Về cách đánh của ta, cần tập trung lực lượng đập
tan tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, thực hiện chia cắt, tiêu diệt và làm
chúng tan rã trên đường rút lui, không cho chúng co cụm. Chú ý chia cắt Biên
Hòa với Sài Gòn, cắt đường 4 giữa Sài Gòn với đồng bằng sông Cửu Long. Đánh phá
mạnh sân bay Biên Hòa và sân bay Tân Sơn Nhất, làm cho địch tê liệt, không phát
huy được không quân và làm cho địch ở Sài Gòn rối loạn thêm.
Bộ Chính trị chỉ rõ: “Chiến dịch Hồ Chí Minh rất to
lớn về mục đích, về quy mô, cũng như về lực lượng... Sài Gòn là sào huyệt cuối
cùng của Mỹ - ngụy. Bọn phản động đầu sỏ tập trung ở đây, nên cũng cần có dự kiến
trong tình hình nào đó cuộc chiến đấu có thể kéo dài một thời gian nhất định...
Địch luôn luôn có thể có những cố gắng mới. Nhưng ta có đầy đủ điều kiện và khả
năng để giành toàn thắng trong thời gian ngắn với nhịp độ nhanh”.
Tại tỉnh Thủ Dầu Một, từ ngày 14 đến ngày
16-4-1975, Tỉnh ủy mở Hội nghị cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để phổ biến
nhiệm vụ cho quân và dân toàn tỉnh trong chiến dịch tiến công và nổi dậy giải
phóng tỉnh và thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các quân đoàn chủ lực trong chiến
dịch giải phóng Sài Gòn. Đồng chí Nguyễn Văn Luông (Sáu Phát), Bí thư Tỉnh ủy
nhấn mạnh: “Đây là thời cơ ngàn năm có một để quân dân ta tiến công, nổi dậy giải
phóng hoàn toàn tỉnh nhà, cùng quân dân toàn Miền và cả nước giải phóng hoàn
toàn miền Nam”.
Sau khi thông qua lần cuối kế hoạch chiến dịch giải
phóng Sài Gòn - Gia Định, Bộ Chính trị khẳng định quyết tâm: Thời cơ quân sự và
chính trị để mở cuộc Tổng tiến công vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ
từng ngày, kịp thời phát động tiến công trên các hướng, không để chậm. Nếu để
chậm thì không có lợi cả về chính trị và quân sự. Kịp thời hành động lúc này là
bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn.
Cùng ngày 14-4, Sư đoàn 3 (Quân khu 5) và Trung
đoàn 25 (Mặt trận Tây Nguyên) tiến công đột phá tuyến phòng thủ Phan Rang của
quân đội Sài Gòn.
Trên hướng Bắc đường 1, Sư đoàn 3 tập kích các vị trí án ngữ
ngoại vi thị xã, chiếm quận lỵ Du Long và các điểm cao 105, 300, Ba Râu, Suối
Vàng, Suối Đá, cảng Ninh Chữ, chặn đường địch rút chạy ra biển. Trên hướng đường
11, Trung đoàn 25 đánh bại các đợt phản kích của Lữ đoàn dù quân đội Sài Gòn,
áp sát sân bay Thành Sơn, làm chủ toàn bộ dải phòng ngự vòng ngoài thị xã Phan
Rang. Trên hướng Nam đường 1, lực lượng vũ trang Quân khu 6 tiến công các vị
trí của địch tại vùng ven, chia cắt Phan Rang với Bình Thuận.
Cũng trong ngày 14-4, tại Sài Gòn, Thủ tướng ngụy
quyền Sài Gòn Nguyễn Bá Cẩn lập nội các mới. Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn
Thiệu tuyên bố: “Đây là chính phủ chiến đấu, thương lượng nhưng không đầu hàng”
Trong khi đó, ở Mỹ, Tổng thống Gerald Ford đã họp
cùng Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ để vận động thông qua viện trợ cho chính
quyền Sài Gòn.
Trên biển, cũng trong ngày 14/4/1975, quân ta giải
phóng đảo Song Tử Tây.
Thực hiện mật lệnh số 990B/TK gửi Chính ủy Quân khu 5
ngày 4-4-1975 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Quân chủng Hải quân chọn Đoàn 125
và Đoàn đặc công 126 thực thi nhiệm vụ giải phóng Trường Sa. Sau hơn 2 ngày đêm
tiến quân trên biển, đến 19 giờ ngày 13-4-1975, ta đến đảo Song Tử Tây. Những chiếc
xuồng cao su thả xuống biển khi những đợt sóng lớn xô đập mạnh, nhiều nơi rạn
san hô nổi lởm chởm nhưng 3 mũi quân của Đoàn C75 vẫn kiên cường tiếp cận mép đảo,
bám sát mục tiêu.
Bộ đội đặc
công giải phóng đảo Song Tử Tây
4 giờ 30 sáng 14-4-1975, mệnh lệnh tấn công đã được
khai hỏa bằng những loạt đạn DKZ. Phía địch có bắn trả nhưng pháo binh của ta dội
lửa hỗ trợ kịp thời cho đặc công, bộ binh xông lên chiếm giữ mục tiêu, cờ giải
phóng tung bay trên đảo Song Tử Tây lúc 5 giờ sáng cùng ngày.
Lê Trọng
Google.tienlang Lưu ý bạn đọc:
MỌI NGƯỜI NÊN CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID TẠI TRANG CHÍNH THỐNG CỦA BỘ Y TẾ:
======MỌI NGƯỜI NÊN CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID TẠI TRANG CHÍNH THỐNG CỦA BỘ Y TẾ:
Mời xem bài liên quan:
Ngày 7-4-1975: Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: "Thần tốc, thần tốchơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa…"
"Các vua Hùng đã có công Dựng Nước, bác cháu ta phải cùng nhau Giữ Nước."
Trả lờiXóa"Dù cho phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập."
"Không có gì quý hơn độc lập tự do!"
"Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào."
"Thần tốc thần tốc hơn nữa, táo bạo táo bạo hơn nữa! Xốc tới giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng!"
Những trang sử giữ nước được viết bằng xương máu của cha ông ta đã luôn được bạn bè trên thế giới nể phục, Việt Nam ta đã trở thành biểu tượng của tinh thần kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm và áp bức nô dịch.
Trả lờiXóaĐại thắng mùa Xuân 1975 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
Trả lờiXóa