Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Cần cảnh giác với những trang web mạo danh lãnh đạo cấp cao

Bác tranhung09 vừa đưa ra nghi vấn:
-----

Trang web mạo danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Ai đặt câu hỏi: Ai đã “khuyến khích” cho Dương Chí Dũng khai như thế?




Loạt bài trên các website mang tên lãnh đạo
09/01/2014
10/01/2014
....
10/01/2014 
(trích)
...
Một tình tiết gây bất ngờ như đã được sắp đặt từ trước, tử tù Dương Chí Dũng với tư cách là “nhân chứng liên quan” đã chủ động khai ra các thông tin “động trời chưa từng được tiết lộ”, từ đó đẩy dư luận lên đến đỉnh điểm, nghi vấn nối tiếp nghi vấn, các tờ báo lớn bé, trong ngoài thi nhau kéo bè kết cánh cùng đồng ca thông báo “tin giật gân” với giọng điệu hả hê.
Nhưng sự thật là những tình tiết chưa được công bố liên quan đến lời khai trong bản khai và xin lỗi ông Ngọ vì đã vu oan cho ông do hoảng loạn tâm thần và căm tức ông Ngọ về việc chỉ huy quân lùng bắt từ Campuchia về Việt Nam đều có trong hồ sơ điều tra mà toà án đang giữ. Không hiểu vì sao Tòa án lại không công khai thông tin này, làm cho các tờ báo gần như đồng loạt đưa tin một chiều hướng đến lời khai của Dương Chí Dũng mà chưa biết rõ đầu đuôi câu chuyện ra sao, tạo điều kiện cho bè lũ phản động, cơ hội chính trị hô phong hoán vũ, chửi Đảng, chửi chế độ điên cuồng. Có uẩn khúc gì ở đây chăng? .....
Có một chi tiết rất lạ là ngay sau khi Dương Chí Dũng khai, thì không hiểu vì sao ngay lập tức, Hội đồng xét xử quyết định tuyên bố khởi tố vụ án hình sự làm lộ bí mật công tác. Ví dụ Dương Chí Dũng mà khai đã xách va ly đầy tiền đến thăm nhà Chủ tịch nước thì liệu Hội đồng xét xử có quyết định tuyên bố khởi tố vụ án hình sự làm lộ bí mật công tác không?
 
(trích)
...Nhìn xa một chút, chuyện khai không hề chỉ đơn giản như vậy mà còn có những nguyên nhân sâu xa của nó nữa. Câu hỏi lớn đặt ra vì sao Dương Chí Dũng lại “thành khẩn” khai như thể tấn công ngược lãnh đạo Bộ Công an vậy? Trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nhìn lại vấn đề, mục tiêu, động cơ tấn công mà đối tượng hướng đến.
Mục tiêu tấn công của Dương Chí Dũng đã rõ đó chính là lực lượng công an và đặc biệt là lãnh đạo Bộ Công an. Vậy tại sao công an lại là mục tiêu? Chúng ta cần xem lại vai trò, nhiệm vụ của lực lượng này ra sao!
.....
Một thông tin đáng chú ý, ông Trần Đình Triển, luật sư của Dương Chí Dũng trong vụ xét xử này đã trả lời rằng chính ông khuyên thân chủ của mình không nói ra vụ việc này trong phiên xử Vinalines mà nói trong phiên xử Dương Tự Trọng. Nếu đây là sự thật thì mục đích của họ là gì ? Phải chăng chính ông Dũng đã biết dù mình bị án tử đi chăng nữa thì đã có ai đó sẽ giúp mình thoát án tử này. Vậy những người đó là ai? Các cơ quan chức năng cần làm rõ.
Vụ việc này đang được giới truyền thông trong và ngoài nước đưa tin tràn ngập, trắng đen, phân tích, bình luận đủ kiểu. Các thế lực thù địch đang lợi dụng sự kiện này, xuyên tạc tình hình, làm cho lòng dân bất ổn. Chúng ta cần tỉnh táo trước những thông tin đang hùa nhau một chiều đó. Phải chăng đây là kế sách của “ai đó” đã tính toán trước bước đi này?
Dư luận đang có lời bàn tán rằng, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã chỉ đạo Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội “mớm lời” cho Dương Chí Dũng lật lại lời khai tại tòa và hứa có thể kéo dài, giảm nhẹ hình phạt cho y, nhưng tôi tuyệt đối không tin đó là sự thật.
====
Như vậy, theo Google.tienlang, các trang mạo danh lãnh đạo cao cấp này đang cố gắng đưa đến bạn đọc dường như có 1 cuộc đấu tranh phe nhóm trong nội bộ đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước. Phải chăng đã đến lúc lộ diện tổ chức phản động đứng sau các trang web mạo danh lãnh đạo? Lời cảnh báo ở bài viết của Google.tienlang đăng ngày 20/6/2013 trên blog cũ của chúng tôi đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự. Blog cũ của chúng tôi đã bị chiếm đoạt nhưng may là blog của bác tranhung09 đã lưu lại. Nay chúng tôi xin chép lại về blog mới bài cảnh báo này từ trang blog của bác tranhung09.
**********
Lời dẫn: Đó là chúng tôi đang nói tới những trang web như nguyenphutrong, truongtansang, nguyentandung, nguyensinhhung, trandaiquang, nguyenbathanh... Từ ngày xuất hiện những trang này, theo bạn đọc của chúng tôi phản ánh thì chưa thấy họ đưa những thông tin gì gây bất lợi cho Nhà nước ta. Tuy nhiên, những hành tung bí ẩn của họ thì không nhiều người biết. Vẫn có không ít người còn lầm lẫn rằng đó đúng là những trang web cá nhân của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Nhiều cộng tác viên của chúng tôi đã rất bất bình khi thấy những bài viết của họ sau khi đăng ở Google.tienlang bỗng dưng đồng loạt xuất hiện ở những trang mờ ám này mà không ghi nguồn. Ví dụ như Việt kiều Michelle Lê ở Hoa Kỳ, tác giả bài Vũ Trực- ông chủ của bé Uyên là ai? đã gửi thư cho chúng tôi phàn nàn về việc chúng tôi "tự ý gửi bài đến nơi khác mà không xin ý kiến tác giả". Chúng tôi xin công khai khẳng định rằng: Tất cả các thành viên Google.tienlang không có bất kỳ mối quan hệ nào với những trang web mạo danh này; chúng tôi chưa bao giờ gửi bài của mình hay của cộng tác viên cho những trang mạo danh đó. Bạn đọc của trang Google.tienlang cũng không ít lần bày tỏ sự bất bình với những trang web mạo danh này, gần đây nhất là ý kiến của bạn Huỳnh Trọng Đô:

Trang web mạo danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
*******
Huỳnh Trọng Đô 02:32 Ngày 20 tháng 6 năm 2013
"Cảnh báo: Chúng tôi không hài lòng khi thấy trong thời gian qua, một số trang web giả mạo lãnh đạo cao cấp như nguyenphutrong, truongtansang, nguyentandung, nguyensinhhung, trandaiquang, nguyenbathanh... sử dụng nhiều bài của chúng tôi mà không ghi nguồn Google.tienlang."
Đúng như lời cảnh báo của chủ nhà. Đến giờ thì hầu hết các trang web giả danh lãnh đạo cao cấp đã sử dụng bài này. Tiến bộ hơn trước 1 chút là họ có ghi nguồn: Google.tienlang.
Nhưng họ để ở mục "Bài của bạn đọc". Tôi tin rằng các bạn TV Google.tienlang không bao giờ thèm gửi bài viết của mình đến cậy đăng ở các trang giả danh lãnh đạo cấp cao này. Tôi không hài lòng là họ tự ý sửa chữa, thêm bớt nội dung. Phần đầu, họ bổ sung mấy tấm hình như bạn đã nói trên kia:
Nặc danh01:21 Ngày 20 tháng 6 năm 2013
http://img834.imageshack.us/img834/229/ewwr.jpg
http://cdn9.lethanhhai.net/files/2012/06/bao-nhan-dan-190613.jpg
http://img46.imageshack.us/img46/7893/3f42.jpg

Thế nhưng, nhìn vào cái cặp nhựa ông Vũ mang theo, cái hình tờ báo Nhân dân ngày 13/6 không rõ ràng. Do vậy, thêm điều này hoàn toàn không tăng thêm sức thuyết phục cho bài viết.
Hôm nọ, họ sử dụng bài ở Google.tienlang là bài "ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ SẮP CHẾT?" họ cũng tự ý thêm bớt, sửa chữa nội dung và điều sửa chữa đó là sai. Chỉ có anh em thành viên Google.tienlang mới biết cái anh thành viên sinh hoạt ở đây với cái nick viết tắt là "PVD" tức là anh Phạm Văn Điệp- nhà rân trủ hải ngoại chứ không phải ông Phạm Viết Đào vừa bị bắt. Trong bài
"ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ SẮP CHẾT?" chủ nhà ở đây trích dẫn phát biểu của ông PVD trên Dân Luận nhưng khi mấy trang web mạo danh lãnh đạo kia mang về thì họ lại phịa ra PVD thành Phạm Viết Đào!  
Có 1 điều rất lạ khiến tôi băn khoăn: Hình như tất cả những trang web mạo danh lãnh đạo này dường như do 1 tổ chức mờ ám nào đó điều khiển. Khi có 1 trang ăn cắp bài ở đây (tức là sử dụng mà không ghi nguồn) thì lập tức tất cả các trang kia cũng ăn cắp luôn! Nội dung ý như nhau, kể cả những cái sai (như ví dụ về ông PVD) cũng như nhau! Tôi chả hiểu cái tổ chức mờ ám đó lập ra các trang web mạo danh lãnh đạo đó để làm gì? Máy chủ của họ đều ở nước ngoài...
====
Google.tienlang xin đăng nguyên văn bài báo trên báo Quân đội nhân dân:
 Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo
QĐND - Thứ Ba, 24/04/2012, 21:31 (GMT+7)
QĐND - Không chỉ trực tiếp tấn công bằng những luận điệu xuyên tạc, vu khống, những thông điệp vô căn cứ như “Việt Nam có nền báo chí tự do tồi tệ nhất”, “Việt Nam là kẻ thù của internet”, thời gian gần đây, một số thế lực từ bên ngoài còn ngang nhiên lập ra những trang web và blog mạo danh là trang thông tin cá nhân của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an và một số bộ, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trang tin điện tử chính thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ (ảnh chụp ngày 22-4-2012). Ảnh: Thiện Anh
Vi phạm pháp luật Việt Nam

Các trang web, blog trên đều có đặc điểm chung là được thiết kế theo dạng trang thông tin trực tuyến, có giao diện trình bày theo một mô-típ khá giống nhau và nội dung là các thông tin hoạt động đối nội, đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo. Ngôn ngữ hiển thị phần lớn là tiếng Việt và một phần tiếng Anh. Theo một chuyên viên Phòng Thông tin điện tử thuộc Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến nay có khoảng 30 trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo, nhưng địa chỉ trang mạng, máy chủ lưu trữ thông tin đều đặt ở nước ngoài và được giấu chủ sở hữu tên miền. Các trang web này được tạo lập theo dạng web chuyển tải tin tức, có nhiều chuyên mục với bố cục rõ ràng, cung cấp thông tin cập nhật, đa dạng kèm theo ảnh minh họa khá bắt mắt và thu hút sự tìm kiếm của người đọc.

Đại diện các cơ quan chức năng là Vụ Báo chí-Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Cục Phát thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) và A87 (Tổng cục An ninh 2-Bộ Công an) đều khẳng định rằng: Hiện nay chỉ duy nhất có một trang thông tin điện tử chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại địa chỉ thutuong.chinhphu.vn. Trang thông tin này được Cổng thông tin điện tử Chính phủ xác nhận là “Trang tin chính thức, duy nhất của Thủ tướng được xây dựng như một trang thành viên của Cổng thông tin điện tử Chính phủ”, hoạt động từ tháng 8-2007. Còn lại tất cả các trang web, blog giả, mạo danh đều không có tên miền “.vn” và không được cấp phép hoạt động của các cơ quan quản lý của nước ta và  không được các đồng chí lãnh đạo cho phép, đồng ý. Đề cập đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn nêu rõ: Việc lập các trang web giả, mạo danh các đồng chí lãnh đạo không chỉ là việc làm thiếu đàng hoàng, không trung thực, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam.

Những khẳng định trên của các cơ quan chức năng và lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn toàn có cơ sở. Khoản 3, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 nêu rõ: “Nghiêm cấm hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác”. Một trong những hành vi bị nghiêm cấm cũng được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư 14/2010/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, là: “Tạo trang thông tin điện tử giả mạo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác”. Bên cạnh đó, việc giả danh này nhằm vào các đồng chí lãnh đạo còn mang dấu hiệu về “Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc” nên vi phạm vào Điều 265, Bộ luật Hình sự. Đấy là chưa nói đến việc công khai hóa những thông tin hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet chính thống của Việt Nam mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó, là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Tỉnh táo trước "ma trận thông tin" 

Trước sự hoạt động công khai, trái phép của các trang web mạo danh các đồng chí lãnh đạo, ông Vũ Đình Thường, Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: Bất cứ một tổ chức, cá nhân nào am hiểu luật pháp quốc tế, tôn trọng những giá trị cơ bản của quyền con người thì không bao giờ tự ý mình lập ra những trang web, blog mang tên của nguyên thủ quốc gia mình và các quốc gia khác. Bởi vì, nguyên thủ quốc gia, trước hết với tư cách là một công dân, đều có quyền riêng tư của mình được luật pháp bảo hộ nên không ai được phép xâm hại cả về danh dự, uy tín, nhân phẩm. Việc lập các trang web, blog cá nhân hoặc là do cá nhân tự làm, hoặc phải được phép của cá nhân đó và đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì nó mới có giá trị về mặt pháp lý. Còn việc “khoác tên” các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an… của Việt Nam vào các trang web, blog có xuất xứ từ nước ngoài là một trong những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, làm tổn hại đến hình ảnh quốc thể của Việt Nam.

Nhưng không dừng lại ở đó. Việc “chủ sở hữu” và “tác giả” làm ra các trang web, blog giả mạo các đồng chí lãnh đạo còn có mục đích, động cơ chính trị rất tinh vi, thâm độc. Nó tinh vi ở chỗ: Thời gian đầu, các trang mạng này muốn lôi kéo và tạo được sự tin cậy của người đọc nên đã chủ động cung cấp những thông tin nhanh, nhạy, chính xác như các cơ quan báo chí chính thống, có uy tín của Việt Nam. Càng về sau và đến một lúc nào đó, khi người đọc đã quen đọc, đã tin cậy, chủ nhân của các trang mạng giả danh các đồng chí lãnh đạo có thể cài đặt những thông tin mập mờ làm nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội và gây ra những hậu quả khôn lường.

Đến đây thì bạn đọc càng thấy rõ, cuộc đấu tranh thông tin trên internet đang diễn ra gay gắt và quyết liệt như thế nào. Các thế lực thù địch và phản động dùng mọi thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt để tấn công vào mặt trận tư tưởng, trong đó báo chí-truyền thông là một lĩnh vực quan trọng bậc nhất. Chắc chắn, những trang web kia được lập ra không để phục vụ cho mục đích cung cấp và định hướng thông tin đúng đắn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam. Chúng ta cần chủ động, kịp thời bóc mẽ ý đồ chính trị của những người cố tình lợi dụng tự do internet, tự do báo chí để chống phá cách mạng Việt Nam. Mỗi người, mỗi cơ quan tổ chức phải nêu cao cảnh giác, hết sức tỉnh táo, sáng suốt, không bị sa vào những “ma trận thông tin” đầy tính toán xảo quyệt của các phần tử xấu.

Kiên quyết ngăn ngừa hiểm họa

Nguyên do nào mà họ lại cố tình dựng nên những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo nước ta như vậy? Theo một chuyên gia của A87, đây là một “phép thử” như một lời “thách thức” Việt Nam rằng, nếu không cho phép báo chí tư nhân được hoạt động công khai và các blogger trong nước “bày tỏ các quan điểm dân chủ, tự do”, thì sẽ xây dựng những trang web, trang blog "chính thống" như ở Việt Nam!

Quả là một sự “bài binh bố trận” rất bài bản, chuyên nghiệp, nhưng được biểu hiện dưới một hình thức mới. Thông qua các trang mạng này, một mặt họ tỏ rõ “cái vẻ khách quan” trong việc thông tin những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và hoạt động của các đồng chí lãnh đạo mà không cần “cắt, gọt, bình luận theo chiều hướng xấu” như một số trang mạng hải ngoại khác từng làm dễ bị phản ứng; nhưng mặt khác, họ đang tìm cách “nín thở”, kiên trì chờ đợi và tận dụng một thời cơ nhất định để thực hiện ý đồ khuất tất của mình. Do đó, mọi sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của cộng đồng “dân cư mạng”, nhất là giới trẻ trong việc tiếp cận, tìm kiếm những thông tin trên các trang mạng giả mạo các đồng chí lãnh đạo, đều có thể bị “sập bẫy” vào mục đích không lành mạnh từ chủ nhân của các trang mạng này.  

Trước sự xuất hiện nhan nhản những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an…, chúng ta càng thấy rõ tâm địa của những thế lực thù địch, phản động là không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam bằng bất cứ hình thức, phương thức, thủ đoạn nào. Trong “thế giới phẳng” hiện nay, họ càng triệt để lợi dụng mạng thông tin toàn cầu để ra sức hô hào, cổ súy cho cái gọi là “tự do báo chí”, “tự do internet” nhằm mở hướng tấn công mới, chống phá cách mạng thông tin. Từ việc làm nhiễu loạn thông tin đến việc làm nhiễu loạn dư luận xã hội, làm cho người dân suy giảm niềm tin, phân hóa, chia rẽ, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" theo hệ tư tưởng tư sản. Do vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải tăng cường quản lý an ninh mạng, chủ động nghiên cứu, xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục phát triển internet đúng hướng, lành mạnh; đồng thời cần đưa ra những quy định, chế tài rõ ràng, có tính khả thi cao để quản lý internet chặt chẽ, hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh tư tưởng, thông tin, văn hóa và bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

THIỆN VĂN/QĐND
=======
Hôm nay, 13/01/2014, Google.tienlang kiểm tra lại thấy rằng: Thật nguy hiểm, các trang mạo danh lãnh đạo này không chỉ dừng lại ở con số hơn chục trang nữa mà có đến hàng trăm trang. Họ đã mạo danh hầu hết các vị Chủ tịch, PCT, các vị chủ nhiệm các ban của QH; các vị Ủy viên Trung ương, trưởng ban của TW Đảng; các vị chủ tịch các hội ở trung ương; các vị bộ trưởng, thứ trưởng các bộ; các vị lãnh đạo các quân khu; các vị bí thư thành ủy, tỉnh ủy ở tất cả các tỉnh thành...
 


Chẳng lẽ không có cách nào xử lý những trang mạo danh này sao?
Lê Hương Lan
=================
Mời xem bài liên quan:

68 nhận xét:

  1. Đây là bài trên báo Tuổi trẻ từ nưm 2011. Khi đó mới có gần 20 trang mạo danh, nay thì hàng trăm!
    =====
    Tràn lan web mạo danh lãnh đạo

    TT - Hàng loạt trang web, blog sử dụng tên miền trùng với tên của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước VN xuất hiện trên mạng Internet.

    Các trang web mạo danh trang thông tin cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước

    Trên mạng Internet đang xuất hiện gần 20 tên miền, blog tự xưng là trang thông tin cá nhân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chẳng hạn một loạt tên miền: www.nguyentandung.org, www.nguyentandung.biz, www.nguyentandung.us, www.thutuongnguyentandung.net, www.thutuongnguyentandung.org, www.thutuongnguyentandung.info, www.thutuongnguyentandung.biz đều dẫn về cùng một trang thông tin với tên “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.

    Mạo danh Thủ tướng!

    Có thể tìm được chủ sở hữu

    Thiếu tướng Nguyễn Viết Thế, cục trưởng Cục Công nghệ tin học nghiệp vụ, Bộ Công an, cho rằng thông tin đăng tải trên những trang web này là thông tin không chính thống, không thể kiểm duyệt, kiểm soát được.

    Tuy nhiên việc xử lý các trang web này rất khó vì đó có thể là trang web đặt ở nước ngoài. Ông Thế cho biết về mặt kỹ thuật, các cơ quan an ninh mạng, cơ quan kỹ thuật hoàn toàn có thể kiểm tra bằng các thao tác kỹ thuật Internet để biết trang web đó ở đâu, do ai đăng ký.

    Ông Nguyễn Minh Đức, giám đốc bộ phận an ninh mạng Bkav, cũng khẳng định về kỹ thuật hoàn toàn có thể tìm được các trang web đặt ở đâu, server đặt tại nước nào. Tuy nhiên, hiện nay việc tìm kiếm chủ tên miền cũng khó khăn vì có một số nhà cung cấp dịch vụ không công khai chủ sở hữu.

    MINH QUANG

    Nội dung các trang thông tin này là những hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các hoạt động của Chính phủ VN được phân chia theo các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thế giới, đối ngoại, nhân sự, khoa học, chính sách, cải cách, biển đảo, điểm nóng...

    Ngôn ngữ hiển thị chủ yếu là tiếng Việt, bên cạnh đó còn có tiếng Anh. Bài viết trong các chuyên mục vừa có tác giả viết đứng tên, vừa có lấy lại từ các nguồn báo mạng trong nước và đều được “đăng bởi ban biên tập” (!?).

    Thống kê trên website cho thấy lượng khách truy cập đã hơn 8,7 triệu lượt đến từ gần 30 quốc gia khác nhau. Trong đó lượng truy cập đông nhất chủ yếu từ VN và Mỹ.

    Bên cạnh đó, trang web trên còn liên kết đến các trang thông tin dạng blog trên các mạng xã hội nổi tiếng: Facebook, Multiply, Blogspot, Blog, Wordpress, Flickr, Twitter... và cũng đều xuất hiện dưới tên trang tin cá nhân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đặc biệt trên mạng YouTube cũng có trang thông tin hoạt động của Thủ tướng như một kênh truyền hình riêng.

    Được biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay chỉ có trang thông tin duy nhất tại địa chỉ thutuong.chinhphu.vn. Trang thông tin này được chính thức công bố từ tháng 8-2007 và được Cổng thông tin điện tử Chính phủ xác nhận “là trang tin chính thức, duy nhất của Thủ tướng được xây dựng như một trang thành viên của Cổng thông tin điện tử Chính phủ”.

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các vị lãnh đạo cấp cao khác như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, các vị bộ trưởng, thứ trưởng các bộ, Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh... đều bị mạo danh trang thông tin cá nhân.
    còn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cùng một đối tượng thực hiện?

      Đặc điểm chung của các trang mạng mạo danh trang thông tin cá nhân của các vị lãnh đạo trên là đều được thiết kế dạng trang thông tin trực tuyến, có bố cục trình bày rất giống nhau và đều có nội dung là các thông tin hoạt động trong công việc của các vị lãnh đạo.

      Ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm đào tạo và an ninh mạng Athena, phân tích: “Về mặt kỹ thuật, các trang web trên đều có địa chỉ mạng ở nước ngoài, máy chủ lưu trữ thông tin cũng đang đặt ở nước ngoài, có chức năng giấu chủ sở hữu tên miền.

      Các trang đều được thiết kế theo dạng web tin tức, có nhiều mục cung cấp thông tin đa dạng, bố cục rõ ràng để người đọc dễ tìm, nhiều hình ảnh minh họa, thông tin được cập nhật liên tục... chứng tỏ người làm web này có kiến thức và kinh nghiệm làm web khá tốt. Hơn nữa việc các trang đều được thiết kế giống nhau nên có thể chúng đều chung một chủ nhân”.

      Về việc xác định chủ nhân của các trang web trên, ông Trần Minh Tân, phó giám đốc Trung tâm Internet VN (VNNIC), cho biết các tên miền trên đều là tên miền quốc tế nên VNNIC không thể can thiệp về mặt kỹ thuật đến các trang mạng trên được.

      Các chuyên gia an ninh mạng đều nhận định việc mạo danh trang thông tin hoạt động của các vị lãnh đạo Nhà nước ẩn chứa hiểm họa khôn lường. Một chuyên gia thiết kế web phân tích: “Chủ trang web muốn tạo được sự quan tâm, tin tưởng từ phía người đọc, trước tiên luôn tạo ra uy tín bằng cách cung cấp những thông tin nhanh và đúng như các tờ báo chính thống tại VN. Sau một thời gian khi mức độ uy tín tăng lên, niềm tin người đọc gửi vào đó càng lớn, chủ trang web có thể đưa lên những thông tin có sức tác động không nhỏ với người đọc. Chỉ cần một thông tin thất thiệt về chính sách từ trang này cũng đủ gây xáo trộn không nhỏ trong xã hội”.

      Khó xử lý

      Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 10-9, Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng xác nhận trang web mang tên “Nguyễn Bá Thanh: bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng” tại địa chỉ http://www.nguyenbathanh.com không do ông sáng lập.

      Ông Thanh cho biết qua kiểm tra các cơ quan trên địa bàn TP Đà Nẵng, không có đơn vị nào lập trang web mang tên bí thư thành ủy. Tương tự, các trang web cá nhân mang tên Nguyễn Bá Thanh tại các trang mạng xã hội đều là mạo danh.

      Theo luật sư Trần Vương Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM), điều 12 Luật công nghệ thông tin và điều 4 thông tư 14-2010 của Bộ Thông tin - truyền thông đều quy định rõ việc “giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

      Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, hành vi như vậy có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt đến 20 triệu đồng và bồi thường vật chất theo quy định của Bộ luật dân sự, hoặc xử lý hình sự các tội danh do công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

      Hình phạt có thể là phạt tù đến 3 năm và các hình phạt bổ sung bao gồm phạt tiền đến 200 triệu đồng và còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

      Hơn nữa, nếu xét mục đích việc giả mạo này nhằm vào các đối tượng làm lãnh đạo, xâm phạm danh dự, uy tín của những người này, hành vi như vậy còn có thể bị xử lý hình sự với các tội danh “tội giả mạo chức vụ, cấp bậc” theo điều 265 Bộ luật hình sự.

      Tuy nhiên, theo luật sư Trần Đình Triển (trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân), khó có thể xem xét xử lý dưới góc độ luật pháp vì có thể chủ nhân những trang web này đều là người ở nước ngoài. Họ ở nước ngoài thì chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước ngoài, nơi họ sinh sống, hoạt động.

      K.EM - Đ.THIỆN - M.QUANG

      Xóa
    2. Tôi thấy các trang web lãnh đạo này nguồn tin phong phú, trung thực, đưa tin đa chiều đến người dân, luôn bảo vệ uy tín của lãnh đạo, bài viết về hoạt động của lãnh đạo thì nhiều vô địch mà các trang của Đảng và Chính phủ ko thể làm được! Tôi nghĩ rằng đứng sau các trang web này là nhóm rất yêu nước hoặc thân Nhà nước vì họ có nhiều bài viết chống phản động rất tốt

      Xóa
    3. Có thể là mấy bạn du học sinh nước ngoài chăng ?

      Xóa
  2. "Việc “chủ sở hữu” và “tác giả” làm ra các trang web, blog giả mạo các đồng chí lãnh đạo còn có mục đích, động cơ chính trị rất tinh vi, thâm độc. Nó tinh vi ở chỗ: Thời gian đầu, các trang mạng này muốn lôi kéo và tạo được sự tin cậy của người đọc nên đã chủ động cung cấp những thông tin nhanh, nhạy, chính xác như các cơ quan báo chí chính thống, có uy tín của Việt Nam. Càng về sau và đến một lúc nào đó, khi người đọc đã quen đọc, đã tin cậy, chủ nhân của các trang mạng giả danh các đồng chí lãnh đạo có thể cài đặt những thông tin mập mờ làm nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội và gây ra những hậu quả khôn lường."
    ===
    Nhận xét trên đây của tác giả Thiện Văn- báo Quân đội Nhân dân quả là chính xác.
    Và có lẽ bây giờ, cái tổ chức đứng sau các trang web mạo danh trên bắt đầu lái dư luận sang những chuyện đánh đấm giữa các phe nhóm trong nội bộ lãnh đạo mà họ bịa đặt ra một cách tinh vi.
    Nếu những ai ít tìm hiểu và khi thấy hầu hết những trang web mạo danh này đều đăng những bài liên quan đến Dương Chí Dũng mà ông tranhung09 đã trích dẫn trên kia thì sẽ có cảm nhận rằng nhiều vị Bí thư tỉnh ủy, nhiều vị Ủy viên Trung ương, nhiều bộ trưởng... đều đang lên án việc xét xử vụ Dương Chí Dũng vừa rồi bởi dường như có 1 thế lực đã tạo ra màn kịch cho Dương Chí Dũng khai ra như vậy để đánh Bộ công an....
    Và, người giật dây cho màn kịch này, theo họ, là ông Phạm Quang Nghị- Bí thư HN...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không nghĩ thông tin này là bịa đặt đâu, chẳng qua là không có cách kiểm chứng thôi vì dạng như thông tin mật. Bác cứ nghĩ xem, trong vụ này, bên Tòa án dường như đang vỗ vào mặt ngành công an. Mà lãnh đạo ngành tư pháp bây giờ gần như là thuộc thẩm quyền của chú Tư Sang rồi còn gì, mà vụ này là tòa Hà Nội nữa. Còn ai khác ngoài ông Nghị ? Thử hỏi một chủ tọa phiên tòa bèo bèo có dám làm mấy cái việc như thế này không ?

      Xóa
  3. Huỳnh Trọng Đôlúc 16:55 13 tháng 1, 2014

    Phải làm gì với website mạo danh lãnh đạo cấp cao Việt Nam?
    05 Tháng Mười 2011. 1466 lượt xem

    Dư luận đang nóng lên khi báo chí chính thức công bố thông tin có nhiều wesite mạo danh lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Nhiều phóng viên, bạn đọc quan tâm muốn được biết quan điểm của Micronet- đơn vị đang bảo vệ các tên miền của những người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam, về vấn đề này. Dưới đây là một vài ý kiến của Micronet:

    Tràn lan web mạo danh lãnh đạo

    Không bảo vệ được tên miền thì nguy cơ bị mạo danh trên mạng bằng website (phishing site) tất yếu sẽ xẩy ra. Việc mạo danh (một cách chủ ý) này không chừa một ai, dù đó là lãnh đạo một quốc gia.

    Lẽ ra, phải có một cơ quan chức năng liên quan chuyên trách, có nhiệm vụ tư vấn và bảo vệ cho Nhà nước các tên miền quan trọng của Việt Nam. Nhưng thực tế, rất nhiều tên miền quan trọng của chúng ta đã bị các thực thể nước ngoài đăng kí trước. Trong đó, có tên của các địa danh quan trọng (các tỉnh, thành phố, điểm đến nổi tiếng, di sản...); thương hiệu của các tập đoàn kinh tế, các cơ quan, tổ chức nhà nước quan trọng; các chính trị gia, cá nhân xuất sắc...

    Các trang web mạo danh trang thông tin cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước- Nguồn: TT



    Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện Chương trình Bảo vệ tên miền Việt Nam, Micronet đã phát hiện những tên miền .com, .net, .org trùng với tên nhiều vị lãnh đạo Việt Nam đã bị một số người nước ngoài đăng kí và trỏ về website, gồm:

    http://nguyentandung.org (Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ), http://nguyenphutrong.com (Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư), http://truongtansang.com (Trương Tấn Sang – Chủ Tịch nước), http://nguyensinhhung.net (Nguyễn Sinh Hùng- Chủ tịch Quốc hội), http://nguyenthiennhan.net (Nguyễn Thiện Nhân – Phó Thủ tướng), http://trandaiquang.com (Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an), http://phamvuluan.net (Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo),…

    Đặc điểm của những website này là giao diện, bố cục khá giống nhau, dùng mã nguồn Wordpress, tính năng mạnh, liên kết rộng đến các nền blog và mạng xã hội. Máy chủ lưu trữ website đều đặt ở nước ngoài. Nội dung các bài viết đăng tải trên những website này lấy từ các trang mạng của nhà nước. Thông tin được cập nhật thường xuyên, thu hút lượng truy cập khá lớn từ nhiều nước. Hiện tại, các website trên chưa đưa ra những thông tin thất thiệt, làm tổn hại đến uy tín của các vị lãnh đạo và hình ảnh Việt Nam, nhưng không ai dám chắc vào “một ngày xấu trời nào đó”, điều này sẽ không xẩy ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huỳnh Trọng Đôlúc 16:56 13 tháng 1, 2014

      Trước thực trạng đó, ngày 26/7/2011, Micronet đã đăng ký và đưa vào danh sách bảo vệ các tên miền của những người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam gồm: nguyenphutrong.vn, truongtansang.vn, nguyensinhhung.vn và nguyentandung.vn.

      Theo quan điểm của Micronet, lý tưởng nhất là đăng ký bao vây được các tên miền có các đuôi .com, .net, .org, .info, .com.vn…, và quan trọng nhất là bảo vệ được tên miền .vn của Việt Nam. Trong thời gian tới, Micronet sẽ vận động các tổ chức và doanh nghiệp “có tinh thần bảo vệ lợi ích và chủ quyền chung của quốc gia” cùng góp kinh phí để đăng ký và bảo vệ thêm nhiều tên miền quan trọng khác. Tiến xa hơn, Micronet sẽ ứng dụng Giải pháp OpenHome - giải pháp truyền thông, phát triển thương hiệu cá nhân, để xây dựng website, trao tặng và chuyển giao để các yếu nhân nổi tiếng, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước sử dụng một cách chính danh.

      Vấn đề đặt ra là, tại sao chúng ta không thay thế các website mạo danh bằng những website chính danh mà chỉ nghĩ đến phương án đi kiện? Bởi theo luật sư Trần Đình Triển (Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân), khó xem xét xử lý dưới góc độ luật pháp vì có thể chủ nhân những trang web này đều là người ở nước ngoài. Họ ở nước ngoài nên sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước ngoài, nơi họ sinh sống, hoạt động.

      Trong khi chúng ta đang tranh luận nhằm đưa ra giải pháp phù hợp thì các website bị coi là mạo danh kia vẫn hoạt động công khai trên mạng!

      Nhưng điều quan trọng nhất là các tên miền dot VN của những người đứng đầu Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam đã được bảo vệ bởi chính người Việt Nam.

      Hoa Tử Huyền- MicronetNews

      Xóa
    2. Nên ủng hộ các trang web lãnh đjao này. Tôi thấy các trang web lãnh đạo này nguồn tin phong phú, trung thực, đưa tin đa chiều đến người dân, luôn bảo vệ uy tín của lãnh đạo, bài viết về hoạt động của lãnh đạo thì nhiều vô địch mà các trang của Đảng và Chính phủ ko thể làm được! Tôi nghĩ rằng đứng sau các trang web này là nhóm rất yêu nước hoặc thân Nhà nước vì họ có nhiều bài viết chống phản động rất tốt

      Xóa
  4. Huỳnh Trọng Đôlúc 16:59 13 tháng 1, 2014

    Khó xử lý triệt để các trang web mạo danh
    15:00, 01/08/2013
    ICTnews – Nhiều trang web mạo danh người nổi tiếng, nội dung xuyên tạc có nguồn gốc từ nước ngoài. Do vậy, việc xử lý, ngăn chặn các trang tin loại này ngoài sự nỗ lực của các cơ quan quản lý trong nước.
    Sáng nay (1/8), báo điện tử VnMedia đã tổ chức buổi tọa đàm – giao lưu trực tuyến "Báo điện tử và sự nổi tiếng". Trước câu hỏi về việc ngăn chặn các trang web và blog mạo danh người nổi tiếng, hay các lãnh đạo Đảng, nhà nước để đăng thông tin sai sự thật hay phản động đang tràn lan trên Internet, ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng, chỉ có thể hạn chế chứ khó có thể ngăn chặn triệt để các trang web mạo danh người nổi tiếng hay lãnh đạo cấp cao. Ông Liên cho rằng, bên cạnh biện pháp kỹ thuật thì cũng cần phải có hành lang pháp lý đủ mạnh để xử lý những trường hợp đưa tin sai sự thật. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải "dùng độc trị độc" bằng cách dùng thông tin chính thống trên các báo chính thức để phản bác, chống lại những nguồn tin sai trái trên Internet.

    Trong cuộc họp báo giới thiệu nội dung Nghị định 72 do Bộ TT&TT tổ chức hôm 31/7/2013, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cũng cho biết, xử lý các trang tin mạo danh tổ chức, cá nhân và phát tán các thông tin sai lệch là công việc cần sự kết hợp và nỗ lực của nhiều cơ quan quản lý nhà nước cũng như của cả cộng đồng, chứ không đơn thuần là xử lý hành chính hay chặn bằng các biện pháp kỹ thuật.

    Thứ trưởng Thắng cũng cho biết, nhiều trang web có nội dung xuyên tạc có nguồn gốc từ nước ngoài. Do vậy, việc xử lý, ngăn chặn các trang tin loại này ngoài sự nỗ lực của các cơ quan quản lý trong nước cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia khác.

    Trên thực tế đã có nhiều vụ việc đã được các cơ quan Việt Nam phối hợp với các nước xử lý triệt để trong thời gian qua, như xử lý tội xâm phạm tình dục trẻ em, buôn người hay lừa đảo mua bán tiền ảo qua mạng. Internet giống như đời thực, có người tốt người xấu, có thông tin tốt thông tin xấu, có thông tin trung thực có thông tin lừa đảo. Xã hội thực luôn luôn phải đấu tranh với các hình thức giả mạo thông tin và Internet cũng vậy. Việc ngăn chặn cần phải kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp cần thiết để ngăn chặn các thông tin tiêu cực. Tuy nhiên, Internet là môi trường mở cho nên nhiều nguồn thông tin xuất phát từ nước ngoài cũng cần có sự hợp tác với các cơ quan Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

    Hiện tại Bộ TT&TT đang xây dựng Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT, báo chí xuất bản và thông tin điện tử. “Đây là sẽ là căn cứ pháp lý để xử phạt các vi phạm liên quan tới hành vi cung cấp nội dung thông tin sai trái trên Internet”, Thứ trưởng Thắng cho biết.

    M.Q

    Trả lờiXóa
  5. http://www.facebook.com/hoighetphandong?ref=streamlúc 17:06 13 tháng 1, 2014

    Lộ diện website giả tung tin 'dùng chuột nấu hủ tiếu'

    Kinh doanh - Thứ hai, 28/10/2013 08:13

    Trước đây, trang nguyentandung.org cũng bị nhiều tờ báo lớn lên tiếng khẳng định là một website mạo danh.

    Website này thường xuyên đăng tải những thông tin tổng hợp, hình ảnh lấy từ các trang mạng khác mà không xin phép, đồng thời có những bài viết thiếu kiểm chứng, thông tin không chính xác gây xôn xao dư luận.

    Hiện tại, website này được đăng ký tên miền, máy chủ tại Mỹ và hoàn toàn không phải là một báo điện tử hay trang thông tin tổng hợp được cấp phép tại Việt Nam.

    Giới quản trị mạng cũng khẳng định đây là website giả mạo nên những thông tin đăng ở trang này là không thể kiếm chứng nội dung.

    Trao đổi thêm về trang web trên, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và An ninh mạng Athena, cho biết hiện nay trên một số website, blog giả mạo đều có nhúng virus.

    Vì vậy, khi vào các trang này, máy tính của người truy cập sẽ bị nhiễm virus và mất thông tin cá nhân… Những website, blog giả mạo có thể mang lại hiểm họa khôn lường cho người truy cập.

    Để thu hút người đọc, những trang này thường đăng những thông tin có tính chất xuyên tạc, bịa đặt.

    Từ đó, dư luận xã hội xôn xao, ảnh hưởng đến trật tự an ninh, nhất là trong tình hình mạng xã hội bùng nổ, lan truyền thông tin nhanh như hiện nay.

    Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, cho biết:

    Việc cá nhân, tổ chức giả mạo các blog, website để đăng tải những thông tin sai sự thật là một hành vi vi phạm cả về mặt đạo đức lẫn pháp luật và hậu quả để lại là không hề đơn giản.
    Theo nld.com.vn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các bố hải ngoại có dám về Việt Nam ăn hủ tiếu gõ không? cứ tây với tàu là giỏi, mất cả gốc. Tôi nói nhé, hủ tiếu gõ thịt chuột và trùng chỉ là có đấy, các bố cứ về quảng ngãi mà hỏi.

      Xóa
    2. Cái này có thật mà, nhà mình ở khu Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi, mấy bác không tin cứ chiều chiều vào đấy xem người ta nấu nước bán hủ tíếu xem xem, bảo đảm cạch luôn món ấy. Mình không vơ đũa cả nắm cơ mà cái đó là có thật.

      Xóa
  6. Cái gì không quản được thì .... cấm ! đó là chủ trương cơ mà ? Vậy việc cấm mấy trang này đâu có khó ? Hay người ta cố tình để nó tồn tại vậy ? Câu trả lời không đơn giản !
    Nhẽ thường, người ta cho dù có hẳn một bộ tuyên truyền cứt thơm nhưng chuyện ai đó bảo là nó thối là lẽ đương nhiên.
    Một cậu bé , tất nhiên là nói :" Đức Vua ở truồng " trong khi các quan cận thần tung hô bộ quần áo nhà Vua ... đẹp, vô đối .... !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CLick AK Ле Хоангlúc 18:43 13 tháng 1, 2014

      Mày câm con mẹ cái mồm được rồi con chó Xích lô ah. Làm gì có cứt thơm có thì chúng mày ăn hết. Lũ chó khốn nạn lắm lời. Không từ thủ đoạn chống phá nào dù nhỏ nhất . Đáng khinh bỉ.

      Xóa
    2. http://www.facebook.com/hoighetphandong?ref=streamlúc 19:15 13 tháng 1, 2014

      Ông Lê Hoàng- Lê Đức Chính, nhân viên Cty ô tô bị đuổi việc mạo danh an ninh, đã chết ở Đài Loan!
      Ông thay tên đổi họ nhằm đánh phá Google.tienlang bằng những lời lẽ chửi bới trẻ trâu với ng khác, biến Google.tienlang từ 1 trang web nghiêm túc thành nơi cãi lộn.
      Ông biến đi cho nước nó trong!

      Xóa
    3. CLick AK Ле Хоанг@,
      Đến một cái tên cho ra Việt Nam cũng không dám thì còn lau nhau làm gì ! Nhưng nếu đặt tên tây cho oai ( oai là sắp hư rồi ) thì cũng nên thuần tây chứ ai lại lai căng nửa tây này, nửa tây khác thế ? Nhục nhã .... quá !

      Xóa
    4. Chủ trương không phải là quản không được là cấm mà là PHẢN ĐỘNG LÀ CẤM !

      Có thể đây là lý do mà mấy trang này chưa bị cấm chăng ? Dù rằng lấy tên lãnh đạo làm website nhưng mục đích chính vẫn là tuyên truyền bảo vệ hệ thống nên Cơ quan an ninh chưa đc "ra lệnh" vào cuộc ? Mục đích chính vẫn là theo dõi xem thế nào,

      Xóa
    5. Phản động đéo gì mà suốt ngày cứ đăng tin ông này tiếp ông nọ, kinh tế phát triển, CPI hàng tháng tăng đều đều. Còn đám công an có cấm hay không là do mấy trang này chưa đăng 1 tin gì là ảnh hưởng xấu đến xã hội thôi. Các chú cứ tinh tướng. Đầu các chú để làm cảnh ah vào thử nguyentandung.org mà đọc đi, phản động câu nào đem ra đây tao coi

      Xóa
  7. Các bạn không thấy các bài viết này giống bài viết của tay nhà báo NGUYỄN NHƯ PHONG à? Lo ghê nếu nội bộ mình mà kích động đấu tranh phe phái.

    Trả lờiXóa
  8. Nguyễn Như Phong nó chỉ dốt luật và nịnh thối ông Ngọ thôi, nó không chửi Tòa án, ko dám chửi Ông Bí Thư Hà Nội hay Chủ tịch nước như mấy trang phản động ta đang bàn ở đây!
    Về cái sự dốt luật của Như Phong thì các bạn chủ nhà Google.tienlang đã có bài phân tích chí lý ở đây:
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/01/hat-mu-ieu-du-luan-cho-oi-sau-loi-khai.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phản biện người khác thì cũng nên dùng từ ngữ cho nó tôn trọng chút bạn ah. Chẳng biết đồng chí được bao nhiêu tuổi rồi mà lại kêu ông Đại Tá đáng tuổi làm ông là nó này nó nọ. Thật vô văn hóa !

      Xóa
  9. Bộ TT&TT cần có 1 thông báo chính thức trên các phương tiện TT đại chúng và đặc biệt cần phổ biến rộng rãi trong các trường (từ THPT đến Đại học) để cảnh tỉnh mọi người với nội dung đại ý: Tất cả các trang web nhân danh các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các lực lượng vũ trang... không mang tên miền có đuôi .vn đều là giả mạo.

    Còn với Nguyễn Như Phong - TBT tờ báo của 1 ngành lớn, nhưng gần đây đlại đưa ra 1 số bài viết mang quan điểm cá nhân gây hoang mang trong dư luận thì có thể cho ông ta về vườn được rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Phong này là đệ tử ruột, là đàn em thân thiết của Trung tướng - Nhà văn - Họa sỹ - Nhạc sỹ Hữu Ước, tác giả của rất nhiều tác phẩm vô cùng dở.

      Ông Ước thế lực cũng khá to, ông Phong không dễ đổ đâu.

      Xóa
    2. Tôi thì không biết có giả hay không, mà vô mấy trang lãnh đạo đọc hay phết, cái gì cũng có, đủ thứ trên đời, tin nhanh như tên bay. Nói chung cũng đa chiều, cho bình luận đủ thứ không gò bó như mấy trang trong nước. Còn cha Như Phong hả... thôi phắng luôn cho vừa

      Xóa
    3. Làm thế chẳng khác nào Pr cho mấy trang này bác ? Dân ta đang có nhu cầu đọc thông tin "không bị quản lý" bởi cơ quan nhà nước, mà mấy trang này lại truy cập được vào cực kỳ dễ dàng, thông tin nhanh, trình bày đẹp nữa. Nói thế thì người ta còn vào ầm ầm, đặc biệt là sinh viên như tui :D

      Xóa
    4. Em thấy vô nhà bác Gúc Gồ Tên Lẽn còn khó hơn vào nhà ông Dũng đấy, có phải vì bác Tên Lẽn phẻn động nên bị cấm hok, còn ông kia thì không bị cấm???

      Xóa
    5. Tôi thấy các trang web lãnh đạo này nguồn tin phong phú, trung thực, đưa tin đa chiều đến người dân, luôn bảo vệ uy tín của lãnh đạo, bài viết về hoạt động của lãnh đjao đảo thì nhiều vô địch mà các trang của Đảng và Chính phủ ko thể làm được!

      Xóa
  10. Khỏi nói thì ai cũng biết mấy trang NTD, TĐQ, vân vân đều là giả mạo. Các ông lãnh đạo kia thời gian đâu mà làm mấy cái việc này!

    Điều thú vị là thời gian đầu, những tra đó được khá nhiều người theo dõi, chia sẻ thông tin...như 1 kênh tham khảo. Bây giờ cũng vẫn còn không ít.

    Chưa biết mục đích của những người lập mấy trang này là gì, nhưng mạo danh người khác thì chắc cũng chẳng hay ho tốt đẹp gì.

    Có điều lấy làm lạ là tại sao An ninh mạng vẫn chưa xử lý?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy trang nguyentandung.org, trandaiquang.com thì đúng là mấy cha lãnh đạo chẳng có thời gian đâu mà làm, nhưng có cả đống ban bệ có thể làm chứ bạn, sao gọi là giả mạo.

      Có vẻ đám báo chí trong nước làm ăn không ra gì, trục lợi cá nhân đưa tin không chính xác, nên mấy cha lãnh đạo tạo ra các website này để đưa thêm thông tin chính xác và đa chiều đến người dân thi sao? Mọi thứ vẫn chưa biết, mà tôi cũng hay đọc mấy trang này lắm, riết nghiền luôn đấy

      Xóa
    2. Tôi thấy các trang web lãnh đạo này luôn bảo vệ uy tín của lãnh đạo, bài viết về hoạt động của lãnh đạo thì nhiều vô địch mà các trang của Đảng và Chính phủ ko thể làm được!

      Xóa
  11. Mấy trang wed giả mạo này đều của nước ngoài từ địa chỉ, IP , người đăng ký đều ở nước ngoài nên không thuộc thẩm quyền của các cơ quan VN. Vậy chỉ cảnh báo để mọi người biết được thôi. Không thì hành xử theo thế giới mạng, dùng hacker đánh sập. Sập rồi thì sẽ lại xuất hiện cái mới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @Chôm Chôm: Có tổ chức phản động nào bỏ ra mấy chục tỷ đồng 1 năm để duy trì cả đống website thế không bạn? bản thân mình thì dám khẳng định đám này đang muốn xã hội mình tốt lên đây, không che dấu thông tin gì cả, tuyên truyền đến người dân và đánh lại cái đám báo chí trong nước bưng bít thông tin, đưa tin không trung thực chính xác.

      Xóa
    2. Bạn nghĩ tổ chức Việt Tân nghèo lắm hả ? Họ không có cơ sở kinh doanh hả ? Họ có khả năng tac động lên vài nghị sĩ, dân biểu Mỹ để gây áp lực lên VN. Hàng tháng trả lương cho các dâm chủ.
      Sao bạn biết thông tin mấy trang đó là trung thực và không xuyên tạc ?

      Xóa
    3. @Chôm Chôm: Thế thì Việt Tân về Việt Nam kinh doanh, làm cho kinh tế phát triển đi, hay cứ bên mẽo theo mấy thằng mũi lõ phá nước nhà. Bạn chôm chôm vào moi dùm tôi cái nào gọi là không trung thực, xuyên tạc ra cho tôi và bà con xem đi

      Xóa
    4. vãi luyện các chú, suốt ngày nói người ta phản động, có cái gì mới không mấy ông

      Xóa
  12. Các bác xem bài này chưa??
    >> http://nguyentandung.org/bbt-gui-loi-cam-on-den-ban-doc.html

    Cho đến thời điểm hiện tại, website đã đạt 300 triệu lượt truy cập. Trong suốt thời gian qua, BBT đã nhận được nhiều sự quan tâm, đóng góp tích cực, chân thành, những lời động viên, cảm ơn từ đông đảo bạn đọc gần xa, trong, ngoài nước… BBT xin gửi lời cảm ơn đến sự đóng góp bài vở tích cực từ các Cộng Tác Viên chân thành để BBT có được những loạt bài nóng, tuyến bài hay, hình ảnh đẹp, nội dung sắc bén…
    Xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến quí bạn đọc hàng ngày, hàng giờ đã chia sẻ, đóng góp ý kiến, bình luận chân tình. Sự đóng góp, bình luận của quí vị cũng như sự thúc đẩy, tạo thêm động lực cho BBT hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ, bình luận, đóng góp nhiều hơn nữa từ quí bạn đọc.

    Cảm ơn bạn đọc đã tin cậy và đồng hành cùng website nguyentandung.org trong suốt thời gian thăng trầm của đất nước và mong quí bạn đọc trong thời gian tới sẽ tiếp tục ủng hộ website như đã từng ủng hộ vừa qua.
    Một năm nữa lại qua, BBT xin gửi lời chúc đến quí vị năm mới đạt nhiều sức khỏe, an khang, thịnh vượng và quyết thắng!

    ==> 300 triệu views rồi nhé, nếu trang tào lao, mía lao thì liệu có đứng được đến ngày hôm nay? Thử hỏi các bác xem, có được bao nhiêu trang có số lượt views như thế này?

    Cá nhân tôi, đây là những trang xây dựng có chủ đích, An ninh Việt Nam cũng ko phải quá tệ để nhận xét tình hình, nhưng TẠI SAO HỌ KO LÀM GÌ?

    Các bác nghĩ sao thì tôi ko biết, chứ hàng ngày tôi vẫn vào đây đọc tin, đọc tin trong này tôi có những góc nhìn lạc quan hơn, không phải như đám chính thống tào lao mía lao kia, bưng bít đủ thứ, vào đây đọc có 1 góc nhìn khác với các sự việc.

    Ngày nào nhóm trang này còn sống thì tôi vẫn còn đọc, bác nào ko đọc, ko có thông tin, thiệt thòi bản thân thôi. Thời đại này là thời đại thông tin mà, hơn nhau là chổ thông tin đấy các bác ạ? :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu mấy trang này phản động thì bị hốt từ lâu rồi mấy bố, không đợi mấy bố ngồi phân tích mấy cái domain, hosting đâu. Tưởng công an việt nam không có đầu ah. Các bố cứ thánh tướng đủ điều

      Xóa
    2. Tôi thấy các trang web lãnh đạo này nguồn tin phong phú, trung thực, đưa tin đa chiều đến người dân, luôn bảo vệ uy tín của lãnh đạo, bài viết về hoạt động của lãnh đạo thì nhiều vô địch mà các trang của Đảng và Chính phủ ko thể làm được! Tôi nghĩ rằng đứng sau các trang web này là nhóm rất yêu nước hoặc thân Nhà nước vì họ có nhiều bài viết chống phản động rất tốt

      Xóa
  13. Tôi sinh sống ở nước ngoài, hàng ngày thói quen của tôi là vào trang này đọc. bởi vì sao?
    nguồn tin phong phú, trung thực, đưa tin đa chiều đến người dân, không phải ém nhẹm thông tin như tụi báo chính thống gì đó ở việt nam, tù mịt, mị dân quá sức, đối với người xa quê hương như chúng tôi, nguồn tin đa chiều, khách quan, là một nguồn tin vô cùng quý giá.
    đa phần các bài trong đó tụi chủ trang chỉ đặt nghi vấn thôi, mà dư luận là có thật chứ đâu phải không có?

    bác nào xem vài bài bên tranhung09, 1 số comment đều nói lão bí thư Pham Quang Nghị đứng sau lưng giật dây, đều nói cả đấy, ở đời "KHÔNG CÓ LỬA THÌ LÀM SAO CÓ KHÓI" - báo chính thống nào ở VN dám đăng tin này?

    Tóm lại: Một trang tin tốt. Nên đọc hàng ngày.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông anh nói đúng ý tôi thế, tôi cũng hay vào mấy trang này đọc, tin phong phú và nhanh phết đấy.

      Xóa
    2. Tôi thấy các trang mạng cũng bàn tán ông Phạm Quang Nghị đứng sau lưng giật dây cho lão luật sư Trần Đình Triển và tòa án để mớm lời cho DCD.

      Xóa
    3. Ông Triển này 2 mặt gớm, vừa chơi với rận chủ vừa chơi với lãnh đạo cao cấp, không khéo bị biến thành con cờ trong bàn cờ chính trị rồi cũng nên :D

      Xóa
  14. Qua bài viết Ai đã “khuyến khích” cho Dương Chí Dũng khai như thế? mình thấy quyết tâm của Đảng và nhà nước đã nâng lên rất cao, các con sâu tham nhũng đang được trừng trị thích đáng. Hãy chờ xem Dương Chí Dũng còn khai ra ai nữa.

    Còn việc trang ông Dũng (nguyentandung.org) có phản động hay không thì mình chưa thấy, thời gian gần đây thì có rất nhiều bài viết mang hơi hướng mở, có chăng đây là cái Lòng Tin Chiến Lược và Thông điệp đầu năm của anh Ba Dũng quyết thực thi trong năm 2014

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thậm chí là làm cả loạt bài viết về Thông điệp đầu năm cơ, kỳ này Chú Ba được pr quá xá :D

      Xóa
    2. Tôi thì không thiện cảm mấy với mấy ông lãnh đạo việt nam. Nhưng qua bài Shangri-La và thông điệp đầu năm Giáp Ngọ. Tôi thấy ông Dũng có tài, thử hỏi từ trước đến giờ có ông lãnh đạo nào của Việt Nam có được 2 bài phát biểu mang tầm Quốc Tế như thế đâu. Hy vọng ông Dũng mạnh mẽ hơn nữa để làm trong sạch bộ máy chính quyền

      Xóa
    3. Ông Thủ tướng Dũng có lẻ là người duy nhất dám đưa mấy chú tham nhũng, đục khoét nhà nước ra trước pháp luật thôi. Ông Dũng cứ làm đi, người dân sẽ ủng hộ, đừng sợ mất lòng phe này phe nọ. Cả nước đang đợi ông đưa nước Việt đi lên đấy. Có lên nhé !

      Sướng rên khi việt nam phát biểu Shangri-la

      Xóa
    4. Nhiều người của nghĩ Dương Chí Dũng ra lần này thì cao lắm là lãnh án 20 năm thôi, ai dè bị chú ba nhà ta cho lên giường chích thuốc luôn, Vãi cả chú Ba, làm gì căng thế không biết :D

      Xóa
  15. Trong khi mọi người đang kêu gọi Vietnam tự do báo chí, tư nhân hóa báo chí, không ngăn cấm blogger... thì tại sao lại yêu cầu cấm những trang này ? Chưa rõ việc có giả mạo hay không nhưng có lẽ đây cũng là một cách mà báo chí tư nhân hoạt động. Thông tin có đúng có sai, tốt nhất là để cho bạn đọc tự đánh giá thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng hay đọc mấy trang quanlambao, danlambao này nọ. Thông tin đọc nhiều lúc thấy cũng khá là hấp dẫn nhưng mà đọc cái là biết ngay mục đích của người viết rồi. Quan trọng là bản lĩnh chính trị mỗi người thôi, đọc đc thì tự đánh giá xem thông tin đó đúng sai thế nào. Mà dân ta giờ cũng hay lắm bác ah, phản động giờ không sống được đâu. Mấy thằng đó bị cấm cả rồi còn gì :D

      Xóa
  16. Các chú có vẻ hơi quy chụp rồi, đã biết mấy trang web mang tên lãnh đạo việt nam là do ai làm đâu mà cứ vô phán là phản động. Nhận xét công bằng một chút thì nó cũng là một trang web bình thường thôi, nhưng có điều rất đặc biệt là các trang này luôn đi trước những thông tin nóng trong xã hội, chính trị và những phân tích rất sắc bén về nội tình chính sự.

    Qua vụ Dương Chí Dũng bị bắt, tôi thấy trang Nguyễn Tấn Dũng có rất nhiều phân tích rất hay, rất gợi mở nhiều hướng để độc giả bình luận. Có thể nói vụ án Dương Chí Dũng đợt này trang nguyentandung.org là ngôi sao sáng nhất về thông tin mà các trang trong nước có dám đăng đâu? Hàng loạt web trong nước đều chỉa mũi vào công an, có ai nghĩ thằng Dương Chí Dũng nó khai bố láo không?

    Các chú đều có cái đầu mà... Suy nghĩ kỹ hơn 1 chút đi, đừng hùa theo đám đông, hãy tạo bản sắc riêng cho mình

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nói đúng, trang nguyentandung.org nó săn tin rất tốt toàn tin nóng nhưng đều bảo vệ lãnh đạo

      Xóa
  17. Mình cũng hay đọc trang này, thông tin gì mà ngập tràn, nhưng cá nhân mình thấy thì nó không có hơi hướng gì phản động cả, thấy toàn bảo vệ công an và mấy chú lãnh đạo. Còn lại thì cái gì nó cũng đưa, mà đặc biệt thích mục Quân sự, toàn mấy tin nóng sốt.

    Phản động hay không thì do người đọc cảnh giác thôi, chứ mấy báo chính thống như thằng Thanhnien chẳng hạn, mình thấy nó còn "ghê" hơn :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu rồi xem mấy cái xếp hạng bên nước ngoài thì trang Chú Ba Dũng nhà ta xếp hàng TOP1 về website chính trị ở Việt Nam đấy

      Xóa
  18. Không biết trang Google Tiên Lãng của chúng ta có đăng ký với Bộ TT&TT chưa nhỹ ? Chú theo tôi được biết là một số cán bộ bên ngành tuyên giáo cũng xem trang này là "phản động" đó.

    Theo tôi thấy thì cũng ta nên bỏ cách suy nghĩ quy chụp mà chúng ta thường lên án mỗi ngày đi, cái gì thì cứ để cho nó tự do hoạt động, quan trọng là cảm nhận của bạn đọc thôi. Trước mắt thì chưa biết có phản động gì đó hay không nhưng tôi thấy trang này khá hay, tổng hợp tin khá tốt, đặc biệt là mấy tin hoạt động của lãnh đạo. Không biết có người cài theo mấy chú lãnh đạo không mà tin nào về lãnh đạo cũng đưa tin thuộc hàng đầu tiên không ah.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Google Tiên Lãng mà có đăng ký của bộ 4T thì chắc trời sập, như ông Bầu Đức nói ấy "
      U19 Việt Nam mà vô địch vừa rồi thì trời sập" haha :D. Mấy chú có vẻ cay cú mấy trang lãnh đạo nhỉ, đưa tin chậm, không ngon như người ta rồi bảo nó là phản động? nói ra ra thế mấy năm rồi không chán ah, cạnh tranh công bằng đi các chú. Các chú mà có bài hay thì độc giả tự đến thôi.

      Xóa
  19. Báo chí thì thằng nào mà không đi copy bài của thằng nào, chú Google Tiên Lãng hơi thái quá rồi đấy

    Trả lờiXóa
  20. Thấy nhiều người cũng bảo mấy trang này là phản động nhưng tôi nghĩ không phải thế, vì hầu như mấy blog như Chauxuannguyen, danlambao, quanlambao... thì chả bao giờ truy cập được, hầu hết đều bị an ninh chặn. Còn mấy trang này thì truy cập vào lại rất nhanh, chắc là có nội tình gì đó chứ không đơn giản là mạo danh hay giả mạo như mọi người nói đâu.

    Trả lờiXóa
  21. Đặc điểm chung của mấy trang này là đưa tin khá nhanh, tổng hợp tin nhiều chiều nên nhiều khi theo dõi một vụ việc nào đó cũng thấy khá là tiện, không rối rắm như mấy trang khác.

    Mà đặc điểm chính tui thấy thích nhất là không có quảng cáo, vào mấy trang trong nước gì mà quảng cáo quá chừng, Xem mấy cái banner quảng cáo nhảy nhảy mà nhức cả mắt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nói đúng nhỹ, nhiều khi tối tối đọc báo trong nước mà nó hay để cái auto play video quảng cáo, làm thằng ku nhà mình đang ngủ giật cả mình, bị vợ chửi quá luôn.

      Xóa
  22. Theo tôi thì cứ cấm hết đi cho nó nhẹ não, trang nào không đăng ký với bộ 4T là cứ cấm, trang nào bên Tuyên Giáo ra chỉ thị thì cấm + hốt vô tù hết. Vậy cho nhanh, thằng Mark Zuck không đăng ký facebook ở Vietnam thì cấm luôn.

    Mấy bác Tiên Lãng nhớ đi đăng ký nghen, để tui còn vào đọc tin được nữa chứ.

    Trả lờiXóa
  23. Tôi thấy thằng BBC tiếng Việt là trùm luôn, không phải là phản động nữa mà gần như là chống phá luôn rồi. Trước cũng thích đọc vì nghĩ nó báo nước ngoài, chắc đưa tin đa chiều, nhưng mà đọc nhiều, để ý kỹ mới thấy, tin nào xấu về đất nước thì nó mới đăng, còn lại thì im thin thít. Mấy thằng như thế mới cấm là phải, mục đích chính trị chống phá quá rõ ràng. Dù nó chả mạo danh ai cả nhưng tính chính danh của nó còn thối hơn cứt !

    Trả lờiXóa
  24. Ở đây có vẻ đang có vụ "Ghen ăn tức ở" đây mà, website người ta đẹp, nhiều người đọc, tin nhanh và hấp dẫn thì mấy anh bảo là phản động. Còn website mấy anh có cái gì hay ho đâu, đọc riết có 1 nội dung chửi chế độ, chửi ông này ông kia. Cũng đi copy bài của người ta về đăng đấy thôi riết mà nhàm

    Trả lờiXóa
  25. Chiến sĩ Rân trủlúc 08:14 15 tháng 1, 2014

    Nặc danh17:45 Ngày 14 tháng 01 năm 2014!
    Cứ phản động công khai như thằng BBC thì đi một lẽ. Ta đọc nó đôi lần, ta thấy nó thối thì ta chả thèm đọc nữa, thế là xong.
    Nhưng mấy trang mạo danh lãnh đạo kia nó tinh vi, nó chép lại các tin bài ở báo chính thống, nó ca ngợi Đảng, chế độ....
    Hàng trăm, hàng ngàn bài như vậy. Rồi nó chèn 1 bài phá đám nhưng một cách kín đáo, ví dụ như những bài về Dương Chí Dũng, nó bênh ông Ngọ rồi hướng dư luận chĩa mũi dùi sang ông Phạm Quang Nghị. Nó phao tin bậy bạ những chuyện này làm cho mọi người (như một số ông ở đây đã nhiễm) nhầm lẫn rằng đang có mâu thuẫn, đang có cuộc đấu tranh phe phái trong đội ngũ lãnh đạo.
    Đấy, nếu ta không biết rằng đó là những trang mạo danh thì sẽ dễ bị nhiễm...

    Trả lờiXóa
  26. Hôm nay đọc ở trang 23 báo Hải phòng số Xuân GN 2914 có bài của ông TTĐ về : Lão nông Bắc Bộ trên đất Mỹ, ông Đỉnh là nhà văn của QĐ viết bài này in báo Xuân nên tôi tin những điều ôn viết là thật .Tôi thấy ở cột 1 - dòng 28 trên xuống- có : khu vườn áng chừng ba, bốn ha của bà ...Mà đây là vườn ở Wasington DC cơ đấy , rồi cũng cột 1 bài này ở đoạn cuối có ý nói về chấp hành pháp luật sẽ sống yên ổn .
    Báo của nhà nước mà ta hay gọi là lề phải đăng bài viết này thú vị thật đấy :
    - Trong một thành phố mà có mảnh vườn riêng mấy ha của cá nhân mà tồn tại được đến lúc này , vậy chế độ sở hữu đất đai của họ là thế nào , bài viết của báo Đảng HP gợi ý mở ...
    - Trang này của Cô Lê thấy bảo là của nhóm luật sư trẻ ra mắt sau vụ đất đai Tiên lãng , tôi thấy hay lắm , nhân đây mong các cô hãy đọc lại hồi ký hay những bài viết về những luật sư hồi 1945 được làm việc với BÁC HỒ như Nguyễn mạnh Tường , Vũ trọng Khánh.. để những bài viết gợi mở ý kiến của bạn đọc , giúp cho người dân thấy được sự tốt đẹp của nhà nước công - nông kiểu mới mang tên VN.

    Trả lờiXóa
  27. Ngày này có nhiều người lợi dụng internet để truyền bá phản động nhiều lắm nên mọi người cân phải xác định rõ nguồn rồi hãy tin

    Trả lờiXóa
  28. Không quan tâm lắm nhưng có bác nào thiết kế biệt thự thì vào nhà em!

    Trả lờiXóa