Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

THẢO LUẬN VỚI BÈ BẠN VỀ VIỆC ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG PHONG HÀM GIÁO SƯ

Đại diện Trường ĐH Tôn Đức Thắng giải thích với báo chí
LỜI DẪN: Việc Trường Đại học Tôn Đức Thắng tụ ý ban hành quy định riêng của Trường v/v tự phong hàm giáo sư, phó giáo sư cho cán bộ, giảng viên của trường gây tranh cãi sôi nổi trên mạng, trong đó có cả những bè bạn của chúng tôi trên fb. Dưới đây, chúng tôi xin chép về blog 1 stt mà bạn Ngọc Anh- thành viên của Nhóm Biên tập Google.tienlang trao đổi với bè bạn trên fb về vấn đề này. Quan điểm của bạn Ngọc Anh cũng chính là quan điểm của Google.tienlang...

  • Thủ tướng ơi sao giờ ngành nào cũng loạn, tự tung, tự tác thế này?

    Trở lại câu chuyện Đại học Tôn Đức Thắng tự phong Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS), đến nay câu chuyện này vẫn chưa có hồi kết. Hiện xuất hiện hai luồng...
    cand.com.vn
  • Hương Trần Thủ tướng tự cho mình cái quyền ban phát mà chị...
  • Ngọc Anh
  • Ngọc Anh Chị Hương Trần có vẻ ghét ông NTD quá nên phát biểu linh tinh.
    Ông Thủ tướng "tự cho mình cái quyền ban phát" ở đâu? Văn bản nào?

    Còn chị Mai Hoa Ngo, chị đọc bài theo link chị đưa chưa ạ?
    Đây chỉ là cái sai phạm của riêng Trường Đại học Tôn Đức Thắng, báo chí đang phê phán cái sai đó chứ có phải cái sai của cả "ngành" nào đâu ạ?
    • Mai Hoa Ngo
    • Mai Hoa Ngo chị Đang nói tren mọi lĩnh vực em nhe:Giáo dục,báo chí,truyền hình, sai phạm tại các tổng công ty.Ở đâu mà dân loạn len do từ báo chí nhui VN ko.Em xem lại VN đi!
  • Ngọc Anh
  • Ngọc Anh Việc làm của Đại học Tôn Đức Thắng là trái pháp luật. Do vậy, việc tự ý phong hàm GS, PGS ở đây không có hiệu lực pháp lý và Ban Giám hiệu phải bị xử lý.

    Ở Việt Nam, việc phong hàm GS, PGS phải theo quy định tại

    Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư" ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

    Mời các chị xem:
    http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=29834
    http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=158573
  • Hương Trần
  • Hương Trần Ngọc Anh sao em ăn nói hồ đồ vậy nhỉ ? Văn bản à ? Em tự tìm hiểu đi. Trường người ta nói thủ tướng cho tự quản... Lỗi do từ đây.
  • Ngọc Anh
  • Ngọc Anh Chính chị cần tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này, chị Hương Trần ạ!
    Chả có cái văn bản "thủ tướng cho tự quản" nào cả.
    Chỉ có cái văn bản là Quyết định số 158/QĐ do ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 29 tháng 01 năm 2015


    QUYẾT ĐỊNH

    VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM ĐỔI MỚI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2017
    Chị đã đọc nó chưa?
    Nó đây:
    http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-158-QD-TTg-2015-doi-moi-co-che-hoat-dong-Truong-Dai-hoc-Ton-Duc-Thang-2015-2017-264668.aspx

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

  • Hương Trần
  • Hương Trần Hôm chị xem truyền hình pv cái ông trưởng phòng của Tôn đức thắng nói T tướng cho tự quản để làm trường điểm.
    • Ngọc Anh
  • Ngọc Anh Xem truyền hình không bằng xem trực tiếp văn bản, chị ạ
  • Mai Hoa Ngo
  • Mai Hoa Ngo Nhưng hiệu quả thu hút mọi người lại là từ truyền hình em ạ.Văn bản chỉ dùng khi tranh cãi thui!
  • Hương Trần
  • Hương Trần Phần lớn dân ta làm gì được xem văn bản chứ. Ổng đã lên truyền hình công khai thì cái văn bản kia chả hiểu nổi.
  • Ngọc Anh
  • Ngọc Anh Xem văn bản pháp lý ngày nay đâu có phải là độc quyền của ai đâu?
    Một cái nhấp chuột là có ngay.
  • Tâm Minh Nguyễn
    • Tâm Minh Nguyễn Lão trưởng phòng ấy nói đại để biện hộ cho việc làm sai trái của mình thôi. Nếu Thanh tra giáo dục hay cao hơn là Thanh tra Chính phủ vào cuộc thì lão ấy ăn đòn nặng vì nội dung phát ngôn trái với quy định của luật pháp.
  • Ngọc Anh
  • Ngọc Anh Trong toàn bộ Quyết định trên, không có điều khoản nào cho phép nhà trường tự phong GS, PGS.

    Theo em, khái niệm về GS, PGS ở VN hiện nay khác với nhiều nước hoặc khác với chính Việt Nam thời Pháp thuộc. Nhiều nước hoặc VN thời Pháp thuộc gọi giáo viê
    n phổ thông cũng là Giáo sư.
    Nhưng VN hiện nay thì khác: Giáo sư là 1 học hàm do Nhà nước phong thông qua 1 Hội đồng như hai văn bản em trích dẫn trên kia.

    Người VN phải tôn trọng luật pháp VN chứ không tùy tiện theo "thông lệ quốc tế" như phát biểu của các quan chức Đại học Tôn Đức Thắng.

     
     Sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng
    • Trần Minh Kiệt
  • Trần Minh Kiệt Ko có gì sai cả. Các chức danh ấy chỉ có ý nghĩa ở ĐH Tôn Đức Thắng. Ko có giá trị pháp lý và ko thể đem ra khoe với các trường khác.
  • Ngọc Anh
  • Ngọc Anh Không thể nói như bác Trần Minh Kiệt được!
    Ở một quốc gia không thể có hai hệ thống pháp luật, hai cái cách gọi, cách hiểu về một khái niệm Giáo sư.
  • Ngọc Anh
  • Ngọc Anh
  • Ngọc Anh Ngày 22-9, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã triệu tập lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ GD-ĐT để lấy ý kiến về việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng tiến hành tự phong chức danh GS, PGS cho các giảng viên trong và ngoài nhà trường. Bộ cho biết đã yêu cầu Trường ĐH Tôn Đức Thắng báo cáo sự việc. Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ thu thập ý kiến nhiều chiều, rà soát lại các văn bản pháp quy, trên cơ sở đó, tham mưu cho lãnh đạo Bộ về việc có nên trao quyền phong tặng chức danh GS, PGS cho các cơ sở giáo dục ĐH cũng như đánh giá hiệu quả của quyền tự chủ nói trên. Bộ GD-ĐT cho biết cũng sẽ xin ý kiến của các bộ, ngành và các cơ quan chức năng bởi nếu chấp thuận cho các cơ sở giáo dục ĐH được tự phong GS, PGS thì cần sửa đổi Luật Giáo dục đại học.
    • Mai Hoa Ngo
  • Mai Hoa Ngo Vấn đè đặt ra là tại sao TRuong TĐT DÁM LÀM SAI?Phải CHĂNG HỌ THẤY LÃNH ĐẠO KO CÓ UY NỮA NÊN NHỜN MẶT?
  • Ngọc Anh
  • Ngọc Anh Chị Mai Hoa Ngo ơi!
    Trường sai thì công luận, trong đó có chúng ta cần vạch rõ và lên án, đề xuất cơ quan chức năng xử lý chứ?
    Ở lĩnh vực nào cũng có người này người khác hoặc đơn vị này đơn vị khác có sai phạm chứ?

    Vấn đề là các sai phạm được phát hiện và xử lý kịp thời hay không thôi.
  • Mai Hoa Ngo
    • Mai Hoa Ngo Tại sao lại để cho họ được sai rồi công luận lên án mới nháo nhào chạy tìm văn bản hay hỏi ý kiến mọi người?Theo chị: VN cấn có luật nghiêm cho những ai trước khi làm Hiệu trưởng thì phải nắm được luật và các văn bản dưới luật nó cấm cái gì và cái gì ko cấm.chứ có học mà làm việc như cái hợ thấy mà ớn!ĐẤy ý chị là vậy đó!

  • Vũ Đức Thiều
  • Vũ Đức Thiều Cãi nhau làm gì. Ở VN có nhiều quy định, chức danh chẳng giống ai, luật sư là người đi cãi, vậy sao người đi dạy học không phải giáo sư? Rồi thầy thuốc nhân dân, nhà giáo nhân dân... Bệnh trầm kha cần bỏ đi, tự thân nhân dân biết và tôn vinh những con người xứng đáng. Nhà nước tôn vinh chỉ là mua danh ba vạn mà thôi...
    • Mai Hoa Ngo
    • Mai Hoa Ngo Từ giáo sư này ko phải chỉ thầy giáomà là học hàm trên cả tiến sĩ .Do vậy ai mà chẳng thích được nhà nước phong hàm giáo sư hơn là một cái trường nhỏ nhoi!Nói như Vũ Đức Thiều thì XH VN là cái chợ rùi,ai mua gì cũng được!
  • Ngọc Anh
  • Ngọc Anh Bác Vũ Đức Thiều, nếu bác chê cái gì thì bác có quyền góp ý, đề xuất Nhà nước sửa đổi.
    Trong khi Nhà nước chưa sửa đổi thì bác vẫn phải chấp hành cái văn bản đang có hiệu lực.
    Bác thích thế này nhưng chưa chắc em đã thích như thế. Chứ ai cũng tự làm theo ý mình thì loạn à?
    • Mai Hoa Ngo

7 nhận xét:

  1. Nguyễn Đắc Thônglúc 22:45 26 tháng 9, 2015

    Cảm ơn bạn Ngọc Anh và Google.tienlang!
    Đúng là trang web chuyên về pháp luật.
    Tôi đọc báo chí người bênh kẻ chống cứ loạn cào cào nhưng không thấy báo nào dẫn chứng đầy đủ, thuyết phục như các bạn!

    Trả lờiXóa
  2. Trả lời PV báo Dân trí, ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết: “ tôi chưa hề dùng chữ "dừng thực hiện". Trong một lần trao đổi với Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tôi trả lời: Qui định này vừa ban hành, nội dung và qui trình thì đã đủ, nhưng biểu mẫu chưa làm xong, thì Báo Pháp Luật TP.HCM đã biết và đưa lên, thế là cả xã hội quan tâm đến. Chứ thực ra chúng tôi "chưa thực hiện". Tôi không hiểu từ đâu có thông tin là Đại học Tôn Đức Thắng dừng lại việc này? Tại sao "dừng"?

    Việc bổ nhiệm chức vụ chuyên môn cho chuyên gia, Nhà khoa học của Trường (theo qui trình và tiêu chuẩn phù hợp) đã được Chính phủ cho phép thí điểm tại Khoản 2.b, Mục II, Điều 1 của Quyết định 158, ngày 29/01/2015. Chúng tôi làm việc có cơ sở pháp lý của mình. Không có lý do gì để "dừng".
    http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/truong-dh-ton-duc-thang-phan-bac-thong-tin-dung-viec-tu-phong-gs-pgs-20150923160200902.htm

    Trả lờiXóa
  3. Không lường trước được những hậu quả xấu trước hết là bị dư luận phản bác như hiện nay, nên ngay từ cái QĐ của TT Chính phủ do Bộ giáo dục tham mưu ban hành, trong đó tại mục a, khoản 2 điều 1 Q Đ 158 đã ghi:"Thực hiện thí điẻm cơ chế tự chủ, chịu trách nhiệm toàn diên". Đã toàn diện thì có nghĩa là cả việc "tự chủ" trong xét duyệt phong hàm giáo sư. Nếu cứ để thế này chắc vài ba năm tới thì phân nửa giảng viên đh, cán bộ trong các viện nghiên cứu... sẽ là GS và PGS. Lúc bấy giờ thế giới sẽ nhìn vào hàng ngũ GS của VN bằng nửa con mắt. Và thật bất công khi một người được phonh giáo sư theo quy định trước đây, thậm chí còn được phong do 1 hội đồng có uy tín thế giới xét duyệt cũng ngang bằng với 1 GS chả có 1 công trình khoa học nào ra hồn và được xét duyệt bằng 1 HĐ mà thành phần của nó chủ yếu là mấy ông lãnh đạo có trình độ "phun thuốc sâu" trước đây tốt nghiệp từ các nước Đông âu.

    Tuy nhiên, do cho là "thí điểm" thì ngay bây giờ cp hãy dừng cai thí điểm này lại cho dến khi có đươc một quy chế hoàn chỉnh áp dụng cho cái "tự chủ" này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyên văn cái Quyết định 158 ngày 29/01/2015.do ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký như sau:
      ----
      2. Về tổ chức bộ máy, nhân sự
      a) Quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động; quyết định và chịu trách nhiệm về việc thành lập mới, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị thuộc Trường nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy.
      b) Tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm nhân sự là cán bộ quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, viên chức trong và ngoài tuổi lao động (còn năng lực làm việc) căn cứ vào đề án vị trí việc làm, sau khi được Hội đồng trường thông qua; bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan; đồng thời, bảo đảm tính cạnh tranh và có tính đến các đối tượng ưu tiên theo quy định.
      http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-158-QD-TTg-2015-doi-moi-co-che-hoat-dong-Truong-Dai-hoc-Ton-Duc-Thang-2015-2017-264668.aspx

      Xóa
    2. Tôi nhất trí với ý kiến cô Ngọc Anh trong tranh luận ở bên trên rằng
      Ngọc Anh Trong toàn bộ Quyết định trên, không có điều khoản nào cho phép nhà trường tự phong GS, PGS.

      Theo em, khái niệm về GS, PGS ở VN hiện nay khác với nhiều nước hoặc khác với chính Việt Nam thời Pháp thuộc. Nhiều nước hoặc VN thời Pháp thuộc gọi giáo viên phổ thông cũng là Giáo sư.
      Nhưng VN hiện nay thì khác: Giáo sư là 1 học hàm do Nhà nước phong thông qua 1 Hội đồng như hai văn bản em trích dẫn trên kia.

      Người VN phải tôn trọng luật pháp VN chứ không tùy tiện theo "thông lệ quốc tế" như phát biểu của các quan chức Đại học Tôn Đức Thắng.
      Thích · Trả lời · 1 · 17 giờ


      https://www.facebook.com/maihoa.ngo.54/posts/431880550332880?comment_id=431913606996241&offset=0&total_comments=10&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R%22%7D

      Xóa
  4. Trao đổi với PV Dân trí, về việc trường ĐH Tôn Đức Thắng, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo - ĐH Quốc gia HN, Chủ tịch Hội đồng chức danh GS ngành các khoa học lịch sử cho biết, qua theo dõi rất nhiều ý kiến trên diễn đàn báo chí, tôi thấy, đề xuất và ý tưởng của trường ĐH Tôn Đức Thắng đâu có sai, nhưng trường làm chưa đúng, chưa đủ. Chúng ta phải căn cứ vào những quy định hiện hành của pháp luật, trường làm gì thì làm cũng phải dựa trên những văn bản Nhà nước đã ban được chúng ta có làm được đâu. Việc trường ĐH Tôn Đức Thắng tự thực hiện việc xét phong GS,PGS chưa đầy đủ về cơ sở pháp lý. Tôi biết trường ĐH Tôn Đức Thắng có đề án thí điểm nhân sự, nhưng trong đó không có nội dung được phong hàm chức danh GS, PGS.hành.
    Hiện nay, việc phong hàm chức danh GS,PGS do Thủ tướng quy định, trường muốn làm khác đi nhưng lại “biện minh” thế giới làm được thì chúng ta cũng làm được. Nhưng thực tế nhiều cái thế giới làm.

    Không nên hiểu tự chủ là muốn làm gì thì làm.
    Lãnh đạo trường ĐH Tôn Đức Thắng lý giải rằng, chức danh GS, PGS mà trường bổ nhiệm không phải GS,PGS theo nghĩa học hàm mà Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận. Để được bổ nhiệm chức danh này thì ứng viên sẽ được một nhóm chuyên gia thẩm định, đánh giá gồm GS trong và ngoài nước. Từ ý kiến thẩm định của chuyên gia, Hội đồng xét duyệt tiêu chuẩn và bổ nhiệm của trường sẽ phân tích, kết luận để ra quyết định bổ nhiệm…. Ông nghĩ sao?
    Nếu nói GS là danh từ chỉ người dạy, ngày xưa dạy phổ thông cũng gọi là GS để đánh lập lờ việc mình tự phong chức danh là không ổn, thậm chí lộn xộn, như thế sao không gọi là “sinh viên mầm non”.
    GS, PGS ở Việt Nam lâu nay vẫn được coi là danh hiệu cao quý, còn tôi cho đó là một chức vụ khoa học, hiện đang có hệ thống pháp lý do Thủ tướng quyết định để không nhầm lẫn. Với các trường đại học mới, non nớt, đội ngũ đang xây dựng, nếu trường nào cũng sở hữu từ “giáo sư” thì sẽ không đúng với thực tế hiện nay, không nên phá rào, phá lệ với những dẫn chứng chưa thuyết phục
    Hiện xét GS,PGS phải qua ba cấp: cơ sở, ngành và nhà nước. Ở cấp cơ sở, không phải tất cả những người tham gia Hội đồng xét đều biết chuyên môn ngành ứng viên xét GS,PGS, nên phải có một hội đồng ngành đại diện đánh giá. Công đoạn ấy rất cần để đánh giá chất lượng các nhà khoa học. Trên thực tế hiện nay, các hội đồng ngành làm rất chặt chẽ, nếu không làm chặt chẽ thì sẽ bị chất vấn rất nhiều.
    Trong tương lai dù có áp dụng hình thức xét phong này thì vẫn cần phải có một hội đồng để thẩm định về chuyên môn nếu không sẽ hỗn độn việc phong.
    Nếu thực hiện như trường ĐH Tôn Đức Thắng nêu (tức là lúc đó không có hội đồng ngành nữa) thì sẽ đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ có rất nhiều GS, PGS.

    http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/vu-truong-dh-tu-phong-giao-su-can-tieng-noi-cua-co-quan-nha-nuoc-20150926121246155.htm

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Xuân Tuấnlúc 17:54 27 tháng 9, 2015

    Quan điểm của G.TL là chính xác!

    Từ việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng tự bổ nhiệm GS, PGS: Có đúng luật?
    (ĐSPL) - Ngành giáo dục và giới khoa học cả nước đang “dậy sóng” trước việc trường ĐH Tôn Đức Thắng quyết định tự phong giáo sư, phó giáo sư cho cán bộ, giảng viên.

    Đại diện nhà trường giải thích, việc bổ nhiệm chỉ gói gọn trong phạm vi nội bộ và không vi phạm pháp luật, trong khi nhiều ý kiến nhận định, trường này đã “một mình một chợ” khi tự ý phong GS, PGS - chức danh khoa học cao quý của Nhà nước.

    Thậm chí, một số người lo ngại sẽ xảy ra hiện tượng “lách luật” nếu chức danh này được “trôi nổi” một cách tràn lan. PV báo ĐS&PL ghi nhận ý kiến các đơn vị liên quan và giới chuyên gia xung quanh quyết định này...

    “Một mình một chợ”?

    Sự việc bắt đầu thu hút sự quan tâm của dư luận khi trường ĐH Tôn Đức Thắng triển khai thực hiện việc phong GS, PGS cho cán bộ, giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài trường.
    Để đem đến cho độc giả cái nhìn khách quan nhất về sự việc này, PV báo ĐS&PL đã liên lạc với Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước và nhận được thông tin từ PGS. TSKH Bùi Mạnh Nhị – Chánh văn phòng Hội đồng. Trao đổi với PV, ông Nhị cho biết, Hội đồng này không có chức năng kiểm tra vấn đề trên mà chức năng kiểm tra là của bộ GD&ĐT.

    Trước đó, trả lời báo chí, ông Nhị cho biết, GS, PGS là các chức danh khoa học cao quý của các nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hội đồng rất trân trọng việc tự chủ của các trường đủ điều kiện để thực hiện và chịu trách nhiệm về việc tự chủ, nhưng càng được tự chủ, càng tôn trọng pháp luật, phải đảm bảo quy định, đảm bảo mặt bằng chất lượng quốc gia.

    Theo tìm hiểu của PV, trường ĐH Tôn Đức Thắng hoạt động theo cơ chế trường đại học công lập tự chủ, hiện trực thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Liên quan đến việc nhà trường tự phong GS, PGS, được biết, nhà trường đang làm báo cáo gửi lên bộ GD&ĐT và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

    Chiều 23/9, trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Trần Văn Lý – Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa nhận được báo cáo này.

    Theo ông Lý, nhà trường hoạt động theo cơ chế tự chủ và mọi việc phải thông qua hội đồng nhà trường. “Quan điểm của Tổng liên đoàn là mọi việc phải theo đúng quy định của Nhà nước. Hiện tại, Nhà nước cũng chưa có quy định về việc này”, ông Lý nhấn mạnh

    http://www.doisongphapluat.com/giao-duc/truong-dh-ton-duc-thang-tu-bo-nhiem-gs-pgs-co-dung-luat-a112407.html

    Trả lờiXóa