Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

KHÔNG NÊN PHÓNG ĐẠI VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI SÔNG MEKONG

Tôi muốn chia sẻ một chút quan điểm về việc hạn hán ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay. Tôi không phải chuyên gia về sông ngòi. Nên có thể tôi sai hoàn toàn. Và rất mong được chỉ giáo.

Tôi rất lo về việc ngập mặn của ĐBSCL, chắc chắn rồi. Vì đó là "Máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam", như tuyên bố của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường tại Hội nghị Đà Lạt năm xưa.

Tuy nhiên, đồng thời với việc DBSCL năm nay hạn nặng, ta cũng nghe tin Tây Nguyên và Thái Lan hạn nặng. Lưu ý rằng nước của sông Mekong chủ yếu được lấy từ Tây Nguyên, và có thể cả từ Thái Lan nữa.

Nhà văn Nguyên Ngọc hơn một lần nói với tôi (và rất nhiều người) là Tây Nguyên, mái nhà của Đông Dương, là một cái mái dốc từ phía VN về bên Lào. Vì thế, nước từ đại ngàn Trường Sơn chủ yếu chảy từ Đông sang Tây, dồn về Mekong. Rồi từ Mekong mới chảy ra biển qua DBSCL. 
Một lẽ tự nhiên, nước của những con sông dài, vĩ đại như Mekong sẽ được tích tụ trên đường nó đi, chứ không phải chỉ lấy từ đầu nguồn ở dòng Lan Thương bên Trung Quốc. Và như một số nguồn của người hiểu biết đã công bố trên mạng gần đây, lượng nước đóng gópk từ lãnh thổ TQ chỉ đâu đó hơn 10% lượng nước của Mekong mà thôi. Như thế, nếu TQ có giữ lại một nửa lượng nước ở bên họ, thì cũng chỉ làm giảm 5% lượng nước ở hạ nguồn. Ngược lại, nếu họ xả thêm một phần như thế, cũng chỉ tăng thêm một lượng tương ứng mà thôi.

Nói điều này để dẫn tới mấy hàm ý:

1. Hạn hán năm nay ở DBSCL có thể do ảnh hưởng chu kỳ của khí hậu trong khu vực, hoặc cụ thể là do hạn hán ở Tây Nguyên và Thái Lan. Còn nguyên nhân vì sao Thái Lan và Tây Nguyên khô hạn, là một câu chuyện khác. Có vẻ không nhất thiết liên quan đến ba đập thuỷ điện trên sông Lan Thương ở TQ.

2. Như thế, TQ có nói là xả nước để cứu DBSCL cho VN, thì họ không có công to đến thế. Cũng như họ cũng đã ko có tội to lắm trong việc điều tiết nước ở thượng nguồn. Và vì thế, không cần phải phóng đại vai trò của TQ như một tên tội phạm hay một vị ân nhân đối với VN. Cả hai quan niệm dường như đều là cảm tính.

3. Liên quan đến lượng nước từ Tây Nguyên đóng góp cho Mekong giảm dần. Đây mới là câu chuyện đáng kể. Ai làm nông nghiệp ở Tây Nguyên đều biết để có nước tưới cho các trang trại cây công nghiệp bạt ngàn trên cao nguyên đã bị phát quang này, thì các giếng khoan ngày càng phải đào sâu hơn xuống lòng đất. Như vậy, chính chúng ta đã làm cạn nước trên mái nhà, và cái ống máng ở dưới hiên là dòng Mekong đã chẳng còn nước mà hứng. Và khi lưu lượng nước ít dần, áp lực dòng chảy ra biển ở các cửa sông của Cửu Long sẽ yếu dần, và biển sẽ tràn vào như một quy luật vật lý tự nhiên. Ngập mặn và xâm thực diễn ra. Triều cường diễn ra. Chính là chúng ta đã lựa chọn đổi cà phê, hạt điều lấy gạo. Và thiên nhiên chỉ thực hiện vai trò truyền tải luật nhân-quả mà thôi: chúng ta tàn phá Tây Nguyên, cũng đồng nghĩa chúng ta huỷ diệt DBSCL.

Tóm lại, đừng vội vã đổ lỗi cho Trung Quốc, cũng đừng vội vã xun xoe với Trung Quốc. Câu chuyện cay đắng ngày xưa còn vang vọng: giặc ngồi sau lưng nhà vua đó. Nhưng thực ra cũng chẳng có giặc nào ngồi sau lưng. Đừng chém con gái khi lỗi diệt vong chính ở mình.


===========================

Google.tienlang bổ sung:
Số liệu của UB sông Mekong. Con sông này chảy qua 6 nước, mức độ lượng nước từ mỗi nước nằm trong lưu vực tham gia vào dòng chảy của Mekong: Trung Quốc 16%; Myanmar 2%; CPC 18%; Lào 35%; Thailand 18%; VN 11%. 

Phân tích về khía cạnh khoa học thì nguyên nhân của đợt hạn, mặn năm nay ở Mekong delta là do thiếu hụt lượng mưa nghiêm trọng để bổ sung lượng nước cho sông Mekong. Toàn bộ vùng thượng lưu sông Mekong có lượng mưa trung bình năm từ 1200mm ( ít nhất) đến 3400mm (cao nhất) ở các vùng khác nhau. Tuy nhiên từ tháng 7 năm 2015 toàn bộ vùng thượng lưu không có mưa do vậy thiếu hụt một lượng nước bổ sung khổng lồ mà lẽ ra nó phải có. Mùa lũ năm ngoái Mekong delta cũng không có lũ về và kéo dài đến thời điểm này. Xâm nhập mặn tiến sâu vào đất liền do thủy triều lên cao nhưng không có nước ngọt đẩy chúng ra biển. Bên cạnh đó, việc khai thác nước ngầm gây sụt lún đất ở Mekong delta cũng làm nguy cơ xâm lấn của nước biển vào đất liền cao.
==========================

Bài của TS Nguyễn Đức Thành đã đăng trên Google.tienlang:
1. NHẬP MÔN PHÂN TÍCH ĐẠI HỘI 12
2. KHÔNG NÊN PHÓNG ĐẠI VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚISÔNG MEKONG

37 nhận xét:

  1. Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết nhà máy thủy điện Cảnh Hồng sẽ tăng thêm lưu lượng xả 2.190m3/giây "theo yêu cầu của phía Việt Nam".

    Miền Tây Nam Bộ của Việt Nam đã bị thiên tai xâm nhập mặn tấn công, dẫn đến tình trạng nước mặn vào sâu đất liền với độ mặn cao.

    Trong khu vực, các nước Lào, Thái Lan, Campuchia cũng đều đang chịu tác động từ đợt hạn hán nghiêm trọng này.

    "Chúng tôi sẽ xả nguồn nước khẩn cấp từ nhà máy thủy điện Cảnh Hồng từ 15/3 đến 10/4" - Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

    Ông Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu từ Đại học Cần Thơ nhận định: "Lượng nước xả như vậy khi đến Đồng bằng Sông Cửu Long không còn bao nhiêu nữa. Khi Trung Quốc xả nước ra, chắc chắn là Thái Lan, Lào, Campuchia sẽ lấy nước ra trong tình trạng khan hiếm nước thế này. Lượng nước sẽ giảm đi".

    "Thứ hai, khi nước chảy xuống, sẽ lấp vào những khoảng trống như hồ, ao hay các đầm đang bị khô cạn. Kể cả những khu vực như Biển Hồ Tonle Sap, nước hiện tại đang rất thấp rồi. Trên đường nước đi, có rất nhiều khu đất ngập nước đang bị cạn. Dòng chảy tự nhiên khi chảy từ trên xuống sẽ lấp vào các chỗ trống như vậy."

    "Vì thế, khi nước đến Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ không đủ để đẩy mặn được. Tính toán của chúng tôi cho rằng nếu cần đẩy mặn, thì nước tới Đồng bằng Sông Cửu Long cũng ít nhất phải từ 10.000m3/giây mới có thể đẩy mặn hiệu quả trong hoàn cảnh này".

    Trả lờiXóa
  2. Trần Thị Thuậnlúc 18:47 24 tháng 3, 2016

    Cảm ơn G.TL đã MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG!
    Cuồng Mỹ, bài tàu đã làm không ít nhà báo lú lẫn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự thật là tội của trung quốc ít thôi , nhung tội của lãnh đạo ta thì nhiều đó không có một sự chuẩn bị lo xa nào cả!tôi nhớ câu thơ
      Mất mùa là tại thiên tại
      Được mùa là tại thiên tài Đảng ta,
      chít cười!

      Xóa
    2. Biết ngay là các rận thế nào cũng nói hạn hán là do "đảng ta". Chi Mai cho biết vậy hạn hán ở các nước trong vùng như Thái, Myanmar... hiện nay là do cái gì? El nino là do đảng nào sinh ra?

      Xóa
    3. Cái cậu nặc 8:28này người ta nói thế mà không hiểu, ai đổ hạn hán cho Đảng của cậu làm ra, người ta chỉ nói là Đảng của cậu không có tầm nhìn, sao không có sự chuẩn bị từ trước để đến khi thiên tai xảy ra dân không phải khổ và thiệt hại nặng nề như thê này , cái gì hay tốt thì đảng của cậu vơ vào mình , cái gì dở thì đổ lỗi cho ngoại cảnh.Chậm hiểu quá!

      Xóa
  3. Tóm lại là Trung quốc đóng góp một phần không lớn cho hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long , nhung cái dáng trách ở đây là ta lúc nào cũng mất bò mới lo làm chuồng,lãnh dạo không có tầm nhìn nên mới đãn đến khi thiên tai ập đến thì chịu thiệt hại mức tối đa.Sao không lường trước đi. hồ ao thì san lấp gần hết , nhũng vùng đàm lầy nước ngập cũng san lấp ,tại sao tiền làm quảng trường với tượng đài không dùng để đắp đập ngăn mặn và đao nhiều ao hồ để điều hòa nước có phải là tốt hơn không , khi lũ lụt thì chứa nước , khi hạn hán thì có nước mà dùng , đúng là tầm nhìn quá ngắn hạn , là một người dân thường tôi còn biết cần phải làm những gì thé mà lãnh đạo ta không biết , rõ là chán. Phải thay đổi thể chế là đúng rồi vì không thấy các ông ấy được cái tích sự gì cho dân cho nước cả. Cháy nhà mới ra mặt chuột.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tui chửi cả thằng Tàu thâm hiểm , tui chửi cả kẻ nào không làm tròn bổn phận vô tích sự, tui chửi cả những kẻ bưng bô bao che cho cho hai loại đó.

      Xóa
    2. Chấp làm gì mấy tên dzận bọ chửi càn suốt ngày này sang ngày khác?
      Bọn này sống không có ích gì cho đời.
      Cho nó liều thuốc xịt muỗi!

      Xóa
    3. những kẻ nào nghe chửi mà biết tiếp thu biết sủa sai thì mới khá lên được , chứ chỉ nghe cái bọn nịnh hót , suốt ngày muôn năm muôn năm , muôn năm chả thấy đâu chỉ thấy nguy cơ chết yểu thôi.

      Xóa
    4. Nặc danh21:27 Ngày 24 tháng 03 năm 2016 chửi thì khác gì Chí Phèo chửu cả làng Vũ Đại, ''đéo'' ai thèm chấp để tiến bộ như Nặc danh21:27 Ngày 24 tháng 03 năm 2016 mong muốn. Bực quá Nặc danh21:27 Ngày 24 tháng 03 năm 2016 quay ra chửu cả bố mẹ ông bà nhà nó như Chí xưa, xem có thằng nào không nghe, tiếp thu để tiến bộ như Nặc danh21:27 Ngày 24 tháng 03 năm 2016 không nhé!

      Xóa
    5. Mấy anh nặc rận cũng nói về tầm nhìn,ơ hơ! đất Việt ta thật lắm nhân tài.Giá như mấy chú ra giúp nước thì tốt quá,sao lại đi giúp Mỹ chống lại mình?Cái tầm nhìn như con rắn mù mà cũng đòi...

      Xóa
    6. Ba nguyên chẳng hiểu chi sất ,người Việt chẳng mấy ai chống lại dân tộc mình cả mà chỉ chống lại những kẻ không làm tròn trách nhiệm với dân với nước thôi , phải hiểu vấn đề sâu sắc hơn Ba nguyen ạ

      Xóa
    7. Ông Ba Nguyên nói đúng đó.
      Cái bọn rận bọ kia cái gì cũng chửi, kiểu gì cũng chửi thì khác gì chí phèo?
      Chúng đâu có muốn dân VN yên ổn làm ăn. Thế thì có phải là chúng chống cả dân tộc không?

      Xóa
    8. Thuốc đắng dã tật , sự thật mất lòng , không uóng thuốc đắng thì sao mà khỏi bện quan liêu dôt nát được hả minh Thanh, ta có chửi ông bà cha mẹ Minh Thanh đâu , mà chỉ trách ông bà cha mẹ của những kẻ như Minh Thanh không biết dạy con cháu nên người chỉ thích nghe ninh hót thế sao mà làm người tử tế được ,

      Xóa
  4. Bài viết trưng những cứ liệu khoa học thủy văn, thủy lợi, còn hạn chế nhưng bằng một văn phong ôn tồn, khiêm cung, đạt tình, thuyết phục hoàn toàn những người đọc khó tính, cả nhóm khó tính và thường trực dị ứng những gì liên quan đến thằng Tàu như Nô. Trân trọng TS Nguyễn Đức Thành.

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Thành Phúclúc 21:22 24 tháng 3, 2016

    Bài này của ông Thành rất hay ở chỗ đã chỉ ra NGUYÊN NHÂN GÂY HẠN HÁN Ở ĐỒNG BẰNG S cỬU LONG KHÔNG PHẢI LÀ DO TRUNG QUỐC CHẶN ĐẦU NGUỒN NHƯ BÁO CHÍ VỪA QUA ĐĂNG TẢI, NHƯ LÃNH ĐẠO vn MẤY NGÀY QUA THAN PHIỀN VÀ PHẢI GỬI CÔNG HÀM ĐỀ NGHỊ TQ XẢ NƯỚC Ở CÁC HỒ THỦY ĐIỆN.

    Nhưng, như TS Thành đã nói ngay từ đầu rằng ông không phải chuyên gia lĩnh vực này nên ông đã SAI khi lại quá đề cao vai trò của TÂY NGUYÊN- Mái nhà Đông Dương. Bởi như bạn chủ nhà đã dẫn về số liệu của Ủy Ban Sông Mekong: Tổng lượng nước từ các nguồn trên toàn lãnh thổ VN đóng góp cho S Mekong chỉ có 11%. Vậy riêng khu vực Tây Nguyên còn nhỏ hơn nữa.

    Vậy nguyên nhân hạn hán do đâu?
    Tôi đồng tình với nhận xét của các bạn chủ nhà:
    ----
    Phân tích về khía cạnh khoa học thì nguyên nhân của đợt hạn, mặn năm nay ở Mekong delta là do thiếu hụt lượng mưa nghiêm trọng để bổ sung lượng nước cho sông Mekong. Toàn bộ vùng thượng lưu sông Mekong có lượng mưa trung bình năm từ 1200mm ( ít nhất) đến 3400mm (cao nhất) ở các vùng khác nhau. Tuy nhiên từ tháng 7 năm 2015 toàn bộ vùng thượng lưu không có mưa do vậy thiếu hụt một lượng nước bổ sung khổng lồ mà lẽ ra nó phải có. Mùa lũ năm ngoái Mekong delta cũng không có lũ về và kéo dài đến thời điểm này. Xâm nhập mặn tiến sâu vào đất liền do thủy triều lên cao nhưng không có nước ngọt đẩy chúng ra biển. Bên cạnh đó, việc khai thác nước ngầm gây sụt lún đất ở Mekong delta cũng làm nguy cơ xâm lấn của nước biển vào đất liền cao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy xem ký sự Mêkông đi bác.Bác sẽ thấy các dòng sông nhỏ chảy vào MK ở Lào và Kampuchea có gốc từ cao nguyên "Mái nhà Đông Dương"

      Xóa
    2. Hãy xem ký sự Mêkông đi bác.Bác sẽ thấy các dòng sông nhỏ chảy vào MK ở Lào và Kampuchea có gốc từ cao nguyên "Mái nhà Đông Dương"

      Xóa
  6. Vậy trường hợp này thì sao anh Obama thần thánh của dzận Mai Việt không tiên liệu trước, phòng ngừa trước để cho dân Mẽo khỏi chết oan:
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/01/hoa-ky-so-nguoi-thiet-mang-trong-tran.html

    Trả lờiXóa
  7. Rận bọ Mai Việt đọc đi:
    ----
    DBS DBS23:21 Ngày 24 tháng 07 năm 2015

    Trong khi cố bêu riếu CS sùng bái cá nhân, thì đàn cún Mẽo sùng kính đến khó tả 1 gã Nhọ.

    Dân chủ có nguyên tắc là quyền lực nhân dân, nguyên tắc này tất yếu dẫn đến độc lập tự do và quyền bất khả xâm phạm. Nhưng đàn cún Mẽo có nguyên tắc là sùng kính quyền lực ngoại bang, sẵn sàng nhờ vả Mỹ, muốn làm nô tài cho Mỹ để chống cái bóng Ma hư ảo về 1 TQ hung hăng do chính Mỹ dựng lên.

    Đó là lý do để gọi đám này là đàn chó Mỹ. Tức những con súc vật chuyên dọn phân cho Mỹ theo đúng nghĩa đen.

    Phải xin lỗi vì xúc phạm loài chó, 1 giống loài luôn luôn trung thành với chủ. Dĩ nhiên, những đứa không trung thành với đất nước này, mà cuồng Mỹ thì không bằng con chó.

    http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/07/tu-tuong-sinh-ngoai.html?showComment=1437754903664#c2337001520952285930

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nặc 21:35 hiểu thế nào là trung thành? những kẻ mà vì dôt nát không hiểu được thế nào là văn minh nhân loại , không hiểu được giá trị của dân chủ những kẻ chỉ biết thóa mạ một cách thiếu văn hóa mà không có lý lẽ , mi định bảo vệ chính thể mà mi sùng bái vũ khí là ít chữ và thiếu văn hóa đó sao? Thế thì chính mi là kẻ chôn chính thể đó đấy nặc 21:35 ạ

      Xóa
  8. Xin đừng quá bi quan trước hiện tượng lúa bị chết mặn như báo chí đã loan tin. Họ không loan tin về các nông dân nhờ có nước mặn mà nuôi tôm rất thành công (giá trị gấp 3-4 lần lúa), và họ không hề lên tiến dùm những nông dân nuôi tôm bị chết vì thiếu nước mặn do địa phương ngăn mặn để cứu lúa, nhưng lúa không đủ nước ngọt nên lúa cũng thiệt hại theo tôm.

    Đây là lỗi của Bộ Nông nghiệp và chánh quyền các tỉnh có bờ biển tiếp giáp, chỉ biết trồng lúa-lúa-lúa bất chấp thiên nhiên không cho phép, họ tốn hàng chục ngàn tỉ đồng để làm ngọt hóa bán đảo Cà Mau, nhưng kết quả là nước ngọt vẫn không đủ cho ngọt hóa. Chỉ mấy ông làm thủy lợi mới hưởng lợi vì có ximăng, sắt thép, bê tông để xơi.

    Chúng ta đều thấy rằng thời kỳ cả nước ai ai cũng lo cho an ninh lương thực đã qua rồi vì nay ta sản xuất dư thừa để xuất khẩu 7-8 triệu tấn/năm với giá bèo như vậy. Nông dân trồng lúa của ta đã 40 năm rồi mà vẫn là những người nghèo, họ bị hô hào phải trồng lúa thật nhiều (để cho người ta được thăng quan tiến chức). Đã đến lúc cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương và các phương tiện truyền thông do Ban Tuyên Giáo chỉ đạo phải đổi mới tư duy làm kinh tế, chọn lựa hướng sản xuất và tìm đầu ra cho các hướng đó thế nào để có giá trị cao hơn mà không tiêu xài quá nhiều nước ngọt – tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.

    Tư duy về nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn, không còn hợp thời này nữa. Phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua… một cách bền vững hài hòa thiên nhiên. Những vùng theo hệ thống lúa-tôm của Sóc Trăng hiện nay được giàu có nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa và sau khi dứt mưa thì cũng vừa gặt lúa xong, liền cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa tới, nông dân trở lại trồng lúa.

    Chúng ta hãy thay đổi tư duy, không buộc nông dân trồng lúa quá nhiều để cho quan lên chức và nuôi dân các nước khác có ăn để họ làm giàu nhờ sản xuất các sản phẩm giá trị hơn lúa.

    GIÁO SƯ VÕ TÒNG XUÂN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Xuân dạy quá chuẩn luôn.

      Tôi nghĩ trong lịch sử,hiện tượng biển tiến,biển lùi theo quy luật tự nhiên từng xảy ra .Thêm vào đó ,ngày nay con người đông thêm rất nhiều,hoạt động của con người cũng góp một phần làm trái đất nóng lên,làm biến đổi khí hậu .

      Bởi thế các chuyên gia môi trường mới kêu gọi hãy tiết kiệm đừng bóc lột khai thác quá mức ,thiên nhiên cũng giống như một thực thể sống ,không phải là vô cùng vô tận ...Nhưng nhiều người trong chúng ta ít chú ý cộng tác .

      Cũng giống như các chuyên gia các nghành khác ,là chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp,những mô hình sống chung với lũ ,với mặn như Hà Lan và nhiều quốc gia khác,chắc không ít lần các chuyên gia nêu vấn đề .Cái khó là ý kiến của các chuyên gia liệu có được lãnh đạo các cấp quan tâm hay không .Cũng chỉ là nghe nói thôi,nhưng nhà chính trị Mác xít lớn như ông Mao hình như trong lúc tức giận vì các trí thức nói nhiều quá chăng mà ông ấy còn ví von trí thức chẳng bằng cục phân ?

      Tôi không cực đoan nhưng như bác Mai Việt nói,câu được mùa mất mùa trong dân gian là có thiệt đó .Vấn đề là Đảng mình đừng có xem chính trị là thống soái ,đừng xem nhẹ những ý kiến chuyên gia ,ý kiến trái chiều,thậm chí là còn chụp mũ khi chính mình cũng còn chưa hiểu được họ nói gì ...Các trí thức ,chuyên gia thứ thiệt ,họ chỉ quên nói theo bằng chứng khoa học về kiến thức họ luôn là bậc thày của xã hội trong lĩnh vực của mình ,lãnh đạo coi thường trí thức thì hãy giở sách ra mà đọc,trong đó có câu KHÔNG CÓ THÀY ĐỐ MÀY LÀM NÊN ĐÓ.

      Buồn là ngày nay nhiều bác làm to,coi thường cả thày dạy mình....

      Về ngăn mặn và nông nghiệp,VN chắc cũng đã nghiên cứu mô hình Hà lan ,nhưng họ làm việc này cả trăm năm rồi ,bạc mớ tiền núi cả,chắc VN có muốn cũng chưa làm được ngay nhưng tôi nghĩ ,ý bác GS Võ Tòng Xuân là hết sức chính xác,mặn hay ngọt gì thì tìm cách mà sống chung với nó ,không có "thay trời làm mưa " được đâu.

      Trong xã hội có nhiều nghịch lý,nhưng với tự nhiên là mình phải mềm dẻo và cũng phải để thiên nhiên nó sống với chứ,bắt nó phải theo ý mình chắc không ổn rồi.

      Tôi thấy người VN mình quen nhổ cỏ,diệt cỏ để bảo vệ lúa và hoa màu nhưng người Hà lan họ lại trồng cỏ chứ không trồng lúa mì mà dân họ vẫn sống khỏe với cỏ đó.

      Vậy mình đừng xem thường cỏ lác ,nếu biết cách và điều nghiên kĩ lưỡng thì cỏ lác ,sỏi đá gì cũng có thể thành cơm đó.... .

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    3. Hôm nay đã là ngày 26/3,hơn 24 h rồi mà G.T vẫn ưu ái để cái còm của Nặc 08:11 25/3 /2016?

      Tôi không chấp vặt nhưng như thế ,G.T cũng bị nhọ lây đó.

      Xóa
    4. Gt là đồng lõa với những kẻ vô văn hóa mà , Bác Lâm cứ bênh chủ nhà chứ tôi hiểu rõ bọn họ mà ,không phải nhọ lây đâu , chúng là một lũ nhọ với nhau đó bác.

      Xóa
    5. không có nước , dân còn chết khô nữa là nuoi con gì, ở hạ lưu sông mê kong quá nguy hiểm để nuôi trồng thủy sản vì vốn đàu tư rất lớn mà khi lũ về thì nó cuốn trôi ra biển hết sạch, giáo sư với chả giáo sọt

      Xóa
  9. ‘Ngọt hóa’ Đồng bằng sông Cửu Long đâu cho cây lúa!


    Những năm sau giải phóng, do phải đảm bảo an ninh lương thực nên việc phát triển thủy lợi nhằm thau chua, rửa mặn, ngăn mặn giữ ngọt để trồng lúa là phù hợp. Chính GS Võ Tòng Xuân cũng là một trong những người đi đầu trong việc phát triển cây lúa ở ĐBSCL thời gian đó. Nhận thức là cả quá trình, ngành thủy lợi là phục vụ cho quy hoạch sản xuất, lúc đầu chỉ biết ngăn mặn (làm đập) trồng lúa. Sau đó, khi thấy vùng ven biển có điều kiện nuôi tôm sú nên đã coi mặn cũng là tài nguyên nên đã đổi tư duy ngăn mặn (làm đập) sang kiểm soát mặn (cống 2 chiều).
    Tuy nhiên, khi an ninh lương thực đã đảm bảo, việc thay đổi cơ cấu cây trồng để làm tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích đã làm thay đổi quan điểm phát triển thủy lợi. Ở những vùng có điều kiện phát triển thủy sản chúng ta đã tiến hành phân gianh mặn ngọt và đưa ra những giải pháp điều tiết nguồn nước cho phù hợp với từng loại cây con. Như vậy, phát triển thủy lợi đâu phải bằng mọi giá chỉ để phát triển cây lúa.
    Ai cũng biết rằng việc nuôi tôm hoặc các loại thủy sản khác có giá trị gấp nhiều lần cây lúa. Tuy nhiên, đâu phải ai cũng nuôi thủy sản được vì cần vốn lớn, gặp năm thời tiết bất thường hay do môi trường nước ô nhiễm, rủi ro lớn dễ phá sản, chưa kể sản phẩm không có đầu ra thì thủy sản cũng biến thành thủy hại. Cá tra một mình một sân chơi nhưng giá bán hiện nay còn thấp hơn giá thành sản phẩm?
    Năm nay là năm xảy ra hạn nặng lịch sử, việc thiếu nước đâu chỉ ở Việt nam mà ngay cả các nước thượng nguồn như Thái Lan, Lào, Campuchia cũng chung số phận. Việc lúa chết nhiều, dân thiếu nước sinh hoạt do thiếu nước ngọt, mặn xâm nhập sâu mà báo đài đưa tin nhiều cũng là bình thường vì nó là vấn đề thời sự nóng cũng như khi tôm chết nhiều hay những thành công trong việc làm giàu từ thủy sản họ cũng đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng đấy thôi.
    Nhìn chung, ý kiến của Gs Võ Tòng Xuân rất đáng suy ngẫm nhưng nhiều chỗ không chuản xác. Ví dụ, đừng quên rằng ngay cả vùng mặn nuôi tôm sú cũng cần phải có nước ngọt vì thời ký đầu con tôm cần độ mặn khoảng 20 phần nghìn, đến giữa thời kỳ sinh trưởng, tôm chỉ cần độ mặn 10 phần nghìn, do đó phải có nước ngọt pha loãng với nước mặn. Thực tế đang diễn ra ở ĐBSCL nhiều nơi như hàu ở Bình Đại Bến tre, tôm sú ở Sóc Trăng đang chết hàng loạt vì hạn, mặn quá nồng độ cho phép, do không có nước ngọt để pha loãng. Đấy là chưa nói dù ở bất cứ vùng nào cũng cần phải có nước ngọt cho dân sinh cho nên không thể nói ngọt hóa chỉ cho cây lúa như Gs Xuân bình luận.
    Tôi đồng ý với Gs Xuân là phải chuyển đổi cơ cấu thời vụ cây trồng thích nghi với điều kiện tự nhiên của tùng vùng. Nước mặn cũng là tài nguyên, việc trồng lúa cũng nên giơí hạn ở những vùng có điều kiện thuận lơi về nguồn nước và vẫn phải có giải pháp thủy lợi để đảm bảo nước khi có những biến động bất thường. Xin lưu ý, ở những vùng khác nên chuyển đổi phát triển cây, con phù hợp và phải có quy hoạch, tránh phát triển tràn lan theo phong trào, nhất là yêu cầu mặn ngọt theo kiểu sản xuất “da báo, xôi đỗ” thì không có công trình nào thích ứng nổi.
    Tôi không đồng ý với giáo sư Xuân là chỉ vì hiện tượng mà qui kết lỗi cho ngành nào đó vì việc phát triển từng ngành đều trải qua từng thời kỳ, nên việc thay đổi cho phù hợp cũng đòi hỏi như vậy. Vì vậy, dự án rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ đáp ứng phần nào nỗi bức súc của giáo sư Xuân.
    Tôi thấy cần nhất đối với VN lúc này là vấn đề thể chế, chính sách và con người phải có tầm nhìn, biết làm gì, làm như thế nào, khi nào cho thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và tác động của các thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong.

    Tô Văn Trường

    Trả lờiXóa
  10. Việt Nam và Trung Quốc đầu tư vào nhiều đồn điền cao su bên Lào. Vì cao su cần rất nhiều nước, nên tương lai số lượng nước từ trên núi đổ về sông Mêkông cũng bị giảm đi nhiều.

    Trả lờiXóa
  11. Về Hà Lan, tận mắt chứng kiến:
    + Xứ sở này còn có tên gọi là Pays Bas( Vùng đất thấp). Để tồn tại thì phải ngăn biển. Và họ đã thành công. Tham quan một đoạn ngăn biển 32 km tại một vùng thấp nhất. Thành phố ở code 00, ngoài bờ thì mức nước biển cao 6 m. Dân họ vẫn sống, sinh hoạt bình thường. Họ biết kết hợp giao thông nổi, ngầm, ngăn biển một cách hết sức khoa học, hài hòa, tạo cảnh quan, môi trường sạch, đẹp, văn minh.
    +Chăn nuôi bò, sản xuất sữa, trồng cỏ, chế biến cỏ: Cánh đồng nước họ rộng tít tắp, nhìn không hết tầm mắt. Cỏ được trồng gối vụ sau khi thu hoạch củ cải dường, lúa mạch hoặc hoa tulip. Phần bò ăn hằng ngày tại chỗ, phần nén đóng thành bánh cỏ sau khi sấy khô để dự trữ.
    Một bò đực chăm 100 bò cái. Một chó bẹc giê chăm 10 bò đực. Đàn bò của một nông dân, trung bình 1000 con. Chiều về, bẹc giê cắn vào chân bò đực để nhắc giờ về. Bò đực động đậy, chuông ở cổ rung. Bò cái nghe chuông bạn tình. Ngàn con răm rắp lệnh. Trẻ trâu xứ họ vận vesto, cà vạc, lái mercedes đi... chăn bò.
    +Amsterdam có khu đèn đỏ, chiếm 1/10 thủ đô. Dân họ gu ăn mặn, rất mặn. Nhu cầu tình dục cao lắm.
    +Sông Amstel xanh trong, đẹp như mộng. Sồi, lá vàng. Phong, lá đỏ, trồng tăm tắp khắp đất nước.
    +Bỉ là quốc gia xin tách ra từ Hà Lan.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Nô đúng là cái thứ dở hơi biết bơi, khi không lại đi nâng bi xum xoe thằng tư bản Hà Lan, lạc đề rồi anh Nô ợ. Hà Lan nuôi bò, trồng cỏ thì liên quan gì đến đống bằng sông CL chuyên trồng lúa, hở anh Nô? Đồnng bằng CL cần có 2 vần đề song song: không chỉ là chống xâm nhập mặn mà còn là thiếu nguồn nước ngọt về lâu dài từ sông Mekong nên nan giải hơn thằng Hà Lan của anh Nô nhiều. Tưởng anh Nô có kế sách gì hay hóa ra chỉ toàn là lời bợ đỡ thằng Hà Lan cốt để khoe khoang anh Nô từng bỏ công sang tận Hà Lan để ngắm các em... bò?! Mà kể cũng lạ, anh rận Nô già rồi mà vẫn còn sung mãn cái khoảng háu gái, biết được tường tận một bò đực "chăm 100 bò cái", chắc là bò đực Hà Lan "ăn mặn" lắm hả anh rận già? Mà căn cứ vào đâu mà anh Nô già cho rằng ăn mặn thì "nhu cầu tình dục cao lắm"? Tôi cho anh Nô phán bừa thế là lòi cái ngu của anh đấy. Cứ theo anh rận già thì dân VN khoái ăn mắm hóa ra dân Việt có nhu cầu tình dục cũng rất cao nên cũng cần hợp pháp hóa mãi dâm như thằng Hà lan à? Ăn mặn thì dễ bị cao huyết áp chứ cao tình dục như lời anh Nô thì anh còn cần gì đến Viagra mỗi tối hở anh rận già? Nói tóm gọn, anh rận Nô có vấn đề về tư duy lệch lạc đúng như cụ Thép nhận xét, viết lách chẳng ăn nhập gì đến chủ đề, chỉ để khoe mẽ chớ nội dung chỉ ở tầm... "Một bò đực chăm 100 bò cái".

      Xóa
    2. mà tại sao ông Nô không đặt câu hỏi: Tại sao đất nước người ta giàu có , hạnh phúc , văn minh , còn mình thì ngheo và lạc hậu?

      Xóa
  12. Điển hình của loại tà nhóm 1 mà Nô đã có còm với cậu Lâm ở bài Vinh Sàm:" Xa làng. Đòn đau. Điếng người. Đang tru trăng, sủa gió". Trên G.T, Nô chỉ phát hiện duy nhất tiếng "vọng" này. Trị thủy thì trên hế giới này, Hà Lan là số 1. Nói leo qua "cỏ" vì cậu Lâm nói: Hà Lan thì trồng cỏ. Việt thì "diệt" cỏ. Khi nói, cậu ấy chưa rõ việc trồng, khai thác, chế biến, dự trữ bảo quản cỏ ở xứ này.
    Nô còn sống, cả sống thoi thóp, chúng mày mãi mãi phái sủa trăng, tru gió.

    Trả lờiXóa
  13. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  14. Xin được hỏi bác Nặc 02:25 :

    Lệnh mà vượt lên trên cả Hiến pháp,pháp luật thì nó là cái loại lệnh gì hả bác ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa