Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Phần 4: NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG TRONG CON MẮT SĨ QUAN NAM HÀN

Cảm ơn Trần Thị Hương Ly giới thiệu bài viết cảm động này...
Tôi rất muốn tìm hiểu về lịch sử cha ông qua những trang viết của những người ở phía bên kia. Họ đã nghĩ gì, làm gì với cha ông chúng ta?
Đọc những dòng hồi ký này, thật khó cầm được nước mắt. Cha ông mình anh dũng quá khiến những tên lính ngoại bang phải run sợ....
Dưới đây là những dòng hồi ký của Kim Jin Sun- một cựu chiến binh Nam Hàn đã tham chiến ở Việt Nam trong biên chế sư đoàn Mãnh Hổ. Ông đã về hưu với quân hàm Đại tướng.
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tướng Kim giữ chức Đại uý, Đại đội trưởng Đại đội 11 trong sư đoàn Mãnh Hổ. Ông khá được trọng dụng vì "chỉ biết truy tìm và diệt Việt Cộng (VC)" với biệt danh "tướng cướp rừng xanh"...

Tuy nhiên qua hồi ký này người đọc sẽ thấy những gì diễn ra trong cuộc chiến ở Việt Nam đã làm tướng về hưu Kim Jin Sun phải suy nghĩ và ân hận trong giai đoạn cuối đời. 
======

Hồi ký Kim Jin Sun (phần 4)
Quốc lộ 1 là con đường rải nhựa nối giữa Sài gòn và Hà nội. Căn cứ của đại đội nằm cách Quốc lộ 6 km về phía cao nguyên và được nối với quốc lộ bằng một con đường đất. Con đường này là nơi tôi thường xuyên đi lại.
Một hôm, tiểu đoàn trưởng ghé thăm và nói đại đội đã lập nhiều chiến công nhất nên có gì khó khăn cứ thẳng thắn đề xuất. Nghe tôi nói là cần một chiếc xe Jeep, ông ta liền nhấc ngay điện thoại về sở chỉ huy yêu cầu cử một chiếc xe khác đến để đưa ông ta về, còn chiếc xe ông ta đang đi để lại cho tôi. Thế là tôi tự nhiên lại có một chiếc xe Jeep, mặc dù chức vụ mới là đại đội trưởng.
Nhưng tai ương cũng từ đó bắt đầu đến với chiếc Jeep của tôi. Những quả mìn chống tăng được rải trên đường thường xuyên đùa giỡn với tình mạng của tôi. Trong thời gian phục vụ 10 tháng tại đây, các đại đội khác đã có 18 người chết và 40 người bị thương trên con đường này. Cũng trong thời gian này 1 xe làm đường, 3 xe bọc thép, 1 xe GMC và 3 xe khác của quân VNCH đã bị phá huỷ. Vì vậy tiểu đoàn đã ra lệnh đóng cửa con đường này và dùng trực thăng để tiếp tế cho đơn vị. Nhưng tôi phản đối là dù bất cứ trong điều kiện nào tôi vẫn sẽ sử dụng con đường này. Việc tôi muốn được dùng xe Jeep mà mãi tôi mới có được đã khiến tôi bảo vệ ý kiến này.
Những quả mìn bằng thuốc nổ TNT được Việt Cộng chế tạo rất tinh vi. Điều làm tôi ngạc nhiên là ý tưởng sử dụng trọng lực của xe đi qua để nối cực âm và dương của pin để kích nổ mìn. Để chống lại đối phương trên con đường này, tôi thường xuyên thay đổi vị trí phục kích nhưng thường thất bại. Trong các tài liệu thu giữ được có ghi lại là quân giải phóng đã làm được khoảng 300 kg mìn TNT và 100 quả lựu đạn.
Không biết tự bao giờ các đường dây điện thoại nối đại đội với các trận địa thường xuyên bị mất cắp. Để tìm hiểu xem ai đã gây nên chuyện này, tôi đã cho gài mìn lên đường. Nhưng ngoài dự đoán của tôi, khi mìn nổ thì không phải là VC mà là một đứa trẻ chăn trâu. Thật là kỳ lạ. Phải chăng nó cũng là VC?
Chúng tôi tìm mọi cách để tìm ra nơi đặt mìn, thậm chí phun cả dầu phế thải ra mặt đường để làm cho mặt đường đen đi và khi VC đào đất đi để đặt mìn sẽ làm thay đổi màu đất. Cũng có khi chúng tôi dùng cả chổi quét để tìm ra dấu tích của mìn TNT. Cũng có vài lần tôi đã phát hiện được ra mìn. Một lần tổ trinh sát báo về đã phát hiện một dây điện màu vàng trong lòng đất. Thế là tôi đến ngay hiện trường và dùng dao đào đất theo hướng của sợi dây đó. Sau một hồi quả mìn cũng hiện ra. E rằng cạnh mìn TNT còn có mìn vướng nổ khác gài lại nên tôi đã dùng dây buộc quả mìn đó và sau khi ra xa 30 m đó thế nào cũngcó một quả TNT khác gài cùng. Vì vậy tôi đã ra lệnh cho binh lính dò xét thật kỹ khu vực đó. Đúng là họ đã phát hiện ra một quả TNT khác. Tôi ra lệnh cho binh lính tránh xa khỏi khu vực khoảng 30 m và sau đó ném một quả lựu đạn, định dùng sức nổ của lựu đạn để kích nổ quả TNT. Đúng là một suy nghĩ ngớ ngẩn. Và quả lựu đạn cũng không trúng đích.
Sau khi đặt lựu đạn lên tôi có khoảng 3 giây để chạy, và ngay khi tôi vừa kịp nằm sấp xuống bờ ruộng thì một tiếng nổ lớn của quả lựu đạn và 40 kg TNT phát ra cùng với cát bụi bay rào rào về phía bờ ruộng nơi tôi nằm. Một cột khói bụi bốc cao lên tận trời, còn con đường thì gần như bị đứt làm đôi. Lúc đó tôi tự thấy là mình quá liều lĩnh. Vụ việc xảy ra lớn nhất trên con đường đó là việc mìn TNT đã giết 5 lính và làm bị thương 15 lính khác của đại đội 19. Lần đó tôi đã nổi cáu với chỉ huy tiểu đoàn. Nguyên nhân mà họ xuất quân là ngày hôm trước quân giải phóng đã bắn 5 phát B40 vào sân bay Phù Cát. Mà sân bay Phù Cát là sân bay của quân Mỹ. Sau khi bắn xong, ngay trong đêm đó họ đã rút, việc xuất quân lùng sục chẳng qua là muốn xun xoe với quân Mỹ thôi. Cuối cùng thì trò hề đó kết thúc với một thiệt hại to lớn. Khi đi lại trên con đường này tôi không bao giờ giao tay lái cho lính lái xe vì sợ chẳng may lại đúng phải mìn. Vì thế tôi luôn tự cầm tay lái. Tôi có một cách lái xe đặc biệt mỗi khi đi qua con đường này: không bao giờđi vào giữa điểm, mà lần thì đi sát vào bên trái, lần thì đi sát vào bên phải đường. Vào mùa khô khi ruộng không có nước tôi đi cả xuống ruộng. Tức là không theo một quy tắc nào cả. Lối lái xe đó là sự đảm bảo cho tính mạng của tôi. Nhờ đó mà chiếc Jeep của tôi an toàn. Thậm chí có lúc có chiếc CMG đi theo ngay phía sau lại trúng mìn làm 3 lính chết trong khi xe tôi đi qua an toàn. Đây chẳng khác nào một trò chơi chết người. Tất nhiên mỗi khi đi qua con đường đó tôi cũng chẳng được yên tâm, luôn phải nhấp nhổm căng thẳng với mặt đất dưới bánh xe. Tôi cũng nhiều lần lái xe như tên bắn trên con đường đó với suy nghĩ nếu chẳng may có đụng phải mìn thì sau khi xe chạy qua mìn mới kịp nổ. Mỗi lần như vậy là tôi lại được nếm thử mùi vị căng thẳng tột độ.
Sau khi tôi về nước, trên con đường đó đã xảy ra một sự kiện bi thảm làm chết 9 người và bị thương nặng 3 người của đại đội. Quân giải phóng đã không chôn mìn TNT trên đường nữa mà đã chôn đạn pháo 155mm bên rìa đường, khi xe đi qua thì dùng máy kích nổ của mìn Clâymo cho nổ. Rõ ràng mục tiêu là nhằm vào chiếc Jeep đi lại không có quy tắc gì của tôi. Đây là một ví dụ cho thấy quyết tâm của những người lính phía bên kia mãnh liệt đến mức nào. Dù sao tôi cũng đi qua con đường đó một cách bình yên vô sự.
Phần 11 và 12 của cuốn hồi ký này có chung một nội dung: nói về tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Hai phần này khá ngắn lại có chung một chủ đề nên tôi ghép làm một. Tiêu đề phần này do tôi tự đặt.
Đến làng Việt Cộng
Con người không ai có hai mạng sống. Nhưng trên chiến trường tôi đã hành động như là mình có những hai mạng vậy. Tôi gần như là đã đánh bạc với mạng sống của mình bằng những hành động thiếu suy nghĩ và ngu xuẩn. Không phải là tôi dũng cảm hơn người mà do tôi đã điên rồ cho rằng mình không thể chết được. Và đồng thời tôi cũng muốn làm một điều gì đó ra trò trước mặt binh lính.
Một hôm tôi dẫn một lính liên lạc và một lính dân sự cùng vượt qua cầu tự do, nơi có trạm kiểm soát cuối cùng, để đi về hướng bắc. Đại đội trưởng đại đội 7 làm nhiệm vụ ở cầu đã can tôi đừng có đi vào khu vực Việt Cộng kiểm soát với 3 người. Điều đó quá nguy hiểm. Nhưng tôi vẫn giữ nguyên ý định và vượt qua cầu.
Sau khi vượt qua cầu, chúng tôi bỏ lại chiếc xe Jeep bên đường rồi vượt qua khu làng được coi là thuộc quyền kiểm soát của quân giải phóng tới núi ở phía bắc. Sau khi đi một hồi, quay lại nhìn ngôi làng chúng tôi phát hiện có 4 người trong trang phục đen có trang bị súng xuất hiện. Tôi hỏi tên lính dân sự: “đó chắc là VC hẳn?” Anh ta trả lời “cũng có thể là bọn dân vệ” và hét to gọi những người kia. Lập tức họ bắn về phía chúng tôi và biến mất vào trong làng. Chúng tôi cũng lập tức bắn trả lại. Tôi ngắm bắn vào những bóng áo đen đó, nhưng ở khoảng cách 150 m thì khó mà trúng được. Nhưng đạn của chỉ huy bao giờ cũng phát sáng nên sau khi bay không trúng đích nó đã trúng vào mấy ngôi nhà làm chúng bốc cháy. Đây chính là tín hiệu cho quân giải phóng biết là chúng tôi đã vào tận căn cứ của họ.
Ngay lập tức chúng tôi nhanh chóng quay về. Hai người bắn, một người bò. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi tham chiến tôi phải bò. Chúng tôi phải làm sao thật nhanh ra được quốc lộ 1 và quay về phía cầu.
Rồi chúng tôi cũng bắt đầu nhận ra thấp thoáng những chiếc mũ sắt của quân Hàn quốc canh đường sắt song song với quốc lộ. Đó là tổ đi cứu tôi của đại đội 7 sau khi nghe tiếng súng nổ. Chắc là họ đã nghĩ tôi là một đại đội trưởng ngớ ngẩn không biết gì về nguyên tắc chiến đấu. Sau đó tôi đã cùng với 1 trung đội của đại đội 7 đi lùng sục ngôi làng đó.
“VC chạy ra khỏi ngôi nhà nào?”. Tôi hỏi

Tinh thần đấu tranh của người phụ nữ Việt Nam
Ảnh minh họa: cô Võ Thị Thắng bi bắt nhưng vẫn nở nụ cười gan dạ
Trước cảnh người thân bi tra tấn
Ngưòi VN có câu “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Tinh thần đó đã được kế thừa thường xuyên suốt chiều dài lịch sử VN. Theo điều tra thì trong khu vực trách nhiệm chiến thuật của đại đội tôi luôn có 4 cô gái làm nhiệm vụ trinh sát cho Việt Cộng. Những cô gái xinh đẹp này ăn mặc khá đẹp. Khi một trung đội bắt được một người trong số đó trong trận phục kích, dân làng đã kéo đến biểu tình và nói rằng cô gái đó là dân lương thiện. Nhưng gia đình thật sự của cô gái đó lại không thấy xuất hiện. Điều đó có nghĩa là gia đình cô ta đang ở trong núi, và cô ta có quan hệ với quân giải phóng.
Trong khi phục kích ở núi Đầu Voi, đại đội tôi cũng đã nhìn thấy một cô gái trong chiếc áo dài đỏ đi ngang qua. Lúc đó tại khu vực đang có chiến dịch quy mô lớn với tên gọi “Mãnh hổ”. Và chắc chắn trong khu vực núi đó có căn cứ của quân giải phóng. Binh lính do mong chờ cô gái xinh đẹp tuyệt vời đó sẽ quay lại con đường này dẫn theo VC nên đã để cho cô gái cứ thế đi qua.
Nhưng cuối cùng thì cả người đẹp đó lẫn VC đã chẳng xuất hiện. Thế là chúng tôi đã mất cả chì lẫn chài. Binh lính đã tỏ ra rất tiếc rẻ khi phải cho cô gái xinh đẹp đó đi qua theo lệnh của đại đội trưởng. Tất nhiên là tôi cũng thấy tiếc. Cô gái mà chúng tôi bắt được rõ ràng là đã bị bắt trong khi dang ở khu vực hoạt động của VC nhưng vẫn một mực kêu là dân bình thường. Binh lính đã lột quần áo cô ta, nhốt vào căn cứ trên điểm cao 166.
Sau khi tôi về nước, quân giải phóng đã dụ đại đội tôi vào ổ phục kích và tiêu diệt một trung đội. Người đảm đương nhiệm vụ kéo cả đại đội tôi vào ổ phục kích cũng là một cô gái. Lúc cả đại đội hô “Bắt tên Việt cộng gái kia” và đuổi theo cũng là cả đại đội rơi vào ổ phục kích. Một trung đội đã tử trận.
Tinh thần đấu tranh kiên cường vì độc lập, tự do của Tổ quốc của người phụ nữ VN cóthể ví như bản năng bảo vệ con cái. Lần đầu tiên Việt Nam nổi lên chống lại thế lực thống trị nước ngoài, ngưòi lãnh đạo cuộc nổi dậy đó là hai người phụ nữ tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai Bà Trưng đã được tưởng nhớ cho đến tận ngày nay, và tên tuổi họđã được đặt cho các đường phốở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác của Việt Nam. Những người phụ nữđã từng thấy khi tham chiến ở Việt Nam đều là những người đã kế thừa tinh thần quật cường đó của dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét