Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

NHẬP MÔN PHÂN TÍCH ĐẠI HỘI 12



Lời dẫn: Những ngày qua, nếu theo dõi BBC, RFA, VOA hay các trang báo/blog của các thế lực không thiện cảm với Việt Nam, bạn đọc hẳn sẽ thấy những xuyên tạc, bịa đặt về sự mất dân chủ trong bầu cử tại Đại hội Đảng 12 đang diễn ra. Thế nhưng, tiếc rằng những tác giả nói trên lại chẳng hiểu gì về nguyên tắc TẬP TRUNG- DÂN CHỦ, và rằng chưa bao giờ nguyên tắc này "được thể hiện rõ ràng, khoa học, nhất quán và đóng vai trò là một luật chơi thú vị như lần này".  Theo yêu cầu của bạn đọc ở Đây và ở Đây, Google.tienlang xin chép bài viết của TS Nguyễn Đức Thành từ trang fb cá nhân của ông về đây để bạn đọc tham khảo. Cũng xin nói luôn, bài viết này đến nay đã có đến 7,5k lượt thích 375 bình luận 3,2k lượt chia sẻ. Rất lạ là những nhà đại dzận xĩ như Hồ Hải, Ba Sàm, Hiếu Gió... lại chính là những người đầu tiên "chia sẻ" bài này!
Xin lưu ý, bài viết dưới đây của TS Nguyễn Đức Thành được đăng vào ngày 23 Tháng 1 lúc 10:53 khi mà Đại hội 12 vừa mới khai mạc được 2 ngày, công tác bầu cử chưa diễn ra. Còn hôm nay, 27 tháng 1, Đại hội đã lựa chọn xong 200 ủy viên Ban Chấp trung ương khóa 12. Hôm nay, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đang diễn ra phiên họp đầu tiên của Ban Chấp hành trung ương khóa mới để hoàn tất những công việc cuối cùng của công tác bẩu cử. Cuối giờ chiều nay chúng ta sẽ biết Danh sách Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương và danh tính Tổng Bí thư cho nhiệm kỳ mới.
********************************

NHẬP MÔN PHÂN TÍCH ĐẠI HỘI 12
(Dành cho những ai quan tâm, thích thú với những gì đang diễn ra, nhưng chưa hiểu hết mà lại không dám hỏi hoặc không biết hỏi ai)
Lưu ý 1: Bài dài, nên phải kiên nhẫn đọc. Nhưng đổi lại, sẽ hiểu biết hơn, bớt mù mờ hơn về những gì bạn đang nghe ra rả suốt cả ngày mà chẳng hiểu gì mấy.
Lưu ý 2: Nếu bài này giúp bạn hiểu hơn một chút, thì share để cho người khác hiểu cùng.
Lưu ý 3: Nếu đọc xong vẫn không hiểu, thì share và đặt câu hỏi, để những người hiểu rõ hơn, có nhiều thời gian, họ trả lời cho. Vì tôi thì bận, rỗi mới viết được tiếp.
===========
Theo dõi những gì đang diễn ra tại Đại hội Đảng lần thứ 12, thấy quả là có nhiều điều thú vị. Điều thú vị đầu tiên là hình như báo chí có đưa tin nhưng không thể hiện hết được sự thú vị của những gì đang diễn ra. Không biết là vì báo chí không hiểu hết, hay là bị chỉ đạo phải viết cho nó rối lên mới hay.
Thứ nhất, chưa bao giờ vị trí Tổng Bí Thư lại BẤT ĐỊNH như tại Đại hội lần này. Kể cả khi Đại hội ĐÃ khai mạc, và ĐANG diễn ra được vài ngày (tức là cho đến lúc status này được post lên).
Thứ hai, chưa bao giờ nguyên tắc TẬP TRUNG DÂN CHỦ được thể hiện rõ ràng, khoa học, nhất quán và đóng vai trò là một luật chơi thú vị như lần này.
[Chú thích nhanh về TẬP TRUNG DÂN CHỦ: Đây là nguyên tắc do Lê Nin đề xuất. Tức là khi một tổ chức họp với nhau về một vấn đề thì phải thật dân chủ, bình đẳng, ai có ý kiến gì cứ bàn, cứ bảo vệ. Sau đó, để đi đến thống nhất thì biểu quyết. Đó là DÂN CHỦ. Ý kiến nào chiếm đa số thì được coi là ý kiến chung của cả tổ chức. Từ sau đó, thì tất cả thành viên của tổ chức phải tuân thủ ý kiến này, kể cả những người trước đó phản đối, đó là TẬP TRUNG.]
Cần lưu ý một điều, là cho đến nay, chỉ có đồng chí Nguyễn Phú Trọng là ỨNG VIÊN DUY NHẤT được Đại hội 11 đề cử. Và điều này là chính xác, nhất quán, rõ ràng. Nghĩa là đến giờ này, sẽ không còn một ứng viên nào khác mà Trung ương Đảng khoá 11 có thể đưa thêm vào. Điều đó là biểu hiện của nguyên tắc TẬP TRUNG. Sự Tập Trung này, lại là sản phẩm của sự DÂN CHỦ trước đó giữa nhũng người đã quyết định điều đó, tức là các đồng chí Uỷ viên Trung ương Khoá 11. Nói cách khác, nếu để các đồng chí Trung ương Uỷ viên Khoá 11 bầu xem ai làm Tổng Bí Thư, thì họ dường như sẽ bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Tuy nhiên, việc quyết định ai là Tổng Bí Thư MỚI thì lại là do các Uỷ viên Trung ương Khoá 12, chứ không phải Khoá 11, quyết định. Mà Khoá 12 thì lại không phải Khoá 11, tất nhiên rồi. (Nói theo kiểu triết học của những người Marxist, thì hẳn họ sẽ gọi đó là "Biện chứng của Trung ương Đảng"). Bởi vì, Trung ương Đảng 12 thì do Đại hội Đảng 12 bầu ra. Và ngày bầu ấy, theo lịch, chỉ diễn ra vào ngày 26/1 tới.
Đấy là điều thú vị của sự DÂN CHỦ trong Đại hội.
Tiếp đến, cần lưu ý là Trung ương Đảng 12 không chỉ bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Bởi vì, đồng chí Nguyễn Phú Trọng CHỈ LÀ MỘT ỨNG VIÊN, do Trung ương 11 đề xuất cho Trung ương 12 bầu mà thôi.
Trung ương 12 có thể chọn bầu một số đồng chí khác nữa, nếu trước ngày bầu, ĐẠI HỘI 12 đề xuất một số đồng chí nữa. Đó là điểm Dân Chủ nữa của Đại hội.
Để bảo đảm nguyên tắc Tập Trung, thì chỉ những người KHÔNG PHẢI Uỷ viên Trung ương Khoá 11 mới được đề cử các ứng viên mới này. Điều này là rất hợp lý và nhất quán, bởi vì, theo nguyên tắc Tập Trung, không một đồng chí nào trong Trung ương 11 được phép làm trái quyết định ĐÃ có của Tập thể Trung ương 11, tức là có đề xuất ứng viên thì chỉ đề xuất đồng chí Nguyễn Phú Trọng mà thôi.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý ở đây là, mặc dù người ĐỀ CỬ không phải là Uỷ viên khoá 11, nhưng người ĐƯỢC ĐỀ CỬ lại có thể là Uỷ viên Khoá 11, ví dụ đồng chí Nguyễn Tấn Dũng hoặc đồng chí Trương Tấn Sang, v.v... Vì đề cử ai, hoàn toàn là quyền của đồng chí có ý kiến đề cử.
Bây giờ lại là bước tiếp theo vận dụng nguyên tắc Dân Chủ. Tức là Đại hội 12, khi thấy có đồng chí mới được đề cử như thế, thì sẽ bỏ phiếu xem có nhất trí với ý kiến đề cử đó hay không. Và nếu trên 50% đồng ý thì đồng chí ấy được vào xếp chung danh sách với đồng chí Nguyễn Phú Trọng để bước vào vòng bầu Tổng Bí Thư, theo lịch, diễn ra vào hôm sau, ngày 27/1.
Do đó, tại phiên bầu cử Tổng Bí Thư, sẽ có khả năng là có nhiều lựa chọn, có nhiều đồng chí để bầu, chứ không phải là Đại hội Đảng 12 tổ chức bầu cử 5 năm một lần lại chỉ để chọn ra một đồng chí từ một đồng chí mà thôi.
Nhưng mà, nếu xét thật kỹ hết tất cả các khả năng, thì lại có một khả năng thế này nữa, mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng khả năng tồn tại về mặt toán học và logic học là có. Đó là, trong danh sách bầu Tổng Bí Thư ngày 27/1 lại KHÔNG CÓ ĐỒNG CHÍ NGUYỄN PHÚ TRỌNG.
Vì sao có khả năng này? Ấy là vì, có một khả năng, xin nhắc lại, có thể tồn tại về mặt toán học và logic, là đồng chí Nguyễn Phú Trọng bị trượt ngay từ Vòng bầu vào Ban Chấp hành Trung ương 12, diễn ra vào hôm 26/1 tới. Nghĩa là đồng chí Nguyễn Phú Trọng không phải là Uỷ viên Trung ương khoá 12, và như thế thì, không thể được bầu vào Bộ Chính trị và vị trí Tổng Bí Thư.
Điều này thực tình là một khả năng rất hãn hữu, hãn hữu đến mức gần như không tồn tại, không thể tin là có tồn tại.
Nhưng đã là người có tư duy phân tích, thì không có gì là không thể nghĩ tới. Cũng như, cả Hà Nội này, cả đất nước này, có một ai lại nghĩ là Cụ Rùa Hồ Gươm thì lại bị chết đuối đúng hôm Khai mạc Đại hội Đảng đâu?
Tóm lại, với nguyên tắc Tập Trung, nguyên tắc Dân Chủ, được triển khai đúng đắn, thì cho đến giờ, không ai có thể kết luận chắc chắn ai sẽ là Tổng Bí Thư Khoá 12.

TS Nguyễn Đức Thành 
=======================
22. NHẬP MÔN PHÂN TÍCH ĐẠI HỘI 12

20 nhận xét:

  1. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 11:40 27 tháng 1, 2016

    Bài này ai đó đã cắt khúc đưa qua comment ở bài Tham luân của Bộ trưởng KHĐT đăng ngày CN 24-01. Tôi đọc thấy nói theo lối thầy bói: Vợ anh chắc chắn đàn bà, con anh sẽ sinh ko con gái thì là con trai. Nay đọc cả bài thấy tác giả chủ ý phân tích về nguyên tắc TẬP TRUNG và DÂN CHỦ trong Đảng, đưa ra các khả năng có thể có.
    Theo tôi, nếu tác giả trên sơ sở những hiểu biết từ thực tiễn, đánh giá sâu sắc về nhân sự, có dự đoán về kết quả sẽ xảy ra của hai nhân vật mà lắm người chú ý là TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Nguyễn Tấn Dũng, ai sẽ vào BCH.TW thì bài Viết mới có giá trị cao, ko có chỗ cho kẻ ko thiện cảm với Đảng bình loạn như ta thấy. Chính vì vậy, tôi, một người bình thường chẳng có bằng TS phải đưa ra 3 ý kiến ở comment 14:14 ngày 25 tháng 01 năm 2016, dưới comment kia trong bài tham luận của Bộ trưởng BÙI QUANG VINH, khẳng định ông Dũng ko được tín nhiệm quá bán, ông Trọng sẽ trúng cử và tất nhiên sẽ làm TBT. Và nhận định này chính xác, Các bạn có thể vào comment đó xem lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến này của bác Thép cũng không đạt.
      Bài viết của TS Nguyễn Đức Thành phân tích về nguyên tác TẬP TRUNG DÂN CHỦ. Tác giả phân tích dựa trên logic học, xác xuất học chứ không đoán mò tù mù như bác Thép. Dẫu biết rằng bác Thép đoán trúng cũng chỉ là ăn may.

      Xóa
  2. ‘Thái tử’ vào Trung ương – thỏa thuận nội bộ đảng?

    Khánh An

    Con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là một trong 200 ủy viên trung ương mới được Đại hội đảng 12 bầu vào Ban chấp hành Trung ương.

    Con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là một trong 200 ủy viên trung ương mới được Đại hội đảng 12 bầu vào Ban chấp hành Trung ương.

    Trong số những gương mặt mới lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 được công bố hôm qua, nhiều người chú ý đến ông Nguyễn Thanh Nghị – con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Liệu đây có phải là câu chuyện ‘hy sinh đời bố, củng cố đời con’ như nhận xét của một số người hay không? Trong cuộc phóng vấn với Khánh An của Ban Việt ngữ VOA, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính trị và ngoại giao tại Đại học George Mason, cho rằng đây là một ‘sự thỏa thuận’ trong nội bộ Đảng.

    Trước khi danh sách những người được chọn vào Ban chấp hành Trung ương 12 được công bố hôm 26/1, có khá nhiều bình luận cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã sử dụng kế “hiểm tử cầu sinh”, tự xin rút không ứng cử tại hội nghị trù bị 14, để lật ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trước đối thủ nặng ký là đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho chiếc ghế tổng bí thư.

    Nhưng sau khi danh sách công bố chính thức loại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khỏi cuộc đua, thì sự xuất hiện của con trai ông là ông Nguyễn Thanh Nghị – hiện giữ chức Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang – lại được xem là thế cờ ‘hy sinh đời bố, củng cố đời con’ của ông Dũng.

    Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng viên của trường đại học George Mason ở Mỹ, nhận xét:

    “Vấn đề của ông Dũng là ông ấy có rất nhiều người thù, thành ra ông phải cố gắng đến phút cuối cùng. Còn nếu không được thì giản dị lắm là hai bên sẽ có sự điều đình với nhau. Nếu con ông ấy vào thì chứng tỏ trong đảng họ cũng có sự thỏa thuận với nhau nào đó, chứ không nói gì chuyện lâu dài cả.”

    Nếu ông Trọng được xem là có ‘ưu thế’ hơn ông Dũng ở trong nội bộ đảng, thì ông Dũng lại “giành chiến thắng” trước ông Trọng trong lòng dư luận.

    Trong danh sách Ban chấp hành Trung ương khóa 12, ông Nguyễn Phú Trọng là ủy viên chính thức cao tuổi nhất – 72 tuổi, và ông Nguyễn Thanh Nghị, ngược lại, là ủy viên chính thức trẻ tuổi nhất – 40 tuổi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Nghị sẽ nhanh chóng được đưa về trung ương ngồi chơi xơi nước, làm phó ban xì xằng gì đấy như con ông Nông Đức Mạnh (Anh Nông gì gì bí thư Bắc Giang đã đưa về Ủy ban Dân tộc).

      Tương tự như vậy, anh Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Đà Nẵng (Số 5 trong Danh sách Ủy viên TW) con ông Nguyễn Văn Chi cũng được đưa về Phó ban Tuyên giáo (anh này được đào tạo làm nhà báo) để ngồi chơi xơi nước.

      Xóa
  3. Lâu nay tôi ít nói nhưng hóng tin GoogleTienLang và các nơi. Hầu như tôi không còn đọc lều báo từ khi họ đốt đền, thờ giặc. Khi được tin GGTL tôi vào viện báo tin cho mẹ vợ đang nằm viện hay, bà cụ khóc có vẻ vui mừng lắm. Bảo là vận nước lên lại rồi, đất trời hết u ám rồi. Vừa rồi tôi nói chuyện bác sĩ bảo bà cụ bình phục đỡ hơn nhiều so với mấy ngày trước.

    Tôi rất khâm phục vụ vì cụ bà là người đảng viên mẫu mực thật sự, vào Đảng từ thời chống Mỹ năm 18 tuổi đã vào. Cụ bị giặc càn ở Tây Ninh phải bịt mũi cho chết đứa con 2 tuổi của mình, để cứu cả nhà và các đồng đội đồng chí đang trốn dưới hầm. Sau này kể lại cụ bảo không phải mình nhẫn tâm mà thấy nó sắp khóc nếu để nó khóc lộ ra tiếng động thì tất cả đều phải chết. Giặc nó sẽ khui ra hết rồi liên lụy đến các chiến khu gần đó thế là chết hết. Nó bắt rồi tra tấn bắt khai ra người này người kia. Để bảo vệ kháng chiến thì phải đại nghĩa diệt thân, hy sinh bản thân. Có người không thích danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng nhưng tôi thấy trên thế giới này không có ai như người mẹ VN anh hùng . Nếu bà mẹ khác họ đã không nỡ, giặc lôi lên hết rồi nhét vào mương mà xả súng, như các vụ ở Mỹ Lai, Phong Nhất, Phong Nhi. Như vậy ai cũng chết. Đứa bé cũng không sống được. Chỉ có đảng viên VN thời kháng chiến mới làm được chuyện đó.

    Bà bức xúc với một số quan chức vừa ra khỏi Ban chấp hành TW. Bà có lẽ tin tưởng vào một số đồng chí đang ở trong TW. Nên tỏ ra rất vui với kết quả Hội nghị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng lâu lắm rồi không đọc báo.
      Mỗi ngày lướt Google.tienlang vài lần là đủ tin chính thống, khỏe người.
      Đọc báo như Thanh niên, Tuổi trẻ, Lao động.... lải nhải ca ngợi mấy thằng lính ngụy làm tôi không chịu nổi!

      Xóa
  4. Để thấy họ khốn kiếp thế nào khi đốt đền thờ giặc. Đó là những điều không thể tồn tại trên đất nước này. Bà khóc vui vì sự ra đi của Đặng Ngọc Tùng.

    Tôi nói về chuyện rùa Hồ Gươm thì cụ kể từng nghe một ông chính trị viên thời chống Mỹ giải thích về trường hợp rùa thần như thế này. Từ lâu, thần Kim Quy thời An Dương vương hay rùa thần dâng kiếm Lê Lợi thật ra đều là những con rùa khác nhau bình thường sinh sống ở Hồ này.

    Các thế lực chính trị phong kiến khi cần các thủ pháp chính trị thì họ sẽ nâng rùa lên, phong thánh cho rùa. Cho thầy đồ đi kể chuyện với dân rồi đồn đãi lên các sự tích, trả kiếm, nỏ thần.

    Đến khi cần phá ai đó, một số vua quan sẵn sàng hại cả rùa để lợi dụng sự mê tín dị đoan của nhân dân. Tất nhiên với ánh sáng khoa học ngày nay họ lập lại những trò đó không có bao nhiêu tác dụng. Chẳng có đảng viên nào thấy rùa chết rồi hoảng quá đổi phiếu.

    Cũng cần nói là bác chính trị viên Tây Ninh này từng công tác nằm vùng ở tòa thánh Cao Đài, nên ông hiểu rất rõ về các mánh lới sử dụng ảo thuật, thủ thuật, Sơn Đông mãi võ, tâm lý học, cầu cơ, để vận dụng vào việc lừa đảo, mê tín, tác động chính trị. Ngay cả phép cầu cơ cũng đã bị các nhà khoa học Đức bóc mẽ và giải thích từ lâu.

    Nay nhân chuyện rùa có thể bị hại, có thể chết tự nhiên không rõ được, bà cụ nhờ tôi nói với mọi người trên mạng chuyện này. Hại người khó chứ hại rùa không có gì khó cả. Nước hồ cũng ô nhiễm từ lâu rồi. Đây có lẽ là đòn tuyệt vọng của những kẻ thất thế hay là bọn phản động làm đê tung tin lên cũng nên.

    Trả lờiXóa
  5. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 15:38 27 tháng 1, 2016

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng lại bình loạn nữa, ai mà nghe. Cứ kiểu ở bên ngoài chẳng biết mô tê răn rứa chi mà phán đại theo chủ quan cảm tính của mình. Ông Nguyễn Thanh Nghị đã được đào tạo cán bộ nguồn (cũng như ông Nguyễn Xuân Anh Đà Nẵng) đưa về Kiên Giang làm Bí thư TU từ trước. Cùng với hai ông này còn có nhiều người khác về làm lãnh đạo tỉnh. Có điều ông Nghị, ông Anh tuổi còn trẻ nên dễ gây cho mọi người suy đoán này nọ thôi. Nhiệm kỳ này nhiều người cũng trẻ tuổi vào BCHTW đâu chỉ mỗi 2 ông kia? Để nối tiếp sự nghiệp Cách mạng, phải có người lớn tuổi kinh nghiệm nhiều ở lại làm trụ cột nên ông Nguyễn Phú Trọng được BCHTW khóa 11 chọn, số trẻ vào để đào tạo, trong đó có ông Nghị ông Anh là bình thường. Chế độ nào người ta cũng chọn "con dòng cháu giống" nối nghiệp, chứ ai chọn con kẻ thù đâu. Còn con người dân bình thường nếu có tài thì cũng được chọn chứ sao không, miễn là lý lịch ko có vấn đề về chính trị.
    Người khách quan họ bình luận công tâm, ko bịa đặt, xuyên tạc, ác ý như kiểu ông GS Hùng này. Thực ra cách suy diễn ấy chỉ có người ko am hiểu mới nghe chứ người trong cuộc hoặc hiểu biết lại coi thường những ý kiến ấy...
    Nếu ông Nghị ông Anh làm việc tốt có lợi cho đất nước thì sử dụng hợp lý để các ông phát huy khả năng của mình. Ngược lại, nếu ko có tài, sai phạm, thì sẽ bị đào thải, đó là quy luật. Quả thực họ kém cỏi thì nếu không đào thải sớm cũng đào thải muộn là tất yếu. Chuyện đó còn ở thì tương lai, các ngài hãy chờ 3 đến 5 năm nữa mới mở miệng thì chính xác, ko ai chế diễu được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NGUYỄN TIẾN THÀNHlúc 18:53 27 tháng 1, 2016

      Tôi luôn kính trọng bác Thép và luôn nhất trí với bác Thép nhưng tại ý kiến này thì tôi chưa ưng lắm.
      Cậu Nghị, cậu Anh, nếu như không có ảnh hưởng của bố thì có được cất nhắc vù vù như vậy được không?
      Xin tìm hiểu giai đoạn trước đây hai cậu này làm gì?
      Một cậu phóng viên phọt phẹt, một giảng viên phọt phẹt, chẳng có chút uy tín gì rồi bỗng chốc....

      Xóa
    2. Tôi nghĩ: Bác Thép nói đúng. Dĩ nhiên, cậu Nghị có thuận lợi là lẽ thường tình. Nhưng nâng lên theo kiểu "có thỏa thuận" là rất ấu trĩ. Ông Hùng này là "nhà nghiên cứu chính trị" nên ông thường đưa ra lời bình để thể hiện cái tầm nghiên cứu của mình.

      Xóa
  6. Quan tâm đến vấn đề quốc gia là điều tốt. Tuy nhiên, thiết nghĩ, ở góc độ của người dân, chúng ta cũng không nên soi xét quá nhiều về công việc quản lý của nhà nước.
    -------------------------------------------------
    Jetstar khuyến mãi: Ba tiếng mỗi ngày – Thỏa ước mơ bay! với giá vé chỉ từ 11.000đ tất cả các ngày trong tuần. Chương trình áp dụng cho các đường bay nội địa và quốc tế.

    Xem thêm về Jetstar: Giá vé máy bay Jetstar | Săn vé máy bay giá rẻ đi Sài Gòn | Đặt vé Jetstar giá rẻ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 18:45 27 tháng 1, 2016

      Cậu cho tớ mua đôi vé Hà Nội- Saigon được không?

      Xóa
  7. https://www.facebook.com/hoighetphandong/lúc 19:36 27 tháng 1, 2016

    Bài viết của TS Nguyễn Đức Thành quá hay.
    Dù các rận xĩ là những người đầu tiên chia sẻ về nhà họ nhưng không ai bác bỏ được một sự thật là CÔNG TÁC BẦU CỬ Ở ĐH 12 ĐÃ THỰC SỰ DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG.
    Ông Nguyễn Phú Trọng được ủng hộ tuyệt đối tại Đại hội.

    Trả lờiXóa
  8. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 21:48 28 tháng 1, 2016

    @ Bạn Nguyễn Tiến Thành và các bạn,
    Tôi ko muốn nói chuyện con TT Nguyễn Tấn Dũng lên chức nhanh, điều này ai cũng biết. Tôi có đứa cháu gọi bằng bác học cùng lớp với chú Nghị ở Đại học Kiến trúc TP HCM. Nghị được giữ lại trường làm giáo viên. Khi ông Dũng (chính ô Dũng cũng lên rất nhanh) làm TT, cho Nghị sang Mỹ học, về trường đưa lên Hiệu phó ngay. Đại hội 11, đoàn TP HCM giới thiệu Nghị vào danh sách và trúng cử. Sau đó Nghị được thăng lên Thứ trưởng Bô Xây dựng, người ta đồn là TT đưa con lên chuẩn bị đón thời cơ đầu tư nước ngoài...Nhưng kinh tế thế giới suy, ko đạt, lại sau khi được chọn đào tạo cán bô nguồn, đưa về Kiên Giang, người ta lại nói đón đầu việc đưa Phú Quốc thành khu kinh tế như Singapore. Chuyện đồn đoán đó sai đúng ko rõ, nhưng nhìn bên ngoài có vẻ logic. Tôi nghĩ có thể có nể nang chừng mực nào đó. Âu cũng là chuyện tế nhị các bạn ơi. Đời đâu có cái gì tuyệt đối. Tôi nói với người bạn rằng: Nếu ô. Dũng còn một nhiệm kỳ TT nữa có lẽ ông còn tái cử. Ông Dũng bị mấy cái làm giảm uy tín.
    - Vụ kinh tế các năm trước và mấy tập đoàn Lai lin đó.
    - Chuyện vợ con, người thân.
    - Chuyện phát biểu ở Singapore cái câu thòng đó. Tôi được biết ngay sau khi TT Dũng phát biểu, ở nhà lãnh đạo ko bằng lòng. Nội dung ko có câu đó đã đành mà phát biểu ko đúng chỗ nữa. Bài đó phát biểu trong Hội nghị nhưng TT lại nói với báo chí. Tất nhiên BCT có kiểm điểm.
    Chuyện tôi đoán đúng ko phải may mà căn cứ vào kinh nghiệm phân tích vấn đề Đại hội: với 1510 đại biểu, Bộ Chính trị rồi ra BCHTW đã thống nhất thành Nghị quyết thì khả năng NQ lan tỏa vào các đại biểu dự Đại hội sẽ lớn, vì ý thức Đảng của đại biểu nghe theo Tổ chức, nghe theo BCH cũ giới thiệu là tất nhiên. Tôi biết TT có lực lượng hâu thẫn lớn, nhưng ko thể quá bán được. Ông có 400 người ủng hộ là quá cao rồi làm sao chi phối tới trên 756 người được. Đấy, tôi nói toạc ra cho các bạn nghe luôn. Phân tích như thế là rõ rồi nhé.
    So về năng lực lãnh đạo, mềm mỏng cương nhu, so về kiến thức nền, về cái tâm...thì ông NPT hơn ô NTD chứ? Mà VN hiện tại cần người như NPT nên TW giữ ông lại là hoàn toàn chính xác.
    Nếu NTD ko bị mấy cái dở nói trên kia, có thể kỳ này ông ấy ngồi ghế TBT cũng nên? Ko phải ngẫu nhiên mà TT Dũng rút lui. Trên mạng có cái thư ông Dung gửi TBT NPT, người ta cho là giả. Nhưng sau Đại hội có người nhận định có thể thư đó là thật?
    Thôi, thì ai cũng có một thời thôi. Trước hay sau cũng phải nghỉ hưu mà. "Quan nhất thời, dân vạn đại", cỡ TT về hưu chế độ cũng ko ít, Nguyên TT PVK nhà cửa cũng mênh mông. Ông LVT Bộ trưởng có Villa to đùng ở APĐ, quận 12 từ lúc ông còn đương chức các bạn à. Cỡ TW có ông nào ở nhà cấp 4 ko? Chắc 100% ko có.
    Tôi xót nhất là nhiều người dân còn khổ quá. Đau hơn là sinh viên nhận bằng Đại học ko xin được việc làm, phải giấu bằng Thạc sĩ đi làm công nhân!!! Vừa lãng phí tài lực vừa khổ cho các cháu đó. Một đứa cháu gọi tôi bằng ông ngoại, học lấy bằng kỹ sư xây dựng ra trường ko xin được việc làm phải đi dạy kèm để sống và trả tiền cha mẹ nó vay của NN. Mới đây xin được việc nhưng lương thấp chỉ 6 triệu. Nhưng vây còn đỡ hơn trường hợp chú Y tá BV nơi tôi khám bệnh nói BS mới ra trường về BV làm vài tháng là họ nghỉ việc vì lương quá thấp. Nói tới đây, tôi thấy thương cho 2 Bộ trưởng Y tế và GD, hai nghề làm thầy này ít được vinh danh, nhận nhiều thị phi, cơ cực quá, công thì người ta it chú ý, mà lỗi thì bị chỉ trích liên miên. Thực ra họ cũng khó mà khắc phục những điều ngoài khả năng...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không muốn đọc hết ý kiến Bác Thép bởi những thông tin đầu tiên đã cho thấy bác không theo dõi kĩ nên bác đã sai khi viết: "Đại hội 11, đoàn TP HCM giới thiệu Nghị vào danh sách và trúng cử"

      Thưa bác, Đại hội Đảng bộ TP Hồ Chí Minh khi bầu chọn Đại biểu đi dự Đại hội 11, anh Lê Thanh Nghị thậm chí bị đánh trượt.
      Đại hội Đảng bộ TP. HCM năm 2010 cũng từng gây bất ngờ khi không bầu cho ông Nguyễn Thành Nghị, khi đó là Phó Hiệu trưởng Đại học Kiến trúc TP. HCM, làm đại biểu của đoàn thành phố dự Đại hội Đảng toàn quốc. (Sau đó tại Đại hội Đảng toàn quốc, ông Nghị vẫn được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương từ danh sách do ‘Đại hội toàn quốc đề cử’.)

      Trong Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015), đồng chí Nguyễn Thanh Nghị ra ứng cử Thành ủy dù cậu không phải là Bí thư Đảng ủy của trường. Kết quả cậu chỉ được 15/400 phiếu bầu thành ủy viên.

      Xóa
  9. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 17:13 29 tháng 1, 2016

    @ Bạn Hà Hải,
    Chuyện Nguyễn Thanh Nghị được đoàn đại biểu Tp HCM giới thiệu như tôi nói là từ miệng một đồng chi nữ đại biểu có chức vụ đứng đầu một ban của Đảng bộ TP HCM trả lời anh em hỏi tại buổi gặp cán bộ hưu trí sau khi Đại hội thành công trở về tại Thành phố này. Tôi là người có dự cuộc họp ấy trực tiếp nghe chị ấy nói. Cuộc họp còn những nội dung khác nữa, tôi ko nói ở đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác Thép, bạn Hải Hà nói đúng đấy ạ!
      Việc cậu Nghị không đủ số phiếu đi dự Đại hội là thật.
      Việc cậu ta không trúng cử (15/400 phiếu) Thành ủy viên Thành ủy TP HCM cũng là thật.
      Ai đó giới thiệu thêm cậu Nghị ứng cử vào Trung ương chắc chắn là do ý kiến cá nhân của người đó chứ không phải của tập thể Đảng bộ TP HCM.

      Xóa
    2. Vào lúc 9g sáng (8-10-2010), phiên Bế mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần IX đã diễn ra long trọng với sự chủ trì của Bà Phạm Phương Thảo - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM.

      Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM - công bố kết quả bầu cử Thành ủy khóa IX, bầu Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư, các Ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy, Đoàn Đại biểu TP.HCM dự Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng lần thứ 11.

      Theo đó, Ông Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM - đã tái đắc cử Bí thư Thành ủy TP.HCM khóa IX.

      Ba Phó Bí thư Thành ủy khóa mới gồm: Ông Lê Hoàng Quân, Ông Nguyễn Văn Đua và Bà Nguyễn Thị Thu Hà.

      Ông Nguyễn Hữu Nhân làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM.

      Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM gồm 17 người.

      Đại hội cũng đã bầu 34 đại biểu dự Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng lần thứ 11.

      Xóa
    3. Danh sách 69 Đồng chí trúng cử vào BCH Đảng bộ TP.HCM khóa IX

      Danh sách 69 Đồng chí trúng cử vào BCH Đảng bộ TP.HCM khóa IX
      1- Lê Thanh Hải 36- Lâm Đình Chiến
      2- Lê Hoàng Quân 37- Nguyễn Văn Phụng
      3- Nguyễn Văn Đua 38- Tất Thành Cang
      4- Nguyễn Thị Thu Hà 39- Trần Thanh Hải
      5- Trương Văn Hai 40- Trần Vĩnh Tuyến
      6- Huỳnh Thành Lập 41- Trần Trọng Tuấn
      7- Nguyễn Chí Thành 42- Nguyễn Thị Thu
      8- Nguyễn Thị Quyết Tâm 43- Văn Thị Bạch Tuyết
      9- Hứa Ngọc Thuận 44- Trương Văn Lắm
      10- Võ Thị Dung 45- Lê Minh Tấn
      11- Thân Thị Thư 46- Nguyễn Việt Dũng
      12- Võ Tiến Sĩ 47- Huỳnh Cách Mạng
      13- Nguyễn Thị Hồng 48- Phạm Văn Gòn
      14- Nguyễn Hữu Nhân 49- Nguyễn Hoàng Năng
      15- Nguyễn Hữu Tín 50- Lê Hồng Sơn
      16- Nguyễn Văn Rảnh 51- Nguyễn Thị Lệ
      17- Trần Thế Lưu 52- Lê Trọng Hiếu
      18- Phan Thanh Bình 53- Lê Tấn Bửu
      19- Trương Thị Ánh 54- Nguyễn Long Tuyền
      20- Bùi Hoàng Danh 55- Đào Anh Kiệt
      21- Trần Hải Phong 56- Nguyến Tấn Phong
      22- Lê Đông Phong 57- Huỳnh Thanh Hải
      23- Đào Thị Hương Lan 58- Nguyễn Quý Hòa
      24- Nguyễn Văn Hiếu 59- Nguyễn Tiến Dũng
      25- Đinh Thị Bạch Mai 60- Trần Chí Dũng
      26- Đặng Văn Hồng 61- Nguyễn Thị Ngọc Lan
      27- Lê Thanh Liêm 62- Trần Trung Dũng
      28- Dương Công Khanh 63- Phạm Đức Hải
      29- Nguyễn Hữu Hiệp 64- Nguyễn Hỗng Lĩnh
      30- Nguyễn Văn Hưng 65- Nguyễn Ngọc Hòa
      31- Lê Mạnh Hà 66- Lê Văn Khoa
      32- Phan Nguyễn Như Khuê 67- Lê Hoài Quốc
      33- Lê Minh Trí 68- Ung Thị Xuân Hương
      34- Võ Văn Luận 69- Lê Văn Phước
      35- Thái Văn Rê

      Xóa
    4. Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh ngày 12 tháng 8 năm 1976, quê ở phường 9, Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Tuy vậy, hầu hết thời niên thiếu của ông lại gắn bó với Kiên Giang, nơi cha ông cũng từng là bí thư tỉnh ủy.

      Thời thanh niên, Nguyễn Thanh Nghị theo học ở trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26 tháng 1 năm 1999. Bấy giờ cha ông đang giữ chức Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó thủ tướng kiêm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

      Năm 2001 và 2002 ông là "giám đốc quan hệ khách hàng (PR) và quản lý dự án" cho tập đoàn Bitexco[3]. Năm 2006, sau khi học xong Tiến sĩ ngành Kỹ sư công chính tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ, ông trở về trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh để làm công tác giảng dạy. Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.[4]

      Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, tuy không được đại hội đảng cơ sở đề cử lên, song ông Nghị vẫn được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương, từ danh sách do chính Đại hội toàn quốc đang họp đề cử.[5] Báo chí phương Tây gọi ông là một "hạt giống đỏ".[6]

      https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Thanh_Ngh%E1%BB%8B

      Xóa