Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Cuối tuần: Wikileaks hé lộ những cuộc điện đàm giữa Ô nhọ và Kẹo mút

Lời dẫn: Cuối tuần thư giãn, Google.tienlang xin phép bạn đọc Obama gộp các comments của bạn thành một entry này. 
=====
 
21:32 Ngày 14 tháng 08 năm 2014: Tự tay bóp ...ái

Kẹo mút: Anh Nhọ ơi, sao anh với các anh, chị xứ Êu Êu lại đánh trống bỏ dùi thế?

Ô nhọ:
Chú xách mé gì anh đới!

Kẹo mút: Em đâu dám, em chỉ thắc mắc là cái danh sách cấm vận/trừng phạt với nhà Pú nó ngắn thế. Em là em cấm tất, cấm luôn cả trung chuyển khí đốt qua đất nhà em.

Ô nhọ: Chú ng… hết phần của thiên hạ. Bộ chú muốn cả Châu Âu cùng hát bài “Mùa đông không lạnh” với nhà chú hử!

Kẹo mút: Thế anh làm gì đi chứ.

Ô nhọ: Khổ quá, cũng muốn danh sách trừng phạt ấy nó dày như 2 cuốn sách gối đầu giường bí kíp truyền đời nhà anh là: Tuyên ngôn Cộng sản và Tư bản luận của cụ Mác với cụ Ăng-gen, khốn nỗi anh sợ càng cấm nhà hói lại càng nhăn nhở!

Kẹo mút: Nó nhăn nhở thì càng phải cấm chứ?

Ô nhọ: Mẹ, đúng là chú chỉ biết mỗi nghề bán kẹo, dốt đặc cán mai. Nó cười đấy chứ có khóc đâu! Tính đi, tính lại thì càng cấm nhiều mình càng thiệt nhiều!

Kẹo mút: Anh nói gì em chưa hiểu! Anh thông cảm đầu em đặc quánh mạch nha kẹo mút nên tư duy chậm lắm.

Ô nhọ: Này nhé, mới cấm một tý mà người chăn nuôi Mẽo chuẩn bị ăn trứng và thịt gà trừ bữa, chú Bô-lan đã đòi đền bù 500 triệu Oi-rô lại còn định đổ táo thối sang sân nhà anh nữa chứ.

Kẹo mút: Thế thì anh tự bóp ..ái mình rồi còn gì!

Ô nhọ: Mịa, chú tưởng anh muốn thế lắm à? Đầu tiên định bóp nhẹ thôi, nhưng chị Mẹc, anh Run và các anh chị khác cũng tự ngồi lên mảnh sành rồi, nên anh đành nhắm mắt bóp ..ái mình mạnh hơn để làm gương. Làm anh ăn thèm, vác nặng khổ thế đấy chú Kẹo ạ!

Kẹo mút: Vậy thì phải làm sao đây anh?

Ô nhọ: Có khi phải tự bóp mạnh hơn nữa mất! Đúng là nhọ thật. Trời đã sinh Ô sao còn sinh Pú!

11:49 Ngày 15 tháng 08 năm 2014:  Đoàn tiếp viên Ngọc Trinh chưn dài đi đâu? 

Ô nhọ (giọng hốt hoảng): Này chú Kẹo, quả này toi rồi!

Kẹo mút: Có gì mà phải xoẳn thế, cứ phải bình tĩnh như lúc chia tiền chứ anh.

Ô nhọ: Chú có biết đoàn tiếp viên Ngọc Trinh chưn dài đi đâu không?

Kẹo mút: Ơ, em vẫn tưởng chúng đang ở Voronezh. Thế vệ tinh nhà anh không soi được à?

Ô nhọ: Cái đám vệ tinh đấy nhà anh mà soi được thì đã không nhầm máy gặt đập liên hợp với pháo phản lực Grad.

Kẹo mút: Chết, em cứ tưởng đoàn ấy đi qua cửa vùng Khắc-cốp nên em dồn mọi lực lượng chờ sẵn ở đấy.

Ô nhọ: Sao chú lơ là mất cảnh giác thế!

Kẹo mút: Thế thì em đúng là thân con lừa rồi anh ơi, nhẹ không ưa, cứ ưa nặng. Quả này không khéo anh hói anh ý cho đoàn Ngọc Trinh xộc thẳng vào nhà em rồi, chẳng phép tắc gì sất. Bây giờ phải làm sao đây anh?

Ô nhọ: Để anh nghĩ tí đã.

Kẹo mút: Tại em chủ quan quá, thấy anh hói đang đi tắm biển và mút Crem, cứ tưởng không có gì. Hỏng hết bánh kẹo rồi!

Ô nhọ: Bình thường chú vẫn lẻo mép hơn cả mấy mụ hàng tôm hàng cá cơ mà. Hôm nay chú than với anh làm gì?

09:19 Ngày 16 tháng 08 năm 2014: Kiếm tí 2.000 tấn hàng nhà Pú 


Kẹo mút: Nào, có gì thì báo cáo đi!

Ô nhọ: Anh Nhọ đây mà chú Kẹo.

Kẹo mút: Xin lỗi anh, em đang chờ tin báo cáo các lữ đoàn của em đang bị bao vây đã đầu hàng nghĩa quân.

Ô nhọ: Sao chú bi quan thế!

Kẹo mút: Cái bọn đấy nó lắm mồm quá thể. Suốt ngày kêu gào giải vây, tiếp lương, gùi đạn, điếc hết cả tai.

Ô nhọ: Thì sao chú không giúp họ.

Kẹo mút: Nhà em nát quá rồi, anh ạ, lấy đâu ra mà tiếp tế. Có thế thôi mà chúng không hiểu, thà đầu hàng mẹ nó đi để em ngủ cho ngon, chứ đêm nào bọn nó cũng réo. Chả lẽ phải ra lệnh cho bọn nó đầu hàng, thế thì nhục quá.

Ô nhọ: Anh vừa viện trợ cho chú 33 củ, lại còn cả 1 chuyến C-130 của Canada tiếp tế lương thực, thuốc men cơ mà. Thế tiền đi đâu hết?

Kẹo mút: Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, số đó em ưu tiên nuôi đội gần nhà, vì nếu không cho chúng ăn thì chúng đợp em trước, còn bọn ở xa thì kệ, muốn đến đâu thì đến. Mà tiền đã chuyển đâu anh nhể?

Ô nhọ: Này, thế gần 2.000 tấn hàng nhà Pú đang gửi sang sao chú không kiếm tí.

Kẹo mút: Thì em cũng tính vậy, thậm chí định ăn cả, ở chợ đen đang được giá lắm, nhưng nhà Pú khôn quá, không chịu đi qua cửa khẩu do bọn em kiểm soát. Đã thế còn cho xe tăng và tên lửa đi kèm để mở đường. Em lo quá.

Ô nhọ:
Thế chú định thế nào?

Kẹo mút: Để vớt vát thể diện, em ủy quyền cho bọn Red Cross kiểm tra và phối hợp với đội nhà Pú phân phát hàng viện trợ.

Ô nhọ: Ừ, chú bắt đầu khôn ra rồi đấy.

09:22 Ngày 16 tháng 08 năm 2014: Kẹo mút "ngậm bồ hòn..."
 
Kẹo mút: Anh Nhọ ơi, noi gương anh, em vừa tự bóp …ái mình!

Ô nhọ: Chú đúng là thằng em ngoan, thấy anh làm bậy thì em làm theo! Thế cụ thể dư lào?

Kẹo mút: Em vừa tiếp tế cho... dân quân 800 tấn lương thực, thực phẩm anh ạ.

Ô nhọ: Ơ hay, bọn nó đang nhận 2.000 tấn của nhà Pú gửi sang cơ mà?

Kẹo mút: Vâng, thế mới đau em chứ. Em cứ tưởng làm thế thì vừa lấy được lòng dân, vừa ngăn được nhà Pú gửi hàng sang, không ngờ gậy ông đập lưng ông. Em đang vừa mếu vừa làm thủ tục hải quan cho bọn nó vào.

Ô nhọ: Thế phát hết 800 tấn ấy chưa?

Kẹo mút: Phát sạch bách rồi anh!

Ô nhọ: Bỏ mẹ, thế thì dân quân nó đủ dùng đến tháng 9 rồi, kế hoạch duyệt binh của chú phá sản mất thôi.

Kẹo mút: Bây giờ phải làm sao đây anh?

Ô nhọ: Thôi chú ngậm bồ hòn đi! Mà này, bảo mấy thằng cu em nhà chú đừng có sớ rớ lại gần đoàn tiếp viên chân dài Ngọc Trinh của nhà Pú nhé.

Kẹo mút: Sao phải làm vậy ạ?

Ô nhọ: Thì mấy thằng trẻ trâu nhà chú loạng quạng, mót quá lại tương vào đấy thì khả năng cao là chú phải dùng đến “Cẩm nang đu càng” đấy! Còn tránh xa là để đề phòng bọn dân quân chủ động tương vào mấy em Ngọc Trinh, tạo bằng chứng giả rồi vụ vạ cho chú cưỡng hiếp để xua đám người đẹp dao kéo sang. Giống như anh với chú làm vụ MH-17 ấy.

Kẹo mút: Thế hóa ra anh bảo em rút hết quân à?

Ô nhọ: Thôi, anh biết chú thốn tận rốn, nhưng đành vậy chứ biết làm sao! Chú chịu khó ca bài ca “Mùa đông không lạnh” năm nay nhé. Nhớ hướng dẫn cho quân dân nhà chú đốt lốp mà sưởi không kẻo chết lạnh.

Kẹo mút: À, anh Nhọ ơi, sao mấy hôm nay anh cũng ngậm bồ hòn thế, không thấy chém gió trên Mạng xã hội như mọi khi?

Ô nhọ: À, ờ… À, ờ

41 nhận xét:

  1. Có thể khẳng định, đến bây giờ, không hồ đồ, GT không là trang của nhóm, những cháu trí thức trẻ Việt Nam, hiểu biết lý,luật, yêu nước, yêu cách mạng, bảo vệ chế độ đơn thuần, nó nồng nặc mùi thân Nga. Biết nói sao bây giờ. Ăn cây nào phải rào cây ấy. Xơi cơm chúa không múa suốt ngày, lẽ thường. Thất vọng thì không phải. Nhưng buồn. Chẳng nhẽ người Việt mình nó thế?! Ước gì có cháu nào, em nào, vững đứng trên chân lý cách mạng Việt Nam,
    vững đứng trong lòng dân tộc, nói những điều, bàn những chuyện sát sườn nhân dân, đất nước, người tốt, kẻ xấu trong cộng cồng, cung cấp những thông tin trong sáng, không mùi Mỹ, mùi Tàu, mùi Nga. Khó. Rất khó. Lần nữa, chẳng nhẽ người Việt mình nó thế??? Quá buồn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huỳnh Trọng Đôlúc 11:33 16 tháng 8, 2014

      Tôi chả biết ông "Người Quen" này có sự quen biết ra sao với các bạn chủ nhà nhưng nhận xét như trên thật là hồ đồ.
      Tôi vẫn tin tưởng các bạn trẻ chủ trang trước sau như một: Mang sự thật đến công chúng.
      Sự thật là hiện nay ngay tại Việt Nam có không ít người, đáng ngại hơn cả là có không ít cán bộ vì lợi ích bản thân hoặc lợi ích nhóm đang bợ đít Mỹ, muốn rước Mỹ vào để làm nô lệ cho họ, coi rẻ chủ quyền quốc gia.

      Trong khi đó thì sự thật đã cho cả thế giới biết rằng Mỹ là trung tâm khởi mào cho mọi cuộc chiến tranh, loạn ly trên thế giới. Sự thật ở Iraq, sự thật ở Lybya, ở Aicap, ở Cosovo và ở Ukraina ngày nay...

      Nếu không nhìn rõ những gì đang diễn ra ở Ukraina thì cái thế lực bợ đít Mỹ đó sẽ rước chiến tranh loạn ly về Việt Nam như ở Ukraina hiện nay.

      Xóa
    2. Nhất trí với phân tích của ông Đô.
      Chỉ những ai mờ mắt mới không thấy những nhóm lợi ích ở VN đang có ý định bợ đít Mỹ, rước chiến tranh về VN.

      Xóa
    3. Bạn Huỳnh Trọng Đô!
      -Bạn Người Quen không hề phản đối mà còn đồng tình việc GT có cảnh báo khi quan kết với Hoa Kỳ. Nhưng mật độ dày đặc những bài viết của GT về Ucraina, về Nga, với cái nhìn hết sức chủ quan, thưa Bạn, theo Bạn, sự suy nghĩ, cảm nhận của độc giả chân chính, như Người Quen, và như chúng tôi, về "chỗ đứng" của GT
      trong cái xô bồ, bừa bộn thông tin hôm nay cũng là chuyện đáng quan tâm. Thay vì một hành xử văn minh khác, Bạn phán ngay"hồ đồ". Bạn tra nghĩa từ điển tiếng Việt, Bạn sẽ tự hiểu, Bạn đã lạm từ, ở đây, trên diễn đàn. Nhiều độc giả, có tôi, từng xem Bạn là người nói năng trước nay khá văn hóa và cẩn trọng. Nên tránh cách ăn nói trần trụi, tục tĩu xuất hiện quá nhiều trên GT. Chào Bạn.

      Xóa
    4. Tất cả đều đang kêu gọi tự do ngôn luận. Mà tự do ngoin luận thì đoif hỏi mỗi người nghe (nếu muốn nghe) cũng phải tự trang bị cho mình cách nghe, chọn lọc và phân tích.
      Cá nhân tôi, thấy "đối thoại" giả tưởng này rất hay. Nhưng nên thay từ "ông nhọ" đi.

      Xóa
    5. VOV nhai lại truyền thông phương Tâylúc 04:59 17 tháng 8, 2014

      Bác hung ngo manh, cái từ "Kẹo mút" và Ô nhọ" đã quá quen thuộc với dân mạng VN rooifn.

      Ông Nặc 15:32 Ngày 16 tháng 08 năm 2014, tình hình cả thế giới quan tâm hiện nay chính là tình hình Ukraina. Nó cũng là chuyện sát sườn của người Việt đó.
      Trong khi có nhiều báo chí chính thống VN nhai lại, làm cái loa không công cho cơ quan tuyên truyền Mỹ và Phương Tây thì những thông tin khách quan và chính xác ở GT này là vô cùng quý giá.

      Tôi mong các bạn tiếp tục cập nhật chủ đề này.
      Còn chuyện về ba cái ông rận VN như bọ xít, tường thụy, xuân riện, chênh dái lệch, văn đoàn độc lập, hội nhà báo độc lập .... thì người Việt ta đã quá hiểu rồi. Lũ phởn này chả còn chiêu trò nào mới nữa đâu.
      Ngại nhất là các nhà báo chính thống vẫn đang nhắm mắt đưa tin, chỉ dịch lại các bài của báo chí phương Tây mà k kiểm chứng gì cả làm cho bạn đọc VN hiểu sai về tình hình Ukr.
      Ví dụ:
      + Báo Tiền phong đưa tin:
      http://m.tienphong.vn/the-gioi/ly-khai-ukraine-sap-thao-chay-khoi-mien-dong-748394.tpo
      Theo bài này thì quân Tự vệ Donbass ngày mai, 18.8 sẽ bỏ chạy hết khỏi Donetsk
      Dạo này tp lên bài ác chiến,,, anh em kiểm chứng nhá, thứ hai 18.8 xem thế nào nhá????

      + VietNamNet chạy tít 'Hàng loạt xe quân sự Nga vào Ukraina'.
      http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/192606/hang-loat-xe-quan-su-nga-vao-ukraina.html
      Làm gì có cái nào đâu?

      Xóa
  2. Bài này với phong cách hài hước, hóm hỉnh mang tính thư giãn cuối tuần nhưng về cốt của câu chuyện thì thật chính xác với những gì đang diễn ra ở Ukraina.
    Cảm ơn tác giả và cảm ơn chủ nhà.

    Trả lờiXóa
  3. Bài "Bóp Dái..." đã như cứt nhão, ba ông trên còm lại càng nhão hơn cứt! Chán bỏ mẹ!
    Cái lồn con đĩ mẹ bọn... Rận!
    Hé hé hé...!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  4. Nguyễn Thành Phúclúc 13:20 16 tháng 8, 2014

    Bài hay tuyệt vời.
    Mở cửa, làm ăn với Mỹ nhưng không thể quên bài học Cảnh giác.
    Đây chính là đường lối chung của Đảng và Nhà nước ta.
    Không phải ngẫu nhiên mà ông Phạm Quang Nghị- Ủy viên Bộ Chính trị- Bí thư Thành ủy Hà Nội mới đây tặng tên diều hâu Mỹ Jon Mắc Kên bức ảnh bia chứng tích bên hồ Trúc Bạch.
    Qua việc này, lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng nhân dân VN muốn nhắc Jon Măc Kên và người Mỹ: Hãy đến làm ăn đàng hoàng ở VN, người VN không bao giờ quên bài học lịch sử đã qua của mình đâu.

    Trả lờiXóa
  5. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 13:56 16 tháng 8, 2014

    Theo Itar-Tass, đại diện ban tham mưu lực lượng dân quân cho biết: "Cả ba tên biệt kích này đi trên một chiếc xe ôtô, trong cốp xe này phát hiện có ba khẩu súng cối và tám quả đạn đi kèm, bảy quả mìn chống tăng, vũ khí cá nhân và thùng chứa đạn dự trữ." Nguồn tin này cho hay, trong quá trình hỏi cung, các đối tượng trên đã khai nhận đang thực hiện các nhiệm vụ cài mìn trên đoạn được qua làng Pridorozhnoe và tổ chức tấn công vào đoàn xe của Nga chở đồ viện trợ nhân đạo cho người dân Đông Nam Ukraine. Một lính biệt kích trong nhóm này khai rằng họ có bảy người được giao thực hiện tấn công vào xe chở đồ, tuyệt đối không được phép tấn công những người Nga hộ tống đoàn xe này. Ban tham mưu lực lượng dân quân thông báo đang truy tìm những biệt kích còn lại.

    Quá nhọ cho Uy Kiên ở thời điểm này !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phớt lờ lệnh trừng phạt, Lầu Năm Góc tiếp tục mua trực thăng Nga
      Dù Quốc hội Mỹ thông qua một loạt lệnh trừng phạt chống lại Nga nhưng giới chức Lầu Năm góc khẳng định sẽ tiếp tục hợp đồng mua trực thăng quân sự với Moscow.
      Phó tổng giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga Rosoboronexport, Igor Siluanov khẳng định, Quốc hội Mỹ muốn thay thế hợp đồng mua trực thăng quân sự Nga để chuyển giao cho quân đội Afghanistan bằng sản phẩm trong nước, nhưng không nhận được sự ủng hộ của giới chức quân sự Mỹ.

      Tuy nhiên, lãnh đạo Rosoboronexport không cho biết hiện công ty này có đang đàm phán hợp đồng bán trực thăng mới cho phía Mỹ hay không.

      Cần nhấn mạnh rằng, trong quá khứ, Lầu Năm góc và Rosoboronexport đã ký 3 hợp đồng cung cấp trực thăng đa nhiệm Mi-17V-5 để chuyển giao lại cho quân đội Afghanistan với khoảng 45 máy bay được chuyển giao. Toàn bộ số trực thăng trên đều được được bổ sung thêm gói thiết bị hỗ trợ nhìn đêm theo yêu cầu của phía Mỹ. Tháng 2-2014, cố vấn Tổng thống Nga về vấn đề Afghanistan, Zamir Kaboulov tuyên bố, trong tương lai gần, Kabul sẽ tiếp tục được cung cấp thêm trực thăng Mi-17V-5. Nhiều khả năng hợp đồng mới sẽ được thực hiện như thường lệ thông qua đối tác Mỹ.

      Bất đồng giữa Lầu Năm góc và Quốc hội Mỹ liên quan tới các hợp đồng mua vũ khí Nga bắt đầu gay gắt từ tháng 2-2014, khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine nổ ra. Trong khi Nhà Trắng, Quốc hội Mỹ liên tiếp siết chặt lệnh trừng phạt đối với Nga, thì Lầu Năm góc lại tuyên bố các hợp đồng mua vũ khí với Rosoboronexport sẽ không bị ảnh hưởng, đặc biệt là hợp đồng mua trực thăng Mi-17V-5. Lý do được giới chức Lầu Năm góc đưa ra là do máy bay trực thăng Nga phù hợp với điều kiện ở Afghanistan và phi công quốc gia Nam Á này đã quen với khí tài có nguồn gốc Nga nên không tốn chi phí chuyển loại.

      http://soha.vn/quan-su/phot-lo-lenh-trung-phat-lau-nam-goc-tiep-tuc-mua-truc-thang-nga-20140814172205848.htm

      Xóa
  6. Quân triều đình Kiev không phá vỡ được điểm phòng thủ của nghĩa quân DNR. "Tôi chưa bao giờ trải qua sự hổ thẹn như vậy" - một sĩ quan người Ucraina cho biết
    Các lực lượng của tiểu đoàn Donbass, Azov, Shahterk và RS đã không thể chiếm được vị trí phòng thủ của nghĩa quân DNR tại khu vực ngoại ô phía Đông Ilovaisk. 07 lính bị giết và hơn một chục người bị thương.


    "Từ 2 đến 5 tay súng bắn tỉa chặn đầu đã chiến đấu với 300 lính của Azov, Shahterk và kìm giữ họ lại trong 1km cách Ilovaisk. Không một ai dám ngóc đầu dậy. Đúng là một thất bại nhục nhã" một sĩ quan Ucraina cho biết.
    Cũng theo lời ông này, pháo binh triều đình đã bị chỉ sai toạ độ, pháo đã bắn vào khu vực trống. Tiếp sau đó, quân triều đình tấn công vào lô cốt còn nguyên vẹn của nghĩa quân.
    ...
    Người sĩ quan nói thêm rằng các tay súng bắn tỉa quân đội triều đình đã bắn nhau bằng súng trường Dragunov với tầm bắn hiệu quả 800 mét.Tuy nhiên, lực lượng nghĩa quân đã không cho phép họ tiến được gần hơn 1 km. Sau đó, nghĩa quân DNR đã bắt đầu đánh từ phía sườn.
    "Mỗi tiểu đoàn của chúng tôi có 9 radio liên lạc. Quân đội và các đơn vị lân cận không có bất cứ sự thông tin liên lạc nào..."
    ...
    Đoạn sau viên sĩ quan bắt đầu mô tả sự hỗn loạn và vô chính phủ, sự không được huấn luyện của cái gọi là các tiểu đoàn anh hùng". Tất cả sau đó bỏ chạy. "Tôi chưa bao giờ trải nghiệm nỗi ô nhục như trong trận chiến này. Chúng tôi là những kẻ trừng phạt ư?. Giống như những con nai có sừng thì đúng hơn!".
    http://slavyangrad.org/2014/08/12/k...-officer-i-have-never-experienced-such-shame/

    Trả lờiXóa
  7. KẾT QUẢ GIÁM SÁT BIÊN GIỚI CỦA OSCE:

    http://www.osce.org/om/122613

    Trích:

    " At the beginning of last week, activity at the Donetsk border crossing point was higher than in the previous weeks. On average, 5,500 entries/exits were recorded, of which roughly eighty percent were crossing to the Russian Federation"

    Trung bình một tuần có khoảng 5,500 lượt ra vào biên giới ở Donetsk, 80% là vào Nga.

    "Throughout the week the Observer Teams observed multiple groups of generally young people (men and women) wearing military-style dress crossing the border in both directions. Observer Teams also observed several ambulance evacuations of wounded supporters of the self-proclaimed republics."

    Phái đoàn quan sát OSCE nhận thấy có nhiều nhóm thanh niên cả nam và nữ mặc quần áo giống quần áo quân sự đi vào và ra điểm kiểm soát biên giới, đồng thời thấy nhiều xe cứu thương chở những người ủng hộ dân quân bị thương

    "In the past three days the Observer Teams noticed increased military activity in the vicinity of the Donetsk border crossing point: on 9, 10 and 11 August, the Observer Teams observed two armed Mi-24 helicopters flying over and around the border crossing point. Later during the nights, other helicopters were heard flying tactically very close to the border crossing point. During the day, the Observer Teams confirmed that the helicopters did not cross into Ukrainian airspace while flying within visible distance of the border crossing point"

    Phái đoàn quan sát OSCE thường xuyên quan sát thấy trực thăng Mi-24 của Quân đội Nga bay quanh khu vực trạm kiểm soát biên giới nhưng khẳng định máy bay trực thăng không hề bay vào lãnh thổ U và cách khu vực trạm kiểm soát một khoảng rõ rệt. Ban đêm thì có những lúc bay vào gần hơn nhưng không vượt qua

    Như vậy kế luận là việc tình nguyện từ Nga sang hoàn toàn là có, tuy nhiên tuyệt đối không có các đoàn vũ khí, tăng, thiết giáp như báo chí U nói vì phái đoàn OSCE ở các trạm kiểm soát biên giới đã nhiều tuần và không phát hiện ra bất kì dấu hiệu nào của việc Nga chuyển vũ khí sang cho dân quân !

    Bằng chứng cụ thể, rõ ràng nhất đập vào mặt bọn vẫn rêu rao là Nga thế này thế kia !!!

    Trả lờiXóa
  8. Một tộc dân như Nga
    Dễ dàng gì khuất phục
    Càng khó càng tỏ ra
    Thể hiện mình đúng lúc

    "Không nhớ thời Liên Xô
    Trái tim thời nguội lạnh
    Lập lại thời Liên Xô
    Cái đầu kia cũng lạnh"

    Cái gì tạo sức mạnh
    Sau phá nát bằng (màu)
    Phải chăng người Nga hiểu
    Theo Mỹ đi về đâu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  9. https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=33oSyWyDRX8

    Tin sét đánh dành cho quân triều đình: tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Donbass tố cáo chính quyền Kiev tàn nhẫn lừa dối nhân dân Ucraina, buộc họ phải chém giết lẫn nhau.
    Simon Sementchenko trong một đoạn video thừa nhận rằng những lãnh đạo Ucraina đã cố tình đẩy những người Ukraina chém giết lẫn nhau.

    Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn trừng phạt "Donbass" Simon Sementchenko ghi lại một tin nhắn video gửi đến các đại biểu của Verkhovna Rada của Ucraina. Trong đó ông nói rằng chính phủ lừa dối người dân của đất nước, buộc họ phải đi đến chiến tranh với nhau. Sementchenko cũng nói thêm rằng đang chờ đợi một cuộc bầu cử công bằng.
    ...
    Vị chỉ huy tiểu đoàn Donbass nói thêm "Chúng tôi đang chống lại việc thu mua phiếu cử tri khi trả 200 hryvnia và qua đó giành chiến thắng. Quốc hội phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Nếu tiếp tục áp bức họ thì rất nguy hiểm. Quốc hội cần đến sức mạnh nhân dân để có trách nhiệm với đất nước.
    http://rusvesna.su/news/1408029782

    Không đau vì quá đau. Quả này dễ lính Donbass bắt sống Dmitry Jaros để có tiền thưởng!.
    Tin chiến sự cập nhật: Anh Bezler vừa háo hức thông báo đã đánh sập tổng hành dinh của RS tại VerkhniKrnke, tiêu diệt 6 APC, 4 xe tăng cùng kho đạn dược.

    Trả lờiXóa
  10. Chính phủ Argentina cáo buộc công ty Mỹ có hành vi “khủng bố”lúc 18:35 16 tháng 8, 2014

    http://www.vietnamplus.vn/chinh-phu-argentina-cao-buoc-cong-ty-my-co-hanh-vi-khung-bo/276526.vnp

    Căn cứ Luật Chống khủng bố, Cơ quan Thu ngân sách liên bang Argentina (AFIP) đã chính thức kiện tập đoàn in ấn RR Donnelley của Mỹ vì dựng lên một vụ phá sản giả tạo, gây tâm lý sợ hãi cho người lao động bị mất việc.

    Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires ngày 16/8, tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực in ấn này bị Chính phủ Argentina cáo buộc làm “xáo trộn trật tự kinh tế và tài chính” sau khi đóng cửa bất hợp pháp chi nhánh tại tỉnh Buenos Aires.

    Tổng thống Argentina Cristina Fernández cho rằng với việc đóng cửa chi nhánh, khiến hơn 400 người lao động bị mất việc, RR Donnelley cùng với giới truyền thông chống đối chính phủ đăng tải rộng rãi vụ “phá sản” đang tạo ra một “môi trường khủng bố kinh tế.”

    Bà tố cáo có sự mờ ám trong vụ phá sản này, vì Donnelley đệ đơn xin phá sản lên một tòa án thương mại của Argentina hôm 8/8 và được chấp nhận ngay trong ngày 11/8.

    Công tố người Argentina Patricio Evers đã đề nghị Thẩm phán liên bang Daniel Rafecas ra lệnh điều tra vụ việc trên. Ngoài yêu cầu điều tra hành vi “gian lận” của RR Donnelley, Chính phủ Argentina cũng đề nghị ngành tư pháp bãi bỏ phán quyết cho phép doanh nghiệp này phá sản.

    Mặt khác, Buenos Aires cũng đang chuẩn bị một hồ sơ bao gồm các bằng chứng về việc công ty trên phá sản giả tạo để trình Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC).

    Trước đó, RR Donnelley đã thông báo cho ủy ban này về việc bị thiệt hại 20 triệu USD do chi nhánh tại Buenos Aires bị phá sản. Tuy nhiên ngành thuế Argentina đã điều tra cho thấy doanh nghiệp này không bị nợ thuế đáng kể và sản xuất ổn định trong những năm gần đây.

    RR Donnelley hoạt động tại Argentina từ năm 1992 và trước khi “phá sản” là doanh nghiệp in tạp chí hàng đầu tại quốc gia Nam Mỹ này.

    Luật Chống khủng bố của Argentina được thông qua năm 2011 nhưng đây là trường hợp đầu tiên Chính phủ Argentina đề nghị áp dụng luật này. RR Donnelley bị Argentina tố cáo có dính líu với các “quỹ kền kền.”

    Việc chính phủ kiện doanh nghiệp này diễn ra trong bối cảnh Argentina đang phải đối đầu với một cuộc chiến pháp lý chống lại các quỹ đầu tư đầu cơ không chấp nhận tham gia tái cơ cấu nợ sau khi Buenos Aires tuyên bố vỡ nợ năm 2001.

    Vì vụ kiện của các “quỹ kền kền” mà Argentina không thể thanh toán khoản nợ 539 triệu USD cho các trái chủ chấp nhận đáo nợ. Nhiều tổ chức tài chính coi tình huống này như là một vụ vỡ nợ, mặc dù Buenos Airres có đủ năng lực tài chính để hoàn thành các cam kết thanh toán nợ./.

    Trả lờiXóa
  11. Chuyến đi của Martin Dempsey: Một thỏa thuận về căn cứ quân sự?lúc 18:46 16 tháng 8, 2014

    Chuyến công du của Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đến Việt Nam vào trung tuần tháng 8/2014 mang những hàm ý hay ẩn ý gì?

    Gần hai chục năm sau thời điểm tái lập bang giao Việt - Mỹ vào năm 1995, Martin Dempsey là quan chức quốc phòng cao cấp nhất xuất hiện tại đất nước cựu thù với Hoa Kỳ. Mặc dù nội dung của chuyến công du này chỉ lồng trong một thông báo mang tính chung nhất, nhưng khó mà không liên tưởng sự vụ công cán của viên Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ với hàng loạt sự kiện ngoại giao và công vụ Việt - Mỹ gần đây.

    Hiện diện của Martin Dempsey tại Hà Nội chỉ diễn ra 3 ngày sau chuyến thăm đột ngột của Thượng nghĩ sĩ John McCain. Biểu hiện của John McCain trước toàn bộ Bộ chính trị Việt Nam lại mang dáng dấp của tiếng nói Quốc hội Hoa Kỳ và có thể cả Chính phủ xứ Cờ Hoa. An ninh, thương mại và nhân quyền là ba chủ đề chính mà Thượng nghĩ sĩ John McCain có vẻ không gặp trở ngại nào trong lịch trình bàn thảo với các cơ quan hữu quan Việt Nam.

    Và cũng dường như “chẳng có John McCain nếu không có Phạm Quang Nghị”. Hành động diện kiến đầy bất ngờ của một người mà dư luận không rõ chức danh nào là chính - Ủy viên bộ chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội hay đại biểu quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - trên phương diện đối ngoại với giới chính khách tại Hoa Kỳ, hiển nhiên đã mở màn cho chuyến thăm “đáp lễ” của Thượng nghĩ sĩ John McCain - người đóng vai trò quan trọng trong Ủy ban Quân vụ của Quốc hội Mỹ và có thể tác động đáng kể đến việc Chính phủ Mỹ bỏ từng phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

    Tương tự một năm trước, hàng loạt biểu hiện ngoại giao con thoi giữa hai quốc gia cựu thù đã một lần nữa sum vầy vào tháng 8/2014. Hiện tượng này còn cho thấy một chuyến công du dự kiến khác - Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đến Việt Nam vào tháng 9/2014 - là có khả năng xảy ra. Nếu hiện tượng thú vị này tác hợp, Bắc Kinh sẽ âm thầm nổi đóa.

    Căn cứ quân sự nào?

    Thật ra, mọi chuyện bắt đầu từ tháng 4/2013 với đợt “giao lưu hải quân” giữa 3 tàu chiến Hoa Kỳ và hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Tuy nhiên vào thời điểm đó, cuộc đối thoại song phương nhân quyền Việt - Mỹ mới chỉ tái khởi động và chưa đem lại kết quả đáng kể nào. Nhân quyền mới chỉ nằm trên bàn đàm phán mà chưa có bất cứ tù nhân lương tâm nào bước qua khe cửa hoen gỉ của trại giam. Ngay cả Dan Baer - trưởng đoàn dối thoại nhân quyền của Hoa Kỳ - muốn đến thăm một vài nhân vật bất đồng chính kiến ở Hà Nội cũng gặp quá nhiều khó khăn.

    Chỉ đến gần đây, sau “món quà từ trên trời rơi xuống” có tên giàn khoan HD 981, hội ngộ giao lưu hải quân Việt - Mỹ lại diễn ra và còn nồng ấm hơn cả năm 2013. Thậm chí, bộ đội hải quân Mỹ còn giao lưu với cả sinh viên Đà Nẵng và làm công tác từ thiện, kể cả “giao lưu quét sân” tại thành phố “đáng sống nhất Việt Nam” này.

    Hình như chưa bao giờ từ thời điểm năm 1975, Việt Nam cần đến Mỹ như bây giờ.

    Bối cảnh này cũng “trùng hợp” với sự kiện nhà nước Việt Nam trả tự do cho một số tù nhân lương tâm như Đinh Đăng Định, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi và gần nhất là Đỗ Thị Minh Hạnh. Nghe đâu sắp tới có thể cả Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và vài con người nổi bật khác có thể được phóng thích vô điều kiện.

    Trả lờiXóa
  12. Chuyến đi của Martin Dempsey: Một thỏa thuận về căn cứ quân sự?lúc 18:52 16 tháng 8, 2014

    Tất nhiên mọi việc đều có ẩn ý và những nguồn cơn của nó. Nếu Quốc hội Hoa Kỳ tỏ ra đồng thuận với chính quyền Việt Nam không chỉ về TPP mà cả vấn đề chủ quyền Biển Đông, lẽ dĩ nhiên chuyến công du của Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, mang hàm ý về khả năng người Mỹ đang đạt được một thỏa thuận ban đầu với chính quyền Việt Nam về một vị trí quân sự của Hoa Kỳ ở dải đất hình chữ S trong tương lai gần.

    Cụ thể hóa, vị trí đó có thể là một căn cứ “bán quân sự” ở Đà Nẵng và có thể cả Cam Ranh.
    “Vị trí quân sự” cũng là một khái niệm không hẳn trừu tượng mà Thượng nghĩ sĩ John McCain không quên nhắc tới trong buổi họp báo tại Hà Nội trước khi ông ra sân bay về nước.

    Bất chấp việc một bộ phận nào đó giới đảng và trong lực lượng vũ trang Việt Nam vẫn bị trì đọng bởi cách nhìn “Mỹ là kẻ thù số một”.

    Trả lờiXóa
  13. Tội ác tại Việt Nam gia tăng, vì sao?lúc 19:21 16 tháng 8, 2014

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng cha này chịu khó sưu tầm tin cướp giết hiếp nhỉ.
      Nếu chịu khó sưu tầm trên báo chí Mỹ thì chú mày sẽ có nhiều tin cướp giết hiếp hơn ở Việt nam đấy. Tin mới nhất nè:
      Ngày 9/8/2014 một thanh niên da đen 18 tuổi tên Michael Brown đã bị một cảnh sát da trắng Mỹ bắn chết. Các vụ bạo động, đập phá đã nổ ra. Lực lượng an ninh đã trấn áp bạo động bằng hơi cay và đạn cao su. Người biểu tình giơ cao khẩu hiệu: “Không có công lý”. (theo trang US news)

      Xóa
  14. Khảo sát: Người dân Mỹ không còn tin vào công lýlúc 21:54 16 tháng 8, 2014

    45% công dân Mỹ không tin vào công lý trong một loạt vụ bê bối cảnh sát bắn thường dân, theo kết quả cuộc thăm dò của tờ Huffington Post và tổ chức YouGov.
    Con số kể trên là hậu quả trực tiếp từ vụ việc thiếu niên da đen Michael Brown bị một nhân viên cảnh sát da trắng ở thị trấn Ferguson, Missouri, Mỹ bắn nhiều phát đạn vào người.

    Chỉ có 37% người Mỹ tin tưởng vào hệ thống tư pháp của nước này, trong khi 19% là chưa quyết định.

    Các cuộc thăm dò cũng cho thấy 43% người được khảo sát nghĩ rằng các vụ cảnh sát sử dụng vũ lực gây chết người xảy ra thường xuyên trên đất Mỹ. Trong khi 32% không đồng ý với tuyên bố kể trên.
    Đảng Dân chủ lên tiếng chống lại các vụ cảnh sát sử dụng bạo lực nhiều gấp ba lần so với đảng Cộng hoà, cuộc thăm dò đã phát hiện ra điều này.

    69% người Mỹ da đen nghĩ rằng các nhân viên sử dụng vũ lực gây chết người là cực kỳ thường xuyên, 37% người Mỹ da trắng có chung quan điểm. Hơn 65% dân Mỹ da đen không tin tưởng vào hệ thống tư pháp chống lại bọn tội phạm, và có 40% người da trắng cùng chung nhận định.
    Khi được hỏi liệu có phải cảnh sát đối xử tệ với người da đen hơn người da trắng, 53% đồng ý, trong khi 31% nói rằng cảnh sát đối xử với tất cả mọi người như nhau.
    Các cuộc thăm dò được thực hiện khi bạo lực leo thang sau cái chết của Brown do bị một cảnh sát da trắng bắn chết. Trong các cuộc biểu tình, cảnh sát đã phải dùng đến đạn cao su và hơi cay để dẹp loạn và họ cũng đã bắt giữ một số nhà báo.

    Trả lờiXóa
  15. Đưa một bài viết như truyện tranh trẻ con lên đây thì chủ trang này có vấn đề.Lại thêm vài kẻ a dua đắc ý.Tôi lạy hồn các ngài,học tập quán triệt nhiều quá nên điên cả rồi à.Bảo vệ cái gì thì cũng phải làm có bài bản,có khoa học và phù hợp với nhận thức xh.Làm như thế này là tự biến mình và đồng chí của mình thành những con rối nhiệt tình mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ủa IQ các hạ bao nhiêu mà không hiểu ý câu chuyện của chủ trang vậy, 1 kiểu cách phóng tác rất đặc sắc để mô tả thời cuộc, ở bên Mỹ chắc lối sống thực dụng đã ăn vào máu rồi nên không còn có thể cảm nhận những yếu tố màu sắc của văn học nhỉ, quyển sách văn học lần cuối đọc là cuốn nào và khi nào thế.
      Mở mồm là vu vạ do đảng quán triệt trong khi miệng thì tung hô dân chủ Mỹ vạn tuế, có thấy khác gì nhau không? Bảo vệ cái gì cũng phải có khoa học, phù hợp với nhận thức xã hội >> thế bao nhiêu người dân Mỹ biểu tình chống chiến tranh Iraq đằng ấy có tham gia không, bao nhiêu tiếng nói của các nhà trí thức đằng ấy có tôn trọng không. Nói như thế này chả khác gì tự biến mình thành con rối của dân chủ vô cảm kiểu Mỹ.

      Xóa
  16. Wivileaks vừa hé lộ cuộc điện đàm giữa Ô nhọ và Kẹo mút:


    Ô nhọ: Này chú Kẹo, cuối tuần có tổ chức ăn tươi không?

    Kẹo mút (sụt sùi): Có anh ạ, em đang thưởng thức món thịt hầm nhừ ngon tuyệt!

    Ô nhọ: Vậy hử, đồ ăn ngon sao giọng chú sụt sùi thế? Còn thịt hầm thì chuyển anh ăn thử xem hương vị nó thế nào!

    Kẹo mút: Còn nhiều anh ạ, những 2 nồi to, nhưng chỉ đủ để em ăn trong vòng không quá một tuần nữa. Anh muốn ăn cũng được, món đấy chế biến dễ lắm, anh cứ gửi quân sang đây là lập tức có món thịt hầm hương vị Mỹ.

    Ô nhọ: Ớ, chú nói thế là thế nào?

    Kẹo mút (Òa lên khóc): Híc, anh ơi, bọn dân quân đang làm 2 cái nồi hơi to ninh món thịt hầm với nguyên liệu là lính dù và bộ binh cơ giới nhà em! Độn thêm nào tăng, nào pháo, nào IFV với APC, toàn sắt thép tốt của nhà em thế mà vẫn nhừ tụt ra ý.

    Ô nhọ: Thế mà anh cứ tưởng chú đang rung đùi nốc vodka và thưởng thức món thịt hầm thật. Chia buồn sâu sắc nhé.

    Kẹo mút: Vâng, cảm ơn anh đã có lời. Món thịt hầm do bọn dân quân làm thì em đã thưởng thức 1 lần rồi, nhưng chưa đủ độ phê nên em quyết tâm làm thêm mẻ nữa. Giờ thì em đã mãn nguyện.

    Ô nhọ: À này, thế đêm hôm qua có thật là nhà chú xơi món thiết giáp Nga à?

    Kẹo mút: Em cũng không chắc lắm, thấy mấy cu em báo cáo thế thì cứ gào lên thôi. Mà sao anh vẫn ngậm bồ hòn à, chẳng thấy chém gì hết.

    Ô nhọ: Có ảnh ọt gì làm bằng không? Lần trước chém vụ MH-17 văng mạng, giờ vẫn đang thẹn đây, sợ chém tiếp mà không đưa ra được bằng chứng dù chỉ bằng cái móng tay, thì nhà Pú cười cho thối mũi.

    Kẹo mút: Vâng, em cũng đang thẹn vì vụ chém Nga lợi dụng viện trợ để đưa S-300 sang đây, hóa ra toàn sữa, bột mì với lại túi ngủ. Biết thế em nghe lời anh chém là nhà Pú gửi Topol-M sang cho nó hoành.

    Ô nhọ: Ừ, thôi chú tiếp tục thưởng thức mòn thịt hầm đi, anh về canh miếu đây, cao bồi thôn họ Tập đang lợi dụng lúc cả thế giới bận ở Trung Đông và U nhà chú, nên định trèo tường sang bể bơi nhà anh ngắm gái đẹp. Không biết ở đâu ra cái thể loại chí phèo ngông cuồng, cơ hội thế cơ chứ. Chắc ngộ độc món lưỡi bò điên tự chế nên mới ra nông nỗi ấy.

    Trả lờiXóa
  17. Khủng hoảng Ukraine: Vì sao Putin bình thản mà Obama lại luôn bất an?

    (Tinmoi.vn) Không khó để nhận ra hình ảnh Tổng thống Mỹ Obama luôn lớn tiếng, vẻ mặt lo lắng khi phát biểu lên án, phản đối Nga, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lại luôn giữ vẻ bình thản và đôi khi còn mỉm cười. Vậy rốt cuộc điều gì đang xảy ra?

    Tờ Tiếng nói nước Nga cho rằng, công khai đối đầu với Nga vì Ukraine, khủng hoảng không phải do Nga gây ra, mà là do phương Tây, bởi vậy, Tổng thống Obama và các đồng minh phương Tây phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng.
    Đơn cử như vụ tai nạn máy bay "Boeing" của Hàng không Malaysia.
    Tờ này cho rằng, buộc tội một cách vô căn cứ Nga và phe ly khai" ở miền Đông Ukraine, được cho là Nga hỗ trợ, là một sự vi phạm chuẩn mực của Mỹ và Bỉ. Họ thổi phồng một vụ bê bối lớn, công bố rằng tiêu diệt "Boeing" là tội ác khủng khiếp, các thủ phạm cần bị trừng phạt nặng nề bằng hình thức trừng phạt và dọa đưa ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, cho đến bây giờ vẫn chưa có bằng chứng cho thấy "Boeing" bị dân phòng bắn hạ.
    Xét theo tính chất dấu vết trên thân máy bay "Boeing", phương án máy bay Malaysia bị Su-25 của quân đội Ukraine bắn rơi là rất thuyết phục. Nếu kết quả giải mã "hộp đen" và các cuộc giám định chuyên môn khác chứng minh quân đội Ukraine là kẻ tội đồ, Washington và Brussels sẽ lâm vào tình huống không hề dễ chịu chút nào. Họ buộc phải xin lỗi Nga vì đã buộc tội vô cớ, và thể theo lời kêu gọi của chính nước Mỹ, phải đưa những kẻ có tội là các nhà lãnh đạo của Ukraine ra trước pháp luật.
    ADVERTISEMENT
    Đối với Tổng thống Obama, vụ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ông. Tiếng nói nước Nga nhận định đó chính là lí do khiến ông chủ Nhà Trắng luôn mang vẻ mặt lo âu.

    Putin bình thản, trong khi Obama lại luôn bất an?
    Tình hình các biện pháp trừng phạt cũng không khá hơn, tờ này tiếp tục.

    Mới đây, Tổng thống Obama tuyên bố một câu khá bí hiểm: "Chúng tôi không biết lệnh trừng phạt đang được thực hiện như thế nào, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng các lệnh đó đã gây áp lực lên nước Nga".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tờ báo nước Nga nhận định liệu rằng có phải Tổng thống Obama thực sự không biết hay là không tin tưởng. Trong thực tế, ông Obama có thể đã biết rằng, các biện pháp trừng phạt không hề gây ra hoảng loạn ở Nga, không thể chia rẽ trong các tầng lớp lãnh đạo và dân chúng, không ai đòi ông Putin lùi bước trong quan điểm về Ukraine và Crimea. Ngược lại, tầng lớp lãnh đạo đoàn kết với nhau, còn nhân dân thì hứng khởi.
      Có thể nói về tâm trạng hứng khởi đó như sau: các biện pháp trừng phạt phương Tây rốt cuộc đã buộc Nga phải bắt đầu giải quyết các vấn đề khó khăn như đấu tranh chống tham nhũng và quan liêu, chống phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu nhiên liệu năng lượng và phải khắc phục nền công nghiệp chế tạo máy móc yếu kém.
      Hầu hết người dân Nga hài lòng với việc chính phủ áp đặt hạn chế nhập khẩu thực phẩm phương Tây. Cuối cùng, nền nông nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tự cung tự cấp, có cơ hội để người Nga tiêu dùng hàng hóa thực phẩm do Nga sản xuất, lấy lại thị trường Nga mà cho đến gần đây gần như do các nhà sản xuất nông nghiệp phương Tây chiếm độc quyền!
      Ông Obama cũng không thể hài lòng với các báo cáo quân sự từ chiến trường, nơi giao tranh giữa quân đội Ukraine, quân đội của các nhà lãnh đạo thân phương Tây Ukraine, lính phương Tây đánh thuê cho Kiev với các lực lượng dân phòng khu vực Đông Nam.
      Theo Kiev, từ 5000 quân tinh nhuệ Ukraine tham gia chiến dịch, hơn 3.500 người đã mất tích, rất có thể những người đó được coi là đã chết. Những người may mắn thoát khỏi chiến trường, hoặc chạy trốn sang Nga thì đang ở trong tâm trạng rất chán nản và không muốn quay trở lại chiến tranh. Lực lượng dân phòng thu được hàng chục xe bọc thép hạng nặng, nhiều bệ phóng tên lửa và xe tải của quân đội Ukraine. Hy vọng có thể dễ dàng khống chế quân ly khai của chính quyền Kiev đang nhanh chóng tan thành mây khói.
      Nhưng ngay cả khi chuyện này xảy ra, cứ cho là Kiev sẽ tiến hành tổng động viên toàn quốc và huy động tất cả thiết bị kỹ thuật quân sự, cái giá tổn thất to lớn để ngăn chặn sự kháng cự của khu vực Đông Nam sẽ rất lớn, mà thắng lợi đó cuối cùng cũng sẽ dẫn đến thất bại. Trong tay của Kiev khi đó sẽ là khu vực Đông Nam bị tàn phá, muốn phục hồi sẽ cần khoản chi phí nhiều tỷ đô la mà Ukraine không hề có. Nhân dân sẽ căm ghét chính quyền Kiev vì những tội ác chống người dân ở miền Đông Nam. Khi đó, Liên minh châu Âu và Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hành động mà họ đã gây ra sau khi can thiệp vào Ukraine, và những điều đó khiến Tổng thống Barack Obama không thể không cảm thấy bất an, Tiếng nói nước Nga kết luận.
      Yên Yên (Theo Tiếng nói nước Nga)
      Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
      http://www.tinmoi.vn/khung-hoang-ukraine-vi-sao-putin-binh-than-ma-obama-lai-luon-bat-an-011317427.html

      Xóa
    2. Tờ báo nước Nga nhận định liệu rằng có phải Tổng thống Obama thực sự không biết hay là không tin tưởng. Trong thực tế, ông Obama có thể đã biết rằng, các biện pháp trừng phạt không hề gây ra hoảng loạn ở Nga, không thể chia rẽ trong các tầng lớp lãnh đạo và dân chúng, không ai đòi ông Putin lùi bước trong quan điểm về Ukraine và Crimea. Ngược lại, tầng lớp lãnh đạo đoàn kết với nhau, còn nhân dân thì hứng khởi.
      Có thể nói về tâm trạng hứng khởi đó như sau: các biện pháp trừng phạt phương Tây rốt cuộc đã buộc Nga phải bắt đầu giải quyết các vấn đề khó khăn như đấu tranh chống tham nhũng và quan liêu, chống phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu nhiên liệu năng lượng và phải khắc phục nền công nghiệp chế tạo máy móc yếu kém.
      Hầu hết người dân Nga hài lòng với việc chính phủ áp đặt hạn chế nhập khẩu thực phẩm phương Tây. Cuối cùng, nền nông nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tự cung tự cấp, có cơ hội để người Nga tiêu dùng hàng hóa thực phẩm do Nga sản xuất, lấy lại thị trường Nga mà cho đến gần đây gần như do các nhà sản xuất nông nghiệp phương Tây chiếm độc quyền!
      Ông Obama cũng không thể hài lòng với các báo cáo quân sự từ chiến trường, nơi giao tranh giữa quân đội Ukraine, quân đội của các nhà lãnh đạo thân phương Tây Ukraine, lính phương Tây đánh thuê cho Kiev với các lực lượng dân phòng khu vực Đông Nam.
      Theo Kiev, từ 5000 quân tinh nhuệ Ukraine tham gia chiến dịch, hơn 3.500 người đã mất tích, rất có thể những người đó được coi là đã chết. Những người may mắn thoát khỏi chiến trường, hoặc chạy trốn sang Nga thì đang ở trong tâm trạng rất chán nản và không muốn quay trở lại chiến tranh. Lực lượng dân phòng thu được hàng chục xe bọc thép hạng nặng, nhiều bệ phóng tên lửa và xe tải của quân đội Ukraine. Hy vọng có thể dễ dàng khống chế quân ly khai của chính quyền Kiev đang nhanh chóng tan thành mây khói.
      Nhưng ngay cả khi chuyện này xảy ra, cứ cho là Kiev sẽ tiến hành tổng động viên toàn quốc và huy động tất cả thiết bị kỹ thuật quân sự, cái giá tổn thất to lớn để ngăn chặn sự kháng cự của khu vực Đông Nam sẽ rất lớn, mà thắng lợi đó cuối cùng cũng sẽ dẫn đến thất bại. Trong tay của Kiev khi đó sẽ là khu vực Đông Nam bị tàn phá, muốn phục hồi sẽ cần khoản chi phí nhiều tỷ đô la mà Ukraine không hề có. Nhân dân sẽ căm ghét chính quyền Kiev vì những tội ác chống người dân ở miền Đông Nam. Khi đó, Liên minh châu Âu và Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hành động mà họ đã gây ra sau khi can thiệp vào Ukraine, và những điều đó khiến Tổng thống Barack Obama không thể không cảm thấy bất an, Tiếng nói nước Nga kết luận.
      Yên Yên (Theo Tiếng nói nước Nga)
      Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
      http://www.tinmoi.vn/khung-hoang-ukraine-vi-sao-putin-binh-than-ma-obama-lai-luon-bat-an-011317427.html

      Xóa
  18. FSB: Báo chí nước ngoài “nhìn gà hóa cuốc”, nhầm nhóm tuần tra cơ động thành đoàn xe bọc thép
    Do kiểu “nhìn gà hóa cuốc”, một số phương tiện truyền thông nước ngoài đã nhầm nhóm tuần tra cơ động thành đoàn xe bọc thép.

    Ban chỉ huy đội biên phòng thuộc FSB Nga trong khu vực Rostov giải thích rằng trong bối cảnh có những cuộc bắn pháo thường xuyên vào lãnh thổ Nga và tỷ lệ ngày càng tăng các binh sĩ Ukraina vượt biên giới chạy sang Nga, tại địa phương đã thành lập nhóm tuần tra cơ động của lực lượng biên phòng. Khi có yêu cầu của cư dân, ghi nhận có vụ bắn pháo hay đụng độ trên tuyến biên giới, đội tuần tra sẽ tới khu vực này để giữ an ninh biên giới và bảo vệ công dân, cũng như ngăn chặn sự xâm nhập của những người có vũ trang vào lãnh thổ Liên bang Nga.

    Các nhóm tuần tra chỉ hoạt động trên lãnh thổ LB Nga, do đó mọi thông tin về chuyện "nhóm quân nhân Nga vượt qua đường biên Nga-Ukraina" là hoàn toàn không đúng sự thật, - Cơ quan An ninh Nga tuyên bố.

    Trước đó một số phương tiện truyền thông nước ngoài loan tin rằng đoàn xe gồm 23 xe quân sự, có xe chở xì-téc nhiên liệu và ô tô tháp tùng mang biển số Nga đã vượt qua biên giới với Ukraina trong khu vực trạm kiểm soát "Izvarino".

    Trả lờiXóa
  19. Những kẻ đã phản bội nước Nga

    (Petrotimes) - Sự phản ứng kiên quyết và mạnh mẽ của Tổng thống Putin trong cuộc khủng hoảng Ukraina đang được các nhà phân tích và chính trị gia lý giải là do nước Nga đã bị phương Tây lừa gạt và phản bội nhiều lần.

    http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/duyhung/032014/24/17/nato.jpg
    Biểu tình phản đối NATO tại Krakow, Ba Lan ngày 19-2-2009

    Sự phản bội gần đây nhất là việc xé bỏ bản cam kết hôm 21-2 ký giữa Tổng thống Ianoukovitch với phe đối lập Ukraina trước sự chứng giám của 3 nước châu Âu (Đức, Pháp, Ba Lan) và đại diện Nga. Trong đó, ông Ianoukovitch chấp nhận nhượng bộ tối đa phe đối lập để lập lại trật tự đất nước. Nhưng chưa đầy 24 giờ sau đó, bản thỏa thuận này đã bị xóa trắng khi phe đối lập Ukraina nắm lấy Quốc hội rồi ra lệnh phế truất Tổng thống Ianoukovitch. Nga coi đây là một sự phản bội trắng trợn của chính quyền thân phương Tây tại Kiev cũng như của các nước châu Âu đã tham gia lễ ký kết trên.

    Sự bội tín của phương Tây với nước Nga là nguyên nguyên nhân chính dẫn tới trong cuộc khủng hoảng Ukraina hiện nay. Ngày 9/2/1990, James Baker, Ngoại trưởng Mỹ (dưới chính quyền George Bush) đã trấn an nhà lãnh đạo của Liên Xô khi đó là Mikhail Gorbachev, rằng liên minh phương Tây sẽ không mở rộng ảnh hưởng của mình thêm “một ly tấc nào” sang Đông Âu nếu Matxcơva chấp nhận nước Đức thống nhất gia nhập NATO.

    Hôm sau, 10/2, Hans-Dietrich Genscher, Ngoại trưởng Đức, đã nhắc lại lời hứa này với Edouard Chevardnadze, đồng nhiệm Nga, như đã được khẳng định sau này trong một công văn mật của chính phủ Đức: “Chúng ta ý thức được rằng việc một nước Đức thống nhất gia nhập NATO làm dấy lên những vấn đề phức tạp. Nhưng với chúng ta, có một điều chắc chắn: NATO sẽ không mở rộng sang Đông Âu”. Bản thân Gorbachev cũng nhớ lại rằng NATO đã thỏa thuận “không mở rộng thêm một ly sang hướng Đông Âu”. Nhưng ông đã phạm một sai lầm nghiêm trọng: ông đã tin tưởng phương Tây mà không cho thể hiện lời hứa này trên văn bản.

    Bằng chứng là Balan, Séc và Hungary đã gia nhập NATO năm 1999, Bulgari, Rumani, Slovakia và ba nước Baltic năm 2004. Bốn năm sau, tại Thượng đỉnh NATO ở Bucarest, suýt nữa thì đến lượt Ukraina gia nhập NATO, nhưng ý tưởng này vẫn chỉ dừng lại ở mức dự án – Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thay đổi ý kiến vào giờ phút chót và đạp phanh hãm dự án. Ông Vladimir Putin, đến dự Thượng đỉnh Bucarest vào ngày cuối cùng, đã cảnh cáo: “Tại Nga, sự xuất hiện một khối quân sự mạnh ở sát đường biên giới của chúng tôi sẽ được coi là một mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của chúng tôi”.

    Trả lờiXóa
  20. Sự "lá mặt lá trái" của phương Tây


    (Petrotimes) - Việc nhiều chính trị gia của những nước như Mỹ, Đức, Pháp… cho rằng cuộc trưng cầu dân ý về sự sáp nhập của Crimea vào Liên bang Nga tổ chức vào ngày 16/3 tới là bất hợp pháp, vi phạm Hiến pháp Ukraine và luật pháp quốc tế khiến người ta đặt câu hỏi nghi ngờ về sự nhất quán của phương Tây khi làm ngơ chuyện Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập vào năm 2008.


    Bởi, thực tế, tình hình Crimea và Kosovo hầu như không có khác biệt: Cả hai đều là một thể chế tự trị, có căn cứ quân sự của nước khác trên lãnh thổ và phần lớn dân số có chung khao khát độc lập.

    Sự khác biệt lớn nhất giữa Crimea và Kosovo nằm ở ý tưởng độc lập và danh tính những người cố tìm kiếm chủ quyền của Kosovo.

    Kosovo được ví như một “Jerusalem giữa lòng Balkan” bởi xung đột sắc tộc, tôn giáo và lịch sử giữa người Serbia và Albania - hai dân tộc chính ở Kosovo.

    Trong khi đó, do ảnh hưởng lịch sử nên phần lớn cư dân đang sinh sống ở Crimea hiện nay là người Nga, chiếm hơn 58% tổng số dân cư, sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Nga và bán đảo này từng là một bộ phận của Liên bang Xô Viết từ năm 1917.

    Đầu năm 1954, nhân kỷ niệm 300 năm hiệp ước Pereiaslav, khẳng định sự gắn bó của Ukraine với Nga, nhà lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev đã "tặng" Crimea cho Ukraine. Vào thời điểm đó, việc trao bán đảo xinh đẹp cho Ukraine chỉ mang ý nghĩa biểu tượng vì Ukraine và Nga đều đang khoác chung "chiếc áo" Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, sau biến động lịch sử vào năm 1991, Liên bang Xô Viết sụp đổ, Nga và Ukraine trở thành 2 thực thể độc lập, việc sáp nhập Crimea vào Ukraine nằm ngoài mong muốn của đa số người dân ở bán đảo này. Ý nguyện của đại đa số người Crimea là muốn về với đất mẹ Nga.


    Biếm họa về việc NATO chia tách Kosovo khỏi Serbia

    Lật lại lịch sử, trong trường hợp Kosovo, có một sự thật là, đối với phương Tây, dù Liên bang Xô Viết đã tan rã, nhưng nước Nga vẫn tiếp tục tồn tại và ngày một hùng mạnh. Kosovo, lúc đó thuộc Cộng hòa Serbia và Liên bang Nam Tư (cũ) đã trở thành đích nhắm để Mỹ thực hiện kế hoạch mở rộng NATO sang phía Đông, đặt hệ thống phòng thủ tên lửa sát nách Nga.

    Lợi dụng mâu thuẫn nội bộ nói trên của Kosovo, Mỹ và phương Tây thậm chí đã “bắt tay” và sử dụng Quân đội giải phóng Kosovo (KLA) - vốn nằm trong danh sách các tổ chức khủng bố của Mỹ. Vụ giết hại 45 “dân thường” Albania ở ngôi làng Račak, Kosovo tháng 1 năm 1999 chính là cái cớ để các bộ máy tuyên truyền của Mỹ và phương Tây lu loa về cái gọi là “tội ác chống lại loài người” của lực lượng chính phủ Nam Tư, sục sôi kêu gào Mỹ phải hành động để đảm bảo một thỏa thuận hòa bình giữa Serbia và người thiểu số Albania, bảo vệ những người dân vô tội.

    Hòa bình đâu không thấy, chỉ thấy NATO vin vào cái cớ đó để đưa máy bay không kích Nam Tư, bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Quốc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong 78 ngày đêm tiến hành chiến dịch quân sự lớn nhất trong lịch sử của liên minh, NATO đã thực hiện 35.000 chuyến bay ném bom, huy động gần 1.000 máy bay và trực thăng các loại, ném xuống Nam Tư 79.000 tấn thuốc nổ (trong đó có tổng cộng 37.400 quả bom chùm - loại phương tiện chiến tranh bị các công ước quốc tế ngăn cấm). Tổng số thiệt hại đối với các cơ sở công nghiệp, giao thông vận tải và dân sự của Nam Tư theo các đánh giá dao động từ 60 đến 100 tỷ USD. Ước tính có gần 2.500 dân thường bị thiệt mạng (trong đó có 89 trẻ em), chưa kể gần 12.500 người bị thương.

      Và 10 năm sau chiến dịch xâm lược Nam Tư của NATO, sự cắn rứt lương tâm đã buộc bác sỹ pháp y người Phần Lan Helena Ranta thú nhận trong cuốn tự truyện rằng, cô bị người đứng đầu của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Kosovo là William Walker và Bộ Ngoại giao Phần Lan gây áp lực để viết báo cáo sai sự thật về những gì xảy ra ở Kosovo. Trong khi đó, sự thật là, lực lượng chính phủ Serbia chỉ chống lại những kẻ khủng bố Albania, không nhằm vào dân thường mà cũng hoàn toàn không có bất cứ thường dân nào thiệt mạng trong “vở kịch Račak” đó.

      Dẫu sao, sự cũng đã rồi. Ngày 17/2/2008, Kosovo tuyên bố độc lập. Chương cuối trong quá trình tan rã của Liên bang Nam Tư cũ khép lại, nhưng lại là sự mở màn nguy hiểm cho một cuộc vẽ lại bản đồ thế giới của những thế lực lớn với những quốc gia không đủ sức tự vệ và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và đánh dấu một học thuyết chính trị mới của phương Tây với sự thống trị của chiến thuật sử dụng sức mạnh để giải quyết mọi vấn đề.

      Điều đáng nói là 108 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã công nhận Kosovo và tất nhiên, kẻ nhanh chân nhất vẫn là Mỹ và các đồng minh phương Tây. Tòa án Công lý Quốc tế cũng đã xác nhận tính hợp pháp cho sự ly khai của Kosovo. Điều này đã được thực hiện bởi trong một số trường hợp quyền tự quyết của các dân tộc chiếm ưu thế trên nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới quốc gia.

      Nhắc lại điều này để thấy thật khó hiểu khi phương Tây lập luận rằng nguyện vọng của Crimea muốn tách khỏi Ukraine là trái với luật pháp quốc tế. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc cho phép các quốc gia có quyền tự quyết, đến mức ly khai trong tình huống trên lãnh thổ đất nước không có chính phủ thể hiện được ý chí của tất cả các dân tộc trong nước.

      Phải chăng phương Tây luôn duy trì hai cách nhìn nhận cho cùng một sự việc, hay nói cách khác, chính sách điển hình của phương Tây là sự "lá mặt lá trái", hay trở mặt như bàn tay? Mà điều này thì thật khó hiểu với một phương Tây luôn rao giảng về dân chủ và nhân quyền.

      Và sự thật nào đã diễn ra ở Maidan hồi cuối tháng 2 vừa qua? Là Tổng thống bị phế truất của Ukraine Yanukovich bị cáo buộc đã cho cảnh sát bắn vào người biểu hay chính các thủ lĩnh Maidan mới là kẻ thuê người giết hại họ để tạo cớ đảo chính? Câu chuyện qua điện thoại bị rò rỉ giữa Cao ủy đối ngoại Liên minh châu Âu Catherine Ashton và Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet không thể không khiến người ta phải liên hệ đến “vở kịch Račak” ở Kosovo năm 1999 đã được tái diễn ở Kiev.

      Linh Linh tổng hợp
      Nguồn:
      http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/ho-so-su-kien/su-la-mat-la-trai-cua-phuong-tay.html

      Xóa
  21. Những bộ óc hoang tưởng của phương Tây


    (PetroTimes) - Chuyến hàng viện trợ của Nga dành cho người dân miền đông Ukraina đang bị phương Tây và chính quyền Kiev soi rất kỹ. Vì sao vậy?


    Các cuộc đụng độ giữa quân chính phủ Kiev và lực lượng ly khai ở miền đông Ukraina trong nhiều ngày qua đang đặt cuộc sống của người dân trong vùng chiến sự vào vòng nguy hiểm. Trước tình hình này, Moskva một mặt cảnh báo cộng đồng quốc tế về một cuộc khủng hoảng nhân đạo, mặt khác muốn cung cấp hàng viện trợ cho kiều dân của mình ở miền đông Ukraina thông qua các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc hay Hội Chữ thập Đỏ quốc tế.

    Tuy nhiên, chính quyền Kiev và phương Tây không chấp nhận đề nghị này của Nga lấy cớ là Moskva ngụy trang hàng viện trợ để tiếp tế vũ khí và quân nhu cho lực lượng ly khai Ukraina. Họ nói rằng ở đông Ukraina không cần phải viện trợ nhân đạo, vì ở đó "đã được cung cấp các hỗ trợ cần thiết". Tổng thống Ukraina, Petro Poroshenko, khẳng định chỉ chấp nhận một phái bộ cứu trợ đến miền đông, nhưng chỉ với điều kiện một phái bộ quốc tế như vậy phải phi vũ trang và nhập cảnh Ukraina qua các biên giới do Kiev kiểm soát.

    Bất chấp vậy, Nga vẫn kiên trì đàm phán với chính quyền Kiev, cũng như với các tổ chức nhân đạo quốc tế, Liên Hiệp Quốc và Hội Chữ Thập Đỏ để gửi viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh Lugansk và Donetsk của Ukraina. Ngày 12/8, một đoàn xe gồm 280 xe tải chở hàng cứu trợ nhân đạo của Nga đã rời ngoại ô Moskva tiến về khu vực biên giới Ukraina. Chuyến hàng cứu trợ này xuất phát ngay sau khi Nga và Ukraina đạt được thỏa thuận cứu trợ nhân đạo cho người dân ở miền đông Ukraina. Tuy nhiên, Kiev nhấn mạnh đoàn xe này sẽ chỉ được tiến vào lãnh thổ Ukraina tại những địa điểm do Kiev quyết định và sau khi được Ủy ban Chữ Thập Đỏ quốc tế kiểm chứng hàng hóa.

    Các hãng thông tấn của Nga đưa tin đoàn xe cứu trợ gồm 280 xe tải mang theo 2.000 tấn hàng hóa chủ yếu là nhu yếu phẩm như ngũ cốc, nước uống, thuốc, trang thiết bị y tế, túi ngủ và máy phát điện. Đây là đồ do chính quyền Moskva và các tỉnh phụ cận quyên góp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuy vậy, Ukraina nói sẽ kiểm tra chặt chẽ đoàn xe này và cần có sự đảm bảo từ Ủy ban Chữ Thập Đỏ quốc tế. Trong hai ngày, 13 và 14/8, mọi bước đi của đoàn xe của Nga đều bị truyền thông phương Tây soi kỹ. Rõ ràng, việc Nga đưa hàng viện trợ sang miền đông Ukraina là được sự chấp thuận của chính quyền Kiev nhưng các hãng thông tấn Mỹ và châu Âu lại nói rằng Nga cố tình đưa hàng viện trợ bất chấp sự phản đối của Ukraina. Và rằng đoàn xe viện trợ này có thể là vỏ bọc cho các hoạt động quân sự của Nga. Tuy nhiên, đại diện của Tổng thống Nga đã gọi các cáo buộc này của phương Tây là những "lời lẽ hoàn toàn vô nghĩa".

      Chả thế mà đoàn xe cứu trợ của Nga đã bị Kiev “dắt” qua rất nhiều cửa kiểm tra. Ban đầu chính phủ Kiev dự tính sẽ tiếp nhận hàng viện trợ của Nga tại biên giới nhưng theo tin mới nhất, ngày 14/8, đại diện chính quyền Ukraina đã lên tiếng khẳng định sẽ cho phép đoàn xe cứu trợ của Nga được vào phân phát hàng viện trợ tại Lugansk với điều kiện nó được đặt dưới sự giám sát của giới chức Ukraina, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cùng Tổ chức Chữ Thập Đỏ quốc tế.

      Theo các chuyên gia, việc phương Tây lo sợ Nga đưa vũ khí và quân nhu vào các thùng hàng cứu trợ để chuyển cho lực lượng ly khai là chuyện hoang tưởng. Đây chỉ là cái cớ nhằm thuyết phục dư luận quốc tế ngăn cản hành động của Nga. Điều phương Tây thực sự lo ngại nằm ở chỗ nếu tiếp xúc giữa Nga và người dân ở đông Ukraina được ổn định và bền vững, thì việc đe dọa cư dân bằng thảm họa nhân đạo, thiếu lương thực là điều không thể. Sự hiện diện của một liên hệ chính thức như vậy, kể cả thông qua Hội Chữ Thập Đỏ, sẽ làm giảm mức độ căng thẳng tâm lý trong khu vực. Như vậy có nghĩa là kế hoạch đạt chiến thắng quân sự nhanh chóng của Kiev sẽ khó khăn hơn nhiều.

      H.Phan tổng hợp
      http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/nhung-bo-oc-hoang-tuong-cua-phuong-tay.html

      Xóa
  22. VOV nhai lại truyền thông phương Tâylúc 05:03 17 tháng 8, 2014

    Tình hình cả thế giới quan tâm hiện nay chính là tình hình Ukraina. Nó cũng là chuyện sát sườn của người Việt đó.
    Trong khi có nhiều báo chí chính thống VN nhai lại, làm cái loa không công cho cơ quan tuyên truyền Mỹ và Phương Tây thì những thông tin khách quan và chính xác ở GT này là vô cùng quý giá.

    Tôi mong các bạn tiếp tục cập nhật chủ đề này.
    Còn chuyện về ba cái ông rận VN như bọ xít, tường thụy, xuân riện, chênh dái lệch, văn đoàn độc lập, hội nhà báo độc lập .... thì người Việt ta đã quá hiểu rồi. Lũ phởn này chả còn chiêu trò nào mới nữa đâu.
    Ngại nhất là các nhà báo chính thống vẫn đang nhắm mắt đưa tin, chỉ dịch lại các bài của báo chí phương Tây mà k kiểm chứng gì cả làm cho bạn đọc VN hiểu sai về tình hình Ukr.
    Ví dụ:
    + Báo Tiền phong đưa tin:
    http://m.tienphong.vn/the-gioi/ly-khai-ukraine-sap-thao-chay-khoi-mien-dong-748394.tpo
    Theo bài này thì quân Tự vệ Donbass ngày mai, 18.8 sẽ bỏ chạy hết khỏi Donetsk
    Dạo này tp lên bài ác chiến,,, anh em kiểm chứng nhá, thứ hai 18.8 xem thế nào nhá????

    + VietNamNet chạy tít 'Hàng loạt xe quân sự Nga vào Ukraina'.
    http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/192606/hang-loat-xe-quan-su-nga-vao-ukraina.html
    Làm gì có cái nào đâu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngay cả truyền thông phương Tây cũng nhiều khi mù tịt, chỉ dựa vào tin đồn từ blog (nói chung, không chỉ chuyện bên Ukraina).

      Xóa

    2. This article first published in March 2014 at the very outset of the Ukraine crisis explains the nature of the Kiev proxy regime. we are dealing with a Neo-Nazi government supported by “Western democracy” and the “international community”.

      Xóa
  23. Do chủ trang xóa com mỏi cả tay làm cho màn độc diễn của đám DLV thành công tốt đẹp.Lĩnh lương,lĩnh lương đê......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại dư lợn viên bày đặt nói chuyện dư lợn viên.

      Xóa