Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Bài trên báo Pháp: ‘ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN’ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC DỊCH COVID 19

L’« offensive de printemps » réussie du Vietnam contre le Covid-19
Avec moins de 300 cas d’infection et aucun mort, le pays a pour l’instant réussi à juguler l’épidémie. Le système autoritaire permet un degré élevé d’intrusion pour le suivi des personnes infectées.
Ai biết tiếng Pháp, mời xem toàn bài theo link dưới.
"Việt Nam- Hình mẫu cho cả thế giới?"
268 ca nhiễm Covid-19, 223 bệnh nhân bình phục và 0 ca tử vong. Tính đến ngày 23/4, Việt Nam đã tròn 1 tuần không ghi nhận ca nhiễm mới. Với con số này, Việt Nam đã trở thành một ví dụ để các nước học hỏi trong cuộc chiến chống lại Covid-19, bao gồm cả các nước phương Tây.

Tờ Le Figaro đặt ra câu hỏi, làm thế nào mà Việt Nam, đất nước có đường biên giới chung với Trung Quốc và một quốc gia đang phát triển, lại có thể xoay sở để hạn chế tới mức thấp nhất sự lây lan của virus SARS-CoV-2?
Theo đó, Việt Nam đã nhanh chóng tránh được hậu quả tai hại của dịch bệnh qua việc đóng cửa biên giới với người láng giềng khổng lồ từ ngày 1/2, không mở cửa lại các trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Việt Nam còn thực hiện giãn cách xã hội từ đầu tháng Tư, buộc cách ly hàng loạt một số địa phương bị coi là ổ dịch từ giữa tháng Hai.
Ông Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà Nội cùng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
Trả lời tờ Journal du Dimanche, ông Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà Nội cho biết: “Việt Nam đã đánh giá mối đe dọa từ dịch bệnh là rất nghiêm trọng từ đầu tháng Giêng, ít lâu sau khi Trung Quốc xuất hiện những ca bị lây nhiễm đầu tiên”. Trên thực tế, vào giữa tháng 1, một ban chỉ đạo quản lý khủng hoảng đã được thành lập, với sự tập hợp của các nhà quản lý, bác sĩ và nhà khoa học để dự đoán tình hình dịch Covid-19.
Vào cuối tháng 1, trong một buổi họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định Việt Nam đã bước vào “thời chiến” với dịch Covid-19 và tuyên bố cả nước “chống dịch như chống giặc”.
‘Ngoại lệ Việt Nam’
Có một “ngoại lệ Việt Nam” chăng? Một số nhà quan sát và báo chí châu Á tự hỏi. Nhưng đây không phải là điều gì bí mật mà là kết quả của một chính sách hiệu quả: nhận diện và theo dõi những người và những nhóm bị lây nhiễm, hoặc có nguy cơ lây nhiễm.
Một người Pháp gốc Việt mới từ Paris về thành phố Hồ Chí Minh trả lời tờ Le Monde cho biết: “Khi xét nghiệm thấy tôi bị dương tính với SARS-CoV-2, lập tức tôi được yêu cầu trả lời một bảng câu hỏi, trong đó phải ghi ra tên của tất cả những người mà tôi đã gặp gỡ, tiếp xúc. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn của chuyến bay mà tôi đi từ Pháp, đều được xét nghiệm và cách ly”.
Việc giám sát giãn cách xã hội cũng rất nghiêm ngặt, những ai vi phạm quy định đều bị phạt nghiêm khắc: gần đây một công dân không đeo khẩu trang và còn đánh lại công an tại chốt kiểm soát phòng chống dịch, đã bị phạt 9 tháng tù.
Khác với các nước phát triển tại châu Á như Hàn Quốc và Singapore, Việt Nam không có đủ khả năng tài chính để thực hiện biện pháp chống dịch rộng rãi. Do đó, đất nước 94 triệu dân đã thực hiện chiến lược phòng dịch “chi phí thấp”, theo nhận xét của Financial Times.
Thay vì xét nghiệm hàng loạt như Hàn Quốc, Việt Nam đã tập trung vào việc cách ly những người bị nhiễm bệnh và điều tra dịch tễ cặn kẽ. Đến nay, Việt Nam mới chỉ thực hiện khoảng 200.000 lượt xét nghiệm, chủ yếu là những người từ nước ngoài trở về, còn Hàn Quốc là khoảng 584.000.
Tổng tiến công mùa Xuân
Thành công của Việt Nam nhờ vào sự đoàn kết xã hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gọi nỗ lực kiềm tỏa virus của Việt Nam là “cuộc tổng tấn công mùa Xuân 2020” vào Covid-19 - ý liên tưởng đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 trong chiến tranh chống Mỹ, với việc truy cùng đuổi tận virus nguy hiểm này.
Ngoài ra, theo Le Monde, trong khi Trung Quốc đang lao vào chiến dịch “ngoại giao virus corona” với việc xuất khẩu vật liệu thiết bị y tế, thì ngày 7/4, Việt Nam vừa gửi tặng 550.000 khẩu trang tự sản xuất cho Chính phủ và nhân dân các nước Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh. Mới đây , Việt Nam tiếp tục trao tặng 100.000 khẩu trang cho Ấn Độ, vật tư, trang thiết bị y tế cho Nhật Bản... cùng nhiều quốc gia khác. Hà Nội cũng không quên những người láng giềng thân tình là Lào và Campuchia khi trao tặng gần 800.000 khẩu trang cho Vientiane và Phnom Penh.
Về mặt địa chính trị, quan hệ chiến lược ngày càng được củng cố với Mỹ. Washington vừa mua 450.000 bộ quần áo bảo hộ của DuPont Hazmat, được Việt Nam huy động nhân công sản xuất khẩn cấp để giúp chống dịch. Tổng thống Donald Trump đã ngỏ lời cám ơn các “bạn bè” Việt Nam về việc này.
Trong bài viết trên trang Causeur, cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noël Poirier nhận định: “Các quốc gia châu Á, cụ thể là các nước theo văn hóa Nho giáo cho đến nay đã thành công trong việc ngăn chặn làn sóng dịch bệnh nguy hiểm. Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc thường được nêu ra làm ví dụ. Người ta quên mất đất nước Nho giáo cuối cùng trong nhóm này, tuy rất gần gũi về tình cảm và lịch sử với chúng ta: đó là Việt Nam. Thành công của Việt Nam trước dịch corona thuyết phục hơn cả Hàn Quốc – nay đã là nước công nghiệp lớn.”
Tờ Le Monde kết luận rằng, tại Việt Nam đã thành công trên mặt trận phòng dịch và “cuộc tổng tiến công mùa Xuân” đang tiếp diễn trên mặt trận kinh tế "hậu Covid".
Bùi Ngọc Trâm Anh Giới thiệu
Google.tienlang Lưu ý bạn đọc:
MỌI NGƯỜI NÊN CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID TẠI TRANG CHÍNH THỐNG CỦA BỘ Y TẾ:
=====

Mời xem bài liên quan:

21 nhận xét:

  1. Quá tự hào về Việt Nam ta trong việc phòng chống dịch bệnh do virus corona gây nên. Không giàu như Mỹ hay Châu Âu nhưng với sự chủ động, quyết tâm đoàn kết giữa các bộ ban ngành, từ trung ương tới địa phương ai cũng đồng lòng, chung tay đẩy lùi dịch bệnh, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn đã tạo thành sức mạnh để nước ta đẩy lùi dịch bệnh, Việt Nam đang là tấm gương đầu tàu cho các nước học tập.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất đúng, Việt Nam coi tính mạng con người là trên hết, do đó mang lại hiệu quả rất vĩ đại trong phòng, chống dịch bệnh

      Xóa
  2. Tổng tiến công thì là Mậu Thân 68.
    Còn ‘ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN’ CỦA VIỆT NAM thì đó chính là ‘ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN’ 1975, ĐÁNH CHO MĨ CÚT NGỤY NHÀO - XÓA SỔ HOÀN TOÀN NHÓM LỢI ÍCH TAY SAI BÁN NƯỚC NGỤY QUYỀN SÀI GÒN, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC!

    Trả lờiXóa
  3. Bản tin lúc 18h của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết không ghi nhận ca mắc mới Covid-19 nào trong ngày. Như vậy đến nay đã 7 ngày liên tiếp, Việt Nam không có ca mắc mới, đã khống chế được tất cả các ổ dịch trên toàn quốc.

    Hà Nội ngừng cách ly xã hội từ 0 giờ ngày 23/4, trừ hai huyện Mê Linh và Thường Tín.
    Căn cứ vào những chuyển biến tích cực của dịch Covid-19 tại Hà Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành công điện số 1208/CĐ-CTUBND, việc phong tỏa thị trấn Đồng Văn và thôn Tả Kha thuộc thị trấn Phố Bảng (huyện Đồng Văn) đã được dỡ bỏ.

    Trả lờiXóa
  4. Cập nhật lúc 20h ngày 23/4/2020:
    Thế giới: 2.648.347 người mắc; 184.614 người tử vong, trong đó:
    - Mỹ: 849.092 người mắc; 47.681 người tử vong.
    - Tây Ban Nha: 208.389 người mắc; 21.717 người tử vong.
    - Ý: 187.327 người mắc; 25.085 người tử vong.
    - Pháp: 159.877 người mắc; 21.340 người tử vong.
    Đến 6h ngày 23/4, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.

    Việt Nam: 268 trường hợp mắc COVID -19.
    Tổng cộng 224 người đã được chữa khỏi. Trong đó:
    16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói đúng, điều này thì không có nước nào trên thế giới thành công như Việt Nam

      Xóa
  5. Cái Tít bài trên báo Pháp ‘ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN’ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC DỊCH COVID 19 ca ngợi Việt Nam trong cuộc chiến với Covid 2020 cũng như trong cuộc Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước trước năm 1975 và cũng khới lại "NỖI ĐAU", "NỖI NHỤC" của lũ Mỹ ngụy VNCH!

    Hầu hết, hàng trăm bài báo, phóng sự quốc tế đều phản ánh rất tịch cực, cho rằng Việt Nam minh bạch, kiểm soát dịch “rất tốt”, có màn thể hiện ngoạn mục được cộng đồng quốc tế ghi nhận, là câu chuyện thành công nhất, đáng ca ngợi hàng đầu, là hình mẫu về cách ứng phó với dịch bệnh. Thậm chí nhiều nghiên cứu, bài báo tìm hiểu sâu về mô hình chống dịch bệnh của Việt Nam đều ghi nhận mô hình phòng chống dịch của VN so sánh với các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc, Singapore…cho thấy “tiết kiệm mà hiệu quả”, “toàn diện”, “tỉ mỉ và nhân văn”…Đặc biệt báo chí đều nhấn mạnh vai trò của Chính phủ Việt Nam đã “nhận thức chính xác bản chất nguy cơ của dịch bệnh”, “rat ay từ sớm”, “luôn chủ động”, “sẵn sàng các tình huống”… cũng như đề cao tinh thần đoàn kết, lòng tin của người dân vào vai trò điều hành của Chính phủ, cho thấy Chính phủ Việt Nam đạt tín nhiệm cao nhất so với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới về sự ủng hộ của người dân trong phòng chống dịch bệnh.
    Không chỉ phòng chống dịch tốt, Việt Nam còn là quốc gia đi đầu trong hợp tác, hỗ trợ quốc tế, khu vực phòng chống dịch bằng tặng khẩu trang, thiết bị bảo hộ, bộ xét nghiệm và cả nhân lực cho các nước khác chống dịch.
    Ấy thế nhưng đối với một số tờ báo Việt ngữ như BBC, VOA, RFA vẫn ngoan cố không thừa nhận “trào lưu” này. Họ mượn lời các “nhà zân chủ”, hay lập luận theo giới này bày tỏ hoài nghi về số liệu dịch bệnh bị Nhà nước “che giấu” hay biện pháp cách ly toàn xã hội; cho rằng Việt Nam đang “may mắn” hoặc sẽ không thể “cầm cự được lâu” khi dịch bệnh lan rộng, rồi tô đậm các khó khăn của nền kinh tế, các hoàn cảnh người dân khó khăn…để phủ nhận thành công chống dịch bệnh của Việt Nam, gieo rắc hoài nghi, lo sợ, hoang mang , không yên tâm đặt niềm tin vào sự điều hành của Chính phủ.
    Có thể thấy, tuy mang danh là “truyền thông quốc tế”, nhưng từ lâu BBC, RFA, VOA đang nói tiếng nói của tiểu số, tiếng nói lạc long, không có chút nào dáng gấp của phương tiện truyền thông phương Tây chuyên nghiệp.

    Trả lờiXóa
  6. "Cách ly quy mô lớn giúp Việt Nam ngăn chặn được sự lây lan

    Bài viết của tờ Le Figaro về hiệu quả của biện pháp cách ly, ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 ở Việt Nam.

    Với tiêu đề "Coronavirus: Làm thể nào Việt Nam hạn chế sự lây lan của virus," báo Le Figaro giới thiệu về cách khống chế dịch bệnh của Việt Nam, dù không có phương tiện tài chính mạnh như nhiều nước nhưng đã ngăn chặn hiệu quả sự lây lan.

    Trong bài viết đăng ngày 19-4, báo Le Figaro đề cập đến thống kê chính thức về số người mắc Covid-19 ở Việt Nam, chỉ có 268 trường hợp, không có trường hợp tử vong và 198 người được chữa khỏi. Thống kê này cho thấy Việt Nam đã trở thành một thí dụ điển hình trong cuộc chiến chống lại virus corona, kể cả các nước phương Tây cũng ngạc nhiên về kết quả này. Vậy làm thế nào mà một nước đang phát triển, có biên giới giáp với Trung Quốc, đã xoay sở để hạn chế sự lây lan của virus?

    Để đi vào phân tích cách chống dịch của Việt Nam, bài báo trích dẫn ý kiến của đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Kidong Park, nói với tờ Chủ nhật (Le Journal du Dimanche) rằng: "Ngay từ khi có những trường hợp bị nhiễm đầu tiên ở Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã rất cảnh giác với mối đe dọa này". Trên thực tế, ngay từ giữa tháng 1-2020, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh với sự tham gia của các bộ liên quan, các bác sĩ và nhà khoa học. Tới cuộc họp vào cuối tháng 1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ: Chống dịch như chống giặc.

    Không có điều kiện để tiến hành ngay việc xét nghiệm hàng loạt như ở Hàn Quốc hay Singpore, Việt Nam đã tập trung vào việc cách ly toàn bộ những người nhiễm bệnh và tìm kiếm tất cả những người đã tiếp xúc. Tất cả những người trở về từ các nơi có dịch đều phải trải qua thời gian cách ly bắt buộc trong 14 ngày và không có trường hợp ngoại lệ. Rồi tới ngày 13-2, Việt Nam đã quyết định phong tỏa cả một khu dân cư lớn với hơn 10 nghìn người tại xã Lôi Sơn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ở phía bắc Hà Nội. Mới đây nhất là quyết định cách ly 106 nhân viên của nhà máy Samsung sau khi phát hiện một nhân viên mắc Covid-19."
    Trích báo Nhân dân
    https://www.nhandan.com.vn/thegioi/item/44166102-bao-phap-viet-nam-khong-che-dich-thanh-cong-vi-co-chinh-sach-quyet-liet-hieu-qua.html

    Trả lờiXóa
  7. Đồng Thị Kim Thanhlúc 11:44 24 tháng 4, 2020

    Bản tin đăng cách đây vài phút trên báo Pháp Le monde.fr

    "Aux Etats-Unis, le Congrès vote un nouveau plan d’aide
    Les Etats-Unis ont connu l’une de leurs pires journées depuis le début de la pandémie, avec 3 176 morts enregistrés sur 24 heures. Le pays de loin le plus touché par l’épidémie s’apprête donc à passer le cap 50 000 morts."
    Dịch
    "Hoa Kỳ đã có một trong những ngày tồi tệ nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, với 3.176 cái chết được ghi nhận trong 24 giờ. Do đó, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh đang chuẩn bị vượt qua mốc 50.000 người chết."
    https://www.lemonde.fr/planete/article/2020/04/24/le-coronavirus-dans-le-monde-pres-de-50-000-morts-aux-etats-unis-apres-l-une-des-pires-journees_6037584_3244.html

    Trả lờiXóa
  8. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 17:22 24 tháng 4, 2020

    D. TRUMP LẠI ĐƯA RA "SÁNG KIẾN" MỚI ĐỂ ĐIỀU TRỊ COVID-19- TIÊM THUỐC KHỬ TRÙNG TRỰC TIẾP VÀO PHỔI BỆNH NHÂN!
    Donald Trump y va de ses propres idées pour soigner le Covid-19. Lors de sa conférence de presse sur l'épidémie depuis la Maison Blanche, jeudi 23 avril, le président américain a suggéré que les malades reçoivent des injections de désinfectant dans les poumons pour guérir de la maladie.

    Alors qu'il présentait les nouvelles recherches du gouvernement sur la façon dont le virus réagit à différentes températures, climats et surfaces, Donald Trump semble avoir réfléchi tout haut : "Je vois que le désinfectant l'élimine en une minute. Une minute ! Et y a-t-il un moyen de faire quelque chose, par une injection à l'intérieur ou presque, un nettoyage ? Parce que vous voyez que [le virus] pénètre dans les poumons et qu'il y fait un énorme effet, il serait donc intéressant de vérifier cela. Il faudra faire appel à des médecins, mais cela me semble intéressant." On voit alors Deborah Birx, coordinatrice pour le groupe de travail sur le coronavirus de la Maison Blanche, garder le silence mais faire une drôle de tête."
    https://www.francetvinfo.fr/sante/maladie/coronavirus/coronavirus-donald-trump-fait-bondir-les-scientifiques-en-suggerant-d-injecter-un-desinfectant-dans-les-poumons-et-d-utiliser-des-ultra-violets_3932257.html


    "Tôi thấy chất khử trùng hạ gục virus trong một phút, một phút thôi. Và có cách nào để chúng ta làm điều tương tự bằng cách tiêm vào bên trong cơ thể hay tẩy sạch chúng không?", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói tại họp báo hàng ngày ở Nhà Trắng hôm 23/4 về Covid-19".

    Trả lờiXóa
  9. Tới 2h sáng nay 25-4, theo hãng tin AFP, tổng số người bệnh COVID-19 chết ở Mỹ đã vượt 50.000 (chính xác là 50.360), cao nhất thế giới.

    Sau Mỹ là Ý với 25.969 người chết. Tiếp nữa lần lượt là Tây Ban Nha với 22.524 người, Pháp với 22.245 người và Anh với 19.506 người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, thật khủng khiếp khi nhìn vào những con số thống kê trên

      Xóa
  10. Lầu Năm Góc hôm 24-4 cho biết dịch Covid-19 đã bùng phát trên tàu khu trục USS Kidd của Hải quân Mỹ. Tàu chiến này đang được triển khai hoạt động tại khu vực Caribe và Đông Thái Bình Dương với sứ mệnh chống buôn lậu ma túy trái phép.

    Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman cho biết thủy thủ đầu tiên bị nghi nhiễm Covid-19 đã được đưa ra khỏi tàu USS Kidd sau khi người này xuất hiện các triệu chứng. Thủy thủ này sau đó được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2. Các quan chức Mỹ giấu tên nói với hãng tin Reuters hơn một chục thủy thủ trên tàu dương tính với loại virus này.

    USS Kidd là tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ xuất hiện ổ dịch Covid-19 lớn sau tàu sân bay Theodore Roosevelt cập cảng ở đảo Guam. 1 thủy thủ nhiễm SARS-CoV-2 trên tàu Theodore Roosevelt thiệt mạng và gần 850 người trong số 4.800 thành viên trên tàu cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

    Trả lờiXóa
  11. Đến 6h sáng 26-4, số ca tử vong vì COVID-19 toàn cầu vượt 200.000. Hơn một nửa người chết được ghi nhận tại Mỹ, Tây Ban Nha và Ý.

    Thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, là nơi có bệnh nhân đầu tiên qua đời vào ngày 10-1. Trong vòng 91 ngày, số ca tử vong toàn cầu đã cán mốc 100.000 và vượt 200.000 sau 16 ngày tiếp theo, theo Reuters.

    Tính đến sáng 26-4, Mỹ đã ghi nhận hơn 52.400 ca tử vong, trong khi Ý, Tây Ban Nha và Pháp ghi nhận khoảng 22.000-26.000 trường hợp mỗi nước..

    Trả lờiXóa
  12. "Chống Cộng" kiểu nguỵ: Nếu người Mỹ không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải 1 ngày, 1 tháng hay 1 năm, mà chỉ trong vòng 1 giờ chúng tôi sẽ dọn ra khỏi Dinh Độc Lập ngay tức khắc. (Lời vàng ngọc của tổng thống Sáu Thẹo)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tổng Thịu: Người Mỹ còn viện trợ, tôi còn "chống cộng" !

      Tổ sư bọn tôi tớ ngoại bang thằng bồi con ở làm cai thầu "chống cộng" cho Pháp Mỹ.

      Thằng diệm làm quan nhớn cho Tây còn thằng thịu thì đi lính khố đỏ cho Tây.

      Xóa
  13. Sao nói "nhà Ngô" là Tam Đại Việt Gian và cờ 3 que là tượng trưng cho 3 đời Việt gian đó?

    https://chientranhvietnam.wordpress.com/2020/03/06/chien-tranh-viet-nam-vi-sao-noi-nha-ngo-la-tam-dai-viet-gian/

    Trả lờiXóa
  14. Bên mỹ chính quyền bang washington chắc chắn là đang giấu dịch vì đó là bang đầu tiên bùng phát covy đến nay vẫn còn rất lạnh nuôi virut còn nghiêm trọng hơn New york nhưng bổng nhiên im re bặt tin không còn nghe tin gì về virut ở đây nữa. 1 là điều thần kỳ ở bang này 2 là giấu dịch rõ ràng, từ #1 chạy xuống #15.

    Trả lờiXóa
  15. Hôm nay là ngày trọng đại mà G TL chưa có bài mới chào mừng?

    Trả lờiXóa
  16. Kết quả phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam đã minh chứng sinh động về ý Đảng, lòng dân, tình quân, nghĩa nước đã hòa quyện vào nhau tạo thành sức mạnh vô địch để vươn lên giành thắng lợi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

    Trả lờiXóa