Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Phần 5: NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG TRONG CON MẮT SĨ QUAN NAM HÀN

Cảm ơn Trần Thị Hương Ly giới thiệu bài viết cảm động này...
Tôi rất muốn tìm hiểu về lịch sử cha ông qua những trang viết của những người ở phía bên kia. Họ đã nghĩ gì, làm gì với cha ông chúng ta?
Đọc những dòng hồi ký này, thật khó cầm được nước mắt. Cha ông mình anh dũng quá khiến những tên lính ngoại bang phải run sợ....
Dưới đây là những dòng hồi ký của Kim Jin Sun- một cựu chiến binh Nam Hàn đã tham chiến ở Việt Nam trong biên chế sư đoàn Mãnh Hổ. Ông đã về hưu với quân hàm Đại tướng.
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tướng Kim giữ chức Đại uý, Đại đội trưởng Đại đội 11 trong sư đoàn Mãnh Hổ. Ông khá được trọng dụng vì "chỉ biết truy tìm và diệt Việt Cộng (VC)" với biệt danh "tướng cướp rừng xanh"...
Tuy nhiên qua hồi ký này người đọc sẽ thấy những gì diễn ra trong cuộc chiến ở Việt Nam đã làm tướng về hưu Kim Jin Sun phải suy nghĩ và ân hận trong giai đoạn cuối đời. 
=====

Hồi ký Kim Jin Sun (phần 5)
Tham chiến ở VN, chúng tôi lấy biện pháp giết người đáng lên án nhất để làm cân bằng tâm trạng mệt mỏi, sợ hãi, buồn nản, đói khát, cô đơn luôn chế ngự.
Điều chi phối tinh thần binh lính
Một lần có một lính vốn nhát gan đã tưởng nhầm quả dừa là đầu quân giải phóng nên bắn loạn cả lên và làm các binh sĩ khác hoảng sợ. Và họ đã phải chiến đấu với những quả dừa trong suốt mấy giờ liền. Một lần khác một lính gác nhát gan khác cũng đã bắn nhầm. Do đó toàn bộ đại đội đã tập trung bắn vào khu vực xạ kích của mình. Vào những lúc như thế này mệnh lệnh ngừng bắn cũng khó mà thực hiện được. Chỉ cần nỗi sợ hãi lan ra là tình trạng sẽ trở nên không thể nào kiểm soát được.
Tính ác của con người cũng không khác nỗi sợ hãi là mấy, chỉ cần bị cái ác chi phối một lần là khó mà thay đổi được. Tất cả đều sẽ trở thành những người cổ vũ, ca ngợi cái ác. Vì vậy mà trên chiến trường chúng tôi mới có những hành vi không thể nào hiểu nổi. Đã bắn giết bằng những cách dã man rồi lại còn hành thạ thi thể của phía bên kia nữa.
Binh lính Hàn quốc đã từng lật thi thể những người lính giải phóng để tìm kiếm vật dụng cá nhân, và nhổ cả những chiếc răng trong miệng xác chết nữa. Thậm chí còn lấy cả nịt ngực trên thân thể của những người phụ nữ đã chết. Đó là bản năng tàn ác của loài cầm thú đã nhập vào chúng tôi.
Chúng tôi đã chiến đấu vì cái gì?
Ảnh tài liệu: Dân làng bị bắt bớ bất kỳ lúc nào
Một đại đội trưởng đóng quân gần căn cứ đã nói với tôi, một người chỉ biết có chiến đấu, sục sạo và phục kích rằng: “Mày chiến đấu vì ai chứ?”. Đây cũng là suy nghĩ của rất nhiều lính Hàn quốc tham chiến ở VN thời đó. Đối với họ, chiến tranh VN chẳng qua là cuộc đánh lộn ở nhà người, vì vậy chỉ cần kiếm được chút tiền và vượtqua 1 năm an toàn là được. Tất nhiên là tôi từ chối sự nhàn hạ này và cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng dù sao thì tất cả họ, người luôn tìm Việt Cộng để giao chiến hay người luôn phải giao chiến với VC, đều không hiểu rõ ràng về lịch sự VN. Chiến đấu ở VN và chiến đấu ở trong nước là hai sự việc hoàn toàn khác nhau. Lính Hàn quốc tham chiến ở VN không biết mình chiến đấu vì ai, vì mục đích gì. Họ chẳng có nhân duyên sâu sắc gì với VN, họ cũng chẳng có thâm thù gì với VN. Muốn tạo ra một danh nghĩa gì đó cho binh lính thì cũng chẳng qua là hô “ngăn chặn làn sóng CS” trên thế giới mà thôi. Nhưng điều này lại khó lọt tai họ.
Những người lính chỉ có thể chiến đấu khi họ biết rõ mình đang sống và chết vì cái gì. Vì vậy làm sao họ có thể bỏ mạng tại một nơi chiến trường cách xa quê nhà, với một đối phương nghèo về vũ khí nhưng cực kỳ dũng cảm như vậy được.
Ở đâu đó , người lính Hàn quốc có thể còn chiến đấu vì lòng căm thù, vì tín ngưỡng... Nhưng ở nơi này, không có bất cứ một biện pháp hữu hiệu nào để đưa những cái đó vào đầu họ. Những binh lính tham chiến ở VN đều do mệnh lệnh cấp trên hoặc vì mấy đồng lương thưởng. Hơn nữa trong lòng người dân VN tràn đầy lòng căm thù quân đội ngoại quốc đến xâm lược nước họ.
Biệt hiệu của tôi là “tướng cướp rừng xanh”. Binh lính tin tưởng tôi. Những người lính không vượt qua được chính mình nơi đất khách quê người này rất dễ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý.Vì vậy mà tôi thường xuyên dùng thể thao, trò chơi, lùng sục, phục kích, trinh sát, lao động, huấn luyện để kéo mình ra khỏi cô đơn và đem lại sự cân bằng nhất định.
Bộ phận điện báo AIU từ đơn vị cấp trên liên tục chuyển đến cho chúng tôi tin tức về 4 chuyên gia quan Bắc Triều Tiên đến VN để huấn luyện cho 400 quân giải phóng về cách tiêu diệt một đại đội quân Hàn quốc. Và đại đội của tôi được cho biết sẽ là đối tượng thực hành của kế hoạch này. Phía quân Hàn quốc thì sư đoàn trưởng đã trực tiếp xuống tận đại đội để chỉ thị cách đối phó.
Trên cao điểm 166, cách căn cứ của đại đội khoảng 1km, có một trung đội độc lập của đại đội đóng quân. Vị trí của đại đội nằm án ngữ trước căn cứ 226, một căn cứ chủ yếu của đối phương. Đại đội tôi đã dùng các loại pháo 105 đến 155mm pháo kích mãnh liệt vào khu vực từ cao điểm 166 cho đến thung lũng. Từ “pháo kích tầm xa”, “pháo kích cuối cùng”, “pháo kích căn cứ”, đều được mang ra áp dụng.
sư đoàn trưởng và tôi đang theo dõi trận pháo kích đó trên điểm cao 166 thì bỗng nhiên thấy đạn pháo rơi ngay trên đầu. Chúng tôi không thể ngờ rằng pháo binh đã dùng cả “pháo kích căn cứ” trong trận này. Sư đoàn trưởng đã phải nằm bẹp xuống đất dưới làn đất đá, không ngẩng đầu lên. Việc “pháo kích căn cứ” này là do ý của tôi. Tháng trước đại đội đã chết một và bị thương hai lính trong một trận pháo kích của đối phương. sư đoàn trưởng đã lập tức tới thăm đơn vị chúng tôi. Tất nhiên chúng tôi cho rằng sư đoàn trưởng đến để hỏi thăm và khích lệ. Vừa ngồi xuống một cái là ông ta đã nói: “Cái bọn bệnh hoạn này”. Ông ta đã chửi mắng vì chúng tôi đã bất cẩn trong tiếp đón nhưng ông ta đã không hề nghĩ gì đến những người lính không biết sống chết lúc nào. Tất nhiên một người chỉ quen với việc đón tiếp long trọng ở hậu phương có thể không hài lòng với cách đón tiếp của một đơn vị chiến đấu. Việc một cấp chỉ huy mắng chửi thuộc hạ của mình vì một lỗi không có gì đặc biệt như thế là hoàn toàn không đúng.
Việc tôi cho pháo kích căn cứ chính là một kiểu kháng nghị, một kiểu biểu tình vũ lực. Việc này cũng là ý muốn của toàn đơn vị và đồng thời cũng được thoả thuận trước với pháo binh. Sau này trước khi hết hạn phục vụ tại VN, tôi cũng đã kiến nghị với tiểu đoàn trưởng xin được đánh một trận quyết định với 400 người được quân Bắc Triều tiên huấn luyện trong khu căn cứ A Nội. Đó là thời điểm 1 tuần trước khi tôi lên đường về nước. Tiểu đoàn trưởng đã khuyên tôi hãy lên đường về nước cho an toàn, chẳng may có chuyện gì thì làm sao còn trông thấy mặt vợ ở nhà.
Khi còn học ở trường sĩ quan lục quân, tôi và tiểu đoàn trưởng cùng là thành viên của đội bóng bầu dục nên chúng tôi rất hiểu nhau. Tất nhiên tiểu đoàn trưởng cũng biết rất rõ vợ tôi, người luôn có mặt trên sân vận động mỗi khi có trận đấu. Tôi đã giải thích cho đại đội biết là trong rừng đang có quân Bắc Triều tiên và ra lệnh cho đại đội chuẩn bị một trận đánh kéo dài 4 ngày 3 đêm. Chúng tôi rời căn cứ kéo vào thung lũng A Nội. Nhưng một tình huống đã phát sinh ngoài dự đoán của chúng tôi. Trên đường hành quân chúng tôi đã gặp phải một đầm lầy. Trong bóng đêm dày đặc chúng tôi không thể biết đầm lầy đó sâu rộng ra sao. Điều này đã khiến tôi lúng túng. Hơn nữa trong đêm, tiếng lội bì bõm vượt qua đầm lầy nghe chẳng khác nào tiếng thác đổ, và điều này sẽ làm cho đối phương trong thung lũng phát hiện ra. Lúc đó trong đầu tôi đã nghĩ tới chuyện nếu chẳng may đụng đối phương thì có lẽ đây là trận đánh cuối cùng của chúng tôi.
Mặc dù tôi liên tục dùng vô tuyến điện ra lệnh cho đại đội không được phát ra tiếng động, nhưng tình hình lúc đó đã hoàn toàn không thể kiểm soát nổi. Tôi ra lệnh cho các trung đội trưởng không được tiếp tục tiến nữa, tất cả dừng lại và từng trung đội một sẽ vượt đầm lầy. Nhưng binh lính của tôi không còn muốn nghe lệnh nữa mà chỉ muốn sao thoát ra khỏi đầm lầy ngập đến ngực này càng nhanh càng tốt. Tôi liền ra lệnh người nào để phát ra tiếng động sẽ bị bắn ngay lập tức, nhưng tiếng động mỗi lúc một to hơn. Có lẽ đối phương đã không thể tưởng tượng được là quân Hàn quốc, đội quân thường sử dụng trực thăng để di chuyển trong những cự ly như thế này, lại có thể vượt đầm lầy trong đêm, và gần sáng thì tiếp cận được với điểm cao 100 nằm ngay giữa thung lũng.
Trên cao điểm có một vị trí mà từđó có thể quan sát được toàn bộ thung lũng. Tôi đã lên đó để quan sát tình hình xung quanh. Tôi đã nhìn thấy những làn khói bếp nấu cơm sáng bay lên khắp nơi, sâu trong thung lũng. Tại đây không hề có một khu dân cư nào nên có thể chắc chắn rằng có một đơn vị khá lớn của quân chính quy VC đang giấu mình trong đó. Tôi đã gọi pháo 155mm và hướng pháo vào những nơi có khói bốc lên đã được tôi đánh dấu trên bản đồ. Tại chỗ chúng tôi cũng pháo kích bằng cối 81mm. Trong giây lát làn khói bếp trong thung lũng đã được thay bằng khói đạn pháo mù mịt.
Nhưng không như mong muốn, “trận quyết chiến cuối cùng” đã không đạt được kết quả mong muốn. Tất nhiên là đối phương sẽ bị thiệt hại trong trận pháo kích đó, nhưng chúng tôi không thể nhìn tận mắt. Đáng ra chúng tôi phải tiêu diệt đối phương bằng cách phục kích trên đường di chuyển chứ không phải bằng pháo kích. Sau khi bị đạn pháo bắn chính xác, có lẽ quân giải phóng đã nhận ra rằng quân Hàn quốc đã xâm nhập vào thung lũng. Vì vậy họ bắt đầu phái từng người một ra trinh sát ở thung lũng. Nếu bị đối phương phát hiện thì phần bất lợi sẽ thuộc về chúng tôi. Đối phương biết quá rõ về địa hình trong thung lũng và biết cách phải phòng thủ thế nào. Nhưng đối với chúng tôi, thung lũng lại là một địch thủ mới và nếu bị bao vây thì chúng tôi sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không có phần thắng.
Đối phương đã phái người ra trinh sát ngay trước mắc các trung đội của tôi, những người đã lập nên trận địa phục kích ngay trong thung lũng. Tình hình lúc này đòi hỏi phải xem xét một cách thận trọng việc có tiếp tục trận đánh nữa hay không. Cuối cùng tôi đã hướng dẫn pháo bắn thêm một lúc nữa và quyết định cho đại đội rút lui. Tôi đã cố gắng để có một trận quyết chiến cuối cùng, nhung thật tiếc kết quảđã là không.
Sự chuẩn bị của quân giải phóng rất tỉ mỉ. Họđã chuẩn bị quyết chiến tại ngôi làng nằm bên cạnh căn cứ của đại đội và cũng là nơi tôi hay đi lại mà không đem theo súng. Trong ngôi làng này có một cô gái xinh đẹp tên là Hiệp, là con gái một gia đình Việt Cộng. Thỉnh thoảng tôi có ghé nhà này. Và VC đã lập trận địa phục kích chính tại nơi đó. Họ đã vào đây, chuẩn bị trận địa trong đêm và rút đi trước khi trời sáng sau khi đã ngụy trang trận địa, cứ như vậy liên tục trong một tuần. Kế hoạch của họ dùng khoảng 200 quân lập một trận địa phục kích và sau đó dụ đại đội 11 vào để tiêu diệt. Sau này qua lời kể của binh nhất Pak Chang Soon, tôi có thể tưởng tượng ra trận đánh đó. Trong quyển nhật ký chiến đấu của anh ta đã ghi lại như sau:
“Chúng tôi đã bị lừa vào trận địa phục kích. Anh lính điện đài bị trúng đạn ngay khi vừa định đánh điện về. Viên hạ sĩ quan cũng bị bắn gục. Anh lính điện đài đang nhảy tưng tưng vì đạn bị bắn trúng mặt. Phân đội trưởng phân đội 1 không còn nghĩ gì đến việc bắn súng nữa mà quay sang cầu nguyện cho các đội viên, anh ta cũng bị trúng đạn và chết trong lúc đang cầu nguyện. Còn phân đội trưởng của tôi, người cũng bị bắn giữa mặt thì đang xả đạn loạn xạ lên các cây dừa. Tôi bồng nghe thấy tiếng kêu “nước, nước” và quay lại thì thấy Chang Man đã hấp hối vì bị đạn trúng cổ. Tôi lấy khăn ướt đắp lên mặt cho anh ta và tiếp tục nổ súng. Tôi có cảm giác như mình đang ở trong một bộ phim cao bồi miền Tây.
Sau một lúc thì tôi hết đạn. Trong khoảnh khắc hình ảnh vợ con và quê hương hiện lên trong mắt tôi, và tôi khóc. Thấy lựu đạn ném về phía mình, tôi liền nhỏm dậy và chạy, nhưng ngay lập tức bị ngã vì vấp phải xác của đồng đội. Tôi nghe thấy tiếng chân ngày càng tiến gần về phía mình, tôi gọi thầm tên con gái “Jong Nye ơi” thì một nòng súng hướng về đầu tôi bóp cò. Nhưng thật may mắn là viên đạn đã không trúng đầu mà chỉ xuyên thủng vai bên trái. Vừa hay lúc đó pháo của quân ta bắt đầu bắn đến.
Khi tôi tỉnh lại thì thấy mình đã bị lột hết quần áo. Thay vào đó là tôi bị cát bụi do đạn pháo phủ kín người. Tôi đứng dậy đúng lúc đó đạn pháo lại bay đến. Lợi dụng lúc này tôi chạy thục mạng về phía ngược lại. Sau một hồi tôi thấp thoáng thấy bóng mũ sắt của quân Hàn. Khi tôi mở mắt ra thì đã thấy mình nằm trong bệnh viện. Đội trưởng đội an ninh và sĩ quan y tế đến bên tôi và yêu cầu kể lại chi tiết trận đánh. Lời đầu tiên của tôi là: “tất cả đã chết”".
Binh nhất Pak Chang Soon là người duy nhất sống sót hôm đó. Ngay lập tức quân Hàn quốc đã huy động một tiểu đoàn quân đi phục thù, nhưng không gặt hái được kết quả gì. Quân Hàn đã bao vây kín khu vực đó, nhưng chỉ có lực lượng thiết giáp của quân Hàn bị thiệt hại bởi đạn B40 của đối phương mà thôi. Đêm hôm đó 200 quân giải phóng đã lọt qua vòng vây và rút lui nhẹ nhàng về núi Đầu Voi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét