Người biểu tình trên Quảng trường Maidan vào tháng Hai- Ảnh Sergei Supinsky / AFP
=======================
Lời dẫn: Ông Nicolai Petro là một học giả chuyên về các vấn đề
Nga và Ucraina, hiện là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tổng hợp Rhode Island, địa chỉ tại 45 Upper
College Rd, Kingston, RI 02881, Hoa Kỳ. Ông đã dành thời gian các năm 2013-2104 để giảng dạy tại Ukraina theo Chương trình kinh tế Fulbright. Sau khi Liên Xô tan rã, ông phục vụ như trợ lý đặc biệt cho chính sách
tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông là tác giả hoặc biên tập
viên của tám cuốn sách và đã viết về nước Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ cho
The American Interest, Asia Times, Boston Globe, Christian Science Monitor,
International Herald Tribune, New York Times, Harvard quốc tế, và Washington
Times, và Wilson Quarterly.
Giáo sư Nicolai Petro
Mới đây, ông có bài phân tích với
tiêu đề “Why Ukraine needs Russiamore than ever?" (Dịch: “Vì sao Ukraina cần Nga hơn bao giờ hết?”) đăng trên tờ
báo hàng ngày của Anh The Guardian.
Google.tienlang xin dịch và giới thiệu bài phân tích
này. Vì trình độ tiếng Anh của chúng tôi còn hạn chế, ở dưới bài dịch, chúng
tôi xin chép nguyên gốc bài viết bằng tiếng Anh để bạn đọc biết tiếng Anh tham
khảo, đối chiếu.
Bùi Ngọc Trâm Anh
******************************
VÌ SAO UKRAINA CẦN NGA HƠN BAO GIỜ HẾT?
Giáo sư Nicolai Petro
Với đất nước đang đứng trên bờ vực phá sản, Kiev phải nhận ra rằng sự sống còn
của nền kinh tế phụ thuộc vào Moscow chứ không phải là phương Tây.
Hồi tháng Giêng, Tổng thống
Ukraine Petro Poroshenko hoan hỉ chúc mừng đất nước vừa vượt qua được một mùa
đông lạnh giá đầu tiên mà không cần tới khí đốt của Nga vì đã có khí đốt của
châu Âu thay thế. Tổng thống cũng tự hào tuyên bố: cho dù họ phải trả với cái giá đắt hơn 30%!
Thế nhưng, đây chính là vấn đề
cốt lõi nhất khiến nền kinh tế Ukraina sụp đổ. Vấn đề Ukraina phải đối mặt
không phải là chuyện về tham nhũng cho dù tham nhũng là vấn đề rất nghiêm trọng
nhưng nó không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Điều nghiêm trọng hơn khiến cả nền kinh tế Ukraina sụp đổ là sự lựa chọn kiểm soát bởi tư tưởng đã
làm cho mọi quan hệ với Nga bị cắt đứt, trong khi Nga là đối tác thương mại lớn
nhất, lâu đời nhất và nhà đầu tư chính yếu của Ukraina.
Chỉ trong vòng hơn một năm qua,
mức sống của người dân Ukraine
đã giảm một nửa, đồng nội tệ đã mất 350% giá trị, lạm phát tăng phi mã 43%. Ấy
vậy mà, ngay cả khi nền kinh tế sụp đổ như vậy, chính phủ Ukraine vẫn
tiếp tục trung thành với các chính sách kinh tế chỉ có thể được gọi là "tự
sát".
Việc cắt đứt các hợp đồng với Nga
vào năm 2014 khiến ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không của Ukraine mất
đi 80% thu nhập. Trong khi đó, nhà sản xuất máy bay Antonov - từng là niềm tự
hào của Kiev - đã bị phá sản, còn nhà sản xuất động cơ tên lửa Yuzhmash cũng
đang hoạt động cầm chừng, chỉ làm việc một ngày mỗi tuần.
Cắt đứt mối quan hệ trong lĩnh
vực ngân hàng với Moscow, Kiev cũng đánh mất cơ hội đầu tư và một sợi dây an
toàn về kinh tế - đó là lượng kiều hối từ người lao động di cư từ Nga gởi về
nhà. Năm 2014, hơn 7 triệu lao động Ukraine làm việc tại Nga đã gởi về quê
hương 9 tỉ USD - gấp 3 lần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ukraine
trong năm 2015.
Trong khi đó, tình hình càng trở
nên trầm trọng hơn do các khoản vay mượn liều lĩnh với những điều điện trả nợ
hà khắc của chính phủ Ukraine.
Tháng 10.2015, Ukraine đã tự đánh mất cơ hội có thể xóa 20% khoản nợ dưới hình
thức mua trái phiếu châu Âu (Eurobond) và mở đường cho các cuộc đàm phán về gói
cứu trợ mới từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sau khi Kiev từ chối ký thỏa thuận
với Nga về tái cấu trúc nợ.
Những năm qua, nền kinh tế
Ukraine đã gặp rất nhiều khó khăn và nước này buộc phải tiến tới thỏa thuận để
tái cấu trúc nợ với nhiều chủ nợ quốc tế, song việc Ukraine không đạt thỏa
thuận tái cấu trúc nợ với Nga khiến IMF trì hoãn cung cấp gói cứu trợ mới trị
giá 17,5 tỉ USD cho Ukraine - vốn dự kiến giải ngân vào tháng 12.2015.
Trong bài phát biểu đầu tiên của
năm 2016, Tổng thống Poroshenko đã tuyên bố những ưu tiên mới đối với nền kinh
tế Ukraine.
Chính phủ dự định cắt trợ cấp trong lĩnh vực sản xuất và công nghiệp, thay vào
đó thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin và nông nghiệp.
Tuy nhiên, không biết Tổng thống
Poroshenko sẽ phải tiêu thụ các sản phẩm trên ở đâu, bởi vì kể từ khi ký thỏa
thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), Ukraine đã đánh mất quyền ưu
tiên tiếp cận vào thị trường lớn nhất của họ, đó chính là Nga. Trong khi giấy
chứng nhận của EU chỉ cho phép 72 doanh nghiệp Ukraine xuất khẩu hàng hóa sang
khối này. Trong số đó, 39 giấy phép dành cho xuất khẩu mật ong. Thế nhưng, chỉ
trong vòng 6 tuần đầu tiên của năm 2016, Ukraine đã xuất sang EU hết số hạn
ngạch trong cả năm!
Toàn bộ chính sách mà Chính phủ
Ukraina theo đuổi chỉ hướng tới một điều: Làm sao để chọc giận Vladimir Putin! Nhưng để trả giá cho một cái gì đó nhằm chọc giận Putin, than ôi, lại chỉ có người dân bình thường ở Ukraina gánh chịu hậu quả!
Cũng không biết Tổng thống
Poroshenko sẽ làm thế nào để thực hiện lời hứa biến nền nông nghiệp Ukraine cạnh tranh với thị trường toàn cầu, khi
mà theo Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine,
cứ 5 công ty nông nghiệp thì có 4 công ty phá sản. Hiện chưa biết ai sẽ phải
chịu trách nhiệm thanh toán số tiền dùng để mua máy móc nông nghiệp vì 80% máy
móc đều được nhập khẩu.
Chính những chính sách thiếu chín
chắn trên đã làm người dân mất lòng tin vào chính phủ, khi có tới 70% người
Ukraine được hỏi cho rằng chính phủ đang đi sai đường và 85% nói rằng họ không
tín nhiệm thủ tướng. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Poroshenko hiện rớt xuống mức thấp
hơn cả mức ủng hộ đối với người tiền nhiệm Viktor Yanukovich vào đêm trước xảy
ra cuộc nổi dậy tại quảng trường Maidan nhằm lật đổ ông.
Chính sách mà chính phủ Ukraine đang theo đuổi không thể
thuyết phục các nước phương Tây ra tay hỗ trợ. Cho dù chia sẻ, cảm thông, song không
một chính phủ phương Tây nào chịu đựng nổi chính sách sự bần cùng hóa người dân
một cách cố ý vì mục đích chính trị. Nguy cơ Ukraina sẽ trở thành một quốc gia
thất bại và hàng triệu người Ukraina biến thành người tị nạn ở châu Âu là rất
cao. Cách tốt nhất để tránh được những hậu quả như vậy là phải thừa nhận rằng,
sự sống còn của nền kinh tế Ukraine không phải phụ thuộc vào những gói cứu trợ
của phương Tây mà phụ thuộc vào việc khôi phục các khoản đầu tư của Nga vào
nước này.
G.s Nicolai Petro
==========================
Bản gốc:
With country at risk of becoming a failed state, Kiev must recognise that economic survival depends on Moscow not the west.
Activists wave a Ukrainian flag on Independence Square
in Kiev in
February. Photograph: Sergei Supinsky/AFP/Getty Images
In January Ukraine’s
president, Petro Poroshenko, congratulated the country on surviving its first
winter without buying Russian gas. It had instead bought European gas which, as
Poroshenko pointed out proudly, was 30%
more expensive.
This sums up the core problem
facing the Ukrainian economy. It is not corruption, a serious issue about which
little can be done in the short term, but the ideologically driven choice to
sever all ties with Russia,
the country that has historically been its major trading partner and chief
investor.
In little over a year, living
standards in
Ukraine have fallen by half, the currency
has lost 350% of its value, and inflation
has skyrocketed to 43%. Yet, even as the economy has collapsed, the
government has insisted on economic policies that can only be termed suicidal.
By tearing up contracts with Russia in 2014, Ukraine’s defence
and aviation industries lost 80% of their income. Once the pride of Kiev, airline manufacturer
Antonov went bankprupt
and rocket engine producer Yuzhmash is now working just one day a week.
By severing banking ties with Moscow, Kiev has denied
itself investment and a vital economic lifeline – the remittances sent back
home by zarobitchane, Ukraine’s
migrant workers. Up to
seven million Ukrainians work in Russia,
sending back $9bn in 2014 – three
times the total foreign direct investment Ukraine got last year.
Reckless government borrowing has
exacerbated the problem. The government was able to write off 20% of its
Eurobond debt last October, allowing it to negotiate for the next IMF loan
tranche which was expected in December but still not been received.
But the draconian terms imposed for this small beer
are often overlooked. Ukraine
will be repaying this debt until 2041, with future generations giving
western creditors as much as half of the country’s GDP growth, should it ever
reach 4% a year.
Ukrainian president Petro Poroshenko followed by Belarusian president
Alexander Lukashenko and Russian president Vladimir Putin after talks in
Minsk. Photograph: Grigory Dukor/Reuters
There is a common thread that
links the government’s irrational economic behavior – the understandable desire
to spite Vladimir
Putin. Alas, it is the average Ukrainian citizen who pays the price.
Advertisement
There can also be no doubt that
Poroshenko approves of this approach. In his first speech of 2016 he announced new
priorities for the Ukrainian economy. The government intends to end subsidies
to manufacturing and industry, and instead promote investment in information
technologies and agriculture.
It is not at all clear, however,
where he will sell this produce, since by signing a free trade agreement with
the EU, Ukraine lost its
preferential access to its largest market, Russia.
Meanwhile, EU certification
allows only 72
Ukrainian companies to export goods to the EU. Of these, 39 licenses are
for honey. While that may sound like a lot of honey, Ukraine exported
its yearly quota for honey in the first six weeks of 2016.
Nor is it clear how Poroshenko
plans to make Ukrainian agriculture globally competitive when, as his own
agriculture minister points out, four
out of five agricultural companies are bankrupt. It is also unclear who
will pay for agricultural
machinery, 80% of which is imported.
Such policies have led to a
steady erosion of government popularity, with 70% of Ukrainians saying
the country is on wrong track and 85%
say they do not trust the prime minister. Poroshenko’s
popularity is now lower than that of his predecessor, Viktor Yanukovich, on
the eve of the Maidan
rebellion that ousted him.
But while less
than 2% describe the country as “stable,” a new revolt does not seem
imminent. So far, the regime has been able to provide explanations that deflect
attention away from its own role in Ukraine’s economic demise.
Man holding a
Russian flag during the celebrations for the first anniversary of the
annexation of Crimea in Sevastopol. Photograph: Maxim Shemetov/REUTERS
The first is Russia’s
annexation of Crimea and the rebellion in the east, which are commonly
cited as reasons for the fall in GDP. While it’s true that these caused
significant economic damage, it has been exacerbated by the government’s own
policies which, despite insisting Russophone eastern regions are part of
Ukraine, has cut
them off from economic ties and punished the population
for siding with Russia.
Another favourite argument of the
current government is that Ukraine
simply has no choice but to respond to Russian aggression by imposing its own
sanctions. The beauty of this argument is that, while it may not make
economic sense, it makes a great deal of political sense for those now in
power.
The destruction of Ukraine’s
industrial base, which is heavily concentrated in the east, shifts the balance
of economic and political power to the western regions, permanently
marginalising opposing political voices. The advantages are clear. Fostering a
sense of perpetual crisis allows the current government to argue that it must
remain in power, to see its policies through. The only uncertainty is whether
such a strategy can bear fruit before the country’s economy collapses.
This is not a policy that the
west can endorse. Regardless of political sympathies, no western government
should tolerate the deliberate impoverishment of the population for political
gain. The risks of Ukraine
becoming a failed state, and adding millions more to Europe’s
burgeoning refugee crisis, are simply too high.
The best way to avoid such an
outcome is to recognise that Ukraine’s
economic survival depends not on western bailouts but on the renewal of Russian
investment there. Western policymakers should insist that economic rationality
take precedence over economic nationalism, and make that a condition of assistance.
Until that happens, it is hard to
imagine anyone investing in Ukraine’s
future, including its own people.
Nicolai Petro is an academic specialising in Russian
and Ukrainian affairs, currently professor of political science at the University of Rhode Island. He spent 2013-2104 as a US
Fulbright Scholar in Ukraine
Link nguồn:
http://www.theguardian.com/world/2016/mar/09/ukraine-needs-russia-nicolai-petro
Đọc lại các bài của Google.tienlang ngay từ những ngày mới nổ ra "Cách mạng Nhân phẩm" Maidan Tháng Hai năm 2014 thấy các bạn phân tích dự báo về tình hình Ukraina đúng như hôm nay G.s Nicolai Petro viết trong bài này!
Trả lờiXóaChỉ khổ người dân Ukraina!
Rận xĩ VN không thích đọc bài này vì lỡ từng ca ngợi Maidan!
Trả lờiXóaTôi đề nghị Google.tienlang đăng lại bài của Lều báo Mai Kỷ từng đăng trên báo Một Thế giới về "HÒN ĐÁ NHÂN VĂN"- Tường thuật từ hiện trường Maidan Kiev hồi tháng Hai năm 2014.
Hay đăng lại bài của Đoan Trang hay bài trên trang rận bọ xít về cái video clip "Tôi là người Ukraina"...
Bài này rất hay, nó chỉ ra cho những ai đang muốn húng chó ngả vào tay Mỹ để VN làm tuyến đầu chống TQ cho Mỹ!
Trả lờiXóaGiáo sư Mỹ nhá. Người từng làm cộng tác viên về chính sách cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, từng giảng dạy về kinh tế ở Ukraina 2 năm trời.
Trả lờiXóaBài đăng tên báo Anh.
Hoàn toàn không phải tuyên truyền của Nga.
Các bác rận xĩ có bình loạn gì không?
Theo đề nghị của bạn Trần17:14 Ngày 13 tháng 03 năm 2016, trong khi chủ nhà chưa ý kiến, tôi chép bài này về đây:
Trả lờiXóa-----
Nhà báo Mai Kỳ: “Tôi đã may mắn khi có mặt tại Ukraine trong những ngày qua“
Đăng Bởi Một Thế Giới - 17:16 01-03-2014
Trở về từ Ukraine sau khi chứng kiến sự kiện những người biểu tình Maidan xuống đường biểu tình kêu gọi lật đổ chính quyền của tổng thống Victor Yanukovich. Mai Kỳ, Phóng viên Việt Nam duy nhất, gần hai tuần, sông, ăn, nghỉ, tác nghiệp ở điểm nóng nhất của sự kiện, đã chia sẻ với Một Thế Giới những trải nghiệm và những bức hình chụp tại tâm điểm của cuộc biểu tình.
Trở về từ Ukraine, cảm xúc của anh thế nào? Và lý do gì anh lại dấn thân vào điểm nóng này?
May mắn! May mắn có mặt ở một sự kiện được cả thế giới dõi theo mỗi ngày. Được chứng kiến, ghi nhận những ngày Ukraine chìm trong khói lửa. Và may mắn khi trở về thân thể lành lặn như lúc ra đi. Vâng - may mắn, nhất là với một người làm báo!
Như bạn đã biết, làm cái nghề mà tính chất đặc thù của nó, luôn là người “đến đầu tiên và ra về cuối cùng”, luôn là người “mò tới khi người khác bỏ đi”. Nên, việc tôi có mặt tại sự kiện này, cũng là lẽ thường tình thôi.
Còn tại sao, thì có vô vàn lý do để cắt nghĩa. Nhưng, có lẽ lý do lớn nhất không chỉ riêng cá nhân tôi, mà đa phần những người đang làm nghề này, là luôn tìm kiếm, mong muốn có một trải nghiệm lớn về nghề.
Gần hai tuần, sống, ăn, nghỉ, tác nghiệp ở một sự kiện như thế, với tôi, đó thực sự là một trải nghiệm khó quên, và tất nhiên ngộ ra được rất nhiều điều về sự sống, cái chết.
Những điều gì thách thức anh nhất khi tác nghiệp tại một sự kiện lớn như vậy?
XóaKhó khăn thì nhiều. Để chia sẻ đầy đủ, chắc khó có thể nói hết được qua một bài viết. Tôi chỉ muốn nói thế này. Để tác nghiệp trong một sự kiện lớn, một sự kiện mà máu có thể đổ bất cứ lúc nào, thì điều đầu tiên cần có: Đó là sức khỏe phải thật khỏe. Kiến thức nghề phải đủ vững. Kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế phải đủ đầy. Nhạy bén về chính trị phải đủ thông. Và tất nhiên, phải đủ "lỳ" để vượt qua sự sợ hãi.
Như bạn thấy, tại thời điểm sự kiện “Euromaidan” xẩy ra với chính trường Ukraine, thì ở thủ đô Kiev, nhiệt độ luôn dao động từ 10 đến 20 độ âm. Với thời tiết khắc nghiệt thế, nếu bạn không đủ sức khỏe cũng như không đủ trang bị bảo hộ, bạn sẽ không thể chịu đựng nổi quá một ngày.
Còn nếu không đủ vững về tư duy, về nghiệp vụ và đủ lỳ lợm để vượt qua sự sợ hãi, bạn sẽ không thể xử lý được đầy đủ thông tin đang diễn ra ở hiện trường, nhất là trong môi trường chiến tranh. Ở môi trường đó, bạn vừa phải ghi nhận sự kiện, vừa phải quan sát thật nhanh những gì đang và sẽ diễn ra.
Trong một môi trường hỗn mang, sặc mùi thuốc súng đó, bạn có thể bất ngờ gục ngay tại chỗ bởi một viên đạn lạnh ngắt được bắn ra từ Cảnh sát đặc nhiệm Berkut và cũng có thể từ ngay những viên đạn “chẳng may” cướp cò của các “chiến binh maidan”. Nó bay ra từ nóc nhà, từ của sổ, từ bất cứ chỗ nào mà bằng mắt thường bạn sẽ không thể nhìn thấy. Một cái chết rất nhẹ.
Và không chỉ những viên đạn lạnh ngắt kết liễu bạn. Nơi đó bạn còn luôn phải đối phó, né tránh tìm chỗ nấp an toàn, nếu như không muốn dính đạn nổ, hơi cay, khí gas, gạch đá, bom xăng, và cả những can xăng dầu có thể bất chợt cháy nổ. Và tất nhiên, cái đầu bạn lúc nào cũng chực nổ tung, trong khi vẫn phải dịch chuyển liện tục để có một vị trí đứng tác nghiệp tốt nhất, nếu không muốn lỡ nhịp một khoảnh khắc đắt giá của thời sự.
Riêng về trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế, sự nhạy bén về chính trị, thì điều này rất quan trọng. Tôi đã từng tham gia tác nghiệp ở những sự kiện trong nước, như thiên tai bão lũ, hay những sự kiện có đông người tham gia...
Nhưng, đứng trước một sự kiện quốc tế được trải dài nhiều khu vực, lại tập trung nhiều hãng thông tấn lớn, cảm giác choáng ngợp hoang mang, e ngại, thiếu tự tin luôn thường trực trong tôi nhiều câu hỏi.
Mình sẽ phải ghi nhận cái gì? Cái gì thực sự quan trọng nhất của sự kiện? Chọn góc nhìn từ phía “chiến binh maidan” hay phía cảnh sát, hay là một chứng nhân trung lập... cứ bám riết theo tôi tròn một ngày tác nghiệp.
Chẳng giấu gì bạn, nghĩ vậy nói thế thôi, chứ sau một ngày phờ phạc “chiến đấu”, 8 Gb dữ liệu (hình ảnh) khi xem lại đều rất tệ, tức là thiếu ý hay. Bài học đầu tiên đấy!
Trong một môi trường hỗn mang, sặc mùi thuốc súng đó, bạn có thể bất ngờ gục ngay tại chỗ bởi một viên đạn lạnh ngắt được bắn ra từ Cảnh sát đặc nhiệm Berkut và cũng có thể từ ngay những viên đạn “chẳng may” cướp cò của các “chiến binh maidan”. Nó bay ra từ nóc nhà, từ của sổ, từ bất cứ chỗ nào mà bằng mắt thường bạn sẽ không thể nhìn thấy. Một cái chết rất nhẹ.
XóaVà không chỉ những viên đạn lạnh ngắt kết liễu bạn. Nơi đó bạn còn luôn phải đối phó, né tránh tìm chỗ nấp an toàn, nếu như không muốn dính đạn nổ, hơi cay, khí gas, gạch đá, bom xăng, và cả những can xăng dầu có thể bất chợt cháy nổ. Và tất nhiên, cái đầu bạn lúc nào cũng chực nổ tung, trong khi vẫn phải dịch chuyển liện tục để có một vị trí đứng tác nghiệp tốt nhất, nếu không muốn lỡ nhịp một khoảnh khắc đắt giá của thời sự.
Riêng về trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế, sự nhạy bén về chính trị, thì điều này rất quan trọng. Tôi đã từng tham gia tác nghiệp ở những sự kiện trong nước, như thiên tai bão lũ, hay những sự kiện có đông người tham gia...
Nhưng, đứng trước một sự kiện quốc tế được trải dài nhiều khu vực, lại tập trung nhiều hãng thông tấn lớn, cảm giác choáng ngợp hoang mang, e ngại, thiếu tự tin luôn thường trực trong tôi nhiều câu hỏi.
Mình sẽ phải ghi nhận cái gì? Cái gì thực sự quan trọng nhất của sự kiện? Chọn góc nhìn từ phía “chiến binh maidan” hay phía cảnh sát, hay là một chứng nhân trung lập... cứ bám riết theo tôi tròn một ngày tác nghiệp.
Chẳng giấu gì bạn, nghĩ vậy nói thế thôi, chứ sau một ngày phờ phạc “chiến đấu”, 8 Gb dữ liệu (hình ảnh) khi xem lại đều rất tệ, tức là thiếu ý hay. Bài học đầu tiên đấy!
Thuận lợi thì sao, thưa anh?
Sự nhanh nhaỵ, đôi khi có chút ma lanh và một khuôn mặt vóc dáng châu Á. Đó, là một lợi thế. Tôi nghĩ vậy.
Nhưng khách quan hơn thì, với bản tính chất phác, hiền hậu của người dân Ukraine luôn chảy từ trong huyết quản. Cùng với mục đích của họ là, rất cần truyền thông thế giới loan tin đăng tải... nên đa phần những người tham gia biểu tình và ở đây là những “chiến binh Maidan” đều thực sự thân thiện, dễ gần.
Tất nhiên không phải với ai hay hãng thông tấn nào họ cũng dễ chịu thế đâu.
Anh có thể chia sẻ thêm về hiện trường nơi anh tác nghiệp và, những diễn biến trong những ngày anh có mặt tại điểm nóng Euromaidan?
Chắc bạn đã xem trên truyền thông trong nước cũng như quốc tế về tình hình đất nước Ukraine những ngày lửa khói. Nếu để ý, bạn sẽ thấy hình ảnh quảng trường Độc Lập luôn được giới truyền thông quốc tế và trong nước đăng tải nhiều nhất. Bởi nơi đó luôn tập trung đông người biểu tình lập trại nhất. Nơi mà lãnh đạo các đảng đối lập luôn xuất hiện diễn thuyết để tìm kiếm sự đồng thuận, nơi mà bà cựu thủ tướng Yulia Tymosenco ngay sau khi được thả về từ nhà tù nằm ở ngoại ô Kharkov phía đông Ukraine, đã có mặt tuyến bố “Nếu chưa đạt được những gì mong muốn. Đừng rời khỏi Maidan”, trước khoảng 50 nghìn người biểu tình.
Nhưng nơi thực sự có giao tranh ác liệt nhất lại cách Quảng trường Độc Lập hơn 1 km. Nơi - thực sự nóng đến phát sợ. Nơi - mỗi bước chân bạn đi là có thể nhìn thấy sự hoang tàn đổ nát. Nơi - mùi khói, mùi thuốc súng ngột ngạt, ken đặc trong từng hơi thở. Nơi - các “chiến binh maidan” với vũ khi thô sơ tự tạo và cảnh sát chống bạo động Berkut, với súng ống, khiên gậy, vòi rồng hơi cay... giành giật, xác lập “cuộc chơi” đến từng centimet. Nơi - chỉ cách đó vài trăm mét là văn phòng Tổng thống Yanukovich, người vừa mới bị Quốc hội phế truất cách đây vài ngày.
XóaĐể có thể ra vào chứng kiến, ghi nhận, tác nghiệp. Bất cứ ai cũng phải đi qua 4 trạm (hào lũy) được xây đắp từ rất nhiều “nguyên liệu” tại chỗ. Từ bàn ghế, ô tô, lốp xe cháy hỏng các loại. Đến những bao tải đá được “nhân tạo, thiên tạo” từ ngay trên mặt đường. Và phải qua những thủ tục kiểm tra giấy tờ bắt buộc do những dân vệ maidan chốt giữ.
Nói chung, nếu may mắn được nhìn thấy cảnh đó, bạn sẽ nghĩ khu vực này là một phim trường, được bàn tay của những nhà thiết kế tài ba nhất của Hollywood dựng lên.
Riêng cách thức tổ chức của những người biểu tình thì rất chuyên nghiệp, bài bản. Thật ngạc nhiên, khi những thùng rác được dựng lên quanh đó luôn đầy rác dù đây là khu vực chiến trường. Nhà vệ sinh lưu động luôn có những dòng người xếp thành hàng thẳng tắp, dù ở đây mọi giá trị không cần thiết phải đem ra so sánh. Cafe, trà nóng, bánh mỳ, bánh ngọt, trái cây... được các bà mẹ hay những cô gái Ukraine xinh đẹp làm sẵn từ nhà, nấu tại chỗ mang đến phục phục vụ “chiến binh maidan” và những người có mặt tại khu vực này, với lời cầu chúc may mắn. Găng tay, mũ len, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, lót giầy, miếng dán nhiệt để giữ ấm, thuốc men các loại... bất cứ thứ gì, nếu bạn cần, đều được những ý tá, bác sỹ hỗ trợ giúp đỡ.
Anh có mặt ở Ukraine từ khi cuộc biểu tình mới manh nha, trước khi cuộc biểu tình bùng phát thành bạo lực đẫm máu như tất cả mọi người đã được chứng kiến. Điều gì khiến cho những người dân đang biểu tình ôn hoà lại trở nên phẫn nộ như vậy?
Tháng 11.2013, khi sinh viên và người dân tại Kiev, Lvov... xuống đường tuần hành với khuôn mặt tươi cười rạng rỡ đầy ôn hòa, với những khẩu hiệu, lời hô “Ukraine là một phần của Châu Âu - Chúng tôi cần có cuộc sống tốt hơn, chúng tôi cần có việc làm - Chúng tôi cần có một đất nước có dân chủ và không có tham nhũng...”, lúc đó chỉ có vài trăm người. Nhưng, tất cả đã chấm hết sau đó, giọt nước đã tràn ly khi cựu Tổng Thống Yanukovich trì hoãn ký kết hiệp ước hợp tác & liên kết với EU.
Khoản “cứu trợ” tài chính 15 tỷ usd, cùng những quyền lợi ưu đã khác từ Nga, đã kéo Yanukovich và lãnh đạo các đảng đối lập bước vào vòng xoáy xung đột. “Trò chơi” địa - chính trị với những nước lớn bắt đầu. Đất nước 46 triệu dân này bắt đầu trải qua những ngày đen tối nhất trong lịch sử mà cả thế giới đã chứng kiến.
Người biểu tình từ các tỉnh kéo về nhiều hơn. Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Berkut đã được lệnh thẳng tay đàn áp. Những vụ đánh đập, bắt bớ, thủ tiêu người biểu tình, bắt đầu lan rộng khắc các tỉnh thành Ukraine. Chiến lũy trải dài khắp các con phố gần khu vực trung tâm. Cơ sở vật chất bị hủy hoại. Kinh tế khủng hoảng, đồng tiền mất giá. Đất nước chia rẽ, số người chết và bị thương đã lên con số hàng nghìn.
Và tròn 10 năm sau cái ngày “Cách mạng Cam – 2014”, có lẽ, không ai, không một chính trị gia, nhà phân tích lọc lõi, hay những người quan tâm, nghĩ rằng... Ukraine sẽ có một cuộc “cách mạng” nữa, một cuộc “cách mạng” đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại.
Trong môi trường chiến tranh như vậy, anh có sợ không? Và điều gì đáng nhớ nhất đối với anh trong suốt quá trình tác nghiệp tại tâm điểm của cuộc biểu tình tại Ukraine?
XóaTôi may mắn có mặt ở Ukraine đúng lúc sự kiện Euromaidan bắt đầu. Lý do đó đủ để thôi thúc tôi bước qua ranh giới của sự sợ hãi. Được tác nghiệp trong môi trường quốc tế được va chạm với các phóng viên chuyên chuyện nghiệp, với ứng xử rất văn minh, biết chia sẻ, bảo vệ nhau trong khi tác nghiệp...luôn thực sự đầy cảm hứng với bất cứ phóng viên nào, tôi cũng không phải là ngoại lệ!
Còn bạn hỏi tôi có sợ không, thì cách đây vài hôm, một nhà báo cũng hỏi tôi như vậy. Và tôi có trả lời thế này.
Thứ nhất là sợ Cảnh sát đặc nhiệm berkut bắn tỉa! Vì chết mà không biết mình đã chết, thì sống cũng coi như(là) bỏ đi rồi!
Thứ hai là sợ tiếng gậy gõ vào khiên theo nhịp tăng dần(cũng của berkut). Trời - chẳng khác gì, sống mà không có mục đích/hoảng loạn vô cùng!
Thứ ba là sợ băng đông cứng, toàn dầu nhớt phủ lên trên. Chẳng khác gì đời bẫy người ở người, bẫy đời ở đời!
Cảm ơn anh!
http://motthegioi.vn/quoc-te/nha-bao-mai-ky-toi-da-may-man-khi-co-mat-tai-ukraine-trong-nhung-ngay-qua-49337.html
XóaCảm ơn bạn Hữu Liên dẫn về bài này.
XóaBài này anh lều báo Mai Kỳ cũng ca ngợi Maidan.
Nhưng không bậy bạ bằng bài anh ta trên Diễn đàn Nhà báo trẻ về "Hòn đá nhân văn" mà tôi nói trên kia!
Bài này chính là DẤU CHẤM HẾT CHO CHẾ ĐỘ TAY SAI CỦA MỸ Ở KIEV!
Trả lờiXóaKhông chỉ thủ tướng Yat mà ngay cả tổng thống nữa.
Dù Tổng thống cầm cự thêm bao nhiêu thời gian thì cũng chỉ là thời gian, nhanh thôi.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTôi thấy bài viết này rất hữu ích, cung cấp được nhiều thông tin cần thiết. Tác giả nên thu thập nhiều thông tin để bổ sung và hoàn chỉnh bài viết của mình.
Trả lờiXóaUkraine mờ nhạt trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama
Trả lờiXóaThứ bảy, 12 Tháng ba 2016, 08:05 GMT+7
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, xét về khía cạnh quân sự, Nga có thể chiếm thế thượng phong tại Ukraine và Trung Đông. Tuy nhiên, khác với Mỹ, Nga có những lợi ích cốt lõi riêng biệt tại hai khu vực này…
Tạp chí The Atlantic hôm thứ Năm (ngày 10/3) đã đăng bài phỏng vấn với Tổng thống Mỹ Barack Obama, theo đó nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh trọng tâm trong chính sách của Washington tại Trung Đông và Ukraine, bày tỏ ấn tượng sau các cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như sự thất vọng đối với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Ukraine không phải là vấn đề ưu tiên đối với Mỹ
“Thực tế Ukraine không phải là một quốc gia thành viên của NATO và luôn trong tình trạng dễ bị thương tổn do ưu thế quân sự từ phía Nga, song, điều đó không phụ thuộc vào những gì chúng ta (Mỹ) đang làm” – ông Obama nhận định.
Ngoài ra, theo Tổng thống Mỹ, đối với Nga, Ukraine là một trong những lợi ích chính, hướng ưu tiên (trọng tâm) trong chính sách đối ngoại, còn đối với Mỹ thì không phải như vậy.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ một lần nữa nhắc tới sự can thiệp của Nga trong các vấn đề nội bộ của Ukraine - cáo buộc mà Nga đã nhiều lần bác bỏ.
Theo ông Obama: “Quan điểm cho rằng Nga hiện đang có vị thế mạnh hơn tại Ukraine và Syria so với thời điểm trước khi quốc gia này “xâm lược” Ukraine và can thiệp quân sự vào Syria là hoàn toàn sai về mặt bản chất trong các vấn đề quốc tế nói chung”.
“Sức mạnh thật sự là khi bạn có thể đạt những gì mình muốn mà không cần phải dùng tới bạo lực. Nga đã mạnh hơn rất nhiều trong khi Ukraine bề ngoài là một quốc gia độc lập, nhưng thực chất lại theo chế độ “đạo tặc” và rất dễ bị giật dây” – Tổng thống Mỹ bổ sung.
Theo giới phân tích quốc tế, với những tuyên bố trên của Tổng thống Mỹ - Obama, dường như Mỹ đang ngày càng ‘lạnh nhạt’ với Ukraine.
Không chỉ Mỹ mà dường như cả EU, NATO cũng không còn “mặn mà” với Ukraine khi mới đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker thậm chí còn lên tiếng khẳng định rằng Ukraine sẽ không “có cửa” gia nhập EU hoặc NATO trong vòng 20-25 năm nữa.
“Chắc chắn Ukraine sẽ không thể gia nhập EU trong vòng 20-25 năm nữa và quy chế thành viên NATO cho Ukraine cũng sẽ như vậy”- Jean-Claude Juncker tuyên bố.
Những ảo tưởng đã mất
XóaTheo The Atlantic, trước đó ông Barack Obama đánh giá Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan là "nhà lãnh đạo Hồi giáo ôn hòa, người sẽ vượt qua được khoảng cách giữa phương Đông và phương Tây".
Nhưng hiện giờ, Tổng thống Mỹ lại gọi ông Erdogan là "nhà lãnh đạo độc tài và kẻ thua cuộc” vì ông này đã từ chối sử dụng quân đội của mình nhằm đảm bảo tình hình ổn định cho Syria.
Ngoài ra, The Atlantic cho hay, mối quan hệ giữa ông Obama và chính quyền Ả Rập Xê Út cũng như Israel đang diễn biến phức tạp. Không lâu trước đây, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng “ông ấy đang thiếu một vài nhà lãnh đạo độc tài có trí tuệ ở Trung Đông”.
Những đề xuất liên quan đến Syria của Ngoại trưởng Mỹ
The Atlantic còn thông tin, vào năm ngoái Ngoại trưởng Mỹ đã nhiều lần đề nghị Tổng thống Obama sử dụng tên lửa hành trình để tấn công vào các mục tiêu của chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad trên lãnh thổ Syria.
“Mục đích của hoạt động tấn công này, theo ông Kerry, không phải là lật đổ chế độ của Tổng thống Assad, mà để buộc ông này cũng như Iran và Nga phải đi tới thương lượng về hòa bình” - ấn bản viết.
Tổng thống Obama đã liên tục từ chối những yêu cầu của Ngoại trưởng Mỹ và cuối cùng mất kiên nhẫn mà tuyên bố rằng, chỉ có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mới có quyền đề xuất những sáng kiến về can thiệp quân sự với ông.
Sáng kiến tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria
Bài báo cũng trích dẫn hồi tưởng của ông Obama khẳng định, ông chính là tác giả của đề xuất phá hủy vũ khí hóa học tại Syria đưa ra năm 2013 nhằm ngăn chặn các hành động quân sự chống lại quốc gia Trung Đông này.
“Tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở St Petersburg, sau một tuần đắn đo suy nghĩ về tình hình Syria, theo hồi ức của mình Tổng thống Obama đã nói với Tổng thống Putin rằng “nếu chúng ta buộc ông Assad hủy bỏ vũ khí hóa học thì sẽ tránh được sự cần thiết phải can thiệp quân sự tại Syria” - nhà báo Goldberg, người từng được diện kiến ông Obama tại Nhà Trắng cho biết.
Năm 2013, Mỹ cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường. Ban đầu ông Obama dự định hành động theo sáng kiến riêng của mình, nhưng sau đó Tổng thống Mỹ đã đệ trình Quốc hội thông qua nghị quyết chính thức.
Đa số các thành viên Quốc hội Mỹ phản đối đề xuất của ông Obama. Tháng 9/2013, Nga đưa ra sáng kiến tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria dưới sự giám sát của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW).
Tổng thống Mỹ đồng ý với sáng kiến này và hành động can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria đã được ngăn chặn kịp thời. Kho vũ khí hóa học đã được đưa ra khỏi lãnh thổ Syria và tiêu hủy thành công: cuối tháng 10/2014 OPCW tuyên bố 97,8% số vũ khí hóa học được dùng cho mục đích quân sự của Syria đã bị tiêu hủy.
Những cuộc gặp gỡ với Tổng thống Putin
Tổng thống Barack Obama cũng chia sẻ ấn tượng của ông trong những cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Trong tất cả các cuộc gặp giữa chúng tôi, ông Putin tỏ ra vô cùng lịch sự và cởi mở. Các cuộc họp được tổ chức chuyên nghiệp. Ông ấy chưa bao giờ bắt tôi phải chờ đợi như những lãnh đạo khác” – nhà lãnh đạo Mỹ nhận xét.
Theo Tổng thống Mỹ, ông Putin cũng hiểu là vị thế của Nga trên trường quốc tế đang suy yếu. “Ông ấy luôn nhất quán quan tâm đến hợp tác với chúng tôi và rất mong muốn rằng chúng tôi sẽ đối với ông ấy như đối với đối tác. Nói chung ông ấy hiểu rằng vị thế của Nga trên trường quốc tế đã suy giảm đáng kể”- Obama khẳng định.
Tổng thống Mỹ cũng đánh giá cao sự tham gia của Tổng thống Nga Putin vào các diễn đàn quốc tế khi khẳng định: “Ông ấy không bao giờ vắng mặt tại bất cứ cuộc gặp nào mà có chương trình nghị sự cụ thể, ngoại trừ Hội nghị thượng đỉnh G-20”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới.
Đức Dũng (lược dịch)
VietBao.vn (Theo Infonet >>>)
http://vietbao.vn/The-gioi/Ukraine-mo-nhat-trong-chinh-sach-doi-ngoai-cua-Tong-thong-Obama/2147654903/161/