Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Tại sao truyền thông và chính quyền Obama lại im lặng về vụ máy bay MH17?

Vụ máy bay chở khách số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn hạ trên bầu trời Ukraina một tháng trước đây đã gây ra sự ồn ào trên truyền thông khắp thế giới. Hoa Kỳ và Phương Tây đã liên tục cáo buộc Nga mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào, nhưng rồi đột nhiên họ im lặng. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Why have the media and Obama administration gone silent on MH17?" của tác giả Niels Williamson để biết thêm chi tiết.


Sự im lặng ồn ào của truyền thông và chính quyền Hoa Kỳ về việc điều tra vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia một tháng trước đây đang bốc mùi khỏi cái vung che đậy.

Hàng ngày hàng giờ ngay sau khi máy bay rơi, mặc dù không có bất cứ mảnh nhỏ bằng chứng nào, quan chức Hoa Kỳ cáo buộc máy bay chở khách bị bắn hạ bằng tên lửa đất đối không SA-11 từ khu vực do những người ly khai thân Nga kiểm soát ở miền đông Ukraina. Họ đã tiến hành một chiến dịch chính trị để đạt được các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với Nga và củng cố vị thế quân sự của NATO ở Đông Âu.
 Hình ảnh Putin trên báo chí phương Tây sau vụ MH17

Đánh hơi được vụ việc, những con chó dữ của CIA trong truyền thông Hoa Kỳ và Châu Âu cáo buộc tổng thống Nga Vladimir Putin về vụ máy bay rơi. Trang bìa ấn bản ngày 28 tháng 7 của tạp chí Đức Der Spiegel đăng bức ảnh các nạn nhân trong vụ MH17 ở xung quanh dòng chữ tô đậm mầu đỏ “Chặn Putin ngay!”.
 
 Trang bìa ấn bản ngày 28 tháng 7 của tạp chí Đức Der Spiegel
Bài xã luận ngày 26 tháng 7 của tờ Economist tuyên bố Putin là tác giả của vụ phá hủy MH17, trong khi tạp chí đăng một cách ghê tởm khuôn mặt của Putin với mạng nhện lên trang bìa, để thể hiện “mạng lưới dối trá” của Putin.
 Trang bìa tờ Economist ngày 26 tháng 7 
Bất cứ ai so sánh sự bôi nhọ Putin của truyền thông với hành xử của truyền thông trong trường hợp Saddam Hussein hay Muammar Gaddafi thì đều có thể kết luận là Washington đang tiến hành một chiến dịch thay đổi chính quyền ở Nga giống như những gì đã diễn ra ở Lybia và Iraq – lần này đã thúc đẩy một cách khinh suất Hoa Kỳ vào cuộc chiến với một quốc gia có vũ khí hạt nhân, đó là Nga.
 

 Hình ảnh Putin trên báo chí phương Tây sau vụ MH17
Mặc dù định biến vụ máy bay rơi thành một biến cố gây chiến đối với Nga nhưng truyền thông Hoa Kỳ đột ngột bỏ rơi hoàn toàn sự kiện. Tờ New York Times đã không đăng một từ nào về vụ MH17 kể từ ngày 7 tháng 8.
Không có bất cứ giải thích đơn giản nào về sự biến mất đột ngột của MH17 khỏi truyền thông và tiêu điểm chính trị. Hộp đen của máy bay do Anh giữ để điều tra trong nhiều tuần, các vệ tinh do thám của Hoa Kỳ và Nga cũng như radar quân sự đã quét cấp tốc khu vực miền đông Ukraina vào thời điểm máy bay rơi. Tuyên bố rằng Washington không có thông tin về tình hình vụ máy bay rơi và các lực lượng có can dự là không đáng tin.
Nếu bằng chứng trong tay Washington chỉ chứng minh tội lỗi của Nga và lực lượng thân Nga, nó sẽ được công bố để đáp ứng sự điên cuồng chống Nga của truyền thông. Nếu như nó không được công bố thì bởi vì bằng chứng cho thấy sự can dự của chính quyền Ukraina ở Kiev và những người ủng hộ họ ở Washington và các thủ đô của châu Âu.
Ngay từ đầu, chính quyền Obama đã không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào chứng minh cho lời buộc tội đầy kích động rằng Putin phải chịu trách nhiệm về vụ rơi máy bay MH17. Trong buổi họp báo ngắn vào ngày 18 tháng 7 sau khi máy bay rơi, tổng thống Obama tuyên bố rằng vẫn còn “quá sớm đối với chúng ta để có thể phỏng đoán về ý đồ của những người đã bắn tên lửa đất đối không”. 
Trong khi nhẫn tâm khai thác vụ máy bay rơi để gia tăng sức ép và đe dọa Nga, Obama cảnh báo rằng “dường như có sự thông tin lệch lạc” trong việc tường thuật về vụ máy bay rơi. Thừa nhận một cách nửa đùa nửa thật rằng ông ta không có bằng chứng chứng minh cho cáo buộc của mình, ông ta nói: “Theo nghĩa xác định xem cá nhân hay nhóm cá nhân hay nhân vật nào đã ra lệnh tấn công, cũng như điều đó đã diễn ra như thế nào, theo tôi nghĩ sẽ là đối tượng cho những thông tin bổ sung mà chúng ta sẽ thu thập”.
Trong sự kiện, thông tin lệch lạc về vụ MH17 xuất phát từ chính bản thân chính quyền Obama. Ngoại trưởng John Kerry phát biểu trước truyền thông vào ngày 20 tháng 7, lập luận rằng những người ly khai thân Nga và chính quyền Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn hạ.
Bằng chứng duy nhất mà ông ta trình bày là một ít không rõ nguồn gốc các “dữ liệu truyền thông xã hội” được đưa lên mạng Internet. Ông ta trưng ra một đoạn ghi âm không rõ nguồn gốc cho thấy những người ly khai đang nói về máy bay rơi, được cơ quan tình báo Ukaraina (SBU) vốn hợp tác chặt chẽ với CIA biên tập và công bố; 

Xem video clip trên kênh Google.tienlang-TV:


một đoạn video YouTube cho thấy một chiếc xe tải chở một thiết bị quân sự không rõ danh tính suốt một đoạn đường;
Xem video clip trên kênh Google.tienlang-TV:

Phương Tây tạo bằng chứng giả về việc ghi được hình xe chở tên lửa BUK chạy về Nga

 Xem thêm video clip:

Google.tienlang- TV cũng ghi được hình quân Kiev chở tên lửa BUK gần nơi máy rơi

và một tuyên bố trên mạng xã hội đã bị rút lại rằng trách nhiệm về vụ bắn hạ máy bay thuộc về thủ lĩnh của phe ly khai Igor Strelkov.
Rất nhanh chóng, câu chuyện của chính quyền Hoa Kỳ về vụ MH17 sụp đổ. Tại buổi họp báo vào ngày 21 tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao và cựu chuyên gia phân tích CIA ở Trung Đông Marie Harf tuyên bố rằng kết luận của chính quyền Obama về vụ máy bay rơi “dựa trên các thông tin công khai mà hoàn toàn là theo nhận thức thông thường”. Khi được các phóng viên yêu cầu đưa ra bằng chứng, bà ta thừa nhận là không thể: “Tôi biết điều đó gây nản lòng. Hãy tin tôi, chúng tôi cố gắng làm hết mức có thể. Và vì một số lý do, đôi khi chúng tôi không thể”. 
Sau một tháng, Washington đã thất bại trong việc cung cấp các bằng chứng cho lời cáo buộc đối với Putin, rõ ràng là cuộc tấn công chính trị của các chính quyền NATO và sự điên cuồng của truyền thông chống Putin dựa trên sự dối trá.
Nếu những người ly khai thân Nga đã bắn tên lửa đất đối không, như chính quyền Hoa Kỳ tuyên bố, năng lực của Không Quân sẽ bị hoài nghi. Các vệ tinh trong Chương Trình Hỗ Trợ Phòng Không của Hoa Kỳ với cảm biến hồng ngoại để phát hiện tên lửa bắn đi từ bất cứ đâu trên hành tinh, và radar của Hoa Kỳ đặt tại châu Âu sẽ theo dõi tên lửa khi nó được phóng lên bầu trời. Dữ liệu vệ tinh và radar đã không được công bố, bởi vì mọi điều mà chúng cho thấy đều không phù hợp với câu chuyện do chính quyền Hoa Kỳ và truyền thông dựng lên. 
Trái lại tiếng vọng của bằng chứng cho thấy vai trò của chính quyền được Hoa Kỳ hậu thuẫn ở Kiev trong vụ bắn hạ máy bay MH17. Ngay sau khi Kerry đưa ra cáo buộc, quân đội Nga công bố dữ liệu radar và vệ tinh cho thấy một máy bay chiến đấu SU-25 của Ukraina ở rất gần và tiến tới MH17 khi nó bị bắn hạ. Khẳng định này không được làm rõ, chỉ đơn giản là bị chính quyền Hoa Kỳ bác bỏ.
Người tiết lộ bí mật của NSA William Binney và các điệp viên tình báo đã nghỉ hưu của Hoa Kỳ phát hành một tuyên bố và cuối tháng 7 đề cập sự hoài nghi về bằng dữ liệu truyền thông xã hội của John Kerry, và yêu cầu công bố các bức ảnh vệ tinh về vụ phóng tên lửa. Họ bổ sung thêm, “Chúng tôi được biết một cách không trực tiếp từ một số các bạn đồng cấp cũ là những gì Kerry đưa ra không phù hợp với tình báo thực tế”.
Vào ngày 9 tháng 8, tờ New Straits Times của Malaysia đăng một bài báo buộc tội chính quyền Kiev đã bắn hạ MH17. Bài báo tuyên bố rằng bằng chứng từ hiện trường cho thấy máy bay bị bắn hạ bởi chiến đấu cơ phản lực của Ukraina bằng tên lửa và tiếp theo là súng máy hạng nặng.
Trong khi còn quá sớm để kết luận MH17 đã bị bắn hạ ra sao, ưu thế về bằng chứng cho thấy trách nhiệm của chính quyền Ukraina, và sau họ là chính quyền Hoa Kỳ cũng như châu Âu. Họ tạo ra các điều kiện cho vụ phá hủy MH17, ủng hộ cuộc đảo chính do phát xít cầm đầu ở Kiev vào tháng hai, cuộc đảo chính đã đưa chính quyền thân phương Tây hiện nay lên nắm quyền. Truyền thông phương Tây ủng hộ cuộc chiến của chính quyền Kiev để đàn áp phe đối lập ở miền đông, biến khu vực thành vùng chiến sự và tại đó máy bay MH17 bị bắn hạ.
Sau vụ sát hại 298 hành khách trên máy bay MH17, trong đó họ đóng một vai trò quan trọng nếu không phải là một vai trò vẫn chưa được giải thích, chính quyền phương Tây và các điệp viên tình báo đã sử dụng thảm kịch cho một âm mưu khinh suất và hung hãn mở rộng đe dọa chiến tranh chống chính quyền Putin. Im lặng là đồng lõa, và sự im lặng của truyền thông phương Tây trước sự can dự của chính quyền Kiev trong vụ MH17 chứng minh rằng tội lỗi không chỉ thuộc về người điều hành chính sách đối ngoại mà còn cả sự quỵ lụy của truyền thông và toàn bộ giai cấp thống trị.
Người dịch: Blog Cu Nỡm
========
Mời xem bản gốc tiếng Anh:  

By Niles Williamson

18 August 2014

The deafening silence of the US media and government about the investigation into the downing of Malaysian Airlines Flight MH17 one month ago reeks of a cover-up.

In the hours and days immediately after the crash, without a single shred of evidence, US officials alleged that the passenger jet was shot down by an SA-11 ground-to-air missile fired from pro-Russian separatist-held territory in eastern Ukraine. They launched a political campaign to obtain harsh economic sanctions against Russia and strengthen NATO’s military posture in Eastern Europe.

Picking up on the scent, the CIA attack dogs in the US and European media blamed the crash squarely on Russian President Vladimir Putin. The cover of the July 28 print edition of German news magazine Der Spiegel showed the images of MH17 victims surrounding bold red text reading “Stoppt Putin Jetzt!” (Stop Putin Now!). A July 26 editorial in the Economist declared Putin to be the author of MH17’s destruction, while the magazine ghoulishly superimposed Putin’s face over a spider web on its front cover, denouncing Putin’s “web of lies.”

Anyone comparing the media’s demonization of Putin with their treatment of Saddam Hussein or Muammar Gaddafi had to conclude that Washington was launching a campaign for regime change in Russia like those it carried out in Libya and Iraq—this time, recklessly pushing the United States towards war with a nuclear-armed power, Russia.

Having built up the crash into a casus belli against Russia, however, the US media suddenly dropped the matter completely. The New York Times has not found it fit to print a word on the MH17 crash since August 7.

There is no innocent explanation for the sudden disappearance of MH17 from the media and political spotlight. The plane’s black box has been held in Britain for examination for weeks, and US and Russian spy satellites and military radar were intensively scanning east Ukraine at the time of the crash. The claim that Washington does not have detailed knowledge of the circumstances of the crash and the various forces involved is not credible.

If the evidence that is in Washington’s hands incriminated only Russia and the Russian-backed forces, it would have been released to feed the media frenzy against Putin. If it has not been released, this is because the evidence points to the involvement of the Ukrainian regime in Kiev and its backers in Washington and the European capitals.

From the outset, the Obama administration presented no evidence to back up the incendiary charges that Putin was responsible for the MH17 crash. In his press briefing on July 18, the day after the crash, President Obama stated that it was still “too early for us to be able to guess what the intentions of those who might have launched this surface-to-air missile might have had.”

While cynically exploiting the crash to pressure and threaten Russia, Obama warned that “there will likely be misinformation” in the coverage of the crash. In a backhanded acknowledgment that he had no evidence to support his claims, he said: “In terms of identifying specifically what individual or group of individuals or personnel ordered the strike, how it came about those are things that I think are still going to be subject to additional information that we’re going to be gathering.”

In the event, the misinformation on the MH17 crash came from the Obama administration itself. Secretary of State John Kerry went on a media blitz on July 20, arguing that the pro-Russian separatists and the Russian government were responsible for the shoot-down.

The sole evidence he presented were a few, dubious “social media records” posted to the Internet. He presented unauthenticated audio recordings of separatists speaking of a plane crash, edited and released by Ukraine’s SBU intelligence agency, which works closely with the CIA; YouTube video clips showing a truck moving unidentified military equipment along a road; and a retracted social media statement claiming responsibility for shooting down a plane attributed to separatist leader Igor Strelkov.

Very quickly, the US government’s story line on MH17 began to collapse. At a press briefing on July 21, State Department spokesperson and former CIA Middle East analyst Marie Harf declared that the Obama administration’s conclusions regarding the downing of the plane were “based on open information which is basically common sense.” Challenged by reporters to provide the evidence, she admitted that she could not: “I know it’s frustrating. Believe me, we try to get as much out there are possible. And for some reason, sometimes we can’t.”

After a month during which Washington has failed to release evidence to support its charges against Putin, it is clear that the political offensive of the NATO governments and the media frenzy against Putin were based on lies.

If pro-Russian separatists had fired a ground-to-air missile, as the US government claims, the Air Force would have imagery in their possession confirming it beyond a shadow of a doubt. The US Air Force’s Defense Support Program utilizes satellites with infrared sensors to detect missile launches anywhere on the planet, and US radar posts in Europe would have tracked the missile as it shot through the sky. These satellite and radar data have not been released, because whatever they show does not fit the storyline concocted by the US government and media.

What has emerged, instead, is a drumbeat of evidence pointing to the US-backed regime in Kiev’s role in the MH17 shoot-down. The day after Kerry made his remarks, the Russian military presented radar and satellite data indicating that a Ukrainian SU-25 fighter jet was in the immediate vicinity and ascending towards MH17 as it was shot down. This claim has not been addressed, let alone refuted by the American government.

NSA whistle-blower William Binney and other retired American intelligence agents issued a statement at the end of July calling into question the social media data presented by Kerry, and demanding the publication of satellite imagery of the missile launch. They added, “We are hearing indirectly from some of our former colleagues that what Secretary Kerry is peddling does not square with the real intelligence.”

On August 9, the Malaysian New Straits Times published an article charging the Kiev regime with shooting down MH17. It stated that evidence from the crash site indicated that the plane was shot down by a Ukrainian fighter with a missile followed by heavy machine gun fire.

While it is too early to say conclusively how MH17 was shot down, the preponderance of the evidence points directly at the Ukrainian regime and, behind them, the American government and the European powers. They created the conditions for the destruction of MH17, backing the fascist-led coup in Kiev this February that brought the current pro-Western regime to power. The Western media then supported the Kiev regime’s war to suppress opposition to the putsch in east Ukraine, turning the region into a war zone in which MH17 was then shot down.

After the murder of the 298 people aboard MH17, in which they played an important if as-yet unexplained role, Western governments and intelligence agencies seized upon the tragedy in a reckless and sinister maneuver to escalate war threats against the Putin regime. Silence denotes consent, and the deafening silence of the Western media on the issue of Kiev’s involvement in the MH17 crash testifies to the criminalization not only of the foreign policy establishment, but also of its media lackeys and the entire ruling class.

Nguồn: Why have the media andObama administration gone silent on MH17?
======== 

Mời xem bài liên quan đến vụ MH17:


13 nhận xét:

  1. Việt Nam Cộng Hòa Lũ Chólúc 20:59 20 tháng 8, 2014

    Điều này chủ blog nên để mấy a phởn vào giải thích hộ nhé.

    Trả lờiXóa
  2. Mình nghĩ có lẽ họ đã biết được sự thật đằng sau nên mới im lặng đột ngột như vậy, có lẽ là BUK hoặc MiG-19 hay SU-25 của Ukcraina bắn hạ, để tránh bị liên đới sau khi cuộc điều tra ra kết quả sơ bộ vào tháng 9 họ phải tránh càng nói đến càng tốt, cho dù bị nói thì cũng chỉ là những ngày đầu của sự việc, hiểu nhầm là bình thường.

    Trả lờiXóa
  3. Mình nghĩ có lẽ la BUK hoặc MIG 19 hay Su-25 của Brazin bắn hạ,đẻ ý nó mới đột ngột im lặng như vậy???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Brazin ở châu Mỹ lận cơ mà @.@

      Xóa
    2. Đâu có, Bà ra zin ở châu úc chứ!!???

      Xóa
  4. Tại sao Mỹ im lặng?
    Những ngày này, tìm các phát biểu của các quan chức Mỹ về tình hình Ukraina rất... khó khăn. Nhà Trắng và Bộ NG Mỹ tỏ ra kiệm lời hết sức đáng ngạc nhiên.

    Có bình luận nói Mỹ nay hầu như đã ủy thác hoàn toàn cho Đức 'làm được gì thì làm', dựa theo sự 'nhiệt tình thái quá' của Merkel khi đứng ra tổ chức gặp mặt 4 bên, rồi ngày 23/08 tới đây Merkel đích thân sang Kiev.

    Mỹ hiện đang phải 'đau đầu' vì tình hình Iraq có nguy cơ 'không thể kiểm soát nổi'. Mỹ trước đó tỏ ra 'do dự' về sự can thiệp quân sự trực tiếp nhưng cuối cùng cũng buộc phải không kích IS (nhóm nổi dậy hiện đang thách thức chính quyền Baghdad). Mỹ cũng tỏ ra rất 'khó ăn nói' bởi vì IS này từng là một nhóm nổi dậy ở Syria.

    Tình hình Lybia cũng xấu đi nghiêm trọng và gần như là ở trong tình trạng 'vô chính phủ'.

    Liệu Mỹ có 'buông' Ukraina để dành sức cho những 'mục tiêu' thiết thực hơn ở Trung Đông và Bắc Phi?

    Ngoài ra, làn sóng 'xét lại' của EU có thể cũng khiến Mỹ cảm thấy có chút 'tẽn tò'. Chẳng là, một số thành viên EU gần đây tỏ ý nghi ngờ về 'thực tâm' của Washington khi lôi kéo châu Âu vào 'trò chơi cấm vận kinh điển' của họ.

    Bên cạnh đó, sau những phát biểu 'tự tin thái quá' về MH17, Obama có thể cũng nên 'ngừng lại' một chút.

    Tuy vậy, sự xuống thang này của Mỹ có tạo ra lợi thế gì cho EU hay Nga trên bàn cờ chính trị. Trước mắt, mặt ngoài Nga vẫn tỏ ra không nhân nhượng, mặt khác lại đang cùng với các thành viên Liên minh Thuế quan xúc tiến các cuộc tiếp xúc với TT Ukraina Poroshenko.

    Ở diễn đàn LHQ, Nga cũng có chút lợi thế khi thuyết phục thành công một đợt 'cứu trợ nhân đạo' cho miền Đông Ukraina. Nga cũng yêu cầu việc công bố kết quả điều tra MH17- điều mà có vẻ những đối thủ của Nga không hề muốn vào lúc này.

    nghĩ đi nghĩ lại, lại ra chơi...

    Trả lờiXóa
  5. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 05:31 21 tháng 8, 2014

    20 tháng tám 2014, 13:26
    Phản ứng yếu ớt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về vụ “dân quân Donbass nổ súng vào dòng người tị nạn”

    Hội đồng An ninh quốc gia và Quốc phòng của Ukraina thông báo về việc lực lượng dân quân Donbass đã dùng hỏa lực từ dàn phóng tên lửa "Grad" để hủy diệt dòng xe chở những người tị nạn.

    Đáng chú ý là phản ứng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về thông tin này: nói về cái chết của các thường dân, lần này người Mỹ đã không vội vàng trút hết tội lỗi lên "bọn ly khai thân Nga" như thường lệ.

    Chính quyền Ukraina nói với báo chí rằng các tay súng Donetsk đã mai phục chờ đoàn xe chở nhóm lớn người dân tị nạn, trong đó có các trẻ em, rồi giáng đòn từ “Grad”, bất chấp những lá cờ trắng cắm trên xe tải. Kết quả là hàng chục người đã thiệt mạng, có cả những người bị thiêu sống.

    Không hề có văn bản hay hình ảnh nào làm chứng được trình ra. Còn đại diện dân quân Donbass gọi thông báo về vụ nổ súng này là sự khiêu khích và luận điệu dối trá. Họ lưu ý rằng các dân quân chỉ đơn giản là không có điều kiện đưa các dàn hỏa tiễn "Grad" đến khu vực, nơi Kiev cho là đã xảy ra vụ việc.

    Tuy nhiên đáng chú ý nhất ở đây lại là phản ứng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

    Thứ nhất, cơ quan đối ngoại của nước Mỹ lập tức lên án vụ giết hại dân thường. Có thực tế thu hút sự chú ý là trước đó, chính quyền Hoa Kỳ dứt khoát làm ngơ bỏ qua rất nhiều thông báo về thương vong của hàng chục dân thường ở đông-nam Ukraina dưới hỏa lực pháo binh và bom dội của quân đội Ukraina. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng phớt lờ cà tuyên bố của đại diện LB Nga tại LHQ Vitaly Churkin về điều này. Nhân đây cũng cần nói, về thực tế giết hại dân thường ở đông-nam Ukraina thì cùng với Bộ Ngoại giao, cả nhiều tổ chức nhân quyền cũng không nhận thấy, trong khi các tổ chức này dường như có chức năng tuyên ngôn là đấu tranh chống lại những hiện tượng phi nhân tồi tệ như vậy. Nhưng thông báo của Kiev về “tội ác của bọn ly khai" thì Washington lại chẳng thể bỏ qua. Trên thực tế, đó là nguyên cớ mới để họ chỉ trích cáo buộc lực lượng dân quân mà dường như có Matxcơva đứng đàng sau chống lưng.

    Trả lờiXóa
  6. Breaking news: dân quân hạ thêm một SU25
    Reuters dẫn lời từ phát ngôn quân đội Ukraina, nói một tiêm kích S25 (loại một chỗ ngồi) bị dân quân bắn hạ ở Luhansk.

    Ông Andriy Lysenko nói với kênh 112.ua rằng 'không rõ phi công có nhảy dù hay là bị chết'

    Trước đó, kênh LifeNews dẫn nguồn tin từ một đại diện của Cộng Hòa Nhân Dân Luhansk (LC) nói dân quân ở khu vực Georgievka đã tiêu diệt một máy bay chiến đấu của Ukraina trên bầu trời Luhansk, phi công được nói là đã thoát ra còn máy bay thì rơi xuống khu vực Novosvetlovki .

    Tại Georgievka hiện đang có giao tranh và ngày hôm nay (20.08) chiếc Su25 này phải cùng chung số phận với 2 chiếc trực thăng Mig-24: một chiếc bốc cháy và rơi xuống, chiếc còn lại phải hạ cánh khẩn cấp.

    Phía dân quân cho biết cũng chưa rõ số phận các phi công ra sao.

    Trả lờiXóa
  7. Mỹ và Eu im lặng vì càng nói càng bậy nên im lặng là vàng vào lúc này. Mỹ cũng đạt được mục đích nhất định là cấm vận được Nga chỉ khổ chú EU cũng te tua theo đòn "cấm vận kinh điển".

    Trả lờiXóa
  8. Nói rõ trước là tôi không thích Putin và phản đối việc Nga chiếm Cremia nhưng bài này cho thấy truyền thông Mỹ và phương Tây về vụ MH17 hết sức phiến diện, qui kết vội vàng trước khi có kết luận từ cuộc điều tra nghiêm túc.
    Trước đây ở VN thì tôi luôn nghĩ truyền thông Mỹ và phương tây dân chủ, chỉ nói sự thật, ko giống kiểu truyền thông tuyên truyền, giả dối và nhồi sọ ở VN. Hiên tại khi tôi đang sống ở Mỹ thì nhận ra đúng là truyền thông phương tây dân chủ và luôn nói sự thật…nhưng chỉ 1 nửa! Cái gì ko có lợi cho mưu đồ của họ thì ko đưa ra! Trên các kênh truyền thông tràn ngập chỉ trích, buộc tội, suy diễn khi chưa có bằng chứng rõ ràng và kết luận chính xác.
    Truyền thông Mỹ, phương Tây hay các nước khác đều bị khống chế bới chính quyền, bởi các nhóm lợi ích. Những gì có lợi sẽ được tua đi diễn lại trong khi 1/2 sự thật khác không bao giờ được nhắc tới. Theo tôi, ta nên nghe bằng 2 tai, nghe cả 2 bên, mỗi bên nói 1/2 sự thật có lợi cho bên họ, từ đó có thể có cái nhìn nhiều chiều hơn. Ví như tình hình chính trị thế giới hiện nay, trong khi Isarel giết hàng ngàn người dân thường và trẻ em Palestine, nhiều gấp vài lần con số người chết trong vụ MH17, nhưng các nước không trừng phạt, phản đối yếu ớt, không hề có các biện pháp mạnh như với Nga. Tôi cũng đồng tình là cần có điều tra nghiêm túc rồi mới đưa ra kết luận.

    Trả lờiXóa
  9. Cảm ơn Google.tienlang đã kiên trì theo đuổi và bảo vệ sự thật.
    Chứ như những tờ báo VN đang lá cải hóa, đang bợ đít Mỹ, làm con vẹt tuyên truyền cho chúng thì ...

    Trả lờiXóa
  10. Nguyễn Thành Phúclúc 07:45 22 tháng 8, 2014

    21 tháng tám 2014, 22:28
    Ông Poroshenko thừa nhận sự không hiệu quả của chiến tranh


    Tổng thống Poroshenko đang bắt đầu nhận thức được sự thất bại của mình.

    Tại cuộc họp tại Kiev với Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về các vấn đề chính trị Jeffrey Feltmanom, ông thừa nhận rằng tình hình ở phía Đông không thể giải quyết được chỉ bằng các phương tiện quân sự. Trước đó ông Poroshenko đã chỉ ra sự không hiệu quả của kế hoạch quân sự cũ và tuyên bố về việc sẵn sàng kế hoạch mới.

    Quân đội Ukraina đã nhận được lệnh thay đổi chiến thuật của hoạt động quân sự ở phía đông đất nước. Những hoạt động trước đã đạt được bằng một cái giá quá đắt, tổng thống Poroshenko thừa nhận. Vì thế quân đội đã được lệnh sắp xếp lại, chia nhỏ lực lượng dân quân thành những phần riêng lẻ và tiếp tục cuộc tấn công. Trên thực tế thì không có gì mới mẻ. Chỉ duy có nhận thức rằng con đường đã chọn không dẫn đến được mục tiêu đã định. Tuy nhiên, ông Poroshenko không có ý định thừa nhận bản chất của sai lầm, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Azhdar Kurts nhận định:

    “Tổng thống Ukraina đang lúng túng và liên tục thay đổi chiến thuật và chiến lược. Có nhiều tổn thất nặng nề cả trong bộ phận dân thường lẫn trong đội ngũ các lực lượng vũ trang Ukraina. Tất cả những điều này cho thấy rằng những nỗ lực nhân tạo để giải quyết tình hình mà không cần đến con đường vốn phù hợp nhất trong trường hợp bất kỳ xung đột nào, có nghĩa là tiến hành đàm phán với phía bên kia để mình có thể hiểu rõ những người bên đó muốn gì. Việc đánh cược vào sức mạnh trần trụi là không thể tự biện minh được”.

    Bởi vậy mà bắt đầu xuất hiện những phát biểu cho rằng không thể giải quyết tình hình ở phía đông chỉ bằng các biện pháp quân sự. Đặc biệt, ông Poroshenko đã phát biểu ý kiến này với đại diện của Tổng thư ký LHQ Jeffrey Feltmanu. Đó là những lời lẽ rất đúng đắn. Chỉ có trong những lời như thế mới có thể che giấu được sự thâm hiểm, chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Azhdar Kurts cảnh báo:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thành Phúclúc 07:46 22 tháng 8, 2014

      “Có thể hiểu những mục đích hoàn toàn khác nhau dưới những lời này. Một mặt, đó là ông Poroshenko thực sự muốn ngồi vào bàn đàm phán, đi đôi với việc chấm dứt hoạt động quân sự. Nhưng đó là một vấn đề hoàn toàn khác nếu ông ta có ý đề cập đến áp lực từ phía các nước phương Tây vào lực lượng dân quân và nước Nga khi cho rằng không thể chiến thắng bằng các phương tiện quân sự và cần thiết phải sử dụng các phương tiện chính trị”.

      Ngày 26 tháng Tám, ông Poroshenko sẽ đến thủ đô Minsk của Belarus dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo của Liên minh Hải quan - Nga, Belarus và Kazakhstan. Trên thực tế đây là cuộc gặp đầu tiên của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin nếu không kể đến lần giao lưu ngắn ngủi giữa hai bên trong lễ kỷ niệm ở Normandy hồi đầu mùa hè. Vì vậy ông Poroshenko không đến một mình mà đi cùng với một nhóm hỗ trợ của Liên minh châu Âu: Cao ủy Ngoại giao châu Âu, bà Catherine Ashton và ba ủy viên. Cuộc họp này là cần thiết dù chỉ vì lý do Ukraina đang cảm thấy mình gặp nguy hiểm từ sự đe dọa của Nga và do đó liên tục yêu cầu sự hỗ trợ của phương Tây về tài chính, quân sự và chính trị. Các chính trị gia sẽ hiểu nhau dễ dàng hơn khi mắt nhìn tận mắt. Tuy nhiên nói chung là không nên kỳ vọng quá nhiều vào cuộc họp này, chuyên gia Viện Nghiên cứu Chính trị- nhân đạo quốc tế Vladimir Bruter nhấn mạnh:

      “Nói rằng ông Poroshenko có quan điểm riêng của mình khi nhìn nhận vấn đề thì đó sẽ là sự phóng đại rất tích cực. Những quan điểm của ông ấy mang tính chất thích nghi. Nếu như người ta khuyên rằng ông ta có thể giành được chiến thắng quân sự, ông ta sẽ tiến về phía trước. Nếu như ông ta cảm thấy rằng điều này bây giờ khó có thể xảy ra, ông ta sẽ dừng lại và nói rằng phuơng Tây phải hỗ trợ vũ khí để ông ta giành được chiến thắng chiến thắng quân sự này. Lập trường của tổng thống Poroshenko sẽ còn thay đổi nhiều lần nữa. Chúng ta có thể nhớ lại rằng các nhà chức trách Ukraina đã hứa việc phân quyền, quyền lợi cho các khu vực, rồi hiến pháp mới và các cuộc bầu cử sau khi hiến pháp mới ra đời. Vậy tất cả những lời hứa đó bây giờ đang ở đâu?”

      Tuy nhiên vẫn cần thiết phải sắp đặt một cuộc đối thoại. Với ông Poroshenko,- người hành động tự chủ hay theo mệnh lệnh – đại diện cho Ukraina và EU, hiện đang sa lầy trong cuộc xung đột Ukraina. Kiev và Brussels buộc phải thừa nhận rằng dự định đối phó thật nhanh chóng với cuộc kháng chiến ở phía đông nam đã thất bại. Rằng việc tiếp tục các hoạt động vũ trang sẽ dẫn đến những nạn nhân mới mà sớm hay muộn rồi cũng sẽ phải chịu trách nhiệm. Nhưng làm thế nào để thuyết phục họ rằng kế hoạch mới phải là một kế hoạch hòa bình chứ không thể vẫn là kế hoạch quân sự như trước đây?
      Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_08_21/276229925/

      Xóa