Từ năm 2005 đến nay, mỗi khi nhắc đến cuộc chiến
1954- 1975 ở Việt Nam, lũ phản động cờ vàng và nay là lũ lật sử lại lôi phát
ngôn ‘30/4/1875-TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN’ của ông Võ Văn Kiệt ra làm
minh chứng để tố cáo "Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam", gây ra “Cuộc Nội
chiến Huynh đệ tương tàn”!
Quả thật, trong bài báo “Những đòi hỏi mới của thời cuộc” trên báo Quốc tế vào ngày 30/3/2005, ông Võ Văn Kiệt không nói thẳng ra hai
từ “Nội chiến”, song, đọc kỹ toàn bộ bài báo này cùng bài trả lời phỏng vấn trên BBC
hai năm sau, năm 2007 tại link https://www.youtube.com/watch?v=i1sACqOondw,
ta mới thấy ông Võ Văn Kiệt lúc cuối đời (ông mất ngày 11 tháng 6 năm 2008) đã
có quan điểm lệch lạc về Cuộc Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước, coi cuộc chiến này
là “Nội chiến Quốc- Cộng”- “Nội chiến Bắc- Nam”!’
Quan điểm coi Cuộc chiến 1954- 1975 ở Việt Nam là “Nội
chiến Quốc- Cộng” ”- “Nội chiến Bắc- Nam” không chỉ SAI TRÁI với quan điểm của
Bác Hồ cùng Lãnh đạo Đảng CSVN mà quan điểm “Nội chiến Quốc- Cộng”- “Nội chiến
Bắc- Nam” còn trái với SỰ THẬT LỊCH SỬ!
SỰ THẬT LỊCH SỬ Cuộc chiến 1954- 1975 ở Việt Nam là
Cuộc chiến của Dân tộc Việt Nam, của cả hai miền Nam Bắc để chống lại sự xâm lược
của Mỹ và bè lũ ngụy quyền tay sai Mỹ.
Trong Cuộc chiến này có lớp lớp những người con ưu tú của miền Bắc đã ngã xuống ở miền Nam. Song SỰ THẬT LỊCH SỬ là nếu không có lớp
lớp người con ưu tú của “Nam Bộ Thành Đồng” chung vai trong Cuộc chiến này thì
dứt khoát Không thể có Chiến thắng 30/4/1975!
SỰ THẬT LỊCH SỬ là, Theo Thống kê của Cục Chính
sách Bộ Quốc phòng, Từ tháng 12/1994 đến hết năm 2001, Nhà nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý "Bà mẹ Việt
Nam anh hùng" cho:
Cả nước: 44.253 bà mẹ.
Miền Bắc: 15.033 mẹ.
Miền Nam: 29.220 mẹ, gần gấp đôi miền Bắc!
Tỉnh Quảng Nam là tỉnh có nhiều Bà mẹ Việt Nam anh
hùng nhất với 11.658 mẹ, gần bằng số mẹ ở tất cả các tỉnh phía Bắc cộng lại!
SỰ THẬT NÀY BÁC BỎ QUAN NIỆM ‘NỘI CHIẾN QUỐC- CỘNG’
hay “NỘI CHIẾN NAM BẮC’ CỦA ÔNG VÕ VĂN KIỆT
Một số bà mẹ
Việt Nam anh hùng tiêu biểu, cũng chủ yếu là các Mẹ ở phía Nam
1. Nguyễn Thị Thứ: quê quán thôn Thanh Quýt - Điện
Thắng - Điện Bàn - Quảng Nam, có chồng, 9 con và 1 con rể, 2 cháu ngoại là liệt
sĩ. Con gái cả của bà là Lê Thị Trị cũng được trao tặng danh hiệu bà mẹ Việt
Nam anh hùng vào ngày 30 tháng 4 năm 2007, vì có chồng và hai con gái là liệt
sĩ.
Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Thứ
2. Lê Thị Hẹ: quê quán: Thôn Linh An, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cả gia đình bà có 7 bà Mẹ Việt Nam anh hùng và 15 liệt sĩ đã hi sinh xương máu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Riêng gia đình bên chồng của bà có 5 Bà mẹ VNAH và 11 liệt sĩ. Bản thân mẹ cùng 1 con gái, 3 con dâu là Bà mẹ VNAH. Trong số 15 liệt sĩ có 2 con đẻ, 1 con dâu, 1 con rể, 4 cháu nội, 2 cháu ngoại và 4 người cháu gọi mẹ bằng cô ruột.
3. Phạm Thị Ngự: quê quán Hàm Hiệp - Hàm Thuận - Bình Thuận, có 8 con ruột và 1 con rể là liệt sĩ, bản thân bà là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Phạm Thị Ngự: quê quán Hàm Hiệp - Hàm Thuận - Bình Thuận, có 8 con ruột và 1 con rể là liệt sĩ, bản thân bà là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
4. Trần Thị Mít: quê quán Hải Phú - Hải Lǎng - Quảng
Trị, có chồng, 6 người con đẻ, 1 con dâu và 1 cháu nội là liệt sĩ.
5. Nguyễn Thị Rành: ấp Trúc Đèn, xã Phước Hiệp, huyện
Củ Chi, có 8 con trai và 2 cháu là liệt sĩ, bản thân bà là Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân.
6. Lê Thị Tự: quê quán Thanh Quýt - Điện Thắng - Điện
Bàn - Quảng Nam Đà Nẵng, có 12 con thì 9 con là liệt sĩ.
7. Phạm Thị Khánh: quê quán Hòn Đất - Kiên Giang,
có 8 con trai thì 7 con là liệt sĩ.
8. Vǎn Thị Thừa: quê quán Duy Xuyên - Quảng Nam Đà
Nẵng có chồng và 4 con là liệt sĩ, bản thân bà là Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân.
9. Mẹ là Hồ Thị Hạnh và con gái là Trần Thị Thêu:
quê quán Ấp Hưng Hoà - Phiến Cầu - Trà Vinh; trong gia đình có 10 người con là
liệt sĩ.
10. Hai chị em Nguyễn Thị Dương, Nguyễn Thị Lạnh,
nơi ở 12A Lý Nam Đế và 7/30 Lý Nam Đế - Hà Nội; bà Dương có 8 con thì 5 con là
liệt sĩ, bà Lạnh có 1 con duy nhất là liệt sĩ.
11. Ba chị em ruột Bùi Thị Hai, Bùi Thị Dị, Bùi Thị
Sáu ở Hàm Chính - Hàm Thuận - Bình Thuận. Bà Hai có chồng và 4 con là liệt sĩ;
bà Dị có 3 con là liệt sĩ; bà Sáu có 4 con là liệt sĩ.
12. Lê Thị Cháu (tên thật là Lê Thị Lý), dân làng
quen gọi là ông bà Diêu Cháu quê ở làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị),
chính là người mẹ quặn lòng nuốt hận mang thúng đi lấy đầu con bị giặc Pháp chặt
rồi bêu giữa chợ về khâm liệm, mai táng, được nhạc sĩ Phạm Duy ca ngợi trong ca
khúc cách mạng "Bà mẹ Gio Linh".
Khi báo chí nói đến ông Võ Văn Kiệt, ta thường thấy
ông Kiệt kể về nỗi đau của bản thân, ví dụ, xem link https://www.youtube.com/watch?v=i1sACqOondw. Trong Cuộc chiến này, ông Võ Văn Kiệt có
người vợ cả là bà Trần Kim Anh cùng hai người con bị thiệt mạng trên đường đi
thăm chồng vào năm 1966 khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một
cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi. Đúng là Nỗi đau lớn! Thế nhưng, tất cả những
người trên con tàu Thuận Phong hôm đó đều chết, họ và gia đình họ có đau không?
Báo chí không bao giờ nhắc đến? Nỗi đau này cần phải tính lên đầu đế quốc Mỹ và bọn
ngụy SG- những kẻ đã rước Mỹ vào VN! Nỗi đau của ông Võ Văn Kiệt thì cũng như Nỗi
đau của bà con Làng Mỹ Lại, Sơn Mỹ, Quảng Nam. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại
khu vực thôn Mỹ Lại thuộc xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị
lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí,
trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Nỗi đau của ông Võ Văn Kiệt thì cũng như
Nỗi đau của bà con Thạnh Phong. Thảm sát Thạnh Phong là sự kiện xảy ra ngày 25
tháng 2 năm 1969 tại Khâu Băng (ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre), lực lượng biệt kích SEAL của quân đội Mỹ, do Bob Kerrey chỉ huy,
giết hại 21 thường dân gồm người già, phụ nữ và trẻ em. Sau cuộc thảm sát, Bob Kerrey được tặng thưởng
huân chương Sao Đồng (Bronze Star) từ Tổng thống Mỹ do "kết quả của cuộc
tuần tiễu là 21 Việt Cộng bị giết, hai căn nhà bị phá hủy, và thu được 2 vũ khí”!
Xin xem lại loạt bài trên Google.tienlang về ông Đinh La Thăng và Bob Kerrey
theo link https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/12/chuyen-ong-inh-la-thang-bi-khoi-to-va.html. Còn nhiều lắm, không ai có thể kể xiết!
Nỗi đau của ông Võ Văn Kiệt có thể sánh được với
Nỗi đau của Mẹ Nguyễn Thị Thứ, Mẹ Lê Thị
Hẹ, Mẹ Phạm Thị Ngự và các Mẹ VNAH khác mà tôi vừa kể ở trên? Tại sao các Mẹ
khi nhận được tin người con đầu hy sinh, các Mẹ vẫn “nuốt nước mắt vào trong” rồi
tiếp tục động viên những đứa con khác của Mẹ tiếp tục lên đường ra trận?
Ông Võ Văn Kiệt không muốn nhắc đến Chiến thắng
30/4/1975 bởi theo ông, “Nhắc chi cho vết thương thêm rỉ máu”.
Đó là ý kiến của
cá nhân ông mà thôi chứ dứt khoát không phải của 44.253 bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng
cũng như không phải của cả triệu Mẹ liệt sĩ ở hai miền Nam Bắc!
Theo số liệu của Bộ Lao động và Xã hội, đến nay, cả
nước có trên 8,8 triệu người có công (chiếm gần 10% dân số). Trong đó, có
1.146.250 liệt sĩ; trên 3.000 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống; 781.021 thương
binh và người hưởng chính sách như thương binh; 1.253 Anh hùng Lực lượng Vũ
trang, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; 101.138 người có công giúp đỡ cách
mạng; 300.000 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của
họ; 109.468 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; khoảng hơn 4,1 triệu
người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc,…Hiện còn trên 1,47 triệu đối tượng
người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước.
Xem bài tại link
Nghĩa vụ của Nhà nước ta là phải chăm lo cho cuộc sống
vật chất lẫn tinh thần cho trên 8,8 triệu người có công đó. Nghĩa vụ của lớp
người trưởng thành hôm nay là phải tiếp tục tuyên truyền, giáo dục thể hệ trẻ
lòng biết ơn chân thành với với các Anh hùng Liệt sĩ.
Google.tienlang từng đề xuất rằng Việt Nam nên học
người Nga, học tập Putin về cách giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ
thông qua việc Tổ chức trọng đại kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9-5 hàng năm chứ
không phải như ý kiến ông Võ Văn Kiệt muốn quên đi ngày Chiến thắng 30/4/1975!
Năm 2020 này, do ảnh hưởng của Dịch Covid-19 nên Putin
đã quyết định lùi tổ chức Ngày Chiến thắng từ ngày 9/5 sang 24/6, tức chỉ còn 1
ngày nữa thôi. Trong ngày này, ngoài việc tổ chức duyệt binh trên Quảng trường
Đỏ, từ hàng chục năm nay, người Nga còn tổ chức diễu hành “Trung đoàn Bất tử”- “Бессмертный
полк” ở khắp các thành phố, làng quê nước Nga bao la.
Trong buổi diễu hành “Trung
đoàn Bất tử”- “Бессмертный полк” này, bản thân Tổng thống Putin mang theo bức ảnh
người cha của mình- một thương binh trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, hòa
cùng cả vạn người dân Nga cũng mang theo ảnh cha, ông mình- những anh hùng liệt
sĩ trong cuộc kháng chiến năm xưa.
Rõ ràng là ở các cuộc diễu hành này, Anh linh các Anh hùng Liệt sĩ cũng được diễu hành trong ngày Đại lễ. Họ không thể bị lãng quên. Ngược lại, họ tiếp thêm sức mạnh cho lớp con cháu chắt hôm nay để sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Các Anh hùng Liệt sĩ và thân nhân các Anh hùng Liệt sĩ nhận được sự kính trọng, ngưỡng mộ của cả xã hội.
Xin hãy nhìn nét mặt rạng ngời của những nam
thanh nữ tú, những thiếu nhi Nga khi rước ảnh người thân của mình! Họ có đau buồn
như ông Võ Văn Kiệt hay là ngược lại, họ tự hào vì cha ông họ đã đóng góp máu
xương bảo vệ Tổ quốc họ?
*****
Lê Hương Lan
Hơn 22 giờ, cùng ngày 23/6/2020, Google.tienlang bổ sung một video clip, đó là ca khúc NGƯỜI MẸ CỦA TÔI như một món quà Google.tienlang thành kính dâng tặng các Mẹ Việt Nam Anh Hùng.
Lời bài hát NGƯỜI MẸ CỦA TÔI
Sáng tác- Nhạc sĩ Xuân Hồng
Trình bày Ca
sĩ Michael Lang
Nước mắt mẹ không còn, vì khóc những đứa con
Lần lượt ra đi ... đi mãi mãi ...
Thời gian trôi qua, vết thương trên thịt da đã lành
theo năm tháng
Nhưng vết thương lòng mẹ vẫn còn nặng mang
Mẹ Việt Nam ơi, Mẹ Việt Nam ơi !
Đi con đi qua khắp nẻo đường, nghe đau thương chìm
trong khói sương
Mong sao cơn mưa vô tình không lung lay làm rớt hạt
sương
Mẹ Việt Nam ơi !
Mẹ Việt Nam ơi ! Mây khói tan rồi còn lại mẹ tôi
Đất nước, nay vẫn còn, còn có những đứa con
Dù đi xa muôn phương nhưng vẫn nhớ
Mẹ đang cô đơn, chúng con yêu mẹ hơn mỗi chiều
nghiêng nghiêng nón
Ghi khắc trong lòng hình dáng mẹ ngồi trông
Mẹ Việt Nam ơi, Mẹ Việt Nam ơi !
Cho con xin chia sớt nỗi buồn, cho con xin xẻ đôi
bát cơm
cho con hôn đôi mắt mỏi mòn , cho con xem lại bóng
hình con
Mẹ Việt Nam ơi, Mẹ Việt Nam ơi !
Xin cám ơn người, người mẹ của tôi !
=======
Mời xem bài liên quan
3. ĐẠI TÁ
NGÔ HỒNG VINH PHÂN TÍCH 3 ĐIỂM HỚ HÊNH CỦA CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT ĐỂ NHÓM LẬT
SỬ LỢI DỤNG
4. NỖI ĐAU VÕ VĂN KIỆT
4. NỖI ĐAU VÕ VĂN KIỆT
8. KẺ NÀO XÉT LẠI LỰA CHỌN XHCN
CỦA BÁC HỒ THÌ KẺ ĐÓ CHÍNH LÀ KẺ PHẢN BỘI QUYỀN LỢI DÂN TỘC VIỆT NAM...
18. “CỤ NGÔ TỔNG
THỐNG” SỐNG LẠI CHẮC SẼ VẢ GẪY RĂNG LŨ LẬT SỬ COI NGỤY SÀI GÒN LÀ QUỐC GIA ĐỘC
LẬP!
Dân tộc Nga là 1 dân tộc vĩ đại, 1 dân tộc anh hùng, 1 dân tộc hào sảng, chịu chơi, phóng khoáng, không câu nệ tiểu tiết, anh hùng trọng anh hùng. Quan hệ Việt - Nga là quan hệ anh em đời đời bền vững không gì lay chuyển.
Trả lờiXóaCòn ở VN thì đám chó lật sử mất dạy khốn nạn 100% là đám phò Mỹ, cứ nhìn vào từng thằng thì biết, thì diệt hết chúng đi thì không còn lật sử nữa vì éo còn ai lật sử nữa thì không còn trào lưu lật sử nữa.
Tìm ra những tội chứng của chúng rồi xích cổ chó lại cho nhập kho hoặc xuất cảng sang Mỹ cho chúng lật sử Mỹ, xuất khẩu tống cổ chúng sang Mỹ cho chơi Việt tân, cho VT nó giết vì chuyện tiền nong, cho cảnh sát da trắng thượng đẳng nó đập bọn lều báo An Nam này đến chết như đập 1 con chó ghẻ.
Sự thật là 1 khi chúng nó lật sử thì chúng nó đã từ chối quyền làm người rồi thì lấy đâu ra "nhân quyền" nữa mà sủa mãi. Đương nhiên, Con người khác với con vật chỉ có ở chỗ là con người biết suy nghĩ và ghi nhớ biết ơn những người đi trước.
Còn cái lũ mà no cơm ấm cật "nhàn cư sinh đạo tặc" được Mỹ cho vài triệu đô là hùa nhau đi lật sử là lũ mất hết tính người, ngạ quỉ súc sinh, thua cả con vật.
Bạn nói đúng, đám lật sử thì luôn tìm cách để xuyên tạc và chống phá đất nước để kiếm cơm ăn; nên chỗ nào chúng cũng xuyên tạc đó mà
XóaĐây là vấn đề mấu chốt. Ở VN Nam Bắc không phải là 2 thực thể đối chọi, mà là anh em ruột cùng chống lại 1 kẻ thù và tay sai của kẻ thù đó. "Tất cả vì miền Nam ruột thịt" (Bác Hồ)
Trả lờiXóaMiền Nam và miền Bắc là 2 thực thể bị phân lý ngăn cách, không phải là 2 thực thể đối địch với nhau. Điều này rất rõ ràng như những câu thơ của Bác Hồ. "Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ", "Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn".
Rõ ràng, khái niệm Bắc Nam sum họp đây là về 1 gia đình, hoặc 2 anh em trong 1 gia đình bị phân ly ngăn cách và cuối cùng là được sum vầy đoàn tụ trong 1 nhà với nhau. Chứ không phải là 1 thực thể đối nghịch với nhau.
Điều này cũng càng rõ, nếu nhìn sang chiến tranh liên Triều và vấn đề Triều Tiên ngày nay hay Nội Chiến Trung Quốc giữa 2 đảng Quốc - Cộng và vấn đề Trung - Đài ngày nay. Rất nhiều người bị tẩy não thổi phồng lên vấn đề ý thức hệ rồi bảo là giống như nhau.
Nhưng tìm đỏ mắt không thấy Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Hàn Quốc ở đâu cả. Hay Chính phủ cách mạng lâm thời Đài loan Trung quốc ở đâu cả.
Chẳng lẽ TQ và TT ngu không biết bắt chước VN? Chẳng lẽ họ ngu không biết bắt chước VN gửi người vào nằm vùng? Vấn đề là đưa người vào rồi ai nuôi, ai giấu?
Chả lẽ BTT có thể đưa người nói giọng Bắc đặc sệt đại biểu cho miền Nam? Hay TQ gửi người nói giọng Bắc Kinh với chữ Giản Thể đi làm đại biểu cho Đài Loan?
Cần phải hiểu rõ sự khác biệt ở đây chính là NỀN MÓNG NỀN TẢNG QUẦN CHÚNG và sự ủng hộ của toàn dân đối với lực lượng kháng chiến cách mạng trên toàn quốc, đặc biệt là ở ngay miền Nam ruột thịt. Ở VN, nhân dân ta chỉ biết có Việt Nam DCCH, Chính phủ Hồ Chí Minh, chỉ có 1 thời đại Hồ Chí Minh. Nhân dân chỉ công nhận sự tồn tại của chính quyền SG với tư cách là 1 chính quyền tay sai bán nước tàn ác (ngụy quyền), chứ không công nhận nó là 1 quốc gia. Không công nhận sự tồn tại của nó với ý nghĩa là 1 quốc gia.
Lại phải hỏi, thế cái nền tảng quần chúng và mạng lưới nhân dân để làm chỗ dựa vững vàng cho lực lượng CM kháng chiến này là từ đâu mà ra? Chẳng lẽ TQ và TT dốt không biết lấy lòng dân hay "huy động sức dân" hay bằng VN ta? Chẳng lẽ họ dốt không biết tuyên truyền chính nghĩa hay bằng VN ta?
Cách giải thích lôgíc duy nhất là bối cảnh thực tế lịch sử của từng thời kỳ lịch sử đặc thù của mỗi nơi khác nhau thì tất yếu sẽ đưa đến lòng dân và sự ủng hộ của công chúng khác nhau. Ở VN, VNDCCH chính là 1 VN, Bác Hồ tuyên bố độc lập mở nước sau khi VM thắng Nhật và giành chính quyền trong CMT8 từ tay Nhật. Rồi bầu QH lập HP từ lâu rồi, sau này chính quyền Bảo Đại và chính quyền SG mới được 2 đế quốc to dựng lên trong chiến tranh Pháp - Việt và Mỹ - Việt.
Nếu buộc phải so sánh thì ở TQ Trung Hoa Dân Quốc chính là 1 Việt Nam dân chủ cộng hòa phiên bản của Trung hoa đấy. Tôn Trung Sơn chính là 1 "quốc phụ" (cha già dân tộc), 1 Hồ Chí Minh của Trung Quốc. Ở VN này có đường Tôn Trung Sơn chứ không có đường Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông chỉ là thế hệ cách mạng thứ 2 của TQ. Tôn Trung Sơn (Tôn Dật Tiên) là biểu tượng cách mạng của TQ và là thế hệ CM thứ 1 của nước này. Họ bị thua lực lượng nổi dậy Xô-viết của Hồng quân Công Nông TQ do Đảng CS lãnh đạo là do họ quá tham nhũng thối nát nên mất dần lòng dân.
Lịch sử là phải khách quan. Khách quan không phải là "trung lập", đứng giữa cái sai và cái đúng. Khách quan là tôn trọng sự thật như nó đã từng có. Khách quan không có nghĩa là giữa cái đúng và cái sai thì chọn cái "sai ít". Khách quan không phải là ba phải, hai hàng, đa hệ, khách quan là tôn trọng một sự thật mấu chốt nào đó, chứ không phải là nói ngả nói nghiêng để "cho tất cả mọi người ai cũng chấp nhận được", đó là láo sử, ngụy sử, gạt người, không phải lịch sử chân chính. Cái gọi là "tất cả ai cũng chấp nhận được" càng hoang đường ảo tưởng duy ý chí và không hề thực tế.
Nga - Việt là 2 anh em nuôi chí tình chí nghĩa. 3 miền VN là anh em ruột thịt ở trong 1 nhà của mẹ hiền VN.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng; bọn lật sử coi VNCH là một quốc gia là hoàn toàn xuyên tạc; VNCH chỉ do Mỹ dựng nên để chống lại Việt Nam mà thôi
XóaMỹ giống như mưa tuyết, nhìn bên ngoài từ xa thấy rất đẹp. Nhưng đến khi bị mắc mưa tuyết hay sống trong 1 chỗ có mưa tuyết rồi mới thấy khổ sở với sự thật phũ phàng.
Trả lờiXóa"MỸ MÀ KHÔNG ĐẸP"- (Tiêu đề một bài báo của Bác Hồ), nguyên văn như sau
Xóa----
"MỸ MÀ KHÔNG ĐẸP"(29-5-1964)
“mỹ” nghĩa là tốt đẹp.
Nhưng xã hội Mỹ thì không tốt đẹp chút nào. Chính các Tổng thống Mỹ đã phải thú nhận điều đó.
Cuối tháng 11-1961, mồ ma tổng Ken đã nói:
“Từ nǎm 1955 đến 1961, thu nhập của nông dân giảm sút 25%.
Hơn 100 địa phương nghèo (ở Mỹ có những “khu kinh tế kém sút”; 18 khu lớn, 103 khu vừa, 454 khu nhỏ), rất nhiều công nhân, nông dân và trí thức thất nghiệp.
Có nǎm triệu rưởi công nhân thất nghiệp hoàn toàn và hai triệu 60 vạn người mỗi nǎm thất nghiệp tám tháng.
Giá sinh hoạt ngày càng đắt đỏ. Hơn 17 triệu người tối đi ngủ với cái bụng đói meo.
25 triệu người Mỹ sống trong những cái nhà như ổ chuột.
Hơn hai triệu trẻ con không được đi học vì thiếu nhà trường. Một phần ba sinh viên không thể theo học hết lớp, vì nhà nghèo túng. Số trẻ con phạm tội ngày càng thêm nhiều …”.
Trước tổng Ken, tổng Ai đã nói như vậy.
Trước tổng Ai, tổng Tuma cũng nói như vậy. Sau tổng Ken, tổng Giôn lại nói như vậy. Hôm 27-4-1964, tổng Giôn nói: “Mỹ phải ra sức hành động mới tránh khỏi một sự tan rã vì tình trạng đói nghèo, tật bệnh, trường học lụp sụp, nhà như ổ chuột. Tình trạng ngày càng nhiều người Mỹ lâm vào cảnh nghèo nàn đang trở nên một gánh nặng đè lên vai Nhà nước …”.
Sau đây là vài điều trích từ báo chí Hoa Kỳ để nói rõ thêm lời than phiền của các tổng Mỹ.
– Công nhân, nông dân. Mỹ có rất nhiều lương thực thừa nhưng 56% gia đình công nhân và nông dân bị thiếu ǎn.
Độ 50 triệu người Mỹ sống dưới mức thấp nhất: ǎn không no, đói không chết, ốm không thuốc men, nhà ở lụp sụp, không được học hành. Người ta gọi họ là một nước Mỹ khác.
Ngay ở giữa Nữu Ước là một thành phố giàu sang nhất với những lâu đài “chọc trời” cao hơn 70, 80 tầng, vẫn có hơn 36 vạn dân nghèo xơ xác mà người ta gọi là “thây sống”. ở các thành phố to, để tìm việc làm, những công nhân không lành nghề hằng ngày tụ họp lại những nơi nhất định mà người ta gọi là Chợ bán nô lệ.
13 triệu người già cả sống một cách bơ vơ cực khổ.
– Học sinh, thanh niên. Một cuộc kiểm tra 16.500 trường tư và 108.000 trường công cho thấy rằng 25% học trò đần độn và thiếu sức khoẻ.
Bộ Lao động Mỹ báo cáo rằng: “Hiện nay trong số thanh niên dưới 20 tuổi có 17% bị thất nghiệp. Và trong mười nǎm tới sẽ có 20 triệu thanh niên không có công ǎn việc làm. Việc đó sẽ thành một vấn đề nguy hiểm nhất trong lịch sử nước Mỹ”.
– Bệnh hoạn xã hội. Vì gái đĩ ngày càng nhiều, hiện nay ở Mỹ có hơn 9 triệu người mắc bệnh giang mai, tức là cứ một vạn người thì có 500 người mắc bệnh. Trong số đó thanh niên từ 15 đến 24 tuổi chiếm hơn 53%.
Hơn nǎm triệu người Mỹ mắc bệnh thần kinh.
Chỉ trong một nǎm 1962, ở thành phố Nữu ước đã có nǎm vạn vụ phạm tội, trong đó 507 vụ giết người, 882 vụ hiếp dâm, 41.478 vụ trộm cướp, v.v..
– Những sự ngược đời. Trong lúc hàng chục triệu người dân Mỹ ở trong tình trạng khốn khổ như vậy, thì bọn tư bản kếch sù Mỹ lại sống xa xỉ một cách không thể tưởng tượng. Ví dụ: Tờ Tin tức hằng tuầnviết: Trong nǎm 1963 bọn nhà giàu Mỹ đã tiêu cho mèo và chó “yêu” của chúng hơn 3.000 triệu đôla. Chó và mèo của chúng có người hầu hạ, có thức ǎn đặc biệt tẩm bổ, có áo sang trọng đắt tiền, có vòng đeo bằng châu báu, có xe hơi và phòng ở riêng, có lớp huấn luyện lễ phép, v.v..
Kỳ quái hơn nữa: để mua chuộc lòng dân trong cuộc tuyển cử tổng thống sắp tới, hồi tháng tư nǎm nay, tổng Giôn đã mở một “chiến dịch đánh lùi nghèo khổ”. Y trích 300 triệu đôla cho việc này. Nếu chia số tiền đó cho 50 triệu người Mỹ nghèo khổ, thì mỗi người một nǎm được sáu đôla (một tháng được nǎm hào). Trong khi đó mỗi tháng Mỹ tiêu một triệu 50 vạn đôla trong cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.
Bộ mặt thật của Mỹ là như vậy đó.
Chiến sĩ
——————
Báo Nhân dân, số 3712, ngày 29-5-1964.
cpv.org.vn
Cảm ơn bác Kiên!
XóaBài báo của Cụ Hồ từ năm 1964 đến nay vẫn đầy ắp tính thời sự mà loạt bài về Hoa Kỳ gần đây đã cho bạn đọc gần xa nhìn thấy rõ SỰ THẬT NƯỚC MỸ!
SỰ THẬT NƯỚC MỸ hôm nay càng chứng minh cho nhận định của Cụ Hồ từ năm 1964.
Tuổi trẻ ngày nay sướng thật.
Thế giới phẳng mà!
Một cụ bà miền Tây sông nước hay một bác tiều phu vùng núi Tây Bắc, với chiếc điện thoại trong tay, nếu muốn thì chỉ cần một cái nhấp chuột là có thể biết mọi chuyện trên thế giới...
Nướ Mỹ với đầy giẫy những bất công và bạo lực; nhưng những kẻ dân chủ cuội lại luôn ngợi ca và mơ mộng đó
XóaTôi nhất trí với Lời dẫn của bạn Lê Hương Lan tại bài
Trả lờiXóaBA LÝ DO THƯƠNG SẼ ĐẤU TRANH TỚI CÙNG VỚI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI LÚC CUỐI ĐỜI CỦA CỤ VÕ VĂN KIỆT!
https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/05/ba-ly-do-thuong-se-au-tranh-toi-cung.html
"Lời dẫn của Google.tienlang.
Ngày 29/4/2019, Bạn Hoàng Ngân Thương đã đăng lên fb bài viết của Nhóm Google.tienlang với tiêu đề VỀ PHÁT BIỂU CỦA CỐ TT VÕ VĂN KIỆT "30/4 CÓ TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN" tại link
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=707456483006486&id=100012264212885
Bài này đã nhận được sự đồng tình ủng hộ rất cao của bè bạn, trong đó có những bác CCB rất đáng kính như bác Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, như PGS.TS Nguyễn Cảnh Toàn.
Bên cạnh đó cũng có 1 số bác, một vài bạn tỏ quan điểm không đồng tình.
Vì còn có những ý kiến tranh cãi nên theo đề nghị của bạn Hoàng Ngân Thương, tối 15/5/2019, Nhóm Biên tập đã hội ý nhanh và tập thể Nhóm Biên tập đã nhất trí với những quan điểm, lập luận của bạn Hoàng Ngân Thương nêu ra tại stt mới hôm nay với tiêu đề “BA LÝ DO THƯƠNG SẼ ĐẤU TRANH TỚI CÙNG VỚI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI LÚC CUỐI ĐỜI CỦA CỤ VÕ VĂN KIỆT!”.
Nhóm Biên tập Google.tienlang cũng đồng tình với ý kiến của Hoàng Ngân Thương trong 1 comment rằng
“Tham gia ý kiến tại stt này, Thương đề nghị tất cả hãy làm rõ 2 vấn đề.
1. Trước tiên, cần làm rõ, cụ Kiệt nói câu "triệu người buồn" là ám chỉ ai?
2. Sau khi làm rõ ý 1, ta hãy bàn tới chuyện cụ Kiệt nói đúng hay sai.
Nếu không làm rõ ý 1 thì miễn bàn ý 2.”
Google.tienlang cũng xin bổ sung. Những bác, những bạn đang phản đối Hoàng Ngân Thương đều là những người chưa tìm hiểu kỹ phát biểu của cụ Võ Văn Kiệt nên đã nhầm lẫn cho rằng cụ Kiệt nói “Triệu người buồn” là nói đến thân nhân các Anh hùng Liệt sỹ của ta. Trong bài phỏng vấn cụ Võ Văn Kiệt đăng trên báo Quốc tế với tiêu đề “Những đòi hỏi mới của thời cuộc” vào ngày 30/3/2005, cụ Võ Văn Kiệt đã nói rõ “PHÍA BÊN NÀY- PHÍA BÊN KIA”.
Xin xem lại bài này tại link
http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Nhung-doi-hoi-moi-cua-thoi-cuoc/20411455/96/
“PHÍA BÊN NÀY” đương nhiên là phía Cách mạng. Còn “PHÍA BÊN KIA” đương nhiên là cụ Võ Văn Kiệt nói đến phía ngụy quyền VNCH. Đó là phát biểu của cụ Võ Văn Kiệt vào năm 2005. Hai năm sau, trả lời phỏng vấn BBC, cụ Kiệt đã giải thích rõ khái niệm “BÊN NÀY- BÊN KIA” mà ông đã từng nói trên báo Quốc tế. Cụ thể, vào phút thứ 12.45, cụ Kiệt nói “Một bên là Quốc gia”, “Một bên là Cộng sản” và cụ kêu gọi hòa hợp hòa giải giữa "hai bên”!
Xin nghe chính lời của cụ Kiệt trên youtube theo link
https://www.youtube.com/watch?v=i1sACqOondw
Vì các lý do trên, Google.tienlang xin đăng lại stt của Hoàng Ngân Thương coi như quan điểm của bạn Thương là quan điểm của tập thể Nhóm Biên tập Google.tienlang.
Thay mặt Nhóm Biên tập Google.tienlang
Nhóm trưởng
Lê Hương Lan"
Mỗi bài phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng cần phải hết sức chặt chẽ; bởi nói sai sẽ bị dư luận lên án và các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá
XóaTôi đề nghị các bạn chủ nhà nên tách đoạn cuối v/v đề xuất VN nên học tập người Nga làm một bài độc lập. Đề xuất này rất hay. Chắc chắn các Bà Mẹ VN Anh hùng, thân nhân các Liệt sĩ và cả triệu CCB hai miền Nam Bắc ... sẽ nhiệt thành ủng hộ.
Trả lờiXóa---
Google.tienlang từng đề xuất rằng Việt Nam nên học người Nga, học tập Putin về cách giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ thông qua việc Tổ chức trọng đại kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9-5 hàng năm chứ không phải như ý kiến ông Võ Văn Kiệt muốn quên đi ngày Chiến thắng 30/4/1975!
Năm 2020 này, do ảnh hưởng của Dịch Covid-19 nên Putin đã quyết định lùi tổ chức Ngày Chiến thắng từ ngày 9/5 sang 24/6, tức chỉ còn 1 ngày nữa thôi. Trong ngày này, ngoài việc tổ chức duyệt binh trên Quảng trường Đỏ, từ hàng chục năm nay, người Nga còn tổ chức diễu hành “Trung đoàn Bất tử”- “Бессмертный полк” ở khắp các thành phố, làng quê nước Nga bao la.
Trong buổi diễu hành “Trung đoàn Bất tử”- “Бессмертный полк” này, bản thân Tổng thống Putin mang theo bức ảnh người cha của mình- một thương binh trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, hòa cùng cả vạn người dân Nga cũng mang theo ảnh cha, ông mình- những anh hùng liệt sĩ trong cuộc kháng chiến năm xưa.
Rõ ràng là ở các cuộc diễu hành này, Anh linh các Anh hùng Liệt sĩ cũng được diễu hành trong ngày Đại lễ. Họ không thể bị lãng quên. Ngược lại, họ tiếp thêm sức mạnh cho lớp con cháu chắt hôm nay để sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Các Anh hùng Liệt sĩ và thân nhân các Anh hùng Liệt sĩ nhận được sự kính trọng, ngưỡng mộ của cả xã hội.
Xin hãy nhìn nét mặt rạng ngời của những nam thanh nữ tú, những thiếu nhi Nga khi rước ảnh người thân của mình! Họ có đau buồn như ông Võ Văn Kiệt hay là ngược lại, họ tự hào vì cha ông họ đã đóng góp máu xương bảo vệ Tổ quốc họ?
Cháu cũng nhất trí với ý kiến bác Cựu Chiến binh, tách đoạn này thành một bài mới, mong chị Lê Hương Lan chấp thuận.
XóaTôi thấy tách ra như vậy sẽ phù hợp hơn rất nhều
XóaÔng Võ Văn Kiệt mất rồi.
Trả lờiXóaVậy những rận xĩ - hậu duệ của ông Kiệt như Dương Trung Quốc, Trương Huy San, như Vũ Minh Giang, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Nhã .... hãy vào đây lập luận, tranh cãi với các bạn trẻ chủ trang Google.tienlang chút coi!
- Nếu là Nội chiến Quốc- Cộng hay Nội chiến Nam- Bắc thì tại sao số Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng ở miền Nam lại gần gấp đôi miền Bắc?
- Tại sao chỉ riêng Tỉnh Quảng Nam là tỉnh có nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhất với 11.658 mẹ, gần bằng số mẹ ở tất cả các tỉnh phía Bắc cộng lại?
(heo Thống kê của Cục Chính sách Bộ Quốc phòng, Từ tháng 12/1994 đến hết năm 2001, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho:
Cả nước: 44.253 bà mẹ.
Miền Bắc: 15.033 mẹ.
Miền Nam: 29.220 mẹ, gần gấp đôi miền Bắc!
Tỉnh Quảng Nam là tỉnh có nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhất với 11.658 mẹ, gần bằng số mẹ ở tất cả các tỉnh phía Bắc cộng lại!)
Như vậy, phải chăng Nhân dân miền Nam mới thực sự là lực lượng "đi trước- về sau", lực lượng tiên phong, chủ công, với sự giúp sức của nhân dân miền Bắc để chống lại kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược?
Đúng đó, nhân dân cả hai miền Nam và Bắc đều chung tay chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước
XóaBạn Lê Thiệu chính xác!
Trả lờiXóa"Miền Nam đi trước, về sau"
Báo Hà Tĩnh Cập nhật: 05:30 14/12/2016
(Baohatinh.vn) - Miền Nam đón độc lập cùng nhân dân cả nước nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang” khi đất nước non trẻ vừa ra đời chưa được 1 tháng (2/9/1945) thì thực dân Pháp đã quay trở lại đánh chiếm mảnh đất này. Chúng thẳng tay đàn áp hòng xóa đi thành quả cách mạng vừa giành được. Nhân dân miền Nam bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ với bao gian khổ, hy sinh.
Toàn thắng về ta - khúc ca bất diệt!
Chỉ đạo chiến lược của Bộ Chính trị mùa Xuân 1975
Tình hình đất nước sau độc lập gặp muôn vàn khó khăn. Chính quyền non trẻ phải cùng lúc đối phó với thù trong, giặc ngoài và nạn đói khủng khiếp cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Trước tình hình đó, Bác Hồ, Thường vụ Trung ương Đảng theo dõi chặt chẽ diễn biến phức tạp ở miền Nam và căn dặn nhân dân Nam bộ bình tĩnh, nhân nhượng để giữ vững nền hòa bình. Nhưng với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, giữa đêm 23/9/1945, quân Pháp đồng loạt tấn công các vị trí của chính quyền cách mạng, nhân dân Nam bộ không thể nhân nhượng thêm. Tiếng súng đáp trả lập tức nổ vang khắp nơi.
“Miền Nam đi trước, về sau”
Hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến, nhân dân Sài Gòn đồng lòng đứng lên chống Pháp. Ảnh tư liệu
Ngay sáng hôm sau, lời kêu gọi chiến đấu của Ủy ban Kháng chiến Nam bộ đã đến với hàng triệu người: “Độc lập hay là chết!”, “Hãy nắm chặt vũ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược!”. Kẻ thù đã buộc nhân dân ta phải cầm súng để bảo vệ nền độc lập, tự do vừa mới giành được. Quân và dân Nam bộ, mở đầu là Sài Gòn - Chợ Lớn đã nhất tề đứng dậy, thay mặt nhân dân cả nước mở đầu cuộc kháng chiến.
Ngay từ ngày đầu tiên, nhân dân Sài Gòn đã tiến hành tổng đình công với những công sở, xí nghiệp, cửa hàng đóng cửa, chợ không họp, các ụ chiến đấu mọc lên khắp phố phường. Đội tự vệ, thanh niên xung phong cùng nhân dân chia nhau canh gác các ngả đường, giáng trả quân địch những đòn quyết liệt. Kế hoạch bình định Nam bộ trong 3 tuần của thực dân Pháp bị phá sản. Quân và dân Sài Gòn được sự chi viện của các tỉnh lân cận đã tiến hành chiến tranh du kích, bảo vệ từng căn nhà, ngõ phố, giam chân địch suốt một tháng trời. Bằng những vũ khí thô sơ, nhân dân miền Nam đã đứng dậy kháng chiến chống Pháp, bảo vệ non sông.
Những tấm gương, những tin tức đầu tiên về tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh bất khuất của quân và dân miền Nam đã làm rung động cả nước. Thanh niên các tỉnh phía Bắc và Trung bộ tình nguyện lên đường vào Nam đánh giặc, phong trào “Nam tiến” xuất hiện khắp nơi. Các đội giải phóng quân được thành lập, ra đi với quyết tâm cứu nước, khí thế bừng bừng.
XóaNhân dân Nam bộ đã đi trước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với khí thế hào hùng như thế. Và trong cuộc kháng chiến 9 năm đánh đuổi thực dân Pháp, họ đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề là chiến trường phối hợp, tiêu hao sinh lực địch nhằm tạo điều kiện cho chiến trường miền Bắc đánh những đòn tiêu diệt lớn. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm, Nam bộ là chiến trường chính và lại “đi trước” trong cuộc đấu tranh vũ trang. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ, toàn dân Nam bộ đã lập tức vùng lên làm cuộc đồng khởi và mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang, đánh bại quân xâm lược Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.
Với truyền thống “đi trước”, gánh chịu những hy sinh, gian khổ, mất mát lớn lao, miền Nam về đích độc lập, tự do sau cả nước 21 năm. Nhưng sự “về sau” đó đầy vinh quang, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Thành đồng Tổ quốc” mà Bác Hồ đã trao tặng. Hơn 70 năm đã đi qua nhưng khí thế của những ngày miền Nam “đi trước” như vẫn còn hừng hực trên con đường đi lên của cách mạng Việt Nam.
Trong công cuộc xây dựng, kiến thiết quê hương ngày nay, người Sài Gòn đang quyết tâm với khí thế cao nhất để “đi trước, về trước” như lời chúc của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Với những gì Sài Gòn đã làm được trong những năm qua, đó không chỉ đơn thuần là một lời chúc mà đã trở thành một kỳ vọng, một quyết tâm, một sự khẳng định.
https://baohatinh.vn/chinh-tri/mien-nam-di-truoc-ve-sau/125698.htm
Nhân dân Việt Nam rất anh hùng, do đó bất kể kẻ thù nào đến xâm lược Việt Nam đều nhận thất bại thảm hại
XóaMẹ Thứ - biểu tượng vĩnh hằng của Mẹ Việt Nam anh hùng
Trả lờiXóaMẹ Thứ là hình tượng tiêu biểu của Bà mẹ Việt Nam anh hùng với sự cống hiến, hy sinh vô bờ bến; là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
Chín lần nhận giấy báo tử của các con trai
Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ (SN 1904, theo giấy căn cước chế độ cũ mẹ SN 1902) tại xóm Rừng (thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, Quảng Nam); mất ngày 10-12-2010 tại TP.Đà Nẵng, đại thọ 106 tuổi.
Nhiều người dân xã Điện Thắng Trung vẫn nhớ từng chi tiết về gia đình mẹ Thứ. Vợ chồng mẹ cùng con gái đầu bám trụ xóm làng, vừa sản xuất, vừa đào hầm nuôi giấu cán bộ. Hằng đêm, mẹ để ngọn đèn sáng bên bàn thờ làm ám hiệu an toàn cho cán bộ, du kích đi về hoạt động.
Vườn nhà mẹ rộng, có 5 căn hầm bí mật. Quanh vườn có nhiều cây xanh và cỏ, nuôi nhiều bò để ngụy trang. Lúc an toàn, mẹ Thứ và các con mở hé cửa hầm để mọi người dễ thở và khi có động thì lại giả vờ trông coi bò để chỉnh sửa, ngụy trang lại miệng hầm. Hàng trăm cán bộ, bộ đội, du kích được gia đình mẹ Thứ chở che, chăm sóc...
Nuôi con cháu trong cảnh lận đận, đói nghèo nhưng khi Tổ quốc cần, mẹ Thứ động viên, tiễn các con ra chiến trường. Mẹ Thứ có 12 người con (11 trai và 1 gái) thì 9 con trai hy sinh. Con đầu và cũng là con gái duy nhất - bà Lê Thị Trị là thương binh, cũng được trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) khi có chồng và 2 con gái là liệt sĩ. Như vậy gia đình mẹ Thứ có 12 liệt sĩ.
Hiếm có người mẹ nào trên thế giới này mang nhiều nỗi đau và sự hy sinh cho Tổ quốc như mẹ Thứ. Trong chống Pháp và Mỹ, mẹ Thứ lần lượt nhận 9 giấy báo tử của 9 con trai và nhận tin con rể cùng 2 cháu ngoại hy sinh.
Ngày 18-6-1948, anh Lê Tự Xuyến - chiến sĩ giao liên bị Pháp bắn tại đầu làng. Nửa tháng sau, ngày 5-10-1948, con trai Lê Tự Hàn Anh hy sinh khi làm nhiệm vụ tải thương. 10 ngày sau, con trai Lê Tự Hàn Em ngã xuống trong trận chống càn. Con trai Lê Tự Lem tròn 20 tuổi hy sinh trong lúc chiến đấu ở huyện nhà vào tháng 4-1954. Trong vòng 6 năm, mẹ Thứ mất 5 người con, đau thương dồn dập nhưng cứ khi con trưởng thành, mẹ lại động viên, tiễn con ra chiến trường.
Tháng 9-1966, con trai Lê Tự Nự hy sinh. Năm 1972, anh Lê Tự Mười và anh Lê Tự Trịnh hy sinh. Năm 1974, anh Lê Tự Thịnh - Ðại đội trưởng bộ đội ở huyện Duy Xuyên hy sinh trong lần chỉ huy đơn vị đánh đồn giặc. Con trai cả Lê Tự Chuyển - chiến sĩ biệt động Sài Gòn hy sinh vào 9 giờ ngày 30-4-1975 ngay trên cầu Rạch Chiếc ở cửa ngõ vào Sài Gòn, chỉ trước vài giờ đất nước thống nhất.
Con rể của mẹ là Ngô Tường (chồng của mẹ VNAH Lê Thị Trị) tham cách mạng từ thời chống Pháp, bị giặc Mỹ bắt năm 1956, bị tra tấn cho đến lúc tử vong, được công nhận là liệt sĩ. Mẹ Thứ còn 2 cháu ngoại (con gái của mẹ Trị) là Ngô Thị Điểu bị giặc Mỹ bắt tra hỏi, hy sinh tháng 8-1970 và Ngô Thị Cúc hy sinh trong lần công tác vào vùng địch hậu năm 1973.
XóaNăm 80 tuổi, mẹ Thứ mù đôi mắt, sống với con gái ở quê nhà sau đó chuyển ra Đà Nẵng sống cùng con út Lê Tự Tân cho đến khi mất ở tuổi 106 vào ngày 10-12-2010.
Sự mất mát, hy sinh của gia đình mẹ Thứ không có bút mực nào diễn tả hết. Nhiều cựu lãnh đạo, cán bộ vẫn còn kể câu chuyện, vào năm 1998 khi một đoàn khách nước ngoài về thăm mẹ Thứ, một nhà báo, cựu chiến binh người Hàn Quốc đã hỏi mẹ:
“Thưa bà, với quan niệm người Á Đông, con cái là phúc lộc, là tài sản. Khi người con thứ tư, thứ năm tử trận, tại sao bà vẫn tiếp tục động viên những người con khác ra mặt trận”?
Mẹ Thứ điềm tĩnh trả lời: “Ở nước tôi, Cụ Hồ đã dạy là “Không có gì quý hơn độc lập tự do” nên cứ là người Việt Nam, trong đó có các con, các cháu tôi đều sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để giành lấy độc lập, tự do. Nếu còn chiến tranh, các con tôi, rồi cháu tôi vẫn sẽ tiếp tục ra trận để giành độc lập, tự do, bình yên mà hôm nay chúng tôi đang hưởng”.
Người cựu chiến binh Hàn Quốc sững người, rưng rưng nước mắt rồi thấp người xuống, cầm tay xin lỗi mẹ…
Sự mất mát, hy sinh của gia đình Mẹ Thứ là vô cùng to lớn, không có gì có thể diễn tả được; mẹ Thứ luôn được nhân dân cả nước kính trọng
XóaNguyễn Mạnh Hà, Vũ Minh Giang là 2 đối tượng rất nguy hiểm cho chế độ. Bởi vì cường độ "chó nịnh" của 2 tên này rất cao, trong khi lại có quan điểm phản động về lịch sử, tự diễn biến tự chuyển hóa, tiếp tay cho diễn biến hòa bình.
Trả lờiXóaCó nghĩa là chúng nó lặp lại không bỏ sót 1 chiêu trò nào của đám bò đỏ năm xưa ở LX thời Gorbachev, Ôshin.
Đám bò đỏ mồm miệng nịnh chế độ (và nịnh cả Mỹ) như chó nịnh chủ, chú ý nịnh những kẻ như Gorbachev, Oshin ở trong chế độ, kết hợp với quan điểm tư tưởng phản động, lập trường chênh vênh không vững 2 hàng, là tác nhân chính trong việc gây mất niềm tin và đưa đến sự sụp đổ của chế độ. Nó không công khai lật đổ chế độ mà nó trước hết là lật đổ những cái "nền" của chế độ, theo cách "rút gạch chân tường". Lịch sử chính là những viên gạch đó. Không có lịch sử thì không có chế độ của chúng ta ngày nay.
Vũ Minh Giang từng nói "Mỹ chỉ là bên thứ 3", tên cuộc chiến là kháng chiến chống Mỹ mà VMG nói Mỹ chỉ là bên thứ 3 thì tức là ám chỉ nó là "nội chiến", "thủ túc tương tàn", "nồi da sáo thịt" như luận điệu chiến tranh tâm lý của bọn khủng bố Việt Tân và các tổ chức thù địch, các thế lực phản động trong nước và quốc tế, chủ yếu ở Mỹ.
Vũ Minh Giang có rất nhiều quan điểm phản động về lịch sử như thế.
Lật sử không những là phản động mà còn là phản quốc, phản dân tộc, có tính chất bán nước, mại quốc cầu đôla, phản bội đất nước, phản lại chiến sĩ đồng bào, phản dân hại nước, con SÂU con bọ làm rầu nồi canh. Những con CHUỘT đang gặm nhấm ăn mòn chế độ và niềm tin vào chế độ này.
Muốn dùng 1 kẻ ở vào những vị trí quan trọng về tư tưởng lý luận và sử học thì phải coi quan điểm chính kiến tư tưởng lập trường của những kẻ đó là gì. Không thể để cho bọn này "chạy" vại phong bì mãi được. Từ mua bằng mua cấp đến mua bán thẻ Đảng, mua quan bán tước, trao đổi lợi ích, phong bao phong bì, chạy nầy chạy kia.
Bạn nói rất đúng, khi sử dụng cán bộ vào các vị trí quan trọng phải cân nhắc thật kỹ, không để lọt các thành phần có tư tưởng cực đoan, mua quan bán chức lợi dụng chức vụ để kiếm tiền bất hợp pháp
XóaCuộc kháng chiến chống Mỹ CỨU NƯỚC không phải là cuộc chiến tranh ý thức hệ, vì mục tiêu và bản chất và thực tiễn cuộc chiến đều không đến từ sự mâu thuẫn ý thức hệ, người Việt chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc. Người Việt không chiến đấu vì ông Mác, ông Lênin.
Trả lờiXóaNgười Việt xây dựng đất nước theo những lý luận, lý thuyết mà ông Mác đã đề ra. Ông Lênin là người bạn lớn của VN. Nhưng người Việt ta chiến đấu vì độc lập của chính mình, không phải chiến đấu vì học thuyết kinh tế Mác, Angghen, Lênin, hay vì căm thù chống lại CNTB và giai cấp tư sản.
Nếu có 1 ý thức hệ nào đó thì chỉ là ý thức hệ truyền thống dân tộc, ý thức hệ chống ngoại xâm đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng nếu nói vì thế mà là ý thức hệ thì tất cả cuộc kháng chiến chống X nào trong lịch sử đều là chiến tranh ý thức hệ hay sao?
Các chủ thuyết của Mác, Lênin về xây dựng xã hội XHCN là vấn đề của thời bình, không phải vấn đề của thời chiến loạn. Mục đích của CN Mác Lênin là xây dựng 1 xã hội tốt đẹp. Muốn rảnh tay xây dựng 1 xã hội tốt đẹp thì trước tiên phải giành cho được độc lập. Như Bác nói "dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập", từ đó những người bộ đội với vượt Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu).
Việt Nam đã đi rất đúng hướng
XóaTôi nghĩ ông Tôn Trung Sơn hay cả Mao Trạch Đông đều không thể sánh được với cụ Hồ. Ít nhất hình ảnh đức độ uy tín của họ ở nước họ không thể sánh bằng hình ảnh uy nghiêm đức độ của Bác Hồ ở bên ta.
Trả lờiXóaQuận 7 có đường Tôn Dật Tiên nhưng tôi sang TQ và Đài Loan rồi không thấy dân họ có cảm hứng gì hay biểu tượng Tôn Trung Sơn lan truyền cảm hứng gì nhiều cho nhân dân 2 nước này. Hình như Tôn Trung Sơn có công giúp phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu và kháng Pháp của VN.
Cụ Hồ thì là nguồn cảm hứng vô tận cho dân Việt, không phải chỉ có chính trị mà còn lịch sử, nhiều ngành nghề lĩnh vực khác trong xã hội. Lĩnh vực của tôi là võ thuật và có thể khẳng định Cụ Hồ cũng là 1 nguồn cảm hứng bất tận cho võ thuật Việt Nam, võ cổ truyền VN, nhất là giới võ học Thái Cực Quyền VN, cũng như phong trào thanh thiếu niên noi gương Bác rèn luyện thân thể, thể dục thể thao, tự vệ, giúp đời, trẻ khỏe mạnh già tráng kiện.
Ở Hà Nội có môn phái Hồ Việt Quyền của 1 cậu học Thái Cực Quyền ở TQ về, đúng Thái Cực Trần Thức mà cụ Hồ học ở TQ. Sau này thời chiến tranh phía TQ cũng hay gửi HLV đến Hà Nội trao đổi Thái Cực quyền Trần thức với Cụ Hồ.
Ở Quảng Đông có võ đường Hồ Quyền Đạo, nhìn ở ngoài tôi tưởng là võ gia truyền của nhà họ Hồ nào đó, nhưng vào bên trong mới thấy ảnh phóng to Cụ Hồ đang tập võ.
Trên Youtube tôi thấy có cả "Võ Bác Hồ". Rồi ở Nghệ An có "đạo Bác Hồ". Nhìn chung, hình ảnh Cụ Hồ ở VN là chiếm toàn bộ nguồn cảm hứng xã hội VN. Hơn hẳn tầm ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo cách mạng khác của những nền văn hóa khác. Hình ảnh văn hóa của Bác Hồ, ở khía cạnh văn hóa, VN, là nhất ở VN.
Học võ là để tự vệ bản thân mạnh khoẻ baỏ vệ làng xã, giữ gìn nước nhà, bảo vệ quốc gia sứ sở, độc lập tự lập tự cường.
XóaCó giai thoại ở Bình Định do đại lão võ sư Phan Thọ kể lại, ông là võ sư huyền thoại của các làng võ và lò võ ở Bình Định - Tây Sơn, Bình Định - Quy Nhơn, hồi thời đánh Mỹ có mấy thằng sĩ quan Hàn quốc đai đen Taekwonđô (Thái Cực đạo, Túc quyền đạo) hay vào các làng An Vinh, An Thái, Thuận Truyền để thách đấu thi đấu. Bị mấy ông già Bình Định quật vào háng lăn đùng ra giãy đành đạch, chạm tự ái tự tôn dân tộc, quốc thể tổn thương thế là lần nào đánh thua xong cũng đem quân quay lại "truy nã Việt Cộng" để trả thù vặt. Nó không dám tấn công vào các làng võ nổi tiếng nhưng nhiều làng khác đều bị nó xông vào càn quét, tàn sát. Chủ nghĩa xôvanh của bọn Hàn rất mạnh.
PHÁT NGÔN "30/4- TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN"- ÔNG VÕ VĂN KIỆT SAI CẢ NGHĨA ĐEN LẪN NGHĨA BÓNG. AI KHÔNG NHẬN RA CÁI SAI NÀY THÌ THẬT ẤU TRĨ - TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN
Trả lờiXóaĐúng là chiến tranh đã để lại bao nhiêu tổn thất; biết bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng; riêng mẹ Thứ đã có chồng, 9 con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, Việt Nam không muốn có chiến tranh; nhưng vì đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam nên bắt buộc chúng ta phải đứng lên chống lại kẻ thù
Xóa