Mới đây, báo Nhân dân- Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam- Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam có đăng bài "Làm trong sạch môi trường in-tơ-nét". Trong nội dung bài này có thông tin về việc hiện nay trên mạng Internet có một trang báo điện tử có tên gọi hoàn toàn trùng khớp với báo "Nhân dân", lại có măng-sét (manchette) "Nhân Dân online" trên trang nhất, cũng như kiểu chữ, mầu chữ không khác kiểu chữ, mầu chữ của măng-sét Báo Nhân
Dân điện tử. Đó chính là báo Nhân dân với địa chỉ trên mạng là http://www.baonhandan.net.
Bài "Làm trong sạch môi trường in-tơ-nét" có đoạn: "Với baonhandan.net, trang này cho biết có: "Giấy phép số 1555/GP-BTTTT
ngày 26-9-2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tòa soạn: 381 Đội Cấn,
Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam, bản quyền thuộc Báo Bến Tre Online. Tổng
Biên tập: Nguyễn Hà Cường". Vào trang baobentre.net thấy ghi: "Tổng
Biên tập: Lê Văn Tông - Giấy phép số 94/GP-BC do Cục Báo chí, Bộ Thông
tin và Truyền thông cấp ngày 7-3-2008, Tòa soạn: Số 7, đường Cách mạng
Tháng 8, phường 3, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre, Việt Nam". Như vậy, hai
trang điện tử trên có hai tòa soạn với hai Tổng Biên tập nhưng chung
một bản quyền (!). Còn việc baonhandan.net lấy tên và có măng-sét y hệt
Nhân Dân điện tử cũng đưa tới câu hỏi về sự mập mờ khó có thể chấp
nhận!"
Vậy mà trong lời cuối cùng của bài "Làm trong sạch môi trường in-tơ-nét" lại đưa ra lời khuyến cáo người đọc: "nếu trong kinh tế có khái niệm "người tiêu dùng thông minh" thì thiết
nghĩ, mỗi người đọc hãy là "người đọc thông minh", có khả năng nhận
biết, phân biệt thật - giả, đúng - sai,... để có sự sáng suốt, tỉnh
táo trong tiếp nhận, xử lý thông tin."?
Chúng tôi cho rằng đây là một vụ việc nghiêm trọng. Ai cũng biết, báo Nhân dân là tờ báo quan trọng nhất trong số các tờ báo ở Việt Nam. Đặc biệt là trong tình hình báo mạng Việt Nam hiện nay có khá nhiều tờ báo đang "lá cải hóa", chỉ chạy theo những tin tức giật gân câu khách; mảng tin quốc tế thì làm con vẹt, như những cái loa tuyên truyền cho truyền thông phương Tây; chỉ còn lại không nhiều tờ báo đứng đắn, nghiêm túc. Báo Nhân dân chính là một trong số "không nhiều" đó. Vậy mà lần này, có tờ báo mạo danh, làm nhái tờ Nhân dân. Và họ lại ghi công khai cả "giấy phép" của Bộ Thông tin và Truyền thông? Công khai luôn địa chỉ tòa soạn ở 381 Đội Cấn,
Ba Đình, Hà Nội? Xin lưu ý, địa chỉ 381 Đội Cấn,
Ba Đình, Hà Nội cũng là địa chỉ của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vậy, hơn ai hết, báo Nhân dân phải kiên quyết làm rõ những vấn đề trên. Hàng loạt câu hỏi trong vụ việc này cần được báo Nhân dân giải đáp và hoàn toàn có thể giải đáp được.
Đó là:
1- Có đúng là Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép số 1555/GP-BTTTT ngày 26-9-2011 cho báo baonhandan.net hay không? Nếu có thì yêu cầu Bộ này trả lời tại sao lại cấp cho một tờ báo nhái báo Nhân Dân như vậy? Nếu không cấp thì cũng yêu cầu Bộ này kiên quyết xử lý cái tờ báo kia.
Vậy, hơn ai hết, báo Nhân dân phải kiên quyết làm rõ những vấn đề trên. Hàng loạt câu hỏi trong vụ việc này cần được báo Nhân dân giải đáp và hoàn toàn có thể giải đáp được.
Đó là:
1- Có đúng là Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép số 1555/GP-BTTTT ngày 26-9-2011 cho báo baonhandan.net hay không? Nếu có thì yêu cầu Bộ này trả lời tại sao lại cấp cho một tờ báo nhái báo Nhân Dân như vậy? Nếu không cấp thì cũng yêu cầu Bộ này kiên quyết xử lý cái tờ báo kia.
2- Có đúng là tại địa chỉ số 381 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội có trụ sở Tòa soạn của baonhandan.net như công bố của báo này hay không:
"Báo Nhân Dân
Email tòa soạn: baonhandan.net@gmail.com (Admin)
Bản quyền thuộc về Báo Bến Tre Online. Tổng Biên Tập: Nguyễn Hà Cường.
Giấy phép số 1555/GP-BTTTT ngày 26/9/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Toà soạn: 381 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: 080482621; Fax : 080442175"
Nếu có thì cơ quan nào cho phép điều đó? Bởi theo Luật báo chí thì để mở một Văn phòng thường trú cũng phải tuân theo những trình tự, thủ tục đặc biệt chứ chưa nói cả một trụ sở Tòa soạn.
3- Yêu cầu Tổng Biên tập Báo Bến Tre trả lời có mối quan hệ gì với baonhandan.net hay không?
4- Cuối cùng, yêu cầu ông Nguyễn Hà Cường- Tổng Biên tập baonhandan.net trả lời những câu hỏi liên quan.
Cách đây ít lâu, Google.tienlang đã từng có bài "Cần cảnh giác với những trang web mạo danh lãnh đạo cấp cao". Tại đó, chúng tôi đã chỉ rõ các trang web mạo danh như trang nguyenphutrong.net, truongtansang.net, nguyentandung.org cùng vài chục trang giả mạo các vị lãnh đạo quốc hội, các bộ trưởng, thứ trưởng, các vị lãnh đạo các quân khu, các địa phương...
Trang web giả mạo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Trang web mạo danh Ủy viên Bộ Chính trị- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Trang mạo danh PCT Quốc hội Uông Chu Lưu
Trang mạo danh Bộ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường
Dẫu các trang mạo danh lãnh đạo cấp cao này đều có máy chủ đặt ở nước ngoài nhưng việc để nó ngang nhiên tồn tại đến nay là điều không thể chấp nhận. Chẳng lẽ các cơ quan chức năng ở Việt Nam bó tay?
Vậy mà nay, lại có một tờ báo có địa chỉ ở ngay Thủ đô, dám mạo danh một tờ báo hàng đầu ở Việt Nam mà chúng ta cũng ... bó tay hay sao?
Với trách nhiệm với đông đảo bạn đọc cả nước, Google.tienlang yêu cầu báo Nhân Dân làm rõ vụ việc nghiêm trọng này.
Vậy mà nay, lại có một tờ báo có địa chỉ ở ngay Thủ đô, dám mạo danh một tờ báo hàng đầu ở Việt Nam mà chúng ta cũng ... bó tay hay sao?
Với trách nhiệm với đông đảo bạn đọc cả nước, Google.tienlang yêu cầu báo Nhân Dân làm rõ vụ việc nghiêm trọng này.
Lê Hương Lan
=====
Xin mời bạn đọc đọc bài trên báo Nhân Dân:
Năm 2013, Báo Nhân Dân đã đăng bài viết về một blog được thiết kế
với hình thức sao chép giao diện Báo Nhân Dân điện tử song thay đổi nội
dung slogan, bài vở khai thác từ các trang mạng chống cộng ở nước
ngoài, hoặc của một số người vẫn nấp dưới chiêu bài "tự do, dân chủ, tự
do báo chí" để xuyên tạc, vu cáo Đảng và Nhà nước Việt Nam. Từ sự kiện
trên nhìn rộng ra có thể nói cho đến nay, tình trạng lập lờ, giả mạo,
dối trá trên in-tơ-nét đã trở thành một vấn đề bức xúc, đòi hỏi các cơ
quan chức năng cần giải quyết triệt để.
Vừa qua, bà N.T.T.H đã gửi tới Báo Nhân Dân đơn khiếu nại về
việc bức ảnh chụp cùng một ca sĩ trong bài Hai bóng hồng bên cạnh Yasuy
trên baonhandan.net có thể ảnh hưởng tới con gái bà, vì hiện cháu còn
rất trẻ. Sau khi xác minh, đại diện Báo Nhân Dân đã thông tin tới bà:
Báo Nhân Dân không phải đơn vị chủ quản, không có địa chỉ tòa soạn như
baonhandan.net, dù măng-sét (manchette) "Nhân Dân online" trên trang
nhất baonhandan.net có kiểu chữ, mầu chữ không khác kiểu chữ, mầu chữ
của măng-sét Báo Nhân Dân điện tử. Biết rõ sự thật, bà N.T.T.H đã xin
lỗi Báo Nhân Dân, đề nghị hủy đơn khiếu nại; đồng thời đề nghị Báo nên
làm rõ tình trạng trang mạng sử dụng tên miền, măng-sét giống Báo Nhân
Dân để tránh hiểu lầm đáng tiếc cho bạn đọc. Thiết nghĩ đây là một đề
nghị có lý, có tình và vấn đề này cần có sự lên tiếng của dư luận cũng
như biện pháp xử lý kiên quyết của cơ quan chức năng. Với
baonhandan.net, trang này cho biết có: "Giấy phép số 1555/GP-BTTTT ngày
26-9-2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tòa soạn: 381 Đội Cấn, Ba
Đình, Hà Nội, Việt Nam, bản quyền thuộc Báo Bến Tre Online. Tổng Biên
tập: Nguyễn Hà Cường". Vào trang baobentre.net thấy ghi: "Tổng Biên tập:
Lê Văn Tông - Giấy phép số 94/GP-BC do Cục Báo chí, Bộ Thông tin và
Truyền thông cấp ngày 7-3-2008, Tòa soạn: Số 7, đường Cách mạng Tháng
8, phường 3, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre, Việt Nam". Như vậy, hai trang
điện tử trên có hai tòa soạn với hai Tổng Biên tập nhưng chung một bản
quyền (!). Còn việc baonhandan.net lấy tên và có măng-sét y hệt Nhân
Dân điện tử cũng đưa tới câu hỏi về sự mập mờ khó có thể chấp nhận!
Khi in-tơ-nét không chỉ được sử dụng phục vụ các mục đích lương thiện, lành mạnh mà còn trở thành công cụ để một số người thực hiện nhằm mục đích xấu thì hiện tượng xuất hiện blog, trang điện tử có giao diện na ná website Báo Nhân Dân điện tử không còn là đơn lẻ. Như năm 2011, trên in-tơ-nét có trang baocanthơ.net với đầy đủ dòng chữ "Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Cần Thơ. Tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Cần Thơ" và giao diện, trang mục, tên tổng biên tập, số giấy phép, thời gian cấp, địa chỉ tòa soạn, số điện thoại, số fax, hộp thư điện tử,... sao chép nguyên vẹn báo điện tử Cần Thơ chính thức. Sự nhập nhèm này đã bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ xử phạt hành chính hai đơn vị ở TP Cần Thơ liên quan là Công ty cổ phần truyền thông Thế Kỷ, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ quảng cáo Miền Tây 24H. Lý do xử phạt ghi rõ: "giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác", và "sử dụng tên miền cấp cao khác tên miền ".vn" mà không thông báo hoặc thông báo thông tin không chính xác hoặc thay đổi thông tin mà không thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định". Cùng thời gian, trên in-tơ-nét còn xuất hiện trang điện tử baotravinh.net là địa chỉ giả mạo Cổng thông tin điện tử Trà Vinh; báo chí trong nước cũng phát hiện một số website giả mạo giả mạo báo điện tử Kiên Giang, báo điện tử Sài Gòn tiếp thị,... Đặc biệt năm 2012, một trang điện tử có tên na ná, giao diện y hệt giao diện một trang điện tử được nhiều người truy cập đã làm xôn xao dư luận bằng việc tung tin tăng giá xăng dầu bằng thủ đoạn giả mạo một văn bản của Bộ Tài chính; nếu không phát hiện kịp thời, việc tung tin dối trá đó có thể đưa tới hậu quả tiêu cực trong tâm lý, niềm tin của người tiêu dùng,...
Hiện tượng lập lờ tên trang điện tử và giao diện của các trang báo có nhiều người truy cập để đánh lừa người đọc, hoặc đưa tin thất thiệt trên in-tơ-nét có thể gây hậu quả tiêu cực, làm nhiễu thông tin, gây ngộ nhận đối với người tiếp nhận (thậm chí lừa đảo họ),... Mặt khác không kém nghiêm trọng là hiện tượng có kẻ xấu sử dụng in-tơ-nét để thực hiện thủ đoạn xuyên tạc, dối trá bằng cách lập các website giả mạo tên tuổi một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam cùng một số tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, có uy tín xã hội. Về hình thức, các trang này được xây dựng tương tự trang thông tin điện tử cá nhân mà thực chất là hành vi vi phạm Nghị định 72. Từ một vài địa chỉ ban đầu, đến nay số địa chỉ giả mạo đã tăng lên rất nhanh, ngang nhiên tồn tại trên in-tơ-nét, đến mức có người đọc lầm tưởng đó là diễn đàn riêng của một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. Theo nhận xét của một số tác giả trên in-tơ-nét, điểm nổi bật của những website, blog giả mạo này là không ghi rõ tên chủ sở hữu và giấy phép; còn tin bài thường bao gồm: tin tức về các lĩnh vực của xã hội Việt Nam, chủ yếu khai thác từ báo chí trong nước; loại tin bài có chủ ý tác động trong nội bộ lãnh đạo cao cấp, "nâng" người này, "hạ" người kia,... nhằm gây mất đoàn kết nội bộ. Có bài tinh vi, có bài thể hiện rất rõ ý đồ và thường được đưa ra dưới hình thức ý kiến của "bạn đọc", loại bài này được bổ trợ bằng các cách thể hiện, trình bày hình thức mỗi trang khác nhau, nếu người đọc không để ý sẽ không thể phát hiện,...
Phải khẳng định, sự ra đời và tồn tại trên in-tơ-nét các trang điện tử mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, một số tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, uy tín xã hội là thủ đoạn rất nham hiểm. Không có ý nghĩa nào khác, các trang này chỉ nhằm phục vụ mưu đồ đen tối là giúp các thế lực thù địch, các phần tử chống đối Đảng và Nhà nước ta lũng đoạn, gieo rắc thông tin thất thiệt, đầu độc tinh thần người đọc. Trong bối cảnh in-tơ-nét ở Việt Nam ngày càng phát triển, số lượng người sử dụng, phương tiện truy cập (máy tính bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh,... ) ngày càng tăng, nếu thiếu khả năng nhận biết, sàng lọc thông tin, khi truy cập vào các trang điện tử này, người đọc rất dễ bị lây nhiễm thông tin sai trái vì ngộ nhận. Thậm chí, nếu thiếu tỉnh táo thì tin tức bịa đặt, xuyên tạc tại các trang đó có thể làm xáo trộn đời sống tinh thần của xã hội, kích động những việc làm bột phát, vi phạm pháp luật. Nguy hiểm hơn, trong quan hệ quốc tế, nếu thông tin từ các trang mạng giả mạo được sử dụng như thông tin chính thức, có thể gây ra hiểu lầm, thậm chí gây căng thẳng trong quan hệ của Việt Nam với một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế nào đó.
Theo thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan an ninh mạng, các trang điện tử giả mạo nói trên có địa chỉ mạng ở nước ngoài, máy chủ lưu trữ thông tin đặt ở nước ngoài, có chức năng giấu chủ sở hữu tên miền. Với cách làm đó, kẻ chủ mưu toan tính sẽ nằm ngoài sự quản lý của cơ quan quản lý in-tơ-nét và báo chí ở Việt Nam. Nói thế nào cũng không thể bao biện cho bản chất hiện tượng lập lờ, giả mạo, dối trá trên in-tơ-nét, vì đó là vi phạm pháp luật. Cho nên, để góp phần làm trong sạch môi trường in-tơ-nét, nếu với các địa chỉ có nguồn gốc trong nước, các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, rà soát kỹ hơn để phát hiện và xử lý nghiêm khắc; thì với các địa chỉ có máy chủ ở nước ngoài, đã đến lúc cần nghiên cứu tìm biện pháp thích hợp để xử lý. Vài lời cuối bài xin được thưa cùng bạn đọc, nếu trong kinh tế có khái niệm "người tiêu dùng thông minh" thì thiết nghĩ, mỗi người đọc hãy là "người đọc thông minh", có khả năng nhận biết, phân biệt thật - giả, đúng - sai,... để có sự sáng suốt, tỉnh táo trong tiếp nhận, xử lý thông tin.
Khi in-tơ-nét không chỉ được sử dụng phục vụ các mục đích lương thiện, lành mạnh mà còn trở thành công cụ để một số người thực hiện nhằm mục đích xấu thì hiện tượng xuất hiện blog, trang điện tử có giao diện na ná website Báo Nhân Dân điện tử không còn là đơn lẻ. Như năm 2011, trên in-tơ-nét có trang baocanthơ.net với đầy đủ dòng chữ "Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Cần Thơ. Tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Cần Thơ" và giao diện, trang mục, tên tổng biên tập, số giấy phép, thời gian cấp, địa chỉ tòa soạn, số điện thoại, số fax, hộp thư điện tử,... sao chép nguyên vẹn báo điện tử Cần Thơ chính thức. Sự nhập nhèm này đã bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ xử phạt hành chính hai đơn vị ở TP Cần Thơ liên quan là Công ty cổ phần truyền thông Thế Kỷ, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ quảng cáo Miền Tây 24H. Lý do xử phạt ghi rõ: "giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác", và "sử dụng tên miền cấp cao khác tên miền ".vn" mà không thông báo hoặc thông báo thông tin không chính xác hoặc thay đổi thông tin mà không thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định". Cùng thời gian, trên in-tơ-nét còn xuất hiện trang điện tử baotravinh.net là địa chỉ giả mạo Cổng thông tin điện tử Trà Vinh; báo chí trong nước cũng phát hiện một số website giả mạo giả mạo báo điện tử Kiên Giang, báo điện tử Sài Gòn tiếp thị,... Đặc biệt năm 2012, một trang điện tử có tên na ná, giao diện y hệt giao diện một trang điện tử được nhiều người truy cập đã làm xôn xao dư luận bằng việc tung tin tăng giá xăng dầu bằng thủ đoạn giả mạo một văn bản của Bộ Tài chính; nếu không phát hiện kịp thời, việc tung tin dối trá đó có thể đưa tới hậu quả tiêu cực trong tâm lý, niềm tin của người tiêu dùng,...
Hiện tượng lập lờ tên trang điện tử và giao diện của các trang báo có nhiều người truy cập để đánh lừa người đọc, hoặc đưa tin thất thiệt trên in-tơ-nét có thể gây hậu quả tiêu cực, làm nhiễu thông tin, gây ngộ nhận đối với người tiếp nhận (thậm chí lừa đảo họ),... Mặt khác không kém nghiêm trọng là hiện tượng có kẻ xấu sử dụng in-tơ-nét để thực hiện thủ đoạn xuyên tạc, dối trá bằng cách lập các website giả mạo tên tuổi một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam cùng một số tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, có uy tín xã hội. Về hình thức, các trang này được xây dựng tương tự trang thông tin điện tử cá nhân mà thực chất là hành vi vi phạm Nghị định 72. Từ một vài địa chỉ ban đầu, đến nay số địa chỉ giả mạo đã tăng lên rất nhanh, ngang nhiên tồn tại trên in-tơ-nét, đến mức có người đọc lầm tưởng đó là diễn đàn riêng của một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. Theo nhận xét của một số tác giả trên in-tơ-nét, điểm nổi bật của những website, blog giả mạo này là không ghi rõ tên chủ sở hữu và giấy phép; còn tin bài thường bao gồm: tin tức về các lĩnh vực của xã hội Việt Nam, chủ yếu khai thác từ báo chí trong nước; loại tin bài có chủ ý tác động trong nội bộ lãnh đạo cao cấp, "nâng" người này, "hạ" người kia,... nhằm gây mất đoàn kết nội bộ. Có bài tinh vi, có bài thể hiện rất rõ ý đồ và thường được đưa ra dưới hình thức ý kiến của "bạn đọc", loại bài này được bổ trợ bằng các cách thể hiện, trình bày hình thức mỗi trang khác nhau, nếu người đọc không để ý sẽ không thể phát hiện,...
Phải khẳng định, sự ra đời và tồn tại trên in-tơ-nét các trang điện tử mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, một số tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, uy tín xã hội là thủ đoạn rất nham hiểm. Không có ý nghĩa nào khác, các trang này chỉ nhằm phục vụ mưu đồ đen tối là giúp các thế lực thù địch, các phần tử chống đối Đảng và Nhà nước ta lũng đoạn, gieo rắc thông tin thất thiệt, đầu độc tinh thần người đọc. Trong bối cảnh in-tơ-nét ở Việt Nam ngày càng phát triển, số lượng người sử dụng, phương tiện truy cập (máy tính bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh,... ) ngày càng tăng, nếu thiếu khả năng nhận biết, sàng lọc thông tin, khi truy cập vào các trang điện tử này, người đọc rất dễ bị lây nhiễm thông tin sai trái vì ngộ nhận. Thậm chí, nếu thiếu tỉnh táo thì tin tức bịa đặt, xuyên tạc tại các trang đó có thể làm xáo trộn đời sống tinh thần của xã hội, kích động những việc làm bột phát, vi phạm pháp luật. Nguy hiểm hơn, trong quan hệ quốc tế, nếu thông tin từ các trang mạng giả mạo được sử dụng như thông tin chính thức, có thể gây ra hiểu lầm, thậm chí gây căng thẳng trong quan hệ của Việt Nam với một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế nào đó.
Theo thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan an ninh mạng, các trang điện tử giả mạo nói trên có địa chỉ mạng ở nước ngoài, máy chủ lưu trữ thông tin đặt ở nước ngoài, có chức năng giấu chủ sở hữu tên miền. Với cách làm đó, kẻ chủ mưu toan tính sẽ nằm ngoài sự quản lý của cơ quan quản lý in-tơ-nét và báo chí ở Việt Nam. Nói thế nào cũng không thể bao biện cho bản chất hiện tượng lập lờ, giả mạo, dối trá trên in-tơ-nét, vì đó là vi phạm pháp luật. Cho nên, để góp phần làm trong sạch môi trường in-tơ-nét, nếu với các địa chỉ có nguồn gốc trong nước, các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, rà soát kỹ hơn để phát hiện và xử lý nghiêm khắc; thì với các địa chỉ có máy chủ ở nước ngoài, đã đến lúc cần nghiên cứu tìm biện pháp thích hợp để xử lý. Vài lời cuối bài xin được thưa cùng bạn đọc, nếu trong kinh tế có khái niệm "người tiêu dùng thông minh" thì thiết nghĩ, mỗi người đọc hãy là "người đọc thông minh", có khả năng nhận biết, phân biệt thật - giả, đúng - sai,... để có sự sáng suốt, tỉnh táo trong tiếp nhận, xử lý thông tin.
Hoan hô Nhà nước!
Trả lờiXóaLàm sạch thì cái hố xí Gú Gồ Tiên Lãng chắc cũng xóa sổ luôn! He he he...!!!
Nếu đây là cái hố xí thì thằng ở trên vào đây để ỉa bằng mồm à?
Trả lờiXóaChiến thuật mới của mấy anh phởn ở trang này. Vào đây xả rác.
Trả lờiXóaBài hay của Google.tienlang
Trả lờiXóaThứ Ba, 19 tháng 8, 2014
Google.tienlang không hài lòng với bài "Làm trong sạch môi trường in-tơ-nét"
https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/08/googletienlang-khong-hai-long-voi-bai.html