Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

TOÀN VĂN THAM LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG BÙI QUANG VINH TẠI ĐH 12

Ông Bùi Quang Vinh- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Lời dẫn: Trước tình hình các anh chị rận xĩ xuyên tạc, bịa đặt phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, theo yêu cầu của bạn đọc ở đây, Google.tienlang đăng toàn văn Tham luận tại Đại hội Đảng lần thứ 12 của ông Ông Bùi Quang Vinh- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Mời xem video clip
****************************

Từ 1986 đến nay, thu nhập bình quân đầu người tăng gần bốn lần, tỉ lệ hộ nghèo từ trên 50% xuống dưới 5%. Những thành tựu của công cuộc đổi mới không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chúng ta vẫn là nước nghèo, vì thế chưa thể bằng lòng, thỏa mãn, nhất là khi nhìn lại mình trong tương quan với các nước bên cạnh có cùng điều kiện.
Có lẽ ít ai biết rằng đầu thế kỷ 19, năm 1820, Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới. Còn hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của ta chỉ bằng chưa đến 1/5 mức trung bình của thế giới, bằng 1/3 Thái Lan.
Mọi so sánh đều khập khiễng, vì chúng ta phải trải qua chiến tranh, giành độc lập, thống nhất. Nhưng ta cũng đã có 40 năm sống trong hòa bình, độc lập, 30 năm đổi mới. Đây là quãng thời gian dài tương đương để các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đưa nước mình từ nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu trở thành quốc gia phát triển.
Hơn nữa, yêu cầu đổi mới phát triển với Việt Nam cấp bách hơn bao giờ hết.
Việt Nam đang ở trong giai đoạn ngắn ngủi còn lại của cơ hội dân số vàng, bắt đầu từ 1970, thường kéo dài 50 năm mà khoảng 2020-2025 là hết cơ hội. Như vậy chỉ còn tối đa 10 năm thời kỳ mà dân số ở độ tuổi lao động cao nhất, sau đó giảm dần.
Những thuận lợi từ công cuộc đổi mới trước đây đem lại đang dần hết tác dụng. Bên cạnh đó, tăng trưởng dựa trên tăng đầu tư, sử dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên khoáng sản không còn nhiều lợi thế.
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Ta chấp nhận hội nhập tức là chấp nhận cạnh tranh. Nâng cao năng lực cạnh tranh là đòi hỏi sống còn.
Vì ba lý do trên, Việt Nam cần tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, nếu không muốn tụt lại phía sau, hay kinh tế trì trệ kéo dài, để rồi đất nước rơi vào nhóm thu nhập trung bình thấp.
Cũng tại hội trường này, cách đây năm năm, Đại hội XI đã thông qua chiến lược phát triển KT-XH trong đó nêu rõ phải kiên trì, quyết liệt thực hiện đổi mới, đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong XH. Nghị quyết khẳng định phải lấy việc thực hiện mục tiêu này làm tiêu chuẩn cao nhất đánh giá hiệu quả quá trình đổi mới.
Thực tế năm năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế, đạt kết quả nhất định. Nhưng đổi mới hệ thống chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới năm năm qua chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Nhìn lại thực tế 30 năm qua, thành tựu lớn nhất, bao trùm nhất của công cuộc đổi mới là đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Chính nó làm căn bản cuộc sống, đưa đất nước phát triển.
Tuy vậy, bao năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp gần như không thay đổi. Nền chính trị phù hợp với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách.
Đảng là người lãnh đạo cao nhất của đất nước cần chủ động, nghiêm khắc đánh giá lại chính mình, và thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đại hội toàn quốc. Kiên quyết đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị để hoạt động hiệu quả hơn, thực chất hơn.
Đây là nhân tố tiên quyết, quan trọng nhất cho đổi mới tiếp theo. Làm được điều này, Đảng sẽ lấy lại niềm tin trong nhân dân, bằng tấm gương tự đổi mới, bằng sự lãnh đạo hiệu quả của mình với đất nước, dân tộc.
Về đổi mới thể chế kinh tế, trọng tâm giai đoạn tới ở ba trụ cột chính:
Trụ cột 1: Thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững về môi trường.
Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao, ổn định và liên tục trong 20 năm tới, với mức tăng thu nhập bình quân đầu người 7%/năm - tương đương tăng trưởng GDP 8%/năm, để đến 2035 đạt thu nhập bình quân đầu người 15-18.000 USD. Để đạt mục tiêu này, con đường duy nhất là phải tăng năng suất.
Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế Paul Robin Krugman đã tổng kết: “Năng suất không phải là tất cả nhưng nó gần như là tất cả. Một quốc gia có khả năng nâng cao mức sống lâu dài hay không gần như hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nâng cao sản lượng tính trên đầu người của quốc gia đó”.
Mức tăng năng suất lao động của Việt Nam đã liên tục tụt giảm từ cuối những năm 90 đến nay khiến giờ ở mức rất thấp so với các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt, năng suất lao động ngay trong khu vực tư nhân cũng liên tục tụt giảm, ở mức rất thấp.
Có ba nguyên nhân chính: Thứ nhất, cơ cấu lao động rất lạc hậu. Lao động trong khu vực phi chính thức cao hơn rất nhiều khu vực chính thức. Hơn 44% lao động làm việc trong nông nghiệp - khu vực tạo giá trị gia tăng rất thấp. Thứ hai, nền tảng KTTT chậm hoàn thiện gây phương hại quyền sở hữu tài sản, giảm tính cạnh tranh trên thị trường hàng hóa. Thứ ba, thị trường các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai, tài nguyên khoáng sản được phân bổ chưa theo cơ chế thị trường, chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính.
Phải tập trung cao độ thúc đẩy phát triển DN trong nước, mà chủ yếu là DN tư nhân Việt Nam, về cả số lượng và chất lượng, coi đây là nhiệm vụ của bộ máy nhà nước các cấp. Sức khỏe của DN trong nước chính là sức khỏe của nền kinh tế. Trước mắt phải nâng cao cho được năng lực cạnh tranh và hiệu quả cho các DN trong nước thông qua hoàn thiện, củng cố nền tảng của KTTT, đặc biệt là quyền sở hữu tài sản và xác định các chính sách công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong tiếp cận vốn, đất đai, tài nguyên và thông tin.
Phải thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp. Nhà nước phải tạo môi trường thuận lợi. Xây dựng các trung tâm hướng dẫn, đào tạo cho các DN mới khởi nghiệp. Cung cấp kiến thức, nguồn vốn thông qua hình thức quỹ - ngân hàng đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ cho các DN này, nhằm tạo ra làn sóng khởi nghiệp cùng tinh thần DN mạnh mẽ trong XH. Phải coi vị thế của DN là vị thế của quốc gia.
Trụ cột 2: Công bằng trong hội nhập xã hội, hay bình đẳng cho mọi người.
Bên cạnh sự phát triển nhanh, vận động theo cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và cơ hội tiếp cận các phúc lợi XH cơ bản. Do đó phải xây dựng được những chính sách đảm bảo công bằng trong phát triển cũng như cơ hội tiếp cận các dịch vụ XH cơ bản cho người dân, nhất là đối tượng yếu thế, thiệt thòi - như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nghèo. Đây cũng chính là tính ưu việt của CNXH, là trách nhiệm của Nhà nước trong thực thi nền KTTT định hướng XHCN và cũng là hành động thiết thực để thực hiện tốt các kế hoạch hành động của LHQ về mục tiêu thiên niên kỷ sau 2015.
Trụ cột 3: Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước
Năng suất trì trệ hiện nay và môi trường yếu kém cho phát triển khu vực tư nhân là do Nhà nước còn thiếu hiệu quả. Do điều kiện lịch sử Việt Nam mà những thiết chế công đã bị thương mại hóa, manh mún, thiếu sự giám sát của người dân.
Hiệu lực của Nhà nước dựa trên:
Thứ nhất: Chính phủ được tổ chức với công chức thực tài và có kỷ luật, nỗ lực xử lý những vấn đề để tạo cấu trúc Nhà nước chặt chẽ hơn, mạnh mẽ hơn, đảm bảo chế độ chức nghiệp - thực tài.
Thứ hai: Nguyên tắc thị trường cần áp dụng đầy đủ hơn trong hoạch định chính sách kinh tế, dựa trên cơ sở phân rõ các lĩnh vực công - tư, hạn chế xung đột lợi ích, tăng cường bảo vệ quyền tài sản, đặc biệt về đất đai. Thực thi cạnh tranh thị trường và hợp lý hóa sự tham gia của Nhà nước trong nền kinh tế.
Thứ ba: Nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua cơ chế hữu hiệu kiểm soát và cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin chính xác và kịp thời, tăng cường vai trò các phương tiện thông tin đại chúng.
Khung khổ pháp lý của Việt Nam đã tạo không gian nhất định cho công dân tham gia vào quá trình quản trị nhà nước. Nhà nước của dân, do dân, vì dân; dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là những điều đã được khẳng định rõ trong Hiến pháp. Nhưng trên thực tế vẫn có khoảng cách giữa cam kết này với thực tiễn tham gia của công dân trong quản trị nhà nước. Quy trình bầu cử, cơ chế cho sự tham gia của các tổ chức XH chưa bảo đảm tính đại diện đích thực của người dân.
Vừa qua, Bộ KH&ĐT đã chủ trì với Ngân hàng Thế giới tập hợp các chuyên gia kinh tế hàng đầu của thế giới và trong nước, xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Báo cáo này xác định nền kinh tế Việt Nam đang ở đâu trong khu vực và trên thế giới? Mục tiêu, khát vọng của Việt Nam đến 2035 là gì? Những cản trở nào cho sự phát triển của Việt Nam hiện nay? Bằng cách nào Việt Nam đạt mục tiêu của mình?
Báo cáo nghiên cứu sâu về ba trụ cột phát triển nêu trên và sáu chuyển đổi lớn, phác thảo chiến lược phát triển thích hợp với xuất phát điểm của một nước có thu nhập trung bình thấp trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, nhằm đưa Việt Nam thành nước có thu nhập cao hoặc cận trên của nước công nghiệp trung bình cao đến năm 2035.
Sáu mũi chuyển đổi lớn bao gồm:
(1)Xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại với nền KTTT đầy đủ và XH dân chủ phát triển ở trình độ cao.
(2) Thúc đẩy hiện đại hóa nền kinh tế song hành với nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân.
(3) Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực tư nhân làm trung tâm.
(4) Bảo đảm công bằng XH cho các nhóm yếu thế và thúc đẩy XH trung lưu phát triển.
(5) Phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu.
(6) Gia tăng mật độ kinh tế trong quá trình đô thị hóa và tăng cường tính kết nối giữa các thành phố và vùng lân cận.
Hy vọng rằng báo cáo này sẽ giúp ích cho các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhất là các đồng chí trong BCH Trung ương khóa XII được trúng cử lần này nghiên cứu trong quá trình xây dựng, hoạch định chính sách của VN.
Nước ta đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển, thời cơ thuận lợi lớn, những thách thức, khó khăn cũng không hề nhỏ. Để đạt được khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, lựa chọn duy nhất của chúng ta là cải cách ở các vấn đề nêu trên.
Không thực hiện những cải cách đó, chúng ta không thể khai thác được cơ hội, cũng không thể vượt qua thách thức, và nguy cơ tụt hậu xa hơn, rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khó tránh khỏi.
Tôi tin tưởng rằng những thế hệ người Việt Nam hiện nay và tương lai có đủ bản lĩnh, ý chí và năng lực để thực hiện thành công công cuộc đổi mới.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh

29 nhận xét:

  1. Phải công nhận rằng ông bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói được điều mà lâu nay người dân muốn nói, nhưng ko có cơ hội và điều kiện để làm được điều đó . Lâu nay chúng ta vẫn nhìn bọn rận xĩ bằng nữa con mắt nhưng qua bài tham luận này, chúng ta cần phải thay đổi cách nhìn đối họ. Dầu sao họ cũng đã từng nói tuong tự như vậy. Tức là cũng đối mới chính trị, lấy kinh tế tư nhân làm chủ đạo... với riêng tôi bài tham luận này là tiếng sấm vang dội nhất mà tôi từng nghe thấy bấy lâu nay

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì van Tan Nguyen lâu nay đã là rận mà, có gì lạ đâu?
      Ông Vinh trong bài này nói hay. Nhưng hỏi lại ông Vinh: Lâu nay ông làm Bộ trưởng Đầu tư để làm gì? Bộ của ông nằm trong Chính phủ của ông Dũng. Vậy bộ của ông, cả cái chính phủ của ông Dũng làm gì mà nay ông phán như người ngoài cuộc rằng VN phải thế nọ thế chai?

      Xóa
    2. Bác Nặc vô tình hay cố tình quên rằng ,trong cơ chế quản lý của VN hiện nay,ông Bộ trưởng Vinh hay ông TT Dũng dù biết là cái cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với đường lối kiên định chủ nghĩa Mác -Le rất thiếu thực tiễn ,thậm chí là nguyên nhân dẫn đến nhiều sai lầm thất bại nhưng không thể làm khác vì nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng CSVN tràn lan,quá mức ,lấn sang cả hoạt động của Nhà nước(Lập pháp,hành pháp,tư pháp).

      Cứ lấy chuyện thất bại làm Bô xít Tây nguyên thì rõ,bao nhiêu người phản đối nhưng TBT Đảng,rồi TW đã quyết rồi thì là Đảng viên ai dám cãi .

      Ngay cả vụ Vinashin,Vinaline thì cũng đều có căn cứ từ Nghị quyết của Đảng theo mô hình CNXH ,trao trọng trách và biến Nhà nước pháp quyền thành Nhà nước kinh doanh nên mới bị thị trường nó bóp chết đấy chứ;có giao cho Thủ tướng nước Nhật ,Đức ,Anh hay TT Mỹ điều hành vụ thành lập cấp tập các Tập đoàn Nhà nước-Quả đấm thép này thì cũng chỉ có thất bại chứ thành công sao được mà trách Ông Dũng,trách ông Vinh!

      Xóa
  2. Giải trí tí.
    Nghe anh Osin Huy Đức chém gió trên ba sàm sỡ:
    ====
    6702. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị loại, bởi “giọt nước đã tràn ly”

    Posted by adminbasam on 24/01/2016

    Huy Đức

    24-1-2016

    Khi 75% ủy viên TW quay lưng với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dồn phiếu cho TBT Nguyễn Phú Trọng (trong BCT cũng chỉ duy nhất 1 phiếu giới thiệu ông Dũng vào chức vụ TBT), có nghĩa là “giọt nước đã tràn ly”. Đảng đang cầm quyền chứ không phải chỉ một người hay một gia đình chia chác và cầm quyền.

    Tôi nghĩ, nếu ông Dũng ra đi, chính quan chức các tỉnh miền Tây, miền Đông, sẽ là những người mừng nhất. Từ nay, lượng các ông hoàng, bà chúa mà họ phải phục dịch giảm đi rất nhiều.

    Đại hội vẫn còn 3 ngày then chốt. TS Nguyen Duc Thanh, trên FB của mình, đưa ra một dự đoán rất táo bạo về kết quả phiếu bầu đối với TBT Nguyễn Phú Trọng. Chúng ta cũng nên dự đoán số phận chính trị của cậu ấm Nguyễn Thanh Nghị. Liệu đại hội đại biểu toàn quốc có được sự “sáng suốt” như đại hội đại biểu Sài Gòn.

    ___

    TS Nguyễn Đức Thanh
    NHẬP MÔN PHÂN TÍCH ĐẠI HỘI 12 (Bài 1)

    23-1-2016

    (Dành cho những ai quan tâm, thích thú với những gì đang diễn ra, nhưng chưa hiểu hết mà lại không dám hỏi hoặc không biết hỏi ai)

    Lưu ý 1: Bài dài, nên phải kiên nhẫn đọc. Nhưng đổi lại, sẽ hiểu biết hơn, bớt mù mờ hơn về những gì bạn đang nghe ra rả suốt cả ngày mà chẳng hiểu gì mấy.

    Lưu ý 2: Nếu bài này giúp bạn hiểu hơn một chút, thì share để cho người khác hiểu cùng.

    Lưu ý 3: Nếu đọc xong vẫn không hiểu, thì share và đặt câu hỏi, để những người hiểu rõ hơn, có nhiều thời gian, họ trả lời cho. Vì tôi thì bận, rỗi mới viết được tiếp.

    ===========

    Theo dõi những gì đang diễn ra tại Đại hội Đảng lần thứ 12, thấy quả là có nhiều điều thú vị. Điều thú vị đầu tiên là hình như báo chí có đưa tin nhưng không thể hiện hết được sự thú vị của những gì đang diễn ra. Không biết là vì báo chí không hiểu hết, hay là bị chỉ đạo phải viết cho nó rối lên mới hay.

    Thứ nhất, chưa bao giờ vị trí Tổng Bí Thư lại BẤT ĐỊNH như tại Đại hội lần này. Kể cả khi Đại hội ĐÃ khai mạc, và ĐANG diễn ra được vài ngày (tức là cho đến lúc status này được post lên).

    Thứ hai, chưa bao giờ nguyên tắc TẬP TRUNG DÂN CHỦ được thể hiện rõ ràng, khoa học, nhất quán và đóng vai trò là một luật chơi thú vị như lần này.

    [Chú thích nhanh về TẬP TRUNG DÂN CHỦ: Đây là nguyên tắc do Lê Nin đề xuất. Tức là khi một tổ chức họp với nhau về một vấn đề thì phải thật dân chủ, bình đẳng, ai có ý kiến gì cứ bàn, cứ bảo vệ. Sau đó, để đi đến thống nhất thì biểu quyết. Đó là DÂN CHỦ. Ý kiến nào chiếm đa số thì được coi là ý kiến chung của cả tổ chức. Từ sau đó, thì tất cả thành viên của tổ chức phải tuân thủ ý kiến này, kể cả những người trước đó phản đối, đó là TẬP TRUNG.]

    Cần lưu ý một điều, là cho đến nay, chỉ có đồng chí Nguyễn Phú Trọng là ỨNG VIÊN DUY NHẤT được Đại hội 11 đề cử. Và điều này là chính xác, nhất quán, rõ ràng. Nghĩa là đến giờ này, sẽ không còn một ứng viên nào khác mà Trung ương Đảng khoá 11 có thể đưa thêm vào. Điều đó là biểu hiện của nguyên tắc TẬP TRUNG. Sự Tập Trung này, lại là sản phẩm của sự DÂN CHỦ trước đó giữa nhũng người đã quyết định điều đó, tức là các đồng chí Uỷ viên Trung ương Khoá 11. Nói cách khác, nếu để các đồng chí Trung ương Uỷ viên Khoá 11 bầu xem ai làm Tổng Bí Thư, thì họ dường như sẽ bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuy nhiên, việc quyết định ai là Tổng Bí Thư MỚI thì lại là do các Uỷ viên Trung ương Khoá 12, chứ không phải Khoá 11, quyết định. Mà Khoá 12 thì lại không phải Khoá 11, tất nhiên rồi. (Nói theo kiểu triết học của những người Marxist, thì hẳn họ sẽ gọi đó là “Biện chứng của Trung ương Đảng”). Bởi vì, Trung ương Đảng 12 thì do Đại hội Đảng 12 bầu ra. Và ngày bầu ấy, theo lịch, chỉ diễn ra vào ngày 26/1 tới.

      Đấy là điều thú vị của sự DÂN CHỦ trong Đại hội.

      Tiếp đến, cần lưu ý là Trung ương Đảng 12 không chỉ bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Bởi vì, đồng chí Nguyễn Phú Trọng CHỈ LÀ MỘT ỨNG VIÊN, do Trung ương 11 đề xuất cho Trung ương 12 bầu mà thôi.

      Trung ương 12 có thể chọn bầu một số đồng chí khác nữa, nếu trước ngày bầu, ĐẠI HỘI 12 đề xuất một số đồng chí nữa. Đó là điểm Dân Chủ nữa của Đại hội.

      Để bảo đảm nguyên tắc Tập Trung, thì chỉ những người KHÔNG PHẢI Uỷ viên Trung ương Khoá 11 mới được đề cử các ứng viên mới này. Điều này là rất hợp lý và nhất quán, bởi vì, theo nguyên tắc Tập Trung, không một đồng chí nào trong Trung ương 11 được phép làm trái quyết định ĐÃ có của Tập thể Trung ương 11, tức là có đề xuất ứng viên thì chỉ đề xuất đồng chí Nguyễn Phú Trọng mà thôi.

      Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý ở đây là, mặc dù người ĐỀ CỬ không phải là Uỷ viên khoá 11, nhưng người ĐƯỢC ĐỀ CỬ lại có thể là Uỷ viên Khoá 11, ví dụ đồng chí Nguyễn Tấn Dũng hoặc đồng chí Trương Tấn Sang, v.v… Vì đề cử ai, hoàn toàn là quyền của đồng chí có ý kiến đề cử.

      Bây giờ lại là bước tiếp theo vận dụng nguyên tắc Dân Chủ. Tức là Đại hội 12, khi thấy có đồng chí mới được đề cử như thế, thì sẽ bỏ phiếu xem có nhất chí với ý kiến đề cử đó hay không. Và nếu trên 50% đồng ý thì đồng chí ấy được vào xếp chung danh sách với đồng chí Nguyễn Phú Trọng để bước vào vòng bầu Tổng Bí Thư, theo lịch, diễn ra vào hôm sau, ngày 27/1.

      Do đó, tại phiên bầu cử Tổng Bí Thư, sẽ có khả năng là có nhiều lựa chọn, có nhiều đồng chí để bầu, chứ không phải là Đại hội Đảng 12 tổ chức bầu cử 5 năm một lần lại chỉ để chọn ra một đồng chí từ một đồng chí mà thôi.

      Nhưng mà, nếu xét thật kỹ hết tất cả các khả năng, thì lại có một khả năng thế này nữa, mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng khả năng tồn tại về mặt toán học và logic học là có. Đó là, trong danh sách bầu Tổng Bí Thư ngày 27/1 lại KHÔNG CÓ ĐỒNG CHÍ NGUYỄN PHÚ TRỌNG.

      Vì sao có khả năng này? Ấy là vì, có một khả năng, xin nhắc lại, có thể tồn tại về mặt toán học và logic, là đồng chí Nguyễn Phú Trọng bị trượt ngay từ Vòng bầu vào Ban Chấp hành Trung ương 12, diễn ra vào hôm 26/1 tới. Nghĩa là đồng chí Nguyễn Phú Trọng không phải là Uỷ viên Trung ương khoá 12, và như thế thì, không thể được bầu vào Bộ Chính trị và vị trí Tổng Bí Thư.

      Điều này thực tình là một khả năng rất hãn hữu, hãn hữu đến mức gần như không tồn tại, không thể tin là có tồn tại.

      Nhưng đã là người có tư duy phân tích, thì không có gì là không thể nghĩ tới. Cũng như, cả Hà Nội này, cả đất nước này, có một ai lại nghĩ là Cụ Rùa Hồ Gươm thì lại bị chết đuối đúng hôm Khai mạc Đại hội Đảng đâu?

      Tóm lại, với nguyên tắc Tập Trung, nguyên tắc Dân Chủ, được triển khai đúng đắn, thì cho đến giờ, không ai có thể kết luận chắc chắn ai sẽ là Tổng Bí Thư Khoá 12.

      https://anhbasam.wordpress.com/2016/01/24/6702-thu-tuong-nguyen-tan-dung-bi-loai-boi-giot-nuoc-da-tran-ly/

      Xóa
    2. VN không thiếu nhân tài,Đảng CSVN lại càng không thiếu người tài đức,vậy nên ,theo truyền thống nhân văn của tổ tiên người Việt:Ốm tha già cho nghỉ thì Bác Trọng ,một người đã quá tuổi xưa nay hiếm nên nghỉ ngơi .

      Thời đại mà công nghệ kỹ thuật phát triển như vũ bão ngày nay,con cái hơn cha mẹ là chuyện thường tình,con hơn cha là nhà có phúc mà.Chả có gì phải băn khoăn bối rối ở đây cả.

      Chuyện của Đảng là Quốc gia(Đảng lãnh đạo Nhà nước) chứ đâu phải là chuyện của một người,một nhóm người nào.Hãy tin tưởng thế hệ trẻ,tin tưởng những người trẻ hơn sẽ năng động hơn,mới có đủ sức đấu đá với thiên hạ chứ cụ già tuổi xưa nay hiếm ,năm ngày ba bệnh ,cấp cứu thuốc thang nhiều hơn cơm canh mà còn cứ cố tình trao gánh nặng là độc ác lắm đó.VN mình đã có luật người cao tuổi rồi mà,sao nỡ bắt cụ già gánh nặng còn cả triệu người trẻ tuổi thì nhởn nhơ vòng ngoài?

      Các bác còn trẻ khỏe hơn hãy cố gắng ghé vai đỡ gánh cho người cao tuổi đi,mấy tuổi nữa là bác Trọng đã có tên trong diện được Nhà nước ưu đãi theo luật người cao tuổi rồi đó!

      Xóa
    3. Đúng đó ông Văn Lâm. Ông Trọng già quá rồi để có thể níu kéo chức TBT. Ông Dũng lên làm TBT là hợp lòng dân nhất. Ông Trọng vẫn có thể giữ vai trò cố vấn tối cao cho Đảng như các cụ Đỗ Mười, Lê Đức Anh chứ đâu cần phải tham quyền cố vị để mang tai tiếng lộng quyền độc tài như thế thật xấu hổ.

      Xóa
    4. "hợp lòng dân"? Nhưng đó là "dân" nào?
      Dân Cờ vàng Cali bọn tớ hả?
      Thì okie! Cho ông Dũng lên, ổng đưa cờ vàng chánh nghĩa quốc gia của bọn tớ về cắm ở Ba Đình!

      Xóa
    5. Cứ theo cái thuyết mèo trắng mèo đen của họ Đặng đã làm nên một TQ có sừng có mỏ như ngày nay mà chiểu vào thì VN cũng nên nói câu cờ đỏ cờ vàng cờ nào phất ra tiền ra gạo ra một VN dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh thì đều tốt .Chỉ sợ các bác cờ vàng không đủ bản lĩnh và tài năng để thi thố .

      Một dân tộc có bề dày lịch sử oanh liệt như VN cần đổi mới để xây dựng bảo vệ Tổ quốc có hiệu quả hơn chứ đâu dễ để cóc nhảy lên bàn thờ .

      Xóa
    6. Rận xĩ văn lâm càng ngày càng thô thiển.
      Cờ đỏ sao vàng cũng như cờ vàng ba que?

      Xóa
  3. Nguyễn Thành Phúclúc 20:08 24 tháng 1, 2016

    Việc chuẩn bị nhân sự chủ chốt rất kỹ và dân chủ

    Trong ngày làm việc thứ tư 24/1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng làm việc tại đoàn, thảo luận về tiêu chuẩn, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; nghiên cứu danh sách đề cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (cả chính thức và dự khuyết) do Ban Chấp hành Trung ương khóa XI chuẩn bị.

    Các đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái tham dự Đại hội. Ảnh: TTXVN
    Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đồng chí Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Vấn đề nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương đã được chuẩn bị kỹ qua 3 lần Hội nghị 12, 13, 14 vừa rồi.

    Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 14 đã chuẩn bị cho 4 vị trí chủ chốt. Theo báo cáo, Bộ Chính trị đã thảo luận rất kỹ từng trường hợp một và đạt được sự tập trung thống nhất rất cao. Một số đồng chí khác được giới thiệu đã chủ động xin rút. Đó là vấn đề rất có tình và có lý, có sự chia sẻ trách nhiệm lớn lao với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và toàn Đảng trong giai đoạn hiện nay.

    Hội nghị Trung ương 14 đã ba lần bỏ phiếu. Lần bỏ phiếu thứ nhất là để chọn phương án nhân sự. Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận kỹ 3 phương án nhân sự chủ chốt, biểu quyết bằng phiếu kín và thống nhất cao phương án 1: giữ lại vị trí Tổng Bí thư. Lần bỏ phiếu thứ hai, các đồng chí được đề cử vào chức danh Tổng Bí thư được đưa ra Hội nghị để Trung ương cho ý kiến, quyết định đồng chí tái cử, đồng chí không tái cử. Lần biểu quyết thứ ba là biểu quyết về nhân sự cụ thể tái cử.

    Đa số ý kiến Trung ương thống nhất phương án đề cử đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái cử tại Đại hội lần này. Đồng chí Vũ Trọng Kim nhấn mạnh, việc chuẩn bị nhân sự chủ chốt như thế là rất kỹ và dân chủ. Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ Đại hội đã làm hết trách nhiệm của mình, làm tròn trách nhiệm của mình đối với Đại hội.

    Trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 14, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Hội nghị đã thành công rất tốt đẹp. Đây là một thông điệp rất tốt gửi đến toàn dân, toàn quân và toàn xã hội về vấn đề chuẩn bị nhân sự.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thành Phúclúc 20:09 24 tháng 1, 2016

      Hồ sơ nhân sự được chuẩn bị rất chu đáo

      Bên lề Đại hội, các đại biểu cho biết, hồ sơ các nhân sự được đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương được Tiểu ban Nhân sự của Đại hội chuẩn bị rất chu đáo. Đại biểu Hồ Đức Phớc, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An cho biết: Hồ sơ của các nhân sự đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XII do Ban Chấp hành Trung ương khóa XI chuẩn bị có đầy đủ: Sơ yếu lý lịch, bản kê khai tài sản, xác nhận của cơ quan, đơn vị và Đảng bộ, chi bộ nơi công tác, bản tự kiểm điểm của đảng viên. Có thể nói, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI chuẩn bị hồ sơ về nhân sự hết sức cẩn thận, chu đáo, quy trình rất chặt chẽ. Ví dụ, việc giới thiệu đại biểu ứng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ra Đại hội là qua 9 vòng và nhân sự ứng cử tham gia Bộ Chính trị khóa XII là qua 15 vòng.

      Đại biểu Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang chia sẻ: Đại hội XII có rất nhiều nét đổi mới, rất bài bản từ công tác chuẩn bị nhân sự, tổng kết công tác nhân sự, cách làm nhân sự, cách thảo luận nhân sự và các tài liệu liên quan đến các nhân sự đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XII cũng rất đầy đủ. Đoàn Hà Giang đồng thuận rất cao với đề xuất của Ban Chấp hành Trung ương trình ra Đại hội XII.

      Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, cũng có ý kiến khác nhau và mong muốn tăng được số lượng ở một số ngành, lĩnh vực. Đại biểu Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Được tham gia Ban Chấp hành Trung ương, tôi thấy rằng Trung ương đã thực hiện một quy trình rất chặt chẽ để lựa chọn và giới thiệu với Đại hội Đảng lần thứ XII những nhân sự đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, những người có đủ đức và tài để đảm đương những nhiệm vụ được giao.

      Trung ương đã thảo luận rất kỹ và thực hiện một quy trình nhiều bước rất chặt chẽ và đã giới thiệu với Đại hội một danh sách rất chọn lọc". Đại biểu Cao Đức Phát bày tỏ tin tưởng rằng, Đại hội sẽ sáng suốt và lựa chọn được một tập thể các đồng chí xứng đáng để tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XII để thực hiện tốt những nhiệm vụ mà Đại hội Đảng sẽ đề ra cho nhiệm kỳ tới.

      Việc chuẩn bị kỹ hồ sơ của các nhân sự đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII là cơ sở để các đại biểu dự Đại hội nghiên cứu, lựa chọn những đồng chí tham gia Ban Chấp hành Trung ương có năng lực, có tầm nhìn chiến lược; có trí tuệ, tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân; đủ uy tín, năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

      TTXVN/Tin Tức

      Xóa
  4. Huỳnh Trọng Đôlúc 00:13 25 tháng 1, 2016

    Đại hội XII: Quy trình đối với các trường hợp được đề cử bổ sung
    Chủ Nhật, ngày 24/1/2016 - 23:38

    Chiều 24/1, các đại biểu họp tại đoàn, tiến hành ghi phiếu ứng cử, đề cử thêm nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (ngoài danh sách do Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đề cử).

    Đoàn Chủ tịch Đại hội đã nghe các Trưởng đoàn đại biểu dự Đại hội báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
    Trao đổi với báo giới bên lề Đại hội, đánh giá khái quát không khí thảo luận ở các đoàn về công tác nhân sự, đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, cho biết nhìn chung các đoàn đại biểu thảo luận tại hội trường và tại đoàn bày tỏ nhất trí cao với Đề án nhân sự và danh sách đề cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII do Ban Chấp hành Trung ương khóa XI trình.
    Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng cũng cho biết trong số các nhân sự được giới thiệu, đề cử thêm, có khá nhiều người trong nhóm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị quá tuổi đã xin rút trước đó.
    Về việc đề cử, ứng cử thêm nhân sự ngoài danh sách do Ban Chấp hành Trung ương khóa XI chuẩn bị, ông Vũ Ngọc Hoàng cho rằng cách làm như chiều nay là rất dân chủ. Ý kiến của một người giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XII cũng được ghi vào danh sách, dù nhân sự đó đã tham gia hay chưa tham gia Ban Chấp hành khóa XI, nhân sự đó là đại biểu dự Đại hội hay không là đại biểu.
    Theo quy trình, sau khi được đề cử, các nhân sự trong danh sách được đề cử sẽ có ý kiến. Với các trường hợp xin rút, Đại hội sẽ xem xét cho rút hay không cho rút theo hình thức bỏ phiếu kín. Những nhân sự được các đoàn giới thiệu mà không nằm trong danh sách tái cử của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, cũng là những trường hợp đã tự nguyện xin rút, khi ra Đại hội xem xét, quyết định mà không cho rút vẫn được đưa vào danh sách bầu, để Đại hội bỏ phiếu, ông Vũ Ngọc Hoàng cho biết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huỳnh Trọng Đôlúc 00:13 25 tháng 1, 2016

      Khi được hỏi về quan điểm cá nhân về những trường hợp xin rút, ông Vũ Ngọc Hoàng bày tỏ sẽ đồng ý cho các trường hợp xin rút. Việc này là việc tự nguyện. Trong Đảng, không thể có việc xin rút là động tác giả.
      Về những trường hợp Ủy viên Trung ương "đặc biệt" khóa XI tiếp tục tái cử tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, ông Vũ Ngọc Hoàng cho biết Trung ương đã bàn bạc dân chủ, thấu đáo, thấy các trường hợp nhân sự này sức khỏe vẫn đảm bảo, có nhiều kinh nghiệm công tác, lĩnh vực công việc đặc thù chưa tìm được người thay thế.
      Bên lề Đại hội, đồng chí Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng đã trao đổi làm rõ hơn quy trình đề cử, ứng cử tại Đại hội.
      Theo đồng chí Lê Quang Vĩnh, quy trình theo Quy chế bầu cử được Đại hội thông qua là để Đại hội thể hiện quyết định của mình thông qua việc bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội. Đầu tiên là phải hình thành được danh sách bầu cử. Danh sách đó được hình thành từ hai nguồn: Theo quy định của Điều lệ Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI có trách nhiệm chuẩn bị danh sách ứng cử viên để giới thiệu với Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
      Quy chế bầu cử cũng ghi rõ Ban Chấp hành Trung ương khóa XI có trách nhiệm giới thiệu một danh sách có số dư, nhưng số dư đó chỉ từ 10-15%. Các đại biểu dự Đại hội sẽ tiến hành giới thiệu tại đoàn các đồng chí đề cử bổ sung để bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Như vậy, nguồn thứ nhất là danh sách do Ban Chấp hành Trung ương khóa XI chuẩn bị, nguồn thứ hai là do các đại biểu tại Đại hội đề cử hoặc ứng cử.
      Trường hợp các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI không được Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đề cử, các đồng chí đó sẽ rút hết. Ngay cả khi các đồng chí đã rút rồi, vẫn được các đại biểu giới thiệu, Đại hội sẽ bỏ phiếu kín, thể hiện quyền quyết định của mình qua việc biểu quyết đồng ý hay không đồng ý cho các đồng chí này rút.
      Trường hợp Đại hội đồng ý cho rút, đồng chí này sẽ được rút và không đưa vào danh sách bầu cử tại Đại hội. Trường hợp Đại hội không cho rút, sẽ đưa vào danh sách theo đúng quy định để bầu. Như vậy là rất rõ ràng, dân chủ.
      Những đại biểu không phải Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XI sẽ được nhận đề cử hoặc ứng cử theo quy định. Tuy nhiên số dư trong danh sách bầu cử chính thức không được vượt quá 30% theo quy định.
      Đồng chí Lê Quang Vĩnh cũng cho biết các trường hợp được các đại biểu Đại hội giới thiệu bổ sung đã xin rút rất nhiều.

      Theo Vietnam+

      Xóa
  5. Công Nông đối thoạilúc 07:39 25 tháng 1, 2016

    Khiếp!
    Đảo qua một vòng những BBC, RFA. VOA, ba sàm Dân Luận.... thấy các bình loạn gia đang bình loạn loạn cào cào về nhân sự Đại hội Đảng.
    Người thì hoan hỷ chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng và không quên đá xéo ông Nguyễn Tấn Dũng. Ngược lại có anh "chiên da" vẫn khăng khăng "Ba mươi chưa phải là Tết" hay "Căng thẳng đến phút 89"....
    Dù các ý kiến khác nhau đôi chút nhưng tựu chung lại, mọi người phải thừa nhận rằng: "Quyền quyết định tối cao thuộc về tập thể hơn 1 ngàn đại biểu tham dự Đại hội 12".

    Thực tế đó cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam là vững mạnh hơn bao giờ hết bởi nội bộ Đảng thực sự dân chủ, công bằng. Những thông tin xuyên tạc bịa đặt mấy ngày qua rằng ông TBT Nguyễn Phú Trọng độc đoán chuyên quyền, tham quyền cố vị, áp đặt ý chí cá nhân lên Đại hội hay Bộ Chính trị, hay Trung ương khóa 11 áp đặt.... đã không còn đứng vững.
    Quyền tối cao thuộc về Đại hội- Thực tế như vậy và Điều lệ Đảng CSVN cũng ghi rõ ràng như vậy.

    Sáng nay, 25/1/2016, các đại biểu làm việc tại đoàn phiên cuối cùng, nghe báo cáo của Đoàn Chủ tịch Đại hội về danh sách đề cử, ứng cử bổ sung. Lúc này, những người tự ứng cử hoặc được đề cử sẽ cân nhắc việc tiếp tục hay rút, nhận hay từ chối đề cử.

    Chiều nay, các đại biểu trở lại hội trường. Đoàn Chủ tịch sẽ báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử, thông tin về các trường hợp rút hoặc tiếp tục ứng cử.

    Sau khi quán triệt về quy chế bầu cử đã được thông qua tại phiên trù bị ngày 20/1, Đại hội bắt đầu việc bầu cử chính thức.

    Trước hết, Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ứng cử, đề cử, bao gồm cả các trường hợp ứng cử, đề cử bổ sung. Sau khi biểu quyết, Đại hội sẽ có danh sách chính thức các ứng viên để bầu vào Ban chấp hành TƯ khóa 12. Sẽ có 200 người được bầu, trong đó có 180 ủy viên chính thức, 20 ủy viên dự khuyết.

    Nội dung cuối cùng của ngày làm việc hôm nay là bầu ban kiểm phiếu.

    Sáng mai (26/1), Đại hội bắt đầu bỏ phiếu dựa trên danh sách ứng viên chính thức đã được thông qua ngày hôm trước.

    Đại biểu sẽ bầu cử bằng cách đánh dấu những ứng viên mình ủng hộ và gạch tên những ứng viên mình không ủng hộ, trên hai lá phiếu có màu khác nhau, một cho danh sách bầu ủy viên chính thức, một cho danh sách bầu ủy viên dự khuyết.

    Sau đó, ban kiểm phiếu tiến hành công việc của mình.

    Đến chiều, các đại biểu tiếp tục làm việc tại hội trường, thảo luận và và biểu quyết các vấn đề liên quan tới các văn kiện Đại hội Đảng 12.

    Sau đó ban kiểm phiếu sẽ báo cáo kết quả bầu cử, công bố danh sách 200 người trúng cử vào Ban chấp hành TƯ khóa 12.

    Cả ngày 27/1, Đại hội nghỉ để Ban chấp hành TƯ khóa 12 vừa được bầu tiến hành họp hội nghị thứ nhất tại trụ sở Trung ương Đảng, số 1 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội.

    Tại đây, Ban chấp hành TƯ khóa 12 sẽ bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, UB Kiểm tra TƯ và Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ.

    Ngày 28/1, Đại hội họp phiên bế mạc.

    Đoàn Chủ tịch sẽ báo cáo về các văn kiện và thông báo kết quả bầu cử của hội nghị thứ nhất Ban chấp hành TƯ khóa 12.

    Ngay sau đó, Ban chấp hành TƯ khóa mới ra mắt. Tổng bí thư khóa 12 thay mặt Trung ương khóa mới phát biểu ý kiến.

    Sau khi Đại hội thông qua Nghị quyết Đại hội 12, tân Tổng bí thư sẽ đọc diễn văn bế mạc Đại hội.

    Trả lờiXóa
  6. Trần Thị Thuậnlúc 09:07 25 tháng 1, 2016

    Danh sách đề cử, các trường hợp xin rút khỏi danh sách đề cử Ban Chấp hành Trung ương sẽ được biểu quyết thông qua tại Đại hội XII của Đảng vào chiều nay 25-1. Sau đó đại hội bầu ban kiểm phiếu để sáng 26-1 tiến hành bỏ phiếu.

    Trong ngày làm việc hôm qua, 24-1, các đại biểu tiếp tục thảo luận về tiêu chuẩn, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; nghiên cứu danh sách đề cử của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (cả chính thức và dự khuyết); ghi phiếu ứng cử, đề cử; tiểu ban nhân sự nhận báo cáo của các đoàn về việc ứng cử, đề cử.

    Thông tin mà chúng tôi nhận được từ nhiều nguồn khác nhau là đã có tổng số 62 đảng viên được đề cử bổ sung, bao gồm cả những người là ủy viên trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI và cả những người là đảng viên thường. Trong số này có người là ĐB dự đại hội và có những người không phải là ĐB.

    Trả lời báo chí ngay sau khi các đại biểu Đại hội tiến hành đề cử nhân sự bổ sung vào danh sách giới thiệu bầu Uỷ viên BCH Trung ương khoá XII (ngoài danh sách do BCH Trung ương khoá XI giới thiệu), chiều 24/1, ông Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, số dư đã vượt quá 30% theo quy định. Ông cũng Vĩnh khẳng định: “Tất cả các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư không được Trung ương giới thiệu đã rút hết. Vì ý thức Đảng của các đồng chí ấy rất cao và các đồng chí bày tỏ ý nguyện từ lâu rồi (từ Hội nghị Trung ương). Còn cho rút hay không do Đại hội quyết định”.

    Đến cuối giờ chiều 24-1, 68 trưởng đoàn cũng đã báo cáo Đoàn chủ tịch về danh sách nhân sự xin rút.

    Để chuẩn bị cho việc “chốt” danh sách bầu cử, Đoàn chủ tịch thực hiện bốn bước theo quy trình công tác nhân sự tại đại hội.

    Bước một: nghe 68 trưởng đoàn báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử được các đại biểu ghi vào phiếu tại mỗi đoàn (nằm ngoài danh sách “cứng” 221 người do Ban Chấp hành Trung ương khóa XI giới thiệu).

    Bước hai: thông báo tổng hợp danh sách bổ sung này đến 68 đoàn. Đại biểu ghi phiếu xin rút (nếu có).

    Bước ba: họp để xem xét các trường hợp xin rút. Theo quy chế bầu cử tại đại hội, Đoàn chủ tịch lấy phiếu xin ý kiến đại hội đồng ý hoặc không đồng ý để các ứng cử viên xin rút.

    Bước bốn: báo cáo đại hội về việc bầu cử, danh sách ứng cử viên và các trường hợp xin rút.

    Như đã thông tin, thực hiện Quy chế bầu cử 244 của Trung ương khóa XI và Quy chế bầu cử của Đại hội XII, tất cả ủy viên trung ương khóa XI, nếu không được Trung ương giới thiệu tái cử, thì tới Đại hội này, dù được đại biểu các đoàn giới thiệu tiếp, thì cũng phải từ chối.

    Tuy nhiên, việc họ có được rút khỏi đề cử hay không sẽ phải qua một quy trình để Đại hội biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín để quyết định. Nếu đa số yêu cầu họ ứng cử tiếp, thì những người này sẽ được đưa vào danh sách bổ sung. Danh sách bổ sung này sẽ được chọn từ trên xuống dưới, theo tỉ lệ ủng hộ, đảm bảo tổng số ứng viên do Trung ương khóa XI giới thiệu và số giới thiệu bổ sung tại Đại hội không dư quá 30% con số được bầu, tức 200 ủy viên trung ương cả chính thức và dự khuyết của Trung ương khóa XII.

    Sau đó, cuộc bỏ phiếu chính thức để bầu ra Trung ương khóa XII mới được tiến hành.

    Bốn trường hợp ủy viên trung ương “đặc biệt” tái cử

    Ngoài trường hợp “đặc biệt” của ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trung ương còn giới thiệu bốn trường hợp ủy viên trung ương “đặc biệt” tái cử.

    Đó là những trường hợp quá tuổi theo quy định tái cử nhưng được đề cử vào danh sách Ban chấp hành trung ương khóa XII, để Đại hội xem xét quyết định (bỏ phiếu).

    Bốn trường hợp gồm:

    1. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội

    2. Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công An

    3. Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

    4. Ông Huỳnh Phong Tranh - Tổng thanh tra Chính phủ. (Theo TT

    Trả lờiXóa
  7. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 14:14 25 tháng 1, 2016

    Thấy ông Hoàng tên kia vẽ vời nên tôi xin có vài lời sau:
    Ông ấy đưa ra những tình huống có thể và ko có thể xảy ra tại Đại hội 12 này. Ông nêu cả khả năng TBT Nguyễn Phú Trọng ko trúng cử vào BCH TW khóa 12 nên ko thể có chuyện ông Trọng làm TBT khóa 12. Đó là thí dụ cũng có khả năng thành hiện thực mà cũng có khả năng ko xảy ra.
    Theo tôi nhân định (nhận định chứ ko phải làm thầy bói như ông Hoàng).
    - Khả năng Đại hội giữ Thủ tướng Nguyễn Tán Dũng lại ko cho rút là có thể có, nhưng sẽ ko vựợt quá bán dù ông Dũng có nhiều hậu thuẫn.
    - Khả năng ông Trọng ko được bầu vào BCH TW khóa 12 là rất thấp. Tôi nghiêng về nhận thấy ông ấy đắc cử. Ông Dũng ko vào được BCH thì ông Trọng sẽ là TBT.
    - Uy tín từ Nghị quyết của BCH TW khóa 11 sẽ lan tỏa vào Đại hội, làm chuyển biến nhận thức với đại đa số đại biểu, thấy cần có ông Trọng làm TBT tiếp nối. Đây là yêu cầu bảo vệ chế độ và vì lợi ích Quốc gia.
    Các bạn chờ đến 28-01, sẽ rõ.

    Trả lờiXóa
  8. Một câu hỏi mà gần 30 năm qua Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh vẫn chưa có câu trả lời, đó là thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Một ngày cuối năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh được mời đến nói chuyện về các vấn đề kinh tế ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Thính giả là các lãnh đạo của hầu hết các tỉnh, thành phố. Kết thúc buổi nói chuyện, nhiều người hỏi bộ trưởng, thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Ông đáp: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”. Gần ba mươi năm trước, khi còn là bí thư chi bộ kiêm lớp trưởng của một lớp lý luận cao cấp học tại học viện, ông Vinh cũng đã hỏi câu hỏi đó với các thầy giáo là các nhà lý luận, nhưng không được trả lời. Nay, câu hỏi đó vẫn làm băn khoăn những thế hệ sau ông.
    Nguồn : http://www.thesaigontimes.vn/114301/Cai-cach-the-che-tu-cau-hoi-chua-co-loi-giai.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một câu hỏi mà gần 30 năm qua Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh vẫn chưa có câu trả lời, đó là thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
      ----
      Nếu không trả lời được thì đuổi cổ ông ta đi, ngồi giữ ghế mần chi?

      Xóa
    2. Tôi ngĩ đơn giản là nền kinh tế có định hướng sẽ khác nền kinh tế không định hướng...mà thực sự có định hướng thì sẽ tốt hơn.

      Xóa
    3. Có định hướng gì thì cũng định hướng vào những cái thiên đường có thật như Bắc Âu chẳng hạn,sao lại đi định hướng vào một nơi chỉ mới được mô tả trên giấy ,còn thực tế áp dụng toàn thất bại?

      Sao không lấy luôn mục tiêu muôn năm đúng mà chính Đảng CSVN đã lựa chọn mà định hướng ,theo đó VN sẽ thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh luôn cho khỏi phải ngâm cứu mãi chả ra định hướng XHCN nó là cái gì ,và để rồi lại phải quanh co rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,tóm lại là nền kinh tế vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh?

      Lý sự chút cho ra nhẽ cái sản phẩm dở dang chất lượng khó tiêu của mấy ông GSTS Mác -Le ngâm cứu mấy chục năm vẫn ra lò được thôi chớ thiết nghĩ sao các bác ý không đặt tên cho cái cơ chế thời quá độ của Vn là kinh tế thị trường định hướng xã hội phúc lợi cho rồi.Như thế nếu có ai hỏi mô hình đâu thì hãy chỉ qua Bắc Âu ,vừa có thực tiễn minh chứng vừa khỏi mất tiền cho mấy bác ngâm cứu vẽ rồng vẽ rắn ra để rồi cả nước toát mồ hôi hột ra mà đuổi theo cái bánh vẽ vô hình của các bác ấy?

      Xóa
    4. Xin lỗi thiếu mất một chữ "chưa" ở dòng 2 đoạn 3.

      Xóa
    5. Nếu đuổi như ông Nặc danh16:10 Ngày 25 tháng 01 năm 2016 đòi ở trên thì phải đuổi hết mấy ông từ TBT trở xuống bởi vì có ông nào chỉ ra được cái định hướng ấy như thế nào đâu. Hễ ra nước ngoài, mười lần như chục, lần nào cũng năn nỉ người ta công nhận nền kinh tế của ta là KTTT, về đến nhà lại đeo cái đuôi định hướng vào để cho có vẻ ta đây XHCN có khác. Ông Vinh nói thế là nói thật rồi đấy.

      Xóa
  9. Bây giờ còn có "dân chủ XHCN" không biết nó khác với "dân chủ thường" ở chỗ nào ?

    Trả lờiXóa
  10. Luận điệu ông Quang Vinh này hao hao nghe giống luận điệu của bọn điên bảo là trước 1975 (thời Pháp, thời Mỹ) ta hơn mấy thằng láng giềng gì đấy, hơn Hàn hơn Sing, giờ ta thua họ.

    Tất nhiên ông Quang Vinh này có lý lẽ nghe tỉnh táo hơn, vì thời Minh Mạng ta còn độc lập. Còn sau thời Tự Đức thì Pháp, Nhật, Mỹ nó đua nhau nhảy vào, cả nước thực chất trở thành bộ phận của mẫu quốc thì tất nhiên là "giàu" rồi. Ai dám bảo nước Pháp, Nhật, Mỹ không giàu? Ăn ké hưởng sái là càng nhục thôi có gì mà "tự sướng", "tự hào" bệnh hoạn. Thời nay đang khó khăn nhưng cái quý nhất là độc lập và hòa bình thì ta đang có, phải trân trọng.

    Mỗi thời mỗi khác, tình hình thực tế khác nhau nhiều, tôi không đồng ý lắm với cách so sánh của ông Quang Vinh. Chưa kể ông còn nói ra 1 điều hơi phản quan điểm và có ý "nổi loạn" là bảo rằng ta chậm trì trệ gì đó trong "đổi mới" chính trị.

    Thằng Mõ Làng nghe mấy câu này khoái quá nên bắt chước BBC đăng các bài tung hô ông Vinh. Kêu gọi ông Vinh ở lại. Vui thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mõ Làng chả có lập trường chính trị gì cả. Chao bên nọ, ngả bên kia.

      Xóa
  11. Bác Thép trên kia cho ý kiến nhận định chính xác!
    Kính mong bác thường xuyên vô G.TL cho ý kiến thảo luận!

    Trả lờiXóa
  12. Mấy bác chê ông Vinh,có bác đòi đuổi ông Vinh vậy xem ra các bác đều là hàng võ lâm ,cao tay ấn cả,vậy xin các bác chỉ rõ cho bác Vinh cái cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN thực tế nó là cái gì,hình thức nội dung kinh tế xã hội của nó ra sao,phương thức thực thi nó như thế nào,bắt đầu bằng cái gì ,kết thúc khi nào ,ở cái gì...hay nó đang đi vào đoạn kết bằng nợ nần ngập đầu ;môi trường dân sinh xã hội bốc mùi ô nhiễm ,tham nhũng,bạo lực...

    Một UVTW đảm trách nhiệm vụ tham mưu trưởng kinh tế cho Đảng và Nhà nước mà còn băn khoăn về cái định hướng XHCN này mà các bác cứ phán như đúng rồi,sao các bác không tham mưu gỡ bí ,chỉ rõ cho TW cái định hướng XHCN này nó thế nào để Đảng làm dân vận?

    Trả lờiXóa