Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Phía sau việc Trung Quốc bất ngờ “muốn” đàm phán COC?


Chủ Nhật, ngày 10/8/2014 - 09:53
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc bất ngờ tuyên bố Bắc Kinh đang chờ đợi ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), điều này là thông tin khá bất ngờ sau vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép.

Theo tờ Channel News Asia,  hôm 8/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Bắc Kinh đang chờ đợi ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), giúp kiểm soát và ngăn chặn căng thẳng leo thang tại vùng biển này.
Tuyên bố trên được ông Vương đưa ra bên lề cuộc họp Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN được tổ chức tại Nay Pyi Taw, Myanmar. Trước đó, Bắc Kinh đã liên tiếp vấp phải sự chỉ trích làm chậm tiến trình thông qua COC. 
Ông Vương lại cho rằng trước tiên, bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vốn được các bên ký kết vào năm 2002 cần được thi hành một cách có hiệu quả và hiệu lực. Bộ trưởng Trung Quốc cũng đề xuất tăng cường mối quan hệ hợp tác hàng hải giữa Trung Quốc và ASEAN. Tuy nhiên, diễn biến trước đó thì chính Trung Quốc là bên vi phạm, bỏ qua tuyên bố DOC (mà Trung Quốc là một bên tham gia), thậm chí gia tăng các hành động gây mất ổn định ở Biển Đông đồng thời trì hoãn đàm phán COC. Động thái này của Trung Quốc khiến cho không ít người ngỡ ngàng. Vậy đằng sau câu chuyện Trung Quốc bất ngờ thay đổi thái độ là gì?
PV Infonet đã có cuộc phỏng vấn TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng Ban Biên giới xung quanh động thái này.
 TS Trần Công Trục: "Trung Quốc có thể dùng đây như một quân bài để họ tỏ ra thiện chí nhưng trong thực tế thì họ có thể dùng cái đó làm bình phong, lá chắn cho tất cả những hoạt động sai trái của họ trên Biển Đông"
Thưa ông, vấn đề Biển Đông theo ông có được đặt ra trong cuộc họp cấp cao ASEAN với Hoa Kỳ và Trung Quốc này không?
Theo tôi được biết, trong cuộc họp cấp cao ASEAN với Hoa Kỳ và Trung Quốc, vấn đề Biển Đông sẽ được nêu ra, trong đó có yêu cầu các bên hành động cần tuân thủ Công ước Luật biển, không được làm thay đổi hiện trạng... Bên cạnh đó, Hội nghị ASEAN cũng sẽ đề cập đến xúc tiến việc tham vấn nội dung COC.
Vấn đề là chúng ta hãy chờ xem các ý kiến trong Hội nghị đó có đưa ra được nghị quyết về Biển Đông không và nghị quyết đó được cụ thể hóa đến mức độ nào; nguyện vọng của các nước sau sự kiện giàn khoan của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam sẽ được cụ thể hóa ra làm sao... Theo tôi, có thể sẽ có những cụ thể hơn nữa chứ không chỉ dừng lại ở những tuyên bố có tính chất nguyên tắc như trước đây.
Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam có ý kiến cho rằng đây là lúc Biển Đông lặng sóng. Vậy quan điểm của ông như thế nào?
Tôi cho rằng mong muốn Biển Đông lặng sóng là nguyện vọng tha thiết không chỉ của các nước ASEAN mà còn là của dư luận yêu hòa bình trên toàn thế giới.
Nhưng vấn đề nó có “lặng sóng” hay không, thực chất hành động rút giàn khoan về là gì, chúng ta hãy nhìn vào chiến lược của Trung Quốc với yêu sách về đường lưỡi bò. Trên thực tế, họ đã cố tình làm mọi cách để có thể hiện thực hóa yêu sách đó. Cho nên, đây chỉ là những động thái mang tính chất tình thế.
Có thể có khả năng do thời tiết như Trung Quốc từng nói nhưng có nhiều khả năng cho rằng đây là thành quả của một cuộc đấu tranh, mà Trung Quốc không thể nào làm ngơ. Và tôi nghiêng nhiều hơn về sức mạnh đấu tranh đó. Nếu như Trung Quốc càng tiếp tục thì chắc chắn họ càng bị cô lập. Càng ngày bản chất của họ càng bị phơi bày trên dư luận quốc tế và càng ngày họ càng bị cô lập và sẽ đẩy Việt Nam và một số nước trong khu vực sẽ có những bước đi để bảo vệ lợi ích của mình. Vậy thì rõ ràng Trung Quốc phải nghĩ lại và đặc biệt nếu như họ tiếp tục thì những hội nghị tiếp theo của ASEAN chắc chắn không thể làm ngơ cho hành động đó của Trung Quốc cho nên Trung Quốc quyết định rút giàn khoan sớm để tính những bước đi mới của mình.
Nói một cách bóng gió, hành động rút giàn khoan là một sự im lặng trước một cơn bão chứ không phải một sự im lặng lâu dài và biểu hiện của những cơn bão đó là Trung Quốc đang huy động 9.000 tàu đánh cá tràn vào Biển Đông với những hướng dẫn bằng vệ tinh rất hiện đại. Đây là một biện pháp cực kỳ nguy hiểm, là hành động cướp bóc tài nguyên trắng trợn mà đối phó cực kỳ khó khăn. Hiện nay, Trung Quốc đang rục rịch đóng thêm giàn khoan rồi di chuyển xuống Biển Đông để tiếp tục thăm dò, khoan ở độ sâu 3.000 mét. Rồi vần còn đó Gạc Ma với tất cả những công trình được xây dựng và đường băng càng ngày càng được củng cố hơn nữa, lớn hơn nữa.
Tất cả những cái đó không phải biểu hiện cho sự im lặng như tờ như chúng ta nghĩ mà đấy là dấu hiện của những cơn bão mà chúng ta phải lường trước rằng nó còn nguy hiểm hơn thời gian vừa rồi.
Như vậy là ở Hội nghị này theo ông chúng ta vẫn nên tiếp tục lên án mạnh mẽ “yêu sách đường lưỡi bò” phi lý?
Đương nhiên, không chỉ ở Hội nghị mà chúng ta còn tiếp tục cuộc đấu tranh và chúng ta không bao giờ chấp nhận con đường phi lý này. Nếu muốn giải quyết vấn đề Biển Đông thì yêu sách về đường lưỡi bò phải được bãi bỏ và phải quay lại các tiêu chuẩn về Công ước Luật biển trong việc đưa ra hướng giải quyết các vấn đề mà các bên có thể ngồi lại với nhau.
Còn vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì rõ ràng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam và chúng ta cần tiếp tục đấu tranh bảo vệ bằng được chủ quyền đó. Đối với quần đảo Hoàng Sa, chúng ta không nên bỏ qua bất kỳ một động thái nào của Trung Quốc đối với quần đảo này. Bởi, nếu chúng ta im lặng là rơi vào tình trạng pháp lý mặc nhiên thừa nhận. Còn đối với quần đảo Trường Sa chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, các động thái Trung Quốc mở rộng củng cố là điều phi lý.

Các nước ASEAN cần yêu cầu Trung Quốc xóa bỏ đường lưỡi bò phi lý

Ông có nhận định gì khi Trung Quốc bất ngờ đề xuất đẩy mạnh đàm phán COC? Ông có nghĩ, họ sẽ lại tiếp tục bước qua như đã làm với DOC, thời gian vừa qua?
COC hay DOC thường là tuyên bố về thái độ của các bên, và thường có tính chất chính trị nhiều. Người ta hi vọng COC có thể trở thành một Bộ quy tắc ứng xử nhưng nếu đã có bộ quy tắc có nghĩa là đã thiết lập cơ chế trong việc giải quyết các tranh chấp. Giải quyết ở đâu, phạm vi như thế nào là cần phải xử lý chứ không phải một cách chung chung toàn bộ Biển Đông được.
Mặt khác, nó cũng mang tính chất khu vực giữa ASEAN với Trung Quốc chứ không mang tính chất toàn cầu. Công ước Luật biển năm 1982 với tất cả định chế của nó là mang tính toàn cầu và các nước thành viên phải dùng nó để giải quyết một cách hòa bình tất cả những mâu thuẫn, tranh chấp. Những thành viên nào không chấp hành chúng ta phải có ý kiến để bảo vệ thành quả đó. Đây là chuyện mà chúng ta phải làm và đó mới là cái cơ bản.
DOC cũng chỉ là một tuyên bố mang tính chất chính trị và nguyên tắc. Và cuối cùng thì Trung Quốc không thi hành cái đó mặc dù chúng ta cố gắng kêu gọi. Còn COC đến lúc nào có thể ký được với nhau là một điều hết sức xa vời. Như vậy có thể là lúc này lúc nọ, Trung Quốc có thể dùng đây như một quân bài để họ tỏ ra  thiện chí nhưng trong thực tế thì họ có thể dùng cái đó làm bình phong, lá chắn cho tất cả những hoạt động sai trái của họ trên Biển Đông.
Xin cảm ơn ông!

Theo Hồng Chuyên- Lại Hà/Infonet (thực hiện)

12 nhận xét:

  1. Yêu sách phi lý của TQ về đường lưỡi bò ôm trọn biển đông(trong đó có HS&TS) đã có từ rất lâu.Thế mà những năm 50 nhạc sĩ Đỗ Nhuận lại đi sáng tác bài VN TH núi liền núi sông liền sông chung một biển Đông.......Nghe những bài hát như thế này và đọc những bài thơ của Tố Hữu mà ai cũng cảm thấy TQ thật gần gũi thân thương,hai nước như hòa vào làm một.Dưới lý tưởng CS,tư tưởng Bác Hồ,Bác Mao thì hai nước như không còn ranh giới địa lý,không còn khoảng cách văn hóa. Nếu ta không phụ thuộc quá nhiều vào TQ thì mọi chuyện nó đã khác hơn và tốt hơn nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VNCH quỳ lạy cảm tạ Mỹlúc 23:24 10 tháng 8, 2014

      Ơ thế Mỹ xa tận chân trời mà vnch còn bu bám được thì thằng tq ngay sát vách VN thoát kiểu nào đây, đặc biệt trong máu tq toàn dã tâm nữa. Nó lại từng hỗ trợ VN đuổi Pháp đá Mỹ sút vnch thì khen nó dăm vài câu tiếc lắm à, việc đâu ra việc đó ngon thì đem các khoản đầu từ từ Mỹ qua mà thay tq, nói mà đéo làm chả khác gì lũ bại vong việt tân hô hào "dậy mà đi" rồi giờ trốn nhui trốn nhủi đâu chả thấy nữa.

      Xóa
    2. Những đứa CON HOANG của TRUNG CỘNG : Võ khánh Linh , Đông la , Vũ hoàng Sơn ...lúc 10:21 12 tháng 8, 2014

      Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  2. VNCH quỳ lạy cảm tạ Mỹlúc 23:28 10 tháng 8, 2014

    Giả như có thể kiện được tưởng giới thạch nhân việc đưa quân đồng minh vào giải giáp phát xịt Nhật chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ VN thì hay biết mấy, tất cả đều từ đó mà ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những đứa CON HOANG của TRUNG CỘNG : Võ khánh Linh , Đông la , Vũ hoàng Sơn ...lúc 10:20 12 tháng 8, 2014

      Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  3. Tôi biết có một bà có một cửa hàng buôn bán gần nhà.Gần nhà bà có một thằng buôn ma túy nhỏ lẻ và tất nhiên ai cũng biết nó nghiện nặng.Có lần nó sang nhà hỏi vay bà này 200.Bà nghĩ không cho nó vay cũng sợ nó phá mình,có mất 200 thi thôi.Nhưng vài hôm nó đem trả.Một tuần sau lấy lý do cần tiền có việc nó vay 1tr nhưng sau đó cũng trả sòng phẳng.Sự việc lập đi lập lại vài lần và con số đã lên 20Tr,rồi k thấy con nợ sang trả và tất nhiên là mất nhưng bà ta vẫn hy vọng nó trả cho đến khi nó vào trại giam thì mọi người mới té ngửa.Ai cũng trách bà ngớ ngẩn đi tin lời thằng nghiện.Trở lại quan hệ VN-TQ ta đặt câu hỏi ví sao những năm 90 ta đã nhận rất rõ bộ mặt của TQ rồi,máu đồng bào chiến sĩ đã đổ ở biên giới phía bắc,phía tây nam,ngoài biển đều trực tiếp hay gián tiếp TQ gây ra.Đáng lẽ ra ta phải rút ra bài học từ những lệ thuộc những sai lầm ở thời kỳ chống Pháp,chống Mỹ khi quan hệ với TQ.Mong rằng bài học từ hội nghị Thành Đô và tình hình hiện nay sẽ thức tỉnh những người ngủ mê nhưng lại đang nắm vận mệnh của đất nước này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VNCH chân trọng quỳ lạy cảm tạ Mỹlúc 23:58 10 tháng 8, 2014

      Chẳng biết cái hội nghị đó có gì mà các rận chủ tôn sùng như thánh chỉ ấy nhỉ. Quốc gia nào chẳng có bí mật, thích thì họ sẽ nói ra, không thì gì cũng có lúc thôi, chờ không được à? Đến tận giờ chưa thấy ĐCSVN có hành động nào là bán đất hay nhường HS-TS như các chú cháu chút chít rận chủ sủa cả, còn sát nhập VN vào tq càng vô lý, các chú cháu chút chít rận chủ chắc ngoài 3 cái đó đách còn cái gì nữa vì tâm các chú cháu chút chít rận chủ chỉ muốn ĐCSVN bị bôi mực lên.
      Thôi thế nhé, khi nào có suy nghĩ "trong sáng" về ĐCSVN thì các chú cháu chút chít rận chủ hãy bàn đến quốc gia đại sự, còn không thì cứ ở đó mà đoán mò rồi vu vạ, rõ khổ thân bại vong còn chưa rửa được đã lo chuyện bao đồng.

      Xóa
    2. Thật nực cười, công dân Mỹ tung hô Snowden là anh hùng thì chính phủ Mỹ coi đó là tội phạm, trong khi điều anh ta nói ra là muốn người dân Mỹ có được tự do đúng đắn.
      Không biết hội nghị Thành Đô bàn gì, nhưng sau đó VN và TQ bình thường hóa quan hệ tạo đà cho VN phát triển sau khi Mỹ bỏ cấm vận 1995, những người trẻ từ thế hệ 9x trở lên không biết chiến tranh là gì, hòa bình cuối cùng cũng đến với VN mặc dù còn một số vấn đề sau nó nhưng tôi tin với chính sách đúng đắn của chính phủ rồi cũng sẽ có ngày được giải quyết, đả đảo rận chủ xuyên tạc thông tin mặc dù không biết rõ nó là gì, đả đảo.

      Xóa
  4. Chắc là có đọng cơ chính trị xấu đây.Các lãnh đạo của mình toàn người có chức vụ cao,có bản lĩnh vưng vàng,thu nhập ổn định thì tham gì vài triệu đô lẻ hối lộ.

    Trả lờiXóa
  5. cccđ chết hết đi. haizzz với bọn mày.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những đứa CON HOANG của TRUNG CỘNG : Võ khánh Linh , Đông la , Vũ hoàng Sơn ...lúc 10:19 12 tháng 8, 2014

      Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  6. TQ thì lúc nào mà chẳng thế " Nói một đằng làm một nẻo "

    Trả lờiXóa