Lời dẫn: Hôm qua, 20/4/2020, Google.tienlang đã
đăng bài “Chuyện nóng mùa Covid- CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA
UBND TP HÀ NỘI LÊN TIẾNG BÓC MẼ BÀI BÁO SAI SỰ THẬT CỦA BÁO THANH NIÊN”.
Dưới bài này, các bạn đọc Tai Son, Bình Yên, Trang- Saigon…đều kiến nghị Công
an Hà Nội cần sớm vào cuộc điều tra, xử lý phóng viên Trần Cường cùng lãnh đạo
báo Thanh niên vì hành vi đưa tin xuyên tạc bịa đặt trong mùa dịch Covid, bởi Công
an nhiều địa phương đã xử lý những kẻ tung tin sai sự thật tương tự trong mùa
covid.. Đặc biệt, bạn đọc Nguyễn Thị Vân Anh nêu ý kiến mà Google.tienlang thấy đồng tình
-----
“Đề nghị Công an Hà Nội vào cuộc.
Rõ ràng là báo Thanh niên xuyên tạc bịa đặt.
Bây giờ, báo Thanh niên vẫn chưa thừa nhận.
Mới đây, báo Thanh niên bổ sung 1 đoạn ở cuối bài,
cũng không phải là đính chính:
---
*(Cập nhật ngày 20.4.2020) Sau khi bài viết được
đăng tải, bạn đọc có phản hồi về hoàn cảnh bà Đàm Thị Thịnh (76 tuổi, trú quận
Cầu Giấy, Hà Nội). Báo Thanh Niên đã xác minh và thấy bà Thịnh không thuộc diện
hộ nghèo và cận nghèo của Hà Nội, nhưng có hoàn cảnh khá đặc biệt: chồng mất, 4
người con trai nghiện ma túy, trong đó 3 người đã mất, 1 người đang đi cai nghiện.
Bà Thịnh phải một mình nuôi cháu nội từ bé, bản thân sức khỏe yếu, không có thu
nhập thường xuyên ổn định. Bà Thịnh không thuộc diện hộ nghèo nhưng vẫn đến điểm
nhận quà từ thiện mùa dịch bởi vì "hãy lấy một phần, nếu bạn khó
khăn". Trân trọng cảm ơn những góp ý của bạn đọc!
------
Sau khi Cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội lên tiếng,
đến lượt báo Hà Nội mới- Cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội, Tiếng nói của Đảng
bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô cũng phải đăng 2 bài phê phán báo Thanh niên
vì bài viết xuyên tạc bịa đặt “Giọt nước mắt phía sau những ‘cây ATM gạo’. Bài
thứ nhất ở báo Hà Nội mới đặt tít rất hay để mỉa mai báo Thanh niên “Phía sau "giọt nước mắt" ở cây ATM từ thiện”. Đây cũng chính là bài mà báo Hà
Nội mới muốn dạy báo Thanh niên cách đưa tin thận trọng, khách quan, chính xác trong
mùa dịch Covid.
Google.tienlang trân trọng giới thiệu cả hai bài
này trên báo Hà Nội mới.
*********
VÂN AN
(HNMO) - Những ngày qua, các “cây ATM” từ thiện hỗ
trợ người gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 đã trở thành một hình ảnh thật đẹp,
thật lay động lòng người về tinh thần tương thân, tương ái, “máu đỏ da vàng” của
người dân Việt Nam.
Từ một cây ATM ban đầu chảy ra những dòng gạo trắng
ngần, đến nay, đã có cả ATM mì tôm, dầu ăn, trứng gà, xúc xích... cùng rất nhiều
nhu yếu phẩm, thực phẩm khác để bữa ăn của mỗi người gặp khó được cải thiện,
thêm dưỡng chất mỗi ngày, để cuộc sống của họ thêm ấm áp vì được sẻ chia.
Và càng trong khó khăn, thử thách, thì lòng yêu nước,
tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc lại càng tỏa sáng, phát huy mạnh mẽ, thể hiện
qua việc thực hiện nghiêm yêu cầu của Chính phủ và thành phố về phòng, chống dịch.
Mỗi người dân đều đã và đang góp sức cùng Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền
các cấp tô đẹp hình ảnh một Việt Nam kiên cường, giàu nhân ái trong lúc gian
nguy. Tình cảm ấy được thể hiện qua các hoạt động ủng hộ tiền, hàng cho công cuộc
phòng, chống dịch và chung tay cùng cả hệ thống chính trị để chăm lo đời sống
cho những người còn gặp nhiều khó khăn trong xã hội.
Những ngày qua, khi rất nhiều hoạt động từ thiện,
nhiều trường hợp khó khăn được báo chí và mạng xã hội thông tin, chúng ta đã
huy động ngày càng hiệu quả hơn sự góp sức của toàn xã hội vào một nhiệm vụ vô
cùng lớn lao và nhân văn giữa lúc cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng, chống
dịch bệnh. Thật tự hào và xúc động khi được thấy triệu triệu trái tim hồng cùng
chung nhịp sẻ chia. Tình người được nuôi dưỡng, nhân lên qua từng hành động nhỏ
bé, thiết thực, qua những món quà mà vật chất chưa nhiều, nhưng nghĩa tình rất
nặng.
Nhưng cũng từ những dòng thông tin đó, đang xuất hiện
sự dẫn lối có phần một chiều, sai lệch.
Trong số các bình luận dưới những bài báo phản ánh
về số phận “rơi nước mắt” sau các cây ATM gạo, sau những ngõ nhỏ chật hẹp trong
khu phố cổ của Hà Nội, có rất nhiều người quan tâm hỏi địa chỉ của những hoàn cảnh
đó để mong giúp đỡ. Nhưng có một băn khoăn của bạn đọc về vai trò của chính quyền
và đặt câu hỏi chẳng nhẽ những trường hợp khổ đến vậy không được giúp đỡ, chăm
lo.
Cũng chẳng thể trách bạn đọc nào đó đã đặt câu hỏi
khi chưa tiếp nhận đủ thông tin. Bởi rõ ràng chưa phải tất cả người cầm bút đã
làm tròn vai của mình, khi trên mặt báo, qua mỗi dòng tin, chúng ta chưa bảo đảm
truyền tải được đầy đủ thông tin đến bạn đọc, để mỗi người dân có được cái nhìn
toàn cảnh, trung thực về công tác hỗ trợ bảo đảm an sinh cho người dân trong dịch
bệnh mà cả hệ thống chính trị các cấp, từ trung ương đến cơ sở, đang nỗ lực thực
hiện đêm ngày và đã làm rất tốt.
Tất cả người cầm bút cũng đã làm tròn vai hay chưa,
khi vội vã đưa thông tin không chuẩn xác đến cho bạn đọc về những cảnh đời
không trung thực, những nhân vật thậm chí được đưa lời chia sẻ mà bản thân họ
chưa biết, chưa kể câu chuyện đó…, để rồi nhiều bạn đọc bị chệch hướng trong
nhìn nhận, đánh giá sự việc?
Chỉ cần chậm lại một nhịp trong thông tin thôi, có
phải chúng ta xác minh được rằng, những hoàn cảnh “rơi nước mắt” cuối cùng lại
là những người đã nhận được sự chăm lo từ các cấp chính quyền, hoặc có hoàn cảnh
không khốn khó! Thực tế là nếu có hoàn cảnh khó khăn, họ đều đã được chính quyền
địa phương đến tận nhà hỗ trợ cả tiền, nhu yếu phẩm nhiều lần trong suốt thời
gian vừa qua. Trớ trêu là, trong những hoàn cảnh “rơi nước mắt" đó, có người
đang ở nhà cao 3 tầng, dành 1 tầng cho thuê, tiện nghi trong nhà không thiếu…
Nhà của bà Đàm Thị Thịnh
Như vậy, thông tin đến với bạn đọc sẽ đỡ đau lòng
hơn không? Và như vậy có phải chúng ta sẽ hoàn thành được nhiệm vụ cao cả nhất
và cũng là nguyên tắc hoạt động hàng đầu của mỗi cơ quan báo chí, mỗi người cầm
bút vẫn luôn là phản ánh thông tin trung thực!
Hãy để bạn đọc được tiếp nhận đầy đủ hơn về công
tác chăm lo, bảo đảm an sinh xã hội của cả hệ thống chính trị trong lúc đại dịch
này, không chỉ là các hoạt động trên đường phố. Ở từng ngõ, ngách, từng khu phố,
thôn làng, chính quyền địa phương, cùng rất nhiều người dân bình thường, những
cô, bác về hưu đã và đang giúp lập bảng thông tin, chia từng phần quà, đến thăm
hỏi, động viên và trao cho từng nhà, có thể về giá trị vật chất chưa lớn, nhưng
đủ sự trân trọng, yêu thương, để ấm lòng người đón nhận. Và còn hàng nghìn những
hành động tương thân, tương ái trong thầm lặng, gần gũi nhất chính là từ những
người hàng xóm "tối lửa tắt đèn" có nhau, họ là những người rõ về
hoàn cảnh của hàng xóm nhà mình hơn bất cứ ai, và trong lúc này, họ cũng đang
là những người tích cực thông tin tới chính quyền, tích cực cùng chính quyền
lan tỏa yêu thương "lá lành đùm lá rách"...
Bạn đọc chắc chắn cần nhiều thêm những dòng thông
tin ấy, những câu chuyện ấy, để thấy sự chung tay, san sẻ không chỉ nằm ở những
cây ATM từ thiện!
Link nguồn
BẢO HÂN
(HNMO) - Những cây “ATM gạo”, “siêu thị 0 đồng” hoặc
các điểm phát quà “Ai cần cứ đến lấy” đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Hà Nội,
thể hiện sự quan tâm, chăm lo đời sống người dân của các cấp ủy, chính quyền
cũng như sự chung tay hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm...
Các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể cùng các tổ
chức, cá nhân hảo tâm đã tặng hàng ngàn phần quà, hỗ trợ cho người có hoàn cảnh
khó khăn. Ảnh: Tiến Thành.
Liên tục rà soát, hỗ trợ nhiều trường hợp có hoàn cảnh
khó khăn
Ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, song song
với nỗ lực phòng chống dịch, hệ thống chính trị từ cơ sở đến thành phố đã triển
khai các hoạt động an sinh xã hội rộng khắp để hỗ trợ cho các trường hợp có
hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ngân sách của thành phố, của các quận, huyện, thông
qua mặt trận tổ quốc các cấp, các tầng lớp nhân dân Thủ đô cũng đã đóng góp
hàng tỷ đồng để giúp bà con vượt qua khó khăn. "Không ai bị bỏ lại phía
sau" là một thực tế đã diễn ra ở Hà Nội với sự chung tay của toán xã hội,
trong đó vai trò của hệ thống chính trị được khẳng định rõ ràng.
Dù vậy, khi có phản ánh trên một vài tờ báo về những
trường hợp đến nhận gạo và nhu yếu phẩm tại các “ATM gạo” hay “siêu thị 0 đồng”
ở Hà Nội đang ở hoàn cảnh "rơi nước mắt", chính quyền các địa phương,
sau những hỗ trợ ban đầu đã rà soát để tiếp tục có sự quan tâm, chia sẻ.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế
2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, UBND
phường kết hợp với các tổ chức, đoàn thể đã rà soát, lên danh sách 85 hộ cận
nghèo và 202 gia đình chính sách để kịp thời quan tâm, chia sẻ. Mỗi hộ đều đã
được trao 20kg gạo cùng nhiều nhu yếu phẩm khác như mì tôm, mắm muối, nước rửa
tay, khẩu trang…
“Từ các nguồn huy động, phường đã hỗ trợ tổng cộng
163 triệu đồng tiền mặt, 4 tấn gạo, 100 thùng mì tôm, 600 chai nước rửa tay
cùng hàng ngàn khẩu trang… Phường đang nhận từ nhiều nguồn tài trợ để tiếp tục
chăm lo đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn”, ông Quang cho biết.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Quang cũng cho biết, có
một vài trường hợp có hoàn cảnh thực tế không như một số bài báo đã nêu. Ví dụ,
những ngày qua, một tờ báo phản ánh về trường hợp một người phụ nữ 66 tuổi trên
địa bàn phường đến nhận gạo tại Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao quận Bắc
Từ Liêm có hoàn cảnh một mình "bươn chải giữa đời nuôi con trai bị tâm thần”.
Tuy nhiên, theo ông Quang, gia đình người phụ nữ này không thuộc diện hộ cận
nghèo hay hộ nghèo. Con trai bà sinh năm 1982, là người hoàn toàn khỏe mạnh
nhưng không chịu lao động, khiến gia cảnh thêm khó khăn. Phường đã nhiều lần động
viên nam thanh niên này kiếm việc làm. Mặc dù không thuộc diện hộ nghèo hay cận
nghèo, nhưng trong đợt hỗ trợ thứ 2 của phường gia đình người phụ nữ này cũng
đã được hỗ trợ và có tên trong danh sách các gia đình được hỗ trợ đợt 4.
Tương tự, tại quận Cầu Giấy, báo chí phản ánh về
hoàn cảnh éo le của một người phụ nữ 76 tuổi, trú tại phường Quan Hoa, khi phải
“chắt chiu” bữa đói bữa no cùng người cháu gái mất bố, mẹ bỏ đi. Chiều 15-4, docây “ATM gạo” ở Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tạm dừnghoạt động nên bà buồn bã ra về, không giữ được lời hứa với cháu “đợi bà về có gạo,có cơm ăn ngon”.
Chính quyền phường đã rà soát và cho biết, người phụ
nữ nói trên hiện đang ở cùng với một người cháu nội (sinh năm 2001, đã đi làm),
bên cạnh là nhà con trai. Ngôi nhà 3,5 tầng kiên cố của bà có diện tích mặt sàn
khoảng 30m², đầy đủ tiện nghi, vừa là nơi ở, vừa cho sinh viên thuê trọ. Trong
nhiều đợt họp bình xét của các ban, ngành, đoàn thể khu dân cư, gia đình bà đều
không ở vào diện nhận hỗ trợ hằng năm cũng như do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Người lao động ngoại tỉnh tại Hà Nội được nhận những
phần quà ấm áp nghĩa tình. Ảnh: Quang Thái.
Trên địa bàn phường Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm),
sau bài báo phản ánh một số hộ dân trên địa bàn chưa nhận được hỗ trợ do ảnh hưởng
của dịch Covid-19, UBND quận cũng chỉ đạo phường lập tức xác minh. Theo Phó Chủ
tịch UBND phường Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm) Trần Thị Tố Nga, một số gia đình
mà bài báo phản ánh đã được UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường phối
hợp với một nhóm từ thiện hỗ trợ suất quà trị giá 200.000 đồng gồm 3kg gạo, dầu
ăn, gia vị và khẩu trang. Ngoài ra, chính quyền phường đã chuyển quà của các
nhà hảo tâm trên địa bàn đến gia đình 2 suất quà gồm gạo, thịt, rau, củ, quả… với
tổng trị giá 550.000 đồng.
Riêng gia đình bà N.T.L (tên do tác giả bài báo đặt)
được nêu có hoàn cảnh khó khăn, thực tế, đã được Hội Liên hiệp phụ nữ phường đề
xuất tặng quà hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng gia đình bà từ chối
và đề nghị chuyển quà hỗ trợ đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Một trường hợp khác là gia đình ông K trú tại phường Phú Lãm (quận Hà Đông) sau phản ánh của báo chí cũng đã được chính quyền phường
kịp thời xác minh để tiếp tục có hỗ trợ. Tuy nhiên, nhiều người dân sống cùng tổ
dân phố và một số phóng viên đã đến tận nơi đều khẳng định gia cảnh của ông
không khó khăn đến mức “rớt nước mắt”.
------Google.tienlang bổ sung thêm thông tin dưới đây:
Trong gầm bếp nhà ông Nguyễn Hữu Kham (tổ dân phố số
1 phường Phú Lãm, quận Hà Đông) có 8 bao gạo chứ không phải “đồ ăn trong nhà đã
hết nên phải lên đây xếp hàng để được mua đồ miễn phí” như bài báo “Rớt nước mắt nghe ông lão 70 tuổi kể chuyện đi mua hàng 0 đồng ở siêu thị hạnh phúc” của báo Infonet mô tả.
Ông Nguyễn Hữu Kham tổ dân phố số 1 và Tổ trưởng Tổ
dân phố số 1, phường Phú Lãm, quận Hà Đông.
(Hết phần bổ sung của Google.tienlang)
----
Ông K đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ chính quyền
phường. Tuy nhiên, qua tiếp xúc, ông cho biết ở đâu phát gạo thì ông vẫn tới lấy,
trong nhà ông có 6-7 bao gạo chứ không phải “chỉ còn đúng 1 bát gạo, nếu nấu
cơm thì ai ăn ai không” như một bài báo nêu.
Khi xảy ra dịch bệnh, phường Phú Lãm đã rà soát
toàn bộ những hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Nhờ ủng hộ từ nhiều nguồn
xã hội hóa cùng với đóng góp từ các đoàn thể, hiệp hội trên địa bàn, phường đã
hỗ trợ bằng tiền mặt và gần 400 suất quà gồm các nhu yếu phẩm đến các hộ cận
nghèo, hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, người lao động khó khăn, bệnh tật
do ảnh hưởng của dịch bệnh với tổng trị giá hơn 57 triệu đồng. Đến nay, tất cả
100% đối tượng khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được hỗ trợ.
Để "không ai bị bỏ lại phía sau"
Có thể thấy, những ngày qua, hàng ngàn người có
hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã nhận được sự hỗ trợ kịp
thời và động viên nghĩa tình, ấm áp.
HNMO đưa tin mới nhất, ngày 19-4, hưởng ứng cuộc vận
động “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19" của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, chị Nguyễn Hà My ở Tổ dân phố số 22,
phường Long Biên, quận Long Biên đã ủng hộ 60 triệu đồng tiền tiết kiệm cho
công tác phòng, chống dịch Covid-19 của phường. Nhiều tập thể, cá nhân hảo tâm
đã quyên góp ủng hộ với tổng số tiền và hiện vật trị giá gần 120 triệu đồng.
Chị My là một cá nhân trong số hàng ngàn, hàng vạn
công dân Thủ đô, vì cảm động trước hình ảnh các chiến sĩ tuyến đầu ngày đêm gắng
sức chống dịch, vì cảm thông trước bao gia cảnh khó khăn mà mong muốn được đóng
góp một chút nhỏ bé. Rất nhiều chủ các cửa hàng ăn do ảnh hưởng của dịch Covid
-19 phải ngừng bán hàng, nhưng họ tự nguyện làm đồ ăn như xôi, bánh khúc, bánh
cuốn, bánh bao, bánh mì... tương trợ các hoàn cảnh khó khăn tại các điểm phát
lương thực, thực phẩm trên nhiều tuyến phố Hà Nội.
Đại diện chính quyền, các đoàn thể phát gạo dưới
nhiều hình thức ở khắp các địa bàn quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội. Ảnh:
Quang Thái.
Chiều 17-4, một câu chuyện cảm động được kể tại điểm
phát quà “Ai cần cứ đến lấy” trước cổng Bệnh viện Nhi trung ương. Một cô gái trẻ
đã ủng hộ nhóm từ thiện phát quà cho các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại
đây 300 chiếc bánh khúc, vốn là đặc sản từ quê hương Vĩnh Phúc. Người làm bánh
khi nhận được đơn hàng đặc biệt này đã tự ý làm thêm ra 100 chiếc để ủng hộ. Những
hành động yêu thương nhỏ bé từ những người không bận tâm lưu lại tên tuổi như
thế luôn nhẹ nhàng nhưng thấm đẫm tình người, khiến bao người nhận bánh vô cùng
cảm động.
Từ cổng Bệnh viện Nhi trung ương hay nhiều bệnh viện
khác, nhìn rộng ra khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn Hà Nội,
cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, cá nhân đã tổ chức hàng trăm điểm cấp, phát
nhu yếu phẩm với phương châm: “Ai cần đến lấy”, “Nếu bạn khó khăn, xin cứ dùng.
Nếu bạn tạm ổn, xin nhường cho người khác”, “Không sợ hết gạo, chỉ cần giữ khoảng
cách an toàn, bình tĩnh xếp hàng chờ đến lượt”…
Đáng chú ý, các cấp Hội Chữ thập đỏ đã triển khai
chương trình tặng lương thực, thực phẩm miễn phí cho người nghèo liên tục trong
10 ngày (từ ngày 15 đến 25-4) tại nhiều địa điểm, góp phần giúp người nghèo vượt
qua giai đoạn khó khăn. Thông tin từ Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội, trung
bình mỗi ngày có khoảng hơn 3.000 lượt người đến các điểm cấp, phát lương thực,
thực phẩm để nhận sự hỗ trợ với tổng trị giá hàng hóa gần 1 tỷ đồng.
Các cấp Hội Chữ thập đỏ trên khắp địa bàn thành phố
mỗi ngày hỗ trợ hơn 3.000 lượt người.
Các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố những
ngày này cũng hỗ trợ người dân gặp khó khăn thông qua nhiều chương trình thiết
thực, hiệu quả. Thành đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội
đã phát động “Chiến dịch 10.000 việc làm vì cộng đồng chống thất nghiệp mùa dịch”
nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho thanh niên bị thất nghiệp do ảnh
hưởng của dịch Covid-19. Tổ chức Đoàn, Hội còn triển khai chương trình “Hà Nội
nghĩa tình”, cung cấp 8.000 suất ăn/ngày cho sinh viên, công nhân và người có
hoàn cảnh khó khăn…
Phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành
đùm lá rách”, 30/30 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội đã, đang trợ
giúp kịp thời cho người dân gặp khó khăn. Tiêu biểu là các ngành, đoàn thể huyện
Gia Lâm huy động được nguồn hàng hóa, tiền mặt trị giá hơn 5 tỷ đồng để chuyển
đến những người cần trợ giúp. Quận Long Biên hỗ trợ các trường hợp khó khăn với
tổng trị giá gần 3 tỷ đồng; quận Hoàn Kiếm hỗ trợ các gia đình nghèo, đối tượng
chính sách, người già cô đơn trên địa bàn với tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng. Quận
Bắc Từ Liêm hỗ trợ 27 hộ nghèo, 224 hộ cận
nghèo, 60 hộ có hoàn cảnh khó khăn, 240 người khuyết tật với tổng giá trị 1,133
tỷ đồng. Quận Đống Đa đã hỗ trợ các đối tượng yếu thế lương thực, thực phẩm, đồ
dùng thiết yếu tổng trị giá 850 triệu đồng và tiền mặt gần 1,6 tỷ đồng. Quận
Hai Bà Trưng hỗ trợ cho trên 1000 trường hợp là gia đình có hoàn cảnh khó khăn,
gia đình diện cách ly, người già cô đơn, người lao động không có thu nhập trong
thời gian dịch bệnh, bệnh nhân xóm chạy thận. Quận Hoàng Mai hỗ trợ cho 3000 hộ
với số tiền 1,5 tỷ đồng. Quận Hà Đông đã trao tặng 8.893 suất quà trị giá hơn
3,3 tỷ đồng.
Những con số nhiều tỷ đồng tiền mặt, hàng trăm tấn
gạo, hàng ngàn suất ăn hay bé nhỏ như 400 chiếc bánh khúc… là minh chứng rõ
ràng nhất cho sự chung tay của cả hệ thống chính trị và người dân Thủ đô cùng
vào cuộc để chăm lo cho người nghèo, để những hỗ trợ đến kịp thời, đúng với người
có hoàn cảnh khó khăn, tạo nên sức mạnh nghĩa tình, thiện tâm cùng chiến thắng
dịch bệnh.
Link nguồn
Bùi Ngọc Trâm Anh Giới thiệu
Google.tienlang Lưu ý bạn đọc:
MỌI NGƯỜI NÊN CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID TẠI TRANG CHÍNH THỐNG CỦA BỘ Y TẾ:
=======
Có lẽ Đảng bộ cùng Chính quyền Thủ đô KHÔNG THÈM CHẤP với mấy con Kền kền ở báo Thanh niên và Infonet.
Trả lờiXóaTít của báo HNM rất đắt
Phía sau"giọt nước mắt" ở cây ATM từ thiện để đối lại “Giọt nước mắt phía sau những ‘cây ATM gạo" của báo Thanh niên.
Bạn nói rất hay, tôi cũng nghĩ như vậy
XóaMột tờ báo là cái lò đào tạo Rận chủ, một ổ dịch "tự diễn biến" thì chuyện đó ở tờ báo lá cải này là chuyện thường. BTGTW biết cả nhưng "ốc không tha nổi mình ốc" nên đành chịu.
Trả lờiXóaViết và đăng bài lên báo thì phải trung thực, không đúng sự thật thì không cho đăng; vụ này các sai phạm phải bị xử lý nghiêm
Trả lờiXóa